Docluat.vn

Law

  • Trang chủ
  • Biểu Mẫu
  • Văn bản pháp luật
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
    • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai
    • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự
    • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại
    • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế
    • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công
    • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng
    • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
  • Tin Hay
  • Loan
Home / Biểu Mẫu / PHÁP LUẬT LÀ GÌ, VÌ SAO CẦN CÓ PHÁP LUẬT

PHÁP LUẬT LÀ GÌ, VÌ SAO CẦN CÓ PHÁP LUẬT

 

Có
nhiều cách giải thích về pháp luật, tuy nhiên đa số ý kiến tiếp cận theo cách
giải thích hàn lâm chính thống đôi khi gây khó hiểu cho người bình thường
(không phải chuyên gia pháp luật). Sau đây là thêm một cách tiếp cận khác về
pháp luật hy vọng người bình thường cũng có thể dễ hình dung được những khía cạnh
hàn lâm của pháp luật.

Nguồn gốc Pháp luật và Nhà nước

Xét về bản chất, cũng giống như đạo đức truyền thống, pháp luật là
những chuẩn mực định hướng cho tư tưởng, hành vi, xử sự của các thành viên
trong một cộng đồng người nhằm đạt các mục tiêu mà cộng đồng người đó mong
muốn.

Cộng đồng người ngay từ khi còn ở hình thái
sơ khai, nhưng xuất phát từ các nhu cầu gốc về sức mạnh, an toàn, thịnh vượng…
của cả cộng đồng, là lý do để mọi người phải ưu tiên lợi ích chung của cộng
đồng trước quyền lợi riêng cá nhân, để đồng thuận lập ra những cam kết chung.
Các cam kết này trở thành chuẩn mực, quy tắc để mọi thành viên dựa vào đó mà
hành xử theo, tuân theo, đó chính là Pháp luật. Từ xã hội sơ khai tới xã hội
hiện đại, không có pháp luật hoàn chỉnh mà chỉ có pháp luật ở hình thái phù hợp
với hình thái tổ chức của xã hội ở giai đoạn phát triển nhất định.

Trong xã hội con người, tính cách, tâm lý,
nhu cầu,… con người là đa dạng nên việc tuân thủ pháp luật của các thành viên
xã hội cũng đa dạng: người tuân thủ đầy đủ, người tuân thủ ít, người không tuân
thủ… đều có. Nên có pháp luật rồi thì song hành cũng phải có cách để pháp luật
được tuân thủ đầy đủ, lợi ích của cộng đồng phải được bảo vệ pháp luật đã ấn
định. Nhu cầu này làm nảy sinh nhu cầu của từng cá nhân trong cộng đồng muốn
cắt cử, ủy thác cho cá nhân ưu tú nào đó mà cộng đồng lựa chọn để thay mặt cộng
đồng thực hiện ý nguyện chung của cộng đồng, và một Ủy Ban đã ra đời – có thể
là cá nhân hoặc tổ chức. Diễn giải theo cách hiện đại là cá nhân cộng đồng bầu
trực tiếp hoặc qua đại diện tại Quốc hội, Nghị viện lập ra Ủy Ban (Chính Phủ) thay
mặt mình thực thi hay giám sát việc tuân thủ pháp luật hay xét xử kẻ vi phạm
pháp luật (Tòa án). Đại diện đó là một tổ chức thừa hành của cộng đồng mà ta
thường gọi là Nhà nước.

Từ trên ta thấy, Pháp luật và Nhà nước là kết
quả của sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội (hay cộng đồng người).
Pháp luật và Nhà nước là hai công cụ giúp thực thi những cam kết có lợi cho
cộng đồng, cho thành viên và bảo vệ cộng đồng.

Pháp luật là “cái khung”
hay vỏ bọc hay bộ chuẩn mực do Nhà nước tạo ra (Nhà nước do người dân tạo ra). Dựa
vào cái khung đó mà người dân và cả nhà nước có cái tiêu chuẩn để đo lường hoặc
biết được mình được làm gì, được làm đến đâu (giới hạn được làm) và không được
làm gì (giới hạn không được làm); hay làm đến đâu là đúng, đến đâu là sai.

 

Quan hệ xã hội trong khung
(đã được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh, bảo vệ)

 

Related articles 01:

1. https://docluat.vn/archive/2276/

2. https://docluat.vn/archive/3820/

3. https://docluat.vn/archive/1389/

4. https://docluat.vn/archive/2048/

5. https://docluat.vn/archive/1273/

Quan hệ xã hội ngoài
khung (chưa được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh, bảo vệ)

 

Ý nghĩa của “cái khung“

Quan
hệ xã hội nếu không có Nhà nước thì nó vẫn tồn tại nhưng đó là sự tồn tại ở trạng
thái tự nhiên, tự điều chỉnh. Còn nếu có Nhà nước thì quan hệ xã hội tồn tại
trong sự kiểm soát theo định hướng vận hành có lợi cho lợi ích cộng đồng dân
cư. Như thế:

–
Quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì tức là được nhà nước thừa nhận, bảo
vệ trước rủi ro hoặc không thừa nhận thì không được nhà nước bảo vệ trước rủi
ro.

– Quan
hệ xã hội được được pháp luật điều chỉnh tức là pháp luật xác định sự tồn tại hợp
pháp hoặc không hợp pháp của quan hệ xã hội.

Pháp luật và quan hệ xã hội – cái nào
thay đổi trước?

Theo
như phân tích trên thì pháp luật là cái vỏ bọc (cái khung) của quan hệ xã hội,
còn quan hệ xã hội là nội dung sống động của pháp luật (vỏ bọc). Như thế có thể
hiểu theo lẽ tự nhiên, quan hệ xã hội sống động luôn biến đổi không ngừng và
luôn có xu hướng phá vỡ cái vỏ bọc thụ động, cứng nhắc. Vì vậy, Nhà nước phải
luôn biết thay đổi vỏ bọc đúng lúc để phù hợp với sự phát triển của quan hệ xã
hội nếu không muốn kìm kẹp sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vì lợi ích cộng
đồng, Nhà nước cũng sẽ thiết kế, điều khiển vỏ bọc pháp luật theo ý chủ quan của
mình để “uốn nắn” quan hệ xã hội phát triển hoặc hạn chế phát triển
sao cho có lợi cho lợi ích cộng đồng. Nếu nhà nước có năng lực, công tâm và tầm
nhìn tốt vì lợi ích cộng đồng thì sẽ thiết kế trước (dự kiến trước) vỏ bọc pháp
luật sao cho quan hệ xã hội phải vận hành trong khuôn khổ vỏ bọc đó nhằm đảm bảo
lợi ích cộng đồng luôn được bảo vệ ổn định. Điều này không có nghĩa là vỏ bọc
pháp luật thay đổi trước quan hệ xã hội mà thực chất vẫn là do động lực tiềm tàng của quan hệ xã hội khiến cho Nhà nước phải phải thiết kế vỏ bọc pháp
luật trước khi quan hệ xã hội diễn ra.

Cách để có hiểu biết tốt về “cái
khung”, áp dụng pháp luật

Bước
1: Hiểu về “thứ” bên trong (nội
dung) hoặc “thứ” bên ngoài cái khung:

Tức
là tìm hiểu về quan hệ xã hội (lĩnh vực kinh tế, chính trị,…) mà cái
“khung đó” xác định giới hạn được làm và không được làm. Nếu có hiểu
biết tốt về lĩnh vực quan hệ xã hội mà cái khung đó bao bọc thì càng hiểu rõ
cái khung, giới hạn của khung, và vận dụng tính hữu ích cái khung (pháp luật)
cho cuộc sống, công việc.

Bước
2: Hiểu về cấu trúc (số lượng, kích cỡ
hay giới hạn) của “cái khung
“:

Tức
là tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật hay từng văn bản pháp luật (“cái
khung”). “Cái khung” sẽ có cái khung lớn bao trùm các khung nhỏ;
khung này sẽ liên quan với khung kia; khung này dẫn chiếu tới khung kia; biết
được có bao nhiêu cái khung to, khung nhỏ.

Related articles 02:

1. https://docluat.vn/archive/1783/

2. https://docluat.vn/archive/2773/

3. https://docluat.vn/archive/2702/

4. https://docluat.vn/archive/981/

5. https://docluat.vn/archive/1236/

Áp dụng pháp luật

Do
có nhiều cái khung khác nhau, kích cỡ khác nhau, khung to trùm lên khung nhỏ. Vậy
nên, để vận dụng pháp luật tốt thì phải xác định là cái khung nào áp dụng hay
điều chỉnh trực tiếp vấn đề đang xem xét.

Thực thi pháp luật, Bảo vệ pháp luật.

Nhà
nước thực thi pháp luật, bắt mọi người dân phải tuân thủ và có biện pháp xử lý
trách nhiệm với người vi phạm pháp luật (nếu có) – nghĩa là bảo vệ pháp luật
không bị vi phạm.

Dịch vụ pháp lý là gì

Loại
dịch vụ pháp lý có 2 loại: Dịch vụ pháp lý công (miễn phí) do Nhà nước thực hiện
và dịch vụ pháp lý tư (mất phí) do Luật sư thực hiện.

Dịch
vụ pháp lý được thực hiện ở 2 khía cạnh:

–
Giúp người sử dụng dịch vụ có hiểu biết về pháp luật (tư vấn pháp luật);

–
Giúp người sử dụng dịch vụ tuân thủ pháp luật (tuân thủ thủ tục hành chính, chứng
minh quyền không phải làm và trách nhiệm phải làm cái gì đó – tranh tụng).

 

Share0
Tweet
Share

Related articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

News articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Other articles

HIỆU LỰC NĐ 96/2016/NĐ-CP

TT 04/2015/TT-BLĐTBXH về chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế tai nạn lao động

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH CỦA DN

NĐ 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm

MỤC LỤC NĐ 69/2018/NĐ-CP CHI TIẾT LUẬT 05/2017/QH14 VỀ QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG

Bài viết mới

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Thông tin hữu ích

BỘ LUẬT 92/2015/QH13 VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ [PHÂN ĐOẠN 1]

TT 27/2020/TT-BCT về Trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý VPHC của Quản lý thị trường

NĐ 119/2017/NĐ-CP về xử phạt VPHC về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa

Luật 54/2014/QH13 về Hải quan

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

MỤC LỤC NGHỊ ĐỊNH 135/2015/NĐ-CP

BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN THEO THÔNG TƯ 24/2015/TT-BTTTT

Luật 51/2014/QH13 về Phá sản

TT 02/2016/TT-BXD về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư

MẪU THÔNG BÁO CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH (Phụ lục II-22)

Bài viết nên xem

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH LÀ GÌ

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bài viết nổi bật

YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ NÀO

Chuyên mục
  • Biểu Mẫu (1,352)
  • Tin Hay (6)
  • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai (14)
  • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công (9)
  • Văn Bản Pháp Luật Du Lịch (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (7)
  • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Tín Dụng Ngân Hàng (3)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự (13)
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP (45)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng (8)

Copyright © 2024 docluat.vn. All rights reserved.