2 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
3 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
4 Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
5 Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
5.1 1. Sửa đổi, bổ sung khổ đầu Điều 7:5.2 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 7:5.3 3. Thay thế Khoản 22 Điều 7 bằng Khoản 22 mới như sau:
6.1 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1a Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:6.2 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:6.3 3. Bổ sung Khoản 12 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
8 Điều 8. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
9 Điều 9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
10 Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
10.1 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:10.2 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:10.3 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:10.4 4. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:10.5 5. Bổ sung Khoản 8a Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
11.1 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:11.2 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:11.3 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:11.4 4. Sửa đổi, bổ sung điểm e Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:11.5 5. Bổ sung Khoản 3a Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
12.1 1. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:12.2 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
13.1 1. Bổ sung Khoản 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:13.2 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
15 Điều 15. Trách nhiệm thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ 96/2015/TT-BTC
ngày 22 tháng 06 năm
2015
Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về
thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày
18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Căn
cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn
cứ Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế;
Căn cứ Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
thuế;
Căn cứ Nghị định số
215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung Khoản 1Điều 3Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của
Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi
chung là Thông tư số 78/2014/TT-BTC) như sau:
“1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học
và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp |
= |
( |
Thu nhập tính thuế |
– |
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) |
) |
x |
Thuế suất thuế TNDN |
– Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước
ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước
ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa
ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp
ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh
nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
– Doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo
quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả
trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo
quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ
ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành.
– Trường
hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp)
ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc
đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ
phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng
từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng
được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
– Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực
hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế
thực hiện ấn định
thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế.
– Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp
Việt Nam
đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao
gồm:
+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở
nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
+ Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận
của người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản
chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế.
– Khoản
thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước
theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi),khoản lỗ phát
sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 2.Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu
nhập khác.
Thu nhập
chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu |
– |
Chi phí được trừ |
+ |
Các khoản thu nhập khác
|
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều
mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt
động nhân với thuế suất tương ứng.
Thu
nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu
tư, chuyển nhượng quyền
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luậtphải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế
suất 22% (từ ngày 01/01/2016 áp dụng mức thuế suất 20%), không được hưởng ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự
án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% theo quy định tại điểm d
khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC).
Doanh nghiệp
trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự
án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh(bao gồm cả thu
nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư số
78/2014/TT-BTC), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang
các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.
Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất
động sản, chuyển
nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực
hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở
về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển vào thu nhập
của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu
tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết
thì được chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu
nhập khác) từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp
doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp,sau khi có quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập (lãi) từchuyển nhượng bất động sản
(nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động
sản xuất kinh doanh (bao gồm
cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo quy định) vào kỳ tính thuế
phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản”.
Điều 3. Sửa
đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5Thông tư số 78/2014/TT-BTCnhư sau:
“2. Thời điểm xác định doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,
quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là
thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung
ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.
c) Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc
cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số
78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi,
bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số
151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh
nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ
hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh
toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với
phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường
hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra
kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch
vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số
78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định
tại Điểm này.
Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị
ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm
2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang
năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng
tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với
phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng
tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).
Trường hợp
doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của
pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì
doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp
doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của
pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh
toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh
toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế.
2. Các khoản chi không được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các
điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp
doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch
bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản
chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể
như sau:
Doanh nghiệp
phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và
trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị
tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác
không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị
doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
a) Hồ sơ đối
với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính
vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản
kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm
kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng
hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về
những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi
được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi
thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy
định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
b) Hàng hóa bị
hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với
hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóahết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản
kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm
kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng,
nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được
(nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi
thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy
định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ
quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu
hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh
nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh,
phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà
trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp
đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón
người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định
dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu
hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu
hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài
sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu
hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ
sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán
kế toán hiện hành.
d) Phần trích
khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Doanh nghiệp
thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp
lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích
khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường
thẳng…). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).
Doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không
quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi
mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài
chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực
hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Tài sản cố
định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài
sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh
giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có
góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình
và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này
được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá
lại.
Đối với tài
sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí
sản xuất để hình thành nên tài sản đó.
Đối với tài
sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác
định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được
phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa
không quá 3 năm.
đ) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
e) Một số trường hợp cụ thể được
xác định như sau:
– Không được tính vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối
với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận
tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử
cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay
dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,
kinh doanh du lịch, khách sạn.
Ô tô chở người từ 9
chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn
là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký
một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạnvà được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận
tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du
thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách,
khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và
hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không
đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển
nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại
của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu
hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng,
công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ
quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích
khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao
theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267
triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng – (6
tỷ đồng – 1 tỷ đồng) = 0 đồng
– Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh
vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ
đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp
doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp
được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện
hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như
sau:
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường
hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn
đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường
hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
+ Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp
đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây
dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
+ Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện
hành về quản lý tài sản cố định.
– Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng
cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với
thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa
điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó
tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì
trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản
chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp
phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định
khi cơ quan thuế yêu cầu.
– Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa
đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ
theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới).
Trường hợp
doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền
với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng
và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa,
vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi
phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá
trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản
(tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng
giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại
thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là
nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng
được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá
do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm
mua tài sản.
2.3.Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa
đã được Nhà nước ban hành định mức.
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được
phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo
Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh
toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa
là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm
thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc
nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không
kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá,
cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu
của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản,
dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng
hóa, dịch vụ của cá nhân,hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có
mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu
mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền
của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,
trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi
phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá
thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường
tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác
định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.5.
Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh
nghiệp thuê
tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng
từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê
tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản,chứng
từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại
hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá
nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản
bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong
các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương,
tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch
toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định
của pháp luật.
b) Các
khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo
hiểm nhân thọ cho người
lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một
trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài
chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định
theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
– Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng
lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về
tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non
đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền
công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng
lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về
tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất
tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được
tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp
đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ
ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền
thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt
Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Chi
tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết
thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh
nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào
quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết
định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương
thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số
tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp
hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng
tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
1. https://docluat.vn/archive/2018/
2. https://docluat.vn/archive/2290/
3. https://docluat.vn/archive/2679/
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải
đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì
không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có
trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài
chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương
thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm
2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015
(đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN
A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền
lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau
(năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ).
Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương
theo quy định.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh
nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá
nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành
viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành
sản xuất, kinh doanh.
2.7. Phần chi trang
phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi
trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người
lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng
tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa
đơn, chứng từ.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được
thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
2.8. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ
thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng
kiến, cải tiến.
2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép
không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động
đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúngtheo quy chế tài chính
hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền
đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động
đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát
sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi
phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ
các điều kiện sau:
– Có hóa đơn, chứng
từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
– Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản
cử người lao động đi công tác.
– Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của
doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí,
mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó
được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy
bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để
tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding
pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân
tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ
lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được
trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có
cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chikhông đúng đối tượng,
không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
a) Các khoản chi
thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
– Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho
lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề
khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có)
+ chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
– Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu
có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
– Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm
trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân
viên.
– Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi
sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
– Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ
trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh
con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ
hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo
sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100%
lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế
độ quy định.
2.11. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để:Trích nộp quỹ
hưu trí tự nguyện,mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Khoản
trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện,cho người
lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại
điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong
các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính
của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng
công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi
phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp
không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể
cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
2.12.Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
không theo đúng quy định hiện hành.
2.13.Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho
cấp trên.
2.14. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp
hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu
là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với
đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa
điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung
cấp điện, nước không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng
thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
b) Trường
hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với
chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện,
nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng
điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên
đi thuê trả tiền trước.
Ví dụ 10: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với
số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố
định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản
cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng
không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố
định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm
sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi
thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời
gian tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp
doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố
định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép
chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu… thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối
đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng
giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu thì giá trị lợi
thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không tính vào chi
phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không
phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp
tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều
lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh
doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưđã được ghi
nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn
điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào
doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế.
Chi trả
lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong
điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được
xác định như sau:
– Trường hợp số tiền
vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là
khoản chi không được trừ.
– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp
phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay
không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp
chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi
suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
(Lãi vay thực hiện
theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)
2.19. Trích,
lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về
trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản
đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình
xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp
thẩm định giá, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.
2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc
chi không hết.
Các khoản
trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài
sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh
thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp
doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong
nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh
thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động
sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng
chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy
định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải
tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ
hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí
thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi
phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp
đồng.
Đối với
những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích
trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa
chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí
được trừ số chênh lệch này.
2.21. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối
đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển,
các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ(trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có
gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).
Trong
giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới
thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi
thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng
và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả
có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh riêng biệt. Khi tài
sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch
tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc
chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa
vào hoạt động.
Trong
giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản
cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ
các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch
toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài
chính.
Đối với
khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch
tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá
tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải
thu hoặc khoản cho vay ban đầu.
2.22. Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho
hoạt động giáo dục nghề nghiệp)không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này
hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài
trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản
tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ
cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ
cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh
viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở
giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học
sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức
có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc
thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi
là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của
pháp luật về giáo dục đào tạo.
b) Hồ sơ
xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ
ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo
dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức
có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm
theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng
hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc
không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài
trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp
luật về y tế mà khoản tài trợ này không
phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ
thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường
xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh
thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của
pháp luật.
b) Hồ sơ
xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký
của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vịnhận tài
trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN
ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng
hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy
định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết
b dưới đây:
a) Tài
trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc
phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ
quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ
xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của
người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại
do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận
tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài
trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.25. Chi tài trợlàm nhà cho người
nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này; Chi tài trợ làm
nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật
không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây
nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức
năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ
xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết gồm: Biên bản
xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ,
người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm
theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ
làm nhà cho người nghèo); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật)
hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người
đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ
chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.26.Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định;chi tài trợ cho các đối tượng chính
sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các
địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Chi tài
trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây
dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách thực hiện
theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ
xác định khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương
thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây
dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tài trợ
cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của
người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ
quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số
07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng
hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Các quy định về nghiên cứu khoa học và thủ tục, hồ
sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật khoa học và
công nghệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.
2.27. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở
thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau:
Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường |
=
|
Doanh thu tính thuế của cơ sở thường ——————————– Tổng |
x
|
Tổng số |
Các khoản chi phí quản lý kinh doanh
của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính
từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập.
Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu
của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được
kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của
công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý
của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho
cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở
thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không
được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước
ngoài phân bổ.
2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được
chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
2.29. Phần chi phí liên
quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh
doanh trò chơi điện tử có thưởng,kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh
casino.
2.30. Các khoản chi không
tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
– Các khoản thực chi cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào
tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông
phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư
vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động
của doanh nghiệp.
– Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng
dân quân tự vệvà phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luậtcó liên quan.
– Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề
nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học
tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các
chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho
người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:
chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ
trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ
trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm
đau; chi khen thưởng con của người lao
động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết
cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện
khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho
người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao
động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất
phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong
năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 01
tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp
được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường
hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương
bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền
lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương
thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến
thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền
trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề,
lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành
tài sản cố định.
Khi bắt
đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng
có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình
thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định
thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp
trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì
khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay
và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị
đầu tư.
2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện
(trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục
hậu quả thiên tai,làm nhà
tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm
nhà đại đoàn kết;tài trợ cho nghiên cứu khoa học,
tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25,2.26, Khoản 2 Điều này).
2.33.Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ
phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức
của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp.
2.34.Số tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.
Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định
trên cơ sở tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường
hợp nộp hàng năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản của năm mà doanh nghiệp đã nộp Ngân sách Nhà nước.
2.35.Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù
khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao
thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi
phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản
lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
2.37.Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc
hoàn thuế;thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9
chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn
bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường
hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà
theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà
thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh
nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động
quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu
nhập cá nhân”.
Điều 5.Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung khổ đầu Điều 7:
“Điều 7. Thu nhập khác
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:”
2.
Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 7:
“9.Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể
như sau:
Trong năm tính thuế doanh nghiệp có
chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ
cuối năm tài chính, thì:
– Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh
trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh
doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động
sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh
trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản
xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính
vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá
tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
– Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
các khoản nợ phải trả bằng ngoại
tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ
giá do đánh giá lại các
khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm
tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến
doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp
được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của
doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ
giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất
kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí tài chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với
khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch
tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch
giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ
giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.
Các khoản chênh
lệch tỷ giá nêu trên không bao gồmchênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư
cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc
ngoại tệ”.
3.
Thay thế Khoản 22 Điều 7 bằng Khoản 22 mới như sau:
“22.Trường hợp doanh
nghiệp thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp
luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của
thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp thì xử lý như sau:
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được
xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì
không tính vào thu nhập chịu
thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được
chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản chênh lệch này là thu nhập của các
thành viên góp vốn cũ”.
Điều
6. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tạiĐiều 4 Thông tư số
151/2014/TT-BTC) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản
1a Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTCnhư
sau:
“1.Thunhậptừtrồngtrọt,chănnuôi,nuôitrồng,
chế biến nông sản,thủysản,sảnxuấtmuối củahợptácxã; Thunhậpcủahợptácxãhoạtđộngtronglĩnhvựcnôngnghiệp, lâm
nghiệp,ngưnghiệp,diêm
nghiệpthực hiện ởđịabàncóđiềukiệnkinhtế-xãhộikhó khănhoặcởđịabàncóđiềukiệnkinhtế-xãhộiđặcbiệtkhókhăn; Thunhập củadoanhnghiệptừtrồngtrọt,chănnuôi,nuôitrồng,
chế biến nông sản,thủysảnởđịabàncóđiều kiệnkinhtế-xã
hộiđặcbiệtkhókhăn; Thunhậptừ hoạtđộngđánhbắthảisản.
a) Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm
rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông
sản,thủysản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao
gồmưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản(bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản
về chế biến).
Thu nhậpcủa sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồmưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế)quy định tại Thông tư này phải đáp ứngđồng thời các điều
kiện sau:
– Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là
nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất
hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
– Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường
hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm,
hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao
gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ
thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến
các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng,chế biến nông sản,
thủy sản.
1. https://docluat.vn/archive/1797/
2. https://docluat.vn/archive/1996/
3. https://docluat.vn/archive/3814/
Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được
xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”.
2.
Sửa đổi, bổ sung Khoản
9Điều 8Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ
sung tại Điều 4 Thông tư số
151/2014/TT-BTC) như sau:
“9.
Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ
hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân
hàng chính sách xã hội; thu nhập của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm
vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích,
Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh
tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ
trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát
triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ phát triển đất và quỹ khác của Nhà nước
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp các đơn vị
phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động có thu
do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phải tính và nộp thuế theo quy định”.
3.
Bổ sung Khoản 12 Điều 8 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
“12.
Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt
động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm
theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Văn phòng thừa phát lại và hoạt động thừa phát lại thực hiện theo quy
định tại các văn bản quy pháp luật có liên quan về vấn đề này”.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3Điều 9Thông tư số 78/2014/TT-BTCnhư sau:
“3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời
điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền(trừ trường hợp không phải quyết toán thuế
theo quy định).Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo
dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh
nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển
vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp
nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm
tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước
khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ
theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia,
tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách”.
Điều 8.Sửa
đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư số
78/2014/TT-BTCnhư sau:
“- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp
như sau:
+ Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn
góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ
kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua.
Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh
toán.
Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện
hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ và thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật về chế độ kế toán có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển
nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường
hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp
bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của
Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoảntại thời điểm chuyển
nhượng”.
Điều 9.Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“3. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ
tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng thu nhập tính thuế
từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản nhân (x) với thuế suất 22%.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
phải xác định riêng để kê khai nộp thuế và không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, chứng từ nộp
thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phát sinh tại địa phương nơi có bất
động sản chuyển nhượng là căn cứ làm thủ tục quyết toán thuế nơi đặt trụ sở
chính”.
Điều10.Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 18 Thông tư số
78/2014/TT-BTC(đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“3. Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và khôngáp
dụng thuế suất 20% (bao gồm cả doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20%
theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) đối với các khoản
thu nhập sau:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn,
chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu
nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 19
Thông tư số 78/2014/TT-BTC); thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển
nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác
khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt
Nam.
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai
thác khoáng sản.
c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.”.
2.Sửa đổi, bổ sung Khoản
4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTCnhư sau:
“4.Doanh
nghiệp có dự án đầu tư được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp do đáp ứng điều kiện
về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu
đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:
a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do
đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi
đầu tư thì các khoản thu
nhập từ lĩnh vực ưu
đãi đầu tư và các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi
đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực
được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên
quan trực tiếp khác cũng được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp.
b) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp,khu
kinh tế, khu công nghệ cao) thì
thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất
kinh doanh trên
địa bàn ưu đãi trừ các khoản
thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này.
– Doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpdo đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp,khu
kinh tế, khu công nghệ cao) thì
doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ
hoạt động dịch vụ vận tải căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư thuộc
địa bàn được hưởng ưu đãi thuế và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành
lập dự án đầu tư.
Ví dụ
15a:Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Sơn
La (thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn.
Trong
năm 2015, doanh nghiệp có nhiều tuyến xe chạy cố định (đi từ Sơn La đến thành
phố Hà Nội và ngược lại; đi từ Sơn La đến thành phố Hạ Long và ngược lại) và
tuyến xe chạy theo các hợp đồng (đi từ Sơn La đến thành phố Đà Nẵng và ngược
lại; đi từ thành phố Hà Nội đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ thành phố
Bắc Ninh đến Sơn La).
Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải của doanh nghiệp căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư (địa bàn tỉnh Sơn La – thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn) và có điểm đi hoặc
điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự án đầu tư
(địa bàn tỉnh Sơn La), cụ thể như sau:
+ Thu nhập từ hoạt động
dịch vụ vận tải đối với các tuyến xe được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp do có điểm đi hoặc điểm đến tại địa bàn tỉnh Sơn La: tuyến xe cố định (đi từ Sơn La đến thành phố Hà Nội và ngược lại; đi từ Sơn La đến thành phố
Hạ Long và ngược lại) và tuyến xe chạy theo các hợp đồng (đi từ Sơn La đến thành
phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ thành phố Bắc Ninh đến Sơn La).
+ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải đối với tuyến
xe không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do điểm đi hoặc điểm đến
không thuộc địa bàn tỉnh Sơn La: tuyến xe đi từ thành phố Hà Nội đến thành phố Đà Nẵng và ngược
lại.
–
Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do
đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự
án đầu tư thì:
(i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi
đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện
địa bàn.
(ii)
Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo
từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của
doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư.
*
Ví dụ 15b: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa
bàn (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất):
Năm
2015, doanh nghiệp có dự án đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất tại địa bàn
tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn). Doanh
nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong
năm 2015, doanh nghiệp bắt đầu sản xuất sản phẩm tại địa bàn tỉnh Hà Giang và
xuất bán sản phẩm tại tỉnh Hà Giang (địa bàn thực hiện dự án – địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) và các tỉnh lân cận (ngoài địa bàn tỉnh
Hà Giang) như tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn), thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do sản phẩm bán
ra đều sản xuất tại tỉnh Hà Giang (địa bàn thực hiện dự án đầu tư) nên thu nhập
từ sản phẩm bán ở tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác đều được hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp theo điều kiện sản xuất tại địa bàn tỉnh Hà Giang.
*
Ví dụ 15c: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa
bàn (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng):
Năm
2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Doanh
nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong
năm 2015, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh Hà Giang,
đồng thời có hoạt động xây dựng tại các tỉnh lân cận như tỉnh Cao Bằng (địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào
Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn), thành
phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do hoạt động xây dựng thực hiện tại
địa bàn tỉnh Hà Giang nên thu nhập từ hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh Hà Giang
được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh Hà Giang. Đối
với thu nhập từ hoạt động xây dựng tại các tỉnh lân cận thì xác định ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+
Đối với thu nhập tại địa bàn tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức và thời gian ưu đãi thuế còn lại của doanh nghiệp.
+ Đối với thu nhập tại địa bàn thành
phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo mức và
thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện tại địa bàn thành
phố Lào Cai cho thời gian còn lại của doanh nghiệp.
+
Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi): không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
do hoạt động xây dựng thực hiện tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi.
*
Ví dụ 15d: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa
bàn (hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ):
Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại
địa bàn tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn)
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn.
Trong
năm 2015, doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ tại địa bàn tỉnh Hà Giang, đồng
thời có hoạt động dịch vụ tại các tỉnh lân cận như tỉnh Cao Bằng (địa bàn có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào
Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn), thành
phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do hoạt động dịch vụ thực hiện tại địa
bàn tỉnh Hà Giang nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại địa bàn tỉnh Hà Giang
được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh Hà Giang. Đối
với thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại các tỉnh lân cận thì xác định ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp như sau:
+
Đối với thu nhập tại địa bàn tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức và thời gian ưu đãi thuế còn lại của doanh nghiệp.
+ Đối với thu nhập tại địa bàn thành
phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo mức và
thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện tại địa bàn thành
phố Lào Cai cho thời gian còn lại của doanh nghiệp.
+
Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi): không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
do hoạt động dịch vụ thực hiện tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi.
c) Doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế
suất 20% được áp dụng thuế suất 20% trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ
các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 1Điều này”.
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 Thông tư số
78/2014/TT-BTC(đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“5. Về dự án đầu tư mới:
a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:
– Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu
từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.
– Dự án đầu tư trong nước gắn với việc
thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ
đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có
điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.
– Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh
nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không
thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để
thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
– Văn phòng công chứng thành lập tại
các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy
định của pháp luật về đầu tư.
b) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư mới không bao gồm các các trường
hợp sau:
– Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển
đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường
hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh
doanh; mua lại dự án đầu tư đang hoạt động).
Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh
nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở
hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia,
tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều
kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư
chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện
ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng
nhận đầu tư lần đầu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản
xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc
giấy chứng nhận đầu tư nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các
điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được
hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng
nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định.
d) Đối với dự án đầu
tư được cấp phép đầu tư mà trong Hồ sơ đăng ký đầu tư lần đầu gửi cơ quan cấp
phép đầu tư đã đăng ký số vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư kèm tiến độ thực hiện đầu
tư, trường hợp các giai đoạn tiếp theo thực tế có thực hiện được coi là dự án
thành phần của dự án đầu tư đã được cấp phép lần đầu nếu thực hiện theo tiến độ
(trừ trường hợp bất khả kháng, khó khăn do nguyên nhân khách quan trong khâu
giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, do
thiên tai, hỏa hoạn hoặc khó khăn, bất khả kháng khác) thì các dự án thành phần
của dự án đầu tư lần đầu được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại của dự án
đầu tư lần đầu tính từ thời điểm dự án thành phần có thu nhập được hưởng ưu
đãi.
Đối với dự án đầu tư được cấp phép đầu tư
trước ngày 01/01/2014 mà có thực hiện phân kỳ đầu tư như trường hợp nêu trên
thì dự án thành phần được hưởng ưu đãi thuế theo mức ưu đãi đang áp dụng đối
với dự án đầu tư lần đầu cho thời gian ưu đãi còn lại tính từ ngày 01/01/2014.
Thu nhập của các dự án thành phần của
dự án đầu tư lần đầu trước ngày 01/01/2014 đã được hưởng ưu đãi về thuế thu
nhập doanh nghiệp theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày
01/01/2014 thì không thực hiện điều chỉnh lại các ưu đãi thuế đã được hưởng
trước ngày 01/01/2014.
Trong thời gian triển khai các dự án
thành phần theo từng giai đoạn nêu trên nếu nhà đầu tư được cơ quan quản lý Nhà
nước về đầu tư (quy định tại Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành) cho phép gia hạn thực hiện dự án
và doanh nghiệp thực hiện theo đúng thời hạn
đã được gia hạn thì cũng được hưởng ưu đãi thuế theo quy định nêu trên.
đ) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội
hóa được thành lập do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ mà doanh nghiệp trước khi chuyển
đổi chưa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế
thì được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi.
Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang
được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ
xã hội hóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi này”.
4.
Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC(đã
được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số
151/2014/TT-BTC) như sau:
“6.Về đầu tư mở rộng
a) Doanh nghiệpcó dự án đầu tư phát triển
dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất
(gọi chung là dự án đầu tư mở rộng) thuộc lĩnh vựchoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP(bao gồm cả khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô
thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và Khu công nghiệp nằm
trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (bao gồm mức thuế
suất, thời gian miễn giảm nếu có) hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần
thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi)bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn hoặc lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư
mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc
lĩnh vực hoặc địa bàn với dự án đang hoạt động.
Dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm
này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm
khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối
với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự
án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó
khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
– Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định
tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi
đầu tư.
– Công suất thiết kế khi đầu tư mở
rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh
tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu
đãi theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được
hạch toán riêng.Trường hợp doanh nghiệp không
hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu
nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố
định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá
tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy
định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản
xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba
năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế
được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động
có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc
lĩnh vực
hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba
tiêu chí quy định tại điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt
động cho thời gian còn lại (nếu có).
Doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được
hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn năm 2009 – năm 2013 có đầu tư bổ sung máy móc,
thiết bị thường xuyên trong quá trình sản xuất, kinh doanh không thuộc dự án
đầu tư mở rộng nêu trên thì phần thu nhập tăng thêm do việc đầu tư bổ sung máy
móc, thiết bị thường xuyên này cũng được hưởng ưu đãi thuế theo mức mà dự án
đang áp dụng cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2014.
Ưu đãi thuế quy định tại khoản này
không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả
trường hợp thực hiện dự án đầu tư nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất
kinh doanh), mua lại doanh nghiệp hoặc mua lại dự án đầu tư đang hoạt động.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc
chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển
đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp
ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp”.
5.
Bổ sung Khoản 8a Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“8a. Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao)có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng,
doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tưngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời
gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo.Trường hợp doanh
nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác
định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước
theo quy định”.
Điều 11.Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
Khoản 1Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP,Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ;ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc
danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về
công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ
cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà
máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng
hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng
đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu
xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng
lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát
triển công nghệ sinh học.
Dự án đầu tư phát triển nhà máy
nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng
hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh doanh thu, thu
nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện
được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây
dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không
được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này.
c) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực
hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết
bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý
ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải
rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.
d) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao
được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ năm được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu
nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng
dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan
trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng
dụng công nghệ cao do đáp ứng
điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sungtại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư này).
Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo
quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng
nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao thì mức ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp
công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại
khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP trừ đi thời gian ưu đãi đã hưởng
đối với doanh nghiệp mới thành lập, dự án đầu tư mới thành lập (cả về thuế suất
và thời gian miễn, giảm nếu có).
đ) Thu nhập của doanh
nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản
xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng
một trong hai tiêu chí sau:
– Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ
thời
điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất
sau 3 năm kể từ năm có doanh thutừ dự án đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thudoanh nghiệp phải đạt tổng doanh thu tối thiểu 10 (mười) nghìn tỷ
đồng/năm).
– Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ
thời
điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy
định của pháp luật đầu tưvà sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thutừ dự án đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thudoanh nghiệp phải đạt
điều kiện sử dụng số lao động thường xuyên bình quân năm trên 3.000 lao động).
Số lao động sử dụng thường xuyên bình
quân năm được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày
03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng
các tiêu chí quy định tại điểm này (không kể bị chậm tiến độ do nguyên nhân
khách quan trong khâu giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ
quan nhà nước hoặc do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn và được cơ quan cấp phép
đầu tư chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) thì doanh nghiệp không được hưởngưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp phải kê khai,
nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã kê khai hưởng ưu đãi
của các năm trước (nếu có) và nộp tiền chậm nộp tiền
thuế theo quy định, nhưng doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi khai sai
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
e) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực
hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản
xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy
định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học
và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư
đăng ký không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu
tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư.
g)Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí
sau:
– Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công
nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
– Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản
xuất sản phẩm các ngành: dệt – may; da – giầy; điện tử – tin học; sản xuất lắp
ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm
2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được
tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu
tiên phát triển được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
ban hành tại Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ; khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển có sửa đổi, bổ sung
thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế có liên quan”.
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 19 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
“2. Các
trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế
suất ưu đãi:
a) Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc
biệt thu hút đầu tư.
b)
Đối với dự án quy định tại điểm e Khoản 1 Điều này đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Sản xuất sản
phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000 tỷ
đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư;
– Sử dụng thường
xuyên bình quân trên 6.000 lao động;
– Dự án đầu tư
thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà
máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không,
cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng
mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.
c) Căn cứ theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Khoản này nhưng thời gian kéo
dài thêm không quá 15 (mười lăm) năm”.
3. Sửa đổi, bổ sung
điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp
dụng đối với:
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ
hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn
hoá, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá).
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô,
tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá được thực hiện theo danh
mục do Thủ tướng Chính phủ quy định”.
4. Sửa đổi, bổ sung
điểm e Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp
dụng đối với:
e) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội
khó khăn; Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất, khai thác và
tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị địnhsố 218/2013/NĐ-CP;Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản
nông, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản
nông sản, thủy sản và thực phẩm”.
5. Bổ sung Khoản 3a Điều 19 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
“3a.Thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn”.
Điều 12.Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tạiĐiều 20 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1.Miễn thuế bốn năm,
giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực
hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này)”.
2. Sửa đổi, bổ sungKhoản 4 Điều 20 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
“4. Thời gian miễn
thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh
nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp
doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên
có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế
được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh
thu.
Ví dụ 20: Năm 2014, doanh nghiệp A có dự án đầu
tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2014 doanh nghiệp A đã có thu nhập
chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phầm mềm thì thời gian miễn giảm thuế được
tính liên tục kể từ năm 2014. Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm
phầm mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2014, đến năm 2016 dự án
đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm
2017.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp
công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu
trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công
nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.
Điều 13. Bổ sung Khoản 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ Điều 23;Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 23 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
1. Bổ sung Khoản 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“2a. Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộngđã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc
đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013, tính đếnkỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc
địa bàn ưu đãi bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số
71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế đối với đầu tư mở
rộng theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn
bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.
Doanh
nghiệp có dự án đầu tư mở rộng sản xuất đến ngày 31/12/2008 đang đầu tư xây dựng
dở dang, trong năm 2009 dự án vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng dở dang và
từ năm 2010 trở đi mới hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi bao gồm
cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) theo quy định tại thời điểm
quyết định thực hiện đầu tư mở rộng thì được lựa chọn hưởng ưu đãi đối với phần
thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật tại thời điểm quyết định thực hiện đầu tư mở rộng hoặc theo quy định
của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi
hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.
2b. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào khu
công nghiệp trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013, tính đến kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi) theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số
71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo
quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng
dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.
2c. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa
bàn mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa thuộc địa bàn ưu đãi thuế (bao gồm
cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao), đến ngày 01 tháng 01 năm
2015 thuộc địa bàn ưu đãi thuế quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số
71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo
quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng
dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.
Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư
vào địa bàn ưu đãi thuế nhưng được hưởng mức ưu đãi thấp hơn, đến ngày 01 tháng
01 năm 2015 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế về địa bàn được hưởng mức ưu đãi cao
hơn quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản
hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Luật số
32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời
gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.
2d. Sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 địa bàn
nơi doanh nghiệp đang có dự án đầu tư được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế
thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính
thuế khi chuyển đổi.
2đ. Đối với các trường hợp chuyển đổi ưu
đãi nêu tại khoản 2a, 2b, 2c Điều này đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có doanh
thu từ dự án đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục
từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế. Đối với
các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu tại khoản 2a, 2b, 2c nêu trên đến kỳ tính
thuế năm 2015 chưa có thu nhập từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm
thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư
được hưởng ưu đãi thuế (nếu doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba
năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn
thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu)”.
2. Sửa đổi, bổ sung
Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“3. Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận
đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào
hoạt động, chưa phát sinh doanh thu thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đầu tư mới theo quy định
tại Luật số 32/2013/QH13; Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mở rộng trước thời điểm ngày 01/01/2014 và đưa dự án
đầu tư mở rộng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh doanh thu kể từ ngày 01/01/2014 nếu
dự án đầu tư mở rộng này thuộc lĩnh vựchoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP(bao gồm cả khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô
thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và Khu công nghiệp nằm
trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lạitheo hướng dẫntại Thông tưsố 78/2014/TT-BTC”.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày06
tháng 08 năm 2015 và áp dụng cho kỳ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi.
– Đối với các doanh nghiệp áp dụng năm
tài chính khác năm dương lịch thì:
+ Việc chuyển tiếp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (thời gian miễn
thuế, giảm thuế, thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi) theo quy định tại Thông tư
này được tính cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.
+ Các nội dung sửa đổi, bổ sung khác thực hiện từ ngày 01/01/2015.
– Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài phát sinh từ
kỳ tính thuế năm 2014 trở về trước doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế
theo quy định tại Thông tư về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm tương ứng;
từ năm 2015 chuyển khoản thu nhập trên về nước thì không phải thực hiện kê
khai, nộp thuế đối với khoản thu nhập này.
Khoản thu nhập từ dự án
đầu tư tại nước ngoài từ kỳ tính thuế năm 2015 thực
hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2.Bãi bỏ điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6, Khoản 5 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và các nội dung hướng
dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài
chính và các ngành ban hành không phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều15. Trách nhiệm thi hành
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo
quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm
phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo nội dung Thông tư này.
3. Doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh
của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên
cứu giải quyết./.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |