ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM
Quy
định về ngành, nghề cấm đầu tư; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
– Quy
định thống nhất ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện tại Điều 6 và Điều 7 của Luật Đầu tư, bao gồm 6 ngành, nghề
cấm đầu tư kinh doanh và 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện..
–
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu
tư 2014 được áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư và thay thế cho quy định
về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Nguyên
tắc quy định: Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện được xây dựng theo nguyên tắc “chọn bỏ”. Theo đó, những ngành, nghề
không quy định ở Luật là những ngành, nghề không có hạn chế về đầu tư kinh
doanh đối với người dân, doanh nghiệp.
– Điều
kiện đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Danh mục được
quy định chi tiết tại Luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên. Bộ, ngành, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (UBND) không được quy
định điều kiện đầu tư kinh doanh.
ý nghĩa
của việc quy định về ngành nghề cấm đầu tư, ngành nghề kinh doanh có điều kiện
là nhằm:
+ Tạo
cơ sở để thực thi quyền Hiến định (Điều 33) về việc mọi người được tự do đầu tư
kinh doanh trong ngành, nghề mà luật không cấm;
+ Dễ
xác định ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện do
các ngành, nghề này được quy định tại một văn bản Luật;
+ Tăng
tính minh bạch về việc cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Danh
mục được quy định.
+ Kiểm
soát tập trung, giám sát chặt chẽ việc quy định các điều kiện đầu tư kinh doanh.
51 lĩnh
vực, ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ được thu hẹp xuống còn 6 ngành nghề cấm đầu
tư kinh doanh và được quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật. Tất cả 6 ngành,
nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưng được tổng hợp trong Luật Đầu tư (sửa
đổi) để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân.
386
ngành, nghề đầu tư có điều kiện được thu hẹp xuống còn 267 ngành, nghề được quy
định chi tiết tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật. Tại Điều 7 của Luật. Các
ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành nghề phải đáp ứng điều
kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường tính công khai minh
bạch của các chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tự quyết định
hoạt động của mình, Luật đã quy định rõ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Quy
định về áp dụng pháp luật đối với Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Làm rõ
việc áp dụng pháp luật đối với Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (bao
gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) theo hướng:
– áp
dụng điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp thành lập
mới doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, thực hiện dự án đầu tư đối với các tổ
chức kinh tế nếu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc một trong các
trường hợp sau:
+ Có
nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ hoặc công ty hợp danh có đa
số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài.
+ Có
nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nêu trên nắm
giữ trên 51% vốn điều lệ.
– Các
trường hợp còn lại áp dụng như nhà đầu tư trong nước khi thành lập mới doanh
nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện dự án đầu tư.
Quy
định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư
– Bãi
bỏ thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước
(Điều 36). Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, nhà đầu tư có quyền đề nghị cấp Chứng
nhận đăng ký đầu tư (CNĐKĐT).
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/archive/2172/
2. https://docluat.vn/archive/2840/
3. https://docluat.vn/archive/1671/
– áp
dụng quy trình cấp Giấy CNĐKĐT đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối
đa 15 ngày thay cho thủ tục đăng ký đầu tư và thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu
tư (GCNĐT) với thời hạn tối đa 45 ngày như trước đây (Điều 37). (Từ
3 quy trình: đăng ký cấp GCNĐT, thẩm tra cấp GCNĐT, cấp GCNĐT đối với dự án
chấp thuận chủ trương đầu tư xuống còn 02 quy trình: cấp GCNĐKĐT và cấp GCNĐKĐT
đối với dự án chấp thuận chủ trương đầu tư).
– Quy
định chi tiết tại Luật các trường hợp, quy trình, thủ tục chấp thuận chủ trương
đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh đối với các dự án lớn,
dự án có ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội.
–
Chuyển thẩm quyền cấp Giấy CNĐKĐT từ UBND cấp tỉnh thành Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Điều 38).
Thành
lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
– Tách
thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài gắn với thủ tục đầu
tư thành thủ tục đăng ký đầu tư cộng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các
thay đổi như sau:
+ Cho
phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh
nghiệp như nhà đầu tư trong nước.
+ Minh
bạch, rõ ràng từng quy trình để thuận tiện trong thực hiện thủ tục hành chính,
rút ngắn tổng thời gian thực hiện thủ tục.
– Quy
trình cụ thể: nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy CNĐKĐT tại cơ
quan đăng ký đầu tư với thời hạn tối đa 15 ngày (trừ dự án thuộc thẩm quyền
chấp thuận chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh) sau đó
đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày (Điều 22).
Thủ tục
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
– Phân
định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán trong hoạt động
mua cổ phần. Theo đó, trình tự góp vốn mua cổ phần được quy định tại Luật Chứng
khoán thực hiện theo Luật Chứng khoán (Công ty niêm yết, công ty đại chúng),
trường hợp còn lại thực hiện theo Luật Đầu tư (Điều 4).
– Quy
định rõ các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước
ngoài (Điều 25).
– Quy
định rõ điều kiện phải tuân thủ, thủ tục nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình
thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Điều 26).
+ Điều
kiện nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ khi thực hiện góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp là:
a) Điều
kiện về tỷ lệ sở hữu: nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ trong các
tổ chức kinh tế tại Việt Nam
với mức không hạn chế, trừ các trường hợp:
– Tỷ lệ
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ
chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của
pháp luật về chứng khoán;
– Tỷ lệ
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp
luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
– Tỷ lệ
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b
khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Điều
kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực
hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định tại các điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Quy
trình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài: nhà đầu tư
nước ngoài thực hiện thủ tục thay đổi thành viên theo quy định của Luật Doanh
nghiệp hoặc pháp luật có liên quan đối với trường hợp tổ chức kinh tế không
phải doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau:
a) Nhà
đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế hoạt
động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu
tư nước ngoài;
b) Việc
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh
tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên
của tổ chức kinh tế.
Những
trường hợp trên, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư với cơ
quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) trước khi thay đổi thành viên theo
quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật liên quan. Nếu nhà đầu tư đáp ứng
các điều kiện nêu trên thì sẽ được thông báo chấp thuận trong thời hạn 15 ngày.
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/archive/2272/
2. https://docluat.vn/archive/1247/
3. https://docluat.vn/archive/3703/
Về ưu
đãi đầu tư
a) Làm
rõ ưu đãi đầu tư bao gồm:
– áp
dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông
thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Miễn
thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu,
vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
– Miễn,
giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
b) Bổ
sung các đối tượng ưu đãi đầu tư gồm:
– Dự án
đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân trong thời
hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định
chủ trương đầu tư;
– Dự án
đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;
– Doanh
nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và
công nghệ.
c) Quy
định cụ thể các ngành, nghề ưu đãi đầu tư; bổ sung vào danh mục các ưu đãi đối
với công nghệ cao, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và một số hoạt động khác
nhằm khuyến khích đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực, thúc đẩy
đổi mới công nghệ, tạo giá trị gia tăng cao theo định hướng, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội.
Một số
các nội dung thay đổi khác
– Quy
định rõ những trường hợp tạm ngừng, giãn tiến độ đầu tư, chấm dứt hoạt động đầu
tư, thu hồi, thanh lý hoạt động đầu tư.
– Bổ
sung quy định về ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
– Hoàn
thiện cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư.
ĐẦU TƯ
TỪ VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI
Hoàn
thiện các quy định về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài trên cơ sở sửa
đổi, bổ sung một số nội dung của Luật hiện hành, đồng thời luật hóa và hoàn
thiện một số quy định tại Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ
về đầu tư ra nước ngoài. Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu gồm:
– Bổ
sung quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở quy định tương ứng
của Nghị định 78/2006/NĐ-CP, trong đó giao Chính phủ quy định chi tiết về hoạt
động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có
giá khác và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính
trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu
tư.
– Bổ
sung quy định về vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm xác định rõ trách nhiệm của nhà
đầu tư trong việc góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu
tư ở nước ngoài.
–
Bổ sung quy định nhằm xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của nhà đầu tư cũng
như cơ quan quản lý trong việc quyết định đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở
nước ngoài.
– Bổ
sung một số quy định về thủ tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm
tạo cơ chế giám sát và quản lý nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt
động đầu tư.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |