Docluat.vn

Law

  • Trang chủ
  • Biểu Mẫu
  • Văn bản pháp luật
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
    • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai
    • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự
    • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại
    • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế
    • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công
    • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng
    • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
  • Tin Hay
  • Loan
Home / Biểu Mẫu / NĐ 131/2013/NĐ-CP Xử phạt VPHC về Quyền tác giả và quyền liên quan

NĐ 131/2013/NĐ-CP Xử phạt VPHC về Quyền tác giả và quyền liên quan

1 Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1.3 Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả
2 Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
2.1 Điều 4. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký
2.2 Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
2.3 Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về giám định quyền tác giả, quyền liên quan
2.4 Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức tư vấn, dịch vụ
2.5 Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
2.6 Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
2.7 Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
2.8 Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm
2.9 Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
2.10 Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
2.11 Điều 14. Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
2.12 Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
2.13 Điều 16. Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
2.14 Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
2.15 Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
2.16 Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
2.17 Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả
2.18 Điều 21. Hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn
2.19 Điều 22. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn
2.20 Điều 23. Hành vi xâm phạm quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của người biểu diễn
2.21 Điều 24. Hành vi xâm phạm quyền sao chép cuộc biểu diễn
2.22 Điều 25. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình
2.23 Điều 26. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn
2.24 Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình
2.25 Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình
2.26 Điều 29. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại
2.27 Điều 30. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng
2.28 Điều 31. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng
2.29 Điều 32. Hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng
2.30 Điều 33. Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng
2.31 Điều 34. Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
2.32 Điều 35. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan
3 Chương III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
3.1 Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
3.2 Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
3.3 Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và thanh tra chuyên ngành khác
3.4 Điều 39. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
3.5 Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường
4 Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
4.1 Điều 41. Hiệu lực thi hành
4.2 Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp
4.3 Điều 43. Trách nhiệm thi hành Nghị định
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

Toc

  • 1. Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    • 1.1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    • 1.2. Điều 2. Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
    • 1.3. Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả
  • 2. Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
    • 2.1. Điều 4. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký
    • 2.2. Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
    • 2.3. Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về giám định quyền tác giả, quyền liên quan
    • 2.4. Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức tư vấn, dịch vụ
    • 2.5. Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
    • 2.6. Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
    • 2.7. Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
    • 2.8. Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm
    • 2.9. Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
    • 2.10. Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
    • 2.11. Điều 14. Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
    • 2.12. Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
    • 2.13. Điều 16. Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
  • 3. Related articles 01:
    • 3.1. Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
    • 3.2. Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
    • 3.3. Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
    • 3.4. Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả
    • 3.5. Điều 21. Hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn
    • 3.6. Điều 22. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn
    • 3.7. Điều 23. Hành vi xâm phạm quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của người biểu diễn
    • 3.8. Điều 24. Hành vi xâm phạm quyền sao chép cuộc biểu diễn
    • 3.9. Điều 25. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình
    • 3.10. Điều 26. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn
    • 3.11. Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình
    • 3.12. Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình
    • 3.13. Điều 29. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại
    • 3.14. Điều 30. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng
    • 3.15. Điều 31. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng
    • 3.16. Điều 32. Hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng
    • 3.17. Điều 33. Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng
    • 3.18. Điều 34. Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
    • 3.19. Điều 35. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan
  • 4. Related articles 02:
  • 5. Chương III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
    • 5.1. Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
    • 5.2. Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
    • 5.3. Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và thanh tra chuyên ngành khác
    • 5.4. Điều 39. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
    • 5.5. Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường
  • 6. Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    • 6.1. Điều 41. Hiệu lực thi hành
    • 6.2. Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp
    • 6.3. Điều 43. Trách nhiệm thi hành Nghị định

NGHỊ ĐỊNH131/2013/NĐ-CP

ngày 16 tháng 10  năm 2013

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên
quan

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi,
b
ổ
sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan,

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính,
hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản
vi phạm hành chính và th
ẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác về quyền tác giả,
quyền liên quan không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định
tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền
liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000
đồng.

2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là
khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản
1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với
cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt
tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại
Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt
tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các
điểm d, đ, e và g Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính về
quyền tác giả, quyền liên quan còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp
khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người
biểu diễn;

2. Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy
chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

3. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi
phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số;

4. Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc
thực hiện hành vi vi phạm.

Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 4. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận
đăng ký quyền liên quan khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ hiệu
lực hoặc thu hồi.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với
hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đ
ăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên
quan khi có quyết định hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy
chứng nh
ận đăng ký quyền liên quan đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2
và 3 Điều này.

Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực
hiện chế độ báo cáo về hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi hoạt động ngoài phạm vi hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quy
ền liên quan.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện các hoạt động mà không có
h
ợp đồng ủy quyền bằng văn bản với chủ sở hữu quyền tác
giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi hoạt động ngoài lĩnh vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với
hành vi mạo danh tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan để
hoạt động.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền
lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi quy định
tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về giám định quyền tác
giả, quyền liên quan

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi thực hiện giám định về quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp
phải từ chối giám định theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi kết luận giám định sai sự thật để trục lợi.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên, Giấy chứng nhận tổ
chức giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ 1 tháng đến 3 tháng đối với
hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Đi
ều này.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức tư vấn, dịch vụ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động tư vấn, dịch vụ cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện của người đứng đầu tổ chức tư
vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định;

b) Sử dụng người tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền
liên quan không đủ điều kiện theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi mạo danh tổ chức tư vấn, dịch vụ để tiến hành các hoạt động tư vấn,
dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền
tác giả, quyền liên quan.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền
tác giả, quyền liên quan.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại
Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm
hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao
tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng thông tin sai lệch đ
ối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao
tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về
tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của
tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín
của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng thông tin sai sự thật đ
ối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện
tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu h
ủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo
quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện
tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản
1 Điều này.

Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm
trước công chúng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với
hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất
kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với
hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 14. Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản
sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi cho thuê bản gốc, bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với
hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang
vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 16. Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc
bản sao tác phẩm

1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối
với hành vi nhập kh
ẩu bản
gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo
quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Related articles 01:

1. https://docluat.vn/archive/2787/

2. https://docluat.vn/archive/2269/

3. https://docluat.vn/archive/1491/

4. https://docluat.vn/archive/1659/

5. https://docluat.vn/archive/1645/

a) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi quy định
tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều
này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điểm a Khoản này.

Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến
công chúng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với
hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy
định tại Khoản 1 Đi
ều này.

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với
hành vi sao chép tác ph
ẩm mà
không được phép của chủ sở hữu quy
ền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc
tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với
hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định
tại Khoản 1 Điều này.

Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công
nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn
với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ
thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả
đối với tác phẩm của mình.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc
cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ
do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác ph
ẩm của mình.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu
quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 2 và
Khoản 3 Điều này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu
quả quy định tại Điểm a Khoản này.

Điều 21. Hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của
người biểu diễn

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc buộc sửa lại đúng
tên người biểu diễn đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và
kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại
Khoản 2 Điều này.

Điều 22. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén hình tượng biểu diễn gây phương hại đến danh dự
và uy tín của người biểu diễn.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi xuyên tạc hình tượng biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của
người biểu diễn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu h
ủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều này.

Điều 23. Hành vi xâm phạm quyền định hình cuộc biểu diễn
trực tiếp của người biểu diễn

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi định hình cuộc biểu diễn trực tiếp trên bản ghi âm, ghi hình mà không
được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 24. Hành vi xâm phạm quyền sao chép cuộc biểu diễn

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép cuộc biểu diễn
đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu
quyền của người biểu diễn.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu
diễn dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc
tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 25. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền
theo cách khác đ
ến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với
hành vi phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa
được định hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người bi
ểu diễn, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích
phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm
đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 26. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng
bản gốc hoặc bản sao cuộc bi
ểu diễn

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao
cuộc bi
ểu diễn mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người
biểu diễn.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn dưới hình thức điện tử,
trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối
với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi
hình

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với
hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền
của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng
bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với
hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà
không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 29. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố
nhằm mục đích thương mại

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong
nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị mà không trả tiền sử dụng
cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích
thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền
liên
quan theo quy định;

b) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích
thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động k
inh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho
chủ sở hữu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm
mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính
viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định
.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại
Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 30. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng
chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng
mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng
vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với
hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 31. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng
chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với
hành vi phân phối đến công chúng bản sao chương trình phát sóng mà không được
phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 32. Hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát
sóng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với
hành vi định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu
quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đ
ối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 33. Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình
phát sóng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà
không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức
điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 34. Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền
của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi h
ình.

2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu
quyền của tổ chức phát sóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật
số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều
này.

Điều 35. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công
nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan

1.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền
dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu
diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi
thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc thay đổi mà
không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập
khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống giải mã trái phép tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Related articles 02:

1. https://docluat.vn/archive/2403/

2. https://docluat.vn/archive/1530/

3. https://docluat.vn/archive/3058/

4. https://docluat.vn/archive/1777/

5. https://docluat.vn/archive/3181/

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với
hành vi cố ý thu và phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa mà
không được phép của người phân phối h
ợp pháp.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu
quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại các khoản 2,
3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu
quả quy định tại Điểm a Khoản này.

Chương III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Các chức danh quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 Nghị
định này và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi
phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan th
ì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ
Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi
phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định Điểm đ
và Điểm e Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều
3 Nghị định này.

Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh
tra văn hóa, thể thao và du lịch và thanh tra chuyên ngành khác

1. Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ
Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi
phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
cấp Sở có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều
3 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a K
hoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều
3 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều
3 Nghị định này.

5. Thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác

Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra
chuyên ngành và người, cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác
có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả,
quyền
liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình được
quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 39. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công
an nhân dân

1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền
phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại Khoản
1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng
Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ
Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi
phạm hành chính.

3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh
gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng
Cảnh sát đi
ều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng
phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin, Trưởng phòng
Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

a)
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Đi
ểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm
đ Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

4. Giám đốc Công an cấp tỉnh
có quyền:

a)
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm
đ Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục
An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An
ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản
lý xuất nhập cảnh có quyền:

a)
Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm
đ Khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội
biên phòng, Cảnh sát bi
ển, Hải quan và Quản lý thị trường

1. Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc ph
ục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định
này theo quy định tại Điều 40 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính.

2. Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu
quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định
tại Điều 41 của Luật
Xử lý vi
phạm hành chính.

3. Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu
quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định
tại Điều 42 của Luật
Xử lý vi
phạm hành chính.

4. Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị
định này theo quy định tại Điều 45 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12
năm 2013.

2. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
và Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan hết hiệu lực
kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau
đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có
lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Điều 43. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực
hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
./.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

Share0
Tweet
Share

Related articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

News articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Other articles

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG, ĐO LƯỜNG

NĐ 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm

NĐ 67/2016/NĐ-CP về Điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ y tế quản lý

TT 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy

NĐ 38/2018/NĐ-CP về Đầu tư, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

BIỂU MẪU KÈM THEO THÔNG TƯ 24/2014/TT-BTNMT

Bài viết mới

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Thông tin hữu ích

Luật 49/2014/QH13 về đầu tư công

QĐ 1205/QĐ-UBCK Sửa đổi QĐ 87/QĐ-UBCK về quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán

KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XD, CẦN TUÂN THỦ NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀO

QĐ 346/QĐ-SGDHCM về quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán HCM

NĐ 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 07/2017/QH14 về chuyển giao công nghệ

Luật 50/2014/QH13 về Xây dựng

LUẬT CẠNH TRANH LÀ GÌ

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỆN LỰC

TT 41/2017/TT-BTC hướng dẫn NĐ 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Bài viết nên xem

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH LÀ GÌ

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bài viết nổi bật

YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ NÀO

Chuyên mục
  • Biểu Mẫu (1,352)
  • Tin Hay (6)
  • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai (14)
  • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công (9)
  • Văn Bản Pháp Luật Du Lịch (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (7)
  • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Tín Dụng Ngân Hàng (3)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự (13)
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP (45)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng (8)

Copyright © 2024 docluat.vn. All rights reserved.

↑