1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Toc
- 1. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- 1.1. 1. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 1.2. 2. Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 1.3. 3. Điểm đ khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 1.4. 4. Điểm b, điểm d khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 1.5. 5. Điểm c, điểm d khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 1.6. 6. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 1.7. 7. Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2. Related articles 01:
- 3. Related articles 02:
- 3.1. 10. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.2. 11. Bổ sung Điều 15a như sau:
- 3.3. 12. Điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.4. 13. Điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.5. 14. Thay thế Phụ lục số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-NHNN bằng Phụ lục số 01, 02 đính kèm Thông tư này.
- 3.6. 15. Bổ sung Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này.
- 4. Điều 2. Hủy bỏ khoản 2 Điều 1, khoản 3 Điều 15, điểm c khoản 1, khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN.
- 5. Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
- 6. Điều 4. Hiệu lực thi hành
- 7. BIỂU MẪU KÈM THEO
1.1 1. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.2 2. Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.3 3. Điểm đ khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.4 4. Điểm b, điểm d khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:2 Chương II. MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1.5 5. Điểm c, điểm d khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:3 Chương III. MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI1.6 6. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.7 7. Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.8 8. Khoản 1, khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.9 9. Sửa đổi khoản 3, khoản 4, khoản 5 và bổ sung khoản 6 vào Điều 14 như sau:1.10 10. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.11 11. Bổ sung Điều 15a như sau:4 Chương IV. TẠM KHÓA, PHONG TỎA VÀ ĐÓNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN1.12 12. Điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.13 13. Điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:6 PHỤ LỤC1.14 14. Thay thế Phụ lục số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-NHNN bằng Phụ lục số 01, 02 đính kèm Thông tư này.1.15 15. Bổ sung Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này.
3 Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
4 Điều 4. Hiệu lực thi hành
5 BIỂU MẪU KÈM THEO
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ02/2019/TT-NHNN
ngày 28 tháng 02 năm 2019
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA THÔNG TƯ SỐ 23/2014/TT-NHNN NGÀY 19/8/2014 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN VIỆC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ
THANH TOÁN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6
năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm
2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20
tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm
2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng
tiền mặt;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm
2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng
dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán
1. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“3. Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do
khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản
thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức
mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan
đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.”
2. Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác
sử dụng tài khoản thanh toán của mình.
2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải
bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.”
3. Điểm đ khoản 2 Điều 5 được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“đ) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin
liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các
giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi
có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán. Việc thay đổi
thông tin về tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Phụ
lục số 03 đính kèm Thông tư này;”
4. Điểm b, điểm d khoản 2 Điều 6 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Lưu giữ và cập nhật đầy đủ các mẫu chữ ký, mẫu dấu
(nếu có) của khách hàng đã đăng ký để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử
dụng tài khoản thanh toán;”
“d) Thông tin đầy đủ, kịp thời về số dư, các giao dịch
phát sinh trên tài khoản thanh toán và việc phong tỏa tài khoản thanh toán bằng
văn bản hoặc theo các hình thức đã quy định tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản
thanh toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin mà
mình cung cấp;”
5. Điểm c, điểm d khoản 1 Điều 8 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài
khoản thanh toán và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu còn thời hạn của người đó;
d) Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và thẻ căn cước công
dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng
hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng
Nhà nước.”
6. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi
dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người
giám hộ.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy
định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư
nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.”.
7. Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 12
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy
định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân
hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt
Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị
thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài) của chủ tài khoản;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua
người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm
a và b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm thẻ căn
cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của
người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách
đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ tài khoản.
2. Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy
định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh
toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt
động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định
của pháp luật;
c) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại
diện hợp pháp và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người
phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán kèm thẻ căn cước
công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những
người đó.”
“4. Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này (ngoại trừ Giấy đề nghị mở tài khoản thanh
toán lập theo mẫu của ngân hàng) là bản chính hoặc bản sao. Đối với các giấy tờ
trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài, ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với khách hàng về việc dịch ra tiếng Việt
nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. https://docluat.vn/archive/1628/
2. https://docluat.vn/archive/3057/
3. https://docluat.vn/archive/3314/
a) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh
toán được thành lập và hoạt động hợp pháp (quyết định thành lập, giấy phép hoạt
động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); giấy tờ chứng minh tư cách người
đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
(quyết định bổ nhiệm, văn bản ủy quyền) phải được dịch toàn bộ ra tiếng Việt;
b) Hộ chiếu và các giấy tờ khác trong hồ sơ mở tài khoản
thanh toán chỉ phải dịch ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
c) Bản dịch ra tiếng Việt phải được đính kèm bản chính
bằng tiếng nước ngoài để kiểm tra, đối chiếu;
d) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm
kiểm soát và đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ về nội dung được dịch
ra tiếng Việt so với nội dung của các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài.”
8. Khoản 1, khoản 2 Điều 13 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“1. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán cá nhân phải có
đủ những nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về chủ tài khoản, bao gồm:
– Đối với cá nhân là người Việt Nam: họ và tên, ngày,
tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số thẻ căn
cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày
cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại; thuộc
đối tượng người cư trú hay người không cư trú;
– Đối với cá nhân là người nước ngoài: họ và tên, ngày,
tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số hộ chiếu còn
thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở
nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam; thuộc đối tượng người cư trú hay
người không cư trú.
b) Đối với trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán
thông qua người người giám hộ, người đại diện theo pháp luật: thông tin về
người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản, bao gồm:
– Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật
của chủ tài khoản là cá nhân, các thông tin về người giám hộ, người đại diện
theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Trường hợp người giám hộ của chủ tài khoản là tổ chức,
các thông tin gồm: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính,
địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax (nếu có); lĩnh vực hoạt động, kinh
doanh; người đại diện hợp pháp của tổ chức đó.
c) Mẫu chữ ký của chủ tài khoản hoặc người đại diện theo pháp luật, người giám
hộ và những người khác có liên quan (nếu có) trên chứng từ giao dịch với ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức phải
có đủ những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở
chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;
b) Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở
tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế
toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này;
d) Mẫu chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản, mẫu dấu (nếu
có), mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ
chức mở tài khoản thanh toán.”
9. Sửa đổi khoản 3, khoản 4, khoản 5
và bổ sung khoản 6 vào Điều 14 như sau:
“3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo
các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ
theo quy định, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng
mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng như sau:
a) Đối với chủ tài khoản thanh toán là cá nhân: ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản hoặc
người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (đối với trường
hợp mở tài khoản thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật) khi ký
hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán. Trường hợp cá nhân ở nước ngoài,
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thể gặp mặt trực tiếp thì có
thể thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua ngân hàng đại
lý hoặc bên trung gian nhưng phải đảm bảo xác minh được chính xác về chủ tài
khoản và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc xác minh, nhận biết chủ tài
khoản thanh toán của đơn vị mình. Việc lựa chọn bên trung gian thực hiện xác
minh thông tin khách hàng phải tuân thủ quy định tại Điều 10
Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật phòng chống rửa tiền và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế
(nếu có);
b) Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp
pháp của chủ tài khoản khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhưng
phải áp dụng các biện pháp để xác minh sự chính xác về dấu (nếu có) và chữ ký
của người người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trên hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán và
đảm bảo khớp đúng với mẫu dấu
(nếu có), mẫu chữ ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
c) Đối với tài khoản thanh toán chung:
– Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán
chung là cá nhân, thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký
hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a khoản này;
– Trường hợp các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán
chung là tổ chức thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp
đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm b khoản này.
4. Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán:
a) Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán có các nội
dung sau:
– Số hợp đồng, thời điểm (ngày, tháng, năm) lập hợp đồng;
– Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chủ tài
khoản và họ tên người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản (nếu chủ tài khoản là tổ chức),
họ tên người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (nếu chủ
tài khoản là cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 11
Thông tư này);
– Số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán;
– Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Quy định về phí (các loại phí, việc thay đổi về phí);
– Việc cung cấp thông tin và hình thức thông báo cho chủ
tài khoản biết về: số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán,
việc tài khoản thanh toán bị phong tỏa, và các thông tin cần thiết khác trong
quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;
– Các trường hợp tạm khóa và ngừng tạm khóa tài khoản
thanh toán;
– Phạm vi sử dụng tài khoản thanh toán và các trường hợp
từ chối lệnh thanh toán của chủ tài khoản;
– Việc sử dụng tài khoản thanh toán để chi trả các khoản
thanh toán thường xuyên, định kỳ theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và
các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ
thanh toán;
– Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật
trong sử dụng tài khoản thanh toán;
– Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời
hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại
theo quy định tại Điều 15a Thông tư này;
– Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán và việc xử lý
số dư còn lại sau khi đóng tài khoản thanh toán.
1. https://docluat.vn/archive/1520/
2. https://docluat.vn/archive/1517/
3. https://docluat.vn/archive/3301/
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, các
bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này
và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện
giao dịch chung trong giao kết hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện:
– Niêm yết công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch
chung về mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại trụ sở và đăng tải trên trang
thông tin điện tử của tổ chức mình;
– Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng mẫu, điều kiện
giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết hợp đồng mở, sử dụng tài
khoản thanh toán và có xác nhận của khách hàng về việc đã được ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp đầy đủ thông tin;
d) Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán phải được
gửi cho khách hàng 01 (một) bản.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn
khách hàng về trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý hồ sơ mở tài khoản thanh toán,
phương thức và địa điểm ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán cho từng
đối tượng khách hàng phù hợp với điều kiện và khả năng cung ứng của đơn vị mình
nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền,
pháp luật khác liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ, đầy
đủ của hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán.
6. Trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ mở tài
khoản thanh toán đối với trường hợp khách hàng mở thêm tài khoản thanh toán tại
cùng một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng đó quyết định nhưng phải đảm bảo thu thập và xác minh đầy đủ thông tin
nhận diện khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.”
10. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là
người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được thực hiện thông qua người
giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thực hiện các giao dịch thanh toán
thông qua tài khoản thanh toán của người được giám hộ hoặc người mà mình làm
đại diện theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và đại diện.”
11. Bổ sung Điều 15a như sau:
“Điều 15a. Xử lý tra soát, khiếu nại trong sử dụng tài
khoản thanh toán
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách
nhiệm tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại của khách hàng trong quá trình sử
dụng tài khoản thanh toán đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Áp dụng tối thiểu hai hình thức tiếp nhận thông tin
tra soát, khiếu nại bao gồm qua tổng đài điện thoại (có ghi âm) và qua các điểm
giao dịch của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đảm bảo xác thực những
thông tin cơ bản mà khách hàng đã cung cấp cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài;
b) Xây dựng mẫu giấy đề nghị tra soát, khiếu nại để khách
hàng sử dụng khi đề nghị tra soát, khiếu nại. Trường hợp tiếp nhận thông tin
qua tổng đài điện thoại, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu
khách hàng bổ sung giấy đề nghị tra soát, khiếu nại theo mẫu trong thời gian
quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm căn cứ chính thức để
xử lý tra soát, khiếu nại. Trường hợp ủy quyền cho người khác đề nghị tra soát,
khiếu nại, khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền;
c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa
thuận và quy định cụ thể về thời hạn khách hàng được quyền đề nghị tra soát,
khiếu nại nhưng không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đề nghị tra
soát, khiếu nại.
2. Thời hạn xử lý tra soát, khiếu nại:
a) Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp
nhận đề nghị tra soát, khiếu nại lần đầu của khách hàng theo một trong các hình
thức tiếp nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài có trách nhiệm xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại của khách
hàng;
b) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày
thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thực hiện bồi hoàn tổn thất cho khách hàng theo thỏa thuận và
quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi
của khách hàng và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận
về điều khoản và điều kiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
c) Trong trường hợp hết thời hạn xử lý tra soát, khiếu
nại được quy định tại điểm a khoản này mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân
hay lỗi thuộc bên nào thì trong vòng 15 ngày làm việc tiếp theo, ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý tra
soát, khiếu nại.
3. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm, ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và báo cáo Ngân hàng Nhà
nước (Vụ Thanh toán, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước
tỉnh, thành phố trên địa bàn); đồng thời, thông báo bằng văn bản cho khách hàng
về tình trạng xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại. Việc xử lý kết quả tra soát,
khiếu nại thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết
không có yếu tố tội phạm, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý kết quả tra soát, khiếu nại.
4. Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
khách hàng và các bên liên quan không thỏa thuận được và/hoặc không đồng ý với
quá trình đề nghị tra soát, khiếu nại thì việc giải quyết tranh chấp được thực
hiện theo quy định của pháp luật.”
12. Điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 17
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong
tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong
các trường hợp sau:
b) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có
nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc
theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển
tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số
tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn,
sai sót;”
“2. Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức
thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ
tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài
khoản biết về lý do và
phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản
thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được
sử dụng bình thường.”
13. Điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều
18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng
tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán của chủ
tài khoản và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài
khoản thanh toán. Trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn
chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc đóng tài khoản được thực hiện theo
yêu cầu của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản;”
“4. Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản thanh toán được
xử lý như sau:
a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản; người giám hộ,
người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản trong trường hợp chủ tài khoản
là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng
lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người
được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá
nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, mất tích;”
14. Thay thế Phụ lục số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư
số 23/2014/TT-NHNN bằng Phụ lục số 01, 02 đính kèm Thông tư này.
15. Bổ sung Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này.
Điều 2. Hủy bỏ khoản 2 Điều 1, khoản 3 Điều 15,
điểm c khoản 1, khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phối hợp với
khách hàng là tổ chức (trừ tổ chức là pháp nhân) đã mở tài khoản thanh toán
trước thời điểm Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày
19/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử
dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi
tắt là Thông tư số 32/2016/TT-NHNN) có hiệu lực thi hành thực hiện việc thay
đổi chủ tài khoản là tổ chức mở tài khoản thanh toán mà không cần ký lại hợp
đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản
của khách hàng.
2. Trường hợp khách hàng đã ký lại hợp đồng mở, sử dụng
tài khoản thanh toán để chuyển đổi hình thức mở tài khoản thanh toán theo quy
định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 32/2016/TT-NHNN (đã
được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 02/2018/TT-NHNN
ngày 12/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2016/TT-NHNN),
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng về việc có
thể thỏa thuận về tên tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm
a khoản 4 Điều 14 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung tại khoản
9 Điều 1 Thông tư này) và thực hiện thay đổi tên tài khoản thanh toán theo yêu
cầu bằng văn bản của khách hàng.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2019.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 32/2016/TT-NHNN và
Thông tư số 02/2018/TT-NHNN ngày 12/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 32/2016/TT-NHNN.
BIỂU MẪU KÈM THEO
Phụ lục số 01_GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÀI |
Phụ lục số 02_BẢN ĐĂNG KÝ MẪU DẤU, |
Phụ lục số 03_THÔNG BÁO THAY ĐỔI |
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |