BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐIỀU LỆ
Ngày
26/11/2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua
thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015.
Một trong những điểm thay đổi nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014 là những quy
định liên quan đến vốn điều lệ cũng như thủ tục góp vốn và đăng ký thay đổi vốn
điều lệ. Những quy định này đã xử lý được bất cập về tình trạng vốn “ảo”, vốn
“khống” hay những tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông công ty về tỷ lệ góp
vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Bài viết dưới đây sẽ phân tích bản
chất của vốn điều lệ và vai trò của vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh
nghiệp 2014.
1.
Vốn điều lệ là vốn thực góp
Có thể thấy rằng, trước khi
Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành, các khái niệm về vốn công ty, đặc
biệt đối với công ty cổ phần chưa đủ rõ ràng, chưa thật chặt chẽ và có sự chưa
thống nhất giữa quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và văn bản hướng dẫn
thi hành. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2005 sử dụng thuật ngữ “ cổ phần được quyền
chào bán”; trong khi đó, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
Doanh nghiệp 2005 lại sử dụng thuật ngữ “ cổ phần đã phát hành”, “cổ phần được
quyền phát hành”. Điều này đã gây ra những tác động không mong muốn như: nhầm
lẫn về cơ cấu sở hữu thực tế trong doanh nghiệp, tranh chấp không đáng có trong
nội bộ công ty…
Để giải quyết bài toán nêu trên, khái niệm vốn điều lệ trong Luật
Doanh nghiệp 2014 đã xác định cụ thể là vốn thực góp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp
2014 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp
hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập
doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.
Như vậy, chỉ có tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều
lệ mới là số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp/đăng ký mua vào công
ty. Nếu sau thời hạn nêu trên mà thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa
thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp/đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều
chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.
Đối với loại hình công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy
định cụ thể, rõ ràng và thống nhất các khái niệm về vốn đối với công ty cổ
phần. Theo đó:
– Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã
bán các loại. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ
đông thanh toán đủ cho công ty
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/archive/3543/
2. https://docluat.vn/archive/2165/
3. https://docluat.vn/archive/3796/
– Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ
phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn
– Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được
thanh toán.
2.
Đặc điểm của vốn điều lệ
a) Vốn điều lệ khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp
trong một thời hạn nhất định
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì thời hạn để thực
hiện việc góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp là không thống nhất. Đối
với loại hình công ty cổ phần, người tham gia góp vốn có thời hạn 90 ngày để
hoàn thành việc góp vốn; trong khi đó, thời hạn này đối với loại hình trách
nhiệm hữu hạn là 36 tháng. Điều này đã làm phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp
không đáng có trong nội bộ công ty như: nhầm lẫn về vốn điều lệ, nhầm lẫn về cơ
cấu sở hữu,.v.v…
Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy
định thống nhất về thời hạn góp vốn điều lệ đối với các loại hình doanh nghiệp.
Theo đó, thành viên, cổ đông phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công
ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết/đăng ký mua khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ
theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các
nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng
ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh
toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày
01/7/2015, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.
b) Vốn điều lệ có thể
được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau
Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử
dụng để góp vốn vào công ty. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở
hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá
được bằng Đồng Việt Nam.
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/archive/1521/
2. https://docluat.vn/archive/2517/
3. https://docluat.vn/archive/3449/
Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, Luật cũng quy định rõ quyền sở
hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các
quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá
nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử
dụng các tài sản đó để góp vốn.
3.
Vai trò cơ bản của vốn điều lệ trong công ty
Một trong những ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ là cơ sở để xác
định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công
ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa
các thành viên, cổ đông trong công ty.
Cụ thể, thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Đồng thời, Luật Doanh nghiệp cũng quy định thành viên, cổ đông có
số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp cũng như được chia lợi nhuận
tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định
điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:
Theo quy định tại Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 thì tổ chức,
cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp
tác xã và phải có vốn điều lệ không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Hoặc theo quy
định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì một trong các điều kiện đối với
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ là phải có mức vốn điều lệ tối
thiểu là 100 tỷ đồng.
Có thể nói rằng việc Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thay đổi bản
chất của vốn điều lệ trở thành vốn thực góp đã xử lý được những bất cập về vốn
“ảo” cũng như tạo ra cơ sở pháp lý để doanh nghiệp có thể điều chỉnh được vốn
điều lệ về đúng với số vốn thực góp trong quá trình hoạt động. Bài viết tiếp
theo sẽ giới thiệu về các trường hợp cũng như điều kiện để doanh nghiệp có thể
thực hiện giảm vốn điều lệ.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |