Sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội
thông qua Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL và Chính phủ ban hành Nghị định số
63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, ngày 29/4 vừa
qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn
việc thực hiện pháp điển hệ thống QPPL, Thông tư này có hiệu lực từ ngày
15/6/2014. Để việc thực hiện pháp điển tại các cơ quan được thống nhất, chất
lượng và hiệu quả và kịp thời, hôm nay (ngày 10/6/2014), Bộ Tư pháp tổ chức Hội
nghị triển khai Thông tư số 13/2014/TT-BTP cho các cơ quan thực hiện pháp điển.
Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ, đồng chí Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Kiểm
tra văn bản QPPL đã chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị có sự tham dự của hơn
80 đại biểu đại diện các tổ chức pháp chế của 27 cơ quan thực hiện pháp điển và
tổ chức pháp chế của các Tổng cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Tại Hội
nghị, đồng chí Lê Hồng Sơn cho biết trong những năm qua, công tác xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết như hệ
thống pháp luật nước ta còn rất phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, với nhiều
chủ thể ban hành nhiều loại văn bản QPPL; số lượng văn bản QPPL được ban hành là
rất lớn và ngày càng nhiều mà chưa có một địa chỉ hay tài liệu nào tập hợp được
đầy đủ, có độ chính xác và tin cậy cao; các văn bản chưa được rà soát, phân
loại, sắp xếp một cách hệ thống theo những chủ đề nhất định.
Do vậy, việc tiếp cận, tra cứu để áp dụng, thực hiện văn bản QPPL
ngày càng trở nên khó khăn. Chi phí về thời gian, nguồn lực cho việc áp dụng,
thực hiện pháp luật cũng tăng lên cùng với những rủi ro khó lường, ảnh
hưởng đến tính minh bạch, thống nhất,
đơn giản, khả thi của hệ thống pháp luật; làm giảm niềm tin của người dân, cộng
đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào hệ thống pháp luật trong quá
trình thực hiện các quyền dân sinh, đầu tư kinh doanh.
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/archive/2014/
2. https://docluat.vn/archive/2546/
3. https://docluat.vn/archive/2411/
Trước
thực trạng đó, ngày 16/4/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh
pháp điển hệ thống QPPL. Pháp lệnh pháp điển được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp
lý để các cơ quan nhà nước ở trung ương, trong một thời gian nhất định và theo
một trình tự, thủ tục thống nhất, tiến hành rà soát, tập hợp các QPPL hiện hành
ở cấp trung ương, sắp xếp các quy phạm đó theo một trật tự với bố cục logic,
hợp lý và dễ dàng tra cứu thành Bộ pháp điển.
Pháp điển hệ thống QPPL ở nước ta là một nhiệm vụ mới, khó khăn và
phức tạp nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng một hệ thống QPPL như: Tập được tất cả các QPPL điều chỉnh
một quan hệ xã hội đang nằm phân tán, rải rác ở nhiều văn bản vào một chỗ giúp
các cá nhân, cơ quan, tổ chức thuận tiện trong tra cứu và sử dụng; góp phần bảo
đảm tính minh bạch và nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp
luật; tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm luật….
Đồng chí cũng đã nêu những nhiệm vụ cơ bản và yêu cầu các cơ quan
thực hiện pháp điển cũng như Bộ Tư pháp phải thực hiện sau khi Thông tư số 13
có hiệu lực như: Xây dựng các văn bản nội bộ thuộc thẩm quyền để tổ
chức thực hiện pháp điển tại cơ quan mình; bố trí, bổ sung biên chế cho các đơn
vị được giao nhiệm vụ thực hiện pháp điển, quản lý công tác pháp điển; chú
trọng hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác pháp điển và bố trí
các điều kiệm bảo đảm khác để thực hiện pháp điển….Trong đó nhấn mạnh các cơ quan thực hiện pháp điển trong quá trình
triển khai phải tăng cường công tác phối hợp, gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc
nào cần trao đổi ngay với Bộ Tư pháp thông qua Cục Kiểm tra văn bản QPPL để
được giải đáp, hướng dẫn kịp thời. Đồng thời, để đảm bảo hoàn thành kết quả
pháp điển hiệu quả, chất lượng, đúng lộ trình. Trước mắt, các cơ quan có thẩm
quyền thực hiện pháp điển phải thực hiện tốt công tác rà soát, hệ thống hóa văn
bản QPPL, sớm công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ đầu để có cơ sở thực
hiện pháp điển các đề mục được giao.
Cũng tại Hội nghị, đồng chí Đồng Ngọc Ba, Phó Cục
trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL và đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Trưởng phòng
Phòng Pháp điển hệ thống QPPL đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Pháp lệnh
pháp điển hệ thống QPPL, Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL và Thông tư liên tịch
số 192/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/12/2013 của liên Bộ Tài chính, Tư pháp hướng
dẫn về kinh phí thực hiện pháp điển. Đồng thời phân tích sâu những nội dung
Thông tư số 13/2014/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện
pháp điển.
Trên cơ sở đó, Hội nghị đã nhận được
nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn của các cơ quan thực hiện
pháp điển về những nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới và Lãnh đạo Cục
Kiểm tra văn bản QPPL đã trực tiếp giải đáp các ý kiến của các đại biểu tham dự.
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/archive/2275/
2. https://docluat.vn/archive/3528/
3. https://docluat.vn/archive/2266/
Tại Hội nghị, Lãnh đạo Cục Kiểm tra văn
bản QPPL cũng cho biết, ngày 06/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân
công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục; đồng thời, Bộ Tư pháp cũng
đang chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bộ Pháp điển.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nói trên, Bộ Tư pháp tiếp tục
tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 843/QĐ-TTg và Đề án xây dựng Bộ Pháp
điển để các cơ quan cùng thống
nhất trong việc tổ chức triển khai thực hiện pháp điển. Đồng thời, để trang bị thêm kiến thức, kỹ
năng nghiệp vụ pháp điển cho các công chức của các cơ quan thực hiện pháp điển,
Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức lớp tập huấn trong 02 ngày về kỹ năng, nghiệp vụ
pháp điển vào tháng 10/2014.
Kết
thúc Hội nghị, Lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản QPPL cảm ơn và ghi nhận những ý
kiến pháp biểu, những đóng góp cụ thể của các đại biểu đồng thời kỳ vọng các cơ
quan và từng công chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác pháp điển cùng với
Bộ Tư pháp có sự quyết tâm, nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo để xây dựng thành công
Bộ pháp điển.