(Chinhphu.vn) – Trong khi Bộ Công Thương muốn sửa đổi Luật
Thương mại thì có luật sư đặt vấn đề bỏ hẳn Luật này hoặc bãi bỏ nhiều nội dung
trong Luật, đồng thời thay đổi căn bản cách tiếp cận khi sửa đổi.
Tại hội thảo ngày 16/10
tại Hà Nội về tổng kết thực hiện thi hành Luật Thương mại 2005, Bộ Công Thương
và Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) gửi tới các đại
biểu tham dự tập tài liệu dày tới gần 1 nghìn trang, cho thấy việc sửa đổi Luật
Thương mại là cần thiết đến mức nào.
Bà Trần Đỗ Quyên, Phó Vụ
trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho biết Bộ dự kiến trình Chính phủ Luật
Thương mại (sửa đổi) vào năm 2017 và thông qua vào năm 2018. Cũng trên cơ sở
tổng kết thi hành Luật Thương mại, Bộ đề xuất dự án Luật Quản lý ngoại thương,
dự kiến trình Chính phủ vào tháng 5/2016. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng kiến
nghị sửa đổi, bổ sung một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thực
hiện Luật Thương mại.
Ủng hộ quan điểm của Bộ
Công Thương, ông Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng
pháp luật, Bộ Tư pháp, đưa ra tới 21 vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Luật
Thương mại, từ phạm vi điều chỉnh của Luật cho đến các vấn đề cụ thể như khái
niệm thương nhân, nghĩa vụ bảo hành hay xác định giá trị bồi thường thiệt hại…
Luật
công hay luật tư?
Bà |
Hoan nghênh đề xuất của
Bộ Công Thương, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC)
nhắc lại một thực tế là cuối năm 2014, Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm
cho rằng chưa cần thiết sửa đổi Luật Thương mại.
Chỉ trình bày tham luận về chế định hợp đồng trong Luật, nhưng vị luật sư này
đã đề nghị bãi bỏ hàng loạt nội dung và thậm chí là bỏ hẳn Luật này, với lý do
nhiều nội dung đã được quy định tại các luật khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự.
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/archive/2944/
2. https://docluat.vn/archive/1405/
3. https://docluat.vn/archive/3530/
Chẳng hạn, các nguyên
tác cơ bản trong hoạt động thương mại mà Luật Thương mại quy định thì hoặc là
đã được điều chỉnh trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, như nguyên tắc bình đẳng, tự do tự nguyện thực hiện, bảo vệ người tiêu
dùng. Còn các nguyên tắc như áp dụng thói quen, áp dụng tập quán hay thừa nhận
giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại thì theo luật
sư này, lại không thể coi là nguyên tắc.
Một ví dụ khác là chế
định về hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo ông Trần Hữu Huỳnh, các nội dung này
trong Luật Thương mại trùng tới 80% so với nội dung trong Bộ luật Dân sự. Hơn
nữa, Bộ luật Dân sự còn quy định chi tiết hơn với hẳn 1 chương và 111 điều.
Mặt khác, ông Huỳnh đề
nghị chuyển toàn bộ 6 điều từ 28 đến 33 về mua bán hàng hóa quốc tế sang dự
Luật Quản lý ngoại thương, vì chủ yếu liên quan đến quản lý nhà nước.
Tương tự, các nội dung
về hợp đồng cung ứng dịch vụ, gia công, đấu giá hàng hóa đấu thầu… cũng đều có
thể áp dụng Bộ luật Dân sự hoặc các luật chuyên ngành khác về xây dựng, bảo
hiểm, tín dụng, quảng cáo… với những quy định còn chi tiết và cụ thể hơn nhiều.
Tựu trung lại, luật sư
Trần Hữu Huỳnh đề nghị việc sửa đổi Luật Thương mại cần đặt trong tổng thể rà
soát các luật chuyên ngành khác để tránh trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn.
“Cũng cần tính đến vấn
đề có cần thiết giữ Luật Thương mại hay không và nếu giữ, thì phải chăng luật
này nên mang tính chất luật công là chủ yếu, thay vì là một luật tư như hiện
nay?”, ông Huỳnh đặt vấn đề.
Luật
Thương mại bị “lãng quên”
Có nhiều quan điểm tương
đồng, luật sư Ngô Việt Hòa cũng cho rằng nhiều quy định trong Luật Thương mại
gây ra sự chồng chéo không cần thiết trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là Bộ
luật Dân sự. Và Luật Thương mại về cơ bản là một luật tư nhưng các văn bản
hướng dẫn Luật Thương mại lại hầu hết xử lý các qua hệ công. “Luật Thương mại
ra đời dường như làm phức tạp hơn vấn đề áp dụng luật cho các quan hệ tư”, vị
này nói.
Ông Ngô Việt Hòa đề nghị
khi sửa đổi, cần từ bỏ cách tiếp cận Luật Thương mại là luật chung áp dụng cho
các hoạt động thương mại. Thay vào đó, Luật trở thành một luật chuyên ngành,
chỉ quy định các hoạt động thương mại đặc thù.
Thực tế, theo bà Nguyễn
Thị Diệu Hồng, Ban Pháp Chế, VCCI, do sự trùng lặp như trên, khi áp dụng cho
các hoạt động thương mại cụ thể thì Luật Thương mại đang “lãng quên” và các văn
bản pháp luật chuyên ngành được sử dụng. Do đó, Luật Thương mại chỉ nên quy
định những điều có tính đặc thù, loại bỏ các quy định đã có trong Bộ luật Dân
sự và các luật chuyên ngành….
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/archive/2052/
2. https://docluat.vn/archive/1273/
3. https://docluat.vn/archive/2163/
Viện Khoa học xét xử,
Tòa án Nhân dân tối cao cũng cho rằng Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự có
nhiều quy định trùng nhau như hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài
sản, hợp đồng đại diện cho thương nhân và hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cho thuê
hàng hóa và hợp đồng cho thuê tài sản…
Hơn nữa, nhiều quy định
trong 2 luật còn mâu thuẫn nhau, như về địa điểm giao hàng khi không có sự thỏa
thuận, Luật Thương mại quy định tại địa điểm kinh doanh của người bán, còn Bộ
luật Dân sự quy định tại trụ sở của người có quyền-tức là người mua. Hay về mức
phạt vi phạm, Bộ luật Dân sự quy định do các bên thỏa thuận và không có giới
hạn tối đa, nhưng Luật Thương mại quy định mức không quá 8% giá trị phần nghĩa
vụ bị vi phạm…
“Việc rà soát những nội
dung gây khó khăn, vướng mắc của Luật Thương mại cần đặt trong bối cảnh Bộ luật
Dân sự đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, để cân nhắc có những định hướng
và nội dung sửa đổi phù hợp”, Viện Khoa học xét xử đề nghị.
Đối Theo |
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |