1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng chịu thuế1.3 Điều 3. Đối tượng không chịu thuế1.4 Điều 4. Người nộp thuế
2.1 Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt2.2 Điều 6. Thuế suất thuế TTĐB
3.1 Điều 7. Hoàn thuế3.2 Điều 8. Khấu trừ thuế3.3 Điều 9. Giảm thuế
4.1 Điều 10. Hiệu lực thi hành4.2 Điều 11. Tổ chức thực hiện
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG
TƯ 195/2015/TT-BTC
ngày 24 tháng 11 năm
2015
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH
SỐ 108/2015/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Luật số 71/2014/QH13 ngày 26
tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về
thuế;
Căn cứ Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ
Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề
nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ như
sau:
Chương
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông
tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được thực
hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
ngày 14 tháng 11 năm 2008, tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 ngày 26
tháng 11 năm 2014 và Điều 2 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10
năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000
BTU trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB: trường hợp cơ sở sản xuất bán
hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì
hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu
thuế TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh).
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa quy định tại Điều 2
Thông tư này không thuộc diện chịu thuế TTĐB trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất,
gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để
xuất khẩu, bao gồm:
1.1. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất
khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất,
trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.
Cơ sở có hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB
quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ
thể như sau:
– Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước
ngoài.
– Hoá đơn bán hàng hoá xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh
toán tiền gia công.
– Tờ khai hàng hoá xuất khẩu.
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản
của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo
các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của
ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu
về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp
thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời
hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với
nước ngoài qua ngân hàng.
1.2. Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB
nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu,
trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo chế độ quy
định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất
bán hàng hoá này phải nộp thuế TTĐB.
1.3. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ
sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
Cơ sở sản xuất có hàng hoá thuộc trường hợp không phải
chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng hoá đã
thực tế xuất khẩu như sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hoá để xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy
thác xuất khẩu đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu giữa cơ sở sản xuất và cơ
sở kinh doanh xuất khẩu.
– Hóa đơn bán hàng, giao hàng uỷ thác xuất khẩu.
– Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặc từng phần) hợp
đồng bán hàng hoá để xuất khẩu, biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu
thể hiện rõ các nội dung sau:
Tên, số lượng, chủng loại, mặt hàng, giá bán của hàng hoá
đã thực tế xuất khẩu; hình thức thanh toán; số tiền và số, ngày chứng từ thanh
toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng của người mua nước ngoài cho cơ sở xuất
khẩu; số tiền và số, ngày của chứng từ thanh toán giữa cơ sở sản xuất với cơ sở
xuất khẩu hoặc cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày của hợp đồng xuất khẩu,
bản sao tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Đối với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác xuất
khẩu để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh
doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi tiêu
thụ (bán) trong nước.
1.4. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển
lãm ở nước ngoài.
Cơ sở có hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ
triển lãm phải có đủ thủ tục:
– Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợ triển lãm ở
nước ngoài.
– Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải
quan về hàng hoá đã xuất khẩu.
– Bảng kê hàng bán tại hội chợ triển lãm.
– Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hoá bán tại hội
chợ triển lãm, trường hợp bán hàng thu tiền mặt có giá trị trên mức quy định
thì phải khai báo với cơ quan Hải quan, có chứng từ nộp tiền vào ngân hàng theo
quy định hiện hành.
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các
trường hợp sau:
2.1. Hàng viện trợ nhân đạo,
viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm:
a) Hàng
viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu
bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng
trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên
tai, dịch bệnh.
b) Quà
tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
c) Quà biếu, quà tặng
cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
2.2. Hàng hóa quá
cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu,
bao gồm:
a) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
c) Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước
ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
nước ngoài ủy quyền.
d) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
2.3. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất
khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo
quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp
thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái
nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực
tái nhập khẩu.
2.4. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái
xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân
không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức,
cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế
TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.5. Đồ dùng của tổ chức, cá
nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp
luật về miễn trừ ngoại giao.
2.6. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn
thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập
cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
2.7. Hàng nhập khẩu để bán miễn
thuế tại các cửa hàng bán hàng
miễn thuế theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế
quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu
phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ
hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi
thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới
24 chỗ.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền
giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều này được thực hiện như quy
định về giải quyết không thu thuế, miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng
thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB khi nhập khẩu theo quy định tại
khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai, nộp
thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ
quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Tàu bay, du thuyền sử
dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du
lịch và tàu baysử
dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế TTĐB
nhưng sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành
khách, kinh doanh du lịch và mục
đích an ninh, quốc phòngthì phải chịu thuế
TTĐB.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền nhập khẩu chuyển
đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền được sản xuất
trong nước chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB theo giá trị
còn lại sau khi trừ giá trị đã khấu hao theo quy định với cơ quan thuế quản lý
trực tiếp.
5. Đối với xe ô tô quy định tại khoản 4 Điều
3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại xe theo thiết kế của nhà sản
xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe kiểm tra,
kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình lưu
động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở
lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu
hành, không tham gia giao thông và các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký
lưu hành, không tham gia giao thông do Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ
quan liên quan có hướng dẫn cụ thể.
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô có thiết kế chỉ dùng
để chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không
tham gia giao thông thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB nêu tại khoản 5 Điều
này phải xuất trình cho cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu hồ sơ, thủ
tục sau:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng minh
cơ sở nhập khẩu có chức năng kinh doanh khu vui chơi, giải trí, thể thao (có chữ
ký, đóng dấu của cơ sở nhập khẩu).
– Cơ sở kinh doanh nhập khẩu ghi rõ trên Tờ khai hàng hoá
nhập khẩu nội dung: “xe ô tô được thiết kế, chế tạo chỉ dùng chạy trong khu vui
chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông”.
Cơ sở nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ nhập khẩu.
Cơ quan hải quan nơi cơ sở kinh doanh nhập khẩu đăng ký
mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu kiểm tra hàng hóa và không thu thuế TTĐB mặt hàng
nêu trên, không cấp Tờ khai xác nhận nguồn gốc xe nhập khẩu cho cơ sở kinh
doanh nhập khẩu.
Trường hợp xe ô tô có thiết kế chỉ dùng chạy trong khu
vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao
thông không phải chịu thuế TTĐB, cơ sở nhập khẩu đã làm thủ tục nhập khẩu như
hướng dẫn tại khoản 5 Điều này với cơ quan hải quan, nếu thay đổi mục đích sử
dụng so với khi nhập khẩu, không sử dụng trong khu vui chơi, giải trí, thể thao
và là loại xe ô tô thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì cơ sở nhập khẩu phải kê
khai, nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ
tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhập khẩu
không khai báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để nộp thuế TTĐB
do thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu thì cơ sở nhập khẩu sẽ bị xử
phạt theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở
xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao
gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu;
uỷ thác nhập khẩu hệ thống điều hoà trung tâm trên 90.000 BTU hoặc cơ sở kinh
doanh nhập khẩu ký hợp đồng với nhà thầu lắp đặt thiết bị trong nước về việc
cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm trên 90.000 BTU; việc giao hàng tùy thuộc
vào tiến độ thi công công trình (hệ thống điều hòa này được nhập khẩu thành
nhiều lần, nhiều chuyến) để không phải tính nộp thuế TTĐB đối với từng lần nhập
khẩu là các chi tiết của thiết bị nhập khẩu như cục nóng hoặc cục lạnh thì hồ
sơ cần xuất trình với cơ quan hải quan gồm:
– Hợp đồng nhập khẩu (trường hợp uỷ thác
nhập khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu) hoặc hợp đồng mua bán (bản
chính hoặc bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu) hệ thống điều hòa
trung tâm với nhà thầu thi công trong nước; trong hợp đồng phải thể hiện đây là
thiết bị đồng bộ có công suất trên 90.000 BTU được nhập khẩu nguyên chiếc theo
tiêu chuẩn của nhà sản xuất kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết của thiết bị
nhập khẩu.
– Sơ đồ kết nối hệ thống điều hòa trung
tâm có xác nhận của đơn vị nhập khẩu và nhà thầu thi công (trong trường hợp có
nhà thầu thi công).
– Chứng thư giám định về công suất và
tính đồng bộ của thiết bị nhập khẩu, đồng thời các bộ phận tách rời (cục nóng,
cục lạnh) hoặc nhóm các bộ phận tách rời của thiết bị không thể tự hoạt động
độc lập do cơ quan giám định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp.
Trường hợp từng bộ phận tách rời hoặc
một số bộ phận tách rời lắp được thành một máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh, có
công suất từ 90.000 BTU trở xuống hoạt động độc lập không cần kết nối với hệ
thống thì từng bộ phận này vẫn phải chịu thuế TTĐB.
– Bản cam kết của cơ sở kinh doanh nhập
khẩu về việc sử dụng hàng nhập khẩu đúng mục đích và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật về cam kết của mình.
Căn cứ vào hồ sơ xuất trình của cơ sở kinh doanh, cơ quan
hải quan lập phiếu theo dõi trừ lùi như Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông
tư này để theo dõi quản lý.
Điều 4.
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế TTĐB là tổ
chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:
1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký
kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật
Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.
1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính
trị – xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các
tổ chức khác.
1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên
nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập
và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người
nộp thuế TTĐB. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp
đủ thuế TTĐB.
Chương II. CĂN CỨ
TÍNH THUẾ
Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng
hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB,
thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể
như sau:
1. Đối với hàng
hóa nhập khẩu (trừ xăng các loại) do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra
và hàng hóa sản xuất trong nước, giá
tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá |
– |
Thuế |
1 |
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia
tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế
bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi
trường.
a) Trường hợp cơ sở nhập
khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ xăng các loại), cơ sở sản xuất hàng hóa chịu
thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn
cứ tính thuế TTĐB là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở
nhập khẩu (trừ cơ sở nhập khẩu mặt hàng xăng các loại), cơ sở sản xuất bán hàng
thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá
làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản
xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
b) Trường hợp cơ sở nhập khẩu
hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô
tô dưới 24 chỗ và xăng các loại), cơ
sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương
mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá
bán của cơ
sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bán ra nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong
tháng của cùng loại sản phẩm do các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.
Trường hợp giá bán của cơ sở
nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô
tô dưới 24 chỗ và xăng các loại) và giá bán của cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng
của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế
TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cơ sở kinh doanh thương mại
quy định tại điểm này là cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc
công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và là cơ
sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại có hợp đồng mua bán hàng hóa với cơ
sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc có hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty mẹ,
công ty con, công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập
khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định
theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Tổng công ty bia B là
đơn vị sở hữu thương hiệu bia B, bán
nguyên vật liệu chính cho các đơn vị sản xuất sản phẩm bia B.
Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia B cho Công ty TNHH MTV thương mại bia B là công ty
con của Tổng công ty bia B.
Công ty TNHH MTV thương mại bia B bán sản phẩm bia B cho các
Công ty cổ phần thương mại khu vực là công ty con của Công ty TNHH MTV thương
mại bia B.
Các Công ty cổ phần thương mại khu vực ký hợp đồng bán
sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con
với Tổng công ty bia B, Công ty TNHH MTV thương mại bia B, các công ty cổ phần
thương mại khu vực); các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 2,
nhà hàng, người tiêu dùng…
Cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB
theo giá bán ra của các Công ty cổ phần thương mại khu vực nhưng không được
thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các
đại lý cấp 1 bán ra.
Ví dụ 2: Tổng công ty bia X là đơn vị sở hữu thương hiệu
bia X. Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, Tổng công ty bia X nắm công nghệ sản
xuất, bán nguyên liệu, vỏ chai, nhãn mác cho các đơn vị sản xuất bia và đơn vị
sản xuất bia bán lại sản phẩm bia X cho Tổng công ty bia X.
Tổng công ty bán lại các sản phẩm bia X cho Công ty TNHH MTV thương mại bia X là công ty con của Tổng
công ty bia X.
– Đối với sản phẩm bia lon, bia chai X, Công ty TNHH MTV thương mại bia X ký hợp đồng bán cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ
công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia X, Công ty TNHH MTV thương mại bia
X), các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia X cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người
tiêu dùng…
Đối với sản phẩm bia lon, bia chai X, cơ sở sản xuất thực
hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của Công ty TNHH MTV thương
mại bia X nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của
cùng loại sản phẩm do các đại lý cấp 1 bán ra.
– Đối với sản phẩm bia hơi X, Công ty TNHH MTV thương mại bia X bán lại cho Công ty cổ phần thương
mại bia X (là công ty con của Tổng công ty bia X), Công ty cổ phần thương mại
bia X ký hợp đồng bán bia hơi cho các đại lý thương mại độc lập.
Đối với sản phẩm bia hơi X, cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB
theo giá bán ra của Công ty cổ phần thương mại bia X nhưng không được thấp hơn
7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các đại lý
thương mại độc lập này bán ra.
1. https://docluat.vn/archive/2167/
2. https://docluat.vn/archive/3299/
3. https://docluat.vn/archive/3194/
c) Trường hợp cơ sở nhập khẩu,
cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì:
Đối với cơ sở nhập
khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ
tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá
vốn xe nhập khẩu. Giá vốn xe nhập khẩu bao gồm: giá tính thuế nhập khẩu cộng
(+) thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) thuế TTĐB tại khâu nhập khẩu. Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô
tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn
xe nhập khẩu thì giá tính thuế TTĐB là
giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 3: Một xe ô
tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là
70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm
nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà
nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:
Đơn vị
tính: đồng
STT |
Nội dung |
Thuế suất |
Số tiền |
1 |
Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu |
|
450.000.000 |
2 |
Thuế nhập khẩu phải nộp (2) = |
70% |
315.000.000 |
3 |
Thuế TTĐB phải nộp khâu nhập |
45% |
344.250.000 |
4 |
Giá vốn xe ô tô nhập khẩu (4) = |
|
1.109.250.000 |
5 |
Giá bán chưa có thuế GTGT của |
|
1.164.712.500 |
6 |
Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán |
|
803.250.000 |
7 |
Thuế TTĐB tính được khi bán ra |
45% |
361.462.500 |
8 |
Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu |
|
17.212.500 |
Ví dụ 4: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế
GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.100.000.000 đồng. Trong trường hợp
này giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu chưa có thuế GTGT
thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Do vậy, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định giá bán
của cơ sở nhập khẩu theo quy định của luật quản lý thuế.
Ví dụ 5: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế
GTGT ghi trên hóa đơn của cơ sở nhập khẩu là 1.186.897.500 đồng (cao hơn 105%
giá vốn của xe nhập khẩu). Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô
tô như sau:
Đơn vị
tính: đồng
STT |
Nội dung |
Thuế suất |
Số tiền |
1 |
Giá |
|
1.109.250.000 |
2 |
Giá |
|
1.186.897.500 |
3 |
Giá |
|
818.550.000 |
4 |
Thuế |
45% |
368.347.500 |
5 |
Số |
|
24.097.500 |
Đối với cơ sở sản
xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ,
giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán trong tháng của cùng loại sản phẩm do
cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ
sở kinh doanh thương mại bán ra. Giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh
thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô chưa bao gồm các lựa chọn về trang
thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của
khách hàng. Trường hợp giá bán của cơ
sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng
của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB
là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được xác
định như sau:
Giá tính thuế TTĐB
= Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập
khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
3. Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là
giá chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), chưa có thuế TTĐB và
không loại trừ giá trị vỏ bao bì.
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai,
định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt
cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi
được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
Ví dụ 6: Đối với bia hộp, năm 2016 giá bán của 1 lít bia
hộp chưa có thuế GTGT là 21.000 đồng, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia là 55% thì giá tính thuế TTĐB được xác định
như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp |
= |
21.000 đồng |
= |
13.548 đồng |
1 + 55% |
Ví dụ 7: Quý II/2016, giá bán
của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT là 124.000 đồng/két, thì giá tính
thuế TTĐB xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 két bia |
= |
124.000 đồng |
= |
80.000 đồng |
1 + 55% |
Ví dụ 8: Quý III/2016, Công ty bia A bán 1.000 chai bia
cho khách hàng B và có thu tiền cược vỏ chai với mức 1.200 đồng/vỏ chai, tổng
số tiền đặt cược là 1.200.000 đồng. Hết quý Công ty A và khách hàng B thực hiện
quyết toán: số vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là
200 vỏ chai, căn cứ số lượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng
B số tiền là 960.000 đồng, số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi
được là 240.000 đồng (200 vỏ chai x 1.200 đồng/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào
doanh thu tính thuế TTĐB.
4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng
hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc
tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi
trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.
Trường hợp cơ sở
giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế TTĐB
được xác định theo hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh
doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu)
hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa
có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu
thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy
phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công
ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế TTĐB là giá
bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp các cơ
sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế được xác định
theo hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả
chậm, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường
(nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một
lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
7. Đối với hàng hóa,
dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá
tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh các hoạt động này.
8. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế
TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước
thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này là giá bán chưa có thuế TTĐB, thuế
bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá |
– |
Thuế |
1 |
Trường
hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT, thuế bảo vệ
môi trường (nếu có) và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp
hơn 7% so với giá bán trên thị trường thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan
thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
9.
Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh
doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá dịch vụ chưa có
|
1 + Thuế suất thuế |
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá
tính thuế TTĐB đối với một số dịch vụ quy định như sau:
a) Đối với kinh doanh gôn (bao gồm cả kinh doanh sân tập
gôn) là doanh thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao
gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn
(caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác liên quan đến chơi
gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn. Trường hợp khoản
ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng
cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ thì cơ sở sẽ
được hoàn theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại
hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như:
khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ
đó không phải chịu thuế TTĐB.
Ví dụ 9: Cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động
kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện
chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ này không phải chịu thuế TTĐB.
b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có
thưởng, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh
ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là
bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại
quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng.
c) Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định
giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho
khách hàng (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem
các sự kiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược.
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê,
giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của
các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê, bao gồm cả doanh thu
của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ: tắm, xông hơi trong cơ
sở mát-xa).
Ví dụ 10: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ
trường (bao gồm cả doanh thu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ
tính thuế là 100.000.000 đồng.
Giá tính thuế TTĐB |
= |
100.000.000 đồng |
= |
71.428.571 đồng |
1 + 40% |
đ) Đối với kinh doanh xổ số, giá làm căn cứ xác định giá
tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh
theo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT).
10. Giá tính thuế
TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này bao gồm
cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà
cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính
thuế TTĐB bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ quy định tại
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp
người nộp thuế có phát sinh doanh thu, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy
đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo quy định của Luật quản
lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: việc quy đổi tỷ giá giữa đồng
Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực
hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào
tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của
Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
– Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với
hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho
người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm
hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với hàng
hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng
hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng
hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa
đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành
phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu
thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử
dụng theo quy định.
Điều 6.
Thuế suất thuế TTĐB
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số
70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt, Điều 5 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm
2015 của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở
sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có
các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB theo từng mức thuế
suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa,
kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và
nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản
xuất, kinh doanh.
Chương III. HOÀN THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, GIẢM
THUẾ
Điều 7. Hoàn thuế
Người
nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng
tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a)
Hàng
hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự
giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao,
bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng
hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến
đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến
đường quốc tế theo qui định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức
kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB
đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra
nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước
ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới
thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp
thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực
tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu
bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng,
chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi
sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ
hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác
nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại,
nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì
được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn
chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra
thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả
lại nước ngoài.
2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công
hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu
dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình
tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu được thực hiện
theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp
nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán,
khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền
đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.
4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp
lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.
Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế
TTĐB theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định
của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 8.
Khấu trừ thuế
1. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu
thuế TTĐB bằng các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp
đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ
cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế TTĐB được
khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng
hóa bán ra.Số thuế TTĐB chưa được
khấu trừ hết trong kỳ thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Đối với xăng sinh học, số thuế TTĐB được khấu trừ của kỳ
khai thuế được căn cứ vào số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã trả trên một đơn vị
nguyên liệu mua vào của kỳ khai thuế trước liền kề của xăng khoáng để sản xuất
xăng sinh học.
Ví dụ 11:
Trong tháng 10, Tập đoàn AB nhập khẩu 5.000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế
TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu là 5.000.000 đồng và mua của nhà máy lọc dầu D
3.000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế TTĐB đã trả là 3.300.000 đồng, thực hiện
pha chế giữa xăng khoáng và Etanol để nhập kho 2.000 lít xăng E5.
Trong tháng
11, Tập đoàn AB bán xăng E5 cho các Công ty con, sản lượng xuất bán là 1.000
lít.
Tỷ lệ xăng
khoáng Ron 92 trong xăng sinh học là 95,06%, tỷ lệ Etanol trong xăng sinh học
là 4,94%).
Số thuế TTĐB
được khấu trừ trong tháng 11 tính như sau :
(5.000.000 đồng
+ 3.300.000 đồng)/8.000 lít x 95,06% x 1.000 lít = 986.247 đồng.
Tương tự
trong tháng 12, Tập đoàn AB bán xăng E5 từ nguồn pha chế của tháng 10 và tháng
11 thì số thuế TTĐB được khấu trừ cũng căn cứ vào số thuế TTĐB đã nộp, đã trả của
nguyên liệu xăng khoáng nhập khẩu, mua của nhà máy lọc dầu D trong tháng 11 áp
dụng cho toàn bộ lượng xăng sinh học bán trong tháng 12.
2. Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu (trừ
xăng các loại) được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định
số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng
với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu
trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước.
Trường hợp đặc biệt đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ hết do nguyên nhân
khách quan bất khả kháng, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều kiện khấu trừ thuế TTĐB
được quy định như sau:
– Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB
để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB
khâu nhập khẩu.
– Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà
sản xuất trong nước:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội
dung thể hiện hàng hóa do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng
nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng).
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
+ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn
GTGT khi mua hàng. Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu
được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó:
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá |
– |
Thuế |
1 |
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế TTĐB phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế TTĐB phải nộp |
= |
Số |
– |
Số |
Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã
nộp (hoặc đã trả) cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ
trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế TTĐB được
khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi
trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB
tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.
Cơ sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan
thuế trực tiếp quản lý cơ sở.
Ví dụ 12: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ
sau:
+
Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng
(căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+
Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+
Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai
rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số
thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán
ra là 150 triệu đồng.
Số
thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
350
triệu đồng – 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.
Ví
dụ 13: Trong kỳ kê khai thuế,
cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ A công suất 12.000
BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế
TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, số thuế TTĐB phát
sinh khi bán ra trong nước là 120 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở B phải nộp trong kỳ là:
120 triệu đồng – 100 triệu đồng = 20 triệu đồng.
Ví dụ 14: Trong
kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ X công suất 12.000
BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế
TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, vì lý do khách quan
bất khả kháng, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ là
90 triệu đồng.
Cơ sở B được khấu trừ số thuế TTĐB là 90 triệu đồng. Đối với số
thuế TTĐB không được khấu trừ (10 triệu đồng), cơ sở B được hạch toán vào
chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được phép
sản xuất xăng E5, E10, việc kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện
tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ của xăng E5,
E10 được bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác.
Người nộp thuế TTĐB thực hiện nộp Tờ khai thuế TTĐB theo
Mẫu số 01/TTĐB và Bảng xác định thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) của nguyên
liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (Mẫu số 01-1/TTĐB) được ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 9.
Giảm thuế
Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Thủ tục, hồ sơ giảm thuế được thực hiện theo quy định của
Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.
2. Thông tư này thay thế Thông
tư số 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị
định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Điều
11. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản
lý thu thuế TTĐB và hoàn, giảm thuế TTĐB đối với cơ sở kinh doanh.
2. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
quản lý thu thuế TTĐB, hoàn thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánh về Bộ Tài chính để được giải
quyết kịp thời./.
PHỤ LỤC KÈM THEO
1. To khai 01TTDB_22.11.xls |
Bang tinh thue TTDB mua vao 01-1 |
Phu luc I.doc |
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |