Docluat.vn

Law

  • Trang chủ
  • Biểu Mẫu
  • Văn bản pháp luật
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
    • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai
    • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự
    • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại
    • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế
    • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công
    • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng
    • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
  • Tin Hay
  • Loan
Home / Biểu Mẫu / TT 47/2014/TT-BYT về Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh ăn uống

TT 47/2014/TT-BYT về Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh ăn uống

1 Chương I. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ PHÂN CẤP CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
1.1 Điều 1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
1.2 Điều 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
1.3 Điều 3. Cấp đổi Giấy chứng nhận
1.4 Điều 4. Thu hồi Giấy chứng nhận
1.5 Điều 5. Phân cấp cấp Giấy chứng nhận
1.6 Điều 6. Kiểm tra cơ sở
2 Chương II. QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
2.1 Điều 7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2.2 Điều 8. Phân cấp quản lý
2.3 Điều 9. Tần xuất kiểm tra
3 Chương III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
3.1 Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
3.2 Điều 11. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
3.3 Điều 12. Nội dung tài liệu và hiệu lực Giấy xác nhận
4 Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
4.1 Điều 13. Hiệu lực thi hành
4.2 Điều 14. Tổ chức thực hiện
5 BIỂU MẪU KÈM THEO
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

Toc

  • 1. Chương I. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ PHÂN CẤP CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
    • 1.1. Điều 1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
    • 1.2. Điều 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
  • 2. Related articles 01:
    • 2.1. Điều 3. Cấp đổi Giấy chứng nhận
    • 2.2. Điều 4. Thu hồi Giấy chứng nhận
    • 2.3. Điều 5. Phân cấp cấp Giấy chứng nhận
    • 2.4. Điều 6. Kiểm tra cơ sở
  • 3. Chương II. QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
    • 3.1. Điều 7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • 4. Related articles 02:
    • 4.1. Điều 8. Phân cấp quản lý
    • 4.2. Điều 9. Tần xuất kiểm tra
  • 5. Chương III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
    • 5.1. Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
    • 5.2. Điều 11. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
    • 5.3. Điều 12. Nội dung tài liệu và hiệu lực Giấy xác nhận
  • 6. Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    • 6.1. Điều 13. Hiệu lực thi hành
    • 6.2. Điều 14. Tổ chức thực hiện
  • 7. BIỂU MẪU KÈM THEO
 

THÔNG TƯ 47/2014/TT-BYT

ngày 11 tháng 12 năm 2014

Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với

cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08
năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn
quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Chương I. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ PHÂN CẤP CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN 
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI CƠ SỞ
 KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Điều 1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống (sau đây gọi tắt là cơ sở) được đóng thành 01 bộ theo quy định tại
Điều 36 Luật an toàn thực phẩm, gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh
doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm
điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

a) Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;

b) Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức
ăn, đồ uống;

c) Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và
người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận
của cơ sở).

5. Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực
tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

6. Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và
thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với
những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

Điều 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận

1. Thẩm xét hồ sơ:

a) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn
bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

b) Nếu quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp
lệ mà  cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu
thì cơ quan tiếp nhận sẽ hủy hồ sơ.

2. Thẩm định cơ sở:

a) Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10
ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở. Trường hợp
ủy quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy
quyền;

b) Đoàn thẩm định cơ sở:

– Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập;

Related articles 01:

1. https://docluat.vn/archive/1886/

2. https://docluat.vn/archive/2250/

3. https://docluat.vn/archive/3453/

4. https://docluat.vn/archive/2795/

5. https://docluat.vn/archive/3646/

– Đoàn thẩm định cơ sở gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó tương
ứng phải có ít nhất 1 đến 2 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm;

– Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ
sở.

c) Nội dung thẩm định cơ sở:

– Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp
Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;

– Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và
theo quy định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông
tư này.

3. Cấp Giấy chứng nhận:

a) Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định,
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 03 ban hành kèm
theo Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm.

b) Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và
phải chờ hoàn thiện, biên bản phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện
nhưng không quá 15 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn
bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực
phẩm của Đoàn thẩm định lần trước. Việc thẩm định thực hiện theo quy định
tại Khoản 2 Điều này

c) Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo
quy định, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào biên bản thẩm định điều kiện an toàn
thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực
tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến
khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy
chứng nhận theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này.

Điều 3. Cấp đổi Giấy chứng nhận

1. Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận và còn thời hạn nhưng
thay đổi tên của cơ sở hoặc (và) đổi chủ cơ sở hoặc (và) thay đổi địa chỉ nhưng
không thay đổi vị trí và toàn bộ quy trình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại
cơ sở thì được cấp đổi Giấy chứng nhận.

2. Hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận (01 bộ) gồm những giấy tờ sau
đây:

a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 ban hành kèm
theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đang còn thời hạn (bản gốc);

c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản của cơ quan
có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở (bản sao công
chứng);

d) Bản sao kết quả khám sức khỏe, Giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới (trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của
cơ sở.

3. Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin
cấp đổi Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp đổi Giấy
chứng nhận cho cơ sở; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở
lý do không cấp đổi Giấy chứng nhận.

Điều 4. Thu hồi Giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống không hoạt động
ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống đã đăng ký;

b) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển đổi
ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở;

c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bị tước quyền sử dụng Giấy
chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an toàn thực phẩm.

2.Thẩm quyền thu hồi:

a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng
nhận đã cấp;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng
nhận do cơ quan cấp dưới cấp.

Điều 5. Phân cấp cấp Giấy chứng nhận

1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở
Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh;

b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ
quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở
lên.

2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị
xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền)
quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa
phương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh
việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
cho phù hợp.

Điều 6. Kiểm tra cơ sở

1. Kiểm tra định kỳ đối với cơ sở sau khi được cấp Giấy chứng
nhận theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5 tháng 12 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố (sau đây viết
tắt là Thông tư số 30/2012/TT-BYT)

2. Kiểm tra đột xuất đối với cơ sở theo quy định tại Điều 10
Thông tư số 30/2012/TT-BYT.

Chương II. QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ DỊCH
VỤ ĂN UỐNG 
KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Điều 7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phải tuân thủ các điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo quy định tại các Điều 3, 4 và 5
và các Khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 8 Điều 6 Thông tư số 30/2012/TT-BYT.

Related articles 02:

1. https://docluat.vn/archive/3219/

2. https://docluat.vn/archive/2509/

3. https://docluat.vn/archive/1371/

4. https://docluat.vn/archive/3660/

5. https://docluat.vn/archive/3809/

2. Chủ cơ sở và người trực tiếp cung cấp dịch vụ ăn uống phải thực
hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Khoản 7
Điều 6 Thông tư số 30/2012/TT-BYT; có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực
phẩm theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.

3. Trước khi tổ chức hoạt động và định kỳ 3 năm, chủ cơ sở dịch vụ
ăn uống phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý tương
ứng quy định tại Điều 8 theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Phân cấp quản lý

1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quản lý cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần
phục vụ.

2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị
xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có
quy mô kinh doanh từ 50 – 200 suất ăn/lần phục vụ.

3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn
đường phố.

4. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa
phương, nếu cần thiết, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
thể điều chỉnh việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho
phù hợp.

Điều 9. Tần xuất kiểm tra

1. Cơ quan quản lý theo phân cấp quy định tại Điều 8 Thông tư này
có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ không quá 04 lần/năm đối với
cơ sở quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Thông tư này.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp tiến hành kiểm tra đột xuất
nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm có liên quan,
các đợt kiểm tra cao điểm theo theo yêu cầu thực tế và theo chỉ đạo của cơ
quan cấp trên.

Chương III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC
NHẬN 
KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM

Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm

1. Đối với tổ chức:

a) Đơn đề nghị và bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận
kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về
phí và lệ phí.

2. Đối với cá nhân:

a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số
07 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về
phí và lệ phí.

Điều 11. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức
về an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng theo quy định tại Điều
5 và Điều 8 của Thông tư này hoặc các đơn vị, tổ chức được Bộ Y tế (Cục An toàn
thực phẩm), Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương giao xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

2. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy
đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về an
toàn thực phẩm và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân.

3. Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh
giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.

4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những
người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và
câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày
kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách
nhiệm cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 08 (đối với
tập thể) hoặc Mẫu số 9 (đối với cá nhân) ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Người được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm phải nộp lệ
phí cấp Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Nội dung tài liệu và hiệu lực Giấy xác nhận

1. Nội dung tài liệu kiến thức về an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi
đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh
doanh dịch vụ ăn uống do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ban hành.

2. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03
năm, kể từ ngày cấp; cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn
thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
khác.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm
2015.

2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được cấp Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm khi hết thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp phải làm thủ tục
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại
Thông tư này.

3. Cơ sở dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hết thời hạn 3
năm kể từ ngày cấp phải thực hiện việc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với
cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này.

4. Người kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được cấp Giấy chứng nhận
tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Giấy xác nhận tập huấn
kiến thức an toàn thực phẩm trước khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày cấp
phải làm thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy
định tại Thông tư này.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ
chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi toàn quốc.

2. Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ
chức thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý./.
 

BIỂU MẪU KÈM THEO

TẠI ĐÂY

 

 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

Share0
Tweet
Share

Related articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

News articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Other articles

HIỆU LỰC CỦA THÔNG TƯ 156/2013/TT-BTC

VÌ SAO NGƯỜI DÂN THỜ Ơ VỚI PHÁP LUẬT

NHỮNG AI CÓ QUYỀN YÊU CẦU XIN LY HÔN

TT 24/2013/TT-BKHCN về hoạt động đo lường

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 87/2018/TT-BTC sửa bổ sung TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định thuế

Bài viết mới

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Thông tin hữu ích

THẾ NÀO LÀ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BIỂU MẪU KÈM THEO THÔNG TƯ 24/2014/TT-BTNMT

NĐ 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế tiêu thụ đặc biệt

NĐ 177/2013/NĐ-CP chi tiết Luật 11/2012/QH13 về giá

NĐ 23/2015/NĐ-CP về Chứng thực bản sao, chữ ký, hợp đồng

TT 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP [PHÂN ĐOẠN 4]

TT 17/2016/TT-BTTTT về Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động

THỦ TỤC THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Luật 45/2013/QH13 về Đất đai

MỤC LỤC NGHỊ ĐỊNH 118/2015/NĐ-CP

Bài viết nên xem

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH LÀ GÌ

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bài viết nổi bật

YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ NÀO

Chuyên mục
  • Biểu Mẫu (1,352)
  • Tin Hay (6)
  • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai (14)
  • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công (9)
  • Văn Bản Pháp Luật Du Lịch (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (7)
  • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Tín Dụng Ngân Hàng (3)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự (13)
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP (45)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng (8)

Copyright © 2024 docluat.vn. All rights reserved.

↑