(TBKTSG) –
Chính phủ đã ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày
15-1-2018, thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP. Nghị định mới này là một bước tiến
lớn trong chính sách quản lý và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực mua
bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, nhất là
trong bối cảnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang hết sức sôi động với sự tham
gia của rất nhiều doanh nghiệp ngoại có tiềm lực tài chính hùng hậu.
Nhìn
chung, Nghị định 09 đã có nhiều quy định mới khắc phục được những thiếu sót,
bất cập của Nghị định 23 vốn không còn tương thích với các quy định mới của
Luật Đầu tư 2014. Ngoài ra, với việc thu hẹp các trường hợp buộc phải xin cấp
giấy phép kinh doanh (như khi thực hiện quyền phân phối bán buôn, quyền nhập
khẩu) cũng như miễn trừ hoàn toàn (cho quyền xuất khẩu)(1), Nghị định 09 đã tạo
một bước đột phá mới trong tư duy quản lý, qua đó giảm tải được các thủ tục
hành chính rườm rà không cần thiết, đúng với tinh thần “Chính phủ kiến tạo” mà
Thủ tướng đã khởi xướng.
Như
vậy, trong phạm vi cấp giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài, Nghị định 09 chỉ còn bao gồm các trường hợp: (i) thực hiện quyền
phân phối bán lẻ (tất cả các loại hàng hóa); (ii) thực hiện quyền nhập khẩu,
quyền phân phối bán buôn các loại hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn; và (iii) cho
thuê hàng hóa (trừ cho thuê tài chính, cho thuê trang thiết bị xây dựng có
người vận hành) và cung cấp các dịch vụ bao gồm: logistics, xúc tiến thương
mại, trung gian thương mại, thương mại điện tử, tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ.
Tuy
vậy, theo quan điểm của người viết, nghị định mới quy định đối tượng áp dụng
vẫn còn khá rộng và chưa chặt chẽ, rõ ràng. Cụ thể, tại điều 1 và điều 2, Nghị
định 09 khẳng định việc điều chỉnh theo nghị định này chỉ liên quan đến hoạt
động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
của hai đối tượng: (1) nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và (2) tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (TCKTVĐTNN). Song, rải rác ở các quy định
bên dưới, việc xin cấp giấy phép kinh doanh hay giấy phép lập cơ sở bán lẻ vẫn
được áp dụng cả cho các tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và
c của khoản 1, điều 23, Luật Đầu tư(2).
Việc
|
Nói
một cách đơn giản dễ hiểu, trong trường hợp một TCKTVĐTNN mà trong đó có NĐTNN
nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là người
nước ngoài đối với trường hợp tổ chức kinh tế đó là công ty hợp danh (tạm gọi
tắt là “doanh nghiệp có vốn nước ngoài chi phối”), thành lập hoặc tham gia
thành lập hoặc có cổ phần, vốn góp với NĐTNN khác trong một tổ chức kinh tế
khác (sau đây tạm gọi là “doanh nghiệp con có vốn nước ngoài chi phối”) và
chiếm từ 51% vốn điều lệ trở lên thì doanh nghiệp con có vốn nước ngoài chi
phối này vẫn thuộc đối tượng phải xin cấp phép giấy phép kinh doanh, giấy phép
lập cơ sở bán lẻ khi thực hiện các hoạt động thuộc trường hợp cấp phép theo
Nghị định 09.
Có
thể dễ dàng nhận ra rằng, khái niệm TCKTVĐTNN theo Nghị định 09 đã được dẫn
chiếu tương thích theo định nghĩa trong Luật Đầu tư 2014, tức chỉ bao gồm các
tổ chức kinh tế có NĐTNN (cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được
thành lập theo pháp luật nước ngoài) là thành viên hoặc cổ đông(3). Như vậy, cứ
hễ có cá nhân hay tổ chức nước ngoài có vốn góp, cổ phần dù chỉ chiếm 1% vốn
điều lệ trong doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ được coi là TCKTVĐTNN, và tất
nhiên, doanh nghiệp có vốn nước ngoài chi phối càng phải nằm trong số này.
Song, các doanh nghiệp con có vốn nước ngoài chi phối như đã nêu trên sẽ không
thể được coi là TCKTVĐTNN trong trường hợp nó không có bất kỳ vốn góp, cổ phần
nào trực tiếp của cá nhân, tổ chức nước ngoài (ví dụ như trường hợp chỉ có
doanh nghiệp có vốn nước ngoài chi phối nắm giữ vốn từ 51% điều lệ trở lên
thuộc điểm b của khoản 1, điều 23, Luật Đầu tư).
Mặc
dù vậy, Nghị định 09 rõ ràng đã lường trước việc các NĐTNN có thể tìm cách lách
qua các rào cản pháp lý liên quan đến khái niệm TCKTVĐTNN để theo đó, bắt buộc
cả các đối tượng quy định tại điểm b và c của khoản 1, điều 23, Luật Đầu tư vẫn
phải xin cấp phép cho các hoạt động được điều chỉnh bởi nghị định này. Điều
này, xét về mặt pháp lý, cũng không có gì trái với Luật Đầu tư khi chính khoản
1, điều 23 của luật này cũng quy định rõ các tổ chức kinh tế thuộc khoản này
(bao gồm cả điểm b và c vẫn phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư
theo quy định đối với NĐTNN, nghĩa là đối xử không khác gì so với NĐTNN hoặc
TCKTVĐTNN.
Công
bằng mà nói, việc quản lý và kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động liên quan trực tiếp khác đối với các “doanh nghiệp ngoại” tại Việt Nam là
rất cần thiết nhằm bảo vệ thị trường và ngành sản xuất nội địa, giúp các “doanh
nghiệp nội” có cơ hội từng bước phát triển và vươn lên trên sân nhà. Tuy nhiên,
việc không có cơ chế đặc biệt để khuyến khích các “doanh nghiệp nội” có thể hợp
tác góp vốn với NĐTNN (trong trường hợp vốn góp của NĐTNN là không đáng kể và
không chi phối) mà đánh đồng tất cả các TCKTVĐTNN vẫn phải xin cấp phép là một
bước lùi của Nghị định 09. Thêm vào đó, trong trường hợp các “doanh nghiệp nội”
đã có nhiều cơ sở bán lẻ nhưng cần sự hợp tác huy động vốn góp từ NĐTNN để mở
rộng thêm hoạt động kinh doanh thì theo Nghị định 09, thì sau khi nhận vốn góp
trở thành TCKTVĐTNN hoặc tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b
và c của khoản 1, điều 23, Luật Đầu tư, các doanh nghiệp này vẫn phải làm thủ
tục cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ(4). Điều này vô hình
trung đã làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính và làm khó cho các doanh nghiệp
này cũng như làm khó cho các cơ sở bán lẻ đang hoạt động. Và mặc dù, Nghị định
09 đã có điều khoản quy định về thủ tục giải quyết cấp giấy phép lập cơ sở bán
lẻ cho phép cơ sở bán lẻ đang hoạt động được tiếp tục hoạt động(5) thì với thời
hạn làm thủ tục kéo dài đến gần 50 ngày làm việc và phải làm từng hồ sơ cho
từng địa điểm bán lẻ đang hoạt động thì thiết nghĩ khối lượng công việc hành
chính phải giải quyết là rất lớn, nhất là với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn địa điểm bán lẻ.
Thiết
nghĩ, việc áp dụng thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hay giấy phép lập cơ sở
bán lẻ chỉ nên giới hạn ở các đối tượng quy định tại khoản 1, điều 23 Luật Đầu
tư (bao gồm doanh nghiệp có vốn nước ngoài chi phối và doanh nghiệp con có vốn
nước ngoài chi phối), nghĩa là đối với các TCKTVĐTNN mà có phần vốn góp, cổ
phần của NĐTNN dưới 51% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn mà theo đó
NĐTNN không thể nắm quyền chi phối doanh nghiệp thì nên xem xét miễn trừ việc
xin cấp phép.
(1) Điểm b, khoản 1, điều 5 và khoản 1, điều 6 Nghị định 09
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/archive/2566/
2. https://docluat.vn/archive/1274/
3. https://docluat.vn/archive/1278/
(2) Khoản 5, 6 của điều 5 Nghị định 09
(3) Khoản 17, điều 3 Luật Đầu tư
(4) Khoản 6, điều 5 Nghị định 09
(5) Điều 38 Nghị đinh 09
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |