Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chính
thức phát động cuộc bình chọn 10 quy định tốt nhất và 10 quy định tồi nhất đối
với môi trường kinh doanh. Trao đổi với Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia, ông Đậu
Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI cho biết cho đến nay đã có khoảng 200 đề
cử được gửi về.
Cảnh báo các quy định tồi
“Do nhiều hiệp hội doanh nghiệp muốn có thêm thời gian để triển
khai rộng rãi hơn đến các hội viên nên chúng tôi đã kéo dài thời gian thu thập
đề cử đến hết 29/02/2016 thay vì hết tháng 1/2016 như kế hoạch trước đây. Các
đề cử gửi về cũng đã được tổng hợp và phân loại, trong đó có đến 70% là các đề
cử cho các quy định tồi nhất.
Một số đề cử đáng chú ý có thể kể đến như quy định mỗi doanh
nghiệp thuốc bảo vệ thực vật chỉ được đăng ký một sản phẩm cho mỗi loại hoạt
chất, hay quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, hay quy định về
điều kiện kinh doanh trong ngành in.
Chúng tôi nhận thấy, các quy định tồi về điều kiện kinh doanh và
thủ tục hành chính được đề cử khá nhiều. Rõ ràng trong con mắt của các doanh
nghiệp, đây là các quy định gây phiền hà, tốn kém và bức xúc cho họ nhất. Các
quy định dạng này, theo các doanh nghiệp, đang can thiệp vô lý vào quyền tự
quyết, tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí có đề cử còn nói rõ rằng
việc đặt ra điều kiện kinh doanh như vậy chỉ nhằm mục đích hoạnh họe, nhũng
nhiễu doanh nghiệp chứ không phải để bảo đảm an toàn hay bảo vệ người tiêu
dùng.
Hiện tại chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn tổng hợp các đề cử và
cũng bắt đầu tính các phương án phân loại đề cử để có thể đưa ra các nhận định,
quan sát tốt hơn. Ví dụ phân loại theo nhóm vấn đề thì có các quy định về điều
kiện kinh doanh, về quyền tự quyết của doanh nghiệp, về thủ tục hành chính và
một số vấn đề khác. Các phân loại theo cấp độ văn bản luật, nghị định, thông
tư… và phân loại theo bộ chịu trách nhiệm soạn thảo chắc chắn sẽ được đưa vào”.
Hai bộ nhận được nhiều đề cử tốt
Thế còn về các quy định được đề cử là tốt nhất?
Những bộ nào đã nhận được nhiều đề cử tốt nhất, thưa ông?
cử tốt gửi về thì ít hơn, chỉ chiếm khoảng 30% tổng số đề cử gửi về, chủ yếu
đến từ chính các bộ hoặc người làm trong bộ xây dựng quy định đó. Như vậy là
Cuộc bình chọn đã nhận được sự quan tâm không chỉ của cộng đồng doanh nghiệp mà
còn các cơ quan nhà nước. VCCI hoan nghênh động thái này của nhiều bộ vì đây là
một dịp để các bộ đánh giá lại hoạt động xây dựng văn bản pháp luật của mình,
tự đánh giá mình xem mình hay ở chỗ nào, dở ở chỗ nào. Việc nào các bộ đã làm
tốt thì đương nhiên sẽ có nhu cầu để xã hội biết đến, biểu dương và học hỏi
kinh nghiệm cho các quy định sau.
Bộ cho tới nay nhận được nhiều đề cử tốt đáng chú ý là Bộ KHĐT và
Bộ Tài chính. Chúng tôi cũng không ngạc nhiên vì trong thời gian qua, hai bộ
này là điểm sáng của cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh theo
Nghị quyết 19 của Chính phủ.
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/archive/1094/
2. https://docluat.vn/archive/943/
3. https://docluat.vn/archive/1258/
Các đề cử tốt thường tập trung vào nhóm các thủ tục hành chính.
Bởi dù sao đây cũng là nhóm vấn đề “dễ”, các bộ hoàn toàn có thể đơn giản hóa
hoặc đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục hành chính mà không ảnh hưởng nhiều
đến nội dung quản lý. Tôi lấy ví dụ như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp,
đăng ký thành lập hợp tác xã, các thủ tục về kê khai thuế, hải quan…
Có một ví dụ rất đáng chú ý là quy định về thủ tục doanh nghiệp
xin tự in hóa đơn. Trước đây, quy định cơ quan thuế phải trả lời đơn của doanh
nghiệp trong vòng 5 ngày, nhưng lại không có quy định quá 5 ngày thì sao. Về lý
thuyết, doanh nghiệp có thể khởi kiện khi cơ quan thuế trả lời chậm, nhưng trên
thực tế không mấy doanh nghiệp nào làm điều này. Năm 2015, Bộ Tài chính ra
thông tư quy định là nếu quá 5 ngày mà cơ quan thuế không trả lời thì coi như
chấp thuận và doanh nghiệp được tự in hóa đơn. Một sửa đổi rất nhỏ, tác động
trực tiếp không lớn, nhưng thể hiện một cách làm rất mới trong quản lý nhà
nước.
Xin cho biết các cơ quan quản lý có phản ứng như
thế nào trước các thông tin đề cử và theo ông, đâu là phản ứng phù hợp nhất của
cơ quan quản lý?
Ông Đậu Anh Tuấn: Phản
hồi từ các cơ quan quản lý rất khác nhau. Có bộ thì gửi công văn yêu cầu các
đơn vị trong bộ tham gia đề cử quy định, sau đó thì các đơn vị trực thuộc bộ
gửi các thông tin sang cho VCCI. Có một số bộ thì trực tiếp lãnh đạo ký công
văn gửi đề cử sang cho VCCI. Có bộ thì gọi điện thoại, gửi email đề nghị không
đưa quy định của mình vào danh sách quy định tồi. Lại có bộ thì đã giải trình
về nội dung quy định mà tự họ cho là có đặc thù riêng, rồi thông tin về lịch
trình sửa đổi….
Thực ra thì VCCI không định hướng hay can thiệp vào nội dung các
đề cử hay bình chọn sau này. Chúng tôi chỉ làm công tác ghi nhận, đầu mối tổng
hợp, còn việc gửi đề cử, lên danh sách top 30 và bình chọn ra danh sách 10 là
thuộc về doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia. Điều các bộ có thể
làm và nên làm vào thời điểm này là chủ động gửi các đề cử cho Ban Tổ chức và
lý giải rõ lý do vì sao lại đề cử quy định đó. Sau này nếu có dự thảo thì cung
cấp thông tin về lý do, lập luận cần thiết để ban hành quy định đó. Tất cả các
thông tin này sẽ được sử dụng cho quá trình đánh giá của Hội đồng chuyên gia và
bình chọn công khai, rộng rãi của cộng đồng.
Góp phần tạo “phanh hãm”
Theo ông vì sao vẫn còn những quy định gây khó
cho doanh nghiệp?
Ông Đậu Anh Tuấn: Chúng
tôi cho rằng có 4 lý do chính dẫn đến tình trạng chất lượng các quy định pháp
luật chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng trong thời gian qua.
Thứ nhất là do quy trình xây dựng pháp luật hiện nay đôi khi vẫn
phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một vài cá nhân tại các bộ ngành. Mặc dù đã có
các quy định về thẩm định, thẩm tra, hậu kiểm nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở
mức độ “góp ý” chứ chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn các quy định tồi, đặc biệt
ở cấp Thông tư, khi mà toàn bộ việc ban hành loại văn bản này vẫn đóng kín
trong một bộ. Việc có lấy ý kiến rộng rãi hay không lại phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của chính cán bộ phụ trách.
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/archive/1641/
2. https://docluat.vn/archive/1769/
3. https://docluat.vn/archive/1408/
Thứ hai là tính chịu trách nhiệm của người ra quy định, trong khi
các áp lực đối với cơ quan soạn thảo hầu như chỉ đến từ dư luận xã hội.
Thứ ba là vấn đề tư duy, trình độ của người làm luật. Nếu cán bộ
đó có tư duy tổng hợp tốt, hiểu các nguyên lý tác động của pháp luật, của nền kinh
tế thì quy định thường là tốt. Nhưng việc soạn thảo quy định pháp luật đa số
lại đến từ các cán bộ chuyên môn quản lý một ngành hẹp, đôi khi rất thành thạo
về kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành mình nhưng lại không có tư duy quản lý, chưa
có góc nhìn nhiều chiều. Chính vì thế mà các quy định thường mang tính “cầm tay
chỉ việc”, hướng dẫn doanh nghiệp cách kinh doanh, mà đây lại không phải là
trách nhiệm của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Cuối cùng, không thể không kể đến là vấn đề lợi ích. Tình trạng
người soạn thảo cài cắm quy định vì lợi ích cục bộ vào văn bản pháp luật là có,
và chưa có cơ chế kiểm soát thật hiệu quả.
Đâu là căn cứ của VCCI khi phát động cuộc bình
chọn này và kỳ vọng của VCCI là gì?
Ông Đậu Anh Tuấn: Tham
gia góp ý xây dựng chính sách pháp luật là một chức năng, nhiệm vụ trọng tâm
của VCCI, tổ chức đại diện cho toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư tại
Việt Nam. Nghị quyết 19 mà Chính phủ ban hành năm 2014 và 2015 vừa rồi cũng đặt
hàng và khuyến khích VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp tiến hành các chương
trình đánh giá, nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp với
các bộ, ngành và địa phương, tổ chức thu thập ý kiến doanh nghiệp về phản biện
chính sách của các bộ, ngành và địa phương.
Chúng tôi kỳ vọng rằng cuộc bình chọn này là một kênh hiệu quả để
thu nhận các vướng mắc từ thực hiện văn bản pháp luật mà doanh nghiệp gặp phải
và cổ vũ những văn bản pháp luật tiến bộ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Có
thể một số văn bản bị chê nhưng chê có chứng cứ, có lập luận và có khuyến nghị
sửa đổi, hy vọng rằng điều này cung cấp thông tin hữu ích cho các bộ trong thực
hiện nhiệm vụ quan trọng của mình.
Về lâu dài, nếu thực hiện hiệu quả, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp
sẽ quan tâm hơn đến trách nhiệm theo dõi và giám sát việc ban hành, thực thi
các văn bản pháp luật trên thực tiễn. Và chương trình này sẽ góp phần tạo ra
“cái phanh” đối với các cơ quan nhà nước khi ban hành văn bản, hạn chế việc xây
dựng những văn bản kém chất lượng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng doanh
nghiệp.