Docluat.vn

Law

  • Trang chủ
  • Biểu Mẫu
  • Văn bản pháp luật
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
    • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai
    • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự
    • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại
    • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế
    • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công
    • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng
    • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
  • Tin Hay
  • Loan
Home / Biểu Mẫu / TT 58/2014/TT-BCT về Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc Bộ công thương

TT 58/2014/TT-BCT về Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc Bộ công thương

1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ
2 Chương II. THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1 Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
2.2 Điều 5. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận
3 Chương III. HIỆU LỰC, THẨM QUYỀN CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
3.1 Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
3.2 Điều 7. Hiệu lực của Giấy chứng nhận
3.3 Điều 8. Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận
3.4 Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận
4 Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
4.1 Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận
4.2 Điều 11. Trách nhiệm cửa cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
5 Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
5.1 Điều 12. Tổ chức thực hiện
5.2 Điều 13. Hiệu lực thi hành
6 BIỂU MẪU KÈM THEO

 

Toc

  • 1. Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
    • 1.1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    • 1.2. Điều 2. Đối tượng áp dụng
    • 1.3. Điều 3. Giải thích từ ngữ
  • 2. Chương II. THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
    • 2.1. Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
  • 3. Related articles 01:
    • 3.1. Điều 5. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận
  • 4. Chương III. HIỆU LỰC, THẨM QUYỀN CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
    • 4.1. Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
  • 5. Related articles 02:
    • 5.1. Điều 7. Hiệu lực của Giấy chứng nhận
    • 5.2. Điều 8. Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận
    • 5.3. Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận
  • 6. Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
    • 6.1. Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận
    • 6.2. Điều 11. Trách nhiệm cửa cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
  • 7. Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    • 7.1. Điều 12. Tổ chức thực hiện
    • 7.2. Điều 13. Hiệu lực thi hành
  • 8. BIỂU MẪU KÈM THEO
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

 

THÔNG TƯ58/2014/TT-BCT

ngày 22 tháng 12 năm 2014

Quy định cấp, thu hồi giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn

 thực
phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của bộ công thươn
g

 

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày
25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều
của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính
phủ
quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công Thương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng
4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cấp, thu hồi Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ Công Thương.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng
nhận) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ Công Thương; cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp (sau đây
gọi tắt là cơ sở).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải
khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt,
kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản
phẩm thực phẩm trên.

2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp không bao gồm chợ đầu mối
và chợ đấu giá nông sản.

3. Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

b) Buôn bán hàng rong;

c) Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo
quản đặc biệt theo quy định.

Các đối tượng được quy định tại Khoản này phải đăng ký hoặc cam kết bảo
đảm an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an
toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa
phương theo phân cấp quản lý.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và
cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Buôn bán hàng rong là đối tượng kinh doanh thực phẩm không có
địa điểm cố định.

3. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp là cơ sở kinh
doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 (hai) Bộ
trở lên (bao gồm cả siêu thị và các cơ sở kinh doanh trong chợ).

4. Điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm là việc sử dụng
các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất
lượng, an toàn thực phẩm.

5. Người có chuyên môn về an toàn thực phẩm là người được đào tạo
và có Bằng Tốt nghiệp hoặc Chứng chỉ chuyên môn về thực phẩm, an toàn thực phẩm,
quản lý an toàn thực phẩm do trường Đại học chuyên ngành hoặc các tổ chức
chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định cấp.

Chương II. THỦ TỤC CẤP, THU
HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ 
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN
TOÀN THỰC PHẨM

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Trường hợp cấp lần đầu

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a (đối với cơ sở sản xuất)
hoặc Mẫu 1b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
(bản sao có xác nhận của cơ sở);

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với
cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

đ) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ
cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

2.
Trường hợp
cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng
nhận để được xem xét cấp lại.

3. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản
xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và
khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

Related articles 01:

1. https://docluat.vn/archive/3103/

2. https://docluat.vn/archive/1670/

3. https://docluat.vn/archive/1994/

4. https://docluat.vn/archive/1931/

5. https://docluat.vn/archive/2116/

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này;

Hồ sơ theo quy định tại điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc
người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy
trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục
I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản
sao có xác nhận của cơ sở);

c) Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của
cơ quan có thẩm quyền).

Điều 5. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận

Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Thông tư này có trách
nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực
tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực
phẩm. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:

1. Trường hợp cấp lần đầu

a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ
sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ
sơ; trường
hợp
hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo
và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi
thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm
tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại
cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại
cơ sở cho cơ quan có thẩm quyềncấp dưới phải có văn bản
ủy
quyền
. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết
quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng
nhận;

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn
thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3
(hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn
thực phẩm (đoàn thẩm định, thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có
chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về
kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy
chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn
thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
thực phẩm
theo Mẫu 3a hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở
kinh doanh thực phẩm theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo
Thông tư này;

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng
nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá
“Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điền kiện an toàn thực phẩm;

Trường
hợp

“Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường
hợp
“Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày.
Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo
kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư
này về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c
Khoản này. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ
khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;

Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông
báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở
không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá
trị như nhau, Đoàn thẩm định, giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.

đ) Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế
tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu
5a (đối với
cơ sở sản xuất do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5b (đối với cơ sở kinh doanh
do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5c (đối với cơ sở sản xuất do Sở Công Thương
thẩm định) hoặc Mẫu 5d (đối với cơ sở kinh doanh do Sở Công Thương thẩm
định) quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2.
Trường hợp
cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị
hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét
và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ
lý do.

3.
Trường hợp
cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh
doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy
chứng nhận hết hiệu lực

Thủ tục, quy trình cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại
Khoản 1 Điều này.

4.
Trường hợp
cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người
được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình
sản xuất, mặt hàng kinh doanh.

Thủ tục, quy trình cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại
Khoản 2 Điều này.

Chương
III. 
HIỆU LỰC, THẨM
QUYỀN CẤP, THU HỒI GIẤY 
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

– Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

Related articles 02:

1. https://docluat.vn/archive/2424/

2. https://docluat.vn/archive/1487/

3. https://docluat.vn/archive/2389/

4. https://docluat.vn/archive/2395/

5. https://docluat.vn/archive/1370/

– Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các
sản phẩm thực phẩm trên.

b) Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công
suất thiết kế sản xuất theo quy định tại điểm a Khoản này; cơ sở kinh doanh
thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn
hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trở lên.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy
chứng nhận đối với:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn
các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng
hợp
) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một)
tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh,
thành phố đó.

3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại cùng một địa điểm theo
phân cấp thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cả Bộ Công Thương và Sở Công
Thương thì Bộ Công Thương sẽ thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận theo
quy định.

Điều 7. Hiệu lực của Giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trong trường
hợp
tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính
đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực
phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của
Thông tư này. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Giấy chứng
nhận đã được cấp trước đó hết hiệu lực.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại Khoản 2,
Khoản 4 Điều 5 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính
theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại Khoản 3
Điều 5 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba)
năm kể từ ngày ký cấp lại.

Điều 8. Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều
6 của Thông tư này và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp
Giấy chứng nhận.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm
quyền
cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.

3. Số lần kiểm tra không quá 01 (một) lần/năm đối với cơ sở đã được cấp
Giấy chứng nhận và có chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

4. Số lần kiểm tra không quá 02 (hai) lần/năm đối với cơ sở đã được cấp
Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận

1.
Trường hợp
thu hồi Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều
13 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận

a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ
quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.

Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
BÊN LIÊN QUAN

Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở đề nghị cấp
Giấy chứng nhận

1. Thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định
tại Thông tư này.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để đoàn thẩm định tiến hành thẩm định thực tế
tại cơ sở.

3. Lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

4. Nộp phí thẩm định và lệ phí cấp Giấy chứng nhận theo quy định của
pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 11. Trách nhiệm cửa cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận

1. Cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy trình, thủ tục được quy định tại
Thông tư này.

2. Lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

3. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra,
kiểm tra và thu hồi Giấy chứng nhận khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu
hiệu vi phạm các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp
luật.

4. Quản lý phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

a) Vụ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ,
thẩm định thực tế tại cơ sở, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy
chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
thực phẩm tại cùng một địa điểm quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư
này; tổ chức hướng dẫn thực hiện Thông tư trong phạm vi cả nước.

b) Vụ Thị trường trong nước tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ,
thẩm định thực tế tại cơ sở, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy
chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 của
Thông tư này; cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm tại cùng một
địa điểm có hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của Bộ
Công Thương và hoạt động sản xuất thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của Sở
Công Thương.

2. Sở Công Thương hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa bàn
tỉnh, thành phố; xây dựng đề xuất trình UBND tỉnh, thành phố phân cấp quản lý
an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy
định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư này.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

3. Trong quá trình
thực hiện, nến có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem
xét, giải quyết.

BIỂU MẪU KÈM THEO

TẠI ĐÂY
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ
 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

Share0
Tweet
Share

Related articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

News articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Other articles

NĐ 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in

TT 06/2017/TT-BTC sửa bổ sung TT 156/2013/TT-BTC về quản lý thuế

TT 16/2015/TT-NHNN sửa bổ sung TT 32/2013/TT-NHNN về thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

TT 219/2013/TT-BTC hướng dẫn NĐ 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế GTGT

NĐ 209/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG

Bài viết mới

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Thông tin hữu ích

MÔ HÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỌC TƯ THỤC

QĐ 639/QĐ-SGDHN về Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TỔ CHỨC KINH DOANH ĐUA NGỰA, CHÓ

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

NĐ 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật 67/2014/QH13 về Đầu tư

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

MỤC LỤC LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT 17/2008/QH12

TT 93/2017/TT-BTC sửa bổ sung các thông tư thuế

NĐ 69/2018/NĐ-CP chi tiết Luật 05/2017/QH14 về Quản lý ngoại thương

QĐ 66/QĐ-SGDHCM về quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán HCM

Bài viết nên xem

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH LÀ GÌ

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bài viết nổi bật

YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ NÀO

Chuyên mục
  • Biểu Mẫu (1,352)
  • Tin Hay (6)
  • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai (14)
  • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công (9)
  • Văn Bản Pháp Luật Du Lịch (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (7)
  • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Tín Dụng Ngân Hàng (3)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự (13)
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP (45)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng (8)

Copyright © 2024 docluat.vn. All rights reserved.

↑