1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng1.3 Điều 3. Nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán áp dụng đối với kế toán hoạt động của Công ty chứng khoán
3 Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
3.1 Điều 4. Nguyên tắc chung3.2 Điều 5. Lập chứng từ kế toán3.3 Điều 6. Ký chứng từ kế toán3.4 Điều 7. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán của Công ty chứng khoán được quy định như sau:3.5 Điều 8. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt3.6 Điều 9. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán3.7 Điều 10. Sử dụng chứng từ điệu tử và lưu trữ3.8 Điều 11. Danh mục và mẫu chứng từ kế toán
4.1 Điều 12. Quy định về Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán
5.1 Điều 13. Quy định chung5.2 Điều 14. Các loại sổ kế toán5.3 Điều 15. Hệ thống sổ kế toán5.4 Điều 16. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán5.5 Điều 17. Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng phần mềm kế toán.5.6 Điều 18. Mở và ghi sổ kế toán5.7 Điều 19. Sửa chữa sổ kế toán5.8 Điều 20. Điều chỉnh sổ kế toán5.9 Điều 21. Hình thức sổ kế toán5.10 Điều 22. Hình thức kế toán Nhật ký chung
6.1 Điều 23. Danh mục Báo cáo tài chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán6.2 Điều 24. Thời hạn và nơi nhận, nộp Báo cáo tài chính
7.1 Điều 25. Hiệu lực thi hành7.2 Điều 26. Tổ chức thực hiện
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ210/2014/TT-BTC
ngày 30
tháng 12 năm 2014
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật số
62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán
số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh
vực Nhà nước và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong
hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối
với Công ty chứng khoán.
Chương
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư
này quy định các nội dung liên quan đến chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và
phương pháp kế toán, sổ kế toán, mẫu Báo cáo tài chính, phương pháp lập và
trình bày Báo cáo tài chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán (CTCK) thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư
này áp dụng đối với Công ty chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan
tới hoạt động của Công ty chứng khoán.
Điều 3. Nguyên tắc kế toán và phương
pháp kế toán áp dụng đối với kế toán hoạt động của Công ty chứng khoán
1. Công ty
chứng khoán tuân thủ nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán quy định tại Luật
Kế toán, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan và
các quy định cụ thể của Thông tư hướng dẫn kế toán này.
2. Các
nguyên tắc và phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý chỉ được áp dụng khi Luật
Kế toán cho phép áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý.
3. Thông
tư này quy định những đặc thù áp dụng trong công tác kế toán đối với Công ty
chứng khoán. Những nội dung về chế độ chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ
kế toán, báo cáo tài chính không hướng dẫn trong Thông tư này, Công ty chứng
khoán áp dụng theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Chương
II. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Mục
1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Điều 4. Nguyên tắc chung
1. Chứng
từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
2. Chứng
từ kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán phải thực hiện theo đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán, Nghị định hướng
dẫn chi tiết Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp, các văn bản pháp
luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong Chế độ này.
Điều 5. Lập chứng từ kế toán
1. Mọi
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty
chứng khoán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho
một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ
các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết
tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
2. Chứng
từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định. Đối với chứng từ lập nhiều
liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy
tính, hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên
nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần
nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên
chứng từ.
3. Các
chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho
chứng từ kế toán.
Điều 6. Ký chứng từ kế toán
1. Mọi
chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có
giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định
của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi
hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế
toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của
một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định,
trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần
trước đó.
2. Chữ ký
của người đứng đầu của Công ty chứng khoán (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người
được ủy quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) và dấu đóng trên
chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại Ngân
hàng thương mại. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã
đăng ký với kế toán trưởng.
3. Kế toán
trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được ký “thừa ủy quyền” của người đứng
đầu Công ty chứng khoán. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người
khác.
4. Các
Công ty chứng khoán phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của các nhân viên kế toán, kế
toán trưởng (và người được ủy quyền), Tổng Giám đốc, Giám đốc (và người được ủy
quyền) liên quan đến hoạt động của Công ty chứng khoán. Sổ đăng ký mẫu chữ ký
phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do người đứng đầu tổ chức (hoặc người
được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký
mẫu trong sổ đăng ký.
5. Những
cá nhân có quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán
khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
6. Việc
phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty chứng
khoán, quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt
chẽ, an toàn tài sản của Công ty chứng khoán.
Điều 7. Trình tự luân chuyển và
kiểm tra chứng từ kế toán của Công ty chứng khoán được quy định như sau:
1. Tất cả
các chứng từ kế toán do Công ty chứng khoán lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến
đều phải tập trung vào bộ phận kế toán Công ty chứng khoán. Bộ phận kế toán
kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp
lý của chứng từ và sự khớp đúng về số liệu giữa Công ty chứng khoán thì mới
dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
2. Trình
tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
– Lập,
tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
– Kế toán
viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Tổng Giám đốc,
Giám đốc Công ty chứng khoán ký duyệt.
– Phân
loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
– Lưu trữ,
bảo quản chứng từ kế toán.
3. Trình
tự kiểm tra chứng từ kế toán.
– Kiểm tra
tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên
chứng từ kế toán.
– Kiểm tra
tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ
kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.
– Kiểm tra
tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
4. Khi
kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ,
các quy định pháp luật hiện hành về thành lập và quản lý Công ty chứng khoán,
Điều lệ Công ty chứng khoán, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành
viên hoặc Nghị quyết Hội đồng quản trị theo phân cấp phải từ chối thực hiện (không
thanh toán,…) đồng thời báo ngay cho Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty chứng
khoán biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với
những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng
thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm
thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Điều 8. Dịch chứng từ kế toán ra
tiếng Việt
1. Các
chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở
Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt, những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều
lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung
chứng từ kế toán, những chứng từ phát sinh nhiều lần có nội dung giống nhau thì
chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên
đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký
trên chứng từ,…
2. Người dịch
phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản
chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Điều 9. Sử dụng, quản lý, in và
phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Tất cả
các Công ty chứng khoán đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy
định trong Chế độ kế toán này và các chứng từ khác có liên quan phù hợp với quy
định của pháp luật của lĩnh vực có liên quan. Trong quá trình thực hiện, các
Công ty chứng khoán không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
2. Mẫu
chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát.
Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
3. Đối với
các biểu mẫu chứng từ kế toán có tính chất hướng dẫn, Công ty chứng khoán có
thể mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ
yếu của chứng từ quy định tại Thông tư này và quy định của Luật Kế toán.
Điều 10. Sử dụng chứng từ điệu tử
và lưu trữ
1. Các
Công ty chứng khoán có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động kinh tế, tài
chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và
các quy định của pháp luật có liên quan về chứng từ điện tử.
2. Công ty
chứng khoán lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Danh mục và mẫu chứng từ
kế toán
1. Chứng
từ kế toán chủ yếu áp dụng đối với Công ty chứng khoán thực hiện theo danh mục
và mẫu quy định tại Phụ lục số 01.
2. Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn cụ thể về hệ thống chứng từ nghiệp vụ áp dụng
đối với Công ty chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Mục
2. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Điều 12. Quy định về Hệ thống tài
khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán
1. Tài
khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính
theo nội dung kinh tế.
2. Hệ
thống tài khoản kế toán của Công ty chứng khoán bao gồm các tài khoản cấp 1,
tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3, tài khoản cấp 4 trong Bảng cân đối kế toán và
tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong Thông tư này.
3. Các
Công ty chứng khoán căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Hướng
dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán này để vận dụng và chi tiết hóa
hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của
từng loại hoạt động của đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và
phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
4. Trường
hợp Công ty chứng khoán cần bổ sung tài khoản hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp
2, cấp 3 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính
trước khi thực hiện.
5. Theo
yêu cầu quản lý, Công ty chứng khoán có thể mở thêm các tài khoản từ cấp 4 trở
lên mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
6. Danh
mục Hệ thống tài khoản áp dụng cho Công ty chứng khoán và giải thích nội dung,
kết cấu, phương pháp hạch toán quy định tại Phụ lục số 02.
Mục
3. CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN
Điều 13. Quy định chung
1. Sổ kế
toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên
quan đến Công ty chứng khoán.
2. Công ty
chứng khoán phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị
định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán
và Thông tư này.
Điều 14. Các loại sổ kế toán
1. Mỗi
Công ty chứng khoán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ
kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
– Sổ kế
toán tổng hợp, gồm: Các Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
– Số kế
toán chi tiết, gồm: Các Sổ kế toán chi tiết.
2. Công ty
chứng khoán phải tuân thủ về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với
các loại Sổ Cái, các sổ Nhật ký; các quy định đối với các loại sổ kế toán chi
tiết mang tính hướng dẫn.
3. Sổ kế
toán tổng hợp.
3.1. Sổ
Nhật ký
a) Sổ Nhật
ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế
toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng
các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh
tổng số phát sinh Bên Nợ và Bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở
Công ty chứng khoán (Nhật ký chung) trừ các tài khoản đã theo dõi, ghi chép
trên các Sổ Nhật ký đặc biệt;
b) Sổ Nhật
ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
– Ngày,
tháng ghi sổ;
– Số hiệu
và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
– Tóm tắt
nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
– Số tiền
của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
3.2. Các
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký
đặc biệt gồm các sổ Nhật ký mua hàng, Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ Nhật ký Thu tiền
mặt, Thu tiền gửi ngân hàng; Sổ Nhật ký Chi tiền mặt, Chi tiền gửi ngân hàng.
Các Nhật ký đặc biệt này được mở và dùng để ghi chép các nghiệp vụ quy định
riêng cho từng loại sổ Nhật ký này, như: Sổ Nhật ký mua hàng được sử dụng để
ghi chép các nghiệp vụ mua hàng nhưng chưa thanh toán tiền phát sinh trong kỳ
kế toán.
3.3. Sổ
Cái
Sổ cái
dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và
trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ
tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán. Số liệu kế toán trên Sổ Cái
phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty chứng khoán. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung
sau:
– Ngày,
tháng ghi sổ.
– Số hiệu
và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
– Tóm tắt
nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
– Số tiền
của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào Bên Nợ hoặc Bên Có của tài
khoản.
4. Sổ kế
toán chi tiết
a) Sổ kế
toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu
quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho
việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản
ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái;
b) Số
lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các Công ty
chứng khoán căn cứ vào quy định của Thông tư này về sổ kế toán chi tiết và yêu
cầu quản lý của Công ty chứng khoán để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết,
phù hợp.
Điều 15. Hệ thống sổ kế toán
1. Mỗi
Công ty chứng khoán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho
một kỳ kế toán năm.
2. Công ty
chứng khoán căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty chứng
khoán và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi
tiết cần thiết.
Điều 16. Trách nhiệm của người giữ
và ghi sổ kế toán
1. Sổ kế
toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và
ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách
nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
1. https://docluat.vn/archive/1912/
2. https://docluat.vn/archive/3556/
3. https://docluat.vn/archive/2416/
2. Khi có
sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao
trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên
bản bàn giao phải được Kế toán trưởng ký xác nhận.
Điều 17. Ghi sổ kế toán bằng tay
hoặc bằng phần mềm kế toán.
1. Công ty
chứng khoán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế
toán.
2. Trường
hợp ghi sổ bằng tay phải theo hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán và quy định
của Hình thức Nhật ký chung. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo
yêu cầu quản lý của đơn vị.
3. Trường
hợp ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán thì Công ty chứng khoán được lựa chọn
mua hoặc tự xây dựng chương trình phần mềm kế toán cho phù hợp với Hình thức
Nhật ký chung. Hình thức kế toán Nhật ký chung bằng phần mềm kế toán áp dụng
tại Công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Có đủ
các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế
toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy
định của Chế độ sổ kế toán;
b) Thực
hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo
quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy
định tại Thông tư này;
c) Công ty
chứng khoán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do
Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 và các
văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu
cầu quản lý và điều kiện của Công ty chứng khoán.
Điều 18. Mở và ghi sổ kế toán
1. Mở sổ
kế toán
a) Sổ kế
toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với Công ty chứng khoán mới thành lập,
sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và Kế toán
trưởng của Công ty chứng khoán có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng
tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ
phần mềm kế toán;
b) Sổ kế
toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời.
Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ;
c) Trước
khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
– Đối với
sổ kế toán dạng quyển:
Trang đầu
sổ phải ghi tõ tên Công ty chứng khoán, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và
kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của Kế toán trưởng và người
đại diện theo pháp luật của Công ty chứng khoán, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày
chuyển giao cho người khác.
Sổ kế toán
phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu
giáp lai của đơn vị kế toán;
– Đối với
sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ
tờ rời phải ghi rõ tên Công ty chứng khoán, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ,
tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được
(Tổng) Giám đốc Công ty chứng khoán hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng
dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp
theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
2. Ghi sổ
kế toán
Việc ghi
sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm
các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải
có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khoá sổ
kế toán
Cuối kỳ kế
toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khóa
sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 19. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi
phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì
không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa
theo một trong các phương pháp sau:
a) Phương pháp
cải chính:
Phương pháp
này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xóa bỏ chỗ
ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xóa bỏ ghi con số
hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của Kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán của Công ty chứng khoán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp
này áp dụng cho các trường hợp:
– Sai sót
trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
– Sai sót
không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
b) Phương pháp
ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp
này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi
trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để hủy bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút
toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp
này áp dụng cho các trường hợp:
– Sai về
quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không
thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
– Phát
hiện ra sai sót sau khi đã nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai
sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế
toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
– Sai sót
trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn
hơn con số ghi đúng.
Khi dùng
phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ
đính chính” do Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
c) Phương pháp
ghi bổ sung
Phương pháp
này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền
ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi
trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ
sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với
chứng từ.
2. Sửa
chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán:
a) Trường
hợp phát hiện sai sót trước khi Báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên phần
mềm kế toán;
b) Trường
hợp phát hiện sai sót sau khi Báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện
sai sót trên phần mềm kế toán và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có
sai sót;
c) Các
trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán đều được thực hiện
theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.
3. Khi báo
cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa
lại số liệu trên Báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì
đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và Số dư của những tài khoản kế toán có liên
quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế
toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối)
của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót Báo cáo tài chính đã
nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
Điều 20. Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp
Công ty chứng khoán phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải
điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy
định của Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và
các sai sót” thì kế toán của Công ty chứng khoán phải điều chỉnh Số dư đầu năm
trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
Điều 21. Hình thức sổ kế toán
1. Công ty
chứng khoán được áp dụng hình thức kế toán sau:
– Hình
thức kế toán Nhật ký chung.
– Trong
hình thức sổ kế toán này phải có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu,
mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
2. Công ty
chứng khoán căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý,
trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán,
lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Công ty chứng
khoán và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán được quy
định áp dụng đối với hoạt động Công ty chứng khoán, gồm: Các loại sổ và kết cấu
các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các
loại sổ kế toán.
3. Trường
hợp áp dụng hình thức Nhật ký chung bằng chương trình phần mềm kế toán, Công ty
chứng khoán phải tôn trọng nguyên tắc, quy trình mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
theo hình thức kế toán này để ghi nhận các loại giao dịch phát sinh thực tế.
Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình ghi sổ kế toán tuân thủ các quy
định của Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán hiện hành. Quy định về
phân cấp ghi sổ kế toán, kiểm soát, phê duyệt các giao dịch được ghi sổ, kết
chuyển, tổng hợp số liệu để lập và trình bày Báo cáo tài chính và các Báo cáo kế
toán quản trị và các báo cáo nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật kế
toán, pháp luật chứng khoán, các pháp luật khác có liên quan hiện hành và các
quy định của Công ty chứng khoán.
Điều 22. Hình thức kế toán Nhật ký
chung
1. Nguyên
tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
a) Đặc
trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định
khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi
Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh;
b) Hình thức
kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
– Sổ Nhật
ký chung, các Sổ Nhật ký đặc biệt;
– Sổ Cái;
– Các sổ,
thẻ kế toán chi tiết.
2. Trình
tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục số 03A)
a) Hàng
ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu
đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan;
Trường hợp
đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được
dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên
quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát
sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có).
Các sổ
Nhật ký đặc biệt gồm: Nhật ký mua hàng, bán hàng, thu, chi tiền mặt, thu, chi
tiền gửi ngân hàng;
b) Cuối
tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh
Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số
phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc
biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3. Công ty
chứng khoán mở các sổ kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản cấp 1, 2, 3,
4,… phù hợp với hệ thống danh mục tài khoản kế toán áp dụng tại CTCK theo quy
định của Thông tư hướng dẫn kế toán này đáp ứng việc lập Báo cáo tài chính theo
quy định của pháp luật hiện hành và các báo cáo kế toán khác theo yêu cầu của
đơn vị.
4. Công ty
chứng khoán phải bố trí cán bộ kế toán thực hiện việc mở, ghi các sổ kế toán
cho Công ty chứng khoán.
5. Việc mở
sổ, ghi sổ, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán của Công ty chứng khoán phải tuân theo
quy định của Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán và các
quy định cụ thể của Chế độ kế toán này.
6. Danh
mục hệ thống sổ kế toán và các mẫu sổ kế toán chủ yếu áp dụng cho Công ty chứng
khoán quy định tại Phụ lục số 03B.
Mục
4. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 23. Danh mục Báo cáo tài
chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán
1. Danh
mục Báo cáo tài chính riêng áp dụng đối với Công ty chứng khoán
STT |
Danh mục |
Ký hiệu |
I |
Báo cáo tài chính riêng năm |
|
01 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
02 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
03 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
04 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
05 |
Bản |
Mẫu số B
|
II |
Báo cáo tài chính riêng giữa |
|
01 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
02 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
03 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
04 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
05 |
Bản |
Mẫu số B |
2. Danh
mục Báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng đối với Công ty chứng khoán
STT |
Danh mục |
Ký hiệu |
I |
Báo cáo tài chính hợp nhất năm |
|
01 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
02 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
03 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
04 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
05 |
Bản |
Mẫu số B |
II |
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa |
|
01 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
02 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
03 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
04 |
Báo cáo |
Mẫu số B |
05 |
Bản |
Mẫu số B |
Điều 24. Thời hạn và nơi nhận, nộp
Báo cáo tài chính
1. Báo cáo
tài chính của Công ty chứng khoán báo cáo tài chính riêng (hợp nhất đối với
trường hợp CTCK phải lập báo cáo tài chính hợp nhất), bao gồm:
– Báo cáo
thu nhập toàn diện.
– Báo cáo
tình hình tài chính.
– Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ.
– Báo cáo
tình hình biến động vốn chủ sở hữu.
– Bản
thuyết minh Báo cáo tài chính.
2. Nơi
nhận báo cáo tài chính:
– Bộ Tài
chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
– Cơ quan
Thuế.
– Cơ quan
Thống kê.
– Cơ quan
đăng ký kinh doanh.
3. Thời
hạn nộp báo cáo tài chính: Theo quy định của pháp luật về kế toán và chứng
khoán.
4. Đối với
Báo cáo tài chính bán niên (riêng và hợp nhất) và Báo cáo tài chính năm (riêng
và hợp nhất) của Công ty chứng khoán mà theo quy định của pháp luật hiện hành
phải soát xét thì Báo cáo tài chính bán niên phải đính kèm Báo cáo soát xét và
Báo cáo tài chính năm phải đính kèm Báo cáo kiểm toán độc lập khi nộp cho các
cơ quan quản lý Nhà nước hoặc khi công khai.
5. Mẫu
biểu Báo cáo tài chính và nội dung, phương pháp lập Báo cáo tài chính áp dụng
cho Công ty chứng khoán quy định tại Phụ lục số 04.
Chương
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
1. Thông
tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
2. Thông
tư này thay thế Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán và Thông tư số
162/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số
95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối
với Công ty chứng khoán.
Điều 26. Tổ chức thực hiện
1. Vụ
trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
Tổng Giám đốc, Giám đốc các Công ty chứng khoán và Thủ trưởng các đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Thông tư này.
2. Trong
quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị
phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
PHỤ LỤC KÈM THEO
Danh muc chung tu va |
He thong tai khoan ke |
Mau va giai thich bao |
So ke toan ap dung cho |
Trinh tu ghi so ke |
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |