Docluat.vn https://docluat.vn Law Mon, 30 Sep 2024 06:46:37 +0000 en-US hourly 1 https://docluat.vn/wp-content/uploads/2024/10/cropped-fast-business-loans-32x32.webp Docluat.vn https://docluat.vn 32 32 TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất https://docluat.vn/archive/3840/ https://docluat.vn/archive/3840/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:46:37 +0000 https://docluat.vn/tt-02-2015-tt-btnmt-chi-tiet-nd-43-2014-nd-cp-ve-dat-dai-nd-44-2014-nd-cp-ve-gia-dat/
1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
2 Chương II. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG, ĐẤT BÃI BỒI VEN BIỂN, ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN
2.1 Điều 3. Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đối với đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển
2.2 Điều 4. Giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển
2.3 Điều 5. Thời hạn cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển
2.4 Điều 6. Đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển đã sử dụng vào mục đích nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
2.5 Điều 7. Lập hồ sơ quản lý đất có mặt nước ven biển
3 Chương III. VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY, CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
3.1 Điều 8. Việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi công ty
3.2 Điều 9. Việc sử dụng đất đối với trường hợp chia, tách doanh nghiệp
3.3 Điều 10. Việc sử dụng đất đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
4 Chương IV. QUY ĐỊNH XỬ LÝ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LIÊN QUAN ĐẾN GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, GIÁ ĐẤT
4.1 Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
4.2 Điều 12. Việc lồng ghép thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận
4.3 Điều 13. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 169 của Luật Đất đai và Điều 39 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
4.4 Điều 14. Quy định bổ sung về nộp hồ sơ, thủ tục khi đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
4.5 Điều 15. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất
4.6 Điều 16. Cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất
4.7 Điều 17. Xác định thời hạn sử dụng đất
4.8 Điều 18. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT
4.9 Điều 19. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
4.10 Điều 20. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT
4.11 Điều 21. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT
4.12 Điều 22. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT
4.13 Điều 23. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
5 Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
5.1 Điều 24. Hiệu lực thi hành
5.2 Điều 25. Xử lý chuyển tiếp một số trường hợp liên quan đến giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
5.3 Điều 26. Trách nhiệm thực hiện
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

THÔNG TƯ02/2015/TT-BTNMT

ngày 27 tháng 01 năm 2015

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2014/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2014/NĐ-CP NGÀY 15
THÁNG 5 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định về giá đất;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết
một số
điều của Nghị
định số
43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
của Chính
phủ
.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy
định việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có
mặt nước ven biển; việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi
công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; việc xử lý đối với một số
trường hợp liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
đăng ký đất
đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, bản đồ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và giá đất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý
nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường các cấp, Văn phòng
đăng ký đất đai, công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn.

2. Người sử dụng
đất, người được Nhà nước giao quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG, ĐẤT
BÃI BỒI VEN BIỂN, ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN

Điều 3. Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đối với
đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển

1. Đối với các địa
phương mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thể hiện nội dung sử dụng đối
với đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển thì Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành
phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách
nhiệm tổ chức việc rà soát để điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.

2. Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp
tỉnh); quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có
biển phải thể hiện nội dung sử dụng đối với đất có mặt nước ven biển
theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 4. Giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất
có mặt nước ven biển

1. Đất bãi bồi ven
sông, đất bãi bồi ven biển chưa sử dụng được Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền giao, cho thuê; đất có mặt nước ven biển chưa sử dụng được Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền cho thuê để sử dụng vào mục đích nào thì chế độ sử
dụng đất
được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai đối với mục đích đó.

2. Việc cho thuê
đất có mặt nước ven biển thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 58 của
Luật Đất đai, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
(sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

3. Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền quyết định cho thuê đất, thu hồi đất có mặt nước ven biển theo quy
định tại Điều 59 của Luật Đất đai. Trường hợp dự án đầu tư sử dụng mặt nước
biển trong khu vực biển từ 03 hải lý trở ra tính từ đường mép nước biển thấp
nhất tính trung bình nhiều năm thì thẩm quyền cho thuê mặt biển thực hiện theo
quy định của pháp luật về biển.

Điều 5. Thời hạn cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển,
đất có mặt nước ven biển

1. Thời hạn cho
thuê đất
bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho thuê đất quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của
người thuê đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất nhưng phải đảm bảo
phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch ngành có liên quan
(nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thời hạn cho
thuê đất quy định tại Khoản 1 Điều này không quá 50 năm. Đối với dự án có vốn
đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh
tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm.

3. Khi hết thời hạn
thuê đất, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước
xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn thuê đất quy định tại
Khoản 2 Điều này.

Điều 6. Đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven
biển đã sử dụng vào mục đích nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014

1. Hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tiếp tục sử dụng đất bãi bồi ven sông,
đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển trong thời hạn giao đất còn lại
đối với đất được giao theo phương án giao đất của địa phương khi thực hiện Nghị
định số
64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy
định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm
1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số
điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất
làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số
163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho
thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai.

Khi hết thời hạn
giao đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo
hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước
ven biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định
tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Được tiếp tục sử
dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển trong thời hạn giao đất còn lại
đối với trường hợp được Nhà nước giao đất.

Khi hết thời hạn
giao đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng mà việc sử dụng đất
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất;

b) Được tiếp tục sử
dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại đối với đất bãi bồi ven sông, đất
bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển do nhận chuyển nhượng, nhận tặng
cho, được thừa kế quyền sử dụng đất từ đất có nguồn gốc do được Nhà
nước giao đất; phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đối với
phần diện
tích
đất vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

3. Tổ chức kinh tế,
hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất bãi bồi
ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển thực hiện theo quy
định như sau:

a) Được tiếp tục sử
dụng đất trong thời hạn thuê đất còn lại;

b) Khi hết thời hạn
thuê đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng mà việc sử dụng
đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
thẩm quyền phê duyệt và không vi phạm pháp luật về đất đai thì được Nhà nước
xem xét tiếp tục cho thuê đất.

4. Tổ chức kinh tế,
hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển,
đất có mặt nước ven biển do tự khai hoang mà chưa được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho
thuê đất.

Điều 7. Lập hồ sơ quản lý đất có mặt nước ven biển

Việc lập, cập nhật,
chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với đất có mặt nước ven biển thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính (sau đây
gọi là Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT). Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm
lập hồ sơ địa chính đối với đất có mặt nước ven biển.

Chương III. VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHUYỂN
ĐỔI CÔNG TY, CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Điều 8. Việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi công ty

Trường hợp chuyển
đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần hoặc ngược lại; từ công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên hoặc chuyển đổi ngược lại thì việc sử dụng đất được thực
hiện theo quy định sau đây:

1. Trường hợp
chuyển đổi công ty mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì xử lý như sau:

a) Trường hợp công
ty trước khi chuyển đổi đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng
đất đã trả có nguồn từ ngân sách nhà nước thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình
Ủy
ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất đối với công ty
sau khi chuyển đổi theo quy định của pháp luật về đất đai.

Giá đất để tính thu
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết
định tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với công ty sau khi
chuyển đổi;

b) Trường hợp công
ty trước khi chuyển đổi đã được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng
năm hoặc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả
không có nguồn từ ngân sách nhà nước thì công ty sau khi chuyển đổi có trách
nhiệm đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo thủ tục quy định
tại Điều 85 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; ký lại hợp đồng thuê đất với Sở Tài
nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuê đất mà không phải ban hành lại
quyết định cho thuê đất.

Giá đất để tính thu
tiền thuê đất đối với trường hợp công ty sau khi chuyển đổi thuê đất
trả tiền thuê hàng năm là giá đất đã quyết định để tính tiền thuê đất đối với
công ty trước khi chuyển đổi nếu thời điểm chuyển đổi công ty thuộc chu kỳ 05
năm ổn định tiền thuê đất và phải xác định lại theo quy định tại Nghị định số
46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê
đất và mặt nước (sau đây gọi là Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) khi hết chu kỳ 05
năm ổn định tiền thuê đất.

2. Trường hợp
chuyển đổi công ty đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện
thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định đồng thời với thủ tục giao
đất, cho thuê đất hoặc thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với
đất quy định tại Khoản 1 Điều này.

Đối với trường hợp
chuyển
mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá đất
để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử
dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 9. Việc sử dụng đất đối với trường hợp chia, tách doanh nghiệp

Trường hợp doanh
nghiệp đang sử dụng đất thực hiện chia, tách doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp thì việc sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau
đây:

1. Quyết định chia,
tách doanh nghiệp phải xác định rõ từng doanh nghiệp được sử dụng đất sau khi
chia, tách; quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của từng doanh nghiệp sau khi chia,
tách.

Trường hợp việc
phân chia quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách dẫn đến
việc chia, tách thửa đất thì việc chia, tách thửa đất đó phải phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; quy
hoạch điểm dân cư nông thôn; quy hoạch nông thôn mới.

2. Đối với trường
hợp chia, tách doanh nghiệp mà có phân chia quyền sử dụng đất
cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách và không thay đổi mục đích sử dụng đất
thì xử lý như sau:

a) Trường hợp công
ty bị chia, tách đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được
Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất
mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất
đã trả có nguồn từ ngân sách nhà nước thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất của công ty bị chia, tách để giao đất,
cho thuê đất đối với công ty sau khi chia, tách theo quy định của pháp luật về đất
đai.

Giá đất để tính thu
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với công
ty sau khi chia, tách;

b) Trường hợp công
ty bị chia, tách đã được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm hoặc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng
đất đã trả không có nguồn từ ngân sách nhà nước thì công ty sử dụng đất sau khi
chia, tách được kế thừa các quyền, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất của
công ty bị chia, tách và có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất
đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 85 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP; ký lại hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường
đối với trường hợp thuê đất mà không phải ban hành lại quyết định cho thuê đất.

Giá đất để tính thu
tiền thuê đất đối với trường hợp công ty sau khi chia, tách thuê đất trả tiền
thuê hàng năm là giá đất đã xác định để tính tiền thuê đất đối với doanh
nghiệp bị chia, tách nếu thời điểm chia, tách doanh nghiệp thuộc chu kỳ 05 năm
ổn định tiền thuê đất và phải xác định lại theo quy định tại Nghị
định số
46/2014/NĐ-CP khi hết chu kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất.

3. Trường hợp chia,
tách doanh nghiệp đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì
thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định đồng thời với thủ
tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn
liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều này.

Đối với trường hợp
chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là giá đất cụ thể
do Ủy
ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định chuyển mục
đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 10. Việc sử dụng đất đối với trường hợp hợp nhất, sáp
nhập doanh nghiệp

1. Trường hợp công
ty bị hợp nhất hoặc công ty bị sáp nhập đã được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất,
nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền
nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả có nguồn từ ngân sách nhà nước thì Sở Tài
nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất của công
ty bị hợp nhất hoặc công ty bị sáp nhập để giao đất, cho thuê đấtđối
với
công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập.

Giá đất để tính thu
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xác định tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

2. Trường hợp công
ty bị hợp nhất hoặc công ty bị sáp nhập đã được Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất
hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê đất thu
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã
trả không có nguồn từ ngân sách nhà nước thì công ty hợp nhất hoặc công ty nhận
sáp nhập có trách nhiệm đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
theo thủ tục quy định tại Điều 85 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; ký lại hợp
đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuê đất
mà không phải ban hành lại quyết định cho thuê đất.

Giá đất để tính thu
tiền thuê đất đối với trường hợp công ty hợp nhất hoặc công ty nhận
sáp nhập thuê đất trả tiền thuê hàng năm là giá đất đã xác định để tính tiền
thuê đất đối với công ty trước khi hợp nhất hoặc sáp nhập nếu thời điểm hợp
nhất, sáp nhập doanh nghiệp thuộc chu kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất và phải
xác định lại theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP khi hết chu kỳ 05 năm
ổn định tiền thuê đất.

3. Trường hợp hợp
nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất
thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định đồng thời với
thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất hoặc thủ tục đăng ký biến động đất
đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Đối với trường hợp
chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử
dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương IV. QUY ĐỊNH XỬ LÝ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
LIÊN QUAN ĐẾN GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT, ĐĂNG KÝ ĐẤT
ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC
GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, GIÁ ĐẤT

Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp
chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất
trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các
loại động vật khác được pháp luật cho phép;

b) Chuyển đất
ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

2. Người sử dụng
đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

a) Đơn đăng ký biến
động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư
số 24/2014/TT-BTNMT;

b) Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

3. Trình tự, thủ
tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có
thẩm quyền như sau:

a) Người sử dụng
đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều
60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

b) Văn phòng đăng
ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp
cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy
chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất
đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban
nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Điều 12. Việc lồng ghép thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng
nhận

Trường hợp cấp đổi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu công trình xây dựng mà phải thực hiện việc đo đạc xác định lại
diện tích, kích thước thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy
chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá tổng thời
gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận và thủ tục đăng ký biến động quy
định tại Điểm i và Điểm p Khoản 2 Điều 61 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP.

Điều 13. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất theo quy
định
tại Điểm b Khoản 1 Điều 169 của Luật Đất đai và Điều 39 của Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP

1. Người sử dụng
đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Trường hợp chuyển
nhượng giá trị quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì đề
nghị Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực
hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người
sử dụng đất.

2. Văn phòng đăng
ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện việc
chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện các công
việc sau đây:

a) Gửi thông tin
địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp
phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;

b) Xác nhận nội
dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định.

Trường hợp phải cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người
sử dụng đất;

c) Chỉnh lý, cập
nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận
cho người sử dụng đất.

3. Hồ sơ thực hiện
thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này, gồm:

a) Văn bản về
chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật;

b) Trích đo địa
chính thửa đất đối với trường hợp chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất của
một phần thửa đất;

c) Bản gốc Giấy
chứng nhận đã cấp.

Điều 14. Quy định bổ sung về nộp hồ sơ, thủ tục khi đăng ký đất đai, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất

1. Hồ sơ nộp khi
thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với
trường hợp hộ gia đình chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh
nghiệp tư nhân, bao gồm:

a) Đơn đăng ký biến
động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số
24/2014/TT-BTNMT;

b) Bản gốc Giấy
chứng nhận đã cấp;

c) Văn bản của các
thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý đưa quyền sử dụng đất của hộ
gia đình vào doanh nghiệp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của
pháp luật.

2. Hồ sơ nộp khi
thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận bị mất của cộng đồng dân cư được thực
hiện như trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất đối với hộ gia đình, cá nhân
quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

3. Trường hợp chuyển
đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, tổ chức thì người
chịu trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
là người sử dụng đất sau khi chuyển đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập
doanh nghiệp.

4. Đối với giao
dịch về quyền sử dụng đất được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì thời điểm có hiệu lực của việc đăng
ký là thời điểm có ghi ngày tháng năm sớm nhất thể hiện trong văn bản có ghi
thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc trong số địa chính hoặc số
theo dõi biến động đất đai.

5. Người có tên
trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về
dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được
thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử
dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo
quy định của pháp luật.

6. Trường hợp Giấy
chứng nhận đã in, viết hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền ký trước ngày 01
tháng 7 năm 2014 mà người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép ghi nợ hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định thì Văn phòng
đăng
đất đai có trách nhiệm thể hiện nội dung ghi nợ, miễn, giảm nghĩa vụ
tài chính vào Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 13 của Thông tư số
23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Thông tư số
23/2014/TT-BTNMT).

Điều 15. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế
độ cũ cấp cho người sử dụng đất

Giấy tờ về quyền sử
dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy
định tại Điểm e Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai bao gồm:

1. Bằng khoán
điền thổ.

2. Văn tự đoạn mãi
bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

3. Văn tự mua bán
nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở
có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

4. Bản di chúc hoặc
giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng
nhận.

5. Giấy phép cho
xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ
cấp.

6. Bản án của cơ
quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.

7. Các loại giấy tờ
khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh nơi có đất ở công nhận.

Điều 16. Cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất

Trường hợp Trang bổ
sung của Giấy chứng nhận bị mất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất có nhu cầu cấp lại thì việc cấp lại Trang bổ sung thực hiện theo
quy định tại Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Văn phòng đăng ký đất đai
ghi “Trang bổ sung này thay thế cho Trang bổ sung số… (ghi số
thứ tự của Trang bổ sung bị mất
) ” vào dòng đầu tiên của Trang bổ sung cấp
lại.

Điều 17. Xác định thời hạn sử dụng đất

1. Trường hợp tổ
chức trong nước đang sử dụng đất quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP mà tổ chức đó không có giấy tờ về việc giao đất, cho thuê đất,
giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18
của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy
định tại Điều 126 của Luật Đất đai và được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận.

2. Thời hạn giao
đất, cho thuê đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất được tính từ
thời điểm có hiệu lực của quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử
dụng đất.

Điều 18. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT

1. Sửa đổi, bổ sung
Điểm b Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT như sau:

“b) Trường hợp đính
chính nội dung sai sót vào Giấy chứng nhận đã cấp do cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 105 của Luật Đất đai và Điều
37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thực hiện. Trường hợp chứng nhận bổ sung
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do cơ quan có
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP thực hiện.”

2. Sửa đổi, bổ sung
Khoản 5 Điều 24 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT như sau:

“5. Việc cấp Giấy
chứng nhận đối với trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền từ ngày 01
tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 theo quy định tại Điều 23
của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Làm rõ và xử lý
trách nhiệm đối với người giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp
luật;

b) Xem xét, quyết
định đối
với
từng trường hợp cụ thể và chỉ cấp Giấy chứng nhận đối với
trường hợp đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp, phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật; trường hợp giao đất làm nhà ở thì chỉ cấp Giấy
chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân không có đất ở, nhà ở nào khác trong
địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở được giao không đúng thẩm quyền.”

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT

Sửa đổi, bổ sung
một số nội dung của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT như sau:

1. Sửa đổi đoạn dẫn
Khoản 6 Điều 9 như sau:

“6. Hồ sơ nộp khi
thực hiện thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ
pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự
nhiên; thay đổi do xác định lại diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn
liền với nhà ở; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài
chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận gồm có:”

2. Bổ sung Khoản 5
và Khoản 6 vào Điều 11 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT như sau:

“5. Trường hợp Văn
phòng đăng ký đất đai đã trang bị máy quét (scan) thì việc nộp hồ sơ khi thực
hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo
quy định sau đây:

a) Người làm thủ
tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu xuất trình bản chính các giấy
tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định
tại Điều 100 của Luật Đất đai và các Điều 18, 31, 32, 33, 34 của Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để quét (scan) trực tiếp tại Văn phòng đăng ký
đất đai.

Chi phí cho việc quét
(scan) các giấy tờ nêu trên do người làm thủ tục đăng kýđất
đai, cấp Giấy chứng nhận chi trả theo mức thu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;

b) Văn phòng đăng
ký đất đai đóng dấu xác nhận “Đã cấp Giấy chứng nhận” vào bản chính giấy
tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trả bản chính
giấy tờ cho người làm thủ tục khi trao Giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy tờ
về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất còn giá trị để
cấp Giấy chứng nhận (như giấy tờ thừa kế cho nhiều người mà mới cấp
Giấy chứng nhận cho một hoặc một số người và còn một hoặc một số người chưa cấp
Giấy chứng nhận,…) thì sau mỗi lần cấp Giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký đất
đai đóng dấu xác nhận “Đã cấp Giấy chứng nhận cho … (ghi tên người
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận
)”;
khi giấy tờ đã hết giá trị để cấp Giấy chứng nhận (đã cấp Giấy chứng nhận cho
tất cả người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được nhận quyền
thể hiện trên giấy tờ) thì đóng dấu xác nhận “Đã cấp Giấy chứng nhận”.

6. Kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2016, việc nộp hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất được thực hiện thống nhất theo hình thức quy định tại Khoản 5 Điều
này.”

3. Sửa đổi cụm từ
“Người nộp hồ sơ” thành cụm từ “Người nhận hồ sơ” và cụm từ “Người nhận kết
quả” thành cụm từ “Người trả kết quả” tại phần ký tên của Liên 2 Mẫu số 02/ĐK
thuộc Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

Điều 20. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT

Sửa đổi, bổ sung
một số nội dung của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính như sau:

1. Sửa đổi cụm từ
“Khu vực có Mt ≤ 1” tại Tiết a Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 6 thành cụm từ
“Khu vực có Mt < 5”.

2. Sửa đổi Khoản 2
Điều 20 như sau:

“2. Nội dung s
mục kê đất đai gồm số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính; số
thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; tên người sử
dụng, quản lý đất; mã đối tượng sử dụng, quản lý đất; diện tích; loại đất (bao
gồm loại đất
theo hiện trạng, loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất).”.

3. Sửa đổi Điểm 7.1
Khoản 7 Điều 22 như sau:

“7.1. Trường hợp
trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với
nơi chưa lập Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi chung là Văn
phòng đăng ký đất đai) để phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ,
thường xuyên hàng năm thì phải có chữ ký của người thực hiện đo đạc, người kiểm
tra và ký duyệt của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tại vị trí phần ngoài
khung mảnh trích đo địa chính theo mẫu quy định tại Điểm 4 Mục III của Phụ lục
số 01 kèm theo Thông tư này.”.

4. Sửa đổi Điểm d
Khoản 3.2 Mục I của Phụ lục số 01 như sau:

“d) Thể hiện bằng
màu đỏ mã màu = 3, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 0, Blue = 0 đối
với ranh giới thửa đất theo quy hoạch và ranh giới chỉnh lý.”.

5. Sửa đổi cụm từ
“Tọa độ và chiều dài cạnh thửa” tại Mục 12 của Phụ lục số 12 thành cụm từ
“Chiều dài cạnh thửa đất”.

6. Sửa đổi dòng thứ
4 từ trên xuống của Mục “Thửa đất T” thuộc “I. Bảng phân lớp đối tượng bản đồ
địa chính” của Phụ lục số 18 như sau:

Tại cột “Đối tượng”
sửa đổi cụm từ “Ghi chú về thửa đất” thành cụm từ “Số thứ tự thửa đất”; bỏ cụm
từ “Ghi chú về thửa đất” tại cột “Dữ liệu thuộc tính”.

Điều 21. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT

Sửa đổi, bổ sung
một số quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung
Điểm c Khoản 2 Điều 19 như sau:

“c) Ranh giới các
khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê được phản ánh đúng
theo trạng thái đã được xác định trong quá trình khoanh vẽ, không tổng hợp,
không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí, diện tích các khoanh đất với độ
chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực địa.

Khoanh đất trên bản
đồ kết quả điều tra kiểm kê phải thể hiện nhãn khoanh đất gồm số thứ tự khoanh
đất; diện tích khoanh đất; mã loại đất; mã loại đối tượng sử dụng đất hoặc đối
tượng quản lý đất theo hình thức như sau:


loại đất

Số
thứ tự khoanh đất


đối tượng

Diện
tích khoanh đất

*
Trường hợp
khoanh đất có mục đích chính và mục
đích phụ thì thể hiện mục đích chính trước và thể hiện mục đích phụ sau trong
ngoặc đơn:


loại đất chính (Mã loại đất phụ)

S
thứ tự khoanh đất


đối tượng

Diện
tích khoanh đất

* Trường hợp khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng mà xác định được diện
tích sử dụng riêng vào từng mục đích thì thể hiện:


loại đất 1 (diện tích loại đất 1); Mã loại đất 2 (diện tích loại đất 2)

S
thứ tự khoanh đất


đối tượng

Diện
tích khoanh đất

Nhãn khoanh đất được tạo dưới dạng cell. Mã ký hiệu loại đất, loại đối
tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành
kèm theo Thông tư này.

Số thứ tự khoanh đất được thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm
vi toàn xã, thứ tự đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, theo đường
zích zắc (ziczac). Đối với các yếu tố chiếm đất không tạo thành thửa đất được
khép vùng theo đường địa giới hành chính và được đánh số thứ tự như thửa
đất;”

2. Sửa đổi Điểm d Khoản 4 Điều 23 như sau:

“d) Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh cho
Ủy
ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo thời gian gửi kết quả thống kê,
kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Điểm a
Khoản 2 Điều 5 và Điểm a Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;”.

3. Sửa đổi Khoản 3 Điều 24 như sau:

“3. Kết quả kiểm tra quy định tại các Điểm b, c, d, và đ Khoản 2 Điều
này được lập thành văn bản thể hiện kết quả kiểm tra từng nội dung quy định tại
Khoản 1 Điều này.”.

4. Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 25 như sau:

“c) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất cấp tỉnh (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) kiểm tra
kết quả của cấp huyện trước khi tiếp nhận;”.

5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 25 như sau:

“3. Kết quả kiểm tra, thẩm định quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 2
Điều này được lập thành văn bản thể hiện kết quả từng nội dung quy định tại
Khoản 1 Điều này.”

6. Sửa đổi Điểm 1.1.1 của Phụ lục số 01 như sau:

“Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây
được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian
không quá một (01) năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch
không quá năm (05) năm, đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên
theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác.”

7. Sửa đổi Điểm 1.1.2 của Phụ lục số 01 như sau:

“Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây
được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Các loại cây lâu năm bao gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch không
phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua
chế biến mới sử dụng được như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa,
v.v;

– Cây ăn quả lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để
ăn tươi hoặc kết hợp chế biến (kể cả chuối);

– Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm
xen lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;

– Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và
cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong
các đô thị, khu dân cư nông thôn.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh
dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống
kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê
theo cả hai mục đích đó).”

8. Sửa đổi Điểm 2.1.2 của Phụ lục số 01 như sau:

“Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các
phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy
hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã nhưng hiện tại vẫn do xã quản
lý.”

9. Sửa đổi Điểm 2.2.4.1 của Phụ lục số 01 như sau:

“Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp là đất xây
dựng
trụ sở hoặc văn phòng đại diện của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức
chính trị – xã hội – nghề nghiệp; trụ sở của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp (trừ các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao, khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội).”

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số
36/2014/TT-BTNMT

Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 28 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30
tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ
thể và tư vấn xác định giá đất như sau:

“1. Căn cứ dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, kế hoạch cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch định
giá đất cụ thể của năm tiếp theo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đồng thời với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; việc lựa chọn tổ chức có
chức năng tư vấn giá đất thực hiện kế hoạch định giá đất cụ thể phải hoàn thành
trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.”

Điều 23. Sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư
số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường như sau:

1. Sửa đổi cụm từ “xã đồng bằng có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1000
ha” thành cụm từ “xã đồng bằng có diện tích bằng 1.000 ha” tại các điểm
gồm: đoạn thứ nhất của Điểm (1) thuộc phần Ghi chú cuối Bảng 1 quy định tại
Khoản 2 Mục I Chương I Phần II; đoạn thứ nhất của Điểm (2) thuộc phần Ghi chú
cuối Bảng 8 Điểm 2.2 Khoản 2 Mục I Chương II Phần II đoạn thứ nhất
của nội dung ghi chú cuối Bảng 30 Khoản 3 Mục I Chương I Phần III.

2. Sửa đổi Bảng 2: hệ số quy mô diện tích cấp xã (Kdtx) quy định
tại Khoản 2 Mục I Chương I Phần II như sau:

“Bảng hệ số quy mô diện tích cấp xã (Kdtx)

Bảng 2

STT

Diện
tích tự nhiên (ha)

Hệ
số (Kdtx)

Hệ
số cụ thể được xác định bằng công thức tính nội suy

1

≤ 100
– 1.000

0,5 –
1,00

Hệ số
của xã cần tính = 0,5+((1,0-0,5)/(1000- 100))x(diện tích của xã cần tính
-100)

2

>
1.000 – 2.000

1,01
– 1,10

Hệ số
của xã cần tính = 1,01+((1,1-1,01)/(2000- 1000))x(diện tích của xã cần tính
-1000)

3

>
2.000 – 5.000

1,11
– 1,20

Hệ số
của xã cần tính = 1,11+((1,2-1,11)/(5.000- 2000))x(diện tích của xã cần tính
-2000)

4

> 5.000
– 10.000

1,21
– 1,30

Hệ số
của
xã cần tính = 1,21+((1,3-1,21)/(10.000- 5000))x(diện tích của
xã cần tính -5000)

5

>
10.000 – 150.000

1,31
– 1,40

Hệ số
của xã cần tính = 1,31+((1,4-1,31)/(150.000- 10.000))x(diện tích của xã cần
tính -10.000)

3. Thay thế cụm từ “huyện có ít hơn hoặc bằng 15 đơn vị cấp xã” bằng
cụm từ “có 15 đơn vị hành chính cấp xã” tại đoạn đầu nội dung ghi chú cuối Bảng
4 Khoản 2 Mục II Chương I Phần II; đoạn đầu nội dung ghi chú cuối Bảng 13 và
Bảng 14 Khoản 2 Mục II Chương II Phần II và nội dung ghi chú cuối Bảng 33 Khoản
3 Mục II Chương I Phần III.

4. Thay thế cụm từ “tỉnh có ít hơn hoặc bằng 10 đơn vị cấp huyện” bằng
cụm từ “có 10 đơn vị hành chính cấp huyện” tại đoạn đầu nội dung ghi chú cuối
Bảng 5 Khoản 2 Mục III Chương I Phần II; đoạn đầu nội dung ghi chú cuối Bảng 19
và Bảng 20 Khoản 2 Mục III Chương II Phần II và nội dung ghi chú cuối Bảng 36
Khoản 3 Mục III Chương I Phần III.

5. Sửa đổi Bảng 10 hệ số tỷ lệ bản đồ cấp xã (Ktlx) ở nội dung
ghi chú cuối Bảng 9 quy định tại Khoản 2 Mục I Chương II Phần II như sau:

Bảng hệ số tỷ lệ bản đồ cấp xã (Ktlx):

Bảng 10

STT

Tỷ
lệ bản đồ

Diện
tích tự nhiên (ha)

Ktlx

Hệ
số (Ktlx) cụ thể được xác định bằng công thức tính nội suy

1

1/1000

≤ 100

1,00

Hệ số
của xã cần tính =1,0

>
100 – 120

1,01
– 1,15

Ktlx của xã cần tính
=1,01+((1,15-1,01)/(120-100))x(diện tích của xã cần tính -100)

2

1/2000

>
120 – 300

0,95
– 1,00

Ktlx của xã cần tính
= 0,95+((1,0-0,95)/(300-120))x(diện tích của xã cần tính -120)

>
300 – 400

1,01
– 1,15

Ktlx của xã cần tính
=1,01+((1,15-1,01)/(400-300))x(diện tích của xã cần tính -300)

>
400 – 500

1,16
– 1,25

Ktlx của xã cần tính
=1,16+((1,25-1,16)/(500-400))x(diện tích của xã cần tính-400)

3

1/5000

>
500 – 1.000

0,95
– 1,00

Ktlx của xã cần tính
=0,95+((1,0-0,95)/(1.000-500))x(diện tích của xã cần tính -500)

>
1.000 – 2.000

1,01
– 1,15

Ktlx của xã cần tính
=1,01+((1,15-1,01)/(2.000-1.000))x(diện tích của xã cần tính -1.000)

>
2.000 – 3.000

1,16
– 1,25

Ktlx của xã cần tính
=1,16+((1,25- 1,16)/(3.000-2.000))x(diện tích của xã cần tính -2.000)

4

1/10000

>
3.000 – 5.000

0,95
– 1,00

Ktlx của xã cần tính
=0,95+((1,0-0,95)/(5.000-3.000))x(diện tích của xã cần tính -3.000)

>
5.000 – 20.000

1,01
– 1,15

Ktlx của xã cần tính
=1,01+((1,15- 1,01)/(20.000-5.000))x(diện tích của xã cần tính -5.000)

>
20.000 – 50.000

1,16
– 1,25

Ktlx của xã cần tính
=1,16+((1,25- 1,16)/(50.000-20.000))x(diện tích của xã cần tính -20.000)

>
50.000 – 150.000

1,26
– 1,35

Ktlx của xã cần tính
=1,26+((1,35-1,26)/(150.000-50.000))x(diện tích của xã cần tính -50.000)

6. Sửa đổi Bảng 15 hệ số tỷ lệ bản đồ cấp huyện (Ktlh) và Bảng
16 hệ số số lượng đơn vị cấp xã trực thuộc huyện (Ksx) ở nội
dung ghi chú cuối Bảng 14 quy định tại Khoản 2 Mục II Chương II Phần II như
sau:

Bảng hệ số tỷ lệ bản đồ cấp huyện (Ktlh):

Bảng 15

STT

Tỷ
lệ bản đồ

Diện
tích tự nhiên (ha)

Ktlh

Hệ
số (Ktlh) cụ thể được xác định bằng công thức tính nội
suy

1

1/5000


2.000

1,00

Hệ số
Ktlh của huyện cần tính =1,0

>
2.000 – 3.000

1,01
– 1,15

Ktlh của huyện cần
tính =1,01+((1,15- 1,01)/(3.000-2.000))x(diện tích của huyện cần tính -2.000)

2

1/10000

>
3.000 – 7.000

0,95
– 1,00

Ktlh của huyện cần
tính =0,95+((1,0- 0,95)/(7.000-3.000))x(diện tích của huyện cần tính -3.000)

>
7.000 – 10.000

1,01
– 1,15

Ktlh của huyện cần
tính =1,01+((1,15- 1,01)/(10.000-7.000))x(diện tích của huyện cần tính
-7.000)

>
10.000 – 12.000

1,16
– 1,25

Ktlh của huyện cần
tính =1,16+((1,25- 1,16)/(12.000-10.000))x(diện tích của xã cần tính -10.000)

3

1/25000

>
12.000 – 20.000

0,95
– 1,00

Ktlh của huyện cần
tính =0,95+((1,0- 0,95)/(20.000-12.000))x(diện tích của xã cần tính -12.000)

>
20.000 – 50.000

1,01
– 1,15

Ktlh của huyện cần
tính = 1,01+((1,15- 1,01)/(50.000-20.000))x(diện tích của xã cần tính
-20.000)

>
50.000 – 100.000

1,16
– 1,25

Ktlh của huyện
cần tính =1,16+((1,25- 1,16)/(100.000-50.000))x(diện tích của xã cần tính
-50.000)

>
100.000 – 350.000

1,26
– 1,35

Ktlh của huyện cần
tính =1,26+((1,35- 1,26)/(350.000-100.000))x(diện tích của xã cần tính
-100.000)

Bảng hệ số số lượng đơn vị cấp xã trực thuộc huyện (Ksx):

Bảng 16

STT

Số
lượng đơn vị cấp xã trực thuộc huyện

Ksx

Hệ
số (Ksx) cụ thể được xác định bằng công thức tính nội
suy

1

15

1,00

Ksx của huyện cần
tính =1,0;

Trường hợp số xã của huyện
nhỏ hơn 15 xã thì tính công thức =1+(0,04x(Số xã của huyện cần tính -15))

2

16 –
20

1,01
– 1,06

Ksx của huyện cần
tính = 1,01 +((1,06-1,01)/(20- 16))x(Số xã của huyện cần tính -16)

3

21 –
30

1,07
– 1,11

Ksx của huyện cần
tính =1,07+((1,1-1,07)/(30- 21))x(Số xã của huyện cần tính -21)

4

31 –
40

1,12
– 1,15

Ksx của huyện cần
tính =1,12+((1,15-1,12)/(40-31))x(Số xã của huyện cần tính -31)

5

41 –
50

1,16
– 1,18

Ksx của huyện cần
tính =1,16+((1,18-1,16)/(50- 41))x(Số xã của huyện cần tính -41)

7. Sửa đổi Bảng 21 hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh (Ktlt)
và Bảng 22 hệ số số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh (Ksh)
ở nội dung ghi chú cuối Bảng 20 quy định tại Khoản 2 Mục III Chương II Phần II
như sau:

Bảng hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh (Ktlt):

Bảng 21

STT

Tỷ
lệ bản đồ

Diện
tích tự nhiên (ha)

Ktlt

Hệ
số (Ktlt) cụ thể được xác định bằng công thức tính nội suy

1

1/25000


50.000

1,00

Hệ số
Ktlt của tỉnh cần tính =1,0

>
50.000 – 100.000

1,01
– 1,15

Ktlt của tỉnh cần
tính =1,01+((1,15- 1,01)/(100.000-50.000))x(diện tích của tỉnh cần tính
-50.000)

2

1/50000

>
100.000 – 200.000

0,95
– 1,00

Ktlt của tỉnh cần
tính =0,95+((1,0- 0,95)/(200.000-100.000))x(diện tích của tỉnh cần tính
-100.000)

>
200.000 – 250.000

1,01
– 1,10

Ktlt của tỉnh cần
tính = 1,01+((1,1- 1,01)/(250.000-200.000))x(diện tích của
tỉnh cần tính -200.000)

>
250.000 – 350.000

1,11
– 1,25

Ktlt của tỉnh cần
tính =1,11+((1,25-1,11)/(350.000-250.000))x(diện tích của tỉnh cần
tính -250.000)

3

1/100000

>
350.000 – 500.000

0,95
– 1,00

Ktlt của tỉnh cần
tính =0,95+((1,0- 0,95)/(500.000-350.000))x(diện tích của tỉnh cần tính
-350.000)

 

>
500.000 – 800.000

1,01
– 1,15

Ktlt của tỉnh cần
tính =1,01+((1,15- 1,01)/(800.000-500.000))x(diện tích của
tỉnh cần tính -500.000)

>
800.000 – 1.200.000

1,16
– 1,25

Ktlt của tỉnh cần
tính =1,16+((1,25- 1,16)/(1.200.000-800.000))x(diện tích của
tỉnh cần tính -800.000)

>
1.200.000 – 1.600.000

1,26
– 1,35

Ktlt của tỉnh cần
tính =1,26+((1,35- 1,26)/(1.600.000-1.200.000))x(diện tích của tỉnh cần tính
-1.200.000)

Bảng hệ số số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh (Ksh):

Bảng 22

STT

Số
lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh

Ksh

Hệ
số (Ksh) cụ thể được xác định bằng công thức tính nội suy

1

10

1,00

Ksh của tỉnh cần
tính =1,0; Trường hợp số huyện của tỉnh nhỏ hơn 10 huyện thì tính công thức =
1+(0,04x(Số huyện của tỉnh cần tính -10))

2

11 –
15

1,01
– 1,06

Ksh của tỉnh cần
tính =1,01+((1,06-1,01)/(15- 11))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính
-11)

3

16 –
20

1,07
– 1,11

Ksh của tỉnh cần
tính =1,07+((1,11-1,07)/(20- 16))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính -16)

4

21 –
30

1,12
– 1,15

Ksh của tỉnh cần
tính =1,12+((1,15-1,12)/(30- 21))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính
-21)

5

31 –
50

1,16
– 1,18

Ksh của tỉnh cần
tính =1,16+((1,18-1,16)/(50- 31))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính
-31)

8. Sửa đổi cụm từ “kiểm tra kết quả TKĐĐ” tại các điểm: Điểm 1.2 Khoản 1
Điểm 2.1 Khoản 2 của Mục II Chương I Phần II; Điểm 1.2 Khoản 1 và Điểm 2.1
Khoản 2 của Mục III Chương I Phần II; Điểm 1.2 Khoản 1 và Điểm 2.1 Khoản 2 của
Mục IV Chương I Phần II thành cụm từ “kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ”.

9. Sửa đổi cụm từ “kiểm tra thẩm định kết quả kiểm kê đất đai” tại các
điểm: Điểm 1.2 Khoản 1 và Điểm 2.2 Khoản 2 của Mục II Chương II Phần II; Điểm
1.2 Khoản 1 và Điểm 2.2 Khoản 2 của Mục III Chương II Phần II; Điểm 1.2 Khoản 1
và Điểm 2.2 Khoản 2 của Mục IV Chương II Phần II thành cụm từ “kiểm đếm hồ sơ
kết quả kiểm kê đất đai”.

10. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 45 Điểm 2.3 Khoản 2 Mục I
Chương II Phần III như sau:

Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính
cho xã trung bình (xã đồng bằng có diện tích bằng 1.000 ha); khi tính mức cho
từng xã cụ thể thì tính tương ứng theo công thức tính ở phần định mức lao động
công nghệ “Điều tra, khoanh vẽ, lập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê” của mục
Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, được điều chỉnh hệ
số quy mô diện tích cấp xã (Kdtx) quy định tại Bảng 2 và hệ
số điều chỉnh khu vực (Kkv) quy định tại Bảng 3 của Khoản 2
Mục I Chương I.

11. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 48 Điểm 3.3 Khoản 3 Mục I
Chương II Phần III như sau:

Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính
cho xã trung bình (lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ
1/1000 tương ứng với quy mô diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 100 ha; tỷ lệ 1/2000
tương ứng với quy mô diện tích bằng 300 ha; tỷ lệ 1/5000 tương ứng với quy mô
diện tích bằng 1.000 ha; tỷ lệ 1/10000 tương ứng với quy mô diện tích bằng
5.000 ha); khi tính mức cụ thể cho từng xã thì tính tương ứng theo công
thức tính ở phần định mức lao động công nghệ “Lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất” của mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, được
điều chỉnh hệ số tỷ lệ bản đồ cấp xã (Ktlx) quy định tại
Bảng 10 Khoản 2 Mục I Chương II Phần II.

12. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 57 Điểm 2.3 Khoản 2 Mục II
Chương II Phần III như sau:

Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho huyện trung
bình có 15 đơn vị hành chính cấp xã; khi tính mức cho từng huyện cụ thể thì
tính tương ứng theo công thức tính ở phần định mức lao động công nghệ “Tiếp
nhận, kiểm đếm hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai; tổng hợp số liệu kiểm kê diện
tích đất đai; phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng
đất” của Mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện,
thực hiện điều chỉnh theo công thức: MH = Mtbh x [1 +
0,04 x (Kslx – 15)].

13. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 60 Điểm 3.3 Khoản 3 Mục II
Chương II Phần III như sau:

Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho huyện trung
bình có 15 đơn vị hành chính cấp xã (lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
ở tỷ lệ 1/5000 với quy mô diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 2.000 ha; tỷ lệ 1/10000
với quy mô diện tích bằng 7.000 ha; tỷ lệ 1/25000 với quy mô diện tích bằng
20.000 ha); khi tính mức cho từng huyện cụ thể thì tính tương ứng theo công
thức tính ở phần định mức lao động công nghệ “Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp huyện” của Mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
huyện, được điều chỉnh hệ số hệ số tỷ lệ bản đồ cấp huyện (Ktlh)
Bảng 15 và hệ số số lượng đơn vị cấp xã trực thuộc huyện (Ksx) Bảng
16 Khoản 2 Mục II Chương II Phần II.

14. Sửa đổi mức hao phí thiết bị đối với danh mục thiết bị “Máy vi
tính” tại cột “Định mức” của Bảng 65 Điểm 1.2 Khoản 1 Mục III Chương II Phần
III từ “0,00” thành “0,01”.

15. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 69 Điểm 2.3 Khoản 2 Mục III
Chương II Phần III như sau:

Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho tỉnh trung
bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện; khi tính mức cụ thể cho từng tỉnh thì
tính tương ứng theo công thức tính ở phần định mức lao động công nghệ “Tiếp
nhận, kiểm đếm kết quả kiểm kê đất đai của cấp huyện; tổng hợp số liệu kiểm kê
diện tích đất đai; phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sử
dụng đất” của Mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
tỉnh, thực hiện điều chỉnh theo công thức: MT = Mtbt x [1
+ 0,04 x (Kslh – 10)].

16. Sửa đổi nội dung ghi chú cuối Bảng 72 Khoản 3 Mục III Chương II Phần
III như sau:

Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho tỉnh trung
bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (tỷ lệ 1/25000 với quy mô diện tích nhỏ
hơn hoặc bằng 50.000 ha; tỷ lệ 1/50000 với quy mô diện tích bằng 200.000 ha; tỷ
lệ 1/100000 với quy mô diện tích bằng 500.000 ha); khi tính mức cụ thể cho từng
tỉnh thì tính tương ứng theo công thức tính ở phần định mức lao động công nghệ
“Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh” của Mục Kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, được điều chỉnh hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp
tỉnh (Ktlt) Bảng 21 và hệ số số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc
tỉnh (Ksh) Bảng 22 Khoản 2 Mục III Chương II Phần II.

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 3 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau đây:

a) Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai;

b) Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

c) Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất
bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển.

Điều 25. Xử lý chuyển tiếp một số
trường hợp liên quan đến giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất

1. Đối với tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng
đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của pháp luật về đất đai trước
ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được tiếp tục sử dụng đất mà không phải chuyển
sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

2. Trường hợp nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đã
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu
tư sản xuất, kinh doanh trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà đã lựa chọn hình thức
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất trong
thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất.
Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn
thì phải chuyển sang thuê đất.

3.
Trường hợp
tổ chức kinh tế được tiếp tục sử dụng
đất theo quy định tại Khoản 4 Điều 60 của Luật Đất đai năm 2013 thì Văn phòng
đăng ký đất đai thực hiện chỉnh lý thời hạn sử dụng đất vào hồ sơ địa chính
theo thời hạn còn lại của dự án đã được phê duyệt.

Điều 26. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện
Thông tư này.

2.
Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Thông tư này ở địa phương và rà
soát, bãi bỏ các quy định của địa phương trái với quy định của Thông tư này.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này ở địa
phương.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan,
tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét,
giải quyết./.
 

 

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3840/feed/ 0
MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ https://docluat.vn/archive/3839/ https://docluat.vn/archive/3839/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:46:31 +0000 https://docluat.vn/mau-khai-bo-sung-ho-so-khai-thue/
Giai trinh khai bo sung 01-KHBS.doc
Xem Tải
xuống
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3839/feed/ 0
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015 https://docluat.vn/archive/3838/ https://docluat.vn/archive/3838/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:46:22 +0000 https://docluat.vn/danh-muc-nganh-nghe-dia-ban-uu-dai-dau-tu-moi-nhat-2015/
MỤC LỤC
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

 

A. NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

I. CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

1. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học.

5. Sản xuất sản phẩm phn mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sn phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.

6. Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải.

7. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dng nhẹ, vật liệu quý hiếm.

II. NÔNG NGHIỆP

1. Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

3. Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.

4. Sản xuất, khai thác và tinh chế muối.

5. Đánh bắt hải sn xa bờ kết hợp ứng dụng các phương thức ngư cụ đánh bt tiên tiến; dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng cơ sở đóng tàu cá và đóng tàu cá.

6. Dịch vụ cứu hộ trên biển.

III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng cht thải tập trung.

2. Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.

3. Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.

5. Đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh chợ tại vùng nông thôn.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

IV. VĂN HÓA, XÃ HỘI, THỂ THAO, Y TẾ

1. Xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.

2. Đầu tư kinh doanh cơ s thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

3. Nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới.

4. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; thuc sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất bao bì trực tiếp tiếp xúc với thuốc.

5. Đầu tư cơ sở sản xuất Methadone.

6. Đầu tư kinh doanh trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao và trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao cho người khuyết tật; xây dựng cơ sở thể thao có thiết bị, phương tiện luyện tập và thi đấu đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu quốc tế; cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao chuyên nghiệp.

7. Đầu tư kinh doanh trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa.

8. Đầu tư kinh doanh trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; cơ sở cai nghiện ma túy, cai nghiện thuốc lá; cơ sở điều trị HIV/AIDS.

9. Đầu tư kinh doanh bảo tàng cấp quốc gia, nhà văn hóa dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp hát, trường quay, cơ sở sản xuất phim, in tráng phim; nhà triển lãm mỹ thuật – nhiếp ảnh; sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hóa dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật; cơ sở, làng nghề gii thiệu và phát triển các ngành nghề truyn thng.

B. NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

I. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, SẢN XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).

3. Sản xuất phôi thép từ quặng sắt, thép cao cấp, hợp kim.

4. Sản xuất than cốc, than hoạt tính.

5. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

6. Sản xuất hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản, linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật.

7. Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên (theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

8. Sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu.

9. Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện t không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

10. Sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

11. Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng.

II. NÔNG NGHIỆP

1. Nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu; bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu.

2. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

3. Dịch vụ khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

4. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ s giết mổ; bảo quản, chế biến gia cầm, gia súc tập trung công nghiệp.

5. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

6. Khai thác hải sản.

III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Xây dựng, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.

2. Xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; đầu tư xây dựng các khu đô thị chức năng (bao gồm nhà trẻ, trường học, bệnh viện) phục vụ công nhân.

3. Xử lý sự cố tràn dầu, khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lở đê, bờ sông, bờ biển, đập, hồ chứa và các sự cố môi trường khác; áp dụng công nghệ giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.

4. Đầu tư kinh doanh trung tâm hội chợ triển lãm hàng hóa, trung tâm logistic, kho hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

IV. GIÁO DỤC, VĂN HÓA, XÃ HỘI, THỂ THAO, Y TẾ

1. Đầu tư kinh doanh cơ s hạ tng của các cơ s giáo dục, đào tạo; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập  các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

2. Sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng kho bảo quản dược phẩm, dự trữ thuốc chữa bệnh cho ngưi để phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

3. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh; phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản.

4. Đầu tư cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá sinh khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc.

5. Đầu tư nghiên cứu chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốc Đông y, thuốc cổ truyền và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc Đông y, thuốc cổ truyền.

6. Đầu tư kinh doanh trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu lạc bộ thể dục thể thao, sân vận động, bể bơi; cơ s sản xuất, chế tạo, sa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thể thao.

7. Đầu tư kinh doanh thư viện công cộng, rạp chiếu phim.

8. Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở dịch vụ ha táng, điện táng.

V. NGÀNH, NGHỀ KHÁC

1. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô. 

PHỤ LỤC II: DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)

STT

Tỉnh

Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn

1

Bắc Kạn

Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Bắc Kạn

 

2

Cao Bằng

Toàn bộ các huyện và thành phố Cao Bằng

 

3

Hà Giang

Toàn bộ các huyện và thành phố Hà Giang

 

4

Lai Châu

Toàn bộ các huyện và thành phố Lai Châu

 

5

Sơn La

Toàn bộ các huyện và thành phố Sơn La

 

6

Điện Biên

Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Điện Biên

 

7

Lào Cai

Toàn bộ các huyện

Thành phố Lào Cai

8

Tuyên Quang

Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình

Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang

9

Bắc Giang

Huyện Sơn Động

Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa

10

Hòa Bình

Các huyện Đà Bắc, Mai Châu

Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy

11

Lạng Sơn

Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bắc Sơn

Các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng

12

Phú Thọ

Các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lp

Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê

13

Thái Nguyên

Các huyện Võ Nhai, Đnh Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ

Các huyện Phổ Yên, Phú Bình

14

Yên Bái

Các huyện Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu

Các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ

15

Quảng Ninh

Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh.

Các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà

16

Hải Phòng

Các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải

 

17

Hà Nam

 

Các huyện Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục

18

Nam Định

 

Các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng

19

Thái Bình

 

Các huyện Thái Thụy, Tiền Hi

20

Ninh Bình

 

Các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô

21

Thanh Hóa

Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân

Các huyện Thạch Thành, Nông Cống

22

Nghệ An

Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn

Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa

23

Hà Tĩnh

Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Lộc Hà, Kỳ Anh

Các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc

24

Quảng Bình

Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch

Các huyện còn lại và thị xã Ba Đồn

25

Quảng Trị

Các huyện Hướng Hóa, Đa Krông, huyện đảo Cồn Cỏ và các đảo thuộc tnh

Các huyện còn lại

26

Thừa Thiên Huế

Các huyện A Lưới, Nam Đông

Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang và thị xã Hương Trà

27

Đà Nng

Huyện đảo Hoàng Sa

 

28

Quảng Nam

Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành, Nông Sơn, Thăng Bình và đo Cù Lao Chàm

Các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Phú Ninh, Duy Xuyên

29

Quảng Ngãi

Các huyện Ba Tơ, Trà Đồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà, Sơn Tịnh và huyện đảo Lý Sơn

Huyện Nghĩa Hành

30

Bình Định

Các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Mỹ

Huyện Tuy Phước

31

Phú Yên

Các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa

Thị xã Sông Cu; các huyện Đông Hòa, Tuy An

32

Khánh Hòa

Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đo thuộc tỉnh

Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh

33

Ninh Thuận

Toàn bộ các huyện

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

34

Bình Thuận

Huyện Phú Quý

Các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân

35

Đắk Lắk

Toàn bộ các huyện và thị xã Buôn H

Thành phố Buôn Ma Thuột

36

Gia Lai

Toàn bộ các huyện và thị xã

Thành phố Pleiku

37

Kon Tum

Toàn bộ các huyện và thành phố

 

38

Đắk Nông

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

39

Lâm Đồng

Toàn bộ các huyện

Thành phố Bảo Lộc

40

Bà Rịa – Vũng Tàu

Huyện Côn Đảo

Huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc

41

Tây Ninh

Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu

Các huyện còn lại

42

Bình Phước

Các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Phú Riềng

Các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long, Phước Long

43

Long An

Các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng

Thị xã Kiến Tường; các huyện Tân Thạnh, Đức Hòa, Thạnh Hóa

44

Tiền Giang

Các huyện Tân Phước, Tân Phú Đông

Các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây

45

Bến Tre

Các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại

Các huyện còn lại

46

Trà Vinh

Các huyện Châu Thành, Trà Cú

Các huyện Cầu Ngang, Cu Kè, Tiểu Cần, thành phố Trà Vinh

47

Đồng Tháp

Các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười và th xã Hồng Ngự

Các huyện còn lại

48

Vĩnh Long

 

Các huyện Trà Ôn, Bình Tân, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình

49

Sóc Trăng

Toàn bộ các huyện và thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm

Thành phố Sóc Trăng

50

Hậu Giang

Toàn bộ các huyện và thị xã Ngã Bảy

Thành phố Vị Thanh

51

An Giang

Các huyện An Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tịnh Biên và thị xã Tân Châu

Thành phố Châu Đốc và các huyện còn lại

52

Bạc Liêu

Toàn bộ các huyện và thị xã

Thành phố Bạc Liêu

53

Cà Mau

Toàn bộ các huyện và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh

Thành phố Cà Mau

54

Kiên Giang

Toàn bộ các huyện, các đảo, hải đảo thuộc tỉnh và thị xã Hà Tiên

Thành phố Rạch Giá

55

 

Khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ).

Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo quy định của Chính ph.

 

 

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3838/feed/ 0
MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13 https://docluat.vn/archive/3837/ https://docluat.vn/archive/3837/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:46:17 +0000 https://docluat.vn/muc-luc-luat-bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13/

1 Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ
1.4 Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
1.5 Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
1.6 Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
2 Chương II. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3 Mục 1. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1 Điều 8. Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường
3.2 Điều 9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
3.3 Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường
3.4 Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
3.5 Điều 12. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường
4 Mục 2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
4.1 Điều 13. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
4.2 Điều 14. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
4.3 Điều 15. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
4.4 Điều 16. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
4.5 Điều 17. Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
5 Mục 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5.1 Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
5.2 Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
5.3 Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
5.4 Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
5.5 Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
5.6 Điều 23. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
5.7 Điều 24. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
5.8 Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
5.9 Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
5.10 Điều 27. Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành
5.11 Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
6 Mục 4.  KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
6.1 Điều 29. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
6.2 Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
6.3 Điều 31. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
6.4 Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
6.5 Điều 33. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận
6.6 Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
7 Chương III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
7.1 Điều 35. Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
7.2 Điều 36. Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng
7.3 Điều 37. Bảo vệ môi trường trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
7.4 Điều 38. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
8 Chương IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
8.1 Điều 39. Quy định chung về ứng phó với biến đổi khí hậu
8.2 Điều 40. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
8.3 Điều 41. Quản lý phát thải khí nhà kính
8.4 Điều 42. Quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
8.5 Điều 43. Phát triển năng lượng tái tạo
8.6 Điều 44. Sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường
8.7 Điều 45. Thu hồi năng lượng từ chất thải
8.8 Điều 46. Quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu
8.9 Điều 47. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu
8.10 Điều 48. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
9 Chương V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
9.1 Điều 49. Quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo
9.2 Điều 50. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
9.3 Điều 51. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo

10 Chương VI. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC, ĐẤT VÀ KHÔNG KHÍ

11 Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG
11.1 Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông
11.2 Điều 53. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông
11.3 Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông nội tỉnh
11.4 Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
12 Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC
12.1 Điều 56. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
12.2 Điều 57. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện
12.3 Điều 58. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
13 Mục 3.  BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
13.1 Điều 59. Quy định chung về bảo vệ môi trường đất
13.2 Điều 60. Quản lý chất lượng môi trường đất
13.3 Điều 61. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
14 Mục 4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
14.1 Điều 62. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí
14.2 Điều 63. Quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh
14.3 Điều 64. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
15 Chương VII. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
15.1 Điều 65. Bảo vệ môi trường khu kinh tế
15.2 Điều 66. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
15.3 Điều 67. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
15.4 Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
15.5 Điều 69. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
15.6 Điều 70. Bảo vệ môi trường làng nghề
15.7 Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
15.8 Điều 72. Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế
15.9 Điều 73. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
15.10 Điều 74. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
15.11 Điều 75. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
15.12 Điều 76. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
15.13 Điều 77. Bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch
15.14 Điều 78. Bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y
15.15 Điều 79. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm
16 Chương VIII. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ
16.1 Điều 80. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
16.2 Điều 81. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
16.3 Điều 82. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
16.4 Điều 83. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
16.5 Điều 84. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
17 Chương IX. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
18 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
18.1 Điều 85. Yêu cầu về quản lý chất thải
18.2 Điều 86. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải
18.3 Điều 87. Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
18.4 Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải
18.5 Điều 89. Trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải
19 Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
19.1 Điều 90. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại
19.2 Điều 91. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại
19.3 Điều 92. Vận chuyển chất thải nguy hại
19.4 Điều 93. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại
19.5 Điều 94. Nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trường
19.6 Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG
19.7 Điều 95. Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường
19.8 Điều 96. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
19.9 Điều 97. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường
19.10 Điều 98. Nội dung quản lý chất thải rắn thông thường trong quy hoạch bảo vệ môi trường
20 Mục 4. QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
20.1 Điều 99. Quy định chung về quản lý nước thải
20.2 Điều 100. Thu gom, xử lý nước thải
20.3 Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải
21 Mục 5. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT BỤI, KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG, ÁNH SÁNG, BỨC XẠ
21.1 Điều 102. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
21.2 Điều 103. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
22 Chương X. XỬ LÝ Ô NHIỄM, PHỤC HỒI VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
23 Mục 1. XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG
23.1 Điều 104. Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
24 Mục 2. XỬ LÝ, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
24.1 Điều 105. Quy định chung về khắc phục ô nhiễm môi trường và phân loại khu vực ô nhiễm
24.2 Điều 106. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
24.3 Điều 107. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
25 Mục 3. PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
25.1 Điều 108. Phòng ngừa sự cố môi trường
25.2 Điều 109. Ứng phó sự cố môi trường
25.3 Điều 110. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường
25.4 Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường
25.5 Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường
26 Chương XI. QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG, TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
26.1 Điều 113. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường
26.2 Điều 114. Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
26.3 Điều 115. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường
26.4 Điều 116. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh
26.5 Điều 117. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
26.6 Điều 118. Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường
26.7 Điều 119. Tiêu chuẩn môi trường
26.8 Điều 120. Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường
27 Chương XII. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
27.1 Điều 121. Hoạt động quan trắc môi trường
27.2 Điều 122. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc
27.3 Điều 123. Chương trình quan trắc môi trường
27.4 Điều 124. Hệ thống quan trắc môi trường
27.5 Điều 125. Trách nhiệm quan trắc môi trường
27.6 Điều 126. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
27.7 Điều 127. Quản lý số liệu quan trắc môi trường
28 Chương XIII. THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG, CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG, THỐNG KÊ MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
29 Mục 1. THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
29.1 Điều 128. Thông tin môi trường
29.2 Điều 129. Thu thập và quản lý thông tin môi trường
29.3 Điều 130. Công bố, cung cấp thông tin môi trường
29.4 Điều 131. Công khai thông tin môi trường
30 Mục 2. CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG VÀ THỐNG KÊ MÔI TRƯỜNG
30.1 Điều 132. Chỉ thị môi trường
30.2 Điều 133. Thống kê môi trường
31 Mục 3.  BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
31.1 Điều 134. Trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm
31.2 Điều 135. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường
31.3 Điều 136. Nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế – xã hội hằng năm
31.4 Điều 137. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường
31.5 Điều 138. Nội dung báo cáo hiện trạng môi trường
32 Chương XIV. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
32.1 Điều 139. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
32.2 Điều 140. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ
32.3 Điều 141. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
32.4 Điều 142. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
32.5 Điều 143. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp
33 Chương XV. TRÁCH NHIỆM CỦA MẬT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
33.1 Điều 144. Trách nhiệm và quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
33.2 Điều 145. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
33.3 Điều 146. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư
34 Chương XVI. NGUỒN LỰC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
34.1 Điều 147. Chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường
34.2 Điều 148. Phí bảo vệ môi trường
34.3 Điều 149. Quỹ bảo vệ môi trường
34.4 Điều 150. Phát triển dịch vụ môi trường
34.5 Điều 151. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
34.6 Điều 152. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường
34.7 Điều 153. Phát triển công nghiệp môi trường
34.8 Điều 154. Truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường
34.9 Điều 155. Giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường
35 Chương XVII. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
35.1 Điều 156. Ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về môi trường
35.2 Điều 157. Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
35.3 Điều 158. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
36 Chương XVIII. THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG
36.1 Điều 159. Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường
36.2 Điều 160. Xử lý vi phạm
36.3 Điều 161. Tranh chấp về môi trường
36.4 Điều 162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
37 Chương XIX. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
37.1 Điều 163. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
37.2 Điều 164. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường
37.3 Điều 165. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
37.4 Điều 166. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
37.5 Điều 167. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
38 Chương XX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
38.1 Điều 168. Điều khoản chuyển tiếp
38.2 Điều 169. Hiệu lực thi hành
38.3 Điều 170. Quy định chi tiết
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3837/feed/ 0
NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp https://docluat.vn/archive/3836/ https://docluat.vn/archive/3836/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:46:06 +0000 https://docluat.vn/nd-163-2018-nd-cp-ve-phat-hanh-trai-phieu-doanh-nghiep/
1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Áp dụng quy định pháp luật liên quan
1.4 Điều 4. Giải thích thuật ngữ
1.5 Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp
1.6 Điều 6. Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu
1.7 Điều 7. Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
1.8 Điều 8. Đối tượng mua trái phiếu
1.9 Điều 9. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu
2 Chương II. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
2.1 Điều 10. Điều kiện phát hành trái phiếu
2.2 Điều 11. Điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành
2.3 Điều 12. Quy trình phát hành trái phiếu
2.4 Điều 13. Hồ sơ phát hành trái phiếu
2.5 Điều 14. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành:
2.6 Điều 15. Phương thức phát hành trái phiếu
2.7 Điều 16. Đăng ký, lưu ký trái phiếu
2.8 Điều 17. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
3 Chương III. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
3.1 Điều 18. Điều kiện phát hành trái phiếu
3.2 Điều 19. Phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
3.3 Điều 20. Tổ chức phát hành trái phiếu
4 Chương IV. CƠ CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
5 Mục 1: ĐỐI VỚI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
5.1 Điều 21. Nguyên tắc công bố thông tin
5.2 Điều 22. Công bố thông tin trước đợt phát hành của doanh nghiệp
5.3 Điều 23. Công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu
5.4 Điều 24. Công bố thông tin định kỳ
5.5 Điều 25. Công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp
5.6 Điều 26. Công bố thông tin của doanh nghiệp về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
6 Mục 2: ĐỐI VỚI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
6.1 Điều 27. Công bố thông tin trước đợt phát hành trái phiếu
6.2 Điều 28. Công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu
7 Mục 3: CHUYÊN TRANG THÔNG TIN VỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
7.1 Điều 29. Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng khoán
7.2 Điều 30. Báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
8 Chương V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN
8.1 Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
8.2 Điều 32. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
8.3 Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
8.4 Điều 34. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
8.5 Điều 35. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
8.6 Điều 36. Trách nhiệm của các tổ chức tư vấn phát hành, đấu thầu, đại lý, bảo lãnh phát hành
8.7 Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức lưu ký trái phiếu
8.8 Điều 38. Trách nhiệm của Sở Giao dịch chứng khoán
9 Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
9.1 Điều 39. Hiệu lực thi hành
9.2 Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp
9.3 Điều 41. Trách nhiệm thi hành
10 PHỤ LỤC KÈM THEO
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

NGHỊ ĐỊNH 163/2018/NĐ-CP

ngày 04 tháng 12 năm 2018

QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

2. Nghị định này không điều chỉnh việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Điều 3. Áp dụng quy định pháp luật liên quan

1. Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và xổ số ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải tuân thủ quy định của Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

3. Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc tuân thủ theo quy định của Nghị định này, phải tuân thủ quy định về giới hạn huy động vốn, thẩm quyền huy động vốn, mục đích huy động vốn theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 4. Giải thích thuật ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

2. “Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.

3. “Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.

4. “Trái phiếu chuyển đổi” là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.

5. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.

6. “Trái phiếu kèm theo chứng quyền” là loại trái phiếu được phát hành cùng với việc phát hành chứng quyền, cho phép nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trước.

7. “Tổ chức kiểm toán” là tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định của Luật kiểm toán độc lập.

8. “Tổ chức lưu ký trái phiếu” là Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam hoặc tổ chức là thành viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện dịch vụ lưu ký trái phiếu doanh nghiệp.

9. “Hoán đổi trái phiếu” là việc doanh nghiệp phát hành cùng mua, cùng bán 02 mã trái phiếu khác nhau của chính doanh nghiệp tại cùng một thời điểm để cơ cấu lại danh mục nợ.

10. “Mua lại trái phiếu trước hạn” là việc doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu đã phát hành trước ngày đáo hạn.

11. “Ngày hoàn thành đợt phát hành trái phiếu” là ngày doanh nghiệp phát hành kết thúc việc thu tiền mua trái phiếu từ các nhà đầu tư.

12. “Doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp. Mục đích phát hành phải được doanh nghiệp nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này.

3. Việc sử dụng vốn huy động được từ phát hành trái phiếu phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

4. Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài việc tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án bảo vệ môi trường theo phương án phát hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu

1. Kỳ hạn trái phiếu: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường.

2. Khối lượng phát hành: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường trong từng thời kỳ.

3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu

a) Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;

b) Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành;

c) Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành.

4. Mệnh giá trái phiếu

a) Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.

b) Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.

5. Hình thức trái phiếu

a) Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;

b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.

6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu

a) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi;

b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng;

c) Doanh nghiệp quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt phát hành phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Loại hình trái phiếu

a) Trái phiếu không chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;

b) Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.

8. Giao dịch trái phiếu: Trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư; trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác.

9. Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành, được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu.

Điều 7. Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu

1. Doanh nghiệp phát hành được mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu để giảm nợ hoặc cơ cấu lại nợ.

2. Trường hợp dự kiến trái phiếu phát hành có thể được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể tại bản công bố thông tin trước đợt phát hành về việc mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.

3. Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi tổ chức mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải công bố, công khai thông tin về việc mua lại trước hạn, hoán đổi trái phiếu bao gồm: phương thức tổ chức mua lại, hoán đổi; điều kiện, điều khoản của việc mua lại, hoán đổi; khối lượng trái phiếu mua lại, hoán đổi cho chủ sở hữu trái phiếu theo phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.

Điều 8. Đối tượng mua trái phiếu

1. Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Nhà đầu tư mua trái phiếu tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Điều 9. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu

1. Được doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và bảo đảm việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi phát hành.

2. Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại, thừa kế, chiết khấu và sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.

Chương IIPHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Điều 10. Điều kiện phát hành trái phiếu

1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền:

a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

b) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp), thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty);

c) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này;

d) Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này;

đ) Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

e) Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);

g) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần;

b) Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều này;

c) Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền;

d) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng;

đ) Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng ngoài việc đáp ứng điều kiện phát hành theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng theo quy định tại Điều 10a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

Điều 11. Điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Các điều kiện phát hành quy định tại Điều 10 Nghị định này;

b) Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Có phương án phát hành trái phiếu trong đó nêu rõ số lượng đợt phát hành; dự kiến khối lượng, thời điểm phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt phát hành. Đảm bảo thời gian phát hành của từng đợt không được kéo dài quá 90 ngày;

d) Thực hiện công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này.

2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được phát hành trái phiếu làm nhiều đợt, nhưng tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày phát hành đầu tiên của đợt phát hành đầu tiên.

Điều 12. Quy trình phát hành trái phiếu

1. Doanh nghiệp phát hành chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp phát hành công bố thông tin trước đợt phát hành theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

3. Doanh nghiệp phát hành tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

4. Doanh nghiệp phát hành công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu và báo cáo kết quả phát hành theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

5. Doanh nghiệp phát hành thực hiện lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

6. Doanh nghiệp phát hành thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

7. Doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin và báo cáo định kỳ kể từ khi hoàn thành đợt phát hành trái phiếu cho đến khi đáo hạn trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Điều 13. Hồ sơ phát hành trái phiếu

1. Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị, bao gồm:

a) Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

b) Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu (nếu có);

d) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;

đ) Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).

2. Hồ sơ phát hành trái phiếu thành nhiều đợt ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;

b) Cập nhật về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tình hình sử dụng số tiền thu được từ các đợt phát hành trước nếu đợt phát hành sau cách đợt phát hành trước từ 06 tháng trở lên.

3. Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành trong hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này. Báo cáo tài chính được kiểm toán là báo cáo chấp thuận toàn phần hoặc có ý kiến ngoại trừ. Trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ, doanh nghiệp phải giải thích về yếu tố ngoại trừ và ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.

a) Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, hoặc chưa có báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính bán niên hoặc báo cáo tài chánh 09 tháng của năm tài chính trước liền kề được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc công ty kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu;

b) Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty mẹ, báo cáo tài chính được kiểm toán gồm báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của năm trước liền kề năm phát hành và báo cáo tài chính được kiểm toán của công ty mẹ năm trước liền kề năm phát hành.

Điều 14. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành:

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xây dựng phương án phát hành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định tại khoản 2 Điều này và làm căn cứ để công bố thông tin. Phương án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Thông tin về doanh nghiệp phát hành (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật);

b) Mục đích phát hành trái phiếu;

c) Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đáp ứng từng điều kiện phát hành trái phiếu quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định này;

d) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến phát hành; địa điểm tổ chức đợt phát hành; số lượng đợt phát hành và dự kiến thời điểm phát hành của từng đợt;

đ) Điều kiện, điều khoản về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi;

e) Điều kiện, điều khoản về việc thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền;

g) Điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu (nếu có);

h) Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước năm phát hành (nếu có) và sự thay đổi sau khi phát hành, bao gồm:

– Vốn chủ sở hữu;

– Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu;

– Lợi nhuận sau thuế;

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE);

i) Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);

k) Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính;

l) Phương thức phát hành trái phiếu;

m) Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

n) Kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu

o) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

p) Cam kết công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành;

q) Các cam kết khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu (nếu có);

r) Điều khoản về đăng ký, lưu ký;

s) Điều khoản về giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định này

t) Quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu;

u) Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành;

v) Trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến việc phát hành trái phiếu.

2. Thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận phương án phát hành trái phiếu:

a) Đối với công ty cổ phần, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo Điều lệ của công ty. Trường hợp Điều lệ của công ty không quy định khác, Hội đồng quản trị có quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất theo quy định tại khoản 4 Điều 127 Luật doanh nghiệp. Riêng đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, phương án phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt;

b) Đối với công ty đại chúng phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, sau khi phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản này, doanh nghiệp phát hành phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

c) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo Điều lệ của công ty;

d) Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm c khoản này, doanh nghiệp còn phải tuân thủ quy định về giới hạn huy động vốn và thẩm quyền quyết định huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 15. Phương thức phát hành trái phiếu

1. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:

a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;

b) Bảo lãnh phát hành trái phiếu;

c) Đại lý phát hành trái phiếu;

d) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư.

2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định phương thức phát hành và công bố cho đối tượng mua trái phiếu.

3. Tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Khi cung cấp dịch vụ, tổ chức tư vấn phát hành có trách nhiệm rà soát việc đáp ứng quy định về điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 13 của Nghị định này.

4. Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành theo quy định của pháp luật. Khi cung cấp dịch vụ, các tổ chức tư vấn, bảo lãnh và đại lý phát hành phải tuân thủ giới hạn số lượng nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này.

Điều 16. Đăng ký, lưu ký trái phiếu

1. Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành, trái phiếu doanh nghiệp phải được đăng ký, lưu ký tại tổ chức lưu ký được phép để quản lý số lượng nhà đầu tư theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định này. Mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp chỉ được đăng ký tại một tổ chức lưu ký được phép.

2. Tổ chức lưu ký chỉ xác nhận quyền sở hữu trái phiếu khi giao dịch đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định.

3. Tổ chức lưu ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

Điều 17. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu

1. Doanh nghiệp phát hành bố trí nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu từ các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối được nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm của trái phiếu theo quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm.

3. Đối với trái phiếu được bảo lãnh thanh toán, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối được nguồn trả nợ gốc, lãi thì tổ chức bảo lãnh thanh toán có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp phát hành theo cam kết bảo lãnh giữa tổ chức bảo lãnh thanh toán và doanh nghiệp phát hành.

Chương IIIPHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Điều 18. Điều kiện phát hành trái phiếu

1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền:

a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

b) Đáp ứng điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại thị trường phát hành;

c) Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

d) Đáp ứng quy định về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

đ) Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật;

c) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng.

Điều 19. Phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế

1. Đối với công ty cổ phần, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo Điều lệ của công ty. Trường hợp Điều lệ của công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất theo quy định tại khoản 4 Điều 127 Luật doanh nghiệp. Riêng đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, phương án phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án phát hành trái phiếu là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo Điều lệ của công ty.

3. Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này, phương án phát hành trái phiếu phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận theo quy định của pháp luật về việc huy động vốn nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.

Điều 20. Tổ chức phát hành trái phiếu

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện công bố thông tin trước phát hành và công bố thông tin kết quả phát hành theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này.

2. Quy trình, thủ tục tổ chức phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.

Chương IVCƠ CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Mục 1: ĐỐI VỚI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Điều 21. Nguyên tắc công bố thông tin

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác của thông tin công bố.

2. Việc công bố thông tin trước khi phát hành trái phiếu không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo, mời chào và không thông qua các phương tiện, công bố thông tin đại chúng, trừ trường hợp công bố thông tin theo quy định của pháp luật chứng khoán.

3. Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

4. Việc công bố thông tin về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phát hành và thông qua chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Điều 22. Công bố thông tin trước đợt phát hành của doanh nghiệp

1. Tối thiểu 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin trước đợt phát hành cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán.

a) Nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Riêng đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài nội dung công bố thông tin theo quy định tại điểm a khoản này, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin về quy trình quản lý, giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu xanh theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;

c) Doanh nghiệp phát hành gửi nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành đến các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và Sở Giao dịch Chứng khoán theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

2. Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu cho nhiều đợt phát hành:

a) Đối với đợt phát hành lần đầu, việc công bố thông tin trước khi phát hành thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đối với các đợt phát hành tiếp theo, tối thiểu 10 ngày làm việc trước mỗi đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp bổ sung các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này và gửi cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu đồng thời gửi Sở Giao dịch Chứng khoán.

3. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để tổng hợp thông tin về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Điều 23. Công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu

1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin về kết quả của đợt phát hành pho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở Giao dịch chứng khoán theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này để tổng hợp và công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp.

Điều 24. Công bố thông tin định kỳ

1. Định kỳ 06 tháng và hàng năm cho đến khi đáo hạn trái phiếu, doanh nghiệp phát hành gửi nội dung công bố thông tin định kỳ theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu hoặc tổ chức lưu ký để công bố cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu; đồng thời gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch Chứng khoán.

2. Nội dung công bố thông tin định kỳ bao gồm:

a) Báo cáo tài chính 06 tháng, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã được kiểm toán (nếu có); báo cáo tài chính chưa kiểm toán được Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xác nhận các số liệu;

b) Báo cáo sử dụng vốn, tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án và báo cáo đánh giá tác động đến môi trường đối với trái phiếu xanh theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này; trong đó, báo cáo sử dụng vốn phải có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán;

c) Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

3. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để thực hiện công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và tổng hợp về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Điều 25. Công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp

1. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải công bố thông tin bất thường cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán:

a) Bị tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật; khi có Quyết định về việc tổ chức lại hoặc chuyển đổi doanh nghiệp;

b) Có sự thay đổi về nội dung thông tin so với thông tin đã công bố dẫn đến doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện phát hành hoặc không đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp;

c) Có sự thay đổi về kế hoạch sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu.

2. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện công bố thông tin bất thường thông qua chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Điều 26. Công bố thông tin của doanh nghiệp về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu

1. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo chứng quyền, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán. Nội dung công bố thông tin gồm:

a) Đối với trái phiếu chuyển đổi

– Tổng giá trị trái phiếu phát hành;

– Mã trái phiếu được chuyển đổi, số lượng trái phiếu được chuyển đổi, tổng giá trị trái phiếu được chuyển đổi; tỷ lệ phân bổ giữa các nhà đầu tư;

– Dự kiến thời gian thực hiện lưu ký, giao dịch trái phiếu chuyển đổi và các văn bản đề nghị lưu ký, giao dịch (nếu có).

b) Đối với trái phiếu kèm theo chứng quyền

– Tổng giá trị trái phiếu phát hành;

– Tỷ lệ thực hiện quyền mua cổ phiếu;

– Số lượng quyền mua cổ phiếu của từng nhà đầu tư sở hữu trái phiếu kèm theo chứng quyền.

2. Đối với mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, chậm nhất 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đồng thời gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán. Nội dung công bố thông tin gồm:

a) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu mua lại trước hạn bao gồm: khối lượng trái phiếu mua lại; mức giá mua lại; danh sách nhà đầu tư bán lại; danh sách người sở hữu trái phiếu sau khi thực hiện mua lại;

b) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu bị hoán đổi, trái phiếu được hoán đổi bao gồm: giá và khối lượng trái phiếu bị hoán đổi; giá và khối lượng trái phiếu được hoán đổi; tỷ lệ hoán đổi; danh sách người sở hữu trái phiếu sau khi thực hiện hoán đổi.

3. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để thực hiện công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp đối với việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, việc thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trái phiếu kèm theo chứng quyền, việc mua lại trái phiếu trước hạn, việc hoán đổi trái phiếu.

Mục 2: ĐỐI VỚI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Điều 27. Công bố thông tin trước đợt phát hành trái phiếu

1. Tối thiểu 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt phát hành ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành gửi nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử đến Sở Giao dịch Chứng khoán.

2. Nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành bao gồm:

a) Thông tin về doanh nghiệp phát hành (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật);

b) Mục đích phát hành trái phiếu;

c) Khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành;

d) Thời điểm dự kiến phát hành;

đ) Thị trường, địa điểm tổ chức phát hành;

e) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu;

g) Xác nhận của Ngân hàng nhà nước về khối lượng trái phiếu phát hành năm trong hạn mức vay thương mại quốc gia.

3. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để tổng hợp về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

Điều 28. Công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu

1. Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải gửi nội dung công bố thông tin về kết quả phát hành theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử đến Sở Giao dịch Chứng khoán.

2. Nội dung công bố thông tin về kết quả phát hành bao gồm:

a) Thông tin về doanh nghiệp phát hành (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật);

b) Khối lượng trái phiếu phát hành thành công;

c) Lãi suất phát hành;

d) Các điều kiện, điều khoản chính của trái phiếu (khối lượng, mệnh giá, đồng tiền, kỳ hạn, phương thức thanh toán gốc, lãi, ngày phát hành, ngày đáo hạn trái phiếu);

đ) Thị trường, địa điểm phát hành.

3. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để tổng hợp số liệu về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

Mục 3: CHUYÊN TRANG THÔNG TIN VỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Điều 29. Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng khoán

1. Sở Giao dịch Chứng khoán theo phân công của Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp để tổng hợp thông tin về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và công bố thông tin theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định này.

2. Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp gồm những nội dung cơ bản sau:

a) Tên doanh nghiệp phát hành, loại hình doanh nghiệp, địa chỉ liên hệ;

b) Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước, bao gồm:

– Mã trái phiếu (nếu có);

– Một số điều kiện, điều khoản chính của các trái phiếu đã phát hành (ngày phát hành, khối lượng, mệnh giá, ngày đáo hạn, hình thức trả lãi, điều khoản mua lại và hoán đổi nếu có);

– Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, việc thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trái phiếu kèm theo chứng quyền, việc mua lại trái phiếu trước hạn, việc hoán đổi trái phiếu (nếu có);

c) Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, bao gồm:

– Khối lượng trái phiếu phát hành thành công;

– Điều kiện, điều khoản chính của trái phiếu đã phát hành;

– Thị trường phát hành;

d) Tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu; tình hình sử dụng vốn, tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án và báo cáo đánh giá tác động đến môi trường đối với trái phiếu xanh;

đ) Công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp phát hành;

e) Tổ chức lưu ký trái phiếu (theo quy định tại thị trường phát hành).

3. Nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành trái phiếu được truy cập chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin về tình hình phát hành theo Quy chế vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp do Sở Giao dịch chứng khoán ban hành.

4. Sở Giao dịch Chứng khoán có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp; tổng hợp thông tin về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

Điều 30. Báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp

1. Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, năm về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gồm phát hành tại thị trường trong nước và phát hành ra thị trường quốc tế.

2. Nội dung báo cáo bao gồm:

a) Số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong đó chi tiết về loại hình doanh nghiệp gồm: công ty đại chúng, công ty cổ phần chưa đại chúng, công ty trách nhiệm hữu hạn; số đợt phát hành trái phiếu, trong đó bao gồm phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành trái phiếu có bảo đảm, phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền, phát hành trái phiếu xanh;

b) Điều kiện điều khoản chính của trái phiếu dự kiến phát hành và kết quả phát hành;

c) Lãi suất phát hành bình quân của từng kỳ hạn;

d) Thị trường, địa điểm tổ chức phát hành.

đ) Báo cáo về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu doanh nghiệp, nội dung gồm:

– Số lượng doanh nghiệp đăng ký trái phiếu và khối lượng trái phiếu đăng ký, lưu ký trong kỳ;

– Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

– Số lượng nhà đầu tư sở hữu trái phiếu đối với từng mã trái phiếu được đăng ký.

3. Nơi nhận báo cáo, hình thức báo cáo:

a) Tổ chức lưu ký có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này để Sở Giao dịch chứng khoán tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

b) Hình thức báo cáo và cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là văn bản hoặc thư điện tử theo thông báo của Bộ Tài chính.

Chương VTRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định này.

2. Tổng hợp, đánh giá tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này để kiến nghị Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi cơ chế chính sách về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Điều 32. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định tại Nghị định này.

2. Hướng dẫn các nội dung về quản lý ngoại hối liên quan đến việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

1. Xử phạt vi phạm hành chính về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Cho ý kiến về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền của doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Điều 34. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty

1. Phê duyệt phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật hiện hành.

2. Giám sát việc huy động và sử dụng vốn phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.

3. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và giám sát việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu theo đúng phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt và công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Điều 35. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu

1. Tuân thủ quy định của Nghị định này về điều kiện phát hành, phương án phát hành, hồ sơ phát hành, công bố thông tin, chế độ báo cáo.

2. Phân bổ, quản lý, sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và đảm bảo việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu.

4. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin đã công bố và báo cáo tài chính; thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo và kế toán thống kê theo quy định của pháp luật.

5. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 36. Trách nhiệm của các tổ chức tư vấn phát hành, đấu thầu, đại lý, bảo lãnh phát hành

1. Thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, tổ chức đấu thầu, đại lý, bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hợp đồng cung cấp dịch vụ đã ký kết.

2. Tuân thủ quy định về giới hạn số lượng nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này; tuân thủ quy định về điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 13 Nghị định này.

3. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định tại Nghị định này.

Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức lưu ký trái phiếu

1. Thực hiện lưu ký trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp thông tin và quản lý số lượng nhà đầu tư sở hữu trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

2. Thực hiện cung cấp thông tin định kỳ về tình hình lưu ký trái phiếu doanh nghiệp và việc sở hữu trái phiếu doanh nghiệp của các nhà đầu tư cho Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

Điều 38. Trách nhiệm của Sở Giao dịch chứng khoán

1. Xây dựng và vận hành chuyên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

2. Ban hành Quy chế vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.

3. Tổng hợp thông tin về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

4. Thực hiện chế độ công bố thông tin và chế độ báo cáo về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Nghị định này.

Chương VIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2019.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo điều kiện, điều khoản của phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt và công bố cho nhà đầu tư.

2. Kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải thực hiện công bố thông tin và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định này. Thực hiện lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. 

PHỤ LỤC KÈM THEO

TẠI ĐÂY
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3836/feed/ 0
TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế https://docluat.vn/archive/3835/ https://docluat.vn/archive/3835/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:46:01 +0000 https://docluat.vn/tt-215-2013-tt-btc-ve-cuong-che-thi-hanh-quyet-dinh-hanh-chinh-thue/
1 Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.2 Điều 2. Các trường hợp bị cưỡng chế
1.3 Điều 3. Các biện pháp cưỡng chế
1.4 Điều 4. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là quyết định cưỡng chế) và phân định thẩm quyền cưỡng chế
1.5 Điều 5. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế
1.6 Điều 6. Gửi quyết định cưỡng chế đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan
1.7 Điều 7. Trách nhiệm thi hành và đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế
1.8 Điều 8. Bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
1.9 Điều 9. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế
1.10 Điều 10. Chi phí cưỡng chế
2 Mục 2. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤCCƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
2.1 Điều 11. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản
2.2 Điều 12. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
2.3 Điều 13. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng
2.4 Điều 14. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật
2.5 Điều 15. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ
2.6 Điều 16. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
2.7 Điều 17. Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế được quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp
3 Mục 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1 Điều 18. Hiệu lực thi hành
3.2 Điều 19. Hướng dẫn, tổ chức thi hành
3.3 Điều 20. Trách nhiệm thi hành
4 PHỤ LỤC KÈM THEO
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

THÔNG
215/2013/TT-BTC

ngày 31  tháng 12 năm 2013

Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế

 

Căn
cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn
cứ Luật Xử lý vi phạm hành
chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày
20 tháng 11 năm 2012;

Căn
cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn
cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn
cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế;

Căn
cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Chương II Nghị định số
129/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:

Mục
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.
Phạm vi điều chỉnh

Thông
tư này hướng dẫn các trường hợp bị cưỡng chế, các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là cưỡng chế thuế), nguyên tắc,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đối với tổ
chức, cá nhân bị cưỡng chế, trừ biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trách nhiệm thi hành và đảm bảo thi hành quyết
định cưỡng chế thuế.

Quyết
định hành chính thuế gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quyết
định tạm dừng cưỡng chế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế,
các thông báo nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách
nhà nước; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo
quy định của pháp luật.

2.
Đối tượng áp dụng

a)
Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi
chung là đối tượng bị cưỡng chế) theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi chung là Luật
Quản lý thuế). 

b)
Cơ quan thuế, công chức thuế.

c)
Người có thẩm quyền và trách nhiệm cưỡng chế.

d)
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế
thuế.

Điều
2. Các trường hợp bị cưỡng chế

1.
Đối với người nộp thuế

a)
Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày
kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định
của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b)
Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi
bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

c)
Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm
hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời
hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết
định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn
hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

2.
Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3.
Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90
(chín mươi) ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp
tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp
đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật
Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4.
Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau
đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ
tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân
sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan
thuế.

5.
Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm
hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Điều
3. Các biện pháp cưỡng chế

1.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung
là biện pháp cưỡng chế)

a)
Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ
chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

b)
Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

c)
Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

d)
Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu
tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

đ)
Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang
giữ.

e)
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

2.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên được thực hiện theo quy định tại
Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Mục 2 Thông tư này.

Trường
hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin,
điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết
định cưỡng chế có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện
và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số
tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

Điều
4. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
(sau đây gọi chung là quyết định cưỡng chế) và phân định thẩm quyền cưỡng chế

1.
Những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế theo các biện
pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này và có nhiệm vụ tổ chức
việc cưỡng chế đối với các quyết định mà mình ban hành hoặc của cấp dưới ban
hành

a)
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế
có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế
quy định tại điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

b)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ban hành quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong phạm vi
mình phụ trách.

c)
Trường hợp người vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm e
Khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì cơ quan thuế lập hồ sơ, tài liệu và văn bản yêu
cầu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành
nghề thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

2.
Phân định thẩm quyền cưỡng chế

a)
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết
định cưỡng chế đối với: quyết định hành chính thuế do mình ban hành; quyết định
hành chính thuế do cấp dưới ban hành nhưng không đủ thẩm quyền cưỡng chế hoặc
cấp dưới có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện
về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn
bản đề nghị cấp trên ban hành quyết định cưỡng chế.

b)
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế đối với đối tượng
bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa phương do nhiều Cục Thuế quản
lý.

c)
Cục trưởng Cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp đối tượng bị
cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa bàn do nhiều Chi cục Thuế trong
cùng địa phương (cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quản lý.

3.
Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế quy định tại Khoản 1 và Khoản
2 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế.
Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải thể hiện
bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp
phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp
trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho
bất kỳ cá nhân nào khác.

Điều
5. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế

1.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng
được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế
trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế
theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ
một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá
nhân.

2.
Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế

a)
Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương
lịch, kể cả ngày nghỉ.

b)
Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc
của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo
dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết (gọi chung là ngày
nghỉ).

c)
Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn
là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.

d)
Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện thủ tục cưỡng chế trùng với
ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính
là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

3.
Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền
phạt, tiền chậm nộp tiền thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế thuộc đối
tượng được cơ quan thuế ban hành quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt
theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

4.
Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế
thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11
năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính.

Điều
6. Gửi quyết định cưỡng chế đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế và tổ chức, cá
nhân có liên quan

1.
Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, công chức thuế có trách
nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế phải giao quyết định cưỡng chế cho đối
tượng bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế theo quy định của từng biện
pháp cưỡng chế. Trường hợp có khó khăn trong việc giao trực tiếp quyết định
cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển cho
đối tượng bị cưỡng chế bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.

a)
Trường hợp cưỡng chế cần sự phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp xã thì quyết định
cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng
chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.

b)
Trường hợp được coi là quyết định đã được giao

Trường
hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận
thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế có trách nhiệm giao quyết định
cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết
định, có xác nhận của chính quyền địa phương thì được coi là quyết định đã được
giao.

Trường
hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị
trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã
được niêm yết tại trụ sở của tổ chức, nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc
có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng
chế thì được coi là quyết định đã được giao.

2.
Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại điểm d và đ Khoản 1 Điều 3
Thông tư này thì phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức
cưỡng chế trước khi thi hành cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

Điều
7. Trách nhiệm thi hành và đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình thi hành
quyết định cưỡng chế

1.
Trách nhiệm thi hành

a)
Người ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định
cưỡng chế đó.

Người
ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho
các tổ chức, cá nhân liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của mình và của cấp dưới.

b)
Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch
Ủy ban nhân dân ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì
tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên
nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan
đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành
quyết định cưỡng chế.

c)
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các
cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế.

d)
Tổ chức, cá nhân nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành
quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các
biện pháp cưỡng chế.

đ)
Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ban
hành quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế
triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.

2.
Đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế theo quy
định tại Điều 7 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều
8. Bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế

1.
Biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế

a)
Trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có
hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định
cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp
thời cho ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 17 Mục 2 Thông tư này.

b)
Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực
hiện không thu được số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thì
người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt quyết định
cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế
tiếp theo.

c)
Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện
quyết định cưỡng chế sau khi đã vận động, giải thích, thuyết phục nhưng không
có hiệu quả thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền huy động lực
lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.

d)
Trường hợp quyết định cưỡng chế đã được giao cho cá nhân bị cưỡng chế theo quy
định mà cá nhân bị cưỡng chế chưa thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện thì bị
đưa vào diện chưa được xuất cảnh.

2.
Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành

a)
Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú
hoặc đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết
định cưỡng chế tại địa bàn cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thì quyết
định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan thuế nơi tổ chức đóng trụ sở, cá nhân cư
trú bị cưỡng chế để tổ chức thi hành.

b)
Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một
tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp
khó khăn và tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không có điều kiện chấp hành tại nơi
ban hành quyết định cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan
thuế nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

Điều
9. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế

1.
Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ
ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong
quyết định cưỡng chế.

Riêng
quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị
cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi
trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày
được ghi trong quyết định cưỡng chế.

2.
Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị áp dụng
biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc cưỡng chế, không
thực hiện trách nhiệm của mình như: không nhận quyết định cưỡng chế, cản trở
không cho cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều
3 Thông tư này thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt
các hành vi này.

3.
Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp
hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế; đối tượng bị cưỡng chế
đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà
nước.

Căn
cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền
thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước của đối tượng
bị cưỡng chế có xác nhận của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức
được phép uỷ nhiệm thu thuế của đối tượng bị cưỡng chế.

Điều
10. Chi phí cưỡng chế

1.
Xác định chi phí cưỡng chế

a)
Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh
trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa
phương.

b)
Chi phí cưỡng chế bao gồm: chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng
chế; chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ
chức bán đấu giá tài sản; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật,
tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên; chi phí thực tế
khác (nếu có).

2.
Mức chi

Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chuẩn, chế độ, định mức của nhà nước
và tính chất hoạt động của công tác cưỡng chế để ban hành định mức chi tiêu đối
với việc thi hành quyết định cưỡng chế thuế theo quy định.

3.
Thanh toán chi phí cưỡng chế

a)
Đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế thuế.

b)
Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho tổ chức
thực hiện cưỡng chế theo thông báo của tổ chức này.

c)
Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp
không đúng thời gian theo thông báo của tổ chức cưỡng chế thì người có thẩm
quyền ban hành quyết định cưỡng chế có thể ban hành quyết định cưỡng chế để thu
hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư
này.

4.
Tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế

a)
Tạm ứng chi phí cưỡng chế

Trước
khi tổ chức cưỡng chế thuế, tổ chức được giao nhiệm vụ cưỡng chế thuế phải
trình thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt kế hoạch cưỡng
chế thuế và dự toán chi phục vụ cưỡng chế thuế.

Dự
toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2
Điều này. Dự toán chi phục vụ cưỡng chế sau khi được phê duyệt phải được gửi
cho đối tượng bị cưỡng chế 01 (một) bản cùng với quyết định cưỡng chế thuế.

Trên
cơ sở kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, tổ chức thực hiện cưỡng chế làm thủ
tục tạm ứng chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách
nhà nước giao cho cơ quan thực hiện quyết định cưỡng chế.

Trường
hợp cưỡng chế theo quy định tại Điều 17 Thông tư này thì áp dụng mức chi thực
tế bình quân của việc thi hành quyết định cưỡng chế thuế đối với các trường hợp
trước đó.

b)
Hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế

Khi
kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế: tổ chức cưỡng chế trình thủ trưởng
cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế.

Căn
cứ vào quyết toán chi phí cưỡng chế đã được phê duyệt và số tiền xử lý tài sản
của đối tượng bị cưỡng chế thuế còn lại sau khi đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền
phạt, tiền chậm nộp tiền thuế ghi trên quyết định cưỡng chế thuế vào ngân sách
nhà nước, tổ chức cưỡng chế thông báo bằng văn bản cho đối tượng bị cưỡng chế
nộp phần chi phí còn lại (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử lý, số tiền phải
thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán
bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).

Khi
thu đủ số tiền của đối tượng bị cưỡng chế theo quyết toán được duyệt, tổ chức
thực hiện cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng
chi cưỡng chế trước đó cho cơ quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế theo
quy định.


quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc
các đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế để thu hồi chi phí đã tạm ứng.

c)
Cuối quý, năm, cơ quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế tổng hợp báo cáo
việc sử dụng kinh phí tạm ứng tổ chức cưỡng chế (số kinh phí đã tạm ứng, số
kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí tạm ứng chưa thu hồi, nguyên nhân chưa
thu hồi…) với cơ quan quản lý cấp trên. Tổng cục Thuế tổng hợp, gửi Bộ Tài
chính cùng với báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.

5.
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế

Việc
lập dự toán, chấp hành, quyết toán chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Mục
2. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤCCƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
HÀNH CHÍNH THUẾ

Điều
11. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế
tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản

1.
Đối tượng áp dụng

a)
Áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng
chế mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài
khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thuộc các trường hợp quy định tại
Điều 2 Thông tư này.

b)
Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA
và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thì không áp dụng biện
pháp cưỡng chế này.

2.
Xác minh thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế

a)
Cơ quan thuế tổ chức xác minh thông tin về người nộp thuế tại các thời điểm sau

Trước
30 ngày, tính đến thời điểm quá thời hạn nộp thuế 90 ngày hoặc tính đến thời
điểm hết thời gian gia hạn.

Đối
với trường hợp cưỡng chế quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 2 Thông tư này, cơ
quan thuế thực hiện xác minh thông tin ngay khi ban hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính về thuế.

b)
Căn cứ vào cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế để xác minh thông tin về đối tượng bị
cưỡng chế trước khi ban hành quyết định cưỡng chế.

c)
Trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không đầy đủ, người có thẩm quyền ban
hành quyết định cưỡng chế có quyền xác minh thông tin bằng việc gửi văn bản yêu
cầu đối tượng bị cưỡng chế, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng cung cấp thông
tin về tài khoản, như: nơi mở tài khoản, số và ký hiệu về tài khoản, số tiền
hiện có trong tài khoản, bảng kê các giao dịch qua tài khoản trong vòng 03 (ba)
tháng gần nhất trở về trước kể từ thời điểm nhận được văn bản và các thông tin
có liên quan đến tài khoản và giao dịch qua tài khoản của đối tượng bị cưỡng
chế.

Người
có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thông
tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được đối tượng bị cưỡng chế,
kho bạc nhà nước và tổ chức tín dụng cung cấp.

d)
Trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chứng minh rằng không thực hiện
được biện pháp cưỡng chế này hoặc nếu thực hiện thì không thu đủ tiền thuế nợ
theo quyết định cưỡng chế do tài khoản đối tượng bị cưỡng chế không có số dư,
không có giao dịch qua tài khoản trong vòng 03 (ba) tháng gần nhất kể từ thời
điểm nhận được văn bản trở về trước hoặc thuộc trường hợp nêu tại điểm b Khoản
1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện: nếu là tổ chức thì chuyển sang
cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; nếu là cá
nhân đang được hưởng tiền lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức, cá nhân chi
trả thì chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc
thu nhập ngay sau ngày nhận được các thông tin do cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp.

đ)
Trường hợp khi xác minh thông tin cơ quan thuế xác định số dư tài khoản của đối
tượng bị cưỡng chế nhỏ hơn số tiền cưỡng chế thì vẫn ban hành quyết định cưỡng
chế.

3.
Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản; phong tỏa tài khoản

a)
Quyết định cưỡng chế lập theo mẫu số 01/CC ban hành kèm theo Thông tư này, tại
quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản cần ghi rõ: họ tên, địa chỉ, mã số
thuế của đối tượng bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; số
tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế; tên kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng
nơi đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản của ngân sách
nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị trích chuyển từ
tổ chức tín dụng đến kho bạc nhà nước; phong tỏa tài khoản (nếu có).

b)
Quyết định cưỡng chế phải được ban hành tại các thời điểm sau

Trong
ngày thứ 91 (chín mươi mốt) kể từ ngày: số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp
tiền thuế hết thời hạn nộp thuế; hết thời hạn cho phép nộp dần tiền thuế nợ
theo quy định của pháp luật.

Ngay
sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế.

Ngay
sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt
vi phạm hành chính về thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Ngay
sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi
trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp quyết
định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10
(mười) ngày (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về thuế).

c)
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản được gửi cho đối
tượng bị cưỡng chế, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng
chế có tài khoản kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước trong thời hạn 05 (năm)
ngày làm việc trước khi tiến hành cưỡng chế.

d)
Quyết định cưỡng chế yêu cầu kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng phong tỏa tài
khoản với số tiền bằng với số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế đối với
trường hợp tổ chức, cá nhân không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin
không đầy đủ khi được yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều
này.

đ)
Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tại nhiều kho bạc nhà nước,
tổ chức tín dụng khác nhau thì người có thẩm quyền căn cứ vào số tài khoản mở
tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng này để ban hành quyết định cưỡng chế
trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo
thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp.

Trong
quá trình thực hiện quyết định, nếu một hoặc một số trong các kho bạc nhà nước,
tổ chức tín dụng đã trích đủ số tiền theo quyết định cưỡng chế (có chứng từ nộp
tiền vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế) thì thông báo kịp thời
cho cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế. Cơ quan này có trách nhiệm thông báo
cho các kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng còn lại ngay trong ngày nhận được
thông báo nộp đủ tiền thuế để các tổ chức này dừng ngay việc thực hiện quyết
định cưỡng chế, phong tỏa tài khoản.

4.
Trách nhiệm của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế
mở tài khoản

a)
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản
của cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng
phải cung cấp các thông tin cần thiết bằng văn bản về số hiệu tài khoản, số dư
và các thông tin liên quan đến tài khoản và các giao dịch qua tài khoản của đối
tượng bị cưỡng chế mở tại đơn vị mình.

b)
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế
của cơ quan có thẩm quyền kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước, kho bạc nhà
nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm làm thủ tục trích chuyển số tiền của đối
tượng bị cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước;
thông báo ngay cho cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng
chế biết ngay trong ngày trích chuyển.

Trường
hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà đối tượng bị cưỡng chế
phải nộp thì vẫn phải trích chuyển số tiền đó vào tài khoản của ngân sách nhà
nước, việc trích chuyển không cần sự đồng ý của đối tượng bị cưỡng chế. Sau khi
trích chuyển, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho
cơ quan thuế và đối tượng bị cưỡng chế biết việc trích chuyển.

c)
Thực hiện phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế đối với số tiền bằng
với số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế ngay khi nhận được quyết định cưỡng
chế của người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với quyết định
cưỡng chế có yêu cầu phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.

d)
Trường hợp quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày quyết định cưỡng chế có hiệu lực mà
tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế không đủ số tiền để trích nộp số tiền thuế
nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế bị cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách
nhà nước thì kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho cơ
quan đã ban hành quyết định cưỡng chế, kèm theo bảng kê chi tiết số dư và các
giao dịch qua tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn quyết
định cưỡng chế có hiệu lực.

đ)
Trường hợp tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế còn số dư hoặc có giao dịch qua
tài khoản mà kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng không thực hiện trích chuyển
vào tài khoản thu ngân sách nhà nước thì các tổ chức này sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế
và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

5.
Thu nộp tiền bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản

Việc
trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở
các chứng từ thu nộp theo quy định. Chứng từ thu nộp sử dụng để trích chuyển
tiền từ tài khoản được gửi cho các bên liên quan (bản sao).

Điều
12. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

1.
Đối tượng áp dụng

Biện
pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp
thuế là cá nhân bị cưỡng chế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại
một cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

2.
Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập

a)
Cơ quan thuế tổ chức xác minh thông tin về các khoản tiền lương hoặc thu nhập
của cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập
của đối tượng bị cưỡng chế tại cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

Trường
hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không đầy đủ thì người có thẩm quyền ban
hành quyết định cưỡng chế gửi văn bản yêu cầu cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan,
tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cung cấp đầy
đủ các thông tin về các khoản tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng
chế.

b)
Cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các
cơ quan, tổ chức liên quan phải cung cấp các thông tin về tiền lương và thu
nhập của cá nhân bị cưỡng chế cho cơ quan thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm
việc, kể từ ngày được nhận yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
thông tin đã cung cấp.

c)
Trường hợp sau 03 (ba) ngày làm việc, cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức
quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các cơ quan, tổ chức liên quan không cung
cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về tiền lương và thu nhập của cá nhân
bị cưỡng chế thì cơ quan có thẩm quyền chuyển sang thực hiện: nếu cá nhân bị
cưỡng chế có sử dụng hóa đơn thì chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp thông báo
hóa đơn không còn giá trị sử dụng; nếu cá nhân bị cưỡng chế không sử dụng hóa
đơn thì chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài
sản kê biên.

3.
Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

a)
Quyết định cưỡng chế lập theo mẫu số 01/CC ban hành kèm theo Thông tư này, tại
quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập ghi rõ: họ tên,
địa chỉ, mã số thuế của đối tượng bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị
cưỡng chế; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của
cá nhân bị cưỡng chế; tên, địa chỉ, số tài khoản của ngân sách nhà nước mở tại
kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến kho bạc nhà nước.

b)
Quyết định cưỡng chế được gửi đến cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản
lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và các cơ quan, tổ chức có
liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.

c)
Quyết định cưỡng chế được ban hành ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định
cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của cá nhân bị cưỡng chế mở tài khoản tại kho
bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản hoặc ngay sau ngày
chuyển sang biện pháp tiếp theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 11 Thông tư
này đối với cá nhân.

4.
Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập của cá nhân bị cưỡng
chế thực hiện theo Điều 32 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm
2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuế.

5.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động quản lý tiền lương
hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thực hiện theo Điều 33 Nghị định số
129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Điều
13. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

1.
Đối tượng áp dụng

Cưỡng
chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với đối
tượng bị cưỡng chế không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài
khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu
cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá
nhân hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế, tiền
phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Hóa
đơn thông báo không còn giá trị sử dụng bao gồm các loại hóa đơn: hóa đơn tự in
do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in; hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá
nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in; hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá
nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.

2.
Xác minh thông tin về tình hình sử dụng hóa đơn

a)
Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế để tổ chức xác minh thông
tin của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế về tình hình sử dụng hóa đơn.

Trường
hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không đầy đủ, người có thẩm quyền ban hành
quyết định cưỡng chế có quyền xác minh thông tin bằng việc gửi văn bản yêu cầu
đối tượng bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp thông
tin về tình hình sử dụng hóa đơn của đối tượng bị cưỡng chế.

b)
Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải cung cấp thông tin về hóa đơn cho cơ quan
thuế ngay trong ngày làm việc về việc xác minh hóa đơn.

Trường
hợp tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn cung cấp đầy đủ các thông tin về việc sử
dụng hóa đơn, cơ quan thuế đối chiếu dữ liệu về hóa đơn do cơ quan thuế quản lý
nếu khớp đúng với thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp thì cơ quan thuế ban
hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử
dụng theo số liệu cung cấp về hóa đơn của tổ chức, cá nhân.

Trường
hợp tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về
việc sử dụng hóa đơn thì căn cứ vào dữ liệu hóa đơn do cơ quan thuế quản lý để
đề nghị tổ chức, cá nhân đối chiếu số liệu tại cơ quan thuế. Sau khi đối chiếu
mà dữ liệu của tổ chức, cá nhân sai lệch với dữ liệu hóa đơn do cơ quan thuế
quản lý thì đề nghị tổ chức, cá nhân đó điều chỉnh số liệu và báo cáo bổ sung.

Sau
05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thuế đề nghị điều chỉnh số liệu, nếu
tổ chức, cá nhân không thực hiện báo cáo điều chỉnh thì căn cứ vào dữ liệu hóa
đơn do cơ quan thuế quản lý để ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp
thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

c)
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin về
hóa đơn cho cơ quan thuế.

d)
Trường hợp xác minh tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không còn sử dụng hóa đơn,
không còn tồn hóa đơn đã thông báo phát hành, không đặt in hóa đơn và không mua
hóa đơn của cơ quan thuế thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng
chế thực hiện chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá
tài sản kê biên ngay trong ngày tiếp theo ngày xác minh các thông tin về hóa
đơn nêu trên.

3.
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

a)
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng
lập theo mẫu số 07/CC ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo Thông báo hóa
đơn không còn giá trị sử dụng.

Thông
báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng lập theo mẫu số 08/CC ban hành kèm theo
Thông tư này.

b)
Quyết định cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng và Thông báo
hóa đơn không còn giá trị sử dụng phải được gửi đến tổ chức, cá nhân có liên
quan và đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc trước khi
quyết định cưỡng chế có hiệu lực.

c)
Quyết định cưỡng chế được ban hành tại các thời điểm sau

Ngay
sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối
tượng bị cưỡng chế mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu
phong tỏa tài khoản đối với đối tượng bị cưỡng chế; quyết định cưỡng chế khấu
trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân.

Ngay
sau ngày đủ điều kiện chuyển sang biện pháp tiếp theo quy định tại điểm d Khoản
2 Điều 11 Thông tư này đối với tổ chức và điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư này
đối với cá nhân.

4.
Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá
trị sử dụng

a)
Trong ngày quyết định cưỡng chế có hiệu lực, cơ quan thuế phải đăng tải quyết
định cưỡng chế và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng của đối tượng bị
cưỡng chế lên trang thông tin Tổng cục Thuế (www.gdt.gov.vn).

b)
Trong thời gian thực hiện biện pháp cưỡng chế này, cơ quan thuế không tiếp nhận
hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân đang bị cưỡng chế.

c)
Cơ quan thuế thông báo chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này khi đối
tượng bị cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế
vào ngân sách nhà nước kèm theo thông báo hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng
(mẫu số 09/CC ban hành kèm theo Thông tư này).

Ngay
trong ngày thông báo hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng thì cơ quan thuế phải
đăng thông báo về việc hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng lên trang thông tin
Tổng cục Thuế (www.gdt.gov.vn).

5.
Trường hợp cơ quan hải quan có văn bản đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp
đối tượng nợ thuế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa
đơn không còn giá trị sử dụng

a)
Cơ quan hải quan lập và gửi văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo
hóa đơn không còn giá trị sử dụng cho cơ quan thuế. Văn bản đề nghị phải thể
hiện các nội dung: đơn vị ban hành văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
căn cứ ban hành văn bản; họ, tên, địa chỉ trụ sở, cư trú, mã số thuế của tổ
chức, cá nhân bị cưỡng chế; họ, tên, chức vụ, của người ký văn bản, dấu của cơ
quan ban hành văn bản.

b)
Khi nhận được văn bản đề nghị của cơ quan hải quan

Nếu
cơ quan thuế đang thực hiện biện pháp trích chuyển tài khoản, phong tỏa tài
khoản, biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì cơ quan thuế
ban hành quyết định chấm dứt biện pháp này và chuyển sang thực hiện ngay cưỡng
chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Cơ quan thuế
thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại các Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này
ngay trong ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo
hóa đơn không còn giá trị sử dụng của cơ quan hải quan.

Nếu
cơ quan thuế đang thực hiện biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá
trị sử dụng thì phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan hải quan biết để theo
dõi.

Nếu
cơ quan thuế đã chấm dứt thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn
không còn giá trị sử dụng và đang thực hiện các biện pháp cưỡng chế tiếp theo
thì phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan hải quan biết và thực hiện biện pháp
theo quy định tại Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

c)
Cơ quan hải quan phải thông báo cho cơ quan thuế ngay trong ngày đối tượng bị
cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn nợ vào ngân
sách nhà nước để cơ quan thuế thông báo về việc hóa đơn tiếp tục có giá trị sử
dụng cho đối tượng bị cưỡng chế theo quy định tại điểm c Khoản 4 Điều này.

Điều
14. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo
quy định của pháp luật

1.
Đối tượng áp dụng

Tổ
chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá khi không tự
nguyện chấp hành quyết định hành chính thuế, không thanh toán chi phí cưỡng
chế, bao gồm:

a)
Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố
định.

b)
Tổ chức, cá nhân không có tài khoản hoặc có tiền trong tài khoản tại tổ chức
tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một
phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.

c)
Tổ chức, cá nhân không áp dụng được biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm
a, b và điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu
đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế hoặc trường hợp quy định
tại  Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

d)
Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang
trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy
định của pháp luật.

2.
Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế

a)
Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá
tài sản kê biên có quyền gửi văn bản cho đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan đăng
ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá
nhân liên quan để xác minh về tài sản.

b)
Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá
tài sản kê biên có quyền xác minh về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế tại địa
bàn nơi đối tượng bị cưỡng chế đóng trụ sở kinh doanh hoặc cư trú, cơ quan đăng
ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá
nhân liên quan.

Người
có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế sau khi xác minh về tài sản của đối
tượng bị cưỡng chế tại các địa điểm nêu trên phải xác định số tiền có khả năng
thu vào ngân sách nhà nước thông qua áp dụng biện pháp cưỡng chế này bằng việc
dự tính giá trị tài sản này sau khi bán đấu giá.

c)
Thông tin xác minh bao gồm: các tài sản đã xác minh, giá trị tài sản đã xác
minh được phản ánh trên sổ sách kế toán của đối tượng bị cưỡng chế, kết quả sản
xuất kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ) hoặc điều kiện
kinh tế (đối với cá nhân không kinh doanh). Đối với tài sản thuộc diện phải
đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản cần căn cứ vào hợp đồng mua bán, chuyển
đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản thì
việc xác minh thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng
hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ
quan chức năng về việc mua bán.

d)
Sau khi xác minh, phải lập biên bản ghi rõ cam kết của người cung cấp thông
tin. Trường hợp tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế giúp người ban hành quyết
định cưỡng chế thực hiện xác minh thông tin thì người ban hành quyết định cưỡng
chế phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh đó.

đ)
Các thông tin xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở
hữu tài sản phải thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan được
biết và bảo vệ lợi ích của họ.

e)
Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp không thuộc diện được kê biên
theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế thì cơ quan, tổ chức tiến hành kê biên phải
thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của đối tượng bị cưỡng
chế và yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan
đến việc cầm cố, thế chấp tài sản của đối tượng bị cưỡng chế  kịp thời cho
cơ quan tiến hành kê biên tài sản khi người cầm cố, thế chấp thanh toán nghĩa
vụ theo hợp đồng cầm cố, thế chấp.

g)
Trường hợp đối với cá nhân quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp
sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác minh về tài sản cho đối
tượng bị cưỡng chế, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp hoặc cung cấp
không đầy đủ các thông tin về tài sản hoặc trường hợp xác định số tiền thu được
sau khi bán đấu giá tài sản kê biên không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì cơ
quan có thẩm quyền chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của
đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

3.
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê
biên

a)
Quyết định cưỡng chế lập theo mẫu số 01/CC ban hành kèm theo Thông tư này, tại
quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê
biên ghi rõ: họ tên, địa chỉ, mã số thuế của đối tượng bị cưỡng chế; lý do bị
cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; thời gian, địa điểm kê biên tài sản; loại tài
sản kê biên; đặc điểm tài sản kê biên; tên, địa chỉ, số tài khoản của ngân sách
nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến
kho bạc nhà nước.

b)
Quyết định cưỡng chế được ban hành ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định
cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng hoặc ngay
sau ngày đủ điều kiện chuyển sang biện pháp tiếp theo quy định tại điểm d Khoản
2 Điều 13 Thông tư này.

c)
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản được gửi cho tổ chức, cá
nhân bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ
chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi
tiến hành cưỡng chế kê biên là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết
định, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.

d)
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đối với các tài sản kê biên
thuộc diện đăng ký quyền sở hữu thì phải được gửi cho các cơ quan sau đây:

Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn
liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất.


quan đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, trong trường hợp tài sản kê biên
là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Các
cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp
luật.

4.
Trách nhiệm của chính quyền nơi đối tượng bị cưỡng chế đóng trụ sở kinh doanh
hoặc nơi cư trú, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan

Tạo
điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ
quan thực hiện cưỡng chế trong việc xác minh điều kiện thi hành quyết định
cưỡng chế và phối hợp hoặc tổ chức thực hiện cưỡng chế.

5.
Các thủ tục thực hiện biện pháp kê biên tài sản thực hiện theo quy định tại
Điều 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và Điều 47 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày
16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về
thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

6.
Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế cơ
quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản thực hiện

a)
Nộp tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định cưỡng chế.

b)
Thanh toán chi phí cưỡng chế cho tổ chức cưỡng chế.

c)
Trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế sau khi nộp đủ tiền thuế, tiền phạt và tiền
chậm nộp tiền thuế còn nợ vào ngân sách nhà nước và thanh toán đầy đủ chi phí
cưỡng chế.

Điều
15. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ
chức, cá nhân khác đang nắm giữ

1.
Đối tượng áp dụng

Cưỡng
chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ
chức, cá nhân khác đang nắm giữ (sau đây gọi là bên thứ ba) được áp dụng đối
với các đối tượng bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 2 Thông tư này trong các
trường hợp sau:

a)
Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản
của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu
phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; thông báo hóa
đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
theo quy định của pháp luật hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn chưa
thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

b)
Cơ quan thuế có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân (bên thứ ba) đang có khoản nợ
hoặc đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, bao gồm: Tổ chức, cá
nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế. Tổ chức, cá
nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được đối tượng bị cưỡng chế
ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan
thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có
giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của đối tượng
bị cưỡng chế.

2.
Xác minh thông tin bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng
chế

a)
Cơ quan thuế có văn bản yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối
tượng bị cưỡng chế cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công
nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế.

Trường
hợp bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế không thực
hiện được thì phải có văn bản giải trình cơ quan thuế trong thời hạn 05 (năm)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế.

b)
Trên cơ sở thông tin mà bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị
cưỡng chế cung cấp, cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp
thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ hoặc công
nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế.

3.
Quyết định cưỡng chế

a)
Quyết định cưỡng chế lập theo mẫu số 01/CC ban hành kèm theo Thông tư này, tại
quyết định cưỡng chế ghi rõ: họ tên, địa chỉ, mã số thuế của đối tượng bị cưỡng
chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; họ tên, địa chỉ, mã số thuế của
tổ chức, cá nhân đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; tên,
địa chỉ, số tài khoản của ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương
thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến kho bạc nhà nước.

b)
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng
chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ phải được gửi ngay cho những tổ chức, cá
nhân sau: đối tượng bị cưỡng chế; bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối
tượng bị cưỡng chế kèm theo văn bản đề nghị bên thứ ba thực hiện quyết định cưỡng
chế; Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thuế quản lý nơi người nắm giữ tiền, tài
sản của đối tượng bị cưỡng chế cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn
hoặc cơ quan nơi tổ chức, cá nhân nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng
chế công tác để phối hợp thực hiện.

4.
Nguyên tắc thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba thực hiện
theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế.

5.
Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ, đang giữ tiền, tài sản khác của
đối tượng bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số
129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Bên
thứ ba có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thay
cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc chuyển giao tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
cho cơ quan thuế để thực hiện kê biên tài sản.

Việc
kê biên tài sản theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

6.
Trách nhiệm của cơ quan thuế đang quản lý bên thứ ba có trụ sở khác địa bàn của
đối tượng bị cưỡng chế

a)
Đối với trường hợp nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của đối tượng bị cưỡng chế
và nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của bên thứ ba cùng trên địa bàn cấp tỉnh
nhưng khác địa bàn cấp huyện thì Cục Thuế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cơ
quan thuế cấp dưới phối hợp thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

b)
Đối với trường hợp nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của đối tượng bị cưỡng chế
và nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của bên thứ ba khác địa bàn cấp tỉnh thì
cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế
quản lý bên thứ ba thực hiện cưỡng chế nợ thuế. Cơ quan thuế quản lý bên thứ ba
có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của cơ quan thuế
quản lý đối tượng bị cưỡng chế.

Điều
16. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép
hành nghề

1.
Đối tượng áp dụng

Các
biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề chỉ được
thực hiện khi cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trích
tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín
dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
(đối với cá nhân); thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài
sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; thu tiền, tài sản
của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ hoặc đã áp
dụng các biện pháp này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền
chậm nộp tiền thuế.

2.
Xác minh thông tin


quan có thẩm quyền cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin của đối
tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt
động, giấy phép hành nghề qua các dữ liệu quản lý về người nộp thuế tại cơ quan
thuế hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các loại giấy tờ nêu trên
của người nộp thuế để làm căn cứ ban hành văn bản đề nghị.

3.
Văn bản đề nghị cưỡng chế

a)
Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép
hành nghề phải có một số nội dung chủ yếu sau: cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhận văn bản; thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế: tên đăng ký, mã số
thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh; loại giấy tờ đề nghị thu hồi; các thông tin
liên quan đến loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày tháng năm ban hành…); lý do
thực hiện biện pháp cưỡng chế; thời gian đề nghị cơ quan ban hành thực hiện thu
hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

b)
Văn bản đề nghị cưỡng chế phải được gửi đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế và cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động,
giấy phép hành nghề trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất xác
minh thông tin đối tượng thuộc diện bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

4.
Trách nhiệm của cơ quan thi hành văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép
thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

Trong
thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế của cơ
quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động,
giấy phép hành nghề phải ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và
hoạt động, giấy phép hành nghề hoặc thông báo cho cơ quan thuế về lý do không
thu hồi.

Sau
khi nhận được văn bản về việc không thu hồi các giấy phép nêu trên của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế tiếp tục thực hiện theo dõi khoản nợ này
và khi có đầy đủ thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó
thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành quyết định thực hiện
biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm
nộp tiền thuế.

Điều
17. Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài
sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế được quyết định áp
dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp

1.
Đối tượng áp dụng

Trường
hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì
người có thẩm quyền ban hành quyết
định cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu
hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.

2.
Xác minh thông tin

Người
có thẩm quyền hoặc được giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền tổ
chức xác minh thông tin bằng việc yêu cầu các cơ quan ban ngành như Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi đối tượng bị cưỡng chế đăng ký kinh doanh hoặc nơi cư trú; kho
bạc nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên liên quan khác cung cấp thông tin
liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế đối với đối tượng bị cưỡng
chế.

Hành
vi bỏ trốn được căn cứ vào các thông tin sau: trường hợp đã được coi là quyết
định được giao theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này nhưng đối
tượng bị cưỡng chế chưa nộp đủ tiền thuế ghi trên quyết định cưỡng chế; đối
tượng bị cưỡng chế không hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký
kinh doanh, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi đối
tượng bị cưỡng chế hoạt động kinh doanh và cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định
đối tượng bị cưỡng chế không còn hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trường hợp
giải thể không theo trình tự Luật Doanh nghiệp và đối tượng bị cưỡng chế thay
đổi địa điểm đăng ký kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế trong
thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin theo quy
định tại Điều 27 Luật quản lý thuế.

Hành
vi tẩu tán tài sản được căn cứ vào các thông tin sau: đối tượng bị cưỡng chế
thực hiện thủ tục, chuyển nhượng, cho, bán tài sản, giải tỏa, tẩu tán số dư tài
khoản một cách bất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường trong
sản xuất kinh doanh trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế.

3.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cưỡng chế

a)
Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan thuế thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng
chế phù hợp để thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt vào ngân
sách nhà nước.

b)
Thực hiện trình tự, thủ tục theo hướng dẫn tại mỗi biện pháp cưỡng chế đã quy
định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Mục 2 Thông tư này.

Mục
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều
18. Hiệu lực thi hành

1.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21/02/2014.

2.
Bãi bỏ Thông tư số 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Điều
19. Hướng dẫn, tổ chức thi hành

1.
Các quy định khác về cưỡng chế thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật xử lý vi
phạm hành chính không hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan.

2.
Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục về các mẫu biên bản làm việc, biên bản
bàn giao hồ sơ, tài sản bị kê biên, biên bản chứng nhận, biên bản cưỡng chế,
quyết định cưỡng chế.

3.
Cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, trên cơ sở thông tin mà
người nộp thuế và các tổ chức cá nhân cung cấp theo quy định của Luật Quản lý
thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế, phục vụ công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.


quan thuế sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin nghiệp vụ,
cơ sở dữ liệu về người nộp thuế để quản lý thuế; đánh giá mức độ tuân thủ pháp
luật của người nộp thuế để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế và
thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Điều
20. Trách nhiệm thi hành

1.
Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn người nộp thuế; kho bạc
nhà nước, tổ chức tín dụng; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện  hướng
dẫn tại Thông tư này.

2.
Cơ quan thuế các cấp phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tuyên
truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thực hiện Thông
tư này.

Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./. 

PHỤ LỤC KÈM THEO

TẠI ĐÂY
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3835/feed/ 0
XÁC ĐỊNH VỐN ĐIỀU LỆ VÀ CƠ CẤU CỔ PHẦN LẦN ĐẦU KHI CỔ PHẦN HÓA https://docluat.vn/archive/3834/ https://docluat.vn/archive/3834/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:45:57 +0000 https://docluat.vn/xac-dinh-von-dieu-le-va-co-cau-co-phan-lan-dau-khi-co-phan-hoa/

Điều 33. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu

1. Căn cứ giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp cổ phần hóa và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quy mô vốn điều lệ theo nguyên tắc sau:

a) Trường hợp giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế. Phần chênh lệch giữa giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp với mức vốn điều lệ xác định được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

b) Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.

2. Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm:

a) Cổ phần Nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong tng thời kỳ.

Đối với các doanh nghiệp đặc thù, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành, tập đoàn kinh tế (như: Quản lý, khai thác cảng biển; trường hợp Nhà nước nắm giữ 36% vốn điều lệ và các trường hợp đặc thù khác) cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể số cổ phần Nhà nước tiếp tục nắm giữ và số cổ phần ưu đãi biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 113 và Điều 116 Luật doanh nghiệp.

b) Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012; không huy động, vay vốn) để mua cổ phần nhưng không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

Giá bán cổ phần cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

c) Cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 Nghị định này.

d) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

đ) Cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng tối thiểu bằng 20% vốn điều lệ.

3Trường hợp số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (tính theo mức ưu đãi tối đa) lớn hơn số lượng cổ phần dự kiến phát hành còn lại (sau khi đã trừ đi số cổ phần Nhà nước nắm giữ và số cổ phần bán cho các nhà đầu tư, tổ chức Công đoàn theo quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này) và doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định điều chỉnh giảm số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ để tăng số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3834/feed/ 0
QĐ 10/2007/QĐ-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH [PHÂN ĐOẠN 1] https://docluat.vn/archive/3833/ https://docluat.vn/archive/3833/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:45:51 +0000 https://docluat.vn/qd-10-2007-qd-ttg-ve-he-thong-nganh-nghe-kinh-doanh-phan-doan-1/

MỤC LỤC

3 .NÔNG NGHIỆP,  LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

3.1 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
3.2 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
3.3 Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
4 .KHAI KHOÁNG
4.1 Khai thác than cứng và than non
4.2 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên
4.3 Khai thác quặng kim loại
4.4 Khai khoáng khác
4.5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng
5 .CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
5.1 Sản xuất chế biến thực phẩm
5.2 Sản xuất đồ uống
5.3 Sản xuất sản phẩm thuốc lá
5.4 Dệt
5.5 Sản xuất trang phục
5.6 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
5.7 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
5.8 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
5.9 In, sao chép bản ghi các loại
5.10 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
5.11 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất
5.12 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
5.13 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
5.14 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác
5.15 Sản xuất kim loại
5.16 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
5.17 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
5.18 Sản xuất thiết bị điện
5.19 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu
5.20 Sản xuất xe có động cơ
5.21 Sản xuất phương tiện vận tải khác
5.22 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
5.23 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác
5.24 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị
6 .SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

6.1 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

7 .CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI
7.1 Khai thác, xử lý và cung cấp nước
7.2 Thoát nước và xử lý nước thải
7.3 Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu
8 .XÂY DỰNG
8.1 Xây dựng nhà các loại
8.2 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
8.3 Hoạt động xây dựng chuyên dụng
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH 10/2007/QĐ-TTg

ngày 23 tháng 01 năm 2007

Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thống kê;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,

.QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam gồm 5 cấp:

– Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

– Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng hai số theo từng ngành cấp 1 tương ứng;

– Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng ba số theo từng ngành cấp 2 tương ứng;

– Ngành cấp 4 gồm 437 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng;

– Ngành cấp 5 gồm 642 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng năm số theo từng ngành cấp 4 tương ứng.

Điều 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ, ngành có liên quan:

– Hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện theo đúng quy định của Quyết định này;

– Theo dõi tình hình thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các quy định trước đây về hệ thống ngành kinh tế quốc dân.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định
số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Cấp

 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Tên ngành

A

 

 

 

 

.NÔNG NGHIỆP,  LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

 

01

 

 

 

Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ
có liên quan

 

 

011

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

0111

01110

Trồng lúa

 

 

 

0112

01120

Trồng ngô và cây lương thực có hạt
khác

 

 

 

0113

01130

Trồng cây lấy củ có chất bột

 

 

 

0114

01140

Trồng cây mía

 

 

 

0115

01150

Trồng cây thuốc lá, thuốc lào

 

 

 

0116

01160

Trồng cây lấy sợi

 

 

 

0117

01170

Trồng cây có hạt chứa dầu

 

 

 

0118

 

Trồng rau, đậu các loại và trồng
hoa, cây cảnh

 

 

 

 

01181

Trồng rau các loại

 

 

 

 

01182

Trồng đậu các loại

 

 

 

 

01183

Trồng hoa, cây cảnh

 

 

 

0119

01190

Trồng cây hàng năm khác

 

 

012

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

0121

 

Trồng cây ăn quả

 

 

 

 

01211

Trồng nho

 

 

 

 

01212

Trồng xoài, cây ăn quả vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới

 

 

 

 

01213

Trồng cam, quít và các loại quả có
múi khác

 

 

 

 

01214

Trồng táo, mận và các loại quả có
hạt như táo

 

 

 

 

01215

Trồng nhãn, vải, chôm chôm

 

 

 

 

01219

Trồng cây ăn quả khác

 

 

 

0122

01220

Trồng cây lấy quả chứa dầu

 

 

 

0123

01230

Trồng cây điều

 

 

 

0124

01240

Trồng cây hồ tiêu

 

 

 

0125

01250

Trồng cây cao su

 

 

 

0126

01260

Trồng cây cà phê

 

 

 

0127

01270

Trồng cây chè

 

 

 

0128

 

Trồng cây gia vị, cây dược liệu

 

 

 

 

01281

Trồng cây gia vị

 

 

 

 

01282

Trồng cây dược liệu

 

 

 

0129

01290

Trồng cây lâu năm  khác

 

 

013

0130

01300

Nhân và chăm sóc cây giống nông
nghiệp

 

 

014

 

 

Chăn nuôi

 

 

 

0141

01410

Chăn nuôi trâu, bò

 

 

 

0142

01420

Chăn nuôi ngựa, lừa, la

 

 

 

0144

01440

Chăn nuôi dê, cừu

 

 

 

0145

01450

Chăn nuôi lợn

 

 

 

0146

 

Chăn nuôi gia cầm

 

 

 

 

01461

Hoạt động ấp trứng và sản xuất
giống gia cầm

 

 

 

 

01462

Chăn nuôi gà

 

 

 

 

01463

Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng

 

 

 

 

01469

Chăn nuôi gia cầm khác

 

 

 

0149

01490

Chăn nuôi khác

 

 

015

0150

01500

Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp

 

 

016

 

 

Hoạt động dịch vụ nông nghiệp

 

 

 

0161

01610

Hoạt động dịch vụ trồng  trọt

 

 

 

0162

01620

Hoạt động dịch vụ chăn nuôi

 

 

 

0163

01630

Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch

 

 

 

0164

01640

Xử lý hạt giống để nhân giống

 

 

017

0170

01700

Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động
dịch vụ có liên quan

 

02

 

 

 

Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có
liên quan

 

 

021

0210

 

Trồng rừng và chăm sóc rừng

 

 

 

 

02101

Ươm giống cây lâm nghiệp

 

 

 

 

02102

Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ

 

 

 

 

02103

Trồng rừng và chăm sóc rừng tre,
nứa

 

 

 

 

02109

Trồng rừng và chăm sóc rừng khác

 

 

022

 

 

Khai thác gỗ và lâm sản khác

 

 

 

0221

02210

Khai thác gỗ

 

 

 

0222

02220

Khai thác lâm sản khác trừ gỗ

 

 

023

0230

02300

Thu nhặt sản phẩm từ rừng không
phải gỗ và lâm sản khác

 

 

024

0240

02400

Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp

 

03

 

 

 

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản

 

 

031

 

 

Khai thác thuỷ sản

 

 

 

0311

03110

Khai thác thuỷ sản biển

 

 

 

0312

 

Khai thác thuỷ sản nội địa

 

 

 

 

03121

Khai thác thuỷ sản nước lợ

 

 

 

 

03122

Khai thác thuỷ sản nước ngọt

 

 

032

 

 

Nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

0321

03210

Nuôi trồng thuỷ sản biển

 

 

 

0322

 

Nuôi trồng thuỷ sản nội địa

 

 

 

 

03221

Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ

 

 

 

 

03222

Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

 

 

 

0323

03230

Sản xuất giống thuỷ sản

B

 

 

 

 

.KHAI KHOÁNG

 

05

 

 

 

Khai thác than cứng và than non

 

 

051

0510

05100

Khai thác và thu gom than cứng

 

 

052

0520

05200

Khai thác và thu gom than non

 

06

 

 

 

Khai thác dầu thô và khí đốt tự
nhiên

 

 

061

0610

06100

Khai thác dầu thô

 

 

062

0620

06200

Khai thác khí đốt tự nhiên

 

07

 

 

 

Khai thác quặng kim loại

 

 

071

0710

07100

Khai thác quặng sắt

 

 

072

 

 

Khai thác quặng không chứa sắt
(trừ quặng kim loại quý hiếm)

 

 

 

0721

07210

Khai thác quặng uranium và quặng
thorium

 

 

 

0722

 

Khai thác quặng kim loại khác
không chứa sắt

 

 

 

 

07221

Khai thác quặng bôxít

 

 

 

 

07229

Khai thác quặng kim loại khác
không chứa sắt chưa được phân vào đâu

 

 

073

0730

07300

Khai thác quặng kim loại quí hiếm

 

08

 

 

 

Khai khoáng khác

 

 

081

0810

 

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

 

 

 

 

08101

Khai thác đá

 

 

 

 

08102

Khai thác cát, sỏi

 

 

 

 

08103

Khai thác đất sét

 

 

089

 

 

Khai khoáng chưa được phân vào đâu

 

 

 

0891

08910

Khai thác khoáng hoá chất và
khoáng phân bón

 

 

 

0892

08920

Khai thác và thu gom than bùn

 

 

 

0893

08930

Khai thác muối

 

 

 

0899

08990

Khai khoáng khác chưa được phân
vào đâu

 

09

 

 

 

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác
mỏ và quặng

 

 

091

0910

09100

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác
dầu thô và khí tự nhiên

 

 

099

0990

09900

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác
mỏ và quặng khác

C

 

 

 

 

.CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

 

10

 

 

 

Sản xuất chế biến thực phẩm

 

 

101

1010

 

Chế biến, bảo quản thịt và các sản
phẩm từ thịt

 

 

 

 

10101

Chế biến và đóng hộp thịt

 

 

 

 

10109

Chế biến và bảo quản thịt và các
sản phẩm từ thịt khác

 

 

102

1020

 

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các
sản phẩm từ thuỷ sản

 

 

 

 

10201

Chế biến và đóng hộp thuỷ sản

 

 

 

 

10202

Chế biến và bảo quản thuỷ sản đông
lạnh

 

 

 

 

10203

Chế biến và bảo quản thuỷ sản khô

 

 

 

 

10204

Chế biến và bảo quản nước mắm

 

 

 

 

10209

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các
sản phẩm từ thuỷ sản khác

 

 

103

1030

 

Chế biến và bảo quản rau quả

 

 

 

 

10301

Chế biến và đóng hộp rau quả

 

 

 

 

10309

Chế biến và bảo quản rau quả khác

 

 

104

1040

 

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

 

 

 

 

10401

Sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động,
thực vật

 

10409

Chế biến và bảo quản dầu mỡ khác

 

 

105

1050

10500

Chế biến sữa và các sản phẩm từ
sữa

 

 

106

 

 

Xay xát và sản xuất bột

 

 

 

1061

 

Xay xát và sản xuất bột thô

 

 

 

 

10611

Xay xát

 

10612

Sản xuất bột thô

 

 

 

1062

10620

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm
từ tinh bột

 

 

107

 

 

Sản xuất thực phẩm khác

 

 

 

1071

10710

Sản xuất các loại bánh từ bột

 

 

 

1072

10720

Sản xuất đường

 

 

 

1073

10730

Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo

 

 

 

1074

10740

Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản
phẩm tương tự

 

 

 

1075

10750

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến
sẵn

 

 

 

1079

10790

Sản xuất thực phẩm khác chưa được
phân vào đâu

 

 

108

1080

10800

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
và thuỷ sản

 

11

 

 

 

Sản xuất đồ uống

 

 

110

 

 

Sản xuất đồ uống

 

 

 

1101

11010

Chưng, tinh cất và pha chế các
loại rượu mạnh

 

 

 

1102

11020

Sản xuất rượu vang

 

 

 

1103

11030

Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

 

 

 

1104

 

Sản xuất đồ uống không cồn, nước
khoáng

 

 

 

 

11041

Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết
đóng chai

 

 

 

 

11042

Sản xuất đồ uống không cồn

 

12

120

1200

 

Sản xuất sản phẩm thuốc lá

 

 

 

 

12001

Sản xuất thuốc lá

 

 

 

 

12009

Sản xuất thuốc hút khác

 

13

 

 

 

Dệt

 

 

131

 

 

Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn
thiện sản phẩm dệt

 

 

 

1311

13110

Sản xuất sợi

 

 

 

1312

13120

Sản xuất vải dệt thoi

 

 

 

1313

13130

Hoàn thiện sản phẩm dệt

 

 

132

 

 

Sản xuất hàng dệt khác

 

 

 

1321

13210

Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc
và vải không dệt khác

 

 

 

1322

13220

Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang
phục)

 

 

 

1323

13230

Sản xuất thảm, chăn đệm

 

 

 

1324

13240

Sản xuất các loại dây bện và lưới

 

 

 

1329

13290

Sản xuất các loại hàng dệt khác
chưa được phân vào đâu

 

14

 

 

 

Sản xuất trang phục

 

 

141

1410

14100

May trang phục (trừ trang phục từ
da lông thú)

 

 

142

1420

14200

Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

 

 

143

1430

14300

Sản xuất trang phục dệt kim, đan
móc

 

15

 

 

 

Sản xuất da và các sản phẩm có
liên quan

 

 

151

 

 

Thuộc, sơ chế da; sản xuất va li,
túi sách, yên đệm; sơ chế và nhuộm da lông thú

 

 

 

1511

15110

Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm
da lông thú

 

 

 

1512

15120

Sản xuất vali, túi xách và các
loại tương tự, sản xuất yên đệm

 

 

152

1520

15200

Sản xuất giày dép

 

16

 

 

 

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm
từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và
vật liệu tết bện

 

 

161

1610

 

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

 

 

 

 

16101

Cưa, xẻ và bào gỗ

 

 

 

 

16102

Bảo quản gỗ

 

 

162

 

 

Sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
(trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

 

 

 

1621

16210

Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép
và ván mỏng khác

 

 

 

1622

16220

Sản xuất đồ gỗ xây dựng

 

 

 

1623

16230

Sản xuất bao bì bằng gỗ

 

 

 

1629

 

Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản
xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

 

 

 

 

16291

Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ

 

 

 

 

16292

Sản xuất sản phẩm từ lâm sản (trừ
gỗ), cói và vật liệu tết bện

 

17

 

 

 

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

 

 

170

 

 

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

 

 

 

1701

17010

Sản xuất bột giấy, giấy và bìa

 

 

 

1702

 

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao
bì từ giấy và bìa

 

 

 

 

17021

Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa

 

 

 

 

17022

Sản xuất giấy nhăn và bìa nhăn

 

 

 

1709

17090

Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy
và bìa chưa được phân vào đâu

 

18

 

 

 

In, sao chép bản ghi các loại

 

 

181

 

 

In ấn và dịch vụ liên quan đến in

 

 

 

1811

18110

In ấn

 

 

 

1812

18120

Dịch vụ liên quan đến in

 

 

182

1820

18200

Sao chép bản ghi các loại

 

19

 

 

 

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ
tinh chế

 

 

191

1910

19100

Sản xuất than cốc

 

 

192

1920

19200

Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế

 

20

 

 

 

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá
chất

 

 

201

 

 

Sản xuất hoá chất cơ bản, phân bón
và hợp chất ni tơ; sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

 

 

 

2011

20110

Sản xuất hoá chất cơ bản

 

 

 

2012

20120

Sản xuất phân bón và hợp chất ni

 

 

 

2013

 

Sản xuất plastic và cao su tổng
hợp dạng nguyên sinh

 

 

 

 

20131

Sản xuất plastic nguyên sinh

 

 

 

 

20132

Sản xuất cao su tổng hợp dạng
nguyên sinh

 

 

202

 

 

Sản xuất sản phẩm hoá chất khác

 

 

 

2021

20210

Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm
hoá chất khác dùng trong nông nghiệp

 

 

 

2022

 

Sản xuất sơn, véc ni và các chất
sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít

 

 

 

 

20221

Sản xuất sơn, véc ni và các chất
sơn, quét tương tự, ma tít

 

 

 

 

20222

Sản xuất mực in

 

 

 

2023

 

Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất
tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

 

 

 

 

20231

Sản xuất mỹ phẩm

 

 

 

 

20232

Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa,
làm bóng và chế phẩm vệ sinh

 

 

 

2029

20290

Sản xuất sản phẩm hoá chất khác
chưa được phân vào đâu

 

 

203

2030

20300

Sản xuất sợi nhân tạo

 

21

 

 

 

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược
liệu

 

 

210

2100

 

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược
liệu

 

 

 

 

21001

Sản xuất thuốc các loại

 

 

 

 

21002

Sản xuất  hoá dược và dược
liệu

 

22

 

 

 

Sản xuất sản phẩm từ cao su và
plastic

 

 

221

 

 

Sản xuất sản phẩm từ cao su

 

 

 

2211

22110

Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và
tái chế lốp cao su

 

 

 

2212

22120

Sản xuất sản phẩm khác từ cao su

 

 

222

2220

 

Sản xuất sản phẩm từ plastic

 

 

 

 

22201

Sản xuất bao bì từ plastic

 

 

 

 

22209

Sản xuất sản phẩm khác từ plastic

 

23

 

 

 

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi
kim loại khác

 

 

231

2310

23100

Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ
thuỷ tinh

 

 

239

 

 

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi
kim loại chưa được phân vào đâu

 

 

 

2391

23910

Sản xuất sản phẩm chịu lửa

 

 

 

2392

23920

Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất
sét

 

 

 

2393

23930

Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác

 

 

 

2394

 

Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao

 

 

 

 

23941

Sản xuất xi măng

 

 

 

 

23942

Sản xuất vôi

 

 

 

 

23943

Sản xuất thạch cao

 

 

 

2395

23950

Sản xuất bê tông và các sản phẩm
từ xi măng và thạch cao

 

 

 

2396

23960

Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá

 

 

 

2399

23990

Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng
phi kim loại khác chưa được phân vào đâu

 

24

 

 

 

Sản xuất kim loại

 

 

241

2410

24100

Sản xuất sắt, thép, gang

 

 

242

2420

24200

Sản xuất kim loại màu và kim loại
quý

 

 

243

 

 

Đúc kim loại

 

 

 

2431

24310

Đúc sắt thép

 

 

 

2432

24320

Đúc kim loại màu

 

25

 

 

 

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

 

 

251

 

 

Sản xuất các cấu kiện kim loại,
thùng, bể chứa và nồi hơi

 

 

 

2511

25110

Sản xuất các cấu kiện kim loại

 

 

 

2512

25120

Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ
chứa đựng bằng kim loại

 

 

 

2513

25130

Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi
trung tâm)

 

 

252

2520

25200

Sản xuất vũ khí và đạn dược

 

 

259

 

 

Sản xuất sản phẩm khác bằng kim
loại; các dịch vụ xử lý, gia công kim loại

 

 

 

2591

25910

Rèn, dập, ép và cán kim loại;
luyện bột kim loại

 

 

 

2592

25920

Gia công cơ khí; xử lý và tráng
phủ kim loại

 

 

 

2593

25930

Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay
và đồ kim loại thông dụng

 

 

 

2599

 

Sản xuất sản phẩm khác bằng kim
loại chưa được phân vào đâu

 

 

 

 

25991

Sản xuất đồ dùng bằng kim loại cho
nhà bếp, nhà vệ sinh và nhà ăn

 

 

 

 

25999

Sản xuất sản phẩm khác còn lại
bằng kim loại chưa được phân vào đâu

 

26

 

 

 

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi
tính và sản phẩm quang học

 

 

261

2610

26100

Sản xuất linh kiện điện tử

 

 

262

2620

26200

Sản xuất máy vi tính và thiết bị
ngoại vi của máy vi tính

 

 

263

2630

26300

Sản xuất thiết bị truyền thông

 

 

264

2640

26400

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

 

 

265

 

 

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm
tra, định hướng và điều khiển; sản xuất đồng hồ

 

 

 

2651

26510

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm
tra, định hướng và điều khiển

 

 

 

2652

26520

Sản xuất đồng hồ

 

 

266

2660

26600

Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị
điện tử trong y học, điện liệu pháp

 

 

267

2670

26700

Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang
học

 

 

268

2680

26800

Sản xuất băng, đĩa từ tính và
quang học

 

27

 

 

 

Sản xuất thiết bị điện

 

 

271

2710

 

Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế
điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

 

 

 

 

27101

Sản xuất mô tơ, máy phát

 

 

 

 

27102

Sản xuất  biến thế điện,
thiết bị phân phối và điều khiển điện

 

 

272

2720

27200

Sản xuất pin và ắc quy

 

 

273

 

 

Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn

 

 

 

2731

27310

Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang
học

 

 

 

2732

27320

Sản xuất dây, cáp điện và điện tử
khác

 

 

 

2733

27330

Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các
loại

 

 

274

2740

27400

Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng

 

 

275

2750

27500

Sản xuất đồ điện dân dụng

 

 

279

2790

27900

Sản xuất thiết bị điện khác

 

28

 

 

 

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa
được phân vào đâu

 

 

281

 

 

Sản xuất máy thông dụng

 

 

 

2811

28110

Sản xuất động cơ, tua bin (trừ
động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)

 

 

 

2812

28120

Sản xuất thiết bị sử dụng năng
lượng chiết lưu

 

 

 

2813

28130

Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và
van khác

 

 

 

2814

28140

Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các
bộ phận điều khiển và truyền chuyển động

 

 

 

2815

28150

Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò
nung

 

 

 

2816

28160

Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và
bốc xếp

 

 

 

2817

28170

Sản xuất máy móc và thiết bị văn
phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính)

 

 

 

2818

28180

Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy
bằng  mô tơ hoặc khí nén

 

 

 

2819

28190

Sản xuất máy thông dụng khác

 

 

282

 

 

Sản xuất máy chuyên dụng

 

 

 

2821

28210

Sản xuất máy nông nghiệp và lâm
nghiệp

 

 

 

2822

28220

Sản xuất máy công cụ và máy tạo
hình kim loại

 

 

 

2823

28230

Sản xuất máy luyện kim

 

 

 

2824

28240

Sản xuất máy khai thác mỏ và xây
dựng

 

 

 

2825

28250

Sản xuất máy chế biến thực phẩm,
đồ uống và thuốc lá

 

 

 

2826

28260

Sản xuất máy cho ngành dệt, may và
da

 

 

 

2829

 

Sản xuất máy chuyên dụng khác

 

 

 

 

28291

Sản xuất máy sản xuất vật liệu xây
dựng

 

 

 

 

28299

Sản xuất máy chuyên dụng khác chưa
được phân vào đâu

 

29

 

 

 

Sản xuất xe có động cơ

 

 

291

2910

29100

Sản xuất xe có động cơ

 

 

292

2920

29200

Sản xuất thân xe có động cơ, rơ
moóc và bán rơ moóc

 

 

293

2930

29300

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ
trợ cho xe có động cơ và động cơ xe

 

30

 

 

 

Sản xuất phương tiện vận tải khác

 

 

301

 

 

Đóng tàu và thuyền

 

 

 

3011

30110

Đóng tàu và cấu kiện nổi

 

 

 

3012

30120

Đóng thuyền, xuồng thể thao và
giải trí

 

 

302

3020

30200

Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện
và toa xe

 

 

303

3030

30300

Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và
máy móc liên quan

 

 

304

3040

30400

Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng
trong quân đội

 

 

309

 

 

Sản xuất phương tiện và thiết bị
vận tải chưa được phân vào đâu

 

 

 

3091

30910

Sản xuất mô tô, xe máy

 

 

 

3092

30920

Sản xuất xe đạp và xe cho người
tàn tật

 

 

 

3099

30990

Sản xuất phương tiện và thiết bị vận
tải khác chưa được phân vào đâu

 

31

310

3100

 

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

 

 

 

 

31001

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng
gỗ

 

 

 

 

31009

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng
vật liệu khác

 

32

 

 

 

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

 

 

321

 

 

Sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim
hoàn và các chi tiết liên quan

 

 

 

3211

32110

Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết
liên quan

 

 

 

3212

32120

Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi
tiết liên quan

 

 

322

3220

32200

Sản xuất nhạc cụ

 

 

323

3230

32300

Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

 

 

324

3240

32400

Sản xuất đồ chơi, trò chơi

 

 

325

3250

 

Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế,
nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng

 

 

 

 

32501

Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế,
nha khoa

 

 

 

 

32502

Sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phục
hồi chức năng

 

 

329

3290

32900

Sản xuất khác chưa được phân vào
đâu

 

33

 

 

 

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy
móc và thiết bị

 

 

331

 

 

Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc,
thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn

 

 

 

3311

33110

Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc
sẵn

 

 

 

3312

33120

Sửa chữa máy móc, thiết bị

 

 

 

3313

33130

Sửa chữa thiết bị điện tử và quang
học

 

 

 

3314

33140

Sửa chữa thiết bị điện

 

 

 

3315

33150

Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện
vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe  máy và xe có động cơ khác)

 

 

 

3319

33190

Sửa chữa thiết bị khác

 

 

332

3320

33200

Lắp đặt máy móc và thiết bị công
nghiệp

D

 

 

 

 

.SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ
KHÔNG KHÍ

 

35

 

 

 

Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

 

 

351

3510

 

Sản xuất, truyền tải và phân phối
điện

 

 

 

 

35101

Sản xuất điện

 

 

 

 

35102

Truyền tải và phân phối điện

 

 

352

3520

35200

Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên
liệu khí bằng đường ống

 

 

353

3530

 

Sản xuất, phân phối hơi nước, nước
nóng, điều hoà không khí và sản xuất nước đá

 

 

 

 

35301

Sản xuất, phân phối hơi nước, nước
nóng và điều hoà không khí

 

 

 

 

35302

Sản xuất nước đá

E

 

 

 

 

.CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI

 

36

360

3600

36000

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

 

37

 

 

 

Thoát nước và xử lý nước thải

 

 

370

3700

 

Thoát nước và xử lý nước thải

 

 

 

 

37001

Thoát nước

 

 

 

 

37002

Xử lý nước thải

 

38

 

 

 

Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu
huỷ rác thải; tái chế phế liệu

 

 

381

 

 

Thu gom rác thải

 

 

 

3811

38110

Thu gom rác thải không độc hại

 

 

 

3812

 

Thu gom rác thải độc hại

 

 

 

 

38121

Thu gom rác thải y tế

 

 

 

 

38129

Thu gom rác thải độc hại khác

 

 

382

 

 

Xử lý và tiêu huỷ rác thải

 

 

 

3821

38210

Xử lý và tiêu huỷ rác thải không
độc hại

 

 

 

3822

 

Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại

 

 

 

 

38221

Xử lý và tiêu huỷ rác thải y tế

 

 

 

 

38229

Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại
khác

 

 

383

3830

 

Tái chế phế liệu

 

 

 

 

38301

Tái chế phế liệu kim loại

 

 

 

 

38302

Tái chế phế liệu phi kim loại

 

39

390

3900

39000

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý
chất thải khác

F

 

 

 

 

.XÂY DỰNG

 

41

410

4100

41000

Xây dựng nhà các loại

 

42

 

 

 

Xây dựng công trình kỹ thuật dân
dụng

 

 

421

4210

 

Xây dựng công trình đường sắt và
đường bộ

 

 

 

 

42101

Xây dựng công trình đường sắt

 

 

 

 

42102

Xây dựng công trình đường bộ

 

 

422

4220

42200

Xây dựng công trình công ích

 

 

429

4290

42900

Xây dựng công trình kỹ thuật dân
dụng khác

 

43

 

 

 

Hoạt động xây dựng chuyên dụng

 

 

431

 

 

Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

 

 

 

4311

43110

Phá dỡ

 

 

 

4312

43120

Chuẩn bị mặt bằng

 

 

432

 

 

Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống
cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác

 

 

 

4321

43210

Lắp đặt hệ thống điện

 

 

 

4322

 

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước,
lò sưởi và điều hoà không khí

 

 

 

 

43221

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước

 

 

 

 

43222

Lắp đặt hệ thống lò sưởi và điều
hoà không khí

 

 

 

4329

43290

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

 

 

433

4330

43300

Hoàn thiện công trình xây dựng

 

 

439

4390

43900

Hoạt động xây dựng chuyên dụng
khác

 
TƯ VẤN & DỊCH VỤ
 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3833/feed/ 0
TT 210/2014/TT-BTC Về chế độ kế toán công ty chứng khoán https://docluat.vn/archive/3832/ https://docluat.vn/archive/3832/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:45:40 +0000 https://docluat.vn/tt-210-2014-tt-btc-ve-che-do-ke-toan-cong-ty-chung-khoan/
1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán áp dụng đối với kế toán hoạt động của Công ty chứng khoán
2 Chương II. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
3 Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
3.1 Điều 4. Nguyên tắc chung
3.2 Điều 5. Lập chứng từ kế toán
3.3 Điều 6. Ký chứng từ kế toán
3.4 Điều 7. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán của Công ty chứng khoán được quy định như sau:
3.5 Điều 8. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
3.6 Điều 9. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
3.7 Điều 10. Sử dụng chứng từ điệu tử và lưu trữ
3.8 Điều 11. Danh mục và mẫu chứng từ kế toán
4 Mục 2. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
4.1 Điều 12. Quy định về Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán
5 Mục 3. CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN
5.1 Điều 13. Quy định chung
5.2 Điều 14. Các loại sổ kế toán
5.3 Điều 15. Hệ thống sổ kế toán
5.4 Điều 16. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán
5.5 Điều 17. Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng phần mềm kế toán.
5.6 Điều 18. Mở và ghi sổ kế toán
5.7 Điều 19. Sửa chữa sổ kế toán
5.8 Điều 20. Điều chỉnh sổ kế toán
5.9 Điều 21. Hình thức sổ kế toán
5.10 Điều 22. Hình thức kế toán Nhật ký chung
6 Mục 4. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
6.1 Điều 23. Danh mục Báo cáo tài chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán
6.2 Điều 24. Thời hạn và nơi nhận, nộp Báo cáo tài chính
7 Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
7.1 Điều 25. Hiệu lực thi hành
7.2 Điều 26. Tổ chức thực hiện
8 PHỤ LỤC KÈM THEO
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

THÔNG TƯ210/2014/TT-BTC

ngày 30
tháng 12 năm 2014

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật số
62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán
số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh
vực Nhà nước và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong
hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối
với Công ty chứng khoán.

Chương
I
. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư
này quy định các nội dung liên quan đến chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và
phương pháp kế toán, sổ kế toán, mẫu Báo cáo tài chính, phương pháp lập và
trình bày Báo cáo tài chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán (CTCK) thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư
này áp dụng đối với Công ty chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan
tới hoạt động của Công ty chứng khoán.

Điều 3. Nguyên tắc kế toán và phương
pháp kế toán áp dụng đối với kế toán hoạt động của Công ty chứng khoán

1. Công ty
chứng khoán tuân thủ nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán quy định tại Luật
Kế toán, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan và
các quy định cụ thể của Thông tư hướng dẫn kế toán này.

2. Các
nguyên tắc và phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý chỉ được áp dụng khi Luật
Kế toán cho phép áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý.

3. Thông
tư này quy định những đặc thù áp dụng trong công tác kế toán đối với Công ty
chứng khoán. Những nội dung về chế độ chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ
kế toán, báo cáo tài chính không hướng dẫn trong Thông tư này, Công ty chứng
khoán áp dụng theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Chương
II
. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Mục
1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Chứng
từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.

2. Chứng
từ kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán phải thực hiện theo đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán, Nghị định hướng
dẫn chi tiết Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp, các văn bản pháp
luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong Chế độ này.

Điều 5. Lập chứng từ kế toán

1. Mọi
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty
chứng khoán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho
một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ
các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết
tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

2. Chứng
từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định. Đối với chứng từ lập nhiều
liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy
tính, hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên
nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần
nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên
chứng từ.

3. Các
chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho
chứng từ kế toán.

Điều 6. Ký chứng từ kế toán

1. Mọi
chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có
giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định
của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi
hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế
toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của
một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định,
trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần
trước đó.

2. Chữ ký
của người đứng đầu của Công ty chứng khoán (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người
được ủy quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) và dấu đóng trên
chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại Ngân
hàng thương mại. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã
đăng ký với kế toán trưởng.

3. Kế toán
trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được ký “thừa ủy quyền” của người đứng
đầu Công ty chứng khoán. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người
khác.

4. Các
Công ty chứng khoán phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của các nhân viên kế toán, kế
toán trưởng (và người được ủy quyền), Tổng Giám đốc, Giám đốc (và người được ủy
quyền) liên quan đến hoạt động của Công ty chứng khoán. Sổ đăng ký mẫu chữ ký
phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do người đứng đầu tổ chức (hoặc người
được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký
mẫu trong sổ đăng ký.

5. Những
cá nhân có quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán
khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

6. Việc
phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty chứng
khoán, quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt
chẽ, an toàn tài sản của Công ty chứng khoán.

Điều 7. Trình tự luân chuyển và
kiểm tra chứng từ kế toán của Công ty chứng khoán được quy định như sau:

1. Tất cả
các chứng từ kế toán do Công ty chứng khoán lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến
đều phải tập trung vào bộ phận kế toán Công ty chứng khoán. Bộ phận kế toán
kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp
lý của chứng từ và sự khớp đúng về số liệu giữa Công ty chứng khoán thì mới
dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

2. Trình
tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

– Lập,
tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.

– Kế toán
viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Tổng Giám đốc,
Giám đốc Công ty chứng khoán ký duyệt.

– Phân
loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.

– Lưu trữ,
bảo quản chứng từ kế toán.

3. Trình
tự kiểm tra chứng từ kế toán.

– Kiểm tra
tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên
chứng từ kế toán.

– Kiểm tra
tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ
kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.

– Kiểm tra
tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

4. Khi
kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ,
các quy định pháp luật hiện hành về thành lập và quản lý Công ty chứng khoán,
Điều lệ Công ty chứng khoán, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành
viên hoặc Nghị quyết Hội đồng quản trị theo phân cấp phải từ chối thực hiện (không
thanh toán,…) đồng thời báo ngay cho Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty chứng
khoán biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.

Đối với
những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng
thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm
thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

Điều 8. Dịch chứng từ kế toán ra
tiếng Việt

1. Các
chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở
Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt, những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều
lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung
chứng từ kế toán, những chứng từ phát sinh nhiều lần có nội dung giống nhau thì
chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên
đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký
trên chứng từ,…

2. Người dịch
phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản
chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Điều 9. Sử dụng, quản lý, in và
phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán

1. Tất cả
các Công ty chứng khoán đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy
định trong Chế độ kế toán này và các chứng từ khác có liên quan phù hợp với quy
định của pháp luật của lĩnh vực có liên quan. Trong quá trình thực hiện, các
Công ty chứng khoán không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

2. Mẫu
chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát.
Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

3. Đối với
các biểu mẫu chứng từ kế toán có tính chất hướng dẫn, Công ty chứng khoán có
thể mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ
yếu của chứng từ quy định tại Thông tư này và quy định của Luật Kế toán.

Điều 10. Sử dụng chứng từ điệu tử
và lưu trữ

1. Các
Công ty chứng khoán có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động kinh tế, tài
chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và
các quy định của pháp luật có liên quan về chứng từ điện tử.

2. Công ty
chứng khoán lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Danh mục và mẫu chứng từ
kế toán

1. Chứng
từ kế toán chủ yếu áp dụng đối với Công ty chứng khoán thực hiện theo danh mục
và mẫu quy định tại Phụ lục số 01.

2. Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn cụ thể về hệ thống chứng từ nghiệp vụ áp dụng
đối với Công ty chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Mục
2. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 12. Quy định về Hệ thống tài
khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán

1. Tài
khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính
theo nội dung kinh tế.

2. Hệ
thống tài khoản kế toán của Công ty chứng khoán bao gồm các tài khoản cấp 1,
tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3, tài khoản cấp 4 trong Bảng cân đối kế toán và
tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong Thông tư này.

3. Các
Công ty chứng khoán căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Hướng
dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán này để vận dụng và chi tiết hóa
hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của
từng loại hoạt động của đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và
phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

4. Trường
hợp Công ty chứng khoán cần bổ sung tài khoản hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp
2, cấp 3 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính
trước khi thực hiện.

5. Theo
yêu cầu quản lý, Công ty chứng khoán có thể mở thêm các tài khoản từ cấp 4 trở
lên mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

6. Danh
mục Hệ thống tài khoản áp dụng cho Công ty chứng khoán và giải thích nội dung,
kết cấu, phương pháp hạch toán quy định tại Phụ lục số 02.

Mục
3. CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN

Điều 13. Quy định chung

1. Sổ kế
toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên
quan đến Công ty chứng khoán.

2. Công ty
chứng khoán phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị
định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán
và Thông tư này.

Điều 14. Các loại sổ kế toán

1. Mỗi
Công ty chứng khoán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ
kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

– Sổ kế
toán tổng hợp, gồm: Các Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

– Số kế
toán chi tiết, gồm: Các Sổ kế toán chi tiết.

2. Công ty
chứng khoán phải tuân thủ về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với
các loại Sổ Cái, các sổ Nhật ký; các quy định đối với các loại sổ kế toán chi
tiết mang tính hướng dẫn.

3. Sổ kế
toán tổng hợp.

3.1. Sổ
Nhật ký

a) Sổ Nhật
ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế
toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng
các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh
tổng số phát sinh Bên Nợ và Bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở
Công ty chứng khoán (Nhật ký chung) trừ các tài khoản đã theo dõi, ghi chép
trên các Sổ Nhật ký đặc biệt;

b) Sổ Nhật
ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

– Ngày,
tháng ghi sổ;

– Số hiệu
và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

– Tóm tắt
nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Số tiền
của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

3.2. Các
Sổ Nhật ký đặc biệt

Sổ Nhật ký
đặc biệt gồm các sổ Nhật ký mua hàng, Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ Nhật ký Thu tiền
mặt, Thu tiền gửi ngân hàng; Sổ Nhật ký Chi tiền mặt, Chi tiền gửi ngân hàng.
Các Nhật ký đặc biệt này được mở và dùng để ghi chép các nghiệp vụ quy định
riêng cho từng loại sổ Nhật ký này, như: Sổ Nhật ký mua hàng được sử dụng để
ghi chép các nghiệp vụ mua hàng nhưng chưa thanh toán tiền phát sinh trong kỳ
kế toán.

3.3. Sổ
Cái

Sổ cái
dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và
trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ
tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán. Số liệu kế toán trên Sổ Cái
phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty chứng khoán. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung
sau:

– Ngày,
tháng ghi sổ.

– Số hiệu
và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

– Tóm tắt
nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

– Số tiền
của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào Bên Nợ hoặc Bên Có của tài
khoản.

4. Sổ kế
toán chi tiết

a) Sổ kế
toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu
quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho
việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản
ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái;

b) Số
lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các Công ty
chứng khoán căn cứ vào quy định của Thông tư này về sổ kế toán chi tiết và yêu
cầu quản lý của Công ty chứng khoán để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết,
phù hợp.

Điều 15. Hệ thống sổ kế toán

1. Mỗi
Công ty chứng khoán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho
một kỳ kế toán năm.

2. Công ty
chứng khoán căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty chứng
khoán và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi
tiết cần thiết.

Điều 16. Trách nhiệm của người giữ
và ghi sổ kế toán

1. Sổ kế
toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và
ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách
nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.

2. Khi có
sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao
trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên
bản bàn giao phải được Kế toán trưởng ký xác nhận.

Điều 17. Ghi sổ kế toán bằng tay
hoặc bằng phần mềm kế toán.

1. Công ty
chứng khoán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế
toán.

2. Trường
hợp ghi sổ bằng tay phải theo hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán và quy định
của Hình thức Nhật ký chung. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo
yêu cầu quản lý của đơn vị.

3. Trường
hợp ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán thì Công ty chứng khoán được lựa chọn
mua hoặc tự xây dựng chương trình phần mềm kế toán cho phù hợp với Hình thức
Nhật ký chung. Hình thức kế toán Nhật ký chung bằng phần mềm kế toán áp dụng
tại Công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Có đủ
các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế
toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy
định của Chế độ sổ kế toán;

b) Thực
hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo
quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy
định tại Thông tư này;

c) Công ty
chứng khoán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do
Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 và các
văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu
cầu quản lý và điều kiện của Công ty chứng khoán.

Điều 18. Mở và ghi sổ kế toán

1. Mở sổ
kế toán

a) Sổ kế
toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với Công ty chứng khoán mới thành lập,
sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và Kế toán
trưởng của Công ty chứng khoán có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng
tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ
phần mềm kế toán;

b) Sổ kế
toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời.
Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ;

c) Trước
khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:

– Đối với
sổ kế toán dạng quyển:

Trang đầu
sổ phải ghi tõ tên Công ty chứng khoán, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và
kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của Kế toán trưởng và người
đại diện theo pháp luật của Công ty chứng khoán, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày
chuyển giao cho người khác.

Sổ kế toán
phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu
giáp lai của đơn vị kế toán;

– Đối với
sổ tờ rời:

Đầu mỗi sổ
tờ rời phải ghi rõ tên Công ty chứng khoán, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ,
tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được
(Tổng) Giám đốc Công ty chứng khoán hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng
dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp
theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.

2. Ghi sổ
kế toán

Việc ghi
sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm
các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải
có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.

3. Khoá sổ
kế toán

Cuối kỳ kế
toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khóa
sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật.

Điều 19. Sửa chữa sổ kế toán

1. Khi
phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì
không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa
theo một trong các phương pháp sau:

a) Phương pháp
cải chính:

Phương pháp
này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xóa bỏ chỗ
ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xóa bỏ ghi con số
hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của Kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán của Công ty chứng khoán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp
này áp dụng cho các trường hợp:

– Sai sót
trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;

– Sai sót
không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

b) Phương pháp
ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):

Phương pháp
này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi
trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để hủy bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút
toán đúng bằng mực thường để thay thế.

Phương pháp
này áp dụng cho các trường hợp:

– Sai về
quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không
thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;

– Phát
hiện ra sai sót sau khi đã nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai
sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế
toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;

– Sai sót
trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn
hơn con số ghi đúng.

Khi dùng
phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ
đính chính” do Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

c) Phương pháp
ghi bổ sung

Phương pháp
này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền
ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi
trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ
sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với
chứng từ.

2. Sửa
chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán:

a) Trường
hợp phát hiện sai sót trước khi Báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên phần
mềm kế toán;

b) Trường
hợp phát hiện sai sót sau khi Báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện
sai sót trên phần mềm kế toán và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có
sai sót;

c) Các
trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán đều được thực hiện
theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.

3. Khi báo
cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa
lại số liệu trên Báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì
đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và Số dư của những tài khoản kế toán có liên
quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế
toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối)
của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót Báo cáo tài chính đã
nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.

Điều 20. Điều chỉnh sổ kế toán

Trường hợp
Công ty chứng khoán phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải
điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy
định của Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và
các sai sót” thì kế toán của Công ty chứng khoán phải điều chỉnh Số dư đầu năm
trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.

Điều 21. Hình thức sổ kế toán

1. Công ty
chứng khoán được áp dụng hình thức kế toán sau:

– Hình
thức kế toán Nhật ký chung.

– Trong
hình thức sổ kế toán này phải có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu,
mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.

2. Công ty
chứng khoán căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý,
trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán,
lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Công ty chứng
khoán và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán được quy
định áp dụng đối với hoạt động Công ty chứng khoán, gồm: Các loại sổ và kết cấu
các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các
loại sổ kế toán.

3. Trường
hợp áp dụng hình thức Nhật ký chung bằng chương trình phần mềm kế toán, Công ty
chứng khoán phải tôn trọng nguyên tắc, quy trình mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
theo hình thức kế toán này để ghi nhận các loại giao dịch phát sinh thực tế.
Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình ghi sổ kế toán tuân thủ các quy
định của Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán hiện hành. Quy định về
phân cấp ghi sổ kế toán, kiểm soát, phê duyệt các giao dịch được ghi sổ, kết
chuyển, tổng hợp số liệu để lập và trình bày Báo cáo tài chính và các Báo cáo kế
toán quản trị và các báo cáo nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật kế
toán, pháp luật chứng khoán, các pháp luật khác có liên quan hiện hành và các
quy định của Công ty chứng khoán.

Điều 22. Hình thức kế toán Nhật ký
chung

1. Nguyên
tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

a) Đặc
trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định
khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi
Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh;

b) Hình thức
kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

– Sổ Nhật
ký chung, các Sổ Nhật ký đặc biệt;

– Sổ Cái;

– Các sổ,
thẻ kế toán chi tiết.

2. Trình
tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục số 03A)

a) Hàng
ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu
đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan;

Trường hợp
đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được
dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên
quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát
sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có).

Các sổ
Nhật ký đặc biệt gồm: Nhật ký mua hàng, bán hàng, thu, chi tiền mặt, thu, chi
tiền gửi ngân hàng;

b) Cuối
tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh
Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số
phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc
biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

3. Công ty
chứng khoán mở các sổ kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản cấp 1, 2, 3,
4,… phù hợp với hệ thống danh mục tài khoản kế toán áp dụng tại CTCK theo quy
định của Thông tư hướng dẫn kế toán này đáp ứng việc lập Báo cáo tài chính theo
quy định của pháp luật hiện hành và các báo cáo kế toán khác theo yêu cầu của
đơn vị.

4. Công ty
chứng khoán phải bố trí cán bộ kế toán thực hiện việc mở, ghi các sổ kế toán
cho Công ty chứng khoán.

5. Việc mở
sổ, ghi sổ, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán của Công ty chứng khoán phải tuân theo
quy định của Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán và các
quy định cụ thể của Chế độ kế toán này.

6. Danh
mục hệ thống sổ kế toán và các mẫu sổ kế toán chủ yếu áp dụng cho Công ty chứng
khoán quy định tại Phụ lục số 03B.

Mục
4. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 23. Danh mục Báo cáo tài
chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán

1. Danh
mục Báo cáo tài chính riêng áp dụng đối với Công ty chứng khoán

STT

Danh mục
Báo cáo tài chính riêng

Ký hiệu

I

Báo cáo tài chính riêng năm

 

01

Báo cáo
thu nhập toàn diện riêng

Mẫu số B
01 – CTCK

02

Báo cáo
tình hình tài chính riêng

Mẫu số B
02 – CTCK

03

Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ riêng

Mẫu số B
03 (a,b) – CTCK

04

Báo cáo
tình hình biến động vốn chủ sở hữu riêng

Mẫu số B
04 – CTCK

05

Bản
thuyết minh Báo cáo tài chính riêng

Mẫu số B
05 – CTCK

II

Báo cáo tài chính riêng giữa
niên độ, bán niên (dạng đầy đủ)

 

01

Báo cáo
thu nhập toàn diện riêng (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
01g – CTCK

02

Báo cáo
tình hình tài chính riêng (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
02g – CTCK

03

Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ riêng (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
03 (a,b)g – CTCK

04

Báo cáo
tình hình biến động vốn chủ sở hữu riêng (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
04g – CTCK

05

Bản
thuyết minh Báo cáo tài chính riêng (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
05g – CTCK

2. Danh
mục Báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng đối với Công ty chứng khoán

STT

Danh mục
Báo cáo tài chính hợp nhất

Ký hiệu

I

Báo cáo tài chính hợp nhất năm

01

Báo cáo
thu nhập toàn diện hợp nhất năm

Mẫu số B
01 – CTCK/HN

02

Báo cáo
tình hình tài chính hợp nhất năm

Mẫu số B
02 – CTCK/HN

03

Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm

Mẫu số B
03 (a,b) – CTCK/HN

04

Báo cáo
tình hình biến động vốn chủ sở hữu hợp nhất năm

Mẫu số B
04 – CTCK/HN

05

Bản
thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất năm

Mẫu số B
05 – CTCK/HN

II

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa
niên độ, bán niên (dạng đầy đủ)

01

Báo cáo
thu nhập toàn diện hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
01g – CTCK/HN

02

Báo cáo
tình hình tài chính hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
02g –
CTCK/HN

03

Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
03 (a,b)g -CTCK/HN

04

Báo cáo
tình hình biến động vốn chủ sở hữu hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
04g – CTCK/HN

05

Bản
thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)

Mẫu số B
05g –
CTCK/HN

Điều 24. Thời hạn và nơi nhận, nộp
Báo cáo tài chính

1. Báo cáo
tài chính của Công ty chứng khoán báo cáo tài chính riêng (hợp nhất đối với
trường hợp CTCK phải lập báo cáo tài chính hợp nhất), bao gồm:

– Báo cáo
thu nhập toàn diện.

– Báo cáo
tình hình tài chính.

– Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ.

– Báo cáo
tình hình biến động vốn chủ sở hữu.

– Bản
thuyết minh Báo cáo tài chính.

2. Nơi
nhận báo cáo tài chính:

– Bộ Tài
chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).

– Cơ quan
Thuế.

– Cơ quan
Thống kê.

– Cơ quan
đăng ký kinh doanh.

3. Thời
hạn nộp báo cáo tài chính: Theo quy định của pháp luật về kế toán và chứng
khoán.

4. Đối với
Báo cáo tài chính bán niên (riêng và hợp nhất) và Báo cáo tài chính năm (riêng
và hợp nhất) của Công ty chứng khoán mà theo quy định của pháp luật hiện hành
phải soát xét thì Báo cáo tài chính bán niên phải đính kèm Báo cáo soát xét và
Báo cáo tài chính năm phải đính kèm Báo cáo kiểm toán độc lập khi nộp cho các
cơ quan quản lý Nhà nước hoặc khi công khai.

5. Mẫu
biểu Báo cáo tài chính và nội dung, phương pháp lập Báo cáo tài chính áp dụng
cho Công ty chứng khoán quy định tại Phụ lục số 04.

Chương
III
. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông
tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.

2. Thông
tư này thay thế Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán và Thông tư số
162/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số
95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối
với Công ty chứng khoán.

Điều 26. Tổ chức thực hiện

1. Vụ
trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
Tổng Giám đốc, Giám đốc các Công ty chứng khoán và Thủ trưởng các đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Thông tư này.

2. Trong
quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị
phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

PHỤ LỤC KÈM THEO

Danh muc chung tu va
mot so mau ke toan danh cho cong ty chung khoan_PHỤ LỤC SỐ 01.docx
View Download

He thong tai khoan ke
toan cho cong ty chung khoan_PHỤ LỤC SỐ 02.docx
View Download

Mau va giai thich bao
cao tai chinh_PHỤ LỤC SỐ 04.docx
View Download

So ke toan ap dung cho
cong ty chung khoan_PHỤ LỤC SỐ 03 B.docx
View Download

Trinh tu ghi so ke
toan theo trinh tu nhat ký chung_PHỤ LỤC SỐ 03A.docx
View Download

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3832/feed/ 0
NĐ 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai https://docluat.vn/archive/3831/ https://docluat.vn/archive/3831/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:45:35 +0000 https://docluat.vn/nd-91-2019-nd-cp-ve-xu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-dat-dai/
1 Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ
1.4 Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1.5 Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1.6 Điều 6. Áp dụng mức phạt tiền
1.7 Điều 7. Việc xác định số lợi bất hợp pháp
1.8 Điều 8. Xác định diện tích đất vi phạm và mức phạt hành vi vi phạm hành chính
2 Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
2.1 Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
2.2 Điều 10. Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
2.3 Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
2.4 Điều 12. Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
2.5 Điều 13. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định
2.6 Điều 14. Lấn, chiếm đất
2.7 Điều 15. Hủy hoại đất
2.8 Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác
2.9 Điều 17. Không đăng ký đất đai
2.10 Điều 18. Chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai
2.11 Điều 19. Chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp đối với đất không thuộc trường hợp được chuyển quyền, cho thuê, thế chấp theo quy định của Luật đất đai
2.12 Điều 20. Người sử dụng đất được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, để cho thuê lại đất, nhưng đã cho thuê lại đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần kể từ ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực
2.13 Điều 21. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở
2.14 Điều 22. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 42 và Điều 42a của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
2.15 Điều 23. Bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 189 của Luật đất đai
2.16 Điều 24. Cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 38a của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 24 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
2.17 Điều 25. Chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện của hộ gia đình, cá nhân mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 192 của Luật đất đai
2.18 Điều 26. Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện quy định tại các Điều 191 và Điều 192 của Luật đất đai
2.19 Điều 27. Chuyển quyền và nhận chuyển quyền đối với cơ sở tôn giáo không đúng quy định của Luật Đất đai
2.20 Điều 28. Nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 193 của Luật đất đai
2.21 Điều 29. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 130 của Luật đất đai và Điều 44 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
2.22 Điều 30. Nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất không đúng quy định tại các Điều 153 và Điều 169 của Luật đất đai và Điều 39 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
2.23 Điều 31. Không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản
2.24 Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục
2.25 Điều 33. Không làm thủ tục chuyển sang thuê đất đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật đất đai
2.26 Điều 34. Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính
2.27 Điều 35. Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất
2.28 Điều 36. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
2.29 Điều 37. Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
3 Chương III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
3.1 Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
3.2 Điều 39. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành
3.3 Điều 40. Biên bản và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
3.4 Điều 41. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai
4 Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
4.1 Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp
4.2 Điều 43. Hiệu lực thi hành
4.3 Điều 44. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

NGHỊ ĐỊNH91/2019/NĐ-CP

ngày 19 tháng 11 năm 2019

VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cLuật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm
2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính,
hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên
bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi
phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy
định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trừ trường h
p Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác:

a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá
nhân);

b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là t
chức).

2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị
định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới
hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng h
p pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các
trường h
p sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức,
cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết
thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường h
p hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử
dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ
tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc
làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng
sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi
độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc
làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước
chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất
sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất
nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đ
t khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được
thuê hoặc phù h
p với
dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm
thay đổi l
p mặt của đất sản
xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay
loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi
đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các
chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi,
con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác
định là trường h
p sau
khi thực hiện một
trong các
hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất
được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được
xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các
điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có
thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuy
n mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

4. Giao dịch về quyền sử dụng đất là trường hp các bên liên quan thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển
nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp
hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 4. Thi hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai là 02 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy
định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi
vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện
qu
y
định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời
điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do
người có th
m quyn lập biên bản vi phạm hành chính chuyn đến thì
thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b
khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và
thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:

a) Hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê
đất trả tiền một lần, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc
nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thuê đất trả tiền một lần,
thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không
được giao dịch hoặc không đủ điều kiện giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy
định mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, văn bản giao
dịch đã ký; thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất là thời
điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo h
p đồng hoặc văn bản đã ký kết;

b) Hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức
phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để
bán kết hợp cho thuê nhưng không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc
đủ điều kiện nhưng chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ph
trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) cho phép mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo h
p đồng, văn bản chuyn nhượng đã ký; thời điểm kết thúc hành vi chuyển nhượng
quyền sử dụng đất là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp
đồng hoặc văn bản đã ký kết;

c) Hành vi người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhận chuyển quyền sử dụng đất ở chưa có nhà ở
không thuộc dự án phát triển nhà ở hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
không phải là đất ở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận
chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp hoặc thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, văn
bản chuyển quyền đã ký; thời điểm kết thúc hành vi chuyển quyền sử dụng đất là
thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã
ký kết;

d) Hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư đ
ã được thực hiện nhưng quyền sử dụng đất không được chuyển
nhượng hoặc không đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật mà các
bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo h
p đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất đã ký;
thời điểm kết thúc hành vi chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng là thời điểm
thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết;

đ) Hành vi bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà
nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm không đủ điều kiện quy định tại Điều
189 của Luật đất đai nhưng các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng, văn bản bán, mua tài sản đã ký; thời điểm kết thúc hành vi bán, mua tài
sản là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo h
p đồng hoặc văn bản đã ký kết;

e) Các hành vi hủy hoại đất; di chuyển, làm sai lệch hoặc
hư hỏng mốc chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính; tẩy xóa, sửa chữa,
làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất đã kết thúc
trước thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Thời điểm kết thúc của các hành vi
vi phạm quy định tại điểm này là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của
hành vi vi phạm đó;

g) Hành vi vi phạm điều kiện hoạt động dịch vụ trong lĩnh
vực đất đai mà hoạt động dịch vụ đã thực hiện xong và các bên liên quan đã hoàn
thành nghĩa vụ theo h
p đồng,
văn bản thực hiện dịch vụ đã ký kết; thời điểm kết thúc hành vi vi phạm quy
định tại điểm này là thời điểm ký văn bản thanh lý hợp đồng hoặc văn bản thực
hiện dịch vụ đã ký kết;

h) Hành vi cung cấp thông tin không chính xác phục vụ
công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; thời điểm kết thúc
hành vi vi phạm quy định tại điểm này là thời điểm đã thực hiện xong việc cung
cấp thông tin không chính xác cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ thanh
tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật;

i) Hành vi của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản
không nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà,
công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp,
cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng,
người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy
định tại khoản 7 Điều 26 của Luật nhà ở và khoản 4 Điều 13 của Luật kinh doanh
bất động sản; nhưng sau thời hạn quy định chủ đầu tư đã khắc phục sai phạm.
Thời điểm kết thúc hành vi vi phạm quy định tại điểm này là thời điểm đã nộp hồ
sơ hoặc đã cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây
dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất để tự nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
theo quy định;

k) Trường hp hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b,
c, d, đ, e, g, h và i khoản này mà người có hành vi vi phạm không chứng minh
được thời điểm kết thúc hành vi vi phạm thì được xác định là hành vi vi phạm
còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

4. Các hành vi vi phạm hành chính về đất đai quy định tại
Nghị định này mà không thuộc trường h
p quy định tại khoản 3 Điều này được xác định là hành vi
vi phạm đang được thực hiện.

5. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử
phạt của cơ quan, người có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử
phạt.

Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai
lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đ
t;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn
trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ
tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định
này bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương
để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định
này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;

c) Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

d) Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

đ) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng
đất;

e) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền
cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất
còn lại;

g) Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;

h) Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy
định;

i) Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn
liền với đất không đủ điều kiện quy định;

k) Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước
giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;

l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử
dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;

m) Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ,
tài liệu theo yêu c
u cơ
quan, người có th
m quyền
thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;

n) Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường h
p quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

o) Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hp quy định tại Điu 35 của Nghị định này;

p) Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành
chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự;

q) Xử lý tài sản tạo lập không hp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

r) Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các
trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và
32 của Nghị định này.

4. Việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và
thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về quyền sử
dụng đất như sau:

a) Trường hp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử
dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải
thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành
vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
(nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại
đất cho bên chuyển quyền) theo quy định. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải
thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi
phạm theo quy định;

b) Trường hp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động
đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử
dụng đất. Trường h
p
chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng
ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển
quyền sử dụng đất. Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà
không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử
dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
điểm này, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường h
p cụ thể theo quy định tại Nghị định này.

Điều 6. Áp dụng mc phạt tiền

1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:

a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này
áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường h
p quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành
chính;

b) Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20,
Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31
và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức.

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại các Điều 38 và 39
của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Th
m quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá
nhân đối với chức danh đó.

Điều 7. Việc xác định số lợi bất hợp pháp

Việc xác định số lợi bất hp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai được thực hiện như sau:

1. Trường hợp sử dụng đất sang mục đích khác mà không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép quy định tại các Điều 9, 10, 11,
12 và 13 của Nghị định này thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi
vi phạm được xác định bằng giá trị chênh lệch của loại đất trước và sau khi vi
phạm tính trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian vi
phạm (kể từ thời điểm bắt đầu chuyển mục đích sử dụng đất đến thời điểm lập
biên bản vi phạm hành chính). Giá đất của loại đất trước và sau khi vi phạm
được xác định bằng giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định nhân (x) hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm chuyển mục đích (đối với
giá của loại đất trước khi vi phạm) và tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành
chính (đối với giá c
a loại
đất sau khi chuyển mục đích)
. Số lợi có được do chuyển mục đích s dụng đất được tính bằng công thức sau:

Số lợi có được do vi
phạm

=

Giá trị của diện tích
đất vi phạm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất (G2)

Giá trị của diện tích
đất vi phạm theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (G
1)

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng
đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất sau khi chuyển mục đích
sử dụng đất thuộc chế độ sử dụng có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất
lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm

 

 

 

G (1,2)

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất cụ thể xác
định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

Loại đất trước khi vi phạm được xác định theo quy định tại
Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1
Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; loại đất sau khi vi phạm được xác định
theo hiện trạng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

2. Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm quy định tại Điều
14 của Nghị định này thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi
phạm được xác định bằng giá trị của phần diện tích đất lấn, chiếm trong thời
gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất lấn, chiếm đến thời điểm lập biên
bản vi phạm hành chính), tính theo giá đ
t cụ th bng phương pháp hệ sđiều chỉnh giá đất đối với loại đất đang sử dụng sau khi lấn, chiếm tại
thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, được tính bằng công thức sau:

Số lợi có được do vi
phạm

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất cụ thể xác
định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng
đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất đang sử dụng thuộc chế độ
sử dụng đất có thời hạn; trường h
p thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính
là 70 năm

 

 

3. Trường hợp chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất không đủ điều kiện trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18, khoản
3 Điều 19, khoản 1 Điều 22, Điều 25, khoản 3 Điều 27 của Nghị định này được xác
định bằng giá trị chuyển quyền sử dụng đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính
trong thời gian đã chuyển quyền, nhưng không thấp hơn giá
trị tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều
chỉnh giá đất tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính và được tính bằng
công thức sau:.

Số lợi có được do vi
phạm

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng
đất theo qu
y định
của bảng giá đất đối với loại đất chuyển quyền thuộc chế độ sử dụng đất có
thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là
70 năm

 

 

4. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
không đủ điều kiện trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18, khoản 2
và 4 Điều 19, Điều 20, khoản 2 Điều 27 của Nghị định này được xác định bằng giá
trị cho thuê, cho thuê lại đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời
gian đã cho thuê, cho thuê lại đất, nhưng không thấp hơn giá trị tiền thuê đất
tính theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật tại
thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhân (x) với diện tích đất cho thuê,
cho thuê lại (x) với số năm đã cho thuê, cho thuê lại (trong đó giá đất xác
định cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất).

5. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình
thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở quy định tại
Điều 21 của Nghị định này được tính bằng giá trị chênh lệch giữa tiền sử dụng
đất mà chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khi được giao đất (đối với diện tích đã
phân lô, bán nền) và giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế của chủ
đầu tư theo các hợp đồng đã ký sau khi đã trừ chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng
(nếu có).

6. Trường hợp bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước
cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy định tại
Điều 23 của Nghị định này được xác định bằng giá trị khấu hao tài sản trong
thời gian đã mua bán (tính theo giá trị của tài sản ghi trong hợp đồng mua bán
đã ký). Thời hạn sử dụng của tài sản để tính khấu hao được xác định theo quy
định của pháp luật đối với loại tài sản đ
ã mua bán.

7. Trường hợp cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà
nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy
định tại Điều 24 của Nghị định này thì được xác định bằng giá trị cho thuê tài
sản thực tế theo Hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã cho thuê (kể từ ngày
cho thuê đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính).

8. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê, cho
thuê lại đất, bán hoặc cho thuê tài sản gắn liền với đất
quy định tại Nghị định này mà đã nộp thuế thu nhập từ việc
giao dịch đó thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằn
g số lợi tính theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7
Điều này trừ (-) đi số tiền thuế thu nhập đã nộp.

9. Số năm vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4
Điều này đối với trường hợp có lẻ ngày, tháng thì số ngày, tháng lẻ đó được quy
đổi một ngày bằng 0,0028 năm.

Điều 8. Xác định diện tích đất vi phạm và mức phạt hành vi vi phạm hành chính

1. Diện tích đất vi phạm trong các trường hợp quy định
tại Nghị định này được xác định như sau:

a) Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất thì xác
định theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật đất đai;

b) Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất không có
giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đã có bản đồ địa chính thì sử dụng bản đồ địa
chính để xác định; trường hợp không có bản đồ địa chính nhưng có bản đồ khác
đã, đang sử dụng trong quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để
xác định;

c) Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất mà không
có giấy tờ quy định tại các điểm a và b khoản này hoặc vi phạm một phần diện
tích thửa đất thì người thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm
xác định phạm vi, ranh giới đất vi phạm; xác định diện tích đất vi phạm hoặc tr
ưng cầu đơn vị có chức năng đo đạc (trong trường hợp diện
tích đất vi phạm lớn, hình thể thửa đất phức tạp không thể đo đạc bằng phương
pháp thủ công) để xác định diện tích đất vi phạm ghi vào biên bản vi phạm hành
chính. Trường hợp người có hành vi vi phạm không đồng ý với kết quả đo đạc do
cơ quan thanh tra, kiểm tra xác định thì được quyền thuê đơn vị có chức năng đo
đạc xác định lại diện tích đất vi phạm. Chi phí trưng cầu đo đạc để xác định
diện tích đất vi phạm do người vi phạm chi trả.

2. Việc xác định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp
căn cứ vào khung xử phạt quy định tại Nghị định này và tình tiết giảm nhẹ, tăng
nặng theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d
khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất
trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số
01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích
trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích tr
ái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc
ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu
vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích
trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu
vực đ
ô
thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức
phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều
này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp
có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của
Nghị định số 43/2014/N
Đ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của
Nghị định này.

Điều 10. Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ,
đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

1. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng
hộ là r
ng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích
khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích
trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện
tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng
hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì
hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích
trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

3. Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên,
đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục
đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt
tương ứng với từng
trường
hợp chuyển mục đích quy định các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này,
trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo
quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Đi
u này; slợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị
định này.

Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng
lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không
phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được c
ơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại
các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng
thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi
trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và
mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu
năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi
nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu
năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi
nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt b
ng 02 ln mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này,
trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp
có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của
Nghị định số 43/2014/N
Đ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị
định này.

Điều 12. Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào
mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định
tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

1. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần
sang đất ở tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng
năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn thì hình thức
và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng
vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;
chuy
n đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự
nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình
thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

4. Trường hợp sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu
vực đ
ô
thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng
loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và mức phạt tối đa
không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối
với tổ chức.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường
hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp
có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của
Nghị định số 43/2014/N
Đ-CP;

c) Buộc nộp lại slợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất
hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 13. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng
ký mà không đăng ký theo quy định

1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa có đủ
điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP (được
sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP) nhưng không
đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP (được sửa
đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP) thì hình thức và
mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển đổi cơ cẩu cây trồng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.

3. Chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong
nhóm đất nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
mà không đăng ký theo quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích từ 03 héc ta trở lên.

4. Chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong
nhóm đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng
đất theo quy định mà không đăng ký thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất chuyển mục đích từ 03 héc ta trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c và d khoản này;

b) Buộc đăng ký việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với Ủy
ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc làm thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
theo quy định đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận thuộc trường hợp quy
định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

d) Buộc làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với
thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận thuộc trường hợp quy định tại các khoản
3 và 4 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này; số
lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định
này.

Điều 14. Lấn, chiếm đất

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực
nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là
đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu
vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng
lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông
thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với
diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối
với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường
hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử
phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu
diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu
diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu
diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại
khu vực đ
ô thị thì
mức xử phạt bằng 02 l
n mức
xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này
và mức phạt tối đa không q
uá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ
chức.

6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an
toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và
cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt
động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu
xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công
sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn
hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của
Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định
tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp
có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo
quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao
đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp
pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Đi
u 7 của Nghị định này.

Điều 15. Hủy hoại đất

1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm
chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu
diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu
diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt
thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Đi
u này:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi
vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu
hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất
của người khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên
thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại
cho việc sử dụng đất của người khác.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa
đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho
việc sử dụng đất của người khác.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi
vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 17. Không đăng ký đất đai

1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn
thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá
thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực
hiện đăng ký đất đai lần đầu.

2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai
theo quy định

tại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật
đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu
trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95
của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá
thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật
đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.

3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu,
không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đ
ô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng
tr
ường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều
này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không
thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai
phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Điu 18. Chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng
đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai

1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử
dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác thì hình thức và mức xử phạt
như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá
nhân mà không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều
190 của Luật đất đai;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 và
Điều 190 của Luật đất đai.

2. Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất không đủ
điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
trường hợp không đ
một
trong các điều kiện quy định khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của
Luật đất đai.

3. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê
lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử
phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đồ thị
trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188
của Luật đất đai;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đ
ô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên
quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất, bên thuê đất
phải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền, thuê đất;
trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ
tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng
đất chưa có Giấy chứng nhận nhưng có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo
quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bổ
sung tại khoản 54 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP;

c) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ
tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng
đất mà bên chuyển quyền là tổ chức đã giải thể, phá sản, là cá nhân đã chuyển
đi nơi khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận tại thời điểm phát
hiện hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ hoặc cá nhân đã chết hoặc được
tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp;

d) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, cho
thuê lại đất đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;

đ) Buộc bên chuyển nhượng, bên cho thuê, cho thuê lại
đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất không đủ điều kiện
trong thời gian vi phạm; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại
các khoản 3 và 4 Điều 7 của Nghị định này;

e) Thu hồi đất đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử
dụng đất, thuê đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất
nhưng đã hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn theo quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;

g) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
đối với trường hợp quy định t
ại khoản 2 Điều này.

Điều 19. Chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp
đối với đất không thuộc trường hợp được chuyển quyền, cho thuê, thế chấp theo
quy đ
nh của
Lu
t đất
đai

1. Trường hợp chuyển đổi, thế chấp đối với đất được Nhà
nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không
thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân),
Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm, Nhà nước giao đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả
tiền một lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc Nhà nước công
nhận quyền sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ
trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân) hoặc Nhà nước cho thuê đất
trả tiền thuê hàng năm hoặc Nhà nước giao có thu tiền, cho thuê trả tiền một
lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước và trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất không đúng đ
ối tượng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt
như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

3. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước
công nhận theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân), Nhà nước cho thuê đất trả ti
n thuê hàng năm, Nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê
trả tiền một lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất không
đúng đối tượng quy định tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như
sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và tiền thuê đất đã trả không có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước mà thực hiện chuyển nhượng, cho thuê lại đất, tặng
cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất chưa có sự chấp thuận bằng văn
bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại khu vực nông thôn thì hình thức và
mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

5. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại đối với đất không thuộc trường hợp được
chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lại theo quy định của pháp luật đất đai tại
khu vực đ
ô thị thì
mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với trường hợp tương ứng quy định tại
các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê đất trong các
trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải trả lại đất cho
người sử dụng đất trước khi chuyển quyền. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho
quyền sử dụng đất thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều 64 của Luật Đất đai;

b) Buộc bên chuyển nhượng, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bên cho thuê
đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển nhượng,
cho thuê đất, cho thuê lại đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong thời gian
vi phạm; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại các khoản 3 và 4
Điều 7 của Nghị định này;

c) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, cho thuê lại đất (trong trường hợp thuê đất trả tiền một lần
cho cả thời gian thuê) trong thời gian sử dụng đất còn lại theo quy định của
pháp luật dân sự;

d) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 20. Người sử dụng đất được nhà nước cho thuê đất trả
tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, để cho thuê lại đất, nhưng đã cho thuê lại đất theo hình
thức trả tiền thuê đất một lần kể từ ngày Luật đất đai năm 2013 có hi
u lc

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với trường hợp diện tích đất vi phạm dưới 0,5 héc ta.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 5 héc ta.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối
với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 5 héc ta trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc người sử dụng đất để xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải ký lại hợp đồng thuê đất với Nhà
nước theo hình thức thuê đất
trả tiền một lần đối với diện tích đất vi phạm trong thời gian còn lại; tiền
thuê đất phải trả một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai;

b) Buộc người sử dụng đất để xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi cho thuê đất thu tiền thuê một lần trong thời gian vi phạm;
số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị
định này.

Điều 21. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức
phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây d
ng kinh doanh nhà ở

1. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình
thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc
để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc đủ các điều kiện quy định tại khoản
1 Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 194 của Luật đất đai thì
hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với diện tích đất đ
ã chuyển
nhượng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 héc ta trở lên.

2. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình
thức phần lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc
để bán kết hợp cho thuê không đủ từ hai điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 41
của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP trở lên thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc t
a;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 héc ta trở lên.

3. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình
thức phân lô, bán nền mà không lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để
bán kết hợp cho thuê thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà
và công sở.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho
phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của Luật đất đai;

b) Buộc chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; hoàn
thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với trường hợp không đủ điều
kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 41 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn
thành xây dựng nhà theo đúng thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp không
đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP;

d) Buộc chủ đầu tư nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi vi phạm, số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại
khoản 5 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 22. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ dự án đầu tư mà không đủ điều kiện theo quy đ
nh tại Điều 42 và Điều 42a của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
được sửa đ
i, bổ sung tại khoản 26 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP

1. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với
chuyển nhượng một ph
n hoặc
toàn bộ dự án đ
u tư
khi chưa có Gi
y chứng nhận, đất
đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời
hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn, chưa hoàn
thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với diện tích đất đã
chuyển nhượng thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối
với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 héc ta đến dưới 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 05 héc ta trở lên.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
v
i trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà người nhận chuyển nhượng
không có ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu của
dự án đầu tư; không thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
không có đủ năng lực tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP, không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với
trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuế đất để thực hiện dự
án đầu tư khác.

3. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư khi chưa xây dựng xong các
công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê
duyệt (đối với dự án đầu tư kinh doanh nhà ở và dự án đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì xử phạt theo quy định tại Nghị định
số 139/2017/NĐ-CP.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian vi phạm; số lợi bất
hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này;

b) Buộc bên nhận chuyển nhượng trả lại diện tích đất đã
nhận chuyển nhượng do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2
Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Việc hoàn trả tiền
chuyển nhượng giữa các bên thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

c) Thu hồi đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65
của Luật Đất đai đối với trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy
định tại khoản 1 Điều này mà đất trước khi nhận chuyển nhượng đã hết thời hạn
sử dụng nhưng không được gia hạn.

Điều 23. Bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước
cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy định tại
Điều 189 của Luật đất đai

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền
thuê đất hàng năm khi người mua tài sản gắn liền với đất thuê có ngành nghề
kinh doanh không phù hợp dự án đầu tư hoặc không đủ năng lực tài chính để thực
hiện dự án đầu tư hoặc vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường
hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với trường hợp bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền
thuê đất hàng năm khi tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập không hợp pháp
hoặc chưa hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự
án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn thành xây dựng đối với trường hợp chưa hoàn
thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã
được phê duyệt, chấp thuận mà đã chuyển nhượng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán tài sản gắn liền với
đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và trường hợp tài sản mua,
bán tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều này; việc giải quyết quyền
lợi của các bên liên quan đến chấm dứt hợp đồng mua, bán tài sản thực hiện theo
quy định của pháp luật dân sự;

c) Buộc bên bán tài sản nộp lại số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; số
lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Nghị định
này;

d) Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp gắn liền với đất
thuê đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định
của pháp luật xây dựng.

Điều 24. Cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước
cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 38a
của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 24 Điều 2 của
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp thiếu một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật về
kinh doanh bất động sản.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với trường hợp thiếu từ hai điều kiện trở lên theo quy định của pháp luật về
kinh doanh bất động sản.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật về kinh doanh bất động sản;

b) Buộc chấm dứt hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất
đối với trường hợp không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật về kinh doanh bất động sản;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác
định theo quy định tại khoản 7 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 25. Chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có
điều kiện c
a hộ gia đình, cá nhân mà không đủ điều kiện quy định tại
Điều 192 của Lu
t đất đai

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm trong các trường
hợp sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng
chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó mà chuyển nhượng, tặng cho quyền
sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ngoài phân khu đó;

b) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông
nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ mà chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất
ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu
vực rừng phòng hộ đó;

c) Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất
do Nhà nước giao đất theo chính sách h
trợ của Nhà nước mà chuyn nhượng, tặng cho quyn sử dụng đất trước 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao
đất hoặc sau 10 năm k
từ ngày
có quyết định giao đất nhưng chưa được
y ban nhân dân cấp xã xác nhận không còn nhu cầu sử dụng
do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do
chuyển sang làm ngh
khác
hoặc không còn khả năng lao động.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác
định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 26. Nhn chuyển nhưng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không
đủ điều kiện quy đ
nh tại các Điều 191 và Điều 192 của Luật đất đai

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất
nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt,
phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà không sinh sống trong khu
vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với
hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ
gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao
đất theo chính sách h
trợ của
Nhà nước trong thời h
n 10
năm k

từ ngày có quyết định giao đất.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp được chuy
n mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; trừ
trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất quy định tại khoản
1 Điều này mà bên chuyển quyền không còn sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng đó thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Chuyển quyền và nhận chuyển quyền đối với cơ sở
tôn giáo không đúng quy định của Luật Đất đai

1. Trường hợp chuyển đổi, thế chấp bằng quyền sử dụng đất
th
ì
hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp cho thuê quyền sử dụng đất thì hình thức và
mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5
héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

3. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

4. Trường hợp thuê đất thì hình thức và mức xử phạt được
thực hiện bằng 70% mức xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt
được thực hiện b
ng 70%
mức xử phạt quy định tại khoản 3 Đi
u này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê đất trong các
trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Đi
u này phải trả lại đất cho bên chuyn quyn, bên cho thuê đất;

b) Buộc bên chuyển nhượng, bên cho thuê đất phải nộp số
lợi bất hợp pháp có được đối với trường chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định
theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Nghị định này;

c) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê đã thu
(trong trường hợp thu một lần cho cả thời gian thuê) trong thời gian sử dụng
đất còn lại theo quy định của pháp luật dân sự;

d) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 28. Nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử
dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 193 của Luật đất đai

1. Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê
quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có th
m quyền hoặc mục đích sử dụng đất của dự án đối với diện
tích nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất không phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

2. Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê
quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp khi chưa đủ cả 02 điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì
hình thức và mức xử phạt được áp dụng b
ng 1,5 ln mức phạt quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê
quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp mà chưa nộp một khoản tiền theo quy định tại khoản 3 Điều
134 của Luật đất đai thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại
Điều 106 của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10
năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính v
thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn thành thủ tục để có văn bản chấp thuận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp
vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;

b) Buộc trả lại đất đối với trường hợp đã nhận chuyển
nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất đ
ã được
phê duyệt.

Điều 29. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt
hạn mức quy định t
i Điều 130 của Lut đất đai và Điều 44 của Nghđịnh số 43/2014/NĐ-CP

1. Hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt
hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như
sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức
dưới 01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 01 héc ta đến 03
héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 03 héc ta đến 05
héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 05 héc ta.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn
mức do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp
không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuy
n quyền thì Nhà nước thu hi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất
đai.

Điều 30. Nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất không
đúng quy định t
ại các Điều 153 và Điu 169 của Luật đất đai và Điều 39 của Nghị đnh s 43/2014/NĐ-CP

1. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc
diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhận chuyển quyền sử dụng đất ở chưa có nhà
ở không thuộc dự án phát triển nhà ở hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
không phải là đất ở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xu
ất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì hình thức và mức xử phạt
như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

2. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận
chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì hình thức và mức xử
phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu
diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền, đã thuê
đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trường hợp
không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuy
n quyền thì Nhà nước thu hi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất
đai.

Điều 31. Không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không
đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà,
công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất
động sản

Tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản không nộp
hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công
trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp, cung
cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng,
người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy
định tại khoản 7 Điều 26 của Luật Nhà ở và khoản 4 Đi
u 13 của Luật kinh doanh bất động sản thì hình thức và
mức xử phạt tương ứng với thời gian và mức độ vi phạm như sau:

1. Từ sau 50 ngày đến 06 tháng:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa
đất;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đi với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây
dựng, thửa đất trở lên.

2. Từ trên 06 tháng đến 09 tháng:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với trường h
p vi phạm dưới 30
căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;

b) Phạt tiền từ 50:000;000 đồng đến 100.000.000 đồng đi với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công
trình xây dựng, thửa đất;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.

3. Từ trên 09 tháng đến 12 tháng:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công tr
ình xây dựng, thửa đất;

c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.

4. Từ 12 tháng trở lên:

a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;

b) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối
với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công tr
ình xây dựng, thửa đất;

c) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở
lên.

5. Thời gian vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4
Điều này được tính từ ngày chủ đầu tư bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, đất
cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa
thuận đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính; trường hợp chủ đầu tư đã
khắc phục sai phạm sau thời hạn quy định tại khoản 7 Điều 26 của Luật nhà ở và
khoản 4 Điều 13 của Luật kinh doanh bất động sản thì thời gian vi phạm được
tính đến ngày chủ đầu tư khắc phục sai phạm.

6. Trường hợp trong một dự án mà chủ đầu tư vi phạm ở
nhiều mức thời gian khác nhau đối với các căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất
khác nhau quy định tai các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì tính tiền phạt theo
từng mức phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng tổng số tiền
phạt không được vượt quá 1.000.000.000 đồng.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người
mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự
nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thi hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời
hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục

1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong
thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên
tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp
bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức
và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện
tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu
diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho
thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất
vào sử dụng thì Nhà nước thu h
i đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điu 64 của Luật Đất đai.

Điều 33. Không làm thủ tục chuyển sang thuê đất đối với
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật đất đai

1. Người đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà nay thuộc trường hợp
phải thuê đất theo quy định của Luật đất đai nhưng chưa nộp hồ sơ để làm thủ
tục chuyển sang thuê đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
diện tích đất phải chuyển sang thuê dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu
diện tích đất phải chuyển sang thuê từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất phải chuyển sang thuê từ
0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu
diện tích đất phải chuyển sang thuê từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất phải chuyển sang thuê từ 05 héc ta trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc làm thủ tục chuyển sang thuê đất theo quy định của
pháp luật về đất đai.

Điều 34. Vi phạm quy định về quản lý chỉ gii sử dụng đất, mốc địa giới hành chính

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
trường hợp di chuyển, làm sai lệch mốc địa giới hành chính, mốc chỉ giới sử
dụng đất mà không thuộc trường hợp lấn đất để sử dụng quy định tại khoản 1 Điều
3 của Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp làm hư hỏng mốc địa giới hành chính, mốc chỉ giới sử dụng đất.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử
dụng đất, mốc địa giới hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này.

Điều 35. Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc
sử dụng đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong
việc sử dụng đất m
à không
thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa
chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến
việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các
công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch
nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong các trường hợp quy định tại các khoản 1,
2 và 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp và thực hiện lại thủ
tục hành chính về đất đai theo quy định đối với các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này;

b) Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
đã thực hiện theo quy định đối với trường hợp tại khoản 3 Điều này.

Điều 36. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai
liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp
đất đai

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với trường hợp chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có
liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai sau 07 ngày kể từ ngày công
bố quyết định thanh tra hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan, người có
thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất
đai của Tòa án nhân dân và cơ quan hành chính các cấp.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
trường hợp cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đầy đủ theo yêu
cầu (bằng văn bản) của người có trách nhiệm liên quan đến việc thanh tra, kiểm
tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân và
cơ quan hành chính các cấp.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
trường hợp hết thời hạn yêu cầu mà không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu
có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết
tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân và cơ quan hành chính các cấp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải cung cấp, cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài
liệu đối trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 37. Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong
lĩnh vực đất đai

1. Tổ chức vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn xác
định giá đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp hoạt động tư vấn xác định giá đất nhưng không có chức năng tư
vấn xác định giá đất hoặc chức năng thẩm định giá hoặc chức năng tư vấn định
giá bất động sản hoặc không có đủ 03 định giá viên đủ điều kiện hành nghề tư
vấn xác định giá đất quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định số
44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau
đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP), được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 của
Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một
số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh
vực tài nguyên và môi trường (sau đây được gọi là Nghị định s
136/2018/NĐ-CP);

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với trường hợp hoạt động tư vấn xác định giá đất nhưng không có chức năng tư
vấn xác định giá đất hoặc chức năng thẩm định giá hoặc chức năng tư vấn định
giá bất động sản và không có đủ 03 định giá viên đủ điều kiện hành nghề tư vấn
xác định giá đất quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP,
được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 136/2018/NĐ-CP.

2. Tổ chức vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng không
có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc không có đủ 02 cá
nhân hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 2
Điều 10 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 của Nghị
định số 136/2018/NĐ-CP;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với trường hợp hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng không
có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và không có đủ 02 cá
nhân hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 2
Điều 10 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 của
Nghị định số 136/2018/NĐ-CP.

3. Tổ chức hoạt động tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực đất
đai khác như điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất; đo đạc, lập bản đồ địa
chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy
chứng nhận; đấu giá quyền sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà vi
phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ tư vấn
trong lĩnh vực đất đai quy định tại khoản 3 Điều 25 của
Luật Đấu giá tài sản; các Điều 5a và 5b của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa
đổi, bổ sung tại các khoản 1 và 2 Điều 1 của Nghị định số 136/2018/NĐ-CP và
khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của
Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với trường hợp không có 01 điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với trường hợp không có từ 02 điều kiện hoạt động trở lên theo quy định của
pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước giấy phép hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối
với tổ chức có gi
y phép
hoạt động k
từ ngày
quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu
lực theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật xử lý vi
phạm hành chính;

b) Đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng đối với tổ
chức không có giấy phép hoạt động kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành
chính có hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành
chính.

Chương III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
trong việc xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai
lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi
vi phạm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai
lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn
trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong
lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai
lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn
trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư v
n trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu ququy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

4. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các khoản
1 và 2 Điều này phát hiện hành vi vi phạm không thuộc th
m quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật
xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 81/2013/N
Đ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa
đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8
năm 2017 của Chính phủ.

Điều 39. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai
lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi
vi phạm.

2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh
tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh
tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch
nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn
trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong
lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có
quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai
lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn
trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong
lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục
trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai
lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn
trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong
lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

5. Thanh tra chuyên ngành xây dựng có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 của Nghị
định này.

Thanh tra Bộ Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các
hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng, Thanh
tra Bộ Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong sử dụng đất an ninh theo quy định tại Nghị định này.

6. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các khoản
1, 2, 3 và 5 Điều này phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc
vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính và
khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 7
Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

Điều 40. Biên bản và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành
chính

1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất
đai được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện
thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất
đai.

Công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ thực hiện thanh
tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng rừng
được lập biên bản- vi phạm hành chính đối với hành vi lấn,
chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích
khác. Công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm
tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.

Điều 41. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đi với trường hợp phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt
động d
ch vvề đất đai

Khi xử lý vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành
chính đó thuộc trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này thì người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo b
ng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, đăng ký hoạt
động hành nghề để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy
ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng quy định về xử
phạt vi phạm hành chính như sau:

a) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết
định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó đã hết
thời hiệu xử phạt hoặc không thuộc trường hợp xử phạt theo quy định tại Nghị
định này thì không thực hiện việc xử phạt đối với hành vi vi phạm đó;

b) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết
định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó còn
trong thời hiệu xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì tiếp tục thực hiện
xử phạt hành vi vi phạm đó.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này được
thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có
hiệu lực thi hành tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đó; trường hợp
áp dụng Nghị định này để xử phạt có lợi h
ơn cho đối tượng vi phạm thì thực hiện xử phạt theo Nghị
định này;

c) Trường hợp đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính
nhưng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết
định xử phạt đó;

d) Trường hợp đã thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà
vẫn tiếp tục vi phạm và các trường hợp ngoài quy định tại các điểm a, b và c
khoản này thì áp dụng Nghị định này để xử phạt vi phạm.

2. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai đã ban hành nhưng chưa thực hiện hoặc đã thực hiện xong trước
thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi
phạm còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết.

Điều 43. Hiu lc thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 01
năm 2020.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP
ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.

3. Bãi bỏ điểm đ khoản 3 và điểm i khoản 6 Điều 57 của
Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.

Điều 44. Tổ chức thc hin và trách nhim thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này./. 

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3831/feed/ 0
MỤC LỤC NĐ 22/2018/NĐ-CP https://docluat.vn/archive/3830/ https://docluat.vn/archive/3830/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:45:31 +0000 https://docluat.vn/muc-luc-nd-22-2018-nd-cp/
1 Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ
1.4 Điều 4. Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
1.5 Điều 5. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
2 Chương II. QUYỀN TÁC GIẢ
2.1 Điều 6. Tác giả, đồng tác giả
2.2 Điều 7. Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác
2.3 Điều 8. Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
2.4 Điều 9. Tác phẩm báo chí
2.5 Điều 10. Tác phẩm âm nhạc
2.6 Điều 11. Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu
2.7 Điều 12. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
2.8 Điều 13. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
2.9 Điều 14. Tác phẩm nhiếp ảnh
2.10 Điều 15. Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc
2.11 Điều 16. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ
2.12 Điều 17. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
2.13 Điều 18. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
2.14 Điều 19. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
2.15 Điều 20. Quyền nhân thân
2.16 Điều 21. Quyền tài sản
2.17 Điều 22. Sao chép tác phẩm
2.18 Điều 23. Trích dẫn hợp lý tác phẩm
2.19 Điều 24. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo
2.20 Điều 25. Chủ sở hữu quyền tác giả
2.21 Điều 26. Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh
2.22 Điều 27. Sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước
2.23 Điều 28. Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng
3 Chương III. QUYỀN LIÊN QUAN
3.1 Điều 29. Quyền của người biểu diễn
3.2 Điều 30. Trích dẫn hợp lý cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
3.3 Điều 31. Bản sao tạm thời
3.4 Điều 32. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình
3.5 Điều 33. Sử dụng chương trình phát sóng
4 Chương IV. ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
4.1 Điều 34. Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
4.2 Điều 35. Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
4.3 Điều 36. Hồ sơ cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
4.4 Điều 37. Thời hạn cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
4.5 Điều 38. Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan
4.6 Điều 39. Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
4.7 Điều 40. Phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
4.8 Điều 41. Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
5 Chương V. TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ, TỔ CHỨC TƯ VẤN, DỊCH VỤ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
5.1 Điều 42. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
5.2 Điều 43. Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
5.3 Điều 44. Thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
5.4 Điều 45. Khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình
5.5 Điều 46. Thông tin quản lý quyền tác giả, quyền liên quan
5.6 Điều 47. Thực hiện chế độ báo cáo
6 Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
6.1 Điều 49. Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
6.2 Điều 50. Hiệu lực thi hành
6.3 Điều 51. Trách nhiệm thi hành
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3830/feed/ 0
Luật 29/2018/QH14 Bảo vệ bí mật nhà nước https://docluat.vn/archive/3829/ https://docluat.vn/archive/3829/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:45:15 +0000 https://docluat.vn/luat-29-2018-qh14-bao-ve-bi-mat-nha-nuoc/
1 Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Giải thích từ ngữ
1.3 Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
1.4 Điều 4. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước
1.5 Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
1.6 Điều 6. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước
2 Chương II. PHẠM VI, PHÂN LOẠI, BAN HÀNH DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
2.1 Điều 7. Phạm vi bí mật nhà nước
2.2 Điều 8. Phân loại bí mật nhà nước
2.3 Điều 9. Ban hành danh mục bí mật nhà nước
3 Chương III. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
3.1 Điều 10. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
3.2 Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
3.3 Điều 12. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
3.4 Điều 13. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
3.5 Điều 14. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
3.6 Điều 15. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước
3.7 Điều 16. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
3.8 Điều 17. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam
3.9 Điều 18. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước
3.10 Điều 19. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
3.11 Điều 20. Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
3.12 Điều 21. Điều chỉnh độ mật
3.13 Điều 22. Giải mật
3.14 Điều 23. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
4 Chương IV. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
4.1 Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức
4.2 Điều 25. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước
4.3 Điều 26. Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước
5 Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
5.1 Điều 27. Hiệu lực thi hành
5.2 Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

LUẬT29/2018/QH14

ngày 15 tháng 11 năm 2018

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Căn cứ
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc
hội ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều
1. Phạm vi điều chỉnh

Luật
này quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều
2. Giải thích từ ngữ

Trong
Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan
trọng dongười đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định
căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây
nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa
điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ
chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm
phạm bí mật nhà nước.

3. Lộ bí mật nhà nước là trường hợpngười
không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.

4. Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm quản lý.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự
quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc
gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan,
tổ chức, cá nhân.

3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục
đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử
lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của
Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp
luật.

Điều 4. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước

1. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước được thực
hiện
theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước bao
gồm:

a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa
thuận quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo
vệ bí mật nhà nước;

c) Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ,
kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước;

đ) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về bảo vệ bí mật nhà
nước.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà
nước

1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai
lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà
nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu
hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi
lưu giữ trái pháp luật.

4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử
dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật
nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng
Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà
nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin,
viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.

7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã
dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật
nhà nước.

8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi
âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước
dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện
thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Điều 6. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật
nhà nước

1. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà
nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục
vụ bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương
II
. PHẠM VI, PHÂN LOẠI, BAN HÀNH DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 7. Phạm vi bí mật nhà nước

Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan
trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây
nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:

1. Thông tin về chính trị:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối
nội, đối ngoại;

b) Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

c) Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác
dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội;

d) Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính
trị, kinh tế – xã hội;

2.
Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu:

a)
Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước,
bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án,
đề án đặc biệt quan trọng;

b) Tổ
chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;

c)
Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài,
phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu;

3.
Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp:

a)
Hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất
nước;

b)
Thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự;

4.
Thông tin về đối ngoại:

a)
Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; tình hình, phương án, kế hoạch, hoạt
động đối ngoại của cơ quan Đảng, Nhà nước;

b)
Thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, tổ
chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế;

c)
Thông tin bí mật do nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật
quốc tế chuyển giao theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;

5.
Thông tin về kinh tế:

a)
Chiến lược, kế hoạch đầu tư và dự trữ quốc gia bảo đảm quốc phòng, an ninh; đấu
thầu phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia;

b)
Thông tin về tài chính, ngân sách, ngân hàng; phương án, kế hoạch thu, đổi,
phát hành tiền; thiết kế mẫu, chế tạo bản in, khuôn đúc, công nghệ in, đúc tiền
và giấy tờ có giá; số lượng, nơi lưu giữ kim loại quý hiếm, đá quý và vật quý
hiếm khác của Nhà nước;

c)
Thông tin về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và phát triển nông thôn;

d) Kế
hoạch vận tải có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng,
an ninh;

đ)
Thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị,
quy hoạch nông thôn; thông tin về quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia, quy
hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công
nghiệp quốc phòng, an ninh;

6.
Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa
chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ;

7.
Thông tin về khoa học và công nghệ:

a)
Sáng chế, công nghệ mới phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội;

b)
Thông tin về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân liên quan đến
quốc phòng, an ninh;

c)
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh;

8.
Thông tin về giáo dục và đào tạo:

a) Đề
thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;

b)
Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi
đào tạo trong nước và ngoài nước;

9.
Thông tin về văn hóa, thể thao:

a)
Thông tin về di sản, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; phương pháp, bí quyết
sáng tạo, giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa phi vật thể;

b)
Phương pháp, bí quyết tuyển chọn huấn luyện viên, vận động viên các môn thể
thao thành tích cao; biện pháp, bí quyết phục hồi sức khỏe vận động viên sau
tập luyện, thi đấu; đấu pháp trong thi đấu thể thao thành tích cao;

10.
Lĩnh vực thông tin và truyền thông:

a)
Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển báo chí, xuất bản, in, phát hành, bưu
chính, viễn thông và Internet, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, công
nghiệp công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện tử, phát thanh và
truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở
và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia để phục vụ quốc phòng, an ninh;

b)
Thiết kế kỹ thuật, sơ đồ, số liệu về thiết bị của hệ thống thông tin quan trọng
về an ninh quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống mạng
thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước;

11.
Thông tin về y tế, dân số:

a)
Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;

b)
Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con
người; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm;

c) Quy
trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;

d)
Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;

12.
Thông tin về lao động, xã hội:

a)
Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, người có
công với cách mạng;

b)
Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới;

13.
Thông tin về tổ chức, cán bộ:

a)
Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị – xã hội;

b) Quy
trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ;

c)
Thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

d) Đề
thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công
chức, viên chức;

14.
Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:

a)
Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

b)
Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

15.
Thông tin về kiểm toán nhà nước:

a)
Chiến lược, kế hoạch, đề án về kiểm toán nhà nước;

b) Thông
tin kiểm toán về tài chính công, tài sản công.

Điều
8. Phân loại bí mật nhà nước

Căn cứ
vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị
mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:

1. Bí
mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc
phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc
biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

2. Bí
mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng,
an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và
môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể tha
o, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao
động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước,
nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia,
dân tộc;

3. Bí
mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an
ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và
môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể tha
o, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao
động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước,
nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc.

Điều
9. Ban hành danh mục bí mật nhà nước

1. Căn
cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành
danh mục bí mật nhà nước.

2.
Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:

a) Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành,
lĩnh vực quản lý;

b)
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;

c)
Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội lập danh mục
bí mật nhà nước của tổ chức chính trị – xã hội;

d)
Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà
nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;

đ) Chủ
nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước,
Văn phòng Chủ tịch nước;

e)
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản
lý.

3.
Người lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm
gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều
này.

Hồ sơ
gửi Bộ Công an bao gồm văn bản trình Thủ tướng Chính phủ; dự thảo quyết định
ban hành danh mục bí mật nhà nước; báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý
kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bản sao ý kiến tham gia.

Văn
bản thẩm định của Bộ Công an phải gửi đến người có trách nhiệm lập danh mục bí
mật nhà nước chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4. Sau
khi có văn bản thẩm định của Bộ Công an, người lập danh mục bí mật nhà nước quy
định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước.

5. Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Chương III. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều
10. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước

1.
Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào
danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này.

2.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật
, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được
phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ
quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng.
Trường hợp thông tin trong cùng một tài
liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác
nhau thì xác định theo độ mật cao nhất
.

3. Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ
độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa
bí mật nhà nước.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:

a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng
đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy
ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao;

đ) Tổng Kiểm toán nhà nước;

e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh;

g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính
trị – xã hội;

h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc
hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;

l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các
điểm a, b, c, h và i khoản này;

m) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị
thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành,
Kiểm toán nhà nước khu vực;

n) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực
thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản này, trừ người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

o) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:

a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ;

c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ
quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này; người
đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;

d) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã
hội cấp tỉnh và tương đương;

đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp
cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều
này; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

e) Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

g) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:

a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục,
vụ và tương đương thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i
và k khoản 1 Điều này;

c) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành
cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy
ban nhân dân cấp huyện và tương đương.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định
thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với đối
tượng thuộc phạm vi quản lý.

5. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền
cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật
nhà nước.

Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí
mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và
phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời
hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của
mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy
quyền tiếp cho người khác.

6. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, hạ sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức công tác trong lực lượng vũ
trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà
nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.

7. Chính phủ quy định việc sao, chụp tài liệu, vật chứa
bí mật nhà nước.

Điều 12. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa
bí mật nhà nước

1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát
hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.

2. Bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu
giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.

3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ,
bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.

Điều 13. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật
nhà nước

1. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà
nước ở trong nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người
làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, tổ chức thực hiện.

2. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà
nước giữa cơ quan, tổ chức ở trong nước với cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở
nước ngoài hoặc giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài với nhau do
giao liên ngoại giao hoặc người được giao nhiệm vụ thực hiện.

3. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà
nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong.

4. Trong quá trình vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật
nhà nước phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải
có lực lượng bảo vệ.

5. Vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch
vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.

6. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
phải kiểm tra, đối chiếu để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý;
việc giao, nhận phải được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi riêng, người nhận phải ký
nhận.

7. Chính phủ quy định chi
tiết việc giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Điều 14. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi
nơi lưu giữ

1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi
nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp
phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật
nhà nước cho phép.

2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi
nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ,
g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc cấp phó được ủy quyền cho
phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.

3. Trong quá trình mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà
nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn.

4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà
nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người
mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ
quan, tổ chức trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và
khắc phục hậu quả.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc mang tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ.

Điều 15. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ
quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp
đến bí mật nhà nước

1. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 11 của Luật này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định
thẩm quyền cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

3. Cơ quan, tổ chức và người Việt Nam được giao thực hiện
nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước được đề nghị cung cấp, chuyển
giao bí mật nhà nước.

4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật
nhà nước phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp,
chuyển giao bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức;
người đại diện cơ quan, tổ chức; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao;
mục đích sử dụng và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Người đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước
phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao
bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ họ và tên; số
Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng
minh Công an nhân dân hoặc số giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp
; địa chỉ liên lạc; vị trí công tác; bí mật nhà nước đề
nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.

6. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà
nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 16. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí
mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định cung cấp, chuyển giao
bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người
có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1 Điều 11
của Luật này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, độ
Mật thuộc phạm vi quản lý.

2. Bí mật nhà nước chỉ được cung cấp, chuyển giao cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế
hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước.

3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển
giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì
chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà
nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, người đại diện cơ quan,
tổ chức; quốc tịch, số Hộ chiếu, chức vụ của người đại diện; bí mật nhà nước đề
nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và
không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung
cấp, chuyển giao.

4. Cá nhân nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển giao bí
mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình
hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. Văn bản
đề nghị phải ghi rõ họ và tên; sốHộ chiếu, địa chỉ liên lạc; bí
mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí
mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng
ý của bên cung cấp, chuyển giao.

5. Cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác
quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước có trách nhiệm
chuyển đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 3 và
khoản 4 Điều này đến người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao
bí mật nhà nước.

6. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà
nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 17. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật
nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam

1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung
bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này về việc sử dụng nội dung bí mật nhà
nước;

b) Thành phần tham dự là đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người được giao thực
hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước;

c) Địa điểm tổ chức bảo
đảm an toàn, không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;

d) Sử dụng các phương
tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước;

đ) Có phương án bảo vệ hội
nghị, hội thảo, cuộc họp;

e) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thu hồi
sau hội nghị, hội thảo, cuộc họp.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội
nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các
yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung
bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định
của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp.

4. Chính phủ quy định chi tiết các điểm c, d và đ khoản 1
Điều này.

Điều 18. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước
ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước

1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố
nước ngoài tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu
sau đây:

a) Do cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức;

b) Được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền
quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này về việc sử dụng nội dung bí mật nhà
nước;

c) Thành phần tham dự theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 17 của Luật này; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tham
gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí
mật nhà nước;

d) Bảo đảm yêu cầu quy định tại các điểm c, d, đ và e
khoản 1 Điều 17 của Luật này.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội
nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các
yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung
bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định
của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp; không
được cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba.

Điều 19. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước

1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian
được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:

a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;

b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;

c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.

2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể
ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài
liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.

3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc
khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà
nước.

Điều 20. Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước

1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc
giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

2. Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí
mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết
định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời
hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

3.
Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức
khác xác định việc gia hạn.

4. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức
đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được
thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức
khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Điều 21. Điều chỉnh độ mật

1. Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã
được xác định của bí mật nhà nước.

2. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật
nhà nước.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí
mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.

4.
Bí mật nhà nước sau khi điều chỉnh độ mật phải được đóng dấu, có văn bản hoặc
hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.

5. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ
quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được
thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc
hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà
nước thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Giải mật

1.
Giải mật là xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước.

2.
Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a)
Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19 của Luật này và thời
gian gia hạn quy định tại Điều 20 của Luật này;

b)
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế
– xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;

c)
Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.

3.
Trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này thì đương nhiên giải
mật.

Trường
hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà
nước phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật và
thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Việc giải mật đối với bí mật nhà nước trong trường hợp
quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:

a)
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước thành lập Hội đồng
giải mật;

b)
Hội đồng giải mật bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức xác định bí mật
nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;

c)
Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu
cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định;

d)
Bí mật nhà nước sau khi giải mật phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác
xác định việc giải mật; trường hợp giải mật một phần thì quyết định giải mật
phải thể hiện đầy đủ nội dung thông tin giải mật;

đ)
Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng giải
mật; bí mật nhà nước đề nghị giải mật; biên bản họp Hội đồng giải mật; quyết
định giải mật và tài liệu khác có liên quan.

5. Đối với bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ,
nếu không xác định được cơ quan xác định bí mật nhà nước thì Lưu trữ lịch sử
quyết định việc giải mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

6. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật,
cơ quan, tổ chức quyết định giải mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được
thông báo về việc giải mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức
khác xác định việc giải mật đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Điều 23. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1.
Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:

a)
Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi
ích quốc gia, dân tộc;

b)
Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải
đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;

b) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;

c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy
không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.

3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 11 của Luật này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí
mật nhà nước;

b) Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy
tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
thuộc
phạm vi quản lý
;

c)
Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định
tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay
bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

4.
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a)
Người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định
thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

b)
Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo
cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ
tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và
đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;

c)
Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài
liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm
quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định;

d)
Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu
hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản
họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác
có liên quan.

5.
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực
hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu; việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí
mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp
luật về lưu trữ.

Chương IV. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ
NƯỚC

Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan,
tổ chức

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật
nhà nước.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và
phương án bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật
nhà nước;

d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước;

đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

e) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước
theo phân công của Chính phủ;

g) Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật,
hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban
cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ
quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch
nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản chuyên ngành liên quan đến bảo vệ bí
mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định của Luật này;

c) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ bí mật
nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương;

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân trực thuộc;

đ) Phân công người thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo
vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.

4. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý và thực
hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh
vực cơ yếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan;

b) Tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và phát triển hệ
thống thông tin mật mã quốc gia; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung
cấp và sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;

c)
Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 25. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
trực tiếp quản lý bí mật nhà nước

1. Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan,
tổ chức, trừ cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của
pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức
thuộc phạm vi quản lý.

3. Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có
thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

4. Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi
người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ
hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật
nhà nước.

Điều 26. Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp
quản lý bí mật nhà nước

1. Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của
cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;

c) Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;

d) Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức
trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.

2. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm
sau đây:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các
biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;

c) Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí
mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử
lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức
xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;

d) Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì
lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải
bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết
bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các quy định của Luật này liên quan đến lập, thẩm
định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia
hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2019.

3. Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số
30/2000/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

Bí mật nhà nước đã được xác định trước ngày 01 tháng
01 năm 2019 được xác định thời hạn bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của
Luật này.
Cơ quan, tổ chức đã xác định bí mật nhà nước có trách
nhiệm xác định thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước đó bảo đảm kết thúc
trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Trường hợp thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước kết thúc
trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì phải tiến hành gia hạn thời
hạn bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 20 của Luật này tính từ thời
điểm gia hạn; nếu không được gia hạn thì phải giải mật theo quy định của Pháp
lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số
30/2000/PL-UBTVQH10.

Trường hợp thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước kết thúc
sau thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì bí mật nhà nước thuộc danh mục
bí mật nhà nước được ban hành theo quy định của Luật này tiếp tục được bảo vệ
đến hết thời hạn đã được xác định hoặc gia hạn; nếu không còn thuộc danh mục bí
mật nhà nước thì phải giải mật theo quy định của Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2018. 

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3829/feed/ 0
MỤC LỤC NGHỊ ĐỊNH 35/2006/NĐ-CP https://docluat.vn/archive/3828/ https://docluat.vn/archive/3828/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:53 +0000 https://docluat.vn/muc-luc-nghi-dinh-35-2006-nd-cp/

1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ
1.4 Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại
2 Chương II. HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
3 Mục 1.  ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
3.1 Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
3.2 Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền
3.3 Điều 7. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
4 Mục 2. CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
4.1 Điều 8. Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền
4.2 Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nhận quyền
4.3 Điều 10. Các đối tượng sở hữu công nghiệp trong nhượng quyền thương mại
4.4 Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
4.5 Điều 12. Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại
4.6 Điều 13. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại
4.7 Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
4.8 Điều 15. Chuyển giao quyền thương mại
4.9 Điều 16. Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
5 Mục 3. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
5.1 Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
5.2 Điều 18. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
5.3 Điều 19. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
5.4 Điều 20. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
5.5 Điều 21. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại
5.6 Điều  22. Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
5.7 Điều 23. Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
6 Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM
6.1 Điều 24. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại
6.2 Điều 25. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính
6.3 Điều 26. Khiếu nại, tố cáo
7 Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
7.1 Điều 27. Quy định chuyển tiếp
7.2 Điều 28. Hiệu lực thi hành
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3828/feed/ 0
Luật 66/2006/QH11 về hàng không dân dụng Việt Nam https://docluat.vn/archive/3827/ https://docluat.vn/archive/3827/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:47 +0000 https://docluat.vn/luat-66-2006-qh11-ve-hang-khong-dan-dung-viet-nam/
1 Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Áp dụng pháp luật
1.4 Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
1.5 Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng
1.6 Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
1.7 Điều 7. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng
1.8 Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
1.9 Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
1.10 Điều 10. Thanh tra hàng không
1.11 Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
1.12 Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng
2 Chương 2. TÀU BAY
3 MỤC 1. QUỐC TỊCH TÀU BAY
3.1 Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
3.2 Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
3.3 Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
3.4 Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
4 MỤC 2. TIÊU CHUẨN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY
4.1 Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
4.2 Điều 18. Giấy chứng nhận loại
4.3 Điều 19. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay
4.4 Điều 20. Thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay
4.5 Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
5 MỤC 3. KHAI THÁC TÀU BAY
5.1 Điều 22. Người khai thác tàu bay
5.2 Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
5.3 Điều 24. Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
5.4 Điều 25. Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay
5.5 Điều 26. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay
5.6 Điều 27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
6 MỤC 4. QUYỀN ĐỐI VỚI TÀU BAY
6.1 Điều 28. Các quyền đối với tàu bay
6.2 Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
6.3 Điều 30. Chuyển quyền sở hữu tàu bay
6.4 Điều 31. Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay
6.5 Điều 32. Thế chấp tàu bay
6.6 Điều 33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
6.7 Điều 34. Các khoản nợ ưu tiên
7 MỤC 5. THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY
7.1 Điều 35. Hình thức thuê, cho thuê tàu bay
7.2 Điều 36. Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay
7.3 Điều 37. Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay
7.4 Điều 38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay
7.5 Điều 39. Chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
7.6 Điều 40. Chuyển giao nghĩa vụ giữa quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và quốc gia của người khai thác tàu bay
8 MỤC 6. ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN CHUYẾN BAY, TẠM GIỮ, BẮT GIỮ TÀU BAY
8.1 Điều 41. Đình chỉ thực hiện chuyến bay
8.2 Điều 42. Yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
8.3 Điều 43. Tạm giữ tàu bay
8.4 Điều 44. Bắt giữ tàu bay
8.5 Điều 45. Khám xét tàu bay
8.6 Điều 46. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển
9 Chương 3. CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
10 MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
10.1 Điều 47. Cảng hàng không, sân bay
10.2 Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
10.3 Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
10.4 Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
10.5 Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
10.6 Điều 52. Đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng
10.7 Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
10.8 Điều 54. Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
10.9 Điều 55. Quy định chi tiết việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
11 MỤC 2. QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
11.1 Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
11.2 Điều 57. Quản lý đất cảng hàng không, sân bay
11.3 Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
12 MỤC 3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
12.1 Điều 59. Cảng vụ hàng không
12.2 Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không
12.3 Điều 61. Hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay
13 MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
13.1 Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
13.2 Điều 63. Doanh nghiệp cảng hàng không
13.3 Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
13.4 Điều 65. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
13.5 Điều 66. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
13.6 Điều 67. Quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
14 Chương 4. NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
15 MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
15.1 Điều 68. Nhân viên hàng không
15.2 Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
15.3 Điều 70. Quy định chi tiết về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và cơ sở y tế giám định sức khoẻ
16 MỤC 2. TỔ BAY
16.1 Điều 71. Thành phần tổ bay
16.2 Điều 72. Tổ lái
16.3 Điều 73. Tiếp viên hàng không
16.4 Điều 74. Người chỉ huy tàu bay
16.5 Điều 75. Quyền của người chỉ huy tàu bay
16.6 Điều 76. Nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay
16.7 Điều 77. Quyền lợi của thành viên tổ bay
16.8 Điều 78. Nghĩa vụ của thành viên tổ bay
17 Chương 5. HOẠT ĐỘNG BAY
18 MỤC 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAY
18.1 Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
18.2 Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
18.3 Điều 81. Cấp phép bay
18.4 Điều 82. Điều kiện cấp phép bay
18.5 Điều 83. Chuẩn bị chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau chuyến bay
18.6 Điều 84. Yêu cầu đối với tàu bay và tổ bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam
18.7 Điều 85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
18.8 Điều 86. Khu vực nguy hiểm
18.9 Điều 87. Bay trên khu vực đông dân
18.10 Điều 88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
18.11 Điều 89. Công bố thông tin hàng không
18.12 Điều 90. Cưỡng chế tàu bay vi phạm
18.13 Điều 91. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự
18.14 Điều 92. Quản lý chướng ngại vật
18.15 Điều 93. Quản lý tần số
18.16 Điều 94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
19 MỤC 2. DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
19.1 Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
19.2 Điều 96. Dịch vụ không lưu
19.3 Điều 97. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
19.4 Điều 98. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
19.5 Điều 99. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
19.6 Điều 100. Quy định chi tiết về bảo đảm hoạt động bay
20 MỤC 3. TÌM KIẾM, CỨU NẠN
20.1 Điều 101. Thông báo tình trạng lâm nguy, lâm nạn
20.2 Điều 102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
20.3 Điều 103. Trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn
21 MỤC 4. ĐIỀU TRA SỰ CỐ, TAI NẠN TÀU BAY
21.1 Điều 104. Sự cố, tai nạn tàu bay
21.2 Điều 105. Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
21.3 Điều 106. Trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
21.4 Điều 107. Quyền của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
21.5 Điều 108. Trách nhiệm thông báo và bảo vệ chứng cứ
22 Chương 6. VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
23 MỤC 1. DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
23.1 Điều 109. Kinh doanh vận chuyển hàng không
23.2 Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
23.3 Điều 111. Điều lệ vận chuyển
24 MỤC 2. KHAI THÁC VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
24.1 Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
24.2 Điều 113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
24.3 Điều 114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
24.4 Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
24.5 Điều 116. Giá cước vận chuyển hàng không
24.6 Điều 117. Vận chuyển hỗn hợp
24.7 Điều 118. Vận chuyển kế tiếp
24.8 Điều 119. Đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không
24.9 Điều 120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam
24.10 Điều 121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê
24.11 Điều 122. Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không
24.12 Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
24.13 Điều 124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
24.14 Điều 125. Điều kiện, thủ tục và việc đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé của hãng hàng không nước ngoài
24.15 Điều 126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính
24.16 Điều 127. Kiểm tra, thanh tra khai thác vận chuyển hàng không
25 MỤC 3. VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
25.1 Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
25.2 Điều 129. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
25.3 Điều 130. Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
25.4 Điều 131. Lập vận đơn hàng không
25.5 Điều 132. Giấy tờ về tính chất của hàng hóa
25.6 Điều 133. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa vận chuyển nhiều kiện hàng hóa
25.7 Điều 134. Các trường hợp hàng hóa bị từ chối vận chuyển
25.8 Điều 135. Trách nhiệm của người gửi hàng trong việc cung cấp thông tin
25.9 Điều 136. Trả hàng hóa
25.10 Điều 137. Quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc quan hệ với bên thứ ba
25.11 Điều 138. Giá trị chứng cứ của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
25.12 Điều 139. Quyền định đoạt hàng hóa
25.13 Điều 140. Từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận
25.14 Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp
25.15 Điều 142. Thanh lý hàng hóa
26 MỤC 4. VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ
26.1 Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
26.2 Điều 144. Vé hành khách, thẻ hành lý
26.3 Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
26.4 Điều 146. Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình
26.5 Điều 147. Quyền của hành khách
26.6 Điều 148. Nghĩa vụ của hành khách
26.7 Điều 149. Vận chuyển hành lý
26.8 Điều 150. Thanh lý hành lý
27 MỤC 5. VẬN CHUYỂN THEO HỢP ĐỒNG VÀ VẬN CHUYỂN THỰC TẾ
27.1 Điều 151. Người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế
27.2 Điều 152. Trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế
27.3 Điều 153. Người nhận khiếu nại hoặc yêu cầu
27.4 Điều 154. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhân viên, đại lý
27.5 Điều 155. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại
27.6 Điều 156. Người bị khởi kiện
28 MỤC 6. VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT
28.1 Điều 157. Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư
28.2 Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm
28.3 Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
29 Chương 7. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
30 MỤC 1. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN
30.1 Điều 160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách
30.2 Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
30.3 Điều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý
30.4 Điều 163. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
30.5 Điều 164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm
30.6 Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
30.7 Điều 166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
30.8 Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
30.9 Điều 168. Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển
30.10 Điều 169. Tiền trả trước
30.11 Điều 170. Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển
30.12 Điều 171. Quyền của nhân viên, đại lý của người vận chuyển khi bị khiếu nại
30.13 Điều 172. Thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế
30.14 Điều 173. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
30.15 Điều 174. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
31 MỤC 2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở MẶT ĐẤT
31.1 Điều 175. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
31.2 Điều 176. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
31.3 Điều 177. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
31.4 Điều 178. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
31.5 Điều 179. Quyền khởi kiện để truy đòi của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
31.6 Điều 180. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
31.7 Điều 181. Các trường hợp người khai thác tàu bay mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
31.8 Điều 182. Giải quyết bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổng giá trị thiệt hại thực tế vượt quá giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
31.9 Điều 183. Các trường hợp người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
31.10 Điều 184. Miễn kê biên tiền bảo hiểm, tiền bảo đảm
31.11 Điều 185. Thẩm quyền xét xử của Toà án
31.12 Điều 186. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
31.13 Điều 187. Áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
32 MỤC 3. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI TÀU BAY VA CHẠM HOẶC GÂY CẢN TRỞ NHAU
32.1 Điều 188. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau
32.2 Điều 189. Trách nhiệm liên đới
33 Chương 8. AN NINH HÀNG KHÔNG
33.1 Điều 190. An ninh hàng không
33.2 Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
33.3 Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
33.4 Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
33.5 Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
33.6 Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
33.7 Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
33.8 Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
34 Chương 9. HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG CHUNG
34.1 Điều 198. Điều kiện hoạt động hàng không chung
34.2 Điều 199. Quản lý hoạt động hàng không chung
34.3 Điều 200. Hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng không chung
34.4 Điều 201. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại
35 Chương 10. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
35.1 Điều 202. Hiệu lực thi hành
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

LUẬT
66/2006/QH11

ngày
29 tháng 06 năm 2006

HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

Căn cứ vào Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ
10;

Luật này quy định về hàng
không dân dụng.

Chương
1
. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều
1. Phạm vi điều chỉnh

1.
Luật này quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy định về tàu
bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển
hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung
và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng.

2.
Luật này không quy định về hoạt động của tàu bay công vụ, bao gồm tàu bay quân
sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và các tàu bay khác sử
dụng cho mục đích công vụ nhà nước, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng
vào mục đích dân dụng hoặc những trường hợp khác được Luật hàng không dân dụng
Việt Nam quy định.

Điều
2. Đối tượng áp dụng

1.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không
dân dụng tại Việt Nam.

2.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài, nếu pháp luật
của nước ngoài không có quy định khác.

3.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không
dân dụng ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

Vùng
thông báo bay là khu vực trên không có kích thước xác định mà tại đó dịch vụ
thông báo bay và dịch vụ báo động được cung cấp.

Điều
3. Áp dụng pháp luật

1.
Đối với những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng không dân dụng không
được Luật này điều chỉnh thì áp dụng các quy định pháp luật tương ứng của Việt
Nam.

2.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật
khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng thì áp
dụng quy định của Luật này.

3.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó.

Điều
4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật

1.
Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ
xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối
với tàu bay.

2.
Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu
bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.

3.
Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay được áp
dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.

4.
Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở
nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng
đối với việc bồi thường thiệt hại.

Điều
5. Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng

1.
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo
đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng
không phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2.
Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng
không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.

3.
Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.

4.
Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Điều
6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng

1.
Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng hàng không, sân bay, các công
trình khác thuộc kết cấu hạ tầng hàng không dân dụng để bảo đảm giao thông vận
tải bằng đường hàng không phát triển an toàn, hiệu quả và đồng bộ.

2.
Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh
tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hợp tác,
đầu tư trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

3.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các hãng hàng không Việt Nam cung cấp dịch
vụ vận chuyển hàng không, khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế
– xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

4.
Nhà nước khuyến khích việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và
đào tạo nguồn nhân lực để phát triển hoạt động hàng không dân dụng.

5. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không
dân dụng.

Điều
7. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng

1.
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng phải tuân thủ quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.
Tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; trang bị, thiết bị cảng hàng
không, sân bay và các trang bị, thiết bị kỹ thuật mặt đất khác phải đáp ứng
tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và được kiểm tra để phòng ngừa và xử lý kịp
thời các ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Điều
8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng

1.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình về hàng không dân
dụng.

2.
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
ngành hàng không dân dụng.

3.
Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam và ở vùng thông báo
bay, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay.

4.
Quy hoạch, quản lý việc tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ trì,
phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các tổ chức khác tại
cảng hàng không, sân bay.

5.
Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không.

6.
Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

7.
Quản lý việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động
cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các trang bị,
thiết bị, vật tư khác phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.

8.
Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu
khác liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.

9.
Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng; tổ
chức và bảo đảm an ninh, an toàn các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay đặc
biệt.

10.
Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.

11.
Hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng.

12.
Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân
dụng.

13.
Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng; bảo
vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.

14.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt
động hàng không dân dụng.

Điều
9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng

1.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.

2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.

3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và
bảo vệ vùng trời Việt Nam; giám sát hoạt động bay dân dụng; phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động
hàng không dân dụng.

4.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân
dụng theo quy định của Chính phủ.

5.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại địa phương.

Điều
10. Thanh tra hàng không

1. Thanh tra hàng không thuộc Thanh tra Bộ
Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàng không dân
dụng.

2. Thanh tra hàng không có các nhiệm vụ và
quyền hạn sau đây:

a)
Thanh tra việc tuân thủ các quy định về giấy tờ, tài liệu, chứng chỉ, giấy
phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng; tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm an toàn kỹ thuật và điều kiện đối với tàu bay, trang bị,
thiết bị phục vụ tàu bay, cảng hàng không, sân bay, bảo đảm hoạt động bay và
các lĩnh vực khác của hoạt động hàng không dân dụng;

b)
Đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân và phương tiện vi phạm quy định về an
toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện kỹ
thuật an toàn hàng không, an ninh hàng không;

c) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d)
Tạm giữ tàu bay;

đ)
Phối hợp với Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ
quan hữu quan ở địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi
phạm pháp luật về hàng không dân dụng;

e)
Kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý và khắc phục những vi phạm trong hoạt
động hàng không dân dụng.

3.
Thanh tra hàng không được trang bị đồng phục, phù hiệu và phương tiện cần
thiết.

4.
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra hàng không thực hiện theo quy định của Luật
này và pháp luật về thanh tra.

Điều
11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không

1.
Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không bao gồm:

a) Phí bay qua vùng trời, phí nhượng quyền
khai thác và phí khác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;

b)
Lệ phí cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng
không dân dụng;

c)
Giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động
bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách;

d) Giá dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân
bay.

2. Bộ Tài chính quy định mức phí, lệ phí và
giá dịch vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này theo đề nghị của
Bộ Giao thông vận tải.

3. Doanh nghiệp quyết định các loại giá quy
định tại điểm d khoản 1 Điều này trong khung giá do Bộ Tài chính quy định theo
đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Điều
12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng

1.
Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

a)
Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị
hàng không mà không có giấy phép phù hợp;

b)
Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ
phù hợp;

c)
Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến
an toàn bay, môi trường và dân sinh;

d)
Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;

đ)
Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng
cho hoạt động hàng không dân dụng;

e)
Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều
hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều
khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai
thác tại khu bay;

g)
Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả
năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị
quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;

h)
Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng
không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều
khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt
các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động
của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;

i)
Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận
cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh
hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc
nhận biết cảng hàng không, sân bay;

k)
Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;

l)
Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;

m)
Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào
cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;

n)
Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật
ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu,
thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;

o)
Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của
người khác trong tàu bay;

p)
Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.

2.
Quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu
bay công vụ.

Chương 2. TÀU BAY

MỤC 1. QUỐC TỊCH TÀU
BAY

Điều
13. Đăng ký quốc tịch tàu bay

1.
Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với
không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay
khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với
không khí phản lại từ bề mặt trái đất.

2. Tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam
phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)
Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài;

b)
Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;

c)
Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc
công nhận.

3.
Tàu bay đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam được
tạm thời đăng ký mang quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm
b và điểm c khoản 2 Điều này.

4.
Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt
Nam khai thác phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp là cá nhân
thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam.

5. Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân
nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê không có tổ
bay, thuê mua được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

6. Sổ đăng bạ tàu bay ViệtNam được mở công
khai và ghi các thông tin về đăng ký quốc tịch tàu bay. Tổ chức, cá nhân có
quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng bạ tàu bay ViệtNam và
phải nộp lệ phí
.

7.
Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam từ thời điểm ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt
Nam. Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay.

8.
Người đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí.

Điều
14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay

Tàu
bay bị xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

1.
Bị tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 3 Điều 103 của Luật này;

2.
Hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi;

3.
Không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;

4.
Theo đề nghị của người đăng ký tàu bay.

Điều
15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay

Khi
hoạt động, tàu bay phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký
phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.

Điều
16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay

Trình
tự, thủ tục đăng ký, xoá đăng ký quốc tịch ViệtNam của tàu bay do Chính phủ quy
định.

MỤC
2. TIÊU CHUẨN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY

Điều
17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay

1.
Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận
đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

2.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau
đây:

a)
Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;

b)
Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;

c)
Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;

d)
Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.

3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện bay phải nộp lệ phí.

4.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được
công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà
Việt Nam quy định hoặc công nhận.

Điều
18. Giấy chứng nhận loại

1.
Giấy chứng nhận loại được cấp hoặc công nhận nếu thiết kế của tàu bay, động cơ
tàu bay, cánh quạt tàu bay đáp ứng tiêu chuẩn đủ điều kiện bay mà Việt Nam quy
định hoặc được công nhận.

2. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận loại
phải nộp lệ phí.

3.
Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập
khẩu vào Việt Nam phải phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng do Bộ Giao
thông vận tải cấp hoặc công nhận.

Điều
19. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay
và phụ tùng tàu bay

1. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu
bay khi xuất khẩu phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện bay xuất khẩu. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất
khẩu phải nộp lệ phí.

2.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ
tùng tàu bay phải bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, an ninh quốc
gia, phù hợp với nhu cầu khai thác kinh doanh.

Tuổi
tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam do Chính phủ quy định.

3.
Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay nhập khẩu với mục
đích làm đồ dùng học tập và các mục đích phi hàng không khác không được sử dụng
vào hoạt động hàng không dân dụng.

Điều
20. Thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh
quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay

1.
Việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay,
cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải bảo đảm tuân
thủ tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử
nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu
bay tại Việt Nam phải có giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp. Người đề nghị
cấp giấy phép phải nộp lệ phí.

3.
Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang
bị, thiết bị tàu bay mang quốc tịch Việt Nam chỉ được bảo dưỡng tại cơ sở bảo
dưỡng và theo chương trình bảo dưỡng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Điều
21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay

Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; thủ tục cấp,
công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, Giấy chứng nhận loại; tiêu chuẩn,
thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm
tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay.

MỤC
3. KHAI THÁC TÀU BAY

Điều
22. Người khai thác tàu bay

1.
Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.

2.
Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương
mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người
khai thác tàu bay.

Người
khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích
thương mại.

Điều
23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay

1.
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp cho tổ chức để chứng nhận việc
đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và loại hình khai thác
quy định.

2.
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay khi đáp ứng các điều
kiện sau đây:

a)
Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu
bay phù hợp;

b)
Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;

c)
Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp
với tính chất và quy mô khai thác;

d)
Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;

đ)
Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.

3. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận người
khai thác tàu bay phải nộp lệ phí.

Điều
24. Trách nhiệm của người khai thác tàu bay

1.
Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an
toàn.

2.
Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.

3.
Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.

4.
Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành
thạo cho các loại hình khai thác.

5.
Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.

6.
Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả
trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác,
bảo dưỡng tàu bay.

7.
Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.

Điều
25. Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay

1.
Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu
sau đây:

a)
Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay;

b)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;

c)
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;

d)
Giấy phép, chứng chỉ phù hợp của thành viên tổ bay;

đ)
Nhật ký bay;

e)
Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, nếu được lắp đặt;

g)
Tài liệu hướng dẫn bay dành cho tổ lái;

h)
Danh sách hành khách trong trường hợp vận chuyển hành khách;

i)
Bản kê khai hàng hóa trong trường hợp vận chuyển hàng hóa;

k)
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

l)
Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay.

2.
Giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải là bản chính, trừ Giấy
chứng nhận người khai thác tàu bay.

3.
Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay mang quốc tịch nước ngoài thực hiện các
chuyến bay đến và đi từ Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc
gia đăng ký quốc tịch tàu bay.

Điều
26. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay

Tàu
bay khi khai thác phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu
bay và động cơ tàu bay.

Điều
27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay

Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc hướng dẫn khai thác tàu bay, điều
kiện, thủ tục và trình tự cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, Giấy
phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay; yêu cầu bảo vệ môi trường đối
với tàu bay và động cơ tàu bay.

MỤC
4. QUYỀN ĐỐI VỚI TÀU BAY

Điều
28. Các quyền đối với tàu bay

1.
Các quyền đối với tàu bay bao gồm:

a)
Quyền sở hữu tàu bay;

b)
Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở
lên;

c)
Thế chấp, cầm cố tàu bay;

d)
Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

2.
Các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm quyền đối với
thân, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị vô tuyến điện của
tàu bay và các trang bị, thiết bị khác được sử dụng trên tàu bay đó không phụ
thuộc vào việc đã lắp đặt trên tàu bay hoặc tạm thời tháo khỏi tàu bay.

Điều
29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay

1.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều
28 của Luật này phải đăng ký các quyền đó theo quy định của Chính phủ.

2. Người đề nghị đăng ký các quyền đối với
tàu bay phải nộp lệ phí.

3.
Các vấn đề liên quan đến các quyền đã đăng ký của cùng một tàu bay phải được
ghi trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.

Việc
đăng ký các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực từ
thời điểm được cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.

4.
Việc chuyển đăng ký các quyền đối với tàu bay từ Việt Nam ra nước ngoài phải
được sự đồng ý của những người có các quyền đó, trừ trường hợp tàu bay bị bán
để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài đã có
hiệu lực pháp luật.

Điều
30. Chuyển quyền sở hữu tàu bay

1.
Việc chuyển quyền sở hữu tàu bay phải được lập thành văn bản và có hiệu lực từ
thời điểm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.

2.
Việc chuyển quyền sở hữu tàu bay không làm mất quyền ưu tiên thanh toán tiền
công cứu hộ, giữ gìn tàu bay, trừ trường hợp tàu bay bị bán để thi hành bản án,
quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.

Điều
31. Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay

Doanh
nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay thuộc sở hữu nhà nước có
quyền, nghĩa vụ như chủ sở hữu tàu bay theo quy định của Luật này và pháp luật
về doanh nghiệp.

Điều
32. Thế chấp tàu bay

1.
Người thế chấp tàu bay giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay
của tàu bay thế chấp.

2.
Thế chấp tàu bay thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả
các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3.
Trong trường hợp một tàu bay là tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ thì thứ tự
thế chấp được xác định theo thời gian đăng ký thế chấp.

4.
Sau khi các khoản nợ ưu tiên đã được thanh toán, những chủ nợ đã được đăng ký
thế chấp được trả nợ theo thứ tự đăng ký.

5.
Tàu bay đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, trừ trường hợp có sự đồng
ý của người nhận thế chấp.

6.
Đăng ký thế chấp tàu bay bị xoá trong các trường hợp sau đây:

a)
Nghĩa vụ được bảo đảm đã chấm dứt;

b)
Hợp đồng thế chấp tàu bay bị huỷ bỏ;

c)
Tàu bay là tài sản thế chấp đã được xử lý;

d)
Có bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực
pháp luật về việc huỷ bỏ thế chấp tàu bay hoặc tuyên bố hợp đồng thế chấp tàu
bay vô hiệu;

đ)
Theo đề nghị của người nhận thế chấp tàu bay.

7.
Trong trường hợp tàu bay thế chấp bị mất tích hoặc hư hỏng đã được bảo hiểm thì
người nhận thế chấp đã đăng ký thế chấp được hưởng số tiền bảo hiểm đó.

Điều
33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay

1.
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay được hưởng quyền ưu
tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay và các chi phí có liên quan.

2.
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc cứu hộ, giữ gìn tàu
bay, tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay đăng ký quyền ưu
tiên thanh toán tại khoản 1 Điều này theo quy định của Chính phủ; người yêu cầu
đăng ký quyền ưu tiên thanh toán từ việc cứu hộ, gìn giữ tàu bay phải nộp lệ
phí.

3.
Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, quyền ưu tiên thanh toán tiền công
cứu hộ, giữ gìn tàu bay bị chấm dứt, trừ các trường hợp sau đây:

a)
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay đã đăng ký quyền ưu
tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay;

b)
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay và tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ thanh toán đã thoả thuận với nhau về số tiền phải thanh toán;

c)
Tổ chức, cá nhân cứu hộ, giữ gìn tàu bay đã khởi kiện về thanh toán tiền công
cứu hộ, giữ gìn tàu bay.

Điều
34. Các khoản nợ ưu tiên

1.
Các khoản nợ ưu tiên được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a)
Án phí và các chi phí cho việc thi hành án;

b)
Tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay và các chi phí có liên quan.

2.
Các khoản nợ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thanh toán theo thứ tự khoản
nợ nào phát sinh sau thì được thanh toán trước.

MỤC
5. THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY

Điều
35. Hình thức thuê, cho thuê tàu bay

1.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam được thuê, cho thuê tàu bay để thực hiện vận chuyển
hàng không và các hoạt động hàng không dân dụng khác.

2.
Thuê, cho thuê tàu bay bao gồm các hình thức sau đây:

a)
Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay;

b)
Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay.

3.
Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được lập thành văn bản.

Điều
36. Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay

1.
Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay, tàu bay được khai thác theo
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cho thuê.

2.
Bên cho thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng,
khai thác tàu bay.

Điều
37. Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay

1.
Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay, tàu bay được khai thác
theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên thuê.

2.
Bên thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng,
khai thác tàu bay.

3.
Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu bay không có tổ bay của nước
ngoài, nếu phát sinh những yêu cầu đặc biệt của bên thuê về phương tiện, thiết
bị trên tàu bay, thiết bị liên lạc và dẫn đường thì phải được Bộ Giao thông vận
tải chấp thuận.

Điều
38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay

Khi
sử dụng tàu bay thuê, bên thuê không được cho bên cho thuê hoặc bất kỳ người có
liên quan nào khác hưởng các lợi ích kinh tế hoặc sử dụng các quyền vận chuyển
hàng không của bên thuê.

Điều
39. Chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ
chức, cá nhân nước ngoài

1.
Việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân
nước ngoài phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản sau khi xem
xét các nội dung sau đây:

a)
Hình thức thuê;

b)
Tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay;

c)
Thời hạn thuê;

d)
Số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê;

đ)
Quốc tịch tàu bay;

e)
Giấy chứng nhận liên quan đến tàu bay;

g)
Thoả thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý,
hàng hóa và đối với người thứ ba ở mặt đất;

h)
Tổ chức chịu trách nhiệm khai thác, bảo dưỡng tàu bay theo Giấy chứng nhận
người khai thác tàu bay.

2.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê, cho thuê tàu bay phải cung cấp bản sao hợp đồng
thuê, cho thuê và các tài liệu có liên quan theo yêu cầu để xem xét chấp thuận;
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm trả lời trong thời hạn bảy ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ các tài liệu này.

3.
Thủ tục chấp thuận quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với việc
thuê tàu bay có thời hạn không quá bảy ngày liên tục trong các trường hợp sau
đây:

a)
Thay thế tàu bay khác làm nhiệm vụ chuyên cơ hoặc bị trưng dụng vào các mục đích
công vụ nhà nước khác;

b)
Thay thế tàu bay bị tai nạn, sự cố kỹ thuật;

c)
Thay thế tàu bay không khai thác được vì lý do bất khả kháng.

Tổ
chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu bay quy định tại khoản này phải thông báo bằng
văn bản cho Bộ Giao thông vận tải về việc bên cho thuê có Giấy chứng nhận người
khai thác tàu bay phù hợp.

4.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng, tái xuất tàu bay thuê
hoặc đưa tàu bay cho thuê về Việt Nam trong trường hợp hợp đồng hết hiệu lực,
Giấy phép tạm nhập khẩu tàu bay thuê hoặc Giấy phép tạm xuất khẩu tàu bay cho
thuê hết hiệu lực hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều
40. Chuyển giao nghĩa vụ giữa quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và quốc gia
của người khai thác tàu bay

1.
Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ
chức, cá nhân nước ngoài thì Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận với cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay hoặc của quốc gia của người
khai thác tàu bay có liên quan để tiếp nhận hoặc chuyển giao nghĩa vụ của quốc
gia đăng ký quốc tịch tàu bay phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quốc
gia của người khai thác tàu bay là quốc gia nơi người khai thác tàu bay có trụ
sở chính nếu người khai thác là tổ chức hoặc nơi thường trú nếu người khai thác
là cá nhân.

2.
Thoả thuận quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
liên quan đến việc thực hiện:

a)
Quy định về bảo đảm hoạt động bay;

b)
Quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;

c)
Yêu cầu đối với thành viên tổ bay;

d)
Quy định liên quan đến lắp đặt và sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay.

MỤC
6. ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN CHUYẾN BAY, TẠM GIỮ, BẮT GIỮ TÀU BAY

Điều
41. Đình chỉ thực hiện chuyến bay

1.
Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi xảy ra một trong
các trường hợp sau đây:

a)
Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc
gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc
phòng, an ninh;

b)
Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn
hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch
bay, thực hiện phép bay;

c)
Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng
không;

d)
Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.
Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Giám đốc
Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không lập biên bản và ra quyết định đình
chỉ thực hiện chuyến bay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay có hiệu lực
ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không
lưu và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

3.
Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay thì
quyết định đó có hiệu lực ngay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay phải
được gửi ngay sau đó cho Cảng vụ hàng không nơi tàu bay dự định khởi hành.

4.
Người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay phải tuân thủ quyết định đình
chỉ thực hiện chuyến bay và có quyền yêu cầu cơ quan hoặc người ra quyết định
làm rõ lý do đình chỉ.

5.
Tàu bay bị đình chỉ thực hiện chuyến bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau
khi không còn các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.

Điều
42. Yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay

1.
Tàu bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam có thể bị yêu cầu hạ cánh tại cảng
hàng không, sân bay khi chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không,
an ninh hàng không hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

2.
Trường hợp phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an
ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định yêu cầu tàu
bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; quyết định này có hiệu lực ngay.

3.
Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng
hàng không, sân bay thì quyết định này có hiệu lực ngay. Quyết định yêu cầu tàu
bay hạ cánh phải được gửi ngay sau đó cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và
Cảng vụ hàng không có liên quan.

4.
Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan có trách nhiệm yêu cầu tàu bay hạ
cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Giám đốc Cảng vụ hàng
không và cơ quan khác có thẩm quyền. Trường hợp vì lý do an toàn của chuyến
bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có quyền không thực hiện yêu cầu tàu bay
đang bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay và phải báo cáo cho cơ quan ra
quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh.

5.
Tàu bay bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được tiếp tục thực hiện
chuyến bay sau khi không còn căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.

Điều
43. Tạm giữ tàu bay

1.
Tàu bay có thể bị tạm giữ khi xảy ra các trường hợp sau đây:

a)
Vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam;

b)
Không khắc phục các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này
hoặc không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm;

c)
Thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác tàu bay và vận
chuyển hàng không;

d)
Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành khách, hành lý,
hàng hóa chuyên chở trong tàu bay;

đ)
Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.
Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản
1 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không có quyền tạm
giữ tàu bay. Quyết định tạm giữ tàu bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho
người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay và các cơ quan, tổ chức hữu
quan.

3.
Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tàu bay thì quyết định đó
có hiệu lực ngay. Quyết định tạm giữ tàu bay phải được gửi ngay sau đó cho Cảng
vụ hàng không nơi tàu bay dự định khởi hành.

4.
Việc tạm giữ tàu bay được chấm dứt khi các hành vi vi phạm đã được xử lý theo
quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm giữ tàu
bay đề nghị chấm dứt tạm giữ.

Điều
44. Bắt giữ tàu bay

1.
Bắt giữ tàu bay là biện pháp mà Toà án áp dụng đối với tàu bay vì lợi ích của
chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc những người khác
có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ
việc bắt giữ tàu bay để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc
bắt giữ tàu bay có thể áp dụng đối với bất kỳ tàu bay nào của cùng một chủ sở
hữu.

2.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu bay hạ cánh quyết
định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc của chủ nợ
trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc theo
yêu cầu bằng văn bản của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang
bay gây ra hoặc những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định
của Luật này.

3.
Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải bảo đảm tài chính theo hình thức và giá trị
do Toà án ấn định tương đương với thiệt hại có thể gây ra cho tàu bay do việc
bắt giữ tàu bay.

4.
Trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ, người vận chuyển, người khai thác tàu bay
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết.

5.
Việc bắt giữ tàu bay được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a)
Các khoản nợ đã được thanh toán đầy đủ;

b)
Đã áp dụng biện pháp bảo đảm thay thế;

c)
Người yêu cầu bắt giữ đề nghị thôi bắt giữ.

6.
Thủ tục bắt giữ tàu bay thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều
45. Khám xét tàu bay

1.
Giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền có quyền quyết
định khám xét tàu bay trong các trường hợp sau đây:

a)
Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không,
an toàn hàng không;

b)
Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hóa, bưu phẩm,
bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất
cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch.

2.
Người quyết định khám xét tàu bay có trách nhiệm thông báo cho người chỉ huy
tàu bay và các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi khám xét.

3.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho Giám đốc Cảng vụ hàng
không về quyết định khám xét tàu bay để phối hợp thực hiện.

Điều
46. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận
chuyển

Tổ
chức, cá nhân quyết định đình chỉ việc thực hiện chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ
cánh tại cảng hàng không, sân bay, tạm giữ, yêu cầu tạm giữ, yêu cầu bắt giữ
tàu bay hoặc khám xét tàu bay trái pháp luật thì phải bồi thường thiệt hại gây
ra cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển.

Chương
3.
CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

MỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều
47. Cảng hàng không, sân bay

1.
Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết
bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận
chuyển hàng không.

Cảng
hàng không được phân thành các loại sau đây:

a)
Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và
vận chuyển nội địa;

b)
Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.

2.
Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ
cánh và di chuyển. Sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc
mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm,
bưu kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng là sân bay chuyên dùng.

Điều
48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay

1.
Cảng hàng không, sân bay có khu vực lân cận để bảo đảm an toàn cho hoạt động
hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó.

2.
Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là tám kilômét tính từ ranh
giới cảng hàng không, sân bay trở ra.

3.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không
và các cơ quan khác có thẩm quyền duy trì trật tự công cộng, bảo đảm thực hiện
các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không; áp dụng các biện pháp
để tháo dỡ, phá bỏ, di chuyển, thay đổi kết cấu công trình, trang bị, thiết bị
hoặc các chướng ngại vật khác ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay gây
mất an toàn cho hoạt động bay; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu
vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.

Điều
49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay

1.
Mở, đóng cảng hàng không, sân bay là việc cho phép, không cho phép hoạt động
của cảng hàng không, sân bay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

2.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch
phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; đóng cảng hàng không, sân bay vì
lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế
– xã hội.

3.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tạm thời đóng cảng hàng không,
sân bay trong các trường hợp sau đây:

a)
Cải tạo, mở rộng, sửa chữa cảng hàng không, sân bay có khả năng gây mất an toàn
cho hoạt động bay;

b)
Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi;

c)
Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tai nạn tàu bay và các tình huống bất
thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.

4.
Vì sự cố đột xuất, để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc
Cảng vụ hàng không quyết định tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay không quá
hai mươi bốn giờ và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

5.
Cảng hàng không, sân bay được mở lại sau khi các lý do quy định tại các khoản
2, 3 và 4 Điều này đã chấm dứt.

Điều
50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay

1.
Cảng hàng không, sân bay phải được đăng ký vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân
bay.

2.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a)
Có giấy tờ chứng minh sự tạo lập hợp pháp cảng hàng không, sân bay;

b)
Phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay đã được phê
duyệt;

c)
Có kết cấu hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định hoặc công nhận.

3.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký
cảng hàng không, sân bay.

4. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký
cảng hàng không, sân bay phải nộp lệ phí.

Điều
51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay

1.
Sau khi cảng hàng không, sân bay được đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Luật
này, người khai thác cảng hàng không, sân bay được cấp Giấy chứng nhận khai
thác cảng hàng không, sân bay khi có đủ các điều kiện sau đây:

a)
Đáp ứng yêu cầu về tổ chức, trang bị, thiết bị và các yếu tố cần thiết khác để
bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không;

b)
Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận
cảng hàng không, sân bay.

2.
Cảng hàng không, sân bay chỉ được khai thác sau khi Bộ Giao thông vận tải cấp
Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.

3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận khai
thác cảng hàng không, sân bay phải nộp lệ phí.

4.
Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi trong các trường
hợp sau đây:

a)
Cảng hàng không, sân bay không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
này;

b)
Cảng hàng không, sân bay không được khai thác hoặc ngừng khai thác trong thời
hạn mười hai tháng liên tục;

c)
Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5.
Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm
thực hiện đúng các điều kiện quy định trong Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay.

Điều
52. Đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng

1.
Cảng hàng không, sân bay đang xây dựng được đăng ký tạm thời vào Sổ đăng bạ
cảng hàng không, sân bay kể từ thời điểm khởi công xây dựng.

2.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây
dựng bao gồm:

a)
Có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và việc xây dựng cảng hàng không, sân
bay;

b)
Phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay đã được phê
duyệt;

c)
Có phương án xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.

3.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký
cảng hàng không, sân bay đang xây dựng.

4.
Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây
dựng phải nộp lệ phí.

Điều
53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay

1.
Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay là việc quản lý,
phân bổ giờ cất cánh, hạ cánh của chuyến bay thực hiện vận chuyển hàng không
thường lệ tại cảng hàng không, sân bay được công bố.

2.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng
hàng không, sân bay theo các nguyên tắc sau đây:

a)
Trong phạm vi giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay;

b)
Bảo đảm công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử;

c)
Thuận lợi và hiệu quả;

d)
Phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều
54. Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay

1.
Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải thực hiện quy định
về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.

2.
Việc khai thác tàu bay, cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị bảo đảm
hoạt động bay và các trang bị, thiết bị kỹ thuật mặt đất khác, việc cung ứng
dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn, khí
thải và các tiêu chuẩn khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân
dụng.

Điều
55. Quy định chi tiết việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt
động tại cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay

1. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự,
thủ tục mở, đóng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động tại cảng hàng
không, sân bay, quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, sử dụng sân
bay dùng chung dân dụng và quân sự.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định chi tiết việc lập Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp Giấy chứng nhận
đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng; tiêu chuẩn kỹ thuật cảng hàng
không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp Giấy
chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay và yêu
cầu về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng
không, sân bay.

MỤC
2. QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều
56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay

1.
Quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển giao thông vận
tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc
tế.

2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì lập quy
hoạch cảng hàng không, sân bay; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc và quy hoạch
chi tiết cảng hàng không quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay nội địa.

3.
Các ngành, địa phương khi lập quy hoạch hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình có ảnh hưởng đến quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải có ý kiến thống
nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.

Điều
57. Quản lý đất cảng hàng không, sân bay

1.
Đất cảng hàng không, sân bay bao gồm đất để xây dựng sân bay, nhà ga và các
công trình cần thiết khác phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng
hàng không, sân bay.

2.
Cảng vụ hàng không được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
giao đất cảng hàng không, sân bay một lần theo quy hoạch đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cảng hàng
không, sân bay được cấp cho Cảng vụ hàng không.

3.
Cảng vụ hàng không giao lại đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
trong khu vực cảng hàng không, sân bay cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng
đất để sử dụng theo đúng mục đích và quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất thuê cảng
hàng không, sân bay có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)
Sử dụng đất đúng mục đích, không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho
thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

b) Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình
gắn liền với đất thuê để thế chấp, bảo lãnh tại tổ chức tín dụng được phép hoạt
động tại Việt Nam; được bán, cho thuê tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở
hữu của mình gắn liền với đất thuê.

Việc
bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của
mình gắn liền với đất phải bảo đảm tài sản đó được sử dụng đúng mục đích, phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng hàng không, sân bay và phải
được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

Người
mua tài sản được Cảng vụ hàng không tiếp tục cho thuê đất và phải sử dụng đất,
các công trình trên đất theo đúng mục đích đã được xác định trong quy hoạch,
không làm ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn hoạt động của cảng hàng không, sân bay.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý,
sử dụng đất cảng hàng không, sân bay.

Điều
58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay

1.
Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây dựng các hạng
mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay và quy hoạch chi tiết
cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng
hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.

MỤC
3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều
59. Cảng vụ hàng không

1. Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.

2.
Giám đốc Cảng vụ hàng không là người đứng đầu Cảng vụ hàng không.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
cụ thể về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng không.

Điều
60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không

1.
Quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không, sân bay được giao để xây dựng,
phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện và quản
lý việc xây dựng các công trình trên mặt đất, mặt nước, dưới lòng đất tại cảng
hàng không, sân bay theo đúng quy hoạch và dự án đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.

2.
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về:

a)
Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay;

b)
Tiêu chuẩn an toàn hàng không, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay
và trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay;

c)
Trật tự công cộng, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay;

d)
Khai thác vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

đ)
Khai thác cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị kỹ thuật cảng hàng
không, sân bay;

e)
Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay;

g)
Sử dụng đất cảng hàng không, sân bay.

3.
Phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy, cứu
nạn, xử lý sự cố và tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực cảng hàng không, sân
bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.

4.
Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.

5.
Đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng
cây trong khu vực cảng hàng không, sân bay; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị,
trồng cây trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay vi phạm quy hoạch cảng
hàng không, sân bay, quy định về quản lý chướng ngại vật, gây uy hiếp an toàn
cho hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.

6.
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

7.
Chuyển giao hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết
vụ việc phát sinh tại cảng hàng không, sân bay.

8.
Đình chỉ thực hiện chuyến bay; yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân
bay; khám xét, tạm giữ tàu bay; thực hiện lệnh bắt giữ tàu bay; đình chỉ hoạt
động của thành viên tổ bay không đáp ứng yêu cầu về an toàn hàng không, an ninh
hàng không.

9. Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại cảng
hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

10.
Quản lý tài sản được Nhà nước giao.

11.
Chủ trì việc sắp xếp vị trí làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động
thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.

Điều
61. Hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay

1.
Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác tại cảng hàng không, sân bay thực hiện
các hoạt động nghiệp vụ và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động bình
thường của cảng hàng không, sân bay.

2.
Cảng vụ hàng không chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước
tại cảng hàng không, sân bay; triệu tập và chủ trì các cuộc họp liên tịch định
kỳ hàng tháng hoặc bất thường giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức
hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

3.
Trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng hàng không,
sân bay không thống nhất cách giải quyết vấn đề phát sinh, Giám đốc Cảng vụ
hàng không có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

4.
Trong trường hợp cảng hàng không, sân bay bị công bố là khu vực có dịch bệnh
nguy hiểm, Cảng vụ hàng không phối hợp các cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa
bàn cảng hàng không, sân bay để áp dụng các biện pháp thích hợp ngăn ngừa lây
lan dịch bệnh và dập tắt dịch bệnh theo sự chỉ đạo chuyên môn của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.

5.
Các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân
bay được bố trí nơi làm việc thích hợp.

MỤC
4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều
62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay

1.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a)
Doanh nghiệp cảng hàng không;

b)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;

c)
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.

2.
Việc thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh, hoạt động của cá nhân kinh
doanh tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của Luật này và
pháp luật về doanh nghiệp, thương mại.

Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh
doanh cảng hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không.

3.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:

a)
Thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không;

b)
Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng không kiểm tra các hoạt
động khai thác và cung cấp dịch vụ.

Điều
63. Doanh nghiệp cảng hàng không

1.
Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện tổ chức
khai thác cảng hàng không, sân bay.

2.
Doanh nghiệp được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng
không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a)
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b)
Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng
yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay;

c)
Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;

d)
Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm
an toàn hàng không, an ninh hàng không.

3.
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không phải nộp lệ phí.

Điều
64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không

1.
Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng
không, sân bay.

2.
Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo
quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với nhu
cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay.

3.
Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, dịch
vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.

4. Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền các số liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh
doanh hằng năm, dài hạn và các số liệu thống kê về khai thác cảng hàng không,
sân bay.

5.
Bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại
cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.

6.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Điều
65. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

1.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là doanh
nghiệp kinh doanh có điều kiện, có mục đích hoạt động là cung cấp các dịch vụ
liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và
phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên
cơ sở quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay.

2.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ
hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a)
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b)
Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ liên quan trực tiếp đến
hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và nhân viên được cấp giấy
phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng
không, sân bay;

c)
Có trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm phục vụ an
toàn hàng không, an ninh hàng không;

d)
Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ.

3.
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không phải nộp lệ phí.

4.
Danh mục dịch vụ hàng không do Chính phủ quy định.

Điều
66. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không

1.
Cung cấp các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo hợp đồng giao
kết với doanh nghiệp cảng hàng không và thực hiện các quy định về khai thác
cảng hàng không, sân bay.

 2. Tổ chức phục vụ khách
hàng của cảng hàng không, sân bay bảo đảm chất lượng, văn minh, lịch sự, chu
đáo.

Điều
67. Quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng
không, sân bay

Doanh
nghiệp vận chuyển hàng không có quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp vì lý do an toàn
hàng không, an ninh hàng không.

Chương
4.
NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

MỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều
68. Nhân viên hàng không

1.
Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm
an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng
không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao
thông vận tải cấp hoặc công nhận.

2.
Nhân viên hàng không phải được ký hợp đồng lao động bằng văn bản với tổ chức sử
dụng lao động.

3.
Nhân viên hàng không được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ thực hiện các điều
khoản ghi trong hợp đồng lao động và pháp luật về lao động.

Điều
69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không

1.
Nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép, chứng chỉ
chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

2.
Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không,
kiểm soát viên không lưu phải mang theo giấy chứng nhận đủ điều kiện về sức
khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

3.
Nhân viên hàng không chỉ được cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nếu được đào
tạo tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Bộ Giao thông vận tải cho phép
hoặc công nhận.

4. Người đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ
chuyên môn của nhân viên hàng không phải nộp lệ phí.

Điều
70. Quy định chi tiết về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ và cơ sở y tế giám định sức khoẻ

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
chi tiết về:

a) Chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù
đối với nhân viên hàng không; đối với quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội
;

b) Chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, tiêu
chuẩn và thủ tục cấp, công nhận giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên
hàng không
;

c) Tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn
luyện của các cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hàng không.

2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và cơ sở y
tế giám định sức khoẻ cho nhân viên hàng không.

MỤC
2. TỔ BAY

Điều
71. Thành phần tổ bay

1.
Tổ bay bao gồm những người được người khai thác tàu bay chỉ định để thực hiện
nhiệm vụ trong chuyến bay.

2.
Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng
không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay.

Điều
72. Tổ lái

1.
Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm lái
chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.

2.
Tàu bay chỉ được phép thực hiện chuyến bay khi có đủ thành phần tổ lái theo quy
định của pháp luật quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của người khai thác
tàu bay.

Điều
73. Tiếp viên hàng không

1.
Tiếp viên hàng không là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách
trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác
tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện nhiệm vụ của
thành viên tổ lái.

2.
Nhiệm vụ cụ thể của tiếp viên hàng không đối với từng loại tàu bay do người
khai thác tàu bay quy định. Người khai thác tàu bay phải bố trí đủ số lượng
tiếp viên hàng không và phù hợp với loại tàu bay.

Điều
74. Người chỉ huy tàu bay

1.
Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ
định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích
thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.

2.
Người chỉ huy tàu bay có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm
an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người và tài sản trong tàu
bay trong thời gian tàu bay đang bay.

Tàu
bay được coi là đang bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng
lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở ra
để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho
đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay,
người và tài sản trong tàu bay.

Điều
75. Quyền của người chỉ huy tàu bay

1.
Quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến bay,
quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp.

2.
Không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở cung cấp
dịch vụ không lưu trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp cho
hoạt động hàng không và phải báo cáo ngay với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.

Trong
trường hợp vì tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp mà phải bay chệch đường hàng
không thì sau khi hết nguy hiểm, người chỉ huy tàu bay và cơ sở cung cấp dịch
vụ không lưu phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về
đường hàng không.

3.
Trong thời gian tàu bay đang bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với
những người thực hiện một trong các hành vi sau đây trong tàu bay:

a)
Phạm tội;

b)
Đe doạ, uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;

c)
Hành hung hoặc đe dọa thành viên tổ bay, hành khách;

d)
Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ
bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì
trật tự, kỷ luật trong tàu bay;

đ)
Phá hoại thiết bị, tài sản trong tàu bay;

e) Sử dụng ma tuý;

g) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc ở những nơi không
được phép có khả năng uy hiếp an toàn của tàu bay;

h) Sử dụng thiết bị điện tử xách tay, điện thoại di động
hoặc các thiết bị điện tử khác khi tàu bay cất cánh, hạ cánh hoặc khi bị cấm vì
an toàn chuyến bay;

i) Các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc,
vi phạm trật tự công cộng khác.

4. Giao những người thực hiện các hành vi quy định tại khoản
3 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng
không, sân bay gần nhất.

5. Quyết định việc xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa
hoặc các đồ vật khác từ tàu bay theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

6. Ra mệnh lệnh cần thiết đối với mọi người trong tàu bay
và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay
trong trường hợp hạ cánh bắt buộc.

7. Thực hiện các công việc sau đây trong trường hợp không
nhận được chỉ thị hoặc chỉ thị không rõ ràng của người khai thác tàu bay và
phải thông báo ngay cho người khai thác tàu bay:

a) Thanh toán những khoản chi phí cần thiết để hoàn thành
nhiệm vụ của chuyến bay, bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong chuyến bay;

b) Thực hiện những công việc cần thiết để tàu bay tiếp
tục chuyến bay;

c) Thuê nhân công trong thời hạn ngắn theo từng vụ việc
cần thiết cho chuyến bay.

Điều 76. Nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay

1. Thi hành chỉ thị của người khai thác tàu bay.

2. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho
tàu bay, người và tài sản trong tàu bay khi tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn và là
người cuối cùng rời khỏi tàu bay.

3. Thông báo cho cơ sở đang cung cấp dịch vụ không lưu và
trợ giúp theo khả năng nhưng không gây nguy hiểm cho tàu bay, người và tài sản
trong tàu bay của mình khi phát hiện người, phương tiện giao thông hoặc tài sản
khác bị nạn ở ngoài tàu bay.

4. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về
đường hàng không trong trường hợp bay chệch đường hàng không.

Điều 77. Quyền lợi của thành viên tổ bay

1. Quyền lợi của thành viên tổ bay làm việc trên tàu bay
do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác được xác định theo hợp đồng lao động và
quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.

2. Thành viên tổ bay được người sử dụng lao động mua bảo
hiểm tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ.

3. Trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
thì người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm cung cấp mọi chi phí đưa thành
viên tổ bay về địa điểm xác định trong hợp đồng hoặc địa điểm đã tiếp nhận
trong trường hợp không có thỏa thuận khác.

4. Khi thành viên tổ bay ngừng làm việc vì lý do an toàn
hàng không, an ninh hàng không theo quyết định của người chỉ huy tàu bay thì
hợp đồng lao động của thành viên tổ bay đó không bị chấm dứt. Người khai thác
tàu bay phải chịu các chi phí hợp lý phát sinh từ việc này.

5. Hợp đồng lao động bị chấm dứt tại thời điểm theo thỏa
thuận ghi trong hợp đồng; trường hợp hợp đồng lao động hết hạn khi thành viên
tổ bay đang thực hiện nhiệm vụ thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động là thời
điểm kết thúc nhiệm vụ.

6. Trong trường hợp người khai thác tàu bay thông báo đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thành viên tổ bay đang thực hiện nhiệm vụ
thì thời điểm thông báo được xác định là thời điểm kết thúc nhiệm vụ.

Điều 78. Nghĩa vụ của thành viên tổ bay

1. Tuân thủ mệnh lệnh của người chỉ huy tàu bay.

2. Không được rời tàu bay khi chưa có lệnh của người chỉ
huy tàu bay.

Chương
5.
HOẠT ĐỘNG BAY

MỤC
1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAY

Điều
79. Tổ chức, sử dụng vùng trời

1. Việc tổ chức, sử dụng vùng trời phải bảo
đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn cho tàu bay, hợp lý, hiệu quả
và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thiết
lập và khai thác đường hàng không.

Đường
hàng không là khu vực trên không có giới hạn xác định về độ cao, chiều rộng và
được kiểm soát.

3. Bộ Giao thông vận tải quản lý việc tổ chức
khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay dân dụng, khu vực bay phục vụ
hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do
Việt Nam quản lý. Việc tổ chức khai thác vùng trời sân bay dùng chung dân dụng
và quân sự phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng.

4.
Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.

Điều
80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay

1.
Tàu bay được cất cánh, hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay được mở hợp
pháp, trừ trường hợp phải hạ cánh bắt buộc.

2. Tàu bay Việt Nam, tàu bay nước ngoài thực
hiện chuyến bay quốc tế chỉ được phép cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không
quốc tế, trong trường hợp cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay nội
địa thì phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.

Chuyến
bay quốc tế nói tại Luật này là chuyến bay được thực hiện trên lãnh thổ của hơn
một quốc gia.

Điều
81. Cấp phép bay

1.
Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác
định điều kiện và giới hạn được phép hoạt động của tàu bay.

2. Tàu bay hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam
phải được các cơ quan sau đây của Việt Nam cấp phép bay:

a)
Bộ Ngoại giao cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời
của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến
bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.

Chuyến
bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận
chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông
báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ;

b) Bộ Quốc phòng cấp phép bay cho các chuyến
bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân
dụng tại Việt Nam và chuyến bay của tàu bay không người lái;

c)
Bộ Giao thông vận tải cấp phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân
dụng tại Việt Nam, bao gồm chuyến bay của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục
đích dân dụng; chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền
trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài không
thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này và chuyến bay hộ tống hoặc tiền
trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam và
nước ngoài không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Điều
82. Điều kiện cấp phép bay

1.
Việc cấp phép bay cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an
ninh, an toàn hàng không; trật tự và lợi ích công cộng; phù hợp với khả năng
đáp ứng của hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay.

2.
Việc cấp phép bay cho các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ
phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ vào quyền vận
chuyển hàng không được cấp.

Điều
83. Chuẩn bị chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau chuyến bay

1.
Người chỉ huy tàu bay, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc chuẩn bị chuyến
bay phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chuẩn bị chuyến bay, thực hiện chuyến
bay và sau chuyến bay.

2.
Tàu bay chỉ được phép cất cánh từ cảng hàng không, sân bay khi có lệnh của cơ
sở cung cấp dịch vụ không lưu.

3.
Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.

Điều
84. Yêu cầu đối với tàu bay và tổ bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

1. Khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, tàu
bay phải thực hiện các quy định sau đây:

a)
Bay theo đúng hành trình, đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra được
phép;

b)
Duy trì liên lạc liên tục với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; tuân thủ sự
điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;

c)
Hạ cánh, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép
bay, trừ trường hợp hạ cánh bắt buộc, hạ cánh khẩn cấp;

d) Tuân theo phương thức bay, Quy chế không
lưu hàng không dân dụng.

2.
Người chỉ huy tàu bay phải báo cáo kịp thời với cơ sở cung cấp dịch vụ không
lưu trong các trường hợp sau đây:

a)
Tàu bay không thể bay đúng hành trình, đúng đường hàng không, khu vực bay, điểm
vào, điểm ra hoặc không thể hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định
trong phép bay vì lý do khách quan;

b)
Xuất hiện các tình huống phải hạ cánh khẩn cấp và các tình huống cấp thiết
khác.

3.
Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị quản lý vùng trời của Bộ Quốc phòng
phải kịp thời thông báo cho nhau biết và phối hợp thực hiện các biện pháp ưu
tiên giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết trong các trường hợp sau đây:

a)
Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b)
Khi tàu bay mất liên lạc hoặc tổ lái mất khả năng kiểm soát tàu bay.

Điều
85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay

1.
Khu vực cấm bay là khu vực trên không có kích thước xác định mà tàu bay không
được bay vào, trừ trường hợp tàu bay công vụ Việt Nam đang thực hiện công vụ.

Khu
vực hạn chế bay là khu vực trên không có kích thước xác định mà tàu bay chỉ
được phép hoạt động tại khu vực đó khi đáp ứng các điều kiện cụ thể.

2.
Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
trong lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn xã
hội.

Trong
trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng quyết định hạn
chế bay tạm thời hoặc cấm bay tạm thời tại một hoặc một số khu vực trong lãnh
thổ Việt Nam; quyết định này có hiệu lực ngay.

3.
Bộ Quốc phòng quy định việc quản lý khu vực cấm bay và khu vực hạn chế bay.

Điều
86. Khu vực nguy hiểm

1.
Khu vực nguy hiểm là khu vực trên không có kích thước xác định mà tại đó hoạt
động bay có thể bị nguy hiểm vào thời gian xác định.

2.
Khu vực nguy hiểm và chế độ bay trong khu vực nguy hiểm do Bộ Quốc phòng xác
định và thông báo cho Bộ Giao thông vận tải.

Điều
87. Bay trên khu vực đông dân

1. Khi bay trên khu vực đông
dân, tàu bay phải bay ở độ cao được quy định trong Quy
chế không lưu hàng không dân dụng.

2.
Tàu bay không được bay thao diễn, luyện tập trên khu vực đông dân, trừ trường
hợp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều
88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay

Tàu
bay đang bay không được xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật
khác từ tàu bay xuống. Trường hợp vì lý do an toàn của chuyến bay hoặc để thực
hiện nhiệm vụ cứu nguy trong tình thế khẩn nguy hoặc các nhiệm vụ bay khác vì
lợi ích công cộng, tàu bay được xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa và các đồ vật
khác từ tàu bay xuống khu vực do Bộ Giao thông vận tải quy định sau khi thống
nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều
89. Công bố thông tin hàng không

Bộ
Giao thông vận tải công bố công khai các đường hàng không, khu vực cấm bay, khu
vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực cung cấp dịch vụ không lưu, khu vực
xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay xuống.

Điều
90. Cưỡng chế tàu bay vi phạm

Tàu
bay vi phạm khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay hoặc vi phạm các quy định của Quy chế không lưu hàng không dân dụng, quy định về quản
lý hoạt động bay dân dụng, về quản lý, sử dụng vùng trời và không chấp hành
lệnh của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu thì có thể bị áp dụng biện pháp bay
chặn, bắt buộc tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay, các biện pháp
cưỡng chế khác đối với tàu bay. Quy định này cũng được áp dụng đối với tàu bay
công vụ.

Điều
91. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự

1.
Nguyên tắc phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự bao gồm:

a)
Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn và hiệu quả của hoạt động hàng
không dân dụng;

b)
Tuân theo quy định của Luật này khi hoạt động bay trong đường hàng không, vùng
trời sân bay dân dụng, khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung trong vùng
trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;

c)
Thực hiện hoạt động nghiệp vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.
Nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động bay bao gồm:

a)
Tổ chức vùng trời, thiết lập đường hàng không và xây dựng phương thức bay;

b)
Sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không và
vùng trời sân bay;

c) Cấp phép bay, lập kế hoạch bay và thông
báo tin tức về hoạt động bay;

d)
Sử dụng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

đ)
Tìm kiếm, cứu nạn;

e)
Quản lý hoạt động bay đặc biệt, bao gồm bay để chụp ảnh, thăm dò địa chất, quay
phim từ trên không, thao diễn, luyện tập, thử nghiệm, sử dụng phương tiện liên
lạc vô tuyến điện ngoài thiết bị của tàu bay và bay vào khu vực hạn chế bay.

Điều
92. Quản lý chướng ngại vật

1.
Quản lý chướng ngại vật là việc thống kê, đánh dấu, công bố, quản lý, cấp phép
sử dụng khoảng không và xử lý các chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh
hưởng đến an toàn của hoạt động bay.

2. Bộ Giao thông vận tải công bố công khai
các bề mặt giới hạn chướng ngại vật trong khu vực sân bay; khu vực giới hạn bảo
đảm hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; giới hạn
chướng ngại vật của khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và danh mục chướng
ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.

3.
Tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý, sử dụng nhà cao tầng, trang bị, thiết bị kỹ
thuật, đường dây tải điện, thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện và các công trình
khác có ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay phải gắn các dấu hiệu, thiết bị
nhận biết theo quy định của Luật này và chịu chi phí.

4.
Không được xây dựng trường bắn làm mất an toàn hàng không và bố trí hướng bắn
của trường bắn cắt đường hàng không.

Điều
93. Quản lý tần số

1.
Việc quản lý các dải tần số sử dụng cho đài, trạm vô tuyến điện và hệ thống
thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không được thực hiện theo quy định của pháp
luật về viễn thông.

2.
Tổ chức, cá nhân sử dụng đài, trạm thông tin liên lạc hoặc thiết bị khác không
được gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đài, trạm vô
tuyến điện hàng không; phải chấm dứt việc sử dụng và nhanh chóng di dời đài,
trạm thông tin liên lạc hoặc thiết bị gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường của đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

Điều
94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay

1. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức, sử
dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân
sự; quản lý hoạt động bay đặc biệt; quản lý chướng ngại vật.

2.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thể thức bay
chặn, bắt buộc tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay, các biện pháp
cưỡng chế khác đối với tàu bay.

3.
Bộ Bưu chính, viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải quy định việc quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không.

MỤC
2. DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY

Điều
95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

1. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ
cần thiết để bảo đảm an toàn, điều hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động bay,
bao gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí
tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không và dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.

2.
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ công ích.

3.
Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bay trong vùng thông báo bay do Việt Nam
quản lý được cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt
động bay phải có các cơ sở cung cấp dịch vụ và hệ thống kỹ thuật, thiết bị được
Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép khai thác. Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy
phép khai thác phải nộp lệ phí.

Điều
96. Dịch vụ không lưu

1.
Dịch vụ không lưu bao gồm dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ
tư vấn không lưu và dịch vụ báo động.

2.
Tàu bay hoạt động trong một vùng trời xác định phải được điều hành bởi một cơ
sở cung cấp dịch vụ không lưu.

3. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có trách
nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan để quản lý, điều hành hoạt động bay
dân dụng.

Điều
97. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu

1.
Dịch vụ không lưu do doanh nghiệp nhà nước cung cấp.

Việc
thành lập, hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thực hiện
theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.

2.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thành lập khi có đủ các điều kiện
sau đây:

a)
Phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành hàng không dân dụng;

b)
Có phương án về tổ chức bộ máy phù hợp;

c)
Có phương án về kết cấu hạ tầng và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phù
hợp;

d)
Có phương án về đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp để vận
hành khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị và tài liệu hướng dẫn khai
thác.

Điều
98. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu

1.
Cung cấp đầy đủ và liên tục dịch vụ không lưu.

2.
Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác theo nhiệm vụ được Bộ Giao
thông vận tải giao.

3.
Duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
của quốc gia lân cận để cung cấp dịch vụ điều hành bay, bảo đảm an toàn, điều
hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động của tàu bay trên các đường hàng không
và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

4. Tuân thủ quy định về quản
lý, sử dụng và bảo vệ vùng trời, Quy chế không lưu
hàng không dân dụng và các tài liệu hướng dẫn bảo đảm hoạt động bay.

5.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ Quốc phòng
để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay dân dụng.

6.
Tham gia, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý các tình
huống khẩn nguy, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và
tác chiến phòng không.

7.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Điều
99. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn
đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch
vụ tìm kiếm, cứu nạn

1.
Cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ
thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn được Bộ Giao thông vận
tải giao hoặc theo hợp đồng.

2.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Điều
100. Quy định chi tiết về bảo đảm hoạt động bay

Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về việc tổ chức và quản lý bảo
đảm hoạt động bay; điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khai thác cho các cơ sở
cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, hệ thống kỹ thuật và thiết bị bảo đảm
hoạt động bay.

MỤC
3. TÌM KIẾM, CỨU NẠN

Điều
101. Thông báo tình trạng lâm nguy, lâm nạn

1.
Tàu bay bị coi là lâm nguy khi tàu bay hoặc những người trong tàu bay bị nguy
hiểm mà các thành viên tổ bay không thể khắc phục được hoặc tàu bay bị mất liên
lạc và chưa xác định được vị trí tàu bay.

Tàu
bay bị coi là lâm nạn nếu tàu bay bị hỏng nghiêm trọng khi lăn, cất cánh, đang
bay, hạ cánh hoặc bị phá huỷ hoàn toàn và tàu bay hạ cánh bắt buộc ngoài sân
bay.

2.
Tàu bay trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn phải phát tín hiệu và thông báo cho
cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu để yêu cầu trợ giúp; trường hợp lâm nguy, lâm
nạn trên biển còn phải phát tín hiệu cho các tàu biển và các trung tâm tìm
kiếm, cứu nạn hàng hải.

3.
Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải thông báo ngay cho các cơ sở cung cấp
dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn khi nhận được tín hiệu, thông báo hoặc tin tức về tàu
bay đang trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn.

4.
Quy định tại khoản 3 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.

Điều
102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn

1.
Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cung cấp
dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn áp dụng mọi biện pháp cần thiết và kịp thời để trợ
giúp tàu bay, hành khách, tổ bay và tài sản khi tàu bay lâm nguy, lâm nạn.

2. Trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn
tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận của cảng hàng không, sân bay,
Cảng vụ hàng không phải phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
và Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành tìm kiếm, cứu nạn tàu bay, người và tài
sản.

3. Trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn
ngoài các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm
kiếm, cứu nạn phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức khác
tiến hành tìm kiếm, cứu nạn tàu bay, người và tài sản.

4.
Việc tìm kiếm, cứu nạn tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị lâm nguy, lâm nạn ở
lãnh thổ nước ngoài được tiến hành theo quy định của pháp luật quốc gia nơi tàu
bay bị lâm nguy, lâm nạn.

5.
Việc phối hợp trợ giúp, tham gia tìm kiếm, cứu nạn giữa Việt Nam với các quốc
gia lân cận được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.

6.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không
dân dụng; bảo quản tàu bay và tài sản trong tàu bay khi tàu bay lâm nạn ở địa
phương ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.

7.
Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không có trách nhiệm tham gia vào hoạt động
tìm kiếm, cứu nạn hàng không theo yêu cầu của cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm,
cứu nạn.

Điều
103. Trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn

1.
Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải
tiến hành ngay việc tìm kiếm tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn.

2.
Trường hợp đã áp dụng tất cả các biện pháp để tìm kiếm tàu bay bị lâm nạn, hành
khách và tổ bay của tàu bay bị lâm nạn mà không có kết quả thì Bộ Giao thông
vận tải quyết định chấm dứt hoạt động tìm kiếm tàu bay đó.

3.
Tàu bay bị coi là mất tích từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động tìm kiếm.

4.
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm di dời tàu bay ra khỏi nơi bị nạn theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chịu mọi chi phí có liên quan.

MỤC
4. ĐIỀU TRA SỰ CỐ, TAI NẠN TÀU BAY

Điều
104. Sự cố, tai nạn tàu bay

1.
Sự cố tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay làm ảnh hưởng
hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay nhưng chưa phải là tai
nạn tàu bay.

2.
Tai nạn tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay trong khoảng
thời gian từ khi bất kỳ người nào lên tàu bay để thực hiện chuyến bay đến khi
người cuối cùng rời khỏi tàu bay mà xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a)
Có người chết hoặc bị thương nặng do đang ở trong tàu bay hoặc do bị tác động
trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của tàu bay, kể cả những bộ phận bị văng ra từ
tàu bay hoặc do bị tác động trực tiếp của khí phát thải từ động cơ tàu bay, trừ
trường hợp thương tổn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên hoặc do tự gây ra hoặc
do người khác gây ra và thương tổn của hành khách không có vé trốn ở bên ngoài
khu vực dành cho hành khách hoặc tổ bay;

b)
Tàu bay hoặc kết cấu của tàu bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của
kết cấu, tính năng bay của tàu bay dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ
phận bị hỏng, trừ những hỏng hóc hoặc sự cố của động cơ tàu bay chỉ ảnh hưởng
đến động cơ tàu bay, vỏ bọc hoặc thiết bị của động cơ tàu bay hoặc hỏng hóc chỉ
ảnh hưởng đến cánh quạt tàu bay, đầu cánh tàu bay, ăng ten, lốp, phanh, bộ phận
tạo hình khí động học của tàu bay hoặc chỉ là vết lõm, lỗ thủng nhỏ ở vỏ tàu
bay;

c)
Tàu bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.

Điều
105. Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay

1.
Sự cố, tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam phải được tiến hành điều
tra. Sự cố, tai nạn của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc tàu bay của người
khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân Việt Nam xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
được tiến hành điều tra phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.
Việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhằm xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn
tàu bay và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn trong tương lai.

3. Chính phủ quy định thủ tục điều tra sự cố,
tai nạn tàu bay.

Điều
106. Trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay

1.
Khi xảy ra sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do
Việt Nam quản lý thì tuỳ theo tính chất của vụ việc, Bộ Giao thông vận tải thực
hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.
Khi xảy ra tai nạn tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do
Việt Nam quản lý, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cho Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế và thông báo cho quốc gia đăng ký tàu bay, quốc gia của
người khai thác tàu bay, quốc gia sản xuất tàu bay, quốc gia thiết kế tàu bay
và các quốc gia có liên quan khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.
Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như sau:

a)
Bộ Giao thông vận tải tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quy định tại khoản
1 và điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật này; phối hợp với cơ quan quản lý tàu bay
công vụ điều tra tai nạn liên quan đến tàu bay công vụ;

b)
Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức điều
tra tai nạn tàu bay quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 104 của Luật
này.

4.
Khi xảy ra tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra tai nạn có các trách nhiệm sau
đây:

a)
Điều tra nhằm làm rõ sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân và mức độ thiệt
hại của vụ tai nạn;

b)
Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra;

c)
Công bố kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn tàu bay;

d)
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương trong
việc điều tra tai nạn tàu bay và hướng dẫn phòng ngừa tai nạn tàu bay trong
tương lai.

5.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chấp nhận đại diện của quốc gia đăng ký
quốc tịch tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay tham gia quá trình điều
tra tai nạn tàu bay nước ngoài bị tai nạn trong lãnh thổ Việt Nam với tư cách
là quan sát viên.

Điều
107. Quyền của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay

1.
Khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có các quyền
sau đây:

a)
Lên tàu bay để làm rõ các tình tiết của sự cố, tai nạn;

b)
Kiểm tra, khám nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị, tài sản trong tàu bay bị sự
cố, tai nạn và tàu bay, tài sản có liên quan;

c)
Ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có đủ khả năng tiến hành nghiên cứu và thực hiện
các công việc liên quan đến việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay;

d)
Trưng dụng người có đủ năng lực và trình độ để xác minh các vấn đề có liên quan
đến sự cố, tai nạn tàu bay;

đ)
Nghiên cứu các vấn đề về tàu bay bị sự cố, tai nạn; công tác đào tạo, huấn
luyện nhân viên hàng không; việc bảo đảm và thực hiện chuyến bay; tâm lý và thể
trạng của thành viên tổ bay và nhân viên hàng không có liên quan;

e)
Yêu cầu cung cấp, nhận và nghiên cứu thông tin, tài liệu từ cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay.

2.
Trong trường hợp tai nạn gây chết người thì cơ quan điều tra tai nạn tàu bay có
quyền quyết định việc giữ tử thi để phục vụ cho việc điều tra.

Điều
108. Trách nhiệm thông báo và bảo vệ chứng cứ

1.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời tin tức về sự cố,
tai nạn tàu bay cho chính quyền địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm,
cứu nạn hoặc cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không nơi gần nhất và giúp đỡ tìm
kiếm, cứu nạn người, tài sản và bảo vệ tàu bay bị lâm nạn.

Ủy
ban nhân dân địa phương được báo tin về sự cố, tai nạn tàu bay có trách nhiệm
thông báo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

2.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo vệ tàu bay bị sự cố,
tai nạn, trang bị, thiết bị, tài sản trong tàu bay bị sự cố, tai nạn để phục vụ
công tác điều tra và giao nộp chứng cứ cho cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu
bay hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

3.
Người nào cố ý che giấu, không thông báo về sự cố, tai nạn tàu bay, làm sai
lệch thông tin, làm hư hỏng hoặc phá huỷ các thiết bị kiểm tra và các bằng
chứng khác liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay thì tuỳ theo tính chất, mức độ
mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.
Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay
công vụ.

Chương
6.
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

MỤC
1. DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

Điều
109. Kinh doanh vận chuyển hàng không

1.
Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không. Vận chuyển
hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không
không thường lệ.

Vận
chuyển hàng không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm các
chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và được mở công
khai cho công chúng sử dụng.

Vận
chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không
không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ.

2.
Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh
nghiệp vận chuyển hàng không (sau đây gọi là hãng hàng không) thực hiện.

Điều
110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

1.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều
kiện sau đây:

a)
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển
hàng không;

b)
Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;

c)
Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm
khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;

d)
Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;

đ)
Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không
phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành
hàng không;

e)
Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.

2.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển
hàng không khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều
kiện sau đây:

a)
Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính phủ;

b)
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam và không
quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.

3.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh
doanh vận chuyển hàng không phải nộp lệ phí.

5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình
tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Điều
111. Điều lệ vận chuyển

1.
Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển hàng không, quy
định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận chuyển hành khách,
hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường
hàng không.

2.
Điều lệ vận chuyển không được trái với quy định của Luật này và quy định của điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hãng hàng không có trách nhiệm ban hành Điều
lệ vận chuyển và đăng ký với Bộ Giao thông vận tải.

MỤC
2. KHAI THÁC VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

Điều
112. Quyền vận chuyển hàng không

1.
Quyền vận chuyển hàng không là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không
với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay
và đối tượng vận chuyển.

2. Hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng
không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không do Bộ Giao thông vận tải cấp;
không được mua, bán quyền vận chuyển hàng không, thực hiện các hành vi hạn chế
cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

3.
Hãng hàng không thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và kinh doanh vận
chuyển hàng không sau khi được Bộ Giao thông vận tải cấp quyền vận chuyển hàng
không.

Điều
113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không

1.
Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ phải
gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a)
Đơn đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không;

b)
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;

c)
Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;

d)
Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng.

2.
Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ
phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a)
Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b)
Văn bản của quốc gia của hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác nhận chỉ
định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp quyền vận
chuyển hàng không thường lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ.

4.
Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong các
trường hợp sau đây:

a)
Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng không,
an ninh hàng không và khai thác vận chuyển hàng không;

b)
Không bắt đầu khai thác quyền vận chuyển hàng không trong thời hạn mười hai
tháng, kể từ ngày được cấp;

c)
Ngừng khai thác quyền vận chuyển hàng không mười hai tháng liên tục;

d)
Theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.

5.
Quyền vận chuyển hàng không không thường lệ được cấp cùng với việc cấp phép
bay.

6. Hãng hàng không Việt Nam phải cung cấp bản
sao hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không và các
tài liệu có liên quan đến Bộ Giao thông vận tải để xem xét phê duyệt. Thời hạn
xem xét phê duyệt hợp đồng là bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các tài
liệu này.

Điều
114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế

1.
Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không qua lãnh
thổ của hơn một quốc gia.

Việc
trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia khác phải
bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ
giữa các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.

2.
Quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp
căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển
cân đối mạng đường bay; trên cơ sở và phù hợp với các quy định của điều ước
quốc tế về vận chuyển hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên. Trong trường hợp Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế về vận
chuyển hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thể cho phép hãng hàng
không khai thác vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ tạm thời đến và đi từ
Việt Nam.

3.
Quyền vận chuyển hàng không quốc tế không thường lệ đến và đi từ Việt Nam được
cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường và không được gây ảnh hưởng xấu đến vận
chuyển thường lệ.

Điều
115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa

1.
Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không trong
lãnh thổ của một quốc gia.

2. Quyền vận chuyển hàng không nội địa được
cấp cho các hãng hàng không Việt Nam căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả
năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước.

3. Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng
không Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước khai thác đường bay đến các vùng có điều
kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu
thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng.

4.
Hãng hàng không nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng không nội địa khi được
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép trong các trường hợp sau đây:

a)
Phòng chống hoặc khắc phục thiên tai, dịch bệnh;

b)
Cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

Điều
116. Giá cước vận chuyển hàng không

1.
Hãng hàng không phải thông báo theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải giá cước
vận chuyển hàng không trên đường bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác.

2. Giá cước vận chuyển hàng không nội địa do
hãng hàng không quyết định trong khung giá cước do Bộ Tài chính quy định theo
đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Điều
117. Vận chuyển hỗn hợp

1.
Trong trường hợp việc vận chuyển được thực hiện một phần bằng đường hàng không
và một phần bằng phương thức vận tải khác thì các quy định của Luật này chỉ áp
dụng đối với phần vận chuyển bằng đường hàng không.

2.
Các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng không có quyền ghi vào vận đơn hàng
không, biên lai hàng hóa, vé hành khách các điều kiện liên quan đến việc vận
chuyển bằng phương thức vận tải khác.

Điều
118. Vận chuyển kế tiếp

1.
Trong trường hợp vận chuyển hàng không do những người vận chuyển khác nhau kế
tiếp thực hiện thì mỗi người vận chuyển kế tiếp được coi là một trong các bên
của hợp đồng vận chuyển.

2.
Trong trường hợp vận chuyển hành khách thì hành khách hoặc người có quyền yêu
cầu bồi thường có thể khởi kiện bất kỳ người vận chuyển kế tiếp nào nếu trong
quá trình vận chuyển xảy ra tai nạn, vận chuyển chậm, trừ trường hợp người vận
chuyển đầu tiên đã nhận trách nhiệm đối với toàn bộ hành trình vận chuyển.

3.
Trong trường hợp vận chuyển hành lý, hàng hóa thì hành khách hoặc người gửi
hàng có quyền khởi kiện người vận chuyển đầu tiên; hành khách hoặc người nhận
hàng có quyền khởi kiện người vận chuyển cuối cùng; mỗi người vận chuyển có
quyền khởi kiện người vận chuyển đã thực hiện việc vận chuyển mà trong quá
trình đó đã xảy ra mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm. Những
người vận chuyển này phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hành khách hoặc
người gửi hàng, người nhận hàng.

Điều
119. Đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không

1.
Tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu
kiện, thư đến và đi từ Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục
nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan, kiểm dịch và các thủ tục kiểm tra khác.

2.
Tổ chức, cá nhân có liên quan phải cung cấp trang bị, thiết bị và dịch vụ để
thực hiện nhanh chóng các thủ tục vận chuyển hàng không, xuất cảnh, nhập cảnh,
hải quan, kiểm dịch và các thủ tục kiểm tra khác cho tàu bay, tổ bay, hành
khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư   tại cảng hàng không, sân bay.

3.
Hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư quá
cảnh Việt Nam và không rời khỏi khu vực quá cảnh được miễn các thủ tục về nhập
cảnh, xuất cảnh, hải quan.

Điều
120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam

1.
Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam là việc vận chuyển hàng
không quốc tế có ít nhất hai điểm đến hoặc hai điểm đi trong lãnh thổ Việt Nam.

2.
Khi vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam thì tại điểm đến đầu
tiên và điểm đi cuối cùng, tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư được áp dụng các quy định về thủ tục
vận chuyển hàng không, nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan, kiểm dịch như tại điểm
quá cảnh quốc tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều
121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê

1. Hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm
báo cáo Bộ Giao thông vận tải định kỳ hoặc theo yêu cầu về kế hoạch và kết quả
sản xuất kinh doanh hàng năm, dài hạn và cung cấp số liệu thống kê vận chuyển
hàng không.

2.
Hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm cung cấp số
liệu thống kê vận chuyển hàng không có liên quan theo yêu cầu của Bộ Giao thông
vận tải.

3.
Số liệu thống kê vận chuyển hàng không bao gồm số liệu về hành khách, hàng hóa,
bưu phẩm, bưu kiện, thư đã vận chuyển, về đội tàu bay và
thành viên tổ lái, về tình hình tài chính.

Điều
122. Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không

1. Hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không
nước ngoài được phép bán hoặc xuất vé hành khách, vận đơn hàng không trực tiếp
tại văn phòng bán vé, đại lý bán vé trên cơ sở hợp đồng chỉ định đại lý hoặc
thông qua giao dịch điện tử.

Văn
phòng bán vé là chi nhánh của hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ bán vé của
hãng.

2.
Hãng hàng không nước ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không
tại Việt Nam được quyền thanh toán, chuyển đổi và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài
theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều
123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng
không nước ngoài

1.
Hãng hàng không nước ngoài được mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé tại
Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a)
Thành lập và hoạt động theo pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở chính của
hãng;

b)
Quyền kiểm soát pháp lý thuộc về quốc gia nơi đặt trụ sở chính của hãng.

2.
Hãng hàng không nước ngoài mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé phải gửi hồ
sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a)
Đơn đề nghị cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé;

b)
Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng;

c)
Văn bản xác nhận điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia nơi hãng hàng không đặt trụ sở chính, trừ trường hợp hãng
hàng không được cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ đến Việt Nam;

d)
Giấy tờ xác nhận quyền sử dụng diện tích nhà nơi đặt văn phòng đại diện, văn
phòng bán vé;

đ)
Mẫu vé dự định bán hoặc xuất tại Việt Nam.

3.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy phép mở
văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài trong thời
hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp
Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé phải nộp lệ phí.

5.
Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước
ngoài bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a)
Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b)
Không bắt đầu hoạt động bán vé trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được
cấp giấy phép;

c)
Ngừng hoạt động bán vé mười hai tháng liên tục;

d)
Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;

đ)
Có hành vi lừa đảo khách hàng;

e)
Vi phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh vận chuyển hàng không hoặc khai
thác hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính;

g)
Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm quyền mở văn phòng đại diện, văn phòng
bán vé tương tự của các hãng hàng không Việt Nam tại quốc gia của hãng hàng
không nước ngoài.

Điều
124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng
không nước ngoài

1.
Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép mở
văn phòng đại diện, văn phòng bán vé.

2.
Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của
văn phòng.

3.
Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn
phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.

4.
Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng
hoạt động tại Việt Nam và chỉ sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn
phòng.

5.
Có con dấu mang tên văn phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam về doanh
nghiệp.

6.
Văn phòng đại diện không được hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, không
được giao kết hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều
này; không được sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của hãng, trừ trường hợp
hợp đồng do văn phòng đại diện giao kết hoặc trưởng văn phòng đại diện có giấy
uỷ quyền hợp pháp của hãng.

7.
Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, chế độ kế toán theo
quy định của pháp luật Việt Nam.

8. Báo cáo về hoạt động của văn phòng định kỳ
hoặc theo yêu cầu với Bộ Giao thông vận tải.

Điều
125. Điều kiện, thủ tục và việc đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé của
hãng hàng không nước ngoài

1.
Hãng hàng không nước ngoài muốn chỉ định đại lý bán vé tại Việt Nam phải đáp
ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.

2.
Đại lý bán vé của hãng hàng không nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc bán
vé sau khi đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé với Bộ Giao thông vận tải.

3.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng bao gồm:

a)
Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé;

b)
Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng;

c)
Hợp đồng chỉ định đại lý có công chứng;

d)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đại lý bán vé.

4.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé trong thời hạn bảy ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.

5.
Đại lý bán vé của hãng hàng không nước ngoài phải nộp lệ phí.

Điều
126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính

1.
Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính là hệ thống máy tính cung cấp thông tin về
lịch bay, tình trạng chỗ của chuyến bay, giá cước vận
chuyển hàng không và thông qua đó thực hiện việc đặt chỗ trên chuyến bay.

2.
Doanh nghiệp kinh doanh hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:

a)
Bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với người sử dụng dịch vụ;

b)
Không bắt buộc người sử dụng chỉ được sử dụng dịch vụ hoặc thiết bị của doanh
nghiệp;

c)
Việc hiển thị thông tin trên màn hình về lịch bay, tình trạng chỗ của chuyến
bay, giá cước vận chuyển hàng không phải toàn diện, công
bằng, không phân biệt đối xử;

d)
Giá sử dụng dịch vụ được xây dựng trên cơ sở chi phí hợp lý và áp dụng không
phân biệt đối xử đối với tất cả những người sử dụng;

đ)
Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều
127. Kiểm tra, thanh tra khai thác vận chuyển hàng không

Hãng
hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải
chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện quy
định về khai thác vận chuyển hàng không, bảo đảm an toàn hàng không, an ninh
hàng không.

MỤC
3. VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Điều
128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

1.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người
thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến
địa điểm đến và trả hàng hóa cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có
nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển.

Người
vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng
không.

2.
Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ vận
chuyển, bảng giá cước vận chuyển là tài liệu của hợp
đồng vận chuyển hàng hóa.

Điều
129. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa

1.
Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là
bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều
kiện của hợp đồng.

2.
Vận đơn hàng không phải được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không. Trong trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hóa
được sử dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không thì theo yêu cầu của
người gửi hàng, người vận chuyển xuất biên lai hàng hóa cho người gửi hàng để
nhận biết hàng hóa.

3.
Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường cho người gửi hàng về thiệt hại do
lỗi của mình, nhân viên, đại lý của mình gây ra do việc nhập không chính xác,
không đầy đủ hoặc không đúng quy cách thông tin do người gửi hàng cung cấp vào
các phương tiện lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.

4.
Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa mà thiếu một hoặc một số nội dung
quy định tại các điều 130, 131, 132 và 133 của Luật này không làm ảnh hưởng đến
sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Điều
130. Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa

1.
Địa điểm xuất phát và địa điểm đến.

2.
Địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát, địa
điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng
thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

3.
Trọng lượng hàng hóa, loại hàng hóa.

Điều
131. Lập vận đơn hàng không

1.
Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính. Bản thứ nhất do
người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai do người gửi
hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba do người
vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

2.
Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.

3.
Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng được
coi là hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược lại.

Điều
132. Giấy tờ về tính chất của hàng hóa

Trong
trường hợp cần thiết, người gửi hàng phải xuất trình các giấy tờ chỉ rõ tính
chất của hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công an và cơ quan khác có
thẩm quyền. Quy định này không làm phát sinh thêm bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa
vụ nào của người vận chuyển.

Điều
133. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa vận chuyển nhiều kiện hàng hóa

Khi
vận chuyển nhiều kiện hàng hóa, người vận chuyển có quyền yêu cầu người gửi
hàng lập vận đơn riêng biệt cho từng kiện hàng hóa. Trong trường hợp phương
tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hóa được sử dụng thay thế cho việc
xuất vận đơn hàng không theo quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này thì
người gửi hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển xuất biên lai hàng hóa riêng
biệt cho từng kiện hàng hóa.

Điều
134. Các trường hợp hàng hóa bị từ chối vận chuyển

1.
Hàng hóa được vận chuyển không đúng với loại hàng hóa đã thoả thuận.

2.
Người gửi hàng không tuân thủ điều kiện và hướng dẫn của người vận chuyển về
bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa.

Điều
135. Trách nhiệm của người gửi hàng trong việc cung cấp thông tin

1.
Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tuyên bố liên quan đến hàng
hóa được ghi trong vận đơn hàng không hoặc được cung cấp để lưu giữ thông tin
trong phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.

2.
Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công
an và cơ quan khác có thẩm quyền trước khi hàng hóa được giao cho người nhận
hàng. Người vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của
thông tin hoặc tài liệu mà người gửi hàng cung cấp.

3.
Bồi thường thiệt hại gây ra cho người vận chuyển hoặc thiệt hại mà người vận
chuyển phải chịu trách nhiệm do đã cung cấp thông tin không chính xác, không
đầy đủ hoặc không đúng quy cách.

Điều
136. Trả hàng hóa

1.
Người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng ngay sau khi hàng hóa được
vận chuyển đến địa điểm đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.
Người nhận hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển trả hàng hóa khi hàng hóa đến
địa điểm đến sau khi thanh toán các chi phí phù hợp với điều kiện vận chuyển,
trừ trường hợp quy định tại Điều 139 của Luật này.

3.
Người nhận hàng hoặc người gửi hàng thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện người
vận chuyển theo quy định tại Điều 170 của Luật này trong trường hợp người vận
chuyển thừa nhận mất hàng hóa hoặc người nhận hàng không nhận được hàng hóa sau
bảy ngày, kể từ ngày hàng hóa đáng lẽ phải được vận chuyển đến địa điểm đến.

Điều
137. Quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc quan hệ với bên thứ ba

1.
Người gửi hàng và người nhận hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền của mình
quy định tại Điều 139 của Luật này không phụ thuộc vào việc hành động đó vì lợi
ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng, với điều kiện phải thực hiện các
nghĩa vụ theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

2.
Các quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 136 và Điều 139 của Luật này không ảnh
hưởng đến quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng, cũng như quan hệ với
bên thứ ba có các quyền phát sinh từ người gửi hàng hoặc từ người nhận hàng.

3.
Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 138 và Điều 139 của Luật này
có thể được các bên thoả thuận khác nhưng phải được ghi cụ thể trong vận đơn
hàng không hoặc biên lai hàng hóa.

Điều
138. Giá trị chứng cứ của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa

1.
Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa về trọng lượng,
kích thước, bao gói của hàng hóa và số lượng kiện hàng hóa là chứng cứ ban đầu
để khiếu nại hoặc khởi kiện người vận chuyển.

2.
Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa về số lượng,
thể tích và tình trạng của hàng hóa không có giá trị chứng cứ để khiếu nại hoặc
khởi kiện người vận chuyển, trừ trường hợp các dữ liệu đó đã được xác nhận
trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa về việc đã được kiểm tra với sự
có mặt của người gửi hàng hoặc các dữ liệu này có thể nhận biết được rõ ràng từ
bên ngoài.

Điều
139. Quyền định đoạt hàng hóa

1.
Người gửi hàng có quyền lấy lại hàng hóa tại cảng hàng không xuất phát hoặc
cảng hàng không đến, giữ hàng tại bất kỳ nơi hạ cánh cho phép nào trong hành
trình, yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng khác tại địa điểm đến hoặc địa điểm
khác trong hành trình, yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại cảng hàng không xuất
phát.

Quyền
định đoạt hàng hóa của người gửi hàng không được thực hiện trong trường hợp
việc thực hiện quyền đó cản trở hoạt động bình thường của người vận chuyển hoặc
gây trở ngại cho những người gửi hàng khác. Người gửi hàng phải thanh toán chi
phí phát sinh từ việc thực hiện quyền quy định tại khoản này.

2.
Trong trường hợp yêu cầu của người gửi hàng không thể thực hiện được thì người
vận chuyển phải thông báo ngay cho người gửi hàng.

3.
Trong trường hợp người vận chuyển thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng
nhưng không lấy lại vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa đã xuất cho người
gửi hàng thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho
bất kỳ người nào có quyền đối với vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa đó.

4.
Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng chấm dứt kể từ thời điểm người nhận
hàng yêu cầu người vận chuyển giao hàng hóa cho họ. Trường hợp người nhận hàng
từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng được thì
người gửi hàng vẫn có quyền định đoạt hàng hóa.

Điều
140. Từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận

Trong
trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng thì
người vận chuyển có nghĩa vụ cất giữ hàng hóa và thông báo cho người gửi hàng.
Người gửi hàng phải trả chi phí phát sinh do việc cất giữ hàng hóa.

Điều
141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp

1.
Vận đơn hàng không thứ cấp là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giao nhận
hàng hóa để vận chuyển bằng đường hàng không giữa doanh nghiệp giao nhận hàng
hóa và người gửi hàng, điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để
vận chuyển.

2.
Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa phải đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp
với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a)
Đơn đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp;

b)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c)
Mẫu vận đơn hàng không thứ cấp phù hợp với nội dung vận đơn hàng không quy định
tại Điều 130 của Luật này;

d)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài, trong trường
hợp làm đại lý xuất vận đơn hàng không thứ cấp cho doanh nghiệp giao nhận hàng
hóa nước ngoài.

3.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy chứng
nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp phải nộp lệ phí.

Điều
142. Thanh lý hàng hóa

1.
Hàng hóa được thanh lý trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc
hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng mà người gửi hàng từ chối nhận lại
hàng hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong thời hạn sáu mươi ngày, kể
từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng; hàng hóa mau hỏng có thể
được thanh lý trước thời hạn này.

2.
Số tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa sau khi đã trừ các chi phí liên quan
đến việc vận chuyển, cất giữ và thanh lý hàng hóa phải được trả lại cho người
có quyền nhận; nếu hết thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thanh lý
hàng hóa, mà người có quyền nhận không đến nhận thì số tiền còn lại phải nộp
vào ngân sách nhà nước.

3.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục thanh
lý hàng hóa.

MỤC
4. VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ

Điều
143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý

1.
Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận
giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành
khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán cước
phí vận chuyển.

2.
Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá cước vận
chuyển và các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp
đồng vận chuyển hành khách, hành lý.

Điều
144. Vé hành khách, thẻ hành lý

1.
Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và là
bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng. Vé hành
khách được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung sau đây:

a)
Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;

b)
Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa
điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc
nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

2.
Phương tiện lưu giữ thông tin về nội dung quy định tại khoản 1 Điều này có thể
thay thế cho việc xuất vé hành khách; trường hợp các phương tiện đó được sử
dụng thì người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho hành khách về việc cung
cấp bản ghi thông tin đã được lưu giữ.

3.
Người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý
ký gửi.

4.
Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý mà thiếu một hoặc một số
nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không ảnh hưởng đến sự tồn
tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Điều
145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách

1.
Vận chuyển hành khách và hành lý đến địa điểm đến thoả thuận và giao hành lý ký
gửi cho người có quyền nhận.

2.
Thông báo kịp thời cho hành khách thông tin về chuyến bay; phải quan tâm, chăm
sóc hành khách, đặc biệt đối với hành khách là người tàn tật
hoặc cần sự chăm sóc trong quá trình vận chuyển.

3.
Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận
chuyển bị gián đoạn, bị chậm mà không phải do lỗi của hành khách thì người vận
chuyển phải thông báo kịp thời, xin lỗi hành khách, bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi
lại và chịu các chi phí có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian phải chờ
đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển.

4.
Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận
chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của người vận chuyển thì ngoài việc thực
hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này, người vận chuyển còn phải thu xếp
hành trình phù hợp cho hành khách theo quy định trong Điều lệ vận chuyển hoặc
hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng theo yêu cầu của hành khách mà không
được thu bất kỳ một khoản phí liên quan nào.

5. Trong trường hợp do lỗi của người vận
chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận
chuyển hoặc chuyến bay bị huỷ mà không được thông báo trước thì người vận
chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều
này và phải trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành
khách. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về thời gian phải báo
trước và khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại sau khi thống nhất với
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo trách
nhiệm dân sự của người vận chuyển thì khoản tiền này được trừ vào khoản tiền
bồi thường.

Điều
146. Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến
bay hoặc đang trong hành trình

1.
Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà người vận chuyển nhận thấy việc vận
chuyển hoặc vận chuyển tiếp sẽ gây nguy hại cho hành khách đó, cho những người
khác trong tàu bay hoặc gây nguy hại cho chuyến bay.

2.
Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

3.
Hành khách không chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng
không, khai thác vận chuyển hàng không.

4.
Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, uy hiếp an toàn bay hoặc gây
ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.

5.
Hành khách trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà
không làm chủ được hành vi.

6. Vì lý do an ninh.

7.
Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều
147. Quyền của hành khách

1.
Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương,
hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.

2.
Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển,
hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc
hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.

3.
Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận
lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí
và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.

4.
Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay
tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có
quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi
đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.

5.
Được miễn cước vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được
ghi trong Điều lệ vận chuyển.

6.
Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm cước vận
chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.

Trẻ
em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới
hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.

Điều
148. Nghĩa vụ của hành khách

1.
Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.

2.
Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.

3.
Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận
chuyển, người khai thác tàu bay.

Điều
149. Vận chuyển hành lý

1.
Hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay.

Hành
lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và do người
vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.

Hành
lý xách tay là hành lý được hành khách mang theo người lên tàu bay và do hành
khách bảo quản trong quá trình vận chuyển.

2.
Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một
chuyến bay, trừ các trường hợp sau đây:

a)
Vận chuyển hành lý thất lạc;

b)
Hành lý bị giữ lại vì lý do an toàn của chuyến bay;

c)
Vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự;

d)
Hành khách bị chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay;

đ)
Hành lý được vận chuyển như hàng hóa;

e)
Các trường hợp bất khả kháng.

Điều
150. Thanh lý hành lý

1.
Hành lý được thanh lý trong trường hợp không có người nhận trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến; hành lý mau
hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.

2.
Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
142 của Luật này.

MỤC
5. VẬN CHUYỂN THEO HỢP ĐỒNG VÀ VẬN CHUYỂN THỰC TẾ

Điều
151. Người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế

1.
Người vận chuyển theo hợp đồng là người giao kết hợp đồng vận chuyển bằng đường
hàng không với hành khách, người gửi hàng hoặc đại diện của hành khách, người
gửi hàng.

2.
Người vận chuyển thực tế là người thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận chuyển
theo sự uỷ quyền của người vận chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là người
vận chuyển kế tiếp theo quy định tại Điều 118 của Luật này.

Điều
152. Trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế

1.
Người vận chuyển theo hợp đồng chịu trách nhiệm đối với toàn bộ việc vận chuyển
thỏa thuận trong hợp đồng. Người vận chuyển thực tế chịu trách nhiệm đối với
phần vận chuyển mà mình thực hiện.

2.
Hành vi của người vận chuyển theo hợp đồng và của nhân viên, đại lý của người
vận chuyển theo hợp đồng trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được coi là hành vi
của người vận chuyển thực tế liên quan đến phần vận chuyển do người vận chuyển
thực tế thực hiện. Người vận chuyển thực tế không phải chịu trách nhiệm cao hơn
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật
này.

3.
Hành vi của người vận chuyển thực tế và của nhân viên, đại lý của người vận
chuyển thực tế trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được coi là hành vi của người
vận chuyển theo hợp đồng liên quan đến phần vận chuyển do người vận chuyển thực
tế thực hiện.

4.
Thoả thuận của người vận chuyển theo hợp đồng về nghĩa vụ không được quy định ở
Chương này, thoả thuận về việc từ bỏ các quyền được quy định tại Chương này
hoặc thoả thuận về việc kê khai giá trị hàng hóa, hành lý ký gửi quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 162 của Luật này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người vận
chuyển thực tế, trừ trường hợp đã được người vận chuyển thực tế đồng ý.

Điều
153. Người nhận khiếu nại hoặc yêu cầu

1.
Khiếu nại hoặc yêu cầu có thể được gửi đến người vận chuyển theo hợp đồng hoặc
người vận chuyển thực tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2.
Yêu cầu về quyền định đoạt hàng hóa quy định tại Điều 139 của Luật này chỉ có
giá trị pháp lý khi được gửi cho người vận chuyển theo hợp đồng.

Điều
154. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhân viên, đại lý

Trong
trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì nhân viên
hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế hoặc của người vận chuyển theo hợp
đồng có quyền hưởng các giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận
chuyển quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này, nếu chứng minh được đã hành
động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ.

Điều
155. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại

Trong
trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì tổng số
tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển thực tế, người vận chuyển theo
hợp đồng và nhân viên, đại lý của họ hoạt động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ
phải trả không cao hơn số tiền mà người vận chuyển theo hợp đồng, người vận
chuyển thực tế phải bồi thường. Mỗi người vận chuyển không phải trả quá giới
hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình.

Điều
156. Người bị khởi kiện

Trong
trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì người vận
chuyển thực tế hoặc người vận chuyển theo hợp đồng hoặc cả hai người vận chuyển
đều có thể bị khởi kiện. Trường hợp một người vận chuyển bị khởi kiện thì người
vận chuyển đó có quyền đề nghị Toà án đưa người vận chuyển kia tham gia tố
tụng.

MỤC
6. VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT

Điều
157. Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư

Việc
vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không
được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về bưu
chính.

Điều
158. Vận chuyển hàng nguy hiểm

1.
Hàng nguy hiểm là vật hoặc chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính
mạng của con người, sự an toàn của chuyến bay, tài sản hoặc môi trường.

2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường
hàng không phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.

3. Hãng hàng không chỉ được phép vận chuyển
hàng nguy hiểm bằng đường hàng không khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận
chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc
công nhận.

4. Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện,
trình tự, thủ tục cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng
nguy hiểm bằng đường hàng không. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không phải nộp lệ phí.

Điều
159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân

Không
được vận chuyển bằng đường hàng không vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải
hạt nhân vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép. Quy định này cũng được áp dụng đối với tàu bay
công vụ.

Chương
7.
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

MỤC
1. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN

Điều
160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách

Người
vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết
hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển
đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.

Điều
161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý

1.
Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư
hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng,
hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm
người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với
vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng
đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài
cảng hàng không, sân bay.

2.
Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận
chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt
hại.

Trường
hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến
địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa,
hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.

3.
Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ
thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng
đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ
trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn
vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường
hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường
hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người
gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển
bằng đường hàng không.

4.
Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước
phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.

Điều
162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý

1.
Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng
hóa, hành lý được tính như sau:

a)
Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực
tế;

b)
Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm
đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá
trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;

c)
Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai
giá trị;

d)
Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.

2.
Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát,
thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi
thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.

Điều
163. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

Người
vận chuyển phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa,
hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều
166 của Luật này.

Điều
164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm

1.
Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển chậm,
trừ trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại lý của mình không thể áp
dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy
ra.

2.
Việc bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm không vượt quá mức giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.

Điều
165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.
Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ
trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại.

2.
Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành
khách xảy ra do lỗi của hành khách, người vận chuyển được miễn một phần hoặc
toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của hành
khách; người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối
với tính mạng, sức khoẻ của hành khách nếu thiệt hại đó hoàn toàn do tình trạng
sức khoẻ của hành khách gây ra.

3. Người vận chuyển được miễn một phần hoặc
toàn bộ trách nhiệm bồi thường đối với hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại
một cách tương ứng trong các trường hợp sau đây:

a)
Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi;

b)
Do quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng
hóa, hành lý ký gửi;

c)
Do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;

d)
Do lỗi của người gửi, người nhận hàng hóa, hành lý ký gửi hoặc do lỗi của người
áp tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hóa.

Điều
166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

1.
Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như
sau:

a)
Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi
hành khách;

b)
Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mươi đơn vị tính toán cho mỗi hành
khách;

c)
Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc
do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; trường hợp
hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và
trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị
đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị
đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế;

d)
Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là mười bảy đơn vị tính
toán cho mỗi kilôgam hàng hóa; trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của
việc nhận hàng hóa tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận
chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người
vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.

2.
Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy
ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt
Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm
thanh toán.

3.
Trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận chuyển
chậm được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
người vận chuyển trong trường hợp vận chuyển hàng hóa. Trường hợp phần hàng hóa
bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm làm ảnh hưởng đến giá trị
của các kiện hàng hóa khác trong cùng một vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng
hóa thì trọng lượng của toàn bộ các kiện hàng hóa được sử dụng để xác định giới
hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.

4.
Người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển chứng
minh được rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do
lỗi của bên thứ ba.

5.
Người vận chuyển không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận
chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt
hại một cách cố ý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể
xảy ra. Trong trường hợp hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải
chứng minh được rằng nhân viên hoặc đại lý đó đã hành động khi thực hiện nhiệm
vụ của mình.

6.
Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều
167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.
Mọi thoả thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng, người nhận
hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.

2.
Người vận chuyển có thể thoả thuận với hành khách, người gửi hàng, người nhận
hàng về các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao hơn các mức giới
hạn trách nhiệm quy định tại Điều 166 của Luật này.

Điều
168. Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển

Hành
khách, người gửi hàng, người nhận hàng phải bồi thường thiệt hại cho người vận
chuyển nếu gây thiệt hại cho người vận chuyển hoặc gây thiệt hại cho người thứ
ba mà người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường.

Điều
169. Tiền trả trước

1.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe
của hành khách thì người vận chuyển phải trả ngay một khoản tiền cho hành khách
hoặc người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mức
tiền trả trước này do người vận chuyển quyết định và được ghi trong Điều lệ vận
chuyển.

2.
Khoản tiền trả trước theo quy định tại khoản 1 Điều này không phải là bằng
chứng để xác định lỗi của người vận chuyển và được trừ vào số tiền bồi thường
thiệt hại mà người vận chuyển phải trả.

Điều
170. Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển

1.
Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ
có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp khi bị xâm hại.

2.
Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng hóa,
hành lý ký gửi, người có quyền khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải
khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây:

a)
Bảy ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng
hành lý;

b)
Mười bốn ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng
hóa; hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng
hóa;

c)
Hai mươi mốt ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý hoặc
hàng hóa trong trường hợp vận chuyển chậm.

3.
Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận hoặc
không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được
khiếu nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà
không nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện.

4.
Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển chỉ
được thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại quy định tại Luật này.

5.
Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản
2 Điều này thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ
phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng.

Điều
171. Quyền của nhân viên, đại lý của người vận chuyển khi bị khiếu nại

1.
Trong trường hợp nhân viên, đại lý của người vận chuyển bị khiếu nại về bồi
thường thiệt hại thì nhân viên, đại lý đó có quyền hưởng các giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển theo quy định tại Mục 1 Chương
VII của Luật này nếu nhân viên, đại lý đó đã hành động trong phạm vi thực hiện
nhiệm vụ.

2.
Tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển, nhân viên, đại lý của
người vận chuyển phải chịu không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo quy định của Luật này.

Điều
172. Thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận
chuyển hàng không quốc tế

1.
Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận
chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hóa theo lựa chọn của người
khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

a)
Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam;

b)
Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại
Việt Nam;

c)
Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.

2.
Hợp đồng vận chuyển quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này là hợp đồng vận
chuyển mà theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa
điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia
nhưng có địa điểm dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể
có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải.

3.
Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc
bị thương thì ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Toà án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và
thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện:

a)
Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp bằng
tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng giao
kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận
chuyển hành khách;

b)
Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận chuyển khác
có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành khách
bằng đường hàng không tại Việt Nam.

4.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của Luật này và
pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam.

Điều
173. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1.
Các bên của hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể thoả thuận giải quyết tranh
chấp phát sinh bằng Trọng tài. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn
bản.

2.
Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế liên quan
đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, việc giải quyết bằng
Trọng tài tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều 172 của Luật này.

3.
Quy định tại khoản 2 Điều này được coi là một phần của bất kỳ điều khoản hoặc
thoả thuận trọng tài nào. Mọi điều khoản và thoả thuận trọng tài trái với quy
định này đều bị coi là vô hiệu.

Điều
174. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận
chuyển

Thời
hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với
thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa là hai năm, kể từ ngày tàu
bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận
chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất.

MỤC
2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở MẶT ĐẤT

Điều
175. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

1.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay, người,
vật, chất trong tàu bay đang bay gây ra (sau đây gọi là người thứ ba ở mặt đất)
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được rằng tàu bay đang
bay, người, vật, chất từ tàu bay đang bay rơi xuống trực tiếp gây ra thiệt hại
đó.

2.
Trong Mục này, tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm tàu bay nổ máy để
cất cánh cho đến thời điểm tắt máy sau khi hạ cánh; đối với khí cầu hoặc thiết
bị bay tương tự thì kể từ thời điểm rời khỏi mặt đất cho đến thời điểm chạm
đất.

Điều
176. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu
bay

Người
khai thác tàu bay phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với người thứ ba ở mặt đất hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến
mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình quy định tại Điều 180
của Luật này.

Điều
177. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.
Người khai thác tàu bay phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho
người thứ ba ở mặt đất.

2.
Người sử dụng tàu bay bất hợp pháp gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì
phải bồi thường. Người chiếm hữu tàu bay phải chịu trách nhiệm liên đới với
người sử dụng bất hợp pháp tàu bay về thiệt hại đã gây ra nếu không chứng minh
được rằng mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng bất
hợp pháp đó.

3.
Người khai thác tàu bay quy định tại Chương này là người trực tiếp sử dụng tàu
bay hoặc nhân viên của người đó sử dụng tàu bay trong quá trình thực hiện công
việc tại thời điểm xảy ra thiệt hại.

Điều
178. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.
Trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì mức
bồi thường của người gây ra thiệt hại được giảm tương ứng với mức độ lỗi của
người bị thiệt hại; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt
hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

2.
Người khai thác tàu bay được miễn trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại là hậu
quả trực tiếp của chiến tranh, xung đột vũ trang hoặc tàu bay đang được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trưng dụng.

Điều
179. Quyền khởi kiện để truy đòi của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại

Người
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền khởi kiện để truy đòi đối với tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc gây ra thiệt hại.

Điều
180. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay

1.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay quy định tại Mục
này đối với mỗi tàu bay và mỗi sự kiện gây thiệt hại không quá một nghìn đơn vị
tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng tàu bay.

Trọng
lượng tàu bay là trọng lượng cất cánh tối đa được phép của tàu bay theo Giấy
chứng nhận đủ điều kiện bay, trừ ảnh hưởng của khí nâng khi sử dụng.

2.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay trong trường hợp
người thứ ba ở mặt đất bị chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ không
quá một trăm năm mươi nghìn đơn vị tính toán cho mỗi người.

3.
Trong trường hợp thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau thì người
thứ ba ở mặt đất có quyền được bồi thường đến mức tổng số các giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với mỗi tàu bay; người có trách nhiệm bồi thường
của mỗi tàu bay gây thiệt hại chỉ phải bồi thường đến mức giới hạn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4.
Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay.

Điều
181. Các trường hợp người khai thác tàu bay mất quyền hưởng giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại

1.
Thiệt hại xảy ra do lỗi của người khai thác tàu bay, nhân viên, đại lý của
người khai thác tàu bay.

2.
Thiệt hại xảy ra khi tàu bay bị sử dụng bất hợp pháp.

Điều
182. Giải quyết bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổng giá trị thiệt hại
thực tế vượt quá giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác
tàu bay

1.
Trong trường hợp chỉ có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ
hoặc về tài sản thì số tiền bồi thường cho mỗi yêu cầu được giảm theo tỷ lệ
tương ứng với giá trị thiệt hại thực tế.

2.
Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại về cả tính mạng, sức khoẻ và
tài sản thì tổng số tiền bồi thường được ưu tiên sử dụng để đáp ứng yêu cầu bồi
thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; nếu không đủ thì chia theo tỷ lệ của
các yêu cầu đó; phần tiền còn lại được sử dụng để đáp ứng yêu cầu bồi thường về
tài sản chưa được giải quyết.

Điều
183. Các trường hợp người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại

1.
Người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với các trường hợp quy định tại Điều 178 của Luật này.

2.
Người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
các trường hợp sau đây:

a)
Thiệt hại xảy ra khi hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực. Trường
hợp tàu bay đang bay mà hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực thì
thời hạn bảo hiểm hoặc bảo đảm được kéo dài cho đến khi tàu bay hạ cánh ở điểm
tiếp theo trong hành trình, nhưng không quá hai mươi bốn giờ, kể từ thời điểm
hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực. Việc kéo dài thời hạn bảo
hiểm hoặc bảo đảm chỉ được áp dụng khi có lợi cho người bị thiệt hại;

b)
Thiệt hại xảy ra ở ngoài phạm vi được bảo hiểm về không gian quy định trong hợp
đồng bảo hiểm hoặc bảo đảm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình huống
khẩn cấp.

Điều
184. Miễn kê biên tiền bảo hiểm, tiền bảo đảm

Khoản
tiền bảo hiểm, tiền bảo đảm quy định tại Điều 176 của Luật này không bị kê biên
để bảo đảm thực hiện yêu cầu của chủ nợ của người khai thác tàu bay cho đến khi
việc bồi thường thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được giải quyết.

Điều
185. Thẩm quyền xét xử của Toà án

Tòa
án nơi xảy ra thiệt hại có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại
của người thứ ba ở mặt đất, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều
186. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời
hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất là
hai năm, kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại.

Điều
187. Áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại

Các
quy định tại Mục này được áp dụng đối với tàu bay đang bay gây thiệt hại cho
tàu, thuyền, công trình của Việt Nam ở vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vùng biển, vùng đất không thuộc
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

MỤC
3. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI TÀU BAY VA CHẠM HOẶC GÂY CẢN TRỞ NHAU

Điều
188. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm
hoặc gây cản trở nhau

1.
Trong trường hợp xảy ra thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay được xác định như
sau:

a)
Thiệt hại xảy ra do lỗi của một bên thì bên có lỗi phải bồi thường;

b)
Thiệt hại xảy ra do lỗi của nhiều bên thì trách nhiệm bồi thường được xác định
theo mức độ lỗi của mỗi bên; trường hợp không xác định được mức độ lỗi thì các
bên có trách nhiệm bồi thường ngang nhau.

2.
Quy định tại khoản 1 Điều này không cản trở việc yêu cầu người vận chuyển bồi
thường thiệt hại. Người vận chuyển có quyền yêu cầu người khai thác tàu bay có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện
nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền đã bồi thường.

Điều
189. Trách nhiệm liên đới

Khi
hai hoặc nhiều tàu bay đang bay do va chạm hoặc gây cản trở cho nhau mà gây
thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì người khai thác tàu bay của mỗi tàu
bay gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại đó theo mức
độ lỗi của mỗi bên.

Chương
8.
AN NINH HÀNG KHÔNG

Điều
190. An ninh hàng không

1.
An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang
bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách,
tổ bay và những người dưới mặt đất.

2. Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không dân dụng là hành vi có khả năng uy hiếp an toàn hoạt động hàng
không dân dụng, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

a)
Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;

b)
Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;

c)
Sử dụng tàu bay như một vũ khí;

d)
Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;

đ)
Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình,
trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

e) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, vào
cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật.

Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn
dược, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng
gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con
người, sự an toàn của chuyến bay;

 g) Cung cấp các thông tin sai đến mức uy hiếp
an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay,
nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang
bị, thiết bị hàng không dân dụng.

Điều
191. Bảo đảm an ninh hàng không

1.
Bảo đảm an ninh hàng không được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:

a)
Thiết lập khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình,
trang bị, thiết bị hàng không để bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết
bị tại khu vực đó;

b)
Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay;

c)
Loại trừ khả năng chuyên chở bất hợp pháp vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng
không và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép chuyên chở các
vật phẩm nguy hiểm đó;

d)
Đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân
dụng.

2.
Việc bảo vệ tàu bay, thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế tại cảng hàng không,
sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không và kiểm tra, soi
chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay thực hiện theo chương trình
an ninh hàng không dân dụng quy định tại Điều 196 của Luật này.

Điều
192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế

1. Khu vực hạn chế là khu vực của cảng hàng
không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không mà việc ra,
vào và hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không.

2.
Việc thiết lập các khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công
trình, trang bị, thiết bị hàng không phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh
hàng không và tính chất hoạt động hàng không dân dụng.

Điều
193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay

1.
Tàu bay phải được kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước khi thực hiện
chuyến bay.

2.
Hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên
quan, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác phải được
kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước khi lên tàu bay.

Điều
194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân
dụng

1.
Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng
không dân dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người.

2.
Tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp phải được ưu tiên về điều hành bay
và các trợ giúp cần thiết khác.

3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp
với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp
bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.

4.
Bộ Công an chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng tham gia thực hiện phương án khẩn
nguy.

5.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm xử lý hành vi can thiệp bất hợp pháp quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 190 của Luật này; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý
vùng trời, quản lý bay của Bộ Quốc phòng ưu tiên trợ giúp điều hành tàu bay bị
can thiệp bất hợp pháp khi bay trong vùng trời Việt Nam; phối hợp với cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu hướng dẫn tổ bay xử lý thích hợp khi xảy ra hành vi
can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay và thực hiện các biện pháp xử
lý thích hợp khác.

6.
Trong trường hợp đặc biệt, vượt quá phạm vi thẩm quyền của các bộ, ngành có
liên quan, Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý các vấn đề về bảo đảm an toàn
cho tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa trong tàu bay.

7.
Hãng hàng không phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc đối phó với những
hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay của mình.

Điều
195. Nhân viên an ninh hàng không

1.
Nhân viên an ninh hàng không được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không.

2. Việc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ
trợ của nhân viên an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của Chính
phủ.

Điều
196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng

1.
Chương trình an ninh hàng không dân dụng quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục, biện pháp bảo đảm an
ninh hàng không.

2.
Các chương trình an ninh hàng không dân dụng bao gồm:

a)
Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam;

b)
Chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không,
sân bay;

c)
Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không;

d)
Phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp của doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ không lưu.

3.
Các chương trình an ninh hàng không dân dụng được xây dựng phù hợp với pháp luật
Việt Nam về bảo đảm an ninh hàng không và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương
trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam; phê duyệt chương trình an ninh hàng
không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không
Việt Nam; phê duyệt phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp
pháp; chấp thuận chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không
nước ngoài.

Điều
197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân
dụng

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay
chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; xây
dựng chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng
không, sân bay.

2. Hãng hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm
bảo đảm an ninh hàng không đối với hoạt động của mình; xây dựng chương trình an
ninh hàng không dân dụng của hãng.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
chịu trách nhiệm xây dựng phương án điều hành tàu bay khi đang bay bị can thiệp
bất hợp pháp.

4. Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận
chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình Bộ Giao thông vận tải chương
trình an ninh hàng không dân dụng đã được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
nơi hãng hàng không có trụ sở chính hoặc có địa điểm kinh doanh chính phê
duyệt.

5. Tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động
hàng không dân dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng
không.

6. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm
tra, đánh giá việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không theo quy
định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.

Chương
9.
HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG CHUNG

Điều
198. Điều kiện hoạt động hàng không chung

1.
Hoạt động hàng không chung là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến
bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây
dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ,
y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu
chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động
bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý,
hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư.

2.
Hoạt động hàng không chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a)
Tàu bay, tổ bay phải được cấp giấy phép, chứng chỉ cần thiết theo quy định của Luật
này và phù hợp với loại hình hoạt động khai thác được thực hiện;

b)
Bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng không, an ninh hàng không, bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.
Tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải có
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay theo quy định tại Điều 23 của Luật này.

Điều
199. Quản lý hoạt động hàng không chung

1.
Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải đăng ký loại hình
hoạt động với Bộ Giao thông vận tải.

2.
Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt
Nam thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải được Bộ
Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

3. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung, Giấy phép kinh doanh hàng
không chung.

4. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động hàng không chung, Giấy phép kinh doanh hàng không chung phải nộp lệ
phí.

Điều
200. Hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng không chung

Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không chung vì mục đích thương mại phải ký hợp
đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đó phù hợp với các quy
định của pháp luật, trừ trường hợp thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong
tình huống khẩn cấp.

Điều
201. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tổ
chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải mua bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

Chương
10.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều
202. Hiệu lực thi hành

1.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

2.
Luật này thay thế Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày
20 tháng 4 năm 1995.

Luật
này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. 

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3827/feed/ 0
QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 5] https://docluat.vn/archive/3826/ https://docluat.vn/archive/3826/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:41 +0000 https://docluat.vn/qd-27-2018-qd-ttg-ve-he-thong-nganh-kinh-te-viet-nam-phan-doan-5/
MỤC LỤC
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Điều 5. Tổ chức thực hiện
PHỤ LỤC I: DANH MỤC

2 NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

2.1 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
2.2 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
2.3 Khai thác, nuôi trồng thủy sản
3 KHAI KHOÁNG
3.1 Khai thác than cứng và than non
3.2 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên
3.3 Khai thác quặng kim loại
3.4 Khai khoáng khác
3.5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng
4 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
4.1 Sản xuất, chế biến thực phẩm
4.2 Sản xuất đồ uống
4.3 Sản xuất sản phẩm thuốc lá
4.4 Dệt
4.5 Sản xuất trang phục
4.6 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
4.7 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
4.8 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
4.9 In, sao chép bản ghi các loại
4.10 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
4.11 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất
4.12 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
4.13 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
4.14 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác
4.15 Sản xuất kim loại
4.16 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
4.17 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
4.18 Sản xuất thiết bị điện
4.19 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu
4.20 Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác
4.21 Sản xuất phương tiện vận tải khác
4.22 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
4.23 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác
4.24 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị
5 SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

5.1 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

6 CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI
6.1 Khai thác, xử lý và cung cấp nước
6.2 Thoát nước và xử lý nước thải
6.3 Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu
6.4 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác
7 XÂY DỰNG
7.1 Xây dựng nhà các loại
7.2 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
7.3 Hoạt động xây dựng chuyên dụng
1 BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
1.1 Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
1.2 Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
1.3 Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
2 VẬN TẢI KHO BÃI
2.1 Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống
2.2 Vận tải đường thủy
2.3 Vận tải hàng không
2.4 Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải
2.5 Bưu chính và chuyển phát
1 DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG
1.1 Dịch vụ lưu trú
1.2 Dịch vụ ăn uống
2 THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
2.1 Hoạt động xuất bản
2.2 Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc
2.3 Hoạt động phát thanh, truyền hình
2.4 Viễn thông
2.5 Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính
2.6 Hoạt động dịch vụ thông tin
3 HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM
3.1 Hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)
3.2 Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc)
3.3 Hoạt động tài chính khác
4 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

4.1 Hoạt động kinh doanh bất động sản

5 HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
5.1 Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán
5.2 Hoạt động của trụ sở văn phòng; hoạt động tư vấn quản lý
5.3 Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật
5.4 Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
5.5 Quảng cáo và nghiên cứu thị trường
5.6 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác
5.7 75000
5.8 Hoạt động thú y
6 HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ
6.1 Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính
6.2 Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm
6.3 Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
6.4 Hoạt động điều tra bảo đảm an toàn
6.5 Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan
6.6 Hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác
7 HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC

7.1 Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đối ngoại và bảo đảm xã hội bắt buộc

8 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

8.1 Giáo dục và đào tạo

9 Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
9.1 Hoạt động y tế
9.2 Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung
9.3 Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung
10 NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ
10.1 90000
10.2 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí
10.3 Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác
10.4 Hoạt động xổ số, cá cược và đánh bạc
10.5 Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí
11 HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC
11.1 Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức khác
11.2 Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình
11.3 Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác
12 HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
12.1 97000
12.2 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình
12.3 Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
13 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

13.1 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

PHỤ LỤC II: CHI TIẾT

2 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐỊNH NGHĨA VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ NGÀNH KINH TẾ
3 II. NỘI DUNG HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM
4 A: NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN4.1 01: NÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN
4.2 02: LÂM NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN
4.3 03: KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
5 B: KHAI KHOÁNG
5.1 05: KHAI THÁC THAN CỨNG VÀ THAN NON
5.2 06: KHAI THÁC DẦU THÔ VÀ KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN
5.3 07: KHAI THÁC QUẶNG KIM LOẠI
5.4 08: KHAI KHOÁNG KHÁC
5.5 09: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ KHAI KHOÁNG
6 C: CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
6.1 10: SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
6.2 11: SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG
6.3 12: SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
6.4 13: DỆT
6.5 14: SẢN XUẤT TRANG PHỤC
6.6 15: SẢN XUẤT DA VÀ CÁC SẢN PHẨM CÓ LIÊN QUAN
6.7 17: SẢN XUẤT GIẤY VÀ SẢN PHẨM TỪ GIẤY
6.8 18: IN, SAO CHÉP BẢN GHI CÁC LOẠI
6.9 19: SẢN XUẤT THAN CỐC; SẢN PHẨM DẦU MỎ TINH CHẾ
6.10 20: SẢN XUẤT HÓA CHẤT VÀ SẢN PHẨM HÓA CHẤT
6.11 21: SẢN XUẤT THUỐC, HÓA DƯỢC VÀ DƯỢC LIỆU
6.12 22: SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ CAO SU VÀ PLASTIC
6.13 23: SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ KHOÁNG PHI KIM LOẠI KHÁC
6.14 24: SẢN XUẤT KIM LOẠI
6.15 25: SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ KIM LOẠI ĐÚC SẴN (TRỪ MÁY MÓC, THIẾT BỊ)
6.16 26: SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH VÀ SẢN PHẨM QUANG HỌC
6.17 27: SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN
6.18 28: SẢN XUẤT MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHƯA ĐƯỢC PHÂN VÀO ĐÂU
6.19 29: SẢN XUẤT Ô TÔ VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
6.20 30: SẢN XUẤT PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁC
6.21 31: SẢN XUẤT GIƯỜNG, TỦ, BÀN, GHẾ
6.22 32: CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO KHÁC
6.23 33: SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG VÀ LẮP ĐẶT MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ

D: SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

1.1 35: SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

E: CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI

2.1 36: KHAI THÁC, XỬ LÝ VÀ CUNG CẤP NƯỚC

2.2 37: THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.3 38: HOẠT ĐỘNG THU GOM, XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY RÁC THẢI, TÁI CHẾ PHẾ LIỆU
2.4 39: XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI KHÁC

F: XÂY DỰNG

3.1 41-410: XÂY DỰNG NHÀ CÁC LOẠI
3.2 42: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT DÂN DỤNG
3.3 43: HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHUYÊN DỤNG
G: BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
4.1 45: BÁN, SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
4.2 46: BÁN BUÔN (TRỪ Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC)
4.3 47: BÁN LẺ (TRỪ Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC)
H: VẬN TẢI KHO BÃI
5.1 49: VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG BỘ VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG ỐNG
5.2 50: VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY
5.3 51: VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
5.4 52: KHO BÃI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHO VẬN TẢI
5.5 53: BƯU CHÍNH VÀ CHUYỂN PHÁT
I: DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG
6.1 55: DỊCH VỤ LƯU TRÚ
6.2 56: DỊCH VỤ ĂN UỐNG
J: THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
7.1 58: HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
7.2 59: HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH, SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH, GHI ÂM VÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC
7.3 60: HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
7.4 61: VIỄN THÔNG
7.5 62: LẬP TRÌNH MÁY VI TÍNH, DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN MÁY TÍNH
7.6 63: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN

1 K: HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM

1.1 64: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH (TRỪ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI)
1.2 65: BẢO HIỂM, TÁI BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (TRỪ BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC)
1.3 66: HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC
L: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

2.1 68: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

M: HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
3.1 69: HOẠT ĐỘNG PHÁP LUẬT, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
3.2 70: HOẠT ĐỘNG CỦA TRỤ SỞ VĂN PHÒNG; HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ
3.3 71: HOẠT ĐỘNG KIẾN TRÚC, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
3.4 73: QUẢNG CÁO VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
3.5 74: HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁC
3.6 75: HOẠT ĐỘNG THÚ Y
N: HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ
4.1 77: CHO THUÊ MÁY MÓC, THIẾT BỊ (KHÔNG KÈM NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN); CHO THUÊ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH; CHO THUÊ TÀI SẢN VÔ HÌNH PHI TÀI CHÍNH
4.2 78: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
4.3 79: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ DU LỊCH, KINH DOANH TUA DU LỊCH VÀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ, LIÊN QUAN ĐẾN QUẢNG BÁ VÀ TỔ CHỨC TUA DU LỊCH
4.4 80: HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA BẢO ĐẢM AN TOÀN
4.5 81: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VỆ SINH NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH VÀ CẢNH QUAN
4.6 82: HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH, HỖ TRỢ VĂN PHÒNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KINH DOANH KHÁC
O: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC

5.1 84: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG, ĐỐI NGOẠI; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC

P: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

6.1 85: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q: Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
7.1 86: HOẠT ĐỘNG Y TẾ
7.2 87: HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, ĐIỀU DƯỠNG TẬP TRUNG
7.3 88: HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI KHÔNG TẬP TRUNG
R: NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ
8.1 90: HOẠT ĐỘNG SÁNG TÁC, NGHỆ THUẬT VÀ GIẢI TRÍ
8.2 91: HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN, LƯU TRỮ, BẢO TÀNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA KHÁC
8.3 92: HOẠT ĐỘNG XỔ SỐ, CÁ CƯỢC VÀ ĐÁNH BẠC
8.4 93: HOẠT ĐỘNG THỂ THAO, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ
S. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC
9.1 94: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI, TỔ CHỨC KHÁC
9.2 95: SỬA CHỮA MÁY VI TÍNH, ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
9.3 96: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ CÁ NHÂN KHÁC
10 T: HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
10.1 97: HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH
10.2 98: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
11 U: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

11.1 99: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

D: SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC
NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Ngành này gồm:

– Hoạt động phân phối năng lượng điện, khí tự
nhiên, hơi nước và nước nóng thông qua một hệ thống ống dẫn, đường dây ổn định
lâu dài (mạng lưới). Chiều dài của mạng lưới này không quan trọng; ở đây cũng
bao gồm cả việc cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng và các loại tương
tự trong khu công nghiệp hoặc khu nhà ở cao tầng;

– Hoạt động cung cấp điện và ga, bao gồm thu
thập, giám sát và phân phối điện, ga. Nó cũng bao gồm cung cấp hơi nước và điều
hoà không khí.

Loại trừ:

– Hoạt động cung cấp nước, hơi nước được phân
vào ngành 36 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước), 37 (Thoát nước và xử lý nước
thải);

– Vận chuyển gas qua đường dây (chủ yếu là
đường dài).

35: SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC
NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

351: Sản xuất, truyền tải và phân phối điện

3511: Sản xuất điện

Nhóm này gồm: Việc sản xuất điện năng với số
lượng lớn như hoạt động của các cơ sở sản xuất điện; bao gồm nhiệt điện, điện
hạt nhân, thủy điện, tua bin khí, điêzen ….

Loại trừ: Sản xuất điện thông qua đốt rác, được
phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).

35111: Thủy điện

– Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ
năng lượng nước;

35112: Nhiệt điện than

– Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ
than đá;

35113: Nhiệt điện khí

– Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ khí
thiên nhiên;

35114: Điện hạt nhân

– Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ
năng lượng hạt nhân;

35115: Điện gió

– Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ
năng lượng gió;

35116: Điện mặt trời

– Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ
năng lượng mặt trời;

35119: Điện khác

– Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ các
dạng năng lượng khác, chưa được phân vào đâu: sóng biển, thủy triều, diezen…

3512: Truyền tải và phân phối điện

Nhóm này gồm: Việc chuyển điện từ nơi sản
xuất đến các trung tâm phân phối và phân phối đến người sử dụng cuối cùng.

35121: Truyền tải điện

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các hệ thống truyền tải vận
chuyển điện từ nơi sản xuất đến hệ thống phân phối;

– Hoạt động trao đổi điện và khả năng truyền
tải điện.

35122: Phân phối điện

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của hệ thống phân phối (tức là
gồm có các tuyến dây, cột, đồng hồ đo và dây dẫn) vận chuyển điện từ nơi sản
xuất hoặc hệ thống truyền tải đến người tiêu dùng cuối cùng;

– Bán điện cho người sử dụng;

– Hoạt động của các trung gian hoặc đại lý
điện mà sắp xếp việc mua bán điện thông qua hệ thống phân phối thực hiện bởi
người khác;

352-3520: Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên
liệu khí bằng đường ống

Nhóm này gồm:

– Sản xuất khí đốt, phân phối khí tự nhiên
hoặc tổng hợp tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua một hệ thống đường ống
chính. Các nhà kinh doanh hoặc môi giới sắp xếp việc bán khí tự nhiên qua hệ
thống phân phối do người khác điều hành cũng thuộc nhóm này.

– Các hoạt động cung cấp gas riêng biệt bằng
đường ống dẫn khí, chủ yếu là khoảng cách dài, nối người sản xuất với nhà phân
phối khí hoặc giữa thành thị với nông thôn được phân vào nhóm hoạt động vận tải
đường ống;

Loại trừ:

– Hoạt động của các lò than cốc được phân vào
nhóm 19100 (Sản xuất than cốc);

– Sản xuất các sản phẩm dầu tinh chế được
phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Sản xuất khí đốt công nghiệp được phân vào
nhóm 20111 (Sản xuất khí công nghiệp);

– Bán buôn nhiên liệu khí đốt được phân vào
nhóm 4661 (Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan);

– Bán lẻ gas đựng trong chai được phân vào
nhóm 4773 (Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Bán thẳng nhiên liệu được phân vào nhóm
47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu);

– Vận chuyển gas theo đường ống (đường dài)
được phân vào nhóm 49400 (Vận tải đường ống).

35201: Sản xuất khí đốt

Nhóm này gồm:

– Sản xuất khí đốt cho mục đích cung cấp khí
đốt từ than đá, phế phẩm của nông nghiệp hoặc rác thải;

– Sản xuất nhiên liệu khí với giá trị toả
nhiệt đặc biệt từ quá trình lọc, pha trộn và các quá trình sản xuất khác các
loại khí bao gồm cả khí tự nhiên;

35202: Phân phối nhiên liệu khí bằng
đường ống

Nhóm này gồm:

– Vận chuyển, phân phối và cung cấp nhiên
liệu khí các loại thông qua hệ thống ống dẫn chính;

– Bán khí đến người sử dụng thông qua ống dẫn
chính;

– Hoạt động của các đại lý và nhà môi giới mà
thu xếp việc mua bán khí đốt thông qua hệ thống phân phối của người khác;

– Mua bán, trao đổi nhiên liệu khí và khả
năng vận chuyển nhiên liệu khí.

Loại trừ:

– Hoạt động của các lò than cốc được phân vào
nhóm 19100 (Sản xuất than cốc);

– Sản xuất các sản phẩm dầu tinh chế được
phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Sản xuất khí đốt công nghiệp được phân vào
nhóm 20111 (Sản xuất khí công nghiệp);

– Bán buôn nhiên liệu khí đốt được phân vào
nhóm 4661 (Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan);

– Bán lẻ gas đựng trong chai được phân vào
nhóm 4773 (Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Bán thẳng nhiên liệu được phân vào nhóm
47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu);

– Vận chuyển gas theo đường ống (đường dài)
được phân vào nhóm 49400 (Vận tải đường ống).

353 – 3530: Sản xuất, phân phối hơi nước,
nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá

35301: Sản xuất, phân phối hơi nước, nước
nóng và điều hoà không khí

Nhóm này gồm:

– Sản xuất, tập trung và phân phối hơi nước
và nước nóng để đốt nóng, cung cấp năng lượng và các mục đích khác;

– Sản xuất và phân phối không khí lạnh;

– Sản xuất và phân phối nước lạnh cho mục
đích làm mát.

Loại trừ: Sản xuất đá làm thực phẩm hoặc không
làm thực phẩm (làm mát) được phân vào nhóm 35302 (Sản xuất nước đá).

35302: Sản xuất nước đá

Nhóm này gồm: Sản xuất đá làm thực phẩm hoặc
đá làm mát.

E: CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI, NƯỚC THẢI

Ngành này gồm: Các hoạt động liên quan đến
quản lý (bao gồm khai thác, xử lý và loại bỏ) các loại rác như rác thải công
nghiệp, rác thải gia đình thể rắn hoặc không phải rắn cũng như các khu vực bị
nhiễm bẩn. Đầu ra của quá trình xử lý rác hoặc nước thải có để bị loại bỏ hoặc
trở thành đầu vào của quá trình sản xuất khác. Các hoạt động cung cấp nước cũng
được phân nhóm vào ngành này vì chúng thường được thực hiện liên quan với các
đơn vị tham gia vào hoạt động xử lý nước thải.

36: KHAI THÁC, XỬ LÝ VÀ CUNG CẤP NƯỚC

Ngành này gồm: Khai thác, xử lý và phân phối
nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Khai thác nước ở các nguồn khác nhau
cũng như phân phối nước bằng các cách khác nhau.

360 – 3600 – 36000: Khai thác, xử lý và cung
cấp nước

– Khai thác nước từ sông, hồ, ao…

– Thu nước mưa,

– Thanh lọc nước để cung cấp,

– Xử lý nước cho mục đích công nghiệp và các
mục đích khác,

– Xử lý nước lợ, nước mặn để cung cấp nước
như là sản phẩm chính,

– Cung cấp nước thông qua mạng lưới đường
ống, bằng xe bồn chuyên chở hoặc các phương tiện khác,

– Hoạt động của các kênh tưới nước.

Loại trừ:

– Hoạt động của hệ thống tưới tiêu và thiết
bị tưới tiêu cho mục đích nông nghiệp được phân vào nhóm 01610 (Hoạt động dịch
vụ trồng trọt),

– Xử lý nước thải để tránh ô nhiễm được phân
vào nhóm 3700 (Thoát nư­ớc và xử lý nước thải),

– Vận chuyển nước qua ống dẫn (đường dài)
được phân vào nhóm 49400 (Vận tải đường ống).

37: THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Ngành này gồm: Hoạt động của hệ thống cống
rãnh hoặc các phương tiện xử lý nước thải để thu dọn, xử lý và tiêu hủy nước
thải.

370 – 3700: Thoát nước và xử lý nước thải

37001: Thoát nước

– Hoạt động của hệ thống thoát nước gồm mạng
lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa…), các trạm bơm
thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ
trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải,
chống ngập úng và xử lý nước thải.

– Thu gom và vận chuyển nước thải tại các đô
thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây
gọi tắt là khu công nghiệp), khu dân cư nông thôn tập trung thông qua hệ thống
thoát nước.

– Duy tu và bảo dưỡng hệ thống thoát nước.

37002: Xử lý nước thải

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các công trình xử lý nước
thải, bùn thải.

– Xử lý nước thải, bùn thải (gồm nước thải
sinh hoạt và nước thải khác) bằng các công trình xử lý nước thải, bùn thải.

– Duy tu và bảo dưỡng các công trình xử lý
nước thải, bùn thải.

38: HOẠT ĐỘNG THU GOM, XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY RÁC
THẢI, TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

Ngành này gồm: Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác
thải. Nó còn gồm việc chuyên chở rác thải; gồm hoạt động của các cơ sở tái chế
phế liệu (tức là việc phân loại sắp xếp các nguyên, vật liệu có thể giữ lại từ
vật thải).

381: Thu gom rác thải

Nhóm này gồm: Việc thu gom rác thải từ hộ gia
đình và các cơ sở kinh doanh bằng túi, xe rác và thùng chứa, v.v… Nó bao gồm
việc thu gom rác thải độc hại và không độc hại ví dụ như rác thải từ hộ gia
đình, ắc qui đã qua sử dụng, dầu và mỡ nấu đã qua sử dụng, dầu thải ra từ tàu
thuyền và dầu đã dùng của các gara ôtô, rác thải từ công trình xây dựng và bị
phá hủy.

3811 – 38110: Thu gom rác thải không
độc hại

Nhóm này gồm:

– Thu gom các chất thải rắn không độc hại
(rác từ nhà bếp) trong khu vực địa phương, như là việc thu gom các rác thải từ
hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh bằng các túi rác, xe rác, thùng chứa,
v.v… có thể lẫn lộn cả các nguyên liệu có thể giữ lại để sử dụng;

– Thu gom các nguyên liệu có thể tái chế;

– Thu gom dầu và mỡ ăn đã qua sử dụng;

– Thu gom rác thải trong thùng rác ở nơi công
cộng;

– Thu gom rác thải từ công trình xây dựng và
bị phá hủy;

– Thu gom và dọn dẹp các mảnh vụn như cành
cây và gạch vỡ;

– Thu gom rác thải đầu ra của các nhà máy
dệt;

– Hoạt động của các trạm gom rác không độc
hại.

Loại trừ:

– Thu gom rác độc hại được phân vào nhóm 3812
(Thu gom rác thải độc hại);

– Hoạt động của khu đất cho tiêu hủy rác thải
không độc hại được phân vào nhóm 3821 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc
hại);

– Hoạt động của các cơ sở nơi mà nguyên, vật
liệu có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa v.v… cần được phân
loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).

3812: Thu gom rác thải độc hại

Nhóm này gồm: Việc thu gom rác thải độc hại ở
dạng rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc,
chất kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất
khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Nó có thể được phân loại, xử
lý, đóng gói và dán nhãn chất thải cho mục đích vận chuyển.

Loại trừ: Việc khôi phục và dọn sạch các toà nhà
hư hỏng, các khu mỏ, các vùng đất, nước mặt bị ô nhiễm như việc loại bỏ các
amiăng được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải
khác).

38121: Thu gom rác thải y tế

Nhóm này gồm: Thu gom rác thải từ các cơ sở y
tế.

38129: Thu gom rác thải độc hại khác

Nhóm này gồm:

– Thu gom các loại rác thải độc hại ở dạng
rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc, chất
kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác
có hại cho sức khoẻ con người và môi trường;

– Thu gom dầu đã qua sử dụng từ tàu thuyền
hoặc gara;

– Thu gom rác thải độc hại sinh học;

– Ắc qui đã qua sử dụng;

– Hoạt động của các trạm chu chuyển các chất
thải độc hại.

382: Xử lý và tiêu hủy rác thải

Nhóm này gồm: Việc xử lý trước khi bỏ đi các
loại rác thải theo các cách thức đa dạng bằng các phương tiện khác nhau, cũng
như xử lý rác thải hữu cơ với mục đích tiêu hủy; xử lý và tiêu hủy các động vật
sống hoặc chết bị nhiễm độc và các chất thải hư hỏng khác; xử lý và tiêu hủy
các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái của các bệnh viện, vứt bỏ rác
thải trên mặt đất hoặc dưới nước; chôn lấp rác thải; tiêu hủy các hàng hóa đã
qua sử dụng như tủ lạnh nhằm mục đích loại bỏ các chất thải gây hại; tiêu hủy
các chất thải bằng cách đốt cháy. Nhóm này còn bao gồm cả việc phát điện kết
quả từ xử lý đốt chất thải.

Loại trừ: Xử lý và tiêu hủy nước thải được phân
vào nhóm 3700 (Thoát nước và xử lý nước thải).

3821 – 38210: Xử lý và tiêu hủy rác
thải không độc hại

Nhóm này gồm:

Việc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác
đối với các chất thải rắn và không rắn không độc hại, như:

+ Hoạt động của các khu đất dùng cho tiêu hủy
rác thải không độc hại,

+ Tiêu hủy rác thải không độc hại bằng cách
đốt cháy hoặc thiêu hủy hoặc bằng các phương pháp khác có hoặc không có dẫn đến
sản xuất điện hoặc hơi nước, các nhiên liệu thay thế, khí đốt sinh học, tro,
tro bay hoặc các sản phẩm cho mục đích sử dụng khác,

+ Xử lý rác thải hữu cơ để tiêu hủy.

+ Sản xuất phân compốt từ chất thải hữu cơ.

Loại trừ:

– Đốt, thiêu hủy rác thải nguy hiểm được phân
vào nhóm 38229 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác);

– Hoạt động của các cơ sở mà nguyên, vật liệu
có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa, lon đựng đồ uống đã dùng
và kim loại, cần được phân loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế
liệu);

– Khử độc và làm sạch đất, nước; tiêu hủy các
vật liệu nhiễm độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý
chất thải khác).

3822: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc
hại

Nhóm này gồm: Việc lọc bỏ xử lý trước khi đưa
vào tiêu hủy các chất thải độc hại dạng rắn và không rắn, gồm các chất thải như
chất gây nổ, chất gỉ sét, dễ cháy, chất độc, kích thích, chất gây ung thư, chất
phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và
môi trường.

Loại trừ:

– Đốt chất thải không nguy hiểm được phân vào
nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại),

– Khử độc và làm sạch đất, mặt nước; tiêu hủy
các nguyên vật liệu độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản
lý chất thải khác),

– Tái xử lý nhiên liệu hạt nhân được phân vào
nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản).

38221: Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế

Nhóm này gồm: Hoạt động của các phương tiện
xử lý và tiêu hủy rác thải từ các cơ sở y tế.

38229: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
khác

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các phương tiện xử lý rác
thải độc hại;

– Xử lý và tiêu hủy các động vật sống và chết
bị nhiễm độc và các chất thải gây bệnh khác;

– Thiêu hủy rác thải độc hại;

– Tiêu hủy các hàng hóa đã qua sử dụng như tủ
lạnh để loại trừ các chất thải gây hại;

– Xử lý, tiêu hủy và cất giữ các chất thải
hạt nhân phóng xạ như:

+ Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ
đang chuyển trạng thái tức là những chất đang phân hủy trong quá trình vận
chuyển từ bệnh viện,

+ Đóng gói, chuẩn bị các điều kiện và các
hoạt động xử lý khác đối với chất thải hạt nhân để cất giữ.

383 – 3830: Tái chế phế liệu

Nhóm này gồm: Quá trình chế biến các loại phế
liệu, phế thải từ kim loại và phi kim loại thành dạng nguyên liệu thô mới để sử
dụng vào các mục đích khác nhau. Quá trình chế biến được sử dụng kỹ thuật cơ
học hoặc hoá học. Gồm việc tái chế các nguyên liệu từ các chất thải theo dạng
là lọc và phân loại những nguyên liệu có thể tái chế từ các chất thải không độc
hại (như là rác nhà bếp) hoặc lọc và phân loại các nguyên liệu có thể tái chế ở
dạng hỗn hợp, ví dụ như giấy, nhựa, hộp đựng đồ uống đã qua sử dụng và kim loại
thành các nhóm riêng.

Loại trừ:

– Sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh mới từ
nguyên liệu thô thứ sinh (tự hoặc không tự sản xuất) như làm bột giấy từ giấy,
giấy loại, đắp lại lốp xe hoặc sản xuất kim loại từ các mảnh vụn kim loại được
phân vào các nhóm ngành tương ứng trong ngành C (Công nghiệp chế biến, chế
tạo);

– Xử lý lại nhiên liệu hạt nhân được phân vào
nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản);

– Xử lý và tiêu hủy rác thải không nguy hiểm
được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);

– Xử lý các rác thải hữu cơ để tiêu hủy được
phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);

– Tái chế năng lượng từ việc xử lý đốt các
chất thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải
không độc hại);

– Tiêu hủy hàng hóa đã qua sử dụng như tủ
lạnh để tránh rác thải gây hại được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác
thải độc hại);

– Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ
đang chuyển trạng thái từ các bệnh viện được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu
hủy rác thải độc hại);

– Xử lý và tiêu hủy chất thải độc, chất thải
gây ô nhiễm được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);

– Tháo dỡ ô tô, máy tính, tivi và các thiết
bị khác để thu và bán lại các bộ phận có thể dùng được được phân vào ngành G
(Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác);

– Bán buôn các nguyên liệu có thể tái chế
được phân vào nhóm 4669 (Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu).

38301: Tái chế phế liệu kim loại

Nhóm này gồm:

– Nghiền cơ học đối với chất thải kim loại
như ô tô đã bỏ đi, máy giặt, xe đạp với việc lọc và phân loại được thực hiện
tiếp theo;

– Tháo dỡ ô tô, máy tính, tivi và các thiết
bị khác để tái chế nguyên liệu;

– Thu nhỏ các tấm kim loại lớn như các toa xe
đường sắt;

– Nghiền nhỏ các rác thải kim loại, như các
phương tiện xe không còn dùng được nữa;

– Các phương pháp xử lý cơ học khác như cắt,
nén để giảm khối lượng;

– Phá hủy tàu.

38302: Tái chế phế liệu phi kim loại

Nhóm này gồm:

– Tái chế phi kim loại không phải rác thải
trong nhiếp ảnh ví dụ như dung dịch tráng hoặc phim và giấy ảnh;

– Tái chế cao su như các lốp xe đã qua sử
dụng để sản xuất các nguyên liệu thô mới;

– Phân loại và tổng hợp nhựa để sản xuất các
nguyên liệu thô mới như làm ống, lọ hoa, bảng màu và những thứ tương tự;

– Xử lý (làm sạch, nóng chảy, nghiền) rác
thải bằng nhựa hoặc cao su để nghiền thành hạt nhỏ;

– Đập nhỏ, làm sạch và phân loại thủy tinh;

– Đập nhỏ, làm sạch và phân loại các rác thải
khác như rác thải từ đống đổ nát để sản xuất các nguyên liệu thô;

– Xử lý dầu và mỡ ăn qua sử dụng thành nguyên
liệu thô;

– Xử lý chất thải từ thực phẩm, đồ uống,
thuốc lá và chất còn dư thành nguyên liệu thô mới.

39: XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI KHÁC

Ngành này gồm: Việc cung cấp dịch vụ khắc
phục hậu quả, như việc dọn sạch các khu vực và các toà nhà hư hỏng, khu mỏ,
đất, mặt nước và nước ngầm bị ô nhiễm.

390 – 3900 – 39000: Xử lý ô nhiễm và hoạt
động quản lý chất thải khác

Nhóm này gồm:

– Khử độc các vùng đất và nước ngầm tại nơi
bị ô nhiễm, ở vị trí hiện tại hoặc vị trí cũ, thông qua sử dụng các phương pháp
cơ học, hoá học hoặc sinh học;

– Khử độc các nhà máy công nghiệp hoặc các
khu công nghiệp, gồm cả nhà máy và khu hạt nhân;

– Khử độc và làm sạch nước bề mặt tại các nơi
bị ô nhiễm do tai nạn, ví dụ như thông qua việc thu gom chất gây ô nhiễm hoặc
thông qua sử dụng các chất hoá học;

– Làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm
khác trên đất, trong nước bề mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển;

– Hủy bỏ amiăng, sơn chì và các vật liệu độc
khác;

– Hoạt động kiểm soát ô nhiễm chuyên dụng
khác.

Loại trừ:

– Xử lý và tiêu hủy chất thải không độc hại
được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);

– Xử lý và tiêu hủy chất thải độc hại được
phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);

– Quét dọn và phun nước trên đường phố được
phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt).

F: XÂY DỰNG

Ngành này gồm:

Tất cả các hoạt động xây dựng công trình
chung và xây dựng chuyên dụng cho các công trình nhà và công trình kỹ thuật dân
dụng. Bao gồm xây mới, sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép các cấu trúc hoặc
cấu kiện đúc sẵn trên mặt bằng xây dựng và xây dựng các công trình tạm.

Hoạt động xây dựng chung bao gồm: xây dựng
nhà ở, nhà làm việc, nhà kho, các công trình công ích và công cộng khác, các
công trình nông nghiệp … Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng bao gồm: đường
xe ô tô, đường phố, cầu, cống, đường sắt, sân bay, cảng và các công trình thủy
khác, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp, thoát nước, công trình công nghiệp,
đường ống và đường dây điện, công trình thể thao… Các công việc này có thể tự
thực hiện hay thuê ngoài. Một phần hoặc toàn bộ công việc có thể được thực hiện
dưới dạng ký hợp đồng phụ với các nhà thầu khoán. Một đơn vị thực hiện xây dựng
toàn bộ một dự án cũng nằm trong ngành này. Sửa chữa nhà ở và các công trình
xây dựng dân dụng cũng nằm ở ngành này.

Ngành này gồm: xây dựng hoàn chỉnh công trình
nhà ở (ngành 41), xây dựng hoàn chỉnh công trình dân dụng (ngành 42) và hoạt
động xây dựng chuyên dụng nếu như các hoạt động này được thực hiện như là một
phần của quá trình xây dựng (ngành 43).

– Thuê thiết bị xây dựng có kèm người điều
khiển được phân vào hoạt động xây dựng cụ thể được thực hiện với thiết bị.

Ngành này cũng gồm: Phát triển các dự án xây
dựng nhà ở hoặc các công trình xây dựng dân dụng bằng cách sử dụng các phương
tiện tài chính, kỹ thuật và vật chất để thực hiện các dự án xây dựng để bán.
Nếu những hoạt động này được thực hiện không phải để bán mà để sử dụng (ví dụ:
cho thuê hay sản xuất) thì đơn vị thực hiện hoạt động này không thuộc ngành xây
dựng mà được xếp theo hoạt động tác nghiệp của đơn vị, ví dụ: bất động sản,
công nghiệp chế biến…

41-410: XÂY DỰNG NHÀ CÁC LOẠI

Ngành này gồm:

Hoạt động xây dựng hoàn chỉnh các khu nhà để
ở hoặc không phải để ở, tự thực hiện hay trên cơ sở hợp đồng hoặc phí. Công
việc này có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ. Các đơn vị chỉ thực hiện một
số công đoạn của quy trình xây dựng được xếp vào ngành 43 (Hoạt động xây dựng
chuyên dụng).

4101- 41010: Xây dựng nhà để ở

Nhóm này gồm:

– Xây dựng tất cả các loại nhà để ở như:

+ Nhà cho một hộ gia đình,

+ Nhà cho nhiều gia đình, bao gồm cả các toà
nhà cao tầng.

– Tu sửa và cải tạo các khu nhà ở đã tồn tại.

Loại trừ:

– Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân
vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan);

– Quản lý dự án các công trình xây dựng được
phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4102- 41020: Xây dựng nhà không để ở

Nhóm này gồm:

– Xây dựng tất cả các loại nhà không để ở
như:

+ Nhà xưởng phục vụ sản xuất công nghiệp, ví
dụ: nhà máy, xưởng lắp ráp…

+ Bệnh viện, trường học, nhà làm việc,

+ Khách sạn, cửa hàng, nhà hàng, trung tâm
thương mại,

+ Nhà ga hàng không,

+ Khu thể thao trong nhà,

+ Bãi đỗ xe, bao gồm cả bãi đỗ xe ngầm,

+ Kho chứa hàng,

+ Nhà phục vụ mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.

– Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc
sẵn tại hiện trường xây dựng;

Loại trừ:

– Cải tạo các công trình xây dựng đúc sẵn
hoàn chỉnh từ các bộ phận tự sản xuất nhưng không phải bê tông, xem ngành 16
(Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế);
sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện) và ngành 25 (Sản xuất sản
phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị);

– Xây dựng các công trình công nghiệp, loại
trừ công trình nhà được phân vào nhóm 42930 (Xây dựng công trình chế biến, chế
tạo);

– Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân
vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan);

– Quản lý dự án các công trình xây dựng được
phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

42: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT DÂN DỤNG

Ngành này gồm:

Xây dựng các công trình xây dựng kỹ thuật dân
dụng, bao gồm xây mới, sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép các công trình
đúc sẵn trên công trường và xây dựng các công trình tạm;

Xây dựng các công trình lớn như đường ô tô,
đường phố, cầu, cống, đường sắt, sân bay, cảng và công trình thủy khác, hệ
thống thủy lợi, công trình công nghiệp, đường ống và đường điện, khu thể thao
ngoài trời…cũng nằm trong phần này. Các công việc này có thể tự thực hiện hay
trên cơ sở phí hoặc hợp đồng; Một phần công việc và đôi khi là toàn bộ công
việc có thể được thực hiện dưới dạng ký hợp đồng phụ với các nhà thầu khoán.

421: Xây dựng công trình đường sắt và đường
bộ

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố,
các loại đường khác và đường cho người đi bộ;

– Các công việc bề mặt trên đường phố, đường
bộ, đường cao tốc, cầu, đường ngầm như:

+ Rải nhựa đường;

+ Sơn đường và các loại tương tự;

+ Lắp đặt rào chắn, biển báo giao thông và
các loại tương tự;

– Xây dựng cầu, bao gồm cầu trên đường cao
tốc;

– Xây dựng đường hầm;

– Xây dựng đường sắt và đường cho tàu điện
ngầm;

– Xây dựng đường băng sân bay.

Loại trừ:

– Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng
điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện);

– Hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm
71101 (Hoạt động kiến trúc);

– Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các
công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến
trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4211- 42110: Xây dựng công trình đường
sắt

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường sắt (bao gồm cả cầu đường
sắt);

– Xây dựng hầm đường sắt;

– Xây dựng đường tàu điện ngầm

– Sơn đường sắt;

– Lắp đặt rào chắn, biển báo giao thông đường
sắt và các loại tương tự.

Loại trừ:

– Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng
điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện);

– Hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm
71101 (Hoạt động kiến trúc);

– Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các
công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến
trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4212- 42120: Xây dựng công trình đường
bộ

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường
phố, các loại đường khác và đường cho người đi bộ;

– Các công việc bề mặt trên đường phố, đường
bộ, đường cao tốc, cầu, đường ngầm như:

+ Thi công mặt đường: rải nhựa đường, rải bê
tông…

+ Sơn đường và các hoạt động sơn khác,

+ Lắp đặt đường chắn, biển báo giao thông và
các loại tương tự,

– Xây dựng cầu, bao gồm cả cầu (không tính
cầu đường sắt);

– Xây dựng hầm đường bộ;

– Xây dựng đường cho tàu điện ngầm,

– Xây dựng đường băng sân bay, sân đỗ máy
bay.

Loại trừ:

– Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng
điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện).

– Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân
vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan);

– Quản lý dự án các công trình xây dựng được
phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

422: Xây dựng công trình công ích

Nhóm này gồm:

– Xây dựng các mạng lưới đường ống vận
chuyển, phân phối và các công trình, cấu trúc có liên quan:

+ Các đường ống với khoảng cách dài, mạng
lưới truyền năng lượng và viễn thông,

+ Các đường ống, mạng lưới truyền năng lượng,
viễn thông và các công trình phụ trợ ở thành phố,

– Xây dựng đường ống và hệ thống đường nước
như:

+ Hệ thống thủy lợi (kênh),

+ Hồ chứa.

– Xây dựng các công trình cửa:

+ Hệ thống nước thải, bao gồm cả sửa chữa,

+ Nhà máy xử lý nước thải,

+ Trạm bơm,

+ Nhà máy năng lượng,

– Khoan nguồn nước.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến
các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động
kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4221- 42210: Xây dựng công trình điện

Nhóm này gồm:

– Xây dựng mạng lưới đường dây truyền tải,
phân phối điện và các công trình, cấu trúc có liên quan như:

+ Đường dây, mạng lưới truyền tải điện với
khoảng cách dài.

+ Đường dây, mạng lưới truyền tải điện, đường
cáp điện ngầm và các công trình phụ trợ ở thành phố.

+ Trạm biến áp.

– Xây dựng nhà máy điện.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan
đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt
động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4222- 42220: Xây dựng công trình cấp,
thoát nước

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường ống và hệ thống đường nước
như:

+ Hệ thống thủy lợi (kênh).

+ Hồ chứa.

– Xây dựng các công trình cửa:

+ Hệ thống thoát nước thải, bao gồm cả sửa
chữa.

+ Nhà máy xử lý nước thải.

+ Trạm bơm.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan
đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt
động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4223-42230: Xây dựng công trình viễn
thông, thông tin liên lạc

Nhóm này gồm:

– Xây dựng các mạng lưới cáp viễn thông,
thông tin liên lạc và các công trình, cấu trúc có liên quan:

+ Các tuyến cáp, mạng lưới viễn thông.

+ Các tuyến cột, tuyến cống, bể để kéo cáp
thông tin và các công trình phụ trợ.

– Xây dựng công trình đài, trạm thu phát sóng
truyền thanh, truyền hình và các công trình có liên quan.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến
các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động
kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4229-42290: Xây dựng công trình công
ích khác

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình xử lý bùn.

– Xây dựng các công trình công ích khác chưa
được phân vào đâu.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến
các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động
kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

429: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
khác

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình công nghiệp không phải
nhà như:

+ Nhà máy lọc dầu,

+ Nhà máy hoá chất,

– Xây dựng công trình thủy như:

+ Đường thủy, cảng và các công trình trên
sông, cảng du lịch (bến tàu), cửa cống…

+ Đập và đê.

– Hoạt động nạo vét đường thủy,

– Xây dựng đường hầm;

– Xây dựng công trình khác không phải nhà
như: công trình thể thao ngoài trời.

Nhóm này cũng gồm: Chia tách đất với cải tạo
đất (ví dụ đắp mở rộng đường, cơ sở hạ tầng công).

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng
kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ
thuật có liên quan).

4291-42910: Xây dựng công trình thủy

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình thủy như:

+ Đường thủy, cảng và các công trình trên
sông, cảng du lịch (bến tàu), cửa cống…

+ Đập và đê.

– Hoạt động nạo vét đường thủy.

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng
kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ
thuật có liên quan).

4292-42920: Xây dựng công trình khai
khoáng

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình công nghiệp khai khoáng
không phải nhà như:

+ Nhà máy lọc dầu.

+ Công trình khai thác than, quặng…

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng
kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ
thuật có liên quan).

4293- 42930: Xây dựng công trình chế
biến, chế tạo

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình công nghiệp chế biến,
chế tạo không phải nhà như;

+ Nhà máy sản xuất hoá chất cơ bản, hóa dược,
dược liệu và hóa chất khác.

+ Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Nhà máy chế biến thực phẩm,…

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng
kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ
thuật có liên quan).

4299-42990: Xây dựng công trình kỹ
thuật dân dụng khác

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình khác không phải nhà
như: công trình thể thao ngoài trời.

– Chia tách đất với cải tạo đất (ví dụ: đắp,
mở rộng đường, cơ sở hạ tầng công…).

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng
kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ
thuật có liên quan).

43: HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHUYÊN DỤNG

Ngành này gồm:

Các hoạt động xây dựng chuyên dụng như: xây
dựng một phần của toàn bộ công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng mà
không phải là nhà thầu chính chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án. Hoạt động này
đòi hỏi thiết bị và trình độ tay nghề được chuyên môn hoá như: đóng cọc, san
nền, đổ khung, đổ bê tông, xếp gạch, xây ốp đá, bắc giàn giáo, lợp mái,… Việc
lắp đặt các kết cấu thép mà các bộ phận của kết cấu thép được sản xuất không
phải từ một đơn vị cũng thuộc ngành này. Các hoạt động xây dựng chuyên dụng hầu
hết được thực hiện theo hình thức khoán thầu hay hợp đồng thầu phụ, tuy nhiên
hoạt động sửa chữa công trình thường được thực hiện trực tiếp cho chủ sở hữu
tài sản. Ngành này cũng bao gồm các hoạt động hoàn thiện và kết thúc công trình
xây dựng.

Hoạt động lắp đặt công trình xây dựng bao gồm
việc lắp đặt các thiết bị gắn liền với công trình xây dựng. Những hoạt động này
thường được thực hiện tại công trường xây dựng mặc dù các thiết bị có thể được
thực hiện ở các phân xưởng chuyên dụng. Ngành này cũng bao gồm các hoạt động
như thăm dò; lắp đặt các hệ thống sưởi và điều hoà không khí, lắp đặt ăng ten,
hệ thống báo động và các công việc thuộc về điện, hệ thống cấp thoát nước,
thang máy, thang cuốn… Ngành này còn bao gồm cả lắp đặt chất dẫn cách (chống
thấm, cách nhiệt, cách âm), lắp đặt tấm kim loại, lắp máy lạnh trong thương
mại, lắp đặt các hệ thống chiếu sáng và hệ thống tín hiệu trên đường bộ, đường
sắt, sân bay, bến cảng, v.v… Hoạt động sửa chữa các thiết bị trên cũng thuộc
ngành này.

Hoạt động hoàn thiện công trình bao gồm các
hoạt động có liên quan tới việc hoàn thiện hoặc kết thúc công trình như: Lắp
kính, trát, sơn, ốp gạch tường hoặc che phủ bằng những vật liệu khác như gỗ,
thảm, giấy tường… lát sàn, hoàn thiện phần mộc, hệ thống âm thanh, làm sạch
ngoại thất.., sửa chữa công trình với các hoạt động như trên cũng thuộc ngành
này.

Việc thuê thiết bị có kèm người điều khiển
được phân theo hoạt động xây dựng liên quan.

431: Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Nhóm này gồm: Các hoạt động chuẩn bị mặt bằng
cho các hoạt động xây dựng tiếp theo, bao gồm dỡ bỏ các công trình đang tồn tại
trên mặt bằng đó.

4311 – 43110: Phá dỡ

Nhóm này gồm: Phá hủy hoặc đập các toà nhà và
các công trình khác.

4312 – 43120: Chuẩn bị mặt bằng

Nhóm này gồm: Những hoạt động chuẩn bị mặt
bằng xây dựng. Cụ thể:

– Làm sạch mặt bằng xây dựng;

– Vận chuyển đất: đào, lấp, san và ủi tại các
mặt bằng xây dựng, đào móng, vận chuyển đá, nổ mìn…

– Khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra, lấy mẫu
thử để kiểm tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích tương tự;

– Chuẩn bị mặt bằng để khai thác mỏ như:
Chuyển vật cồng kềnh và các hoạt động chuẩn bị, phát triển khác đối với mặt
bằng và tài sản khoáng sản, ngoại trừ ở những vùng dầu và khí;

– Hệ thống cấp thoát nước tại mặt bằng xây
dựng;

– Hệ thống cấp thoát nước nông nghiệp và lâm
nghiệp;

– Dò mìn và các loại tương tự (bao gồm cả
việc cho nổ) tại mặt bằng xây dựng.

Loại trừ:

– Khoan giếng sản xuất dầu hoặc khí được phân
vào nhóm 06100 (Khai thác dầu thô), 06200 (Khai thác khí đốt tự nhiên);

– Khử độc cho đất được phân vào nhóm 39000
(Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác);

– Khoan giếng nước được phân vào nhóm 42220
(Xây dựng công trình cấp, thoát nước);

– Đào ống thông vào hầm mỏ được phân vào nhóm
43900 (Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác);

– Thăm dò dầu và khí, điều tra địa chấn, địa
vật lý, địa chất được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ
thuật có liên quan).

432: Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp
thoát nước và lắp đặt xây dựng khác

Nhóm này gồm: Hoạt động lắp đặt hỗ trợ cho
hoạt động xây nhà, bao gồm lắp đặt hệ thống điện, hệ thống đường ống (nước, khí
đốt và nước thải), hệ thống sưởi và điều hoà không khí, thang máy…

4321 – 43210: Lắp đặt hệ thống điện

Nhóm này gồm:

Hoạt động lắp đặt hệ thống điện cho công
trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng. Cụ thể:

+ Dây dẫn và thiết bị điện,

+ Đường dây thông tin liên lạc,

+ Mạng máy tính và dây cáp truyền hình, bao
gồm cả cáp quang học,

+ Đĩa vệ tinh,

+ Hệ thống chiếu sáng,

+ Chuông báo cháy,

+ Hệ thống báo động chống trộm,

+ Tín hiệu điện và đèn trên đường phố,

+ Đèn trên đường băng sân bay.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động kết nối các
thiết bị điện và đồ dùng gia đình.

Loại trừ: Xây dựng đường truyền năng lượng và
viễn thông được phân vào nhóm 42230 (Xây dựng công trình viễn thông, thông tin
liên lạc).

4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát
nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí

Nhóm này gồm:

Lắp đặt hệ thống đường ống nước, hệ thống
sưởi và điều hoà không khí trong nhà hoặc tại các công trình xây dựng khác, kể
cả mở rộng, thay đổi, bảo dưỡng và sửa chữa.

Cụ thể:

– Hệ thống sưởi (điện, gas, dầu);

– Lò sưởi, tháp làm lạnh;

– Hệ thống thu nạp năng lượng mặt trời không
dùng điện;

– Thiết bị cấp, thoát nước và thiết bị vệ
sinh;

– Thiết bị thông gió, làm lạnh hoặc điều hoà
không khí;

– Thiết bị khí đốt (gas);

– Đường ống dẫn hơi nước;

– Hệ thống phun nước chữa cháy;

– Hệ thống phun nước tưới cây;

– Lắp đặt hệ thống ống dẫn.

Loại trừ: Lắp đặt hệ thống sưởi bằng điện được
phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện).

43221: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước

Nhóm này gồm:

Lắp đặt hệ thống đường ống cấp, thoát nước
trong nhà hoặc tại các công trình xây dựng khác, kể cả mở rộng, thay đổi, bảo
dưỡng và sửa chữa;

Cụ thể:

+ Thiết bị cấp, thoát nước và thiết bị vệ
sinh,

+ Đường ống dẫn hơi nước,

+ Hệ thống phun nước chữa cháy,

+ Hệ thống phun nước tưới cây,

+ Lắp đặt hệ thống ống dẫn cấp, thoát nước.

43222: Lắp đặt hệ thống sưởi và điều hoà
không khí

Nhóm này gồm:

Lắp đặt hệ thống sưởi và điều hoà không khí
trong nhà hoặc tại các công trình xây dựng khác, kể cả mở rộng, thay đổi, bảo
dưỡng và sửa chữa. Cụ thể:

– Hệ thống sưởi (điện, gas, dầu),

– Lò sưởi, tháp làm lạnh,

– Máy thu nạp năng lượng mặt trời không dùng
điện,

– Thiết bị thông gió, làm lạnh hoặc điều hoà
không khí,

– Thiết bị khí đốt (gas),

– Bơm hơi,

– Lắp đặt hệ thống ống dẫn điều hoà không
khí.

4329 – 43290: Lắp đặt hệ thống xây
dựng khác

Nhóm này gồm:

– Lắp đặt hệ thống thiết bị khác không phải
hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
hoặc máy công nghiệp trong các công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng,
bao gồm cả bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị này.

– Lắp đặt hệ thống thiết bị trong công trình
nhà và công trình xây dựng khác như:

+ Thang máy, thang cuốn,

+ Cửa cuốn, cửa tự động,

+ Dây dẫn chống sét,

+ Hệ thống hút bụi,

+ Hệ thống âm thanh,

+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung.

Loại trừ: Lắp đặt hệ thống máy móc công nghiệp
được phân vào nhóm 3320 (Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp).

433 – 4330 – 43300: Hoàn thiện công trình xây
dựng

Nhóm này gồm các hoạt động liên quan tới việc
hoàn thiện hoặc kết thúc công trình như:

– Trát vữa bên trong và bên ngoài các công
trình nhà và công trình xây dựng khác, bao gồm các nguyên liệu đánh bóng,

– Lắp đặt cửa ra vào (loại trừ cửa tự động và
cửa cuốn), cửa sổ, khung cửa ra vào, khung cửa sổ bằng gỗ hoặc bằng những vật
liệu khác,

– Lắp đặt thiết bị, đồ dùng nhà bếp, cầu
thang và những hoạt động tương tự,

– Lắp đặt thiết bị nội thất,

– Hoạt động hoàn thiện bên trong công trình
như: Làm trần, ốp gỗ tường, hoặc vách ngăn di chuyển được…

– Xếp, lợp, treo hoặc lắp đặt trong các toà
nhà hoặc các công trình khác như:

+ Lát sàn hoặc tường bằng gạch, bê tông, đá
xẻ, gạch gốm,

+ Lót ván sàn và các loại phủ sàn bằng gỗ
khác,

+ Thảm và tấm phủ sơn lót sàn, bao gồm bằng
cao su và nhựa,

+ Lát sàn hoặc ốp tường bằng gạch không nung,
đá hoa, đá hoa cương (granit), đá phiến…

+ Giấy dán tường,

– Sơn bên ngoài và bên trong công trình nhà,

– Sơn các kết cấu công trình dân dụng,

– Lắp gương, kính,

– Làm sạch các toà nhà mới sau xây dựng,

– Các công việc hoàn thiện nhà khác,

– Lắp đặt nội thất các cửa hàng, nhà di động,
thuyền…

Loại trừ:

– Sơn đường được phân vào nhóm 421 (Xây dựng
công trình đường sắt và đường bộ).

– Lắp đặt cửa cuốn và cửa tự động được phân
vào nhóm 43290 (lắp đặt hệ thống xây dựng khác).

– Các hoạt động làm sạch chung bên trong các
toà nhà và kiến trúc khác được phân vào nhóm 81210 (Vệ sinh chung nhà cửa);

– Lau rửa chuyên nghiệp bên trong và bên
ngoài các toà nhà được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh công nghiệp và các công
trình chuyên biệt);

– Các hoạt động trang trí của người thiết kế
bên trong các toà nhà được phân vào nhóm 74100 (Hoạt động thiết kế chuyên
dụng).

439 – 4390 – 43900: Hoạt động xây dựng chuyên
dụng khác

Nhóm này gồm:

– Hoạt động xây dựng chuyên biệt sử dụng
trong tất cả các kết cấu công trình nhưng yêu cầu phải có kỹ năng riêng chuyên
sâu hoặc phải có thiết bị chuyên môn hóa như:

+ Xây dựng nền móng, bao gồm cả ép cọc,

+ Các công việc về chống ẩm và chống thấm
nước,

+ Chống ẩm các toà nhà,

+ Đào giếng (trong ngành khai thác mỏ),

+ Lắp dựng các kết cấu thép không thể sản
xuất nguyên khối,

+ Uốn thép,

+ Xây gạch và đặt đá,

+ Lợp mái các công trình nhà để ở,

+ Lắp dựng và dỡ bỏ cốp pha, giàn giáo, loại
trừ hoạt động thuê cốp pha, giàn giáo,

+ Lắp dựng ống khói và lò sấy công nghiệp,

+ Các công việc đòi hỏi chuyên môn cần thiết
như kỹ năng trèo và sử dụng các thiết bị liên quan, ví dụ làm việc ở tầng cao
trên các công trình cao.

– Các công việc dưới bề mặt;

– Xây dựng bể bơi ngoài trời;

– Rửa bằng hơi nước, phun cát và các hoạt
động tương tự cho mặt ngoài công trình nhà;

– Thuê cần trục có người điều khiển.

Loại trừ: Thuê máy móc và thiết bị xây dựng
không kèm người điều khiển, được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết
bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

G: BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ,
XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC

Ngành này gồm:

Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa
(nhưng không làm thay đổi tính chất, công dụng của hàng hóa) và dịch vụ phụ trợ
cho hoạt động bán hàng. Bán buôn và bán lẻ là công đoạn cuối cùng của hoạt động
phân phối hàng hóa. Các hoạt động sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác cũng được phân loại vào ngành này.

Các hoạt động gắn với bán hàng hóa, thực hiện
bằng tay, ví dụ sắp xếp, phân loại, lắp ráp, pha trộn hàng hóa (pha rượu vang,
trộn cát), đóng chai (có hoặc không làm sạch chai), bao gói, chia nhỏ và đóng
gói lại để phân phối hàng hóa với bao bì nhỏ hơn, bảo quản (đông lạnh hoặc ướp
lạnh), làm sạch, sấy khô nông sản, cắt các tấm gỗ xơ ép hoặc những tấm kim loại
được coi như các hoạt động thứ yếu.

Ngành 45 gồm những hoạt động bán, sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Ngành 46 và 47 gồm các hoạt động bán
hàng hóa loại khác (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). Cơ sở để
phân biệt giữa ngành 46 (bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác)) và 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)) là dựa
trên loại khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Bán buôn là hoạt động bán (không làm biến đổi
hàng hóa) hàng hóa loại mới, loại đã qua sử dụng cho người bán lẻ, người sản
xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức hoặc những người sử dụng mang tính chuyên
môn, người bán buôn khác, hoặc liên quan đến hoạt động đại lý, môi giới mua bán
hàng hóa cho các cá nhân hoặc công ty đó. Các chủ thể kinh doanh bán buôn hàng
hóa gồm: Nhà bán buôn chuyên doanh loại hàng hóa nào đó, nhà phân phối sản phẩm
công nghiệp, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, hiệp hội mua hàng, hợp tác xã, chi
nhánh bán hàng, văn phòng mua bán (nhưng không bao gồm cửa hàng bán lẻ) được
các đơn vị sản xuất hoặc khai thác lập ra nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm của
họ và đơn vị bán hàng này không chỉ đơn thuần nhận đơn đặt hàng và gửi hàng
trực tiếp từ nhà máy hoặc hầm mỏ. Các hoạt động môi giới, đại lý, ủy thác hưởng
hoa hồng, thu gom nông sản cũng được phân loại vào hoạt động bán buôn. Người
bán buôn thường tiến hành lắp ráp, phân loại và chia hàng hóa từ những lô lớn,
đóng gói lại thành lô nhỏ, bao gói nhỏ hơn (như đối với dược phẩm chẳng hạn)
hoặc lưu giữ, bảo quản đông lạnh, lắp ráp, phân phối hàng hóa, thực hiện khuyến
mãi cho khách hàng, thiết kế nhãn mác hàng hóa.

Bán lẻ là bán lại (không làm biến đổi hàng
hóa) những hàng hóa loại mới và hàng đã qua sử dụng chủ yếu cho cộng đồng để
tiêu dùng cho cá nhân hoặc hộ gia đình, ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua
bán, quầy hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng bằng đường bưu điện, bán tại chợ
hoặc lưu động, hợp tác xã mua bán, đấu giá viên… Người bán lẻ thường có quyền
sở hữu hàng hóa mà họ bán trong khi các hoạt động đại lý chỉ bán hàng theo ủy
nhiệm của người ký gửi hoặc bán hàng để hưởng hoa hồng.

45: BÁN, SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE
CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC

Ngành này gồm:

– Các hoạt động (trừ sản xuất và cho thuê)
liên quan tới bán ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, kể cả ô tô vận
tải, như bán buôn và bán lẻ xe cũ và mới, sửa chữa và bảo dưỡng xe và bán buôn,
bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác, kể cả hoạt động đại lý liên quan đến bán buôn, bán lẻ các hàng hóa
này.

Ngành này cũng gồm: Hoạt động rửa, đánh bóng
ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.

Loại trừ: Hoạt động bán lẻ nhiên liệu, dầu mỡ
nhờn bôi trơn hoặc làm mát động cơ, cho thuê ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác

451: Bán ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm: Bán buôn, bán lẻ và đại lý ô tô
và xe có động cơ khác.

4511: Bán buôn ô tô và xe có động cơ
khác

Nhóm này gồm: Bán buôn ô tô và xe có động cơ
khác loại mới và loại đã qua sử dụng.

45111: Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở
xuống)

Nhóm này gồm: Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ
ngồi trở xuống) loại mới và loại đã qua sử dụng:

Loại trừ:

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô con được phân vào nhóm 45301 (Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô và xe có động cơ khác);

– Cho thuê ô tô con có kèm người lái được
phân vào nhóm 49329 (Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu);

– Cho thuê xe ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở
xuống) không kèm người lái được phân vào nhóm 77101 (Cho thuê ô tô).

45119: Bán buôn xe có động cơ khác

Nhóm này gồm:

Bán buôn xe có động cơ khác, loại mới và loại
đã qua sử dụng:

– Ô tô chở khách loại trên 12 chỗ ngồi, kể cả
xe chuyên dụng như xe cứu thương;

– Ô tô vận tải, kể cả loại chuyên dụng như xe
bồn, xe đông lạnh, rơ-moóc và bán rơ-moóc;

– Ô tô chuyên dụng: Xe chở rác, xe quét
đường, xe phun nước, xe trộn bê tông…;

– Xe vận chuyển có hoặc không gắn thiết bị
nâng hạ, cặp giữ loại dùng trong nhà máy, kho hàng, sân bay, bến cảng, sân ga
xe lửa.

Loại trừ:

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45301 (Bán buôn phụ tùng và các bộ
phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác);

– Cho thuê ô tô chở khách có kèm người lái
được phân vào nhóm 49321 (Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh)
và cho thuê xe ô tô chở khách không kèm người lái được phân vào nhóm 77109 (Cho
thuê xe có động cơ khác);

– Cho thuê ô tô vận tải, ô tô chuyên dụng, xe
có động cơ khác có kèm người lái được phân vào nhóm 4933 (Vận tải hàng hóa bằng
đường bộ) các phân nhóm tương ứng với loại phương tiện;

– Cho thuê ô tô vận tải, ô tô chuyên dụng, xe
có động cơ khác không kèm người lái được phân vào nhóm 77109 (Cho thuê xe có
động cơ khác).

4512 – 45120: Bán lẻ ô tô con (loại 9
chỗ ngồi trở xuống)

Nhóm này gồm: Bán lẻ ô tô con, loại 9 chỗ ngồi
trở xuống không kể người lái, loại mới và loại đã qua sử dụng:

Loại trừ:

– Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của
ô tô con được phân vào nhóm 45302 (Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô
tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống));

– Cho thuê ô tô con có kèm người lái được
phân vào nhóm 49321 (Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh);

– Cho thuê ô tô con không kèm người lái được
phân vào nhóm 77101 (Cho thuê ô tô).

4513: Đại lý ô tô và xe có động cơ
khác

Nhóm này gồm: Hoạt động đại lý bán buôn, đại
lý bán lẻ, môi giới, đấu giá ô tô và xe có động cơ khác.

Loại trừ:

– Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác được
phân vào nhóm 4511 (Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác) và bán lẻ ô tô và xe
có động cơ khác được phân vào nhóm 4512 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở
xuống));

– Đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới,
đấu giá các mặt hàng khác được phân vào nhóm 4610 (Đại lý, môi giới, đấu giá
hàng hóa);

– Đại lý bán lẻ ô tô và xe có động cơ khác
bên ngoài cửa hàng được phần vào nhóm 4799 (Bán lẻ hình thức khác chưa được
phân vào đâu).

45131: Đại lý ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở
xuống)

Nhóm này gồm: Hoạt động đại lý bán buôn, đại
lý bán lẻ, môi giới, đấu giá ô tô con 9 chỗ ngồi trở xuống (không kể người
lái), loại mới và loại đã qua sử dụng:

Loại trừ:

– Bán buôn ô tô loại này được phân vào nhóm
45111 (Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)) và bán lẻ được phân vào
nhóm 45120 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống));

– Đại lý bán lẻ ô tô con loại 9 chỗ ngồi trở
xuống bên ngoài cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa
được phân vào đâu).

45139: Đại lý xe có động cơ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động đại lý bán buôn, đại
lý bán lẻ, môi giới, đấu giá xe có động cơ khác loại mới và loại đã qua sử
dụng.

Cụ thể:

– Ô tô chở khách loại trên 9 chỗ ngồi, kể cả
loại chuyên dụng như xe cứu thương, xe chở tù, xe tang lễ;

– Ô tô vận tải, kể cả loại chuyên dụng như xe
bồn, xe đông lạnh; rơ-moóc và bán rơ-moóc;

– Ô tô chuyên dụng: Xe bồn, xe cứu hộ, xe cứu
hỏa, xe chở rác, xe quét đường, xe phun tưới, xe trộn bê tông, xe chiếu chụp
X-quang…

Loại trừ:

– Bán buôn xe có động cơ khác được phân vào
nhóm 45119 (Bán buôn xe có động cơ khác);

– Đại lý bán lẻ xe có động cơ khác bên ngoài
cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào
đâu).

452 – 4520 – 45200: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô
và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm:

– Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa ô tô:

+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh
lửa tự động,

+ Bảo dưỡng thông thường,

+ Sửa chữa thân xe,

+ Sửa chữa các bộ phận của ô tô,

+ Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn,

+ Sửa tấm chắn và cửa sổ,

+ Sửa ghế, đệm và nội thất ô tô,

+ Sửa chữa, bơm vá săm, lốp ô tô, lắp đặt
hoặc thay thế,

+ Xử lý chống gỉ,

+ Lắp đặt, thay phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ không thuộc công đoạn sản xuất;

– Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa xe có động
cơ khác:

+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, các bộ phận
khác của xe có động cơ khác,

+ Bảo dưỡng thông thường,

+ Sửa chữa thân xe,

+ Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn,

+ Sửa chữa, bơm vá săm, lốp lắp đặt hoặc thay
thế,

+ Xử lý chống gỉ,

+ Lắp đặt, thay phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ không thuộc công đoạn sản xuất.

Loại trừ:

– Đắp và tái chế lốp ô tô và xe có động cơ
khác được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao
su).

453 – 4530: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ của ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm: Bán buôn, bán lẻ và đại lý phụ
tùng, các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.

45301: Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ của ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm: Bán buôn các loại phụ tùng, bộ
phận, linh kiện của ô tô và xe có động cơ khác như: Săm, lốp, ắc quy, đèn, các
phụ tùng điện, nội thất ô tô và xe có động cơ khác…

Loại trừ: Bán buôn nhiên liệu động cơ được phân
vào nhóm 46613 (Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan).

45302: Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)

Nhóm này gồm: Bán lẻ, kể cả hoạt động bán qua
đơn đặt hàng với bưu điện hoặc internet các loại phụ tùng, bộ phận, linh kiện
của ô tô con loại 9 chỗ ngồi trở xuống như: Săm, lốp, ắc quy, đèn, các phụ tùng
điện, nội thất ô tô và xe có động cơ khác…

Loại trừ: Bán lẻ nhiên liệu động cơ được phân
vào nhóm 47300 (Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh).

45303: Đại lý phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đại lý bán
buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Loại trừ:

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45301 (Bán buôn phụ tùng và
các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác); bán lẻ phụ tùng và các bộ
phận phụ trợ của ô tô con loại 9 chỗ ngồi trở xuống được phân vào nhóm 45302
(Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở
xuống));

– Đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới,
đấu giá các mặt hàng khác được phân vào nhóm 4610 (Đại lý, môi giới, đấu giá
hàng hóa);

– Đại lý bán lẻ phụ tùng ô tô, mô tô xe máy
và và xe có động cơ khác bên ngoài cửa hàng, được xếp vào nhóm 47990 (Bán lẻ
hình thức khác chưa được phân vào đâu).

454: Bán, bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe
máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

4541: Bán mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Bán buôn, bán lẻ và đại lý mô
tô, xe máy.

45411: Bán buôn mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Bán buôn mô tô, xe máy loại mới
và loại đã qua sử dụng.

Loại trừ:

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của mô tô, xe máy được phân vào nhóm 45431 (Bán buôn phụ tùng và các bộ phận
phụ trợ của mô tô, xe máy);

– Bán buôn xe đạp (kể cả xe đạp điện) và phụ
tùng của xe đạp được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
chưa được phân vào đâu);

– Cho thuê mô tô, xe máy được phân vào nhóm
77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều
khiển chưa được phân vào đâu).

45412: Bán lẻ mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Bán lẻ mô tô, xe máy loại mới
và loại đã qua sử dụng, kể cả hoạt động bán qua đơn đặt hàng với bưu điện hoặc
internet.

Loại trừ:

– Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của
mô tô, xe máy được phân vào nhóm 45432 (Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của mô tô, xe máy);

– Bán lẻ xe đạp (kể cả xe đạp điện) và phụ
tùng của xe đạp được phân vào nhóm 47738 (Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các
cửa hàng chuyên doanh);

– Cho thuê mô tô, xe máy được phân vào nhóm
77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, không kèm người
điều khiển chưa được phân vào đâu).

45413: Đại lý mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ,
môi giới, đấu giá mô tô, xe máy loại mới và loại đã qua sử dụng.

Loại trừ:

– Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của
mô tô, xe máy được phân vào nhóm 45432 (Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của mô tô, xe máy);

– Bán lẻ xe đạp (kể cả xe đạp điện) và phụ
tùng của xe đạp được phận vào nhóm 47738 (Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các
cửa hàng chuyên doanh);

– Cho thuê mô tô, xe máy được phân vào nhóm
77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, không kèm người
điều khiển chưa được phân vào đâu);

– Đại lý bán lẻ mô tô, xe máy bên ngoài cửa
hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu).

4542 – 45420: Bảo dưỡng và sửa chữa mô
tô, xe máy

Nhóm này gồm:

– Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh
lửa tự động;

– Bảo dưỡng thông thường;

– Sửa chữa khung, càng, yếm, yên đệm mô tô,
xe máy;

– Sửa chữa các bộ phận khác của mô tô, xe
máy;

– Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn;

– Dịch vụ đổ nước xe, dán keo xe;

– Sửa chữa, bơm vá săm, lốp mô tô, xe máy,
lắp đặt hoặc thay thế;

– Xử lý chống gỉ;

– Thay phụ tùng và các bộ phận phụ trợ không
thuộc công đoạn sản xuất.

Loại trừ: Đắp và tái chế lốp mô tô xe máy được
phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su).

4543: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ của mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Bán buôn, bán lẻ và đại lý phụ
tùng, các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy.

45431: Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ của mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Bán buôn các loại phụ tùng, bộ
phận, linh kiện rời của mô tô, xe máy như: Săm, lốp, cốp, yếm xe, ắc quy, bugi,
đèn, các phụ tùng điện…

Loại trừ:

– Bán buôn phụ tùng xe đạp được phân vào nhóm
46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu);

– Bán buôn nhiên liệu động cơ được phân vào
nhóm 46613 (Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan).

45432: Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Bán lẻ, kể cả hoạt động bán qua
đơn đặt hàng với bưu điện hoặc internet các loại phụ tùng, bộ phận, linh kiện
rời của mô tô, xe máy như: Săm, lốp, yếm xe, cốp xe, ắc quy, bugi, đèn, các phụ
tùng điện…

Loại trừ:

– Bán lẻ nhiên liệu động cơ được phân vào
nhóm 47300 (Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Bán lẻ phụ tùng xe đạp được phân vào nhóm
47738 (Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các cửa hàng chuyên doanh).

45433: Đại lý phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: Hoạt động đại lý bán buôn, đại
lý bán lẻ, môi giới, đấu giá phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy.

Loại trừ:

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của mô tô, xe máy được phân vào nhóm 45431 (Bán buôn phụ tùng và các bộ phận
phụ trợ của mô tô, xe máy) và bán lẻ các mặt hàng này được xếp vào nhóm 45432
(Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy);

– Bán buôn phụ tùng xe đạp được phân vào nhóm
46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu) và bán lẻ phụ
tùng xe đạp được phân vào nhóm 47738 (Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các cửa
hàng chuyên doanh);

– Cho thuê mô tô, xe máy được phân vào nhóm
77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, không kèm người
điều khiển chưa được phân vào đâu);

– Đại lý bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ của mô tô, xe máy bên ngoài cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình
thức khác chưa được phân vào đâu).

46: BÁN BUÔN (TRỪ Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE
CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC)

Ngành này gồm:

Hoạt động bán buôn hoặc đại lý liên quan đến
thương mại trong nước và ngoài nước (cụ thể là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa).

Bán buôn là bán hàng hóa loại mới và loại đã qua
sử dụng cho người bán lẻ, người sản xuất kinh doanh (mà không làm thay đổi
thành phần, tính chất, công dụng) như doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh
nghiệp thương mại, cơ quan, tổ chức chuyên môn, hoặc bán lại cho người bán buôn
khác, cho các đại lý, tổ chức môi giới mua bán hàng hóa. Các chủ thể kinh doanh
bán buôn hàng hóa gồm: nhà bán buôn chuyên doanh loại hàng hóa nào đó, nhà phân
phối sản phẩm công nghiệp, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, hiệp hội mua hàng, hợp
tác xã, chi nhánh bán hàng, văn phòng mua bán (nhưng không bao gồm cửa hàng bán
lẻ) được các đơn vị sản xuất hoặc khai thác lập ra nhằm mục đích tiếp thị sản
phẩm của họ và đơn vị bán hàng này không chỉ đơn thuần nhận đơn đặt hàng và gửi
hàng trực tiếp từ nhà máy hoặc hầm mỏ. Các hoạt động môi giới, đại lý, ủy thác
hưởng hoa hồng, thu gom nông sản cũng được phân loại vào hoạt động bán buôn.

Người bán buôn thường tiến hành lắp ráp, phân
loại và chia hàng hóa từ những lô lớn, đóng gói lại thành lô nhỏ, bao gói nhỏ
hơn ví dụ đối với dược phẩm hoặc lưu giữ, bảo quản đông lạnh, lắp ráp, phân
phối hàng hóa, thực hiện khuyến mãi cho khách hàng, thiết kế nhãn mác hàng hóa.

Loại trừ:

– Bán buôn ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác được phân vào các nhóm 45111 (Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở
xuống)), 45411 (Bán buôn mô tô, xe máy) và 45119 (Bán buôn xe có động cơ khác);

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác được phân vào các nhóm 45301 (Bán
buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác), 45431
(Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy);

– Thuê và cho thuê hàng hóa được phân vào
ngành 77 (Cho thuê máy móc thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ
dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính);

– Đóng gói hàng hóa rắn và đóng chai hàng hóa
lỏng hoặc khí, kể cả pha trộn hoặc lọc theo yêu cầu của bên mua được phân vào
nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói).

461- 4610: Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa

46101: Đại lý bán hàng hóa

Nhóm này gồm:

– Hoạt động đại lý bán hàng hưởng hoa hồng
thực hiện theo ủy quyền hoặc nhân danh tài khoản giao dịch của bên ủy quyền
hoặc giao đại lý về các loại hàng hóa:

+ Nông, lâm sản nguyên dạng, động vật sống,
nguyên liệu dệt thô và bán thành phẩm,

+ Nhiên liệu, quặng, kim loại và hoá chất
công nghiệp, phân bón,

+ Lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm
thuốc lá, thuốc lào,

+ Hàng dệt, may sẵn, hàng da lông thú, giầy
dép, các sản phẩm da và giả da,

+ Gỗ xây dựng và nguyên, vật liệu xây dựng,

+ Máy móc, thiết bị, kể cả máy văn phòng, máy
vi tính, thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay,

+ Giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất
tương tự, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng và đồ ngũ kim;

– Hoạt động của các đấu giá viên.

Loại trừ:

– Bán buôn qua tài khoản của mình được phân
vào các nhóm từ 4620 (Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và
động vật sống) đến 4690 (Bán buôn tổng hợp);

– Hoạt động của đại lý hưởng hoa hồng, môi
giới, đấu giá liên quan đến ô tô con loại 9 chỗ ngồi trở xuống được xếp vào
nhóm 45131 (Đại lý ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)), xe có động cơ khác
được xếp vào nhóm 45139 (Đại lý xe có động cơ khác), mô tô, xe máy được phân
vào nhóm 45413 (Đại lý mô tô, xe máy);

– Hoạt động của đại lý hưởng hoa hồng, môi
giới, đấu giá liên quan đến phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có
động cơ khác được phân vào nhóm 45303 (Đại lý phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô và xe có động cơ khác), mô tô, xe máy được phân vào nhóm 45433 (Đại lý
phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy);

– Bán lẻ qua đại lý hưởng hoa hồng bên ngoài
cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào
đâu);

– Hoạt động của các đại lý bảo hiểm được phân
vào nhóm 66220 (Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm);

– Hoạt động của các đại lý bất động sản được
phân vào nhóm 6820 (Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử
dụng đất).

46102: Môi giới mua bán hàng hóa

Nhóm này gồm: Các hoạt động môi giới mua, bán
các loại hàng hóa: thương nhân là trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán
hàng hóa (bên được môi giới) về các loại hàng hóa:

– Nông, lâm sản nguyên dạng, động vật sống,
nguyên liệu dệt thô và bán thành phẩm;

– Nhiên liệu, quặng, kim loại và hoá chất
công nghiệp, phân bón;

– Lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm
thuốc lá thuốc lào;

– Hàng dệt, may sẵn, hàng da lông thú, giày,
dép, các sản phẩm da và giả da;

– Gỗ xây dựng và nguyên, vật liệu xây dựng;

– Máy móc, thiết bị, kể cả máy văn phòng, máy
vi tính, thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay;

– Giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất
tương tự, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng và đồ ngũ kim.

Loại trừ:

– Hoạt động môi giới bảo hiểm được phân vào
nhóm 66220 (Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm);

– Hoạt động môi giới mua bán bất động sản
được phân vào nhóm 6820 (Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền
sử dụng đất).

46103: Đấu giá hàng hóa

Nhóm này gồm: Các hoạt động của người có tài
sản đấu giá tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng
công khai để chọn người mua trả giá cao nhất về các loại hàng hóa:

– Nông, lâm sản nguyên dạng, động vật sống,
nguyên liệu dệt thô và bán thành phẩm;

– Nhiên liệu, quặng, kim loại và hoá chất
công nghiệp, phân bón;

– Lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm
thuốc lá, thuốc lào;

– Hàng dệt, may sẵn, hàng da lông thú, giày
dép, các sản phẩm da và giả da;

– Gỗ xây dựng và nguyên, vật liệu xây dựng;

– Máy móc, thiết bị, kể cả máy văn phòng, máy
vi tính, thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay;

– Giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất
tương tự, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng và đồ ngũ kim.

Loại trừ: Hoạt động đấu giá bất động sản, đấu
giá quyền sử dụng đất được phân vào nhóm 6820 (Tư vấn, môi giới, đấu giá bất
động sản, đấu giá quyền sử dụng đất).

462 – 4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên
liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

Nhóm này gồm:

– Bán buôn thóc, lúa mỳ, ngô, hạt ngũ cốc
khác;

– Bán buôn hạt, quả có dầu;

– Bán buôn hoa và cây;

– Bán buôn thuốc lá lá;

– Bán buôn động vật sống;

– Bán buôn da sống và bì sống;

– Bán buôn da thuộc;

– Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu khác,
phế liệu, phế thải và sản phẩm phụ được sử dụng cho chăn nuôi động vật.

Loại trừ: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt được phân
vào nhóm 46695 (Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt).

46201: Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ
cốc khác

Nhóm này gồm: Bán buôn thóc, lúa mỳ, ngô, hạt
ngũ cốc khác, kể cả loại dùng để làm giống.

46202: Bán buôn hoa và cây

Nhóm này gồm: Bán buôn các loại hoa và cây
trồng, kể cả cây cảnh và các loại dùng để làm giống.

46203: Bán buôn động vật sống

Nhóm này gồm: Bán buôn các loại gia súc, gia
cầm sống, kể cả loại dùng để nhân giống (bao gồm cả giống thủy sản).

46204: Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm
thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản

Nhóm này gồm:

– Bán buôn thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn
cho nuôi trồng thủy sản;

– Bán buôn bán thành phẩm, phế liệu, phế thải
từ các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn
cho nuôi trồng thủy sản.

– Bán buôn nguyên liệu làm thức ăn cho gia
súc, gia cầm và thủy sản.

Loại trừ: Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh
được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phẩm khác).

46209: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu
khác (trừ gỗ, tre, nứa)

Nhóm này gồm:

– Bán buôn hạt, quả có dầu;

– Bán buôn thuốc lá lá;

– Bán buôn da sống và bì sống;

– Bán buôn da thuộc;

– Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu khác
chưa được phân vào đâu.

Loại trừ:

– Bán buôn gỗ, tre, nứa được phân vào nhóm
46631 (Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến);

– Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt được phân vào nhóm
46695 (Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt).

463: Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống
và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào

Nhóm này gồm: Bán buôn lương thực, thực phẩm
tươi và thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn hoặc không có cồn và các sản phẩm
thuốc lá, thuốc lào.

4631 – 46310: Bán buôn gạo, lúa mỳ,
hạt ngũ cốc khác, bột mỳ

Nhóm này gồm: Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ
cốc khác, bột mỳ

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động thu mua, phân loại, đánh bóng,
đóng bao gạo gắn liền với bán buôn trong nước và xuất khẩu.

– Hoạt động thu mua, phân loại, đóng bao lúa
mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ gắn liền với bán buôn trong nước và xuất khẩu.

Loại trừ: Xay xát, đánh bóng, hồ gạo, không gắn
liền với hoạt động bán buôn được phân vào nhóm 10611 (Xay xát).

4632: Bán buôn thực phẩm

Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm
từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh
kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…

Loại trừ:

– Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà
không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ
uống có cồn);

– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được
phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phẩm khác);

– Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh
được phân vào nhóm 1101 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm
1102 (Sản xuất rượu vang).

46321: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt

Nhóm này gồm:

– Bán buôn thịt gia súc, gia cầm tươi, đông
lạnh, sơ chế;

– Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia
cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.

Loại trừ: Bán buôn gia súc, gia cầm sống được
phân vào nhóm 46203 (Bán buôn động vật sống).

46322: Bán buôn thủy sản

Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông
lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm
(mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.

46323: Bán buôn rau, quả

Nhóm này gồm:

– Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh
và chế biến, nước rau ép;

– Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến,
nước quả ép.

46324: Bán buôn cà phê

Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc
chưa rang, cà phê bột.

46325: Bán buôn chè

Nhóm này gồm: Bán buôn các loại chè đen, chè
xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách
nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate…).

46326: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm
sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột

Nhóm này gồm:

– Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla,
cacao…;

– Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc…
và sản phẩm sữa như bơ, phomat…;

– Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn
liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.

46329: Bán buôn thực phẩm khác

Nhóm này gồm:

– Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng;

– Bán buôn dầu, mỡ động thực vật;

– Bán buôn hạt tiêu, gia vị khác;

– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh.

4633: Bán buôn đồ uống

Nhóm này gồm: Bán buôn đồ uống loại có chứa
cồn và không chứa cồn.

46331: Bán buôn đồ uống có cồn

Nhóm này gồm:

– Bán buôn rượu mạnh;

– Bán buôn rượu vang;

– Bán buôn bia.

Nhóm này cũng gồm:

– Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà
không làm thay đổi thành phần của rượu;

– Rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp
hoặc không chứa cồn.

Loại trừ: Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất
rượu mạnh được phân vào nhóm 11010 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu
mạnh) và nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang).

46332: Bán buôn đồ uống không có cồn

Nhóm này gồm:

– Bán buôn đồ uống nhẹ không chứa cồn, ngọt,
có hoặc không có ga như: coca cola, pepsi cola, nước cam, chanh, nước quả
khác…;

– Bán buôn nước khoáng thiên nhiên hoặc nước
tinh khiết đóng chai khác.

Loại trừ:

– Bán buôn nước rau ép, nước quả ép được phân
vào nhóm 46323 (Bán buôn rau, quả);

– Bán buôn đồ uống có thành phần cơ bản là
sữa được phân vào nhóm 46326 (Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo
và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột);

– Bán buôn các sản phẩm cà phê và chè được
phân vào nhóm 46324 (Bán buôn cà phê) và nhóm 46325 (Bán buôn chè);

– Bán buôn rượu vang và bia không chứa cồn
được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn).

4634 – 46340: Bán buôn sản phẩm thuốc
lá, thuốc lào

Nhóm này gồm: Bán buôn sản phẩm thuốc lá như
thuốc lá điếu, xì gà, các sản phẩm thuốc lào.

Loại trừ: Bán buôn thuốc lá lá được phân vào
nhóm 46209 (Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu khác (trừ gỗ, tre, nứa)).

464: Bán buôn đồ dùng gia đình

Nhóm này gồm: Bán buôn đồ dùng gia đình, kể
cả hàng dệt.

4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày
dép

Nhóm này gồm: Bán buôn vải, hàng dệt, quần áo
và hàng may mặc khác, giày dép…

46411: Bán buôn vải

Nhóm này gồm: Bán buôn vải dệt thoi, dệt kim
đan móc, các loại vải dệt đặc biệt khác.

46412: Bán buôn thảm, đệm, chăn, màn, rèm, ga
trải giường, gối và hàng dệt khác

Nhóm này gồm:

– Bán buôn thảm treo tường, thảm trải sàn;

– Bán buôn chăn, màn, đệm rèm, ga trải
giường, gối và bộ đồ giường khác;

– Bán buôn chỉ khâu, chỉ thêu và hàng dệt
khác.

Loại trừ: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt được phân
vào nhóm 46695 (Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt)

46413: Bán buôn hàng may mặc

Nhóm này gồm:

– Bán buôn quần áo, kể cả quần áo thể thao,
cho đàn ông và trẻ em trai;

– Bán buôn quần áo, kể cả quần áo thể thao,
cho phụ nữ và trẻ em gái;

– Bán buôn đồ phụ kiện may mặc như: Khăn
quàng cổ, găng tay, tất, cravat…;

– Bán buôn hàng may mặc bằng da lông, da và
giả da.

Loại trừ: Bán buôn hàng da và giả da khác được
phân vào nhóm 46491 (Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác).

46414: Bán buôn giày dép

Nhóm này gồm: Bán buôn giày dép bằng mọi chất
liệu.

4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia
đình

46491: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da
và giả da khác

Nhóm này gồm: Bán buôn va li, túi, cặp, túi,
ví, thắt lưng, hàng du lịch… bằng da, giả da và bằng các chất liệu khác.

46492: Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế

Nhóm này gồm:

– Bán buôn tân dược;

– Bán buôn dụng cụ y tế: Bông, băng, gạc,
dụng cụ cứu thương, kim tiêm…;

– Bán buôn máy, thiết bị y tế loại sử dụng
trong gia đình như: Máy đo huyết áp, máy trợ thính…

– Bán thuốc thú y.

46493: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế
phẩm vệ sinh

Nhóm này gồm:

– Bán buôn nước hoa, nước thơm, dầu thơm;

– Bán buôn hàng mỹ phẩm: Son, phấn, kem dưỡng
da và trang điểm, mỹ phẩm dùng cho mắt…;

– Chế phẩm vệ sinh: Xà phòng thơm, nước gội
đầu, sữa tắm, chế phẩm khử mùi hôi, khăn giấy, tã giấy, giấy vệ sinh…

46494: Bán buôn hàng gốm, sứ, thủy tinh

Nhóm này gồm:

– Bán buôn đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ;

– Bán buôn đồ dùng gia đình bằng thủy tinh.

46495: Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ
đèn điện

Nhóm này gồm:

– Bán buôn đèn và bộ đèn điện;

– Bán buôn thiết bị, dụng cụ điện dùng trong
sinh hoạt gia đình như: quạt điện, nồi cơm điện, ấm đun nước dùng điện, lò vi
sóng, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, bàn là, máy sấy tóc…

Loại trừ:

– Bán buôn thiết bị nghe nhìn và thiết bị
điện tử khác dùng điện được phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện
điện tử, viễn thông);

– Bán buôn bình đun nước nóng dùng điện, loại
lắp đặt trong xây dựng được phân vào nhóm 46639 (Bán buôn vật liệu, thiết bị
lắp đặt khác trong xây dựng);

– Bán buôn máy vi tính và thiết bị ngoại vi
được phân vào nhóm 46510 (Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm).

46496: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ
dùng nội thất tương tự

Nhóm này gồm:

– Bán buôn giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ, song,
mây và vật liệu khác;

– Bán buôn đồ dùng nội thất tương tự như: Giá
sách, kệ… bằng gỗ, song, mây và vật liệu khác.

Loại trừ: Bán buôn tủ, bàn, ghế văn phòng được
phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ
máy vi tính và thiết bị ngoại vi)).

46497: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng
phẩm

Nhóm này gồm:

– Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo
khoa;

– Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn
phẩm khác;

– Bán buôn văn phòng phẩm.

Loại trừ: Bán buôn tủ, bàn, ghế văn phòng được
phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ
máy vi tính và thiết bị ngoại vi)).

46498: Bán buôn dụng cụ thể dục, thể thao

Nhóm này gồm:

– Bán buôn thiết bị, dụng cụ thể dục;

– Bán buôn thiết bị, dụng cụ thể thao.

Loại trừ:

– Bán buôn quần áo thể thao được phân vào
nhóm 46413 (Bán buôn hàng may mặc);

– Bán buôn giày thể thao được phân vào nhóm
46414 (Bán buôn giày, dép).

46499: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Bán buôn đồ kim chỉ: Kim, chỉ khâu…;

– Bán buôn ô dù;

– Bán buôn dao, kéo;

– Bán buôn xe đạp và phụ tùng xe đạp;

– Bán buôn sản phẩm quang học và chụp ảnh (ví
dụ: Kính râm, ống nhòm, kính lúp);

– Bán buôn băng, đĩa CD, DVD đã ghi âm thanh,
hình ảnh;

– Bán buôn đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo
tường và đồ trang sức;

– Bán buôn nhạc cụ, sản phẩm đồ chơi, sản
phẩm trò chơi.

Loại trừ:

– Bán buôn băng, đĩa, CD, DVD trắng được phân
vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông);

– Bán buôn văn phòng phẩm được phân vào nhóm
46497 (Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm).

465: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy

Nhóm này gồm: Bán buôn máy vi tính, thiết bị
viễn thông, máy móc chuyên dụng cho các ngành sản xuất và máy móc thiết bị
khác.

4651 – 46510: Bán buôn máy vi tính,
thiết bị ngoại vi và phần mềm

Nhóm này gồm:

– Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi;

– Bán buôn phần mềm.

Loại trừ:

– Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử,
viễn thông được phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử,
viễn thông);

– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi) được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn
máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại
vi));

– Bán buôn máy móc, thiết bị được điều khiển
thông qua máy vi tính được phân vào các mã tương ứng theo công dụng của máy
trong nhóm 4659 tùy theo công dụng của máy.

4652 – 46520: Bán buôn thiết bị và
linh kiện điện tử, viễn thông

Nhóm này gồm:

– Bán buôn van và ống điện tử;

– Bán buôn thiết bị bán dẫn;

– Bán buôn mạch tích hợp và mạch vi xử lý;

– Bán buôn mạch in;

– Bán buôn băng, đĩa từ, băng đĩa quang (CDs,
DVDs) chưa ghi (băng, đĩa trắng);

– Bán buôn thiết bị điện thoại và truyền
thông;

– Bán buôn tivi, radio, thiết bị vô tuyến,
hữu tuyến;

– Bán buôn đầu đĩa CD, DVD.

Loại trừ:

– Bán buôn băng video, audio, CDs, DVDs đã
ghi được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân
vào đâu);

– Bán buôn máy vi tính và thiết bị ngoại vi
được phân vào nhóm 46510 (Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm).

4653 – 46530: Bán buôn máy móc, thiết
bị và phụ tùng máy nông nghiệp

Nhóm này gồm:

– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
nông nghiệp như:

+ Máy cày, bừa, máy rắc phân, máy gieo hạt,

+ Máy gặt lúa, máy đập lúa,

+ Máy vắt sữa,

+ Máy nuôi ong, máy ấp trứng, nuôi gia cầm,

+ Máy kéo được sử dụng trong nông nghiệp và
lâm nghiệp;

– Máy cắt cỏ.

4659: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy khác

Nhóm này gồm:

– Bán buôn máy móc, thiết bị văn phòng, trừ
máy vi tính và thiết bị ngoại vi;

– Bán buôn bàn, ghế, tủ văn phòng;

– Bán buôn phương tiện vận tải trừ ô tô, mô
tô, xe máy và xe đạp;

– Bán buôn người máy thuộc dây chuyền sản
xuất tự động;

– Bán buôn dây điện, công tắc và thiết bị lắp
đặt khác cho mục đích công nghiệp;

– Bán buôn vật liệu điện khác như động cơ
điện, máy biến thế;

– Bán buôn các loại máy công cụ, dùng cho mọi
loại vật liệu;

– Bán buôn máy móc, thiết bị khác chưa được
phân vào đâu để sử dụng cho sản xuất công nghiệp, thương mại, hàng hải và dịch
vụ khác;

– Bán buôn máy công cụ điều khiển bằng máy vi
tính;

– Bán buôn máy móc được điều khiển bằng máy
vi tính cho công nghiệp dệt, may;

– Bán buôn thiết bị và dụng cụ đo lường.

Loại trừ:

– Bán buôn ô tô, kể cả rơ – moóc và xe tải
lớn có mui, xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45111 (Bán buôn ô tô con
(loại 9 chỗ ngồi trở xuống)) và 45119 (Bán buôn xe có động cơ khác);

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô, xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45301 (Bán buôn phụ tùng và các
bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác);

– Bán buôn môtô, xe máy được phân vào nhóm
45411 (Bán buôn mô tô, xe máy);

– Bán buôn xe đạp được phân vào nhóm 46499
(Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu);

– Bán buôn máy vi tính và thiết bị ngoại vi
được phân vào nhóm 46510 (Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm);

– Bán buôn thiết bị, linh kiện điện tử và
viễn thông được phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử,
viễn thông).

46591: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy khai khoáng, xây dựng

Nhóm này gồm: Bán buôn máy móc, thiết bị và
phụ tùng máy dùng trong khai thác than đá, quặng, khai thác dầu khí như máy
khoan, máy nghiền sàng, máy nén…

46592: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật
liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong
mạch điện)

Nhóm này gồm: Bán buôn máy móc, thiết bị vật
liệu điện: Tổ máy phát điện, máy phát điện, động cơ điện, máy biến thế, dây
điện đã hoặc chưa bọc lớp cách điện, role, cầu dao, cầu chì, thiết bị mạch điện
khác.

46593: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy dệt, may, da giày

Nhóm này gồm:

– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
dùng trong ngành dệt như: Máy xe, máy chải, máy dệt…;

– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
dùng trong ngành may như: Máy cắt vải, máy khâu, máy đính cúc, máy thùa
khuyết…;

– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
dùng trong ngành da giày.

Nhóm này cũng gồm: Bán buôn máy móc, thiết
bị, phụ tùng máy dùng cho ngành dệt, may, da giày điều khiển bằng máy vi tính.

46594: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)

Nhóm này gồm:

– Bán buôn bàn, ghế, tủ văn phòng bằng mọi
chất liệu;

– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
văn phòng: máy photocopy, máy chiếu, đèn chiếu, máy hủy giấy, máy fax…

Loại trừ: Bán buôn máy vi tính và thiết bị
ngoại vi được phân vào nhóm 46510 (Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và
phần mềm).

46595: Bán buôn máy móc, thiết bị y tế

Nhóm này gồm: Bán buôn máy móc, thiết bị và
phụ tùng máy dùng trong y tế, nha khoa, cho mục đích chẩn đoán bệnh, chữa bệnh.

46599: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Bán buôn phương tiện vận tải trừ ô tô, mô
tô, xe máy và xe đạp;

– Bán buôn người máy thuộc dây chuyền sản
xuất tự động;

– Bán buôn các loại máy công cụ, dùng cho mọi
loại vật liệu;

– Bán buôn máy móc, thiết bị khác chưa được phân
vào nhóm nào, sử dụng cho sản xuất công nghiệp, thương mại, hàng hải và dịch vụ
khác.

Nhóm này cũng gồm:

– Bán buôn máy công cụ điều khiển bằng máy vi
tính;

– Bán buôn thiết bị và dụng cụ đo lường.

Loại trừ:

– Bán buôn ô tô, kể cả rơ-moóc và xe tải lớn
có mui, xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45111 (Bán buôn ô tô con (loại 9
chỗ ngồi trở xuống)) và 45119 (Bán buôn xe có động cơ khác);

– Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của ô tô, xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45301 (Bán buôn phụ tùng và các
bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác);

– Bán buôn mô tô, xe máy được phân vào nhóm
45411 (Bán buôn mô tô, xe máy);

– Bán buôn xe đạp được phân vào nhóm 46499
(Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu);

– Bán buôn máy vi tính và thiết bị ngoại vi
được phân vào nhóm 46510 (Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm);

– Bán buôn thiết bị, linh kiện điện tử và
viễn thông được phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử,
viễn thông).

466: Bán buôn chuyên doanh khác

Nhóm này gồm: Hoạt động bán buôn chuyên doanh
nguyên, nhiên vật liệu, trừ nông lâm sản thô, không sử dụng cho tiêu dùng cá
nhân và hộ gia đình, chưa được phân vào nhóm nào khác.

4661: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng,
khí và các sản phẩm liên quan

Nhóm này gồm: Bán buôn nhiên liệu, dầu mỡ
nhờn, dầu bôi trơn như:

– Than đá, than củi, than cốc, gỗ nhiên liệu,
naphtha;

– Dầu mỏ, dầu thô, diesel nhiên liệu, xăng,
dầu nhiên liệu, dầu đốt nóng, dầu hỏa;

– Khí dầu mỏ, khí butan và proban đã hoá
lỏng;

– Dầu mỡ nhờn, xăng dầu đã tinh chế.

46611: Bán buôn than đá và nhiên liệu rắn
khác

Nhóm này gồm: Bán buôn than đá, than non,
than bùn, than củi, than cốc, gỗ nhiên liệu, naphtha.

46612: Bán buôn dầu thô

Nhóm này gồm: Bán buôn dầu mỏ, dầu thô chưa
tinh chế.

46613: Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên
quan

Nhóm này gồm:

– Bán buôn xăng dầu đã tinh chế: Xăng,
diesel, mazout, nhiên liệu máy bay, dầu đốt nóng, dầu hỏa;

– Bán buôn dầu nhờn, mỡ nhờn, các sản phẩm
dầu mỏ đã tinh chế khác.

46614: Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên
quan

Nhóm này gồm: Bán buôn khí dầu mỏ, khí butan,
propan đã hóa lỏng.

4662: Bán buôn kim loại và quặng kim
loại

Nhóm này gồm:

– Bán buôn quặng sắt và quặng kim loại màu;

– Bán buôn sắt thép và kim loại màu ở dạng
nguyên sinh;

– Bán buôn bán thành phẩm bằng sắt thép và
kim loại màu;

– Bán buôn vàng và kim loại quý khác.

Loại trừ:

– Bán buôn phế thải, phế liệu bằng kim loại
được phân vào nhóm 46697 (Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại).

46621: Bán buôn quặng kim loại

Nhóm này gồm:

– Bán buôn quặng sắt;

– Bán buôn quặng đồng, chì, nhôm, kẽm và
quặng kim loại màu khác.

46622: Bán buôn sắt, thép

Nhóm này gồm:

– Bán buôn gang thỏi, gang kính dạng thỏi;

– Bán buôn sắt thép dạng nguyên sinh và bán
thành phẩm: phôi thép, thỏi, thanh, tấm, lá, dải, sắt thép dạng hình (chữ T,
chữ L…).

Loại trừ: Bán buôn đồ dùng gia đình bằng sắt,
thép được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được
phân vào đâu).

46623: Bán buôn kim loại khác

Nhóm này gồm: Bán buôn đồng, chì, nhôm, kẽm
và kim loại màu khác dạng nguyên sinh và bán thành phẩm: thỏi, thanh, tấm, lá,
dải, dạng hình.

Loại trừ: Bán buôn đồ dùng gia đình bằng kim
loại màu được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được
phân vào đâu).

46624: Bán buôn vàng, bạc và kim loại quý
khác

Nhóm này gồm:

– Bán buôn vàng, bạc dạng bột, vảy, thanh,
thỏi…;

– Bán buôn kim loại quý khác.

Loại trừ: Bán buôn đồ trang sức bằng vàng, bạc
và kim loại quý khác được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
chưa được phân vào đâu).

4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp
đặt khác trong xây dựng

Nhóm này gồm:

– Bán buôn gỗ cây, tre, nứa;

– Bán buôn sản phẩm gỗ sơ chế;

– Bán buôn sơn và véc ni;

– Bán buôn vật liệu xây dựng như: cát, sỏi;

– Bán buôn giấy dán tường và phủ sàn;

– Bán buôn kính phẳng;

– Bán buôn đồ ngũ kim và khoá;

– Bán buôn ống nối, khớp nối và chi tiết lắp
ghép khác;

– Bán buôn bình đun nước nóng;

– Bán buôn thiết bị vệ sinh như: Bồn tắm,
chậu rửa, bệ xí, đồ sứ vệ sinh khác;

– Bán buôn thiết bị lắp đặt vệ sinh như: Ống,
ống dẫn, khớp nối, vòi, cút chữ T, ống cao su,…;

– Bán buôn dụng cụ cầm tay: Búa, cưa, tua
vít, dụng cụ cầm tay khác.

46631: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế
biến

Nhóm này gồm:

– Bán buôn tre, nứa;

– Bán buôn gỗ cây và gỗ chế biến.

46632: Bán buôn xi măng

Nhóm này gồm:

– Bán buôn xi măng đen, xi măng trắng;

– Bán buôn clanhke.

46633: Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi

Nhóm này gồm:

– Bán buôn gạch xây, ngói lợp mái;

– Bán buôn đá, cát, sỏi;

– Bán buôn vật liệu xây dựng khác.

Loại trừ: Bán buôn đá ốp lát được phân vào nhóm
46636 (Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh).

46634: Bán buôn kính xây dựng

Nhóm này gồm: Bán buôn kính phẳng, loại
thường dùng trong xây dựng làm tường ngăn, cửa sổ, cửa ra vào…

46635: Bán buôn sơn, véc ni

Nhóm này gồm:

– Bán buôn sơn, véc ni sơn gỗ, sơn sắt thép;

– Bán buôn bột bả, sơn tường, trần nhà, bột
chống thấm.

46636: Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ
sinh

Nhóm này gồm:

– Bán buôn gạch lát sàn, gạch ốp tường;

– Bán buôn bình đun nước nóng;

– Bán buôn thiết bị vệ sinh: Bồn tắm, chậu
rửa, bệ xí, thiết bị bồn tắm, thiết bị vệ sinh khác…

46637: Bán buôn đồ ngũ kim

Nhóm này gồm:

– Bán buôn đồ ngũ kim: Khóa cửa, chốt cài,
tay nắm cửa sổ và cửa ra vào…;

– Bán buôn dụng cụ cầm tay: Búa, cưa, tua
vít, dụng cụ cầm tay khác.

46639: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt
khác trong xây dựng.

Nhóm này gồm:

– Bán buôn ống nối, khớp nối và chi tiết lắp
ghép khác;

– Bán buôn thiết bị lắp đặt vệ sinh: Ống, ống
dẫn, khớp nối, vòi, cút chữ T, ống cao su,…

4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa
được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Bán buôn hoá chất công nghiệp như: Anilin,
mực in, tinh dầu, khí công nghiệp, keo hoá học, chất màu, nhựa tổng hợp,
methanol, parafin, dầu thơm và hương liệu, sôđa, muối công nghiệp, axít và lưu
huỳnh,…;

– Bán buôn phân bón và sản phẩm nông hóa;

– Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh;

– Bán buôn cao su;

– Bán buôn sợi dệt…;

– Bán buôn bột giấy;

– Bán buôn đá quý;

– Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại/phi
kim loại, nguyên liệu để tái sinh bao gồm thu mua, sắp xếp, phân loại, làm sạch
những hàng hóa đã qua sử dụng để lấy ra những phụ tùng có thể sử dụng lại (ví
dụ: tháo dỡ ô tô, máy tính, ti vi cũ…), đóng gói, lưu kho và phân phối nhưng
không thực hiện hoạt động nào làm biến đổi hàng hóa. Những hàng hóa được mua
bán là những loại còn có giá trị.

Loại trừ:

– Thu gom rác thải từ quá trình sản xuất công
nghiệp và các hộ gia đình được phân vào nhóm 3811 (Thu gom rác thải không độc
hại);

– Xử lý rác thải, không nhằm sử dụng tiếp
trong quy trình sản xuất công nghiệp được phân vào nhóm 382 (Xử lý và tiêu hủy
rác thải);

– Xử lý phế liệu, phế thải và những sản phẩm
khác thành nguyên liệu thô thứ cấp để tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất khác
(nguyên liệu thô thứ cấp được tạo ra có thể được sử dụng trực tiếp trong quá
trình sản xuất công nghiệp nhưng không phải là sản phẩm cuối cùng) được phân và
nhóm 3830 (Tái chế phế liệu);

– Tháo dỡ ô tô, máy vi tính, tivi và thiết bị
khác để lấy nguyên liệu được phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại);

– Nghiền xe ôtô bằng các phương tiện cơ học
được phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại);

– Phá tàu cũ được phân vào nhóm 38301 (Tái
chế phế liệu kim loại);

– Bán lẻ hàng đã qua sử dụng được phân vào
nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên
doanh).

46691: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và
hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp

Nhóm này gồm:

– Bán buôn phân bón;

– Bán buôn thuốc trừ sâu;

– Bán buôn hóa chất khác sử dụng trong nông
nghiệp: Thuốc trừ cỏ, thuốc chống nảy mầm, thuốc kích thích sự tăng trưởng của
cây, các hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp.

46692: Bán buôn hóa chất khác (trừ loại sử
dụng trong nông nghiệp)

Nhóm này gồm: Bán buôn hoá chất công nghiệp:
Anilin, mực in, tinh dầu, khí công nghiệp, keo hoá học, chất màu, nhựa tổng
hợp, methanol, parafin, dầu thơm và hương liệu, sôđa, muối công nghiệp, axít và
lưu huỳnh,…

46693: Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh

Nhóm này gồm: Bán buôn chất dẻo dạng nguyên
sinh: Hạt, bột, bột nhão.

46694: Bán buôn cao su

Nhóm này gồm: Bán buôn cao su nguyên liệu
(cao su thiên nhiên hoặc tổng hợp).

46695: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt

Nhóm này gồm:

– Bán buôn tơ, xơ dệt;

– Bán buôn sợi dệt đã xe.

46696: Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép

Nhóm này gồm:

– Bán buôn phụ liệu may mặc: mex dựng, độn
vai, canh tóc, khoá kéo…;

– Bán buôn phụ liệu giày dép: mũ giày, lót
giày, đế giày, đinh bấm…

46697: Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại,
phi kim loại

Nhóm này gồm: Bán buôn phế liệu, phế thải kim
loại hoặc phi kim loại, nguyên liệu để tái sinh bao gồm thu mua, sắp xếp, phân
loại, làm sạch những hàng hóa đã qua sử dụng để lấy ra những phụ tùng có thể sử
dụng lại (ví dụ tháo dỡ ô tô, máy tính, ti vi cũ…), đóng gói, lưu kho và phân
phối nhưng không thực hiện hoạt động nào làm biến đổi hàng hóa. Những hàng hóa
được mua bán là những loại còn có giá trị.

Loại trừ:

– Thu gom rác thải từ quá trình sản xuất công
nghiệp và các hộ gia đình được phân vào nhóm 38110 (Thu gom rác thải không độc
hại);

– Xử lý rác thải, không nhằm sử dụng tiếp trong
quy trình sản xuất công nghiệp được phân vào nhóm 382 (Xử lý và tiêu hủy rác
thải);

– Xử lý phế liệu, phế thải và những sản phẩm
khác thành nguyên liệu thô thứ cấp để tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất khác
(nguyên liệu thô thứ cấp được tạo ra có thể được sử dụng trực tiếp trong quá
trình sản xuất công nghiệp nhưng không phải là sản phẩm cuối cùng), nếu là sản
phẩm kim loại thì được phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại), nếu là
sản phẩm phi kim loại thì được phân vào nhóm 38302 (Tái chế phế liệu phi kim
loại);

– Tháo dỡ ô tô, máy vi tính, tivi và thiết bị
khác để lấy nguyên liệu được phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại);

– Nghiền ôtô bằng các phương tiện cơ học được
phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại);

– Phá tàu cũ được phân vào nhóm 38301 (Tái
chế phế liệu kim loại);

– Bán lẻ hàng đã qua sử dụng được phân vào
nhóm 4774 (Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).

46699: Bán buôn chuyên doanh khác còn lại
chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Bán buôn bột giấy;

– Bán buôn đá quý;

– Bán buôn các sản phẩm khác chưa được phân
vào đâu.

469 – 4690 – 46900: Bán buôn tổng hợp

Nhóm này gồm: Bán buôn tổng hợp nhiều loại
hàng hóa, không chuyên doanh loại hàng nào.

47: BÁN LẺ (TRỪ Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG
CƠ KHÁC)

Ngành này gồm:

Hoạt động bán lại (không làm biến đổi hàng
hóa) hàng hóa loại mới và loại đã qua sử dụng cho cộng đồng, cho tiêu dùng của
cá nhân, hộ gia đình hoặc tiêu dùng xã hội, được thực hiện ở các cửa hàng
chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại, quầy hàng, sạp bán hàng,
cửa hàng nhận đặt và trả hàng qua bưu điện, hợp tác xã mua bán, bán hàng lưu
động hoặc tại chợ.

Phân loại hoạt động bán lẻ trước hết căn cứ
vào điểm bán hàng, nơi bán hàng. Trên cơ sở này, bán lẻ được phân chia thành:
Bán lẻ ở các cửa hàng, được phân vào các nhóm từ 471 (Bán lẻ trong các cửa hàng
kinh doanh tổng hợp) đến 477 (Bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên
doanh); bán lẻ không ở cửa hàng được phân vào các nhóm 478 (Bán lẻ lưu động
hoặc bán tại chợ) và 479 (Bán lẻ hình thức khác (trừ bán lẻ tại cửa hàng, lưu
động hoặc tại chợ)).

Bán lẻ ở cửa hàng bao gồm cả bán lẻ hàng hóa
đã qua sử dụng được phân vào nhóm 4774 (Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng trong
các cửa hàng chuyên doanh). Bán lẻ ở cửa hàng còn được phân biệt chi tiết hơn
giữa bán lẻ chuyên doanh được phân vào các nhóm từ 472 (Bán lẻ lương thực, thực
phẩm, đồ uống hoặc thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh) đến 477
(Bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên doanh) và bán lẻ tổng hợp không
chuyên doanh được phân vào nhóm 471 (Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng
hợp). Những ngành này được tiếp tục phân chia thành ngành cấp IV, cấp V căn cứ
vào loại sản phẩm được bán.

Bán lẻ không ở cửa hàng được phân theo loại
hình bán lẻ tại sạp hàng, kiốt, quầy hàng tại chợ hoặc quầy, sạp lưu động được
phân vào nhóm 478 (Bán lẻ lưu động hoặc bán tại chợ) và bán lẻ khác không thực
hiện tại cửa hàng, ví dụ như nhận đặt hàng qua bưu điện, internet, trả hàng tại
nhà, máy bán hàng tự động… được phân vào nhóm 479 (Bán lẻ hình thức khác (trừ
bán lẻ tại cửa hàng, lưu động hoặc tại chợ)).

Hàng hóa bán lẻ nhìn chung là hàng tiêu dùng.
Những loại hàng hóa thường không đưa vào bán lẻ, như quặng, máy móc, thiết bị
công nghiệp không được đề cập ở ngành này. Ngành này cũng gồm các đơn vị mà
hoạt động của họ chủ yếu liên quan tới việc bán một số loại hàng hóa cho tiêu
dùng của các cơ quan, tổ chức như máy tính, văn phòng phẩm, sơn hoặc gỗ xẻ, mặc
dù có thể chúng không được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Một
số hoạt động gia công như phân loại, bảo quản, đóng gói hàng hóa, lắp ráp thiết
bị, đồ dùng gia đình…mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động bán hàng cũng được
phân loại theo hoạt động bán lẻ.

Ngành này cũng gồm: Hoạt động bán lẻ của các
đại lý, cửa hàng ký gửi hàng hóa, hoạt động của các đấu giá viên.

Loại trừ:

– Bán nông sản của nông dân được phân vào
ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Sản xuất và bán hàng hóa, nhìn chung được
phân vào các ngành sản xuất, chế biến từ ngành 10 đến 32;

– Bán ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng được phân vào ngành 45 (Bán,
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác);

– Bán quặng, dầu thô, hoá chất công nghiệp,
sắt thép, máy móc, thiết bị và phụ tùng máy công nghiệp được phân vào ngành 46
(Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác));

– Bán đồ ăn, đồ uống dùng tại chỗ và bán đồ
ăn mang về được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống);

– Cho thuê hàng hóa sử dụng cho cá nhân và hộ
gia đình được phân vào nhóm 772 (Cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình).

471: Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh
tổng hợp

Nhóm này gồm: Bán lẻ nhiều loại sản phẩm ở
cùng một cửa hàng (cửa hàng không chuyên doanh), như siêu thị, trung tâm thương
mại, cửa hàng bách hoá.

4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ
uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng
hợp

Nhóm này gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hóa, tuy
nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào
là chủ yếu, doanh thu chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa
hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ
ngũ kim, hoá mỹ phẩm… nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.

47111: Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)

Nhóm này gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị,
tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc
lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng
đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ
kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.

47112: Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi
(Minimarket)

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong minimarket,
cửa hàng tiện lợi tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản
phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa
này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ,
bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.

47119: Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng
hợp khác

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong cửa hàng
kinh doanh tổng hợp khác, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ
uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các
loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần
áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này
chiếm tỷ trọng nhỏ.

4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng
kinh doanh tổng hợp

47191: Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)

Nhóm này gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị,
bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ
trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực
phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ
hơn các mặt hàng khác.

47192: Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi
(Minimarket)

Nhóm này gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong minimarket,
cửa hàng tiện lợi, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng
ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm,
trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá thuốc lào chiếm
tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.

47199: Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng
hợp khác

Nhóm này gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong các cửa hàng
kinh doanh tổng hợp, cửa hàng bách hóa (trừ siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng tiện lợi), bán nhiều loại hàng hóa: Quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình,
hàng ngũ kim, lương thực, thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống
hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác

472: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống
hoặc thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ tại các cửa hàng chuyên
bán lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào.

4721 – 47210: Bán lẻ lương thực trong
các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ của các cửa hàng chuyên doanh gạo,
lúa mỳ, bột mỳ, ngô…

Loại trừ:

– Xay, xát, đánh bóng, hồ gạo được phân vào
nhóm 10611 (Xay xát);

– Sản xuất bột gạo, bột mỳ, bột ngô được phân
vào nhóm 10612 (Sản xuất bột thô).

4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa
hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Rau, quả tươi, đông lạnh hoặc được bảo
quản, chế biến;

– Sữa, sản phẩm từ sữa và trứng;

– Thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm,
tươi, đông lạnh và chế biến;

– Hàng thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến;

– Bánh, mứt, kẹo, các sản phẩm chế biến từ
bột, tinh bột;

– Thực phẩm khác.

47221: Bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong
các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Thịt gia súc, gia cầm và thịt gia cầm tươi,
sống, ướp lạnh hoặc đông lạnh;

– Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc,
gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông;

– Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của
gia súc, gia cầm, đã sơ chế hoặc bảo quản (ngâm muối, sấy khô, hun khói…);

– Bột mịn và bột thô từ thịt hoặc phụ phẩm
dạng thịt sau giết mổ.

47222: Bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng
chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc
đã được sơ chế, chế biến khác;

– Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống,
tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác;

– Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động
vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã
được sơ chế, bảo quản, chế biến khác;

– Hàng thủy sản khác.

47223: Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng
chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Rau, tươi, ướp lạnh, hoặc đã được bảo quản
cách khác;

– Quả, tươi, ướp lạnh hoặc đã được bảo quản
cách khác;

– Nước rau ép, nước quả ép.

47224: Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa,
bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa
hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Đường;

– Sữa các loại và sản phẩm từ sữa (bơ,
phomat…);

– Trứng;

– Bánh, mứt, kẹo;

– Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh
bột như mỳ/phở/bún/cháo ăn liền, mỳ nui, mỳ spaghety, bánh đa nem…

47229: Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa
hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được
phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: Cà phê bột, cà phê hoà tan, chè…

4723 – 47230: Bán lẻ đồ uống trong các
cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ đồ uống có cồn và không
có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh (đồ uống không nhằm tiêu dùng ngay tại
cửa hàng) như:

– Bán lẻ đồ uống có cồn: Rượu mạnh, rượu
vang, bia;

– Bán lẻ đồ không chứa cồn: Các loại đồ uống
nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có gas như: Côca côla, pépsi côla, nước cam,
chanh, nước quả khác…;

– Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước
tinh khiết đóng chai khác.

Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ rượu vang và bia có
chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn.

Loại trừ:

– Bán lẻ rau ép, nước quả ép được phân vào
nhóm 47223 (Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Bán lẻ đồ uống có thành phần cơ bản là sữa
được phân vào nhóm 47224 (Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo
và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên
doanh);

– Bán lẻ cà phê bột, chè được phân vào nhóm
47229 (Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Pha chế đồ uống nhằm tiêu dùng ngay tại cửa
hàng được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống);

4724 – 47240: Bán lẻ sản phẩm thuốc
lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Thuốc lá điếu, xì gà;

– Thuốc lào;

473 – 4730 – 47300: Bán lẻ nhiên liệu động cơ
trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Nhiên liệu cho ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác.

Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ dầu, mỡ bôi trơn và
sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.

Loại trừ:

– Bán buôn nhiên liệu động cơ được phân vào
nhóm 46613 (Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan);

– Bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng dùng để đun, nấu
hoặc sưởi được phân vào nhóm 47735 (Bán lẻ dầu hoả, gas, than nhiên liệu dùng
cho gia đình trong các cửa hàng chuyên doanh).

474: Bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên
lạc trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Hoạt động bán lẻ chuyên doanh
thiết bị thông tin, liên lạc như máy vi tính và thiết bị ngoại vi, thiết bị
viễn thông, hàng điện tử và điện tử tiêu dùng.

4741: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị
ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Máy vi tính;

– Thiết bị ngoại vi máy vi tính;

– Bộ điều khiển trò chơi video;

– Phần mềm được thiết kế để sử dụng cho mọi
khách hàng (không phải loại được thiết kế theo yêu cầu riêng của khách hàng),
kể cả trò chơi video;

– Thiết bị viễn thông.

Loại trừ: Bán lẻ băng, đĩa trắng được phân vào
nhóm 4762 (Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các
cửa hàng chuyên doanh).

47411: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi,
phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Máy vi tính;

– Thiết bị ngoại vi máy vi tính: máy in, máy
scan…

– Bộ điều khiển trò chơi video;

– Phần mềm được thiết kế để sử dụng cho mọi
khách hàng (không phải loại được thiết kế theo yêu cầu riêng của khách hàng),
kể cả trò chơi video.

Loại trừ: Bán lẻ băng, đĩa trắng được phân vào nhóm
47620 (Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa
hàng chuyên doanh).

47412: Bán lẻ thiết bị viễn thông trong các
cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng thiết bị viễn thông như:

– Điện thoại cố định, điện thoại di động, máy
fax, thiết bị viễn thông khác: sim, card điện thoại, nạp tiền điện thoại…

4742 – 47420: Bán lẻ thiết bị nghe
nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Radiô, cassette, tivi;

– Loa, thiết bị âm thanh nổi;

– Máy nghe nhạc;

– Đầu video, đầu đĩa CD, DVD.

475: Bán lẻ thiết bị gia đình khác trong các
cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh đồ dùng gia
đình như:

– Vải, hàng dệt, đồ ngũ kim, thảm, thiết bị
điện, giường, tủ bàn ghế và đồ nội thất tương tự…

4751: Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu
và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Vải;

– Len, sợi;

– Nguyên liệu chính để làm chăn, thảm thêu
hoặc đồ thêu;

– Hàng dệt khác;

– Đồ kim chỉ: Kim, chỉ khâu…

Loại trừ: Bán lẻ hàng may mặc được phân vào
nhóm 47711 (Bán lẻ hàng may mặc trong các cửa hàng chuyên doanh).

47511: Bán lẻ vải trong các cửa hàng chuyên
doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ vải dệt các loại trong
các cửa hàng chuyên doanh.

47519: Bán lẻ len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt
khác trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Len, sợi;

– Nguyên liệu chính để làm chăn, thảm thêu
hoặc đồ thêu;

– Hàng dệt khác;

– Đồ kim chỉ: kim, chỉ khâu…

Loại trừ: Bán lẻ hàng dệt may sẵn được phân vào
nhóm 47711 (Bán lẻ hàng may mặc trong các cửa hàng chuyên doanh).

4752: Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và
thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Đồ ngũ kim;

– Sơn, véc ni và sơn bóng;

– Kính phẳng;

– Vật liệu xây dựng khác như gạch, ngói, gỗ,
thiết bị vệ sinh;

– Thiết bị và vật liệu để tự làm.

Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ chuyên doanh các
mặt hàng:

– Máy cắt cỏ;

– Phòng tắm hơi.

47521: Bán lẻ đồ ngũ kim trong các cửa hàng
chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ đồ ngũ kim: Khóa cửa, chốt cài, tay
nắm cửa sổ và cửa ra vào…;

– Bán lẻ dụng cụ cầm tay: Búa, cưa, tua vít,
dụng cụ cầm tay khác.

47522: Bán lẻ sơn, màu, véc ni trong các cửa
hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ sơn, véc ni sơn gỗ, sơn sắt thép;

– Bán lẻ bột bả, sơn tường, trần nhà, bột
chống thấm, bột màu…

47523: Bán lẻ kính xây dựng trong các cửa
hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ kính phẳng, loại thường dùng trong
xây dựng làm tường ngăn, vách ngăn, cửa sổ, cửa ra vào…

47524: Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói, đá,
cát sỏi, sắt thép và vật liệu xây dựng khác trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói lợp mái;

– Bán lẻ đá, cát, sỏi;

– Bán lẻ sắt, thép xây dựng;

– Bán lẻ vật liệu xây dựng khác.

Loại trừ: Bán lẻ đá ốp lát được phân vào nhóm
47525 (Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh).

47525: Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh
trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ gạch lát sàn, gạch ốp tường;

– Bán lẻ bình đun nước nóng;

– Bán lẻ thiết bị vệ sinh: Bồn tắm, chậu rửa,
bệ xí, thiết bị bồn tắm, thiết bị vệ sinh khác.

47529: Bán lẻ thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ ống nối, khớp nối và chi tiết lắp
ghép khác;

– Bán lẻ thiết bị lắp đặt vệ sinh: Ống, ống
dẫn, khớp nối, vòi, cút chữ T, ống cao su…

4753 – 47530: Bán lẻ thảm, đệm, chăn,
màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ thảm treo, thảm trải sàn, chăn, đệm;

– Bán lẻ màn và rèm;

– Bán lẻ vật liệu phủ tường, phủ sàn.

Loại trừ: Bán lẻ các tấm xốp lát sàn được phân
vào nhóm 47525 (Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh trong các cửa hàng chuyên
doanh).

4759: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường,
tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác
chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội
thất tương tự;

– Bán lẻ đèn và bộ đèn;

– Bán lẻ dụng cụ gia đình và dao kéo, dụng cụ
cắt, gọt; hàng gốm, sứ, hàng thủy tinh;

– Bán lẻ sản phẩm bằng gỗ, lie, hàng đan lát
bằng tre, song, mây và vật liệu tết bện;

– Bán lẻ thiết bị gia dụng;

– Bán lẻ nhạc cụ;

– Bán lẻ thiết bị hệ thống an ninh như thiết
bị khoá, két sắt… không đi kèm dịch vụ lắp đặt hoặc bảo dưỡng;

– Bán lẻ thiết bị và hàng gia dụng khác chưa
được phân vào đâu.

Loại trừ: Bán lẻ đồ cổ được phân vào nhóm 47749
(Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).

47591: Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn
điện trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ đồ điện gia dụng: nồi cơm điện, ấm
đun điện, phích điện, quạt, tủ lạnh, máy giặt…;

– Bán lẻ đèn và bộ đèn điện.

47592: Bán lẻ giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng
nội thất tương tự trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ giường, tủ, bàn, ghế bằng mọi loại
vật liệu;

– Bán lẻ đồ dùng nội thất tương tự: Kệ, giá
sách…

47593: Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ,
thủy tinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ;

– Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng thủy tinh.

Loại trừ: Bán lẻ hàng gốm, sứ, thủy tinh là đồ
cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa
hàng chuyên doanh).

47594: Bán lẻ nhạc cụ trong các cửa hàng
chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ nhạc cụ: Đàn, kèn, trống…

47599: Bán lẻ đồ dùng gia đình khác còn lại
chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ đồ dùng gia đình khác bằng gỗ, song
mây, tre, cói đan;

– Bán lẻ dao, kéo, dụng cụ cắt gọt, đồ dùng
nhà bếp;

– Bán lẻ thiết bị hệ thống an ninh như thiết
bị khoá, két sắt… không đi kèm dịch vụ lắp đặt hoặc bảo dưỡng;

– Bán lẻ thiết bị và hàng gia dụng khác chưa
được phân vào đâu.

476: Bán lẻ hàng văn hóa, giải trí trong các
cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ hàng văn hóa, giải trí trong các cửa
hàng chuyên doanh như sách, báo, tạp chí, đĩa nhạc và video, thiết bị dụng cụ
thể dục, thể thao, trò chơi và đồ chơi.

4761 – 47610: Bán lẻ sách, báo, tạp
chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ sách, truyện các loại;

– Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm
khác;

– Bán lẻ văn phòng phẩm: Bút mực, bút bi, bút
chì, giấy, cặp hồ sơ…

Loại trừ: Bán lẻ sách cũ hoặc sách cổ được phân
vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên
doanh).

4762 – 47620: Bán lẻ băng đĩa âm
thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Bán lẻ đĩa nhạc, băng âm thanh, đĩa compac,
băng cát-sét đã hoặc chưa ghi âm, ghi hình;

– Bán lẻ băng video và DVDs đã hoặc chưa ghi
âm, ghi hình.

4763 – 47630: Bán lẻ thiết bị, dụng cụ
thể dục, thể thao trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ thiết bị, đồ dùng, dụng cụ thể dục,
thể thao, cần câu và thiết bị câu cá, đồ dùng cắm trại, thuyền và xe đạp thể
thao.

4764 – 47640: Bán lẻ trò chơi, đồ chơi
trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ trò chơi và đồ chơi được làm từ mọi
chất liệu.

Loại trừ:

– Bán lẻ bàn điều khiển trò chơi video được
phân vào nhóm 47411 (Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các
cửa hàng chuyên doanh);

– Bán lẻ phần mềm được thiết kế để sử dụng
cho mọi khách hàng (không phải loại được thiết kế theo yêu cầu riêng), kể cả
trò chơi được phân vào nhóm 47411 (Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần
mềm trong các cửa hàng chuyên doanh).

477: Bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng
chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ trong cửa hàng chuyên doanh loại
hàng hóa nào đó chưa được nêu ở nhóm nào khác như: Quần áo, giày, dép và đồ da,
thuốc và dụng cụ y tế, đồng hồ, đồ lưu niệm, vật phẩm vệ sinh, vũ khí, hoa và
vật nuôi, các sản phẩm khác.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động bán lẻ hàng hóa
đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh.

4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày, dép,
hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ hàng may mặc;

– Bán lẻ hàng lông thú;

– Bán lẻ phụ kiện hàng may mặc khác như găng
tay, khăn, bít tất, cà vạt, dây đeo quần…;

– Bán lẻ giày, dép;

– Bán lẻ đồ da và giả da;

– Bán lẻ hàng du lịch bằng da và giả da.

Loại trừ: Bán lẻ vải và hàng dệt được phân vào
nhóm 4751 (Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng
chuyên doanh).

47711: Bán lẻ hàng may mặc trong các cửa hàng
chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ hàng may mặc;

– Bán lẻ hàng lông thú;

– Bán lẻ phụ kiện may mặc khác như găng tay,
khăn, bít tất, cà vạt, dây đeo quần…

47712: Bán lẻ giày, dép trong các cửa hàng
chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ giày, kể cả giày thể thao, guốc, dép
bằng mọi loại chất liệu.

47713: Bán lẻ cặp, túi, ví, hàng da và giả da
khác trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ cặp học sinh, cặp đựng tài liệu, túi
xách các loại, ví… bằng da, giả da hoặc chất liệu khác;

– Bán lẻ ba lô, vali, hàng du lịch bằng da,
giả da và chất liệu khác;

– Bán lẻ hàng da và giả da khác.

4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ
phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt
hàng:

– Bán lẻ thuốc chữa bệnh;

– Bán lẻ dụng cụ y tế và đồ chỉnh hình;

– Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ
sinh.

47721: Bán lẻ dược phẩm, dụng cụ y tế trong
các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ thuốc tân dược (kể cả thuốc thú y),

– Bán lẻ dụng cụ, thiết bị y tế và chỉnh
hình.

47722: Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm
vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ nước hoa, nước thơm;

– Bán lẻ mỹ phẩm: Son, phấn, kem, chế phẩm
trang điểm mắt và đồ dùng trang điểm khác;

– Bán lẻ vật phẩm vệ sinh: Nước gội đầu, sữa
tắm, khăn giấy thơm…

47723: Bán thuốc đông y, bán thuốc nam trong
các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán các loại thuốc đông y, thuốc nam.

4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong
các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ máy ảnh, phim ảnh, thiết bị quang
học và thiết bị chính xác;

– Bán lẻ kính đeo mắt, kể cả các hoạt động
phục vụ cho việc bán lẻ kính mắt như đo độ cận, độ viễn, mài lắp kính;

– Bán lẻ đồng hồ và đồ trang sức;

– Bán lẻ hoa tươi, cây cảnh, hạt giống, phân
bón, động vật cảnh và thức ăn cho động vật cảnh;

– Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng
thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng và hàng hóa phục vụ mục đích tín ngưỡng khác;

– Bán lẻ tranh, tượng và các tác phẩm nghệ
thuật khác mang tính thương mại;

– Bán lẻ dầu hoả, bình gas, than, củi sử dụng
làm nhiên liệu để đun nấu trong gia đình;

– Bán lẻ hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét
dọn, làm vệ sinh như chổi, bàn chải, khăn lau…;

– Bán lẻ súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể
thao;

– Bán lẻ tem và tiền kim khí;

– Bán lẻ hàng hóa phi lương thực, thực phẩm
chưa được phân vào nhóm nào.

47731: Bán lẻ hoa, cây cảnh, cá cảnh, chim
cảnh, vật nuôi cảnh trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ hoa tươi, cây cảnh;

– Bán lẻ hoa, cành lá trang trí nhân tạo;

– Bán lẻ cá cảnh, chim cảnh, vật nuôi cảnh,
thức ăn và đồ dùng cho vật nuôi cảnh

– Bán lẻ phân bón, hạt, đất trồng cây cảnh.

47732: Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán
quí, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán quí;

– Bán lẻ đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quí
và đá bán quí.

47733: Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát,
hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ hàng lưu niệm bằng sơn mài, trạm
khắc: Tranh sơn mài, tranh khảm trai, hàng lưu niệm khác bằng sơn mài, khảm
trai;

– Bán lẻ hàng đan lát bằng tre, song mây, vật
liệu tết, bện khác;

– Bán lẻ hàng thủ công mỹ nghệ khác: Hàng lưu
niệm bằng gỗ, sừng, đồi mồi, san hô…

47734: Bán lẻ tranh, ảnh và các tác phẩm nghệ
thuật khác (trừ đồ cổ) trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ tranh vẽ (trừ tranh sơn
mài, trạm khảm), tranh in, ảnh, tượng, các tác phẩm nghệ thuật khác được sản
xuất hàng loạt mang tính chất thương mại.

Loại trừ: Đồ cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán
lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).

47735: Bán lẻ dầu hỏa, gas, than nhiên liệu
dùng cho gia đình trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ dầu hỏa;

– Bán lẻ bình gas;

– Bán lẻ than, củi.

47736: Bán lẻ đồng hồ, kính mắt trong các cửa
hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn,
đồng hồ đeo tay và đồng hồ cá nhân khác;

– Bán lẻ kính mắt: Kính cận, kính viễn, kính
râm, kính chống bụi… kể cả hoạt động đo thị lực, mài, lắp kính phục vụ cho
bán lẻ kính mắt.

47737: Bán lẻ máy ảnh, phim ảnh và vật liệu
ảnh trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ máy ảnh;

– Bán lẻ hàng hóa sử dụng cho máy ảnh như
phim chụp ảnh, pin máy ảnh, thẻ nhớ…;

– Bán lẻ vật liệu ảnh khác như giấy ảnh, hoá
chất và vật liệu in, tráng ảnh… 47738: Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các
cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ xe đạp, kể cả xe đạp điện;

– Bán lẻ phụ tùng xe đạp, kể cả phụ tùng xe
đạp điện.

47739: Bán lẻ hàng hóa khác mới chưa được
phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ đồ thờ cúng và hàng hóa phục vụ mục
đích tín ngưỡng khác;

– Bán lẻ hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét
dọn, làm vệ sinh như chổi, bàn chải, khăn lau…;

– Bán lẻ súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể
thao;

– Bán lẻ tem và tiền kim khí;

– Bán lẻ hàng hóa phi lương thực, thực phẩm
chưa được phân vào nhóm nào.

4774: Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng
trong các cửa hàng chuyên doanh

47741: Bán lẻ hàng may mặc đã qua sử dụng
trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ quần áo (kể cả quần áo thể thao) đã
qua sử dụng;

– Bán lẻ đồ phụ trợ hàng may mặc: Khăn quàng,
găng tay,… đã qua sử dụng.

47749: Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng
trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ sách báo, truyện, tạp chí cũ, kể cả
cho thuê;

– Bán lẻ hàng đã qua sử dụng khác;

– Bán lẻ đồ cổ;

– Hoạt động của đấu giá viên.

Loại trừ:

– Bán lẻ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác, loại đã qua sử dụng được phân vào nhóm 45120 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ
ngồi trở xuống)) và nhóm 45412 (Bán lẻ mô tô, xe máy);

– Hoạt động đấu giá qua internet và đấu giá
khác không ở cửa hàng (bán lẻ) được phân vào nhóm 47910 (Bán lẻ theo yêu cầu
đặt hàng qua bưu điện hoặc internet) và nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa
được phân vào đâu);

– Hoạt động của cửa hàng cầm đồ được phân vào
nhóm 64920 (Hoạt động cấp tín dụng khác).

478: Bán lẻ lưu động hoặc bán tại chợ

Nhóm này gồm: Bán lẻ các hàng hóa loại mới và
hàng đã qua sử dụng của các quầy hàng, kiốt, sạp hàng, gian hàng tại chợ cố
định hoặc quầy hàng có thể di chuyển được, bán lưu động trên đường.

4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ
uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm: Bán lẻ gạo, ngô, thực phẩm, đồ
uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào, bán tại chợ hoặc lưu động.

Loại trừ:

– Bán lẻ thực phẩm, đồ uống đã chế biến sẵn
để tiêu dùng ngay (bán rong, bán dạo đồ ăn, uống) được phân vào nhóm 56109
(Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).

47811: Bán lẻ lương thực lưu động hoặc tại
chợ

Nhóm này gồm: Bán lẻ gạo, ngô tại chợ hoặc
lưu động.

47812: Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công
nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp
khác tại chợ hoặc lưu động;

– Bán lẻ đường sữa, bánh kẹo lưu động hoặc tại
chợ.

47813: Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn tại
chợ hoặc lưu động.

Loại trừ:

– Bán lẻ đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu dùng
ngay tại quầy hoặc mua mang đi như nước quả tươi, nước sinh tố, nước mía, chè,
cà phê pha sẵn… được phân vào nhóm 56302 (Quán cà phê, giải khát).

47814: Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm: Bán lẻ thuốc lá điếu, xì gà,
sản phẩm thuốc lá, thuốc lào khác.

47815: Bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi
sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ thịt gia súc tươi sống, đông lạnh
lưu động hoặc tại chợ.

– Bán lẻ thịt gia cầm tươi sống, đông lạnh
lưu động hoặc tại chợ.

47816: Bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh
lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ thủy sản tươi sống lưu động hoặc tại
chợ.

– Bán lẻ thủy sản đông lạnh lưu động hoặc tại
chợ.

47817: Bán lẻ rau, quả lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ rau các loại lưu động hoặc tại chợ.

– Bán lẻ quả các loại lưu động hoặc tại chợ.

47818: Bán lẻ thực phẩm chín lưu động hoặc
tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ các loại thực phẩm chín lưu động
hoặc tại chợ.

47819: Bán lẻ thực phẩm loại khác chưa được
phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ các loại thực phẩm khác chưa được
phân vào nhóm nào lưu động hoặc tại chợ.

4782: Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày,
dép lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ vải và hàng dệt khác;

– Bán lẻ hàng may mặc;

– Bán lẻ giày.

47821: Bán lẻ hàng dệt lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ vải may mặc;

– Bán lẻ hàng dệt khác: Len, sợi, kim, chỉ…

47822: Bán lẻ hàng may mặc lưu động hoặc tại
chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ quần áo may mặc;

– Bán lẻ hàng lông thú;

– Bán lẻ đồ phụ kiện hàng may mặc: găng tay,
bít tất, khăn quàng, cravát…

47823: Bán lẻ giày, dép lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm: Bán lẻ giày, kể cả giày thể
thao, guốc, dép bằng mọi loại chất liệu.

4783-47830: Bán lẻ thiết bị công nghệ
thông tin liên lạc lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động bán lẻ thiết bị thông tin, liên
lạc như máy vi tính và thiết bị ngoại vi, thiết bị viễn thông, hàng điện tử và
điện tử tiêu dùng lưu động hoặc tại chợ.

4784: Bán lẻ thiết bị gia đình khác
lưu động hoặc tại chợ

47841: Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết
bị lắp đặt khác trong xây dựng lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

Bán lẻ các mặt hàng:

– Đồ ngũ kim: khóa cửa, chốt cài, tay nắm cửa
sổ và cửa ra vào…;

– Sơn, véc ni và sơn bóng.

– Kính phẳng.

– Vật liệu xây dựng khác như gạch, ngói, gỗ,
thiết bị vệ sinh.

– Thiết bị và vật liệu để tự làm.

Nhóm này cũng gồm:

Bán lẻ các mặt hàng:

– Máy cắt cỏ

– Phòng tắm hơi.

47842: Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật
liệu phủ tường và sàn lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

Bán lẻ các mặt hàng:

– Bán lẻ thảm treo, thảm trải sàn, chăn, đệm.

– Bán lẻ màn và rèm.

– Bán lẻ vật liệu phủ tường, phủ sàn.

Loại trừ:

– Bán lẻ các tấm xốp lát sàn được phân vào
nhóm 47841 (Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh lưu động hoặc tại chợ).

47843: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ,
bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác
chưa được phân vào đâu lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội
thất tương tự.

– Bán lẻ đèn và bộ đèn.

– Bán lẻ dụng cụ gia đình và dao kéo, dụng cụ
cắt gọt; hàng gốm, sứ, hàng thủy tinh.

– Bán lẻ sản phẩm bằng gỗ, lie, hàng đan lát
bằng tre, song, mây và vật liệu tết bện.

– Bán lẻ thiết bị gia dụng.

– Bán lẻ nhạc cụ.

– Bán lẻ thiết bị hệ thống an ninh như thiết
bị khoá, két sắt…không đi kèm dịch vụ lắp đặt hoặc bảo dưỡng.

– Bán lẻ thiết bị và hàng gia dụng khác chưa
được phân vào đâu.

Loại trừ:

– Bán lẻ đồ cổ được phân vào nhóm 47898 (Bán
lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng lưu động hoặc tại chợ).

4785-47850: Bán lẻ hàng văn hóa, giải
trí lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ hàng văn hóa, giải trí lưu động hoặc
tại chợ như sách, báo, tạp chí, đĩa nhạc và video, thiết bị dụng cụ thể dục thể
thao, trò chơi và đồ chơi.

4789: Bán lẻ hàng hoá khác lưu động
hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm, vật phẩm vệ sinh;

– Bán lẻ thảm treo tường, thảm trải sàn, đệm,
chăn, màn;

– Bán lẻ sách, truyện, báo, tạp chí;

– Bán lẻ trò chơi và đồ chơi;

– Bán lẻ thiết bị, đồ dùng gia đình, hàng
điện tử tiêu dùng;

– Bán lẻ đĩa ghi âm thanh, hình ảnh;

– Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ
trang sức;

– Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng;

– Bán lẻ hàng hóa khác chưa được phân vào
đâu.

47891: Bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh lưu
động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ nước hoa, nước thơm;

– Bán lẻ mỹ phẩm: son, phấn, kem, chế phẩm
trang điểm mắt và đồ dùng trang điểm khác;

– Bán lẻ vật phẩm vệ sinh: Nước gội đầu, sữa
tắm, khăn giấy thơm…

47892: Bán lẻ hàng gốm sứ, thủy tinh lưu động
hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ;

– Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng thủy tinh.

Loại trừ: Bán lẻ hàng gốm, sứ, thủy tinh là đồ
cổ được phân vào nhóm 47898 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng lưu động hoặc
tại chợ).

47893: Bán lẻ hoa tươi, cây cảnh lưu động
hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ hoa tươi, cây cảnh;

– Bán lẻ hoa giả, cành lá giả để trang trí;

– Bán lẻ phân bón.

47894: Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán
quí, đồ trang sức lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán quí

– Bán lẻ đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quí
và đá bán quí.

47895: Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát,
hàng thủ công mỹ nghệ lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ hàng lưu niệm bằng sơn mài, chạm
khắc: tranh sơn mài, tranh khảm trai, hàng lưu niệm khác bằng sơn mài, khảm
trai.

– Bán lẻ hàng đan lát bằng tre, song mây, vật
liệu tết bện khác.

– Bán lẻ hàng thủ công mỹ nghệ khác: hàng lưu
niệm bằng gỗ, sừng, đồi mồi, san hô…

47896: Bán lẻ đồng hồ, kính mắt lưu động hoặc
tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn,
đồng hồ đeo tay và đồng hồ cá nhân khác.

– Bán lẻ kính mắt: kính cận, kính viễn, kính
râm, kính chống bụi…kể cả hoạt động đo thị lực, mài, lắp kính phục vụ cho bán
lẻ kính mắt.

47897: Bán lẻ xe đạp và phụ tùng lưu động
hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ xe đạp, kể cả xe đạp điện.

– Bán lẻ phụ tùng xe đạp.

47898: Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng lưu
động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ quần áo (kể cả quần áo thể thao) đã
qua sử dụng.

– Bán lẻ đồ phụ trợ hàng may mặc: khăn quàng,
găng tay,…đã qua sử dụng

– Bán lẻ sách báo, truyện, tạp chí cũ, kể cả cho
thuê.

– Bán lẻ hàng đã qua sử dụng khác

– Bán lẻ đồ cổ

– Hoạt động của đấu giá viên.

Loại trừ:

– Bán lẻ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác, loại đã qua sử dụng được phân vào nhóm 45120 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ
ngồi trở xuống) và nhóm 45412 (Bán lẻ mô tô, xe máy).

– Hoạt động đấu giá qua internet và đấu giá
khác không ở cửa hàng (bán lẻ) được phân vào nhóm 47910 (Bán lẻ theo yêu cầu
đặt hàng qua bưu điện hoặc internet), và nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa
được phân vào đâu).

– Hoạt động của cửa hàng cầm đồ được phân vào
nhóm 64920 (Hoạt động cấp tín dụng khác).

47899: Bán lẻ hàng hóa khác chưa được phân
vào đâu, lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ động vật cảnh và thức ăn cho động
vật cảnh;

– Bán lẻ đồ thờ cúng, vàng mã và hàng hóa
phục vụ mục đích tín ngưỡng khác;

– Bán lẻ hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét
dọn, làm vệ sinh như chổi, bàn chải, khăn lau…;

– Bán lẻ súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể
thao;

– Bán lẻ tem và tiền kim khí;

– Bán lẻ hàng hóa phi lương thực, thực phẩm chưa
được phân vào đâu.

479: Bán lẻ hình thức khác (trừ bán lẻ tại
cửa hàng, lưu động hoặc tại chợ)

Nhóm này gồm: Bán lẻ hàng hóa thông qua các
phương thức như đặt hàng qua đường bưu điện, internet, chuyển hàng đến địa chỉ
theo yêu cầu của người mua, bán lẻ qua máy bán hàng tự động…

4791 – 47910: Bán lẻ theo yêu cầu đặt
hàng qua bưu điện hoặc internet

Với hoạt động bán lẻ trong nhóm này, người
mua lựa chọn hàng hóa dựa trên quảng cáo, catalo, thông tin trên website, hàng
mẫu hoặc các phương tiện quảng cáo khác. Khách hàng đặt hàng bằng thư, điện
thoại, hoặc qua internet (thường thông qua những phương thức chuyên dụng được
cung cấp bởi website). Những sản phẩm được mua này có thể tải trực tiếp từ
internet hoặc giao tới khách hàng.

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ các loại hàng hóa bằng thư đặt hàng;

– Bán lẻ các loại hàng hóa qua internet.

Nhóm này cũng gồm:

– Bán trực tiếp qua tivi, đài, điện thoại;

– Đấu giá bán lẻ qua internet.

4799 – 47990: Bán lẻ hình thức khác
chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ các loại hàng hóa bằng phương thức
khác chưa kể ở trên như: bán trực tiếp hoặc chuyển phát theo địa chỉ; bán thông
qua máy bán hàng tự động…;

– Bán trực tiếp nhiên liệu (dầu đốt, gỗ nhiên
liệu), giao trực tiếp tới tận nhà người sử dụng;

– Đấu giá ngoài cửa hàng (bán lẻ);

– Bán lẻ của các đại lý hưởng hoa hồng (ngoài
cửa hàng).

H: VẬN TẢI KHO BÃI

Hoạt động vận tải hành khách hoặc hàng hóa,
theo tuyến cố định hoặc không, bằng các phương thức vận tải đường sắt, đường
ống, đường bộ, đường thủy hoặc hàng không và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động
vận tải như bến bãi ô tô, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhà ga đường
sắt, bốc xếp và lưu giữ hàng hóa, kho bãi…

Ngành này cũng gồm:

Hoạt động cho thuê phương tiện vận tải có kèm
theo người điều khiển hoặc vận hành, dịch vụ bưu chính và chuyển phát.

Loại trừ:

– Sửa chữa hoặc thay thế lớn thiết bị vận
tải, trừ ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 33150 (Sửa
chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác));

– Xây dựng, bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ,
đường sắt, cảng biển, cảng sông và cảng hàng không được phân vào các nhóm 42110
(Xây dựng công trình đường sắt), 42120 (Xây dựng công trình đường bộ) và 42990
(Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác);

– Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác được phân vào nhóm 4520 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có
động cơ khác) và nhóm 4542 (Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy);

– Cho thuê phương tiện vận tải không kèm
người điều khiển hoặc vận hành được phân vào các nhóm 7710 (Cho thuê xe có động
cơ), 7730 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người
điều khiển).

49: VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG BỘ VÀ VẬN TẢI
ĐƯỜNG ỐNG

Ngành này gồm: Hoạt động vận tải hành khách
và hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt và vận tải hàng hóa bằng đường ống.

491: Vận tải đường sắt

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách và/hoặc hàng
hóa bằng tàu hỏa chạy trên mạng lưới đường sắt được trải rộng trên một vùng,
một khu vực địa lý hoặc vận hành ở khoảng cách ngắn tại mạng đường sắt nội bộ.

Loại trừ:

– Các hoạt động liên quan như bẻ ghi được
phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt);

– Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường sắt, được
phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt).

4911 – 49110: Vận tải hành khách đường
sắt

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng đường sắt liên
tỉnh;

– Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và
dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu như một hoạt động không tách rời của
công ty vận tải đường sắt.

Loại trừ:

– Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt
nội thành và ngoại thành được phân vào nhóm 49311 (Vận tải hành khách bằng
đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao);

– Hoạt động của các nhà ga hành khách đường
sắt được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải
đường sắt);

– Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và
dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu được thực hiện bởi một đơn vị khác được
phân vào nhóm 55909 (Cơ sở lưu trú khác chưa được phân vào đâu) và nhóm 56290
(Dịch vụ ăn uống khác).

4912 – 49120: Vận tải hàng hóa đường
sắt

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt
liên tỉnh, nội thành và ngoại thành.

Loại trừ:

– Lưu giữ hàng hóa và kho bãi được phân vào
nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hóa);

– Hoạt động của các nhà ga hàng hóa đường sắt
được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường
sắt);

– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52241
(Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt).

492: Vận tải hành khách bằng xe buýt

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng xe buýt các tuyến
nội thành và ngoại thành hoặc với các tỉnh lân cận;

– Hoạt động của xe đưa đón học sinh theo hợp
đồng với các trường học và xe chở nhân viên, người lao động theo hợp đồng với
nơi làm việc của họ.

4921- 49210: Vận tải hành khách bằng xe buýt
trong nội thành

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành
phố theo lịch trình, giờ cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.

4922- 49220: Vận tải hành khách bằng xe buýt
giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng xe buýt các điểm
giữa nội thành và ngoại thành, với các tỉnh, thành phố khác theo lịch trình,
giờ cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.

4929-49290: Vận tải hành khách bằng xe buýt
loại khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng xe buýt để đưa đón
công nhân, học sinh theo lịch trình, giờ cố định, các điểm đỗ cố định để đón,
trả khách.

493: Vận tải đường bộ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động vận tải hành khách và
hàng hóa bằng đường bộ (trừ phương thức vận tải bằng xe buýt và đường sắt).

4931: Vận tải hành khách đường bộ
trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng đường
bộ trong nội, ngoại thành, được thực hiện bằng nhiều phương thức (trừ xe buýt)
như: tàu điện ngầm, tàu điện chạy bằng tuyến đường ray trên mặt đất hoặc tuyến
ray trên cao, ôtô điện… Đặc thù của các phương thức vận tải này là chạy trên
các tuyến đường theo lịch trình, giờ giấc cố định, các bến đỗ cố định để đón,
trả khách.

Nhóm này cũng gồm:

– Các tuyến đường chạy từ thành phố tới sân
bay hoặc từ thành phố tới nhà ga tàu hỏa;

– Hoạt động của đường sắt leo núi, đường cáp
trên không… nếu một phần của hệ thống này đi qua nội, ngoại thành.

Loại trừ:

– Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh
được phân vào nhóm 49110 (Vận tải hành khách đường sắt);

49311: Vận tải hành khách bằng hệ thống đường
sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng tàu
điện chạy trên tuyến đường ray được xây dựng ngầm dưới mặt đất, trên mặt đất
hoặc trên cao để đưa đón khách trong nội thành hoặc ngoại thành.

49312: Vận tải hành khách bằng taxi

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng taxi, kể cả hoạt
động của taxi sân bay.

– Hoạt động của taxi công nghệ.

49313: Vận tải hành khách bằng mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng mô tô, xe có gắn
động cơ khác.

Loại trừ: Cho thuê xe mô tô, xe máy có gắn động
cơ không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và
đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

49319: Vận tải hành khách đường bộ loại khác
trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng xe đạp;

– Vận tải hành khách bằng xe xích lô;

– Vận tải hành khách bằng xe thô sơ như xe
ngựa kéo, xe bò kéo…

Loại trừ: Cho thuê xe đạp, xích lô và xe thô sơ
khác không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị
và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

4932: Vận tải hành khách đường bộ khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh,
liên tỉnh;

– Cho thuê xe có người lái để vận tải hành
khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác;

– Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong
phạm vi sân bay, đường sắt leo núi.

– Hoạt động quản lý điều hành vận tải hành
khách.

Loại trừ:

– Cho thuê xe không kèm người lái được phân
vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm
người điều khiển chưa được phân vào đâu);

– Vận chuyển của xe cứu thương được phân vào
nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).

49321: Vận tải hành khách bằng xe khách nội
tỉnh, liên tỉnh

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh:
giữa nội thành với các huyện ngoại thành trong cùng thành phố hoặc giữa các
huyện của một tỉnh;

– Vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh;

– Cho thuê xe chở khách có người lái để vận
tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác.

Loại trừ: Cho thuê xe chở khách không kèm người
lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình
khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

49329: Vận tải hành khách đường bộ khác chưa
được phân vào đâu

Nhóm này gồm: Hoạt động của đường sắt trong
phạm vi sân bay, đường sắt leo núi, đường cáp trên không.

4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ,
vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;

– Vận tải hàng hóa bằng xe chuyên dụng: Xe
bồn chở chất lỏng, xe chở hóa chất, xe đông lạnh;

– Vận tải hàng nặng, vận tải container;

– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không
đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động chuyển đồ đạc;

– Cho thuê xe tải có người lái;

– Vận tải hàng hóa bằng xe động vật hoặc
người kéo.

Loại trừ:

– Chở gỗ trong rừng như một phần của hoạt
động đốn gỗ được phân vào nhóm 02400 (Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp);

– Cung cấp nước bằng xe tải được phân vào
nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);

– Hoạt động của bến bãi để bốc dỡ hàng được
phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);

– Dịch vụ đóng hòm, đóng thùng và bao gói
hàng hóa để vận chuyển được phân vào nhóm 52299 (Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan
đến vận tải chưa được phân vào đâu);

– Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm
53100 (Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát);

– Vận chuyển rác thải như là một công đoạn
của hoạt động thu gom rác thải được phân vào nhóm 38110 (Thu gom rác thải không
độc hại), nhóm 38121 (Thu gom rác thải y tế) và nhóm 38129 (Thu gom rác thải
độc hại khác).

49331: Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa bằng ô tô bồn chở chất
lỏng;

– Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng chở
hóa chất;

– Vận tải hàng hóa bằng ô tô trang bị hệ
thống làm lạnh để bảo quản hàng hóa tươi sống;

– Cho thuê ô tô chuyên dụng có kèm người lái
để vận tải hàng hóa.

Loại trừ:

– Cung cấp nước bằng xe tải được phân vào
nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);

– Vận chuyển rác thải như là một công đoạn
của hoạt động thu gom rác thải được phân vào nhóm 38110 (Thu gom rác thải không
độc hại), nhóm 38121 (Thu gom rác thải y tế) và nhóm 38129 (Thu gom rác thải
độc hại khác);

– Cho thuê ô tô chuyên dụng không kèm người
lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình
khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

49332: Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác
(trừ ô tô chuyên dụng)

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ,
vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;

– Vận tải hàng nặng, vận tải container;

– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không
đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động vận chuyển đồ đạc gia đình thiết
bị văn phòng….;

– Cho thuê ô tô (trừ ô tô chuyên dụng) có kèm
người lái để vận chuyển hàng hóa.

Loại trừ:

– Chở gỗ trong rừng như một phần của hoạt
động đốn gỗ được phân vào nhóm 02400 (Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp);

– Hoạt động của bến bãi để bốc dỡ hàng được
phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);

– Dịch vụ đóng hòm, đóng thùng và bao gói
hàng hóa để vận chuyển được phân vào nhóm 52299 (Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan
đến vận tải chưa được phân vào đâu);

– Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm
53100 (Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát);

– Cho thuê ô tô tải không kèm người lái được
phân vào nhóm 77109 (Cho thuê xe có động cơ khác).

49333: Vận tải hàng hóa bằng xe có động cơ
loại khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa bằng mô tô, xe máy có gắn
động cơ.

Loại trừ:

– Cho thuê xe lam, xe lôi, xe máy không kèm
người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu
hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

49334: Vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa bằng xe cải
tiến, xe bò/ngựa kéo hoặc xe súc vật kéo khác.

Loại trừ:

– Cho thuê xe lam, xe lôi, xe máy không kèm
người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu
hình khác, không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

49339: Vận tải hàng hóa bằng phương tiện
đường bộ khác

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa bằng phương
tiện đường bộ khác chưa được phân loại vào đâu.

494 – 4940 – 49400: Vận tải đường ống

Nhóm này gồm: Vận tải khí, khí hóa lỏng, xăng
dầu, nước, chất lỏng khác, bùn than và những hàng hóa khác qua đường ống.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động của trạm bơm.

Loại trừ:

– Phân phối khí tự nhiên hoặc khí đã xử lý,
nước hoặc hơi nước được phân vào nhóm 35202 (Phân phối nhiên liệu khí bằng
đường ống), nhóm 3530 (Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không
khí và sản xuất nước đá), 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);

– Vận tải nước, chất lỏng… bằng xe bồn được
phân vào nhóm 49331 (Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng).

50: VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY

Ngành này gồm: Vận tải hành khách hoặc hàng
hóa bằng đường thủy, theo lịch trình hoặc không. Hoạt động của tàu thuyền kéo
hoặc đẩy, tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan, phà, tàu xuồng taxi cũng được phân
loại trong ngành này. Mặc dù vị trí địa lý được coi là yếu tố phân biệt giữa
vận tải biển và vận tải đường thủy nội địa, nhưng trong thực tế, loại tàu
thuyền được sử dụng lại là yếu tố quyết định. Vận tải bằng tàu thuyền đi biển
được phân vào nhóm 501 (Vận tải ven biển và viễn dương) vận tải sử dụng thuyền
khác được phân vào nhóm 502 (Vận tải đường thủy nội địa).

Loại trừ: Hoạt động của nhà hàng và quán bar
trên bong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ
cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia,
quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.

501: Vận tải ven biển và viễn dương

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách hoặc hàng
hóa trên những loại tàu thuyền được thiết kế để hoạt động ven biển hoặc viễn
dương.

Nhóm này cũng gồm: Vận tải hành khách hoặc
hàng hóa ở những hồ lớn… khi sử dụng những loại tàu thuyền tương tự như tàu
thuyền đi biển.

5011: Vận tải hành khách ven biển và
viễn dương

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách ven biển và viễn dương,
theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;

– Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm
quan;

– Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu, thuyền có
kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven biển và viễn dương (ví dụ đối với tàu đánh
cá).

Loại trừ:

– Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong
tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn
uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar)
nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện;

– Hoạt động của các “casino nổi” được phân
vào nhóm 92002 (Hoạt động cá cược và đánh bạc) nếu hoạt động đó do một đơn vị
khác thực hiện

50111: Vận tải hành khách ven biển

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách ven biển, theo lịch
trình hoặc không theo lịch trình;

– Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm
quan;

– Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có kèm thủy
thủ đoàn cho vận tải ven biển (ví dụ đối với tàu thuyền đánh cá).

Loại trừ:

– Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong
tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn
uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar)
nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện;

– Hoạt động của các “casino nổi” được phân
vào nhóm 92002 (Hoạt động cá cược và đánh bạc) nếu những hoạt động đó do một
đơn vị khác thực hiện.

50112: Vận tải hành khách viễn dương

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách viễn dương, theo lịch
trình hoặc không theo lịch trình;

– Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm
quan.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có kèm thủy
thủ đoàn cho vận tải viễn dương (ví dụ đối với tàu đánh cá).

Loại trừ: Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên
boong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa
hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia,
quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.

5012: Vận tải hàng hóa ven biển và
viễn dương

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa ven biển hoặc viễn dương,
theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;

– Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan
dầu…

Loại trừ:

– Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521
(Kho bãi và lưu giữ hàng hoá);

– Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển
và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng
sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển);

– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243
(Bốc xếp hàng hóa cảng biển).

50121: Vận tải hàng hóa ven biển

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa ven biển, theo lịch trình
hoặc không;

– Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan
dầu…

Loại trừ:

– Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521
(Kho bãi và lưu giữ hàng hoá);

– Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển
và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng
sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển);

– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243
(Bốc xếp hàng hóa cảng biển).

50122: Vận tải hàng hóa viễn dương

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa viễn dương, theo lịch
trình hoặc không;

– Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan
dầu…

Loại trừ:

– Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521
(Kho bãi và lưu giữ hàng hoá);

– Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển
và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng
sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển);

– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243
(Bốc xếp hàng hóa cảng biển).

502: Vận tải đường thủy nội địa

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách hoặc hàng
hóa trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch, bằng tàu loại không phù hợp để đi biển
hoặc bằng phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ) và
phương tiện thô sơ (thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ).

5021: Vận tải hành khách đường thủy
nội địa

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông,
hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu thuyền có
thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên
sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

50211: Vận tải hành khách đường thủy nội địa
bằng phương tiện cơ giới

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông,
hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có
gắn động cơ).

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ
đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hành khách trên
sông, hồ, kênh, rạch.

50212: Vận tải hành khách đường thủy nội địa
bằng phương tiện thô sơ

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông,
hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: Thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe,
xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

5022: Vận tải hàng hóa đường thủy nội
địa

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông,
hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ
đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể
cả kênh, rạch.

50221: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
bằng phương tiện cơ giới

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông,
hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (thuyền, ghe, xuồng có gắn
động cơ).

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ
đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hàng hóa trên
sông, hồ, kênh, rạch.

50222: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
bằng phương tiện thô sơ

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông,
hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe,
xuồng có người lái để vận tải hàng hóa trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

51: VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Ngành này gồm: Vận tải hành khách hoặc hàng
hóa bằng máy bay.

Loại trừ:

– Phun thuốc hoặc hóa chất cho cây trồng bằng
máy bay được phân vào nhóm 01610 (Hoạt động dịch vụ trồng trọt);

– Đại tu máy bay hoặc động cơ máy bay được
phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác);

– Hoạt động của sân bay được phân vào nhóm
52231 (Dịch vụ điều hành bay) và nhóm 52239 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp
khác cho vận tải hàng không);

– Quảng cáo trên không (chữ hoặc hình quảng
cáo trên nền trời được tạo ra từ những vệt khói của máy bay) được phân vào nhóm
73100 (Quảng cáo);

– Chụp ảnh trên không được phân vào nhóm
74200 (Hoạt động nhiếp ảnh).

511 – 5110: Vận tải hành khách hàng không

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng đường không các
chuyến bay thường lệ và không thường lệ;

– Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê;

– Vận tải hành khách các chuyến bay ngắm
cảnh, thăm quan.

Nhóm này cũng gồm:

– Cho thuê máy bay có người lái để vận tải
hành khách;

– Hoạt động hàng không như: Vận tải hành
khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.

51101: Vận tải hành khách hàng không theo
tuyến và lịch trình cố định

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng đường không các
chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định

51109: Vận tải hành khách hàng không loại
khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê
với các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng, các chuyến bay ngắm cảnh, thăm
quan.

Nhóm này cũng gồm:

– Cho thuê máy bay có người lái để vận tải
hành khách.

– Hoạt động hàng không như: Vận tải hành
khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.

512 – 5120: Vận tải hàng hóa hàng không

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các
chuyến bay thường lệ hoặc không thường lệ;

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các
chuyến bay không theo lịch trình;

– Phóng vệ tinh và tàu vũ trụ.

Nhóm này cũng gồm: Thuê máy bay có người lái
để vận tải hàng hóa.

51201: Vận tải hàng hóa hàng không theo tuyến
và lịch trình cố định

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các
chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định.

51209: Vận tải hàng hóa hàng không loại khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa tới các địa điểm theo yêu
cầu của khách hàng

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê máy bay có người
lái để vận tải hàng hóa.

52: KHO BÃI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHO VẬN
TẢI

Ngành này gồm: Hoạt động kho bãi và hoạt động
hỗ trợ cho vận tải, như hoạt động điều hành tại các bến bãi ô tô, cảng hàng
không, cảng biển, cảng sông, hầm đường bộ, cầu, hoạt động của các đại lý vận
tải và bốc xếp hàng hóa…

521 – 5210: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Nhóm này gồm: Hoạt động lưu giữ, kho bãi đối với
các loại hàng hóa trong hầm chứa, bể chứa, kho chứa hàng hóa thông thường, kho
đông lạnh,..

Nhóm này cũng gồm: Lưu giữ hàng hóa trong kho
ngoại quan.

Loại trừ:

– Bến, bãi đỗ ô tô và xe có động cơ khác được
phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);

– Hoạt động kho bãi thuộc sở hữu của đơn vị
hoặc đơn vị thuê và tự điều hành được phân vào nhóm 6810 (Kinh doanh bất động
sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê);

– Cho thuê bãi trống, đất trống được phân vào
nhóm 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê).

52101: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho
ngoại quan

Nhóm này gồm: Hoạt động của các kho ngoại
quan: Lưu giữ, kho bãi đối với các hàng hóa trong nước đã làm xong thủ tục xuất
khẩu thông thường nhưng chưa đưa ra nước ngoài, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào
kho ngoại quan, chưa làm thủ tục nhập khẩu thông thường với cơ quan hải quan
Việt Nam.

52102: Kho bãi và lưu giữ hàng hoá trong kho
đông lạnh (trừ kho ngoại quan)

Nhóm này gồm: Hoạt động lưu giữ hàng hóa tại
các kho (trừ kho ngoại quan) có lắp đặt thiết bị đông lạnh để bảo quản hàng
hóa, thường là hàng thực phẩm tươi sống (trừ hoạt động của kho ngoại quan)

52109: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho
loại khác

Nhóm này gồm: Hoạt động lưu giữ hàng hóa tại
các kho bãi thông thường (trừ kho ngoại quan và kho có gắn thiết bị đông lạnh)
để lưu giữ, bảo quản hàng hóa thuộc giao dịch bình thường như nguyên liệu sản
xuất, hàng hoá tiêu dùng, máy móc, thiết bị…

522: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải

Nhóm này gồm: Hoạt động hỗ trợ vận tải hành
khách hoặc hàng hóa như hoạt động của các bến bãi ô tô, cảng hàng không, cảng
biển, cảng sông, hầm đường bộ, cầu và các kết cấu hạ tầng giao thông khác hoặc
các hoạt động bốc hàng hóa lên phương tiện, dỡ hàng từ phương tiện hoặc bốc từ
phương tiện vận tải này để xếp lên phương tiện vận tải khác.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động bảo dưỡng các
công trình giao thông hoặc các thiết bị phục vụ hệ thống giao thông.

5221-52210: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực
tiếp cho vận tải đường sắt

Loại trừ: Bốc xếp hàng hóa đường sắt được phân
vào nhóm 52241 (Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt)

Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ liên quan
tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường sắt:

– Hoạt động của các nhà ga đường sắt;

– Hoạt động quản lý, điều độ mạng đường sắt;

– Bẻ ghi đường sắt, trạm chắn tàu.

Loại trừ: Bốc dỡ hàng hóa đường sắt được phân
vào nhóm 52241 (Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt).

5222: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp
cho vận tải đường thủy

Nhóm này gồm:

– Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách,
động vật hoặc hàng hóa bằng đường thủy;

– Hoạt động của cảng biển, cảng sông, bến
tàu, cầu tàu;

– Hoạt động của các cửa ngầm đường thủy;

– Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu cập
bến;

– Hoạt động của tàu, xà lan, Lash, hoạt động
cứu hộ;

– Hoạt động của trạm hải đăng.

Loại trừ:

– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243
(Bốc xếp hàng hóa cảng biển) và nhóm 52244 (Bốc xếp hàng hóa cảng sông);

– Hoạt động của các bến du thuyền được phân
vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).

52221: Hoạt động điều hành cảng biển

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của cảng biển, bến tàu, cầu tàu.

52222: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến
vận tải ven biển và viễn dương

Nhóm này gồm:

– Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách,
động vật hoặc hàng hóa ven biển và viễn dương;

– Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu thuyền
cập bến;

– Hoạt động của tàu, xà lan, Lash, hoạt động
cứu hộ đường biển;

– Hoạt động của trạm hải đăng.

Loại trừ:

– Bốc xếp hàng hóa cảng biển được phân vào
nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển);

– Hoạt động của các bến du thuyền được phân
vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).

52223: Hoạt động điều hành cảng đường thủy
nội địa

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của cảng, bến tàu, cầu tàu đường
thủy nội địa: đường sông, hồ, kênh, rạch.

52224: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới
vận tải đường thủy nội địa

Nhóm này gồm:

– Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới vận
tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch.

– Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu thuyền
cập bến.

– Hoạt động cứu hộ đường sông.

Loại trừ:

– Bốc xếp hàng hóa cảng sông được phân vào
nhóm 52244 (Bốc xếp hàng hóa cảng sông).

– Hoạt động của các bến du thuyền được phân
vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).

5223: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực
tiếp cho vận tải hàng không

Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan tới vận tải
hành khách, động vật hoặc hàng hóa hàng không như:

– Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại
ga hàng không;

– Hoạt động điều hành bay, kiểm soát không
lưu;

– Hoạt động dịch vụ mặt đất ở sân bay…

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động cứu hoả và phòng
chống cháy nổ tại sân bay.

Loại trừ:

– Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân
vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không);

– Hoạt động của các trường đào tạo phi công
và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân
vào đâu).

52231: Dịch vụ điều hành bay

Nhóm này bao gồm: Hoạt động điều hành bay,
kiểm soát không lưu.

52232: Dịch vụ điều hành hoạt động cảng hàng
không

Nhóm này bao gồm:

– Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại
cảng hàng không.

– Hoạt động dịch vụ mặt đất cảng hàng không.

52239: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến
vận tải hàng không

Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan tới vận tải
hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng hàng không như: hoạt động cứu hoả và
phòng chống cháy nổ tại sân bay.

Loại trừ:

– Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân
vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không);

– Hoạt động của các trường đào tạo phi công
và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân
vào đâu).

5224: Bốc xếp hàng hóa

Nhóm này gồm:

– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách
lên phương tiện vận tải hoặc dỡ hàng hóa hoặc hành lý của hành khách từ phương
tiện vận tải;

– Bốc vác hàng hóa;

– Bốc, dỡ hàng hóa toa xe lửa.

Loại trừ: Hoạt động của các nhà ga đường sắt,
bến bãi ô tô, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông được phân vào các nhóm từ
5221 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt) đến 5223 (Hoạt
động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không) với các phân nhóm tương
ứng và 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ).

52241: Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt

Nhóm này gồm:

– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách
lên tàu hỏa hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ tàu hỏa;

– Bốc vác hàng hóa tại ga đường sắt.

Loại trừ: Hoạt động của các nhà ga đường sắt
được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường
sắt).

52242: Bốc xếp hàng hóa đường bộ

Nhóm này gồm:

– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách
lên ô tô hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ ô tô;

– Bốc vác hàng hóa tại bến, bãi đỗ ô tô.

Loại trừ: Hoạt động của các bến, bãi ô tô được
phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ).

52243: Bốc xếp hàng hóa cảng biển

Nhóm này gồm:

– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách
lên tàu biển hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ tàu biển;

– Bốc vác hàng hóa tại cảng biển.

Loại trừ: Hoạt động của các cảng biển được phân
vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển).

52244: Bốc xếp hàng hóa cảng sông

Nhóm này gồm:

– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách
lên tàu, thuyền và phương tiện vận tải đường sông, hồ, kênh, rạch hoặc dỡ hàng
hóa, hành lý của hành khách từ các phương tiện đó;

– Bốc vác hàng hóa.

Loại trừ: Hoạt động của các cảng sông được phân
vào nhóm 52222 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải ven biển và viễn
dương).

52245: Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không

Nhóm này gồm:

– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách
lên máy bay hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ máy bay;

– Bốc vác hàng hóa.

Loại trừ: Hoạt động của các nhà ga hàng không,
cảng hàng không được phân vào nhóm 52231 (Dịch vụ điều hành bay) và 52239 (Hoạt
động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không).

52249: Bốc xếp hàng hóa loại khác

Nhóm này gồm:

– Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa tại các địa điểm
như kho hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…

5225: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực
tiếp cho vận tải đường bộ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách,
động vật hoặc hàng hóa bằng đường bộ;

– Hoạt động của các bến, bãi ô tô, điểm bốc
xếp hàng hóa;

– Hoạt động quản lý đường bộ, cầu, đường hầm,
bãi đỗ xe ô tô hoặc gara ôtô, bãi để xe đạp, xe máy;

– Lai dắt, cứu hộ đường bộ.

Nhóm này cũng gồm: Hoá lỏng khí để vận
chuyển.

Loại trừ: Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân
vào nhóm 52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).

52251: Hoạt động điều hành bến xe

Nhóm này gồm:

– Hoạt động điều hành của các bến, bãi ô tô,
điểm bốc xếp hàng hóa.

52252: Hoạt động quản lý, điều hành đường cao
tốc, cầu, hầm đường bộ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động quản lý, điều hành giao thông của
các đường cao tốc, cầu, hầm đường bộ.

52253: Hoạt động quản lý bãi đỗ, trông giữ
phương tiện đường bộ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động quản lý, trông giữ tại các bãi,
điểm đỗ ô tô, xe máy, các phương tiện đường bộ khác.

52259: Hoạt động dịch vụ khác hỗ trợ liên
quan đến vận tải đường bộ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động lai dắt, cứu hộ đường bộ

Nhóm này cũng bao gồm:

– Hoá lỏng khí để vận chuyển.

Loại trừ:

– Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân vào nhóm
52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).

5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác
liên quan đến vận tải

Nhóm này gồm:

– Gửi hàng;

– Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải
đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường không;

– Giao nhận hàng hóa;

– Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận
đơn;

– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;

– Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa
đường biển và hàng không;

– Môi giới thuê tàu biển và máy bay;

– Hoạt động liên quan khác như: Bao gói hàng
hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu,
cân hàng hóa.

Loại trừ:

– Hoạt động chuyển phát được phân vào nhóm
53200 (Chuyển phát);

– Bảo hiểm ôtô, tàu biển, máy bay vào bảo
hiểm phương tiện giao thông khác được phân vào nhóm 65129 (Bảo hiểm phi nhân
thọ khác);

– Hoạt động của các đại lý du lịch được phân
vào nhóm 79110 (Đại lý du lịch);

– Hoạt động điều hành tua du lịch được phân
vào nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

– Hoạt động hỗ trợ du lịch được phân vào nhóm
79900 (Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức
tua du lịch).

52291: Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển

Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ sau đây
được thực hiện theo ủy thác của chủ tàu.

Cụ thể:

– Làm thủ tục cho tầu vào/ra cảng; thu xếp
tàu lai dắt, hoa tiêu, bố trí cầu bến, nơi neo đậu tàu biển để thực hiện bốc dỡ
hàng hóa, đưa đón khách lên tàu;

– Thông báo thông tin cần thiết cho các bên
liên quan đến tàu, hàng hóa và hành khách, chuẩn bị tài liệu, giấy tờ về hàng
hóa/hành khách, thu xếp giao hàng cho người nhận hàng; làm thủ tục hải quan,
biên phòng có liên quan đến tàu và thủ tục về bốc dỡ hàng hóa, hành khách lên
xuống tàu;

– Thực hiện việc thu hộ, trả hộ tiền cước,
tiền bồi thường, các khoản tiền khác; thu xếp việc cung ứng cho tàu biển tại
cảng;

– Ký kết hợp đồng thuê tàu, làm thủ tục giao
nhận tàu và thuyền viên; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa;

– Thực hiện các thủ tục liên quan đến tranh
chấp hàng hải, các công việc khác theo ủy quyền.

– Các công việc phục vụ quá trình vận chuyển,
giao nhận hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận
chuyển bằng đường biển (kể cả hợp đồng vận tải đa phương thức).

– Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải
biển, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tầu và các thiết bị chuyên dùng
hàng hải khác;

– Làm đại lý công-te-nơ (container).

– Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.

52292: Logistics

Nhóm này gồm:

– Hoạt động lập kế hoạch, tổ chức và hỗ trợ
hoạt động vận tải, kho bãi và phân phối hàng hóa.

52299: Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận
tải chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Môi giới thuê tàu biển, máy bay, phương tiện
vận tải bộ;

– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay;

– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;

Loại trừ:

– Hoạt động chuyển phát được phân vào nhóm
53200 (Chuyển phát);

– Bảo hiểm ôtô, tàu biển, máy bay và bảo hiểm
phương tiện giao thông khác được phân vào nhóm 65129 (Bảo hiểm phi nhân thọ
khác);

– Hoạt động của các đại lý du lịch được phân
vào nhóm 79110 (Đại lý du lịch);

– Hoạt động điều hành tua du lịch được phân
vào nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

– Hoạt động hỗ trợ du lịch được phân vào nhóm
79900 (Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức
tua du lịch).

53: BƯU CHÍNH VÀ CHUYỂN PHÁT

Ngành này gồm: Hoạt động bưu chính và chuyển
phát như nhận, vận chuyển và phân phát thư, bưu phẩm, bưu kiện theo các yêu cầu
khác nhau. Phân phát nội vùng và dịch vụ nhắn tin cũng được tính vào ngành này.

531 – 5310 – 53100: Bưu chính

Nhóm này gồm: Các hoạt động bưu chính theo
các quy định phổ biến và thống nhất. Hoạt động bưu chính sử dụng cơ sở hạ tầng
chung để thực hiện việc nhận, phân loại, đóng gói và chuyển thư, bưu thiếp,
báo, tạp chí, ấn phẩm quảng cáo, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa hoặc tài liệu
theo các tuyến và khu vực.

Nhóm này cũng gồm: Các dịch vụ khác nhằm hỗ
trợ trực tiếp cho hoạt động này như:

– Nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối
(trong nước hoặc quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện bằng dịch vụ bưu chính qua
mạng lưới bưu điện được quy định bằng các giao ước dịch vụ thống nhất. Hoạt
động này có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức vận tải, có thể sử dụng
phương tiện vận tải thuộc sở hữu của bưu điện hoặc phương tiện vận tải công
cộng;

– Nhận thư hoặc bưu phẩm, bưu kiện từ các hòm
thư công cộng hoặc cơ sở bưu điện;

– Phân phối và phân phát thư, bưu phẩm, bưu
kiện.

Loại trừ: Chuyển khoản bưu điện, tiết kiệm bưu
điện và chuyển tiền bưu điện được phân vào nhóm 64190 (Hoạt động trung gian
tiền tệ khác).

532 – 5320 – 53200: Chuyển phát

Nhóm này gồm:

– Nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối
(trong nước hoặc quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện của các doanh nghiệp không
hoạt động theo giao ước dịch vụ chung. Hoạt động này có thể sử dụng một hoặc
nhiều phương thức vận tải, có thể sử dụng phương tiện vận tải của doanh nghiệp
hoặc các phương tiện vận tải công cộng;

– Phân phối và phân phát thư, bưu phẩm, bưu
kiện.

Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ giao hàng tận nhà.

Loại trừ: Vận tải hàng hóa theo các phương thức
vận tải được phân vào các nhóm 4912 (Vận tải hàng hóa đường sắt), 4933 (Vận tải
hàng hóa bằng đường bộ), 5012 (Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương), 5022
(Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa), 5120 (Vận tải hàng hóa hàng không).

I: DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

Ngành này gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu
trú ngắn ngày cho khách du lịch, khách vãng lai khác và cung cấp đồ ăn, đồ uống
tiêu dùng ngay. Nhiều dịch vụ bổ sung cũng được quy định trong ngành này.

Loại trừ:

– Các hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài
hạn có thể được coi là nơi thường trú được phân loại vào hoạt động bất động sản
(ngành L (Hoạt động kinh doanh bất động sản));

– Hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống nhưng
chưa tiêu dùng được ngay hoặc được bán thông qua các kênh phân phối riêng biệt,
cụ thể là qua hoạt động bán buôn và bán lẻ. Hoạt động chế biến thực phẩm nêu
trên được phân loại vào ngành sản xuất, chế biến (ngành C (Công nghiệp chế
biến, chế tạo)).

55: DỊCH VỤ LƯU TRÚ

Ngành này gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu
trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác. Cũng tính vào ngành này
hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối
tượng tương tự. Có những đơn vị chỉ cung cấp cơ sở lưu trú, nhưng cũng có những
đơn vị cung cấp cả cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải
trí.

Loại trừ: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài
hạn được coi như cơ sở thường trú, ví dụ cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng
năm được phân loại trong ngành bất động sản (ngành L (Hoạt động kinh doanh bất
động sản)).

551 – 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm:

– Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du
lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở
lưu trú bao gồm loại phòng thuê có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có
trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn, có hoặc không kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng
ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt
là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp;

– Hoạt động của các cơ sở lưu trú như: khách
sạn; biệt thự du lịch (resort); phòng hoặc căn hộ khách sạn; nhà khách, nhà
nghỉ; nhà trọ, phòng trọ; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; làng sinh viên, ký túc
xá sinh viên; nhà điều dưỡng.

Loại trừ: Cho thuê nhà, căn hộ, phòng ở có hoặc
không trang bị đồ đạc nhằm mục đích ở lâu dài, thường là hàng tháng hoặc hàng
năm được phân vào ngành 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc
chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

55101: Khách sạn

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú
là khách sạn từ hạng 1 đến 5 sao, qui mô từ 15 phòng ngủ trở lên với các trang
thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch, bao gồm khách sạn
được xây dựng thành khối (hotel), khách sạn nổi (floating hotel), khách sạn
thương mại (commercial hotel), khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel), có kèm theo
dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống,
chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và
thiết bị phòng họp.

55102: Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch
vụ lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú:

– Biệt thự du lịch (tourist villa): là biệt
thự thấp tầng, có sân vườn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch
vụ cần thiết cho khách du lịch;

– Căn hộ cho khách du lịch lưu trú ngắn ngày
(tourist apartment): Là căn hộ có trang bị sẵn đồ đạc, có trang bị bếp và dụng
cụ nấu ăn… để khách tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

55103: Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ
lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú
là nhà khách, nhà nghỉ với các trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết
cho khách du lịch nhưng không đạt điều kiện tiêu chuẩn để xếp hạng khách sạn.
Có thể kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ
đỗ xe, dịch vụ giặt, là…

55104: Nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu
trú ngắn ngày tương tự

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú
là nhà trọ, phòng trọ là nhà dân có phòng cho khách thuê trọ với các trang
thiết bị, tiện nghi tối thiểu cần thiết cho khách.

559 – 5590: Cơ sở lưu trú khác

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú
tạm thời hoặc dài hạn là các phòng đơn, phòng ở chung hoặc nhà ở tập thể như ký
túc xá sinh viên, nhà ở tập thể của các trường đại học; nhà trọ, nhà tập thể
công nhân cho học sinh, sinh viên, người lao động nước ngoài và các đối tượng
khác, chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều trại du lịch.

55901: Ký túc xá học sinh, sinh viên

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú
dài hạn (ký túc xá) cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông, trung học,
cao đẳng hoặc đại học, được thực hiện bởi các đơn vị hoạt động riêng.

55902: Chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều
quán, trại dùng để nghỉ tạm

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú
ngắn hạn là phương tiện lưu trú làm bằng vải, bạt được sử dụng cho khách du
lịch trong bãi cắm trại, du lịch dã ngoại.

55909: Cơ sở lưu trú khác chưa được phân vào
đâu

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú
ngắn hạn hoặc dài hạn cho khách thuê trọ như: Nhà trọ cho công nhân, toa xe
đường sắt cho thuê trọ, các dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú khác chưa kể ở trên.

56: DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Ngành này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn, uống cho
khách hàng tại chỗ trong đó khách hàng được phục vụ hoặc tự phục vụ, khách hàng
mua đồ ăn uống mang về hoặc khách hàng đứng ăn tại nơi bán. Trong thực tế, tính
chất đồ ăn uống được bán là yếu tố quyết định chứ không phải nơi bán.

Loại trừ:

– Hoạt động cung cấp thực phẩm chưa tiêu dùng
ngay được hoặc thực phẩm chế biến nhưng chưa thể coi là món ăn ngay được phân
vào ngành 10 (Sản xuất chế biến thực phẩm) và ngành 11 (Sản xuất đồ uống);

– Hoạt động bán hàng thực phẩm không do người
bán hoặc cơ sở của họ tự chế biến, không được xem như một bữa ăn hoặc món ăn có
thể tiêu dùng ngay được phân vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác).

561 – 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống
phục vụ lưu động

Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn
uống tới khách hàng, trong đó khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn
các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về. Nhóm này
cũng gồm hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn
lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong.

Cụ thể:

– Nhà hàng, quán ăn;

– Quán ăn tự phục vụ;

– Quán ăn nhanh;

– Cửa hàng bán đồ ăn mang về;

– Xe thùng bán kem;

– Xe bán hàng ăn lưu động;

– Hàng ăn uống trên phố, trong chợ.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động nhà hàng, quán
bar trên tàu, thuyền, phương tiện vận tải nếu hoạt động này không do đơn vị vận
tải thực hiện mà được làm bởi đơn vị khác.

Loại trừ: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ
ăn được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).

56101: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ
cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)

Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn
uống tại nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Khách hàng được phục vụ hoặc khách
hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về.

56102: Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi của hàng
ăn nhanh

Nhóm này gồm:

Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại các
cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh (fast-food chain).

56109: Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác

Nhóm này gồm: Hoạt động chuẩn bị, chế biến và
phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong như: Xe
thùng bán kem và xe bán hàng ăn lưu động.

562: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng
không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác

Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn
uống theo hợp đồng nhân các sự kiện như phục vụ tiệc hội nghị, tiệc gia đình,
đám cưới… hoặc hợp đồng dịch vụ ăn uống cho một khoảng thời gian và hoạt động
nhượng quyền dịch vụ ăn uống, ví dụ phục vụ ăn uống cho các sự kiện thể thao
hoặc tương tự.

5621 – 56210: Cung cấp dịch vụ ăn uống
theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng

Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo
hợp đồng với khách hàng, tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu như tiệc hội nghị
cơ quan, doanh nghiệp, đám cưới, các công việc gia đình khác….

Loại trừ:

– Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để
bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào
đâu);

– Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được
phân vào ngành 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).

5629 – 56290: Dịch vụ ăn uống khác

Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo
hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động nhượng quyền kinh doanh ăn uống,
ví dụ cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cuộc thi đấu thể thao hoặc những sự kiện
tương tự trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồ ăn uống thường được chế biến tại
địa điểm của đơn vị cung cấp dịch vụ, sau đó vận chuyển đến nơi cung cấp cho
khách hàng;

– Cung cấp suất ăn theo hợp đồng, ví dụ cung
cấp suất ăn cho các hãng hàng không, xí nghiệp vận tải hành khách đường sắt…;

– Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống
tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;

– Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự
phục vụ (ví dụ căng tin cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học) trên cơ sở
nhượng quyền.

– Hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp cho
các nhà máy, xí nghiệp.

Loại trừ:

– Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để
bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào
đâu);

– Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được
phân vào ngành 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).

563 – 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống

Nhóm này gồm: Hoạt động chế biến và phục vụ
đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ của các quán bar, quán karaoke, quán
rượu; quán giải khát có khiêu vũ (trong đó cung cấp dịch vụ đồ uống là chủ
yếu); hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, giải khát; dịch vụ đồ uống
khác như: nước mía, nước sinh tố, quán chè, xe bán rong đồ uống…

Loại trừ:

– Bán lại đồ uống đã đóng chai, đóng lon,
đóng thùng được phân vào các nhóm 4711 (Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống,
thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp),
47230 (Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh), 47813 (Bán lẻ đồ uống
lưu động hoặc tại chợ), 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động của các vũ trường, câu lạc bộ
khiêu vũ không phục vụ đồ uống được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi
giải trí khác chưa được phân vào đâu).

56301: Quán rượu, bia, quầy bar

Nhóm này gồm: Hoạt động của các quán rượu
phục vụ khách hàng uống tại chỗ: rượu mạnh, rượu vang, rượu cocktail, bia các
loại…

Loại trừ: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn và uống
rượu, bia nhưng trong đó đồ ăn là chủ yếu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng,
quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)).

56302 Quán cà phê, giải khát

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các quán chế biến và phục vụ
khách hàng tại chỗ các loại đồ uống như: cà phê, nước sinh tố, nước mía, nước
quả, quán chè đỗ đen, đỗ xanh…

56309: Dịch vụ phục vụ đồ uống khác

Nhóm này gồm: Hoạt động của xe bán rong đồ
uống.

J: THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

58: HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

Ngành này gồm:

– Xuất bản sách, lịch, tờ rơi, từ điển, bộ
sách giáo khoa, tập bản đồ, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ; xuất bản báo, tạp chí, ấn
phẩm định kỳ; xuất bản bản chỉ dẫn bưu điện và các xuất bản khác, cũng như xuất
bản phần mềm;

– Xuất bản có bản quyền về nội dung (sản phẩm
thông tin) và đưa nội dung này ra công chúng bằng cách tham gia (hoặc sắp xếp)
hoạt động tái bản và phân phối nội dung này dưới nhiều dạng. Tất cả các dạng có
thể của xuất bản (dạng in, dạng điện tử hay âm thanh, trực tuyến, là các sản
phẩm đa phương tiện như sách tham chiếu CD – ROM…), trừ xuất bản các phim
hình ảnh, đều nằm trong ngành này.

Loại trừ: Xuất bản tranh ảnh, băng video và
phim trên đĩa DVD hoặc phương tiện tương tự và sản xuất các bản ghi copy cho
thiết bị ghi âm thanh được phân vào ngành 59 (Hoạt động điện ảnh, sản xuất
chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc); in ấn được phân vào nhóm
18110 (In ấn) và sản xuất hàng loạt các ấn phẩm âm thanh được phân vào nhóm
18200 (Sao chép bản ghi các loại).

581: Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các
hoạt động xuất bản khác

Nhóm này gồm: Xuất bản sách, báo, tạp chí và
các ấn phẩm định kỳ khác, xuất bản bản chỉ dẫn bưu điện và danh mục thư và các
công việc khác như ảnh, khắc bản in, bưu thiếp, thời gian biểu, mẫu đơn, tranh
quảng cáo, vẽ lại tranh nghệ thuật. Những công việc này được đặc trưng bởi sự
thông minh sáng tạo trong quá trình phát triển riêng và chúng cần được bảo vệ
bản quyền.

Loại trừ:

– Sản xuất quả địa cầu được phân vào nhóm
32900 (Sản xuất khác chưa phân vào đâu);

– Xuất bản các tài liệu quảng cáo được phân
vào nhóm 58192 (Hoạt động xuất bản khác);

– Xuất bản sách nhạc và bản nhạc được phân
vào nhóm 59200 (Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc);

– Các hoạt động của các tác giả độc lập được
phân vào nhóm 749 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được
phân vào đâu) và nhóm 90000 (Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí).

5811: Xuất bản sách

58111: Xuất bản sách trực tuyến

Nhóm này gồm:

– Xuất bản trực tuyến sách, lịch, tờ rơi và
các ấn phẩm tương tự, kể cả xuất bản từ điển và bộ sách giáo khoa;

– Xuất bản trực tuyến tập bản đồ, bản đồ và
các biểu đồ;

58112: Xuất bản sách khác

Nhóm này gồm: Hoạt động xuất bản sách in hoặc
dạng khác (trừ xuất bản trực tuyến).

Cụ thể:

– Xuất bản sách, lịch, tờ rơi và các ấn phẩm
tương tự, kể cả xuất bản từ điển và bộ sách giáo khoa;

– Xuất bản tập bản đồ, bản đồ và các biểu đồ;

– Xuất bản sách dưới dạng băng từ;

– Xuất bản bộ sách giáo khoa… trên đĩa CD –
ROM.

5812: Xuất bản các danh mục chỉ dẫn và
địa chỉ

58121: Xuất bản các danh mục chỉ dẫn và địa
chỉ trực tuyến

Nhóm này gồm: Xuất bản trực tuyến danh mục
các sự kiện hoặc thông tin, như: danh mục thư, niên giám điện thoại, các sách
hướng dẫn và các tài liệu khác, như các hướng dẫn pháp luật, hướng dẫn sử dụng
thuốc…

58122: Xuất bản các danh mục chỉ dẫn và địa
chỉ khác

Nhóm này gồm: Xuất bản in hoặc dạng khác (trừ
trực tuyến) danh mục các sự kiện hoặc thông tin, như: danh mục thư, niên giám
điện thoại, các sách hướng dẫn và các tài liệu khác, như các hướng dẫn pháp
luật, hướng dẫn sử dụng thuốc…

5813: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn
phẩm định kỳ

58131: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm
định kỳ trực tuyến

Nhóm này gồm: Hoạt động xuất bản trực tuyến
báo chí, bao gồm báo quảng cáo cũng như các ấn phẩm định kỳ và báo chí khác.
Việc xuất bản các chương trình đài phát thanh và truyền hình cũng được phân vào
đây.

58132: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm
định kỳ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động xuất bản in hoặc dạng
khác (trừ trực tuyến) báo chí, bao gồm báo quảng cáo cũng như các ấn phẩm định
kỳ và báo chí khác. Các thông tin có thể được xuất bản dưới dạng in hoặc dạng
báo điện tử, bao gồm cả Internet. Việc xuất bản các chương trình đài phát thanh
và truyền hình cũng được phân vào đây.

5819: Hoạt động xuất bản khác

58191: Hoạt động xuất bản trực tuyến khác

Nhóm này gồm:

– Xuất bản trực tuyến catalog; ảnh, bản khắc
và bưu thiếp; thiệp chúc mừng; mẫu đơn; áp phích quảng cáo, các bản sao chép
tác phẩm nghệ thuật; tài liệu quảng cáo và các tài liệu khác;

– Xuất bản trực tuyến con số thống kê hoặc
các thông tin khác.

Loại trừ:

– Bán lẻ phần mềm được phân vào nhóm 4741
(Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong
các cửa hàng chuyên doanh);

– Xuất bản báo quảng cáo được phân vào nhóm
5813 (Xuất bản báo, tạp chí và ấn phẩm định kỳ);

– Cung cấp trực tuyến phần mềm (ứng dụng và
cung cấp các dịch vụ ứng dụng) được phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho
thuê và các hoạt động liên quan).

58192: Hoạt động xuất bản khác

Nhóm này gồm:

– Xuất bản in hoặc dạng khác catalog; ảnh,
bản khắc và bưu thiếp; thiệp chúc mừng; mẫu đơn; áp phích quảng cáo, các bản
sao chép tác phẩm nghệ thuật; tài liệu quảng cáo và các tài liệu in ấn khác;

Loại trừ:

– Bán lẻ phần mềm được phân vào nhóm 4741
(Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong
các cửa hàng chuyên doanh);

– Xuất bản báo quảng cáo được phân vào nhóm
5813 (Xuất bản báo, tạp chí và ấn phẩm định kỳ);

– Cung cấp trực tuyến phần mềm (ứng dụng và
cung cấp các dịch vụ ứng dụng) được phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho
thuê và các hoạt động liên quan).

582 – 5820 – 58200: Xuất bản phần mềm

Nhóm này gồm:

– Xuất bản các phần mềm làm sẵn (không định
dạng) như: Hệ thống điều hành; kinh doanh và các ứng dụng khác; chương trình
trò chơi máy vi tính.

– Xuất bản và phát hành các trò chơi điện tử
trực tuyến.

Loại trừ:

– Tái sản xuất phần mềm được phân vào nhóm
18200 (Sao chép bản ghi các loại);

– Bán lẻ phần mềm không định dạng được phân
vào nhóm 4741 (Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn
thông trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Sản xuất phần mềm nhưng không nhằm để xuất
bản được phân vào nhóm 62010 (Lập trình máy vi tính);

– Cung cấp trực tuyến phần mềm (ứng dụng và
cung cấp các dịch vụ ứng dụng) được phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho
thuê và các hoạt động liên quan).

59: HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH, SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH, GHI ÂM VÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC

Ngành này gồm:

– Sản xuất phim các loại, chương trình truyền
hình thuộc đề tài sân khấu và không phải sân khấu trên chất liệu là phim nhựa,
băng video, đĩa hoặc chất liệu khác để chiếu trực tiếp trên rạp hát hoặc để
chiếu trên truyền hình;

– Hoạt động hỗ trợ như biên tập, cắt phim
hoặc lồng tiếng…;

– Hoạt động phát hành phim điện ảnh và phim
khác cho các ngành khác;

– Hoạt động chiếu phim.

Ngành này cũng gồm:

– Mua và bán quyền phát hành phim điện ảnh
hoặc phim khác;

– Hoạt động ghi âm, ví dụ như việc sản xuất
các bản ghi âm thanh gốc, việc phát hành, quảng cáo và phân phối chúng; xuất
bản âm nhạc cũng như việc ghi âm phục vụ hoạt động trong phòng ghi âm (studio)
và các nơi khác.

591: Hoạt động điện ảnh và sản xuất chương
trình truyền hình

Nhóm này gồm:

– Sản xuất phim thuộc đề tài sân khấu và
không phải sân khấu trên chất liệu là phim nhựa, băng video, đĩa hoặc phương
tiện truyền thông khác, bao gồm phát hành kỹ thuật số, cho việc chiếu trực tiếp
ở các rạp hoặc hát trên vô tuyến truyền hình;

– Hoạt động hỗ trợ như biên tập, cắt phim
hoặc lồng tiếng…;

– Hoạt động phát hành phim điện ảnh và phim
khác cho các ngành khác (như băng video, đĩa DVD,…); cũng như việc chiếu các
loại phim này.

Nhóm này cũng gồm: Mua và bán quyền phát hành
phim điện ảnh hoặc phim khác.

5911: Hoạt động sản xuất phim điện
ảnh, phim video và chương trình truyền hình

Nhóm này gồm:

– Việc sản xuất các phim điện ảnh, phim
video, các chương trình truyền hình hoặc chương trình quảng cáo trên truyền
hình.

Loại trừ:

– Nhân bản phim (không kể việc tái sản xuất
phim điện ảnh cho phát hành sân khấu) cũng như việc tái sản xuất băng tiếng và
băng hình, đĩa CD và DVD từ bản gốc được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi
các loại);

– Bán buôn băng video, đĩa CD-s, DVD-s đã ghi
được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào
đâu);

– Bán buôn băng video, đĩa DVD-s trắng được
phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông);

– Bán lẻ băng video, đĩa CD-s, DVD-s được
phân vào nhóm 47620 (Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng)
trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Hoạt động hậu kỳ được phân vào nhóm 59120
(Hoạt động hậu kỳ);

– Việc ghi âm và ghi sách vào băng được phân
vào nhóm 59200 (Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc);

– Phát thanh truyền hình được phân vào nhóm
602 (Hoạt động truyền hình và cung cấp chương trình thuê bao);

– Xử lý phim khác với ngành điện ảnh được
phân vào nhóm 74200 (hoạt động nhiếp ảnh);

– Hoạt động của các tổ chức hoặc đại lý sân
khấu tư nhân hoặc nghệ sỹ được phân vào nhóm 74909 (Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu);

– Cho thuê băng video, đĩa DVD-s cho công
chúng được phân vào nhóm 77220 (Cho thuê băng, đĩa video);

– Thời gian thực tế (đồng thời) gắn liền với
việc thuyết minh các chương trình truyền hình trực tiếp các cuộc hội thảo, hội
họp, v.v… được phân vào nhóm 82990 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác
còn lại chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động của các diễn viên, người vẽ tranh
biếm hoạ, các nhà đạo diễn, các nhà thiết kế sân khấu và các chuyên gia kỹ
thuật khác được phân vào nhóm 90000 (Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải
trí).

59111: Hoạt động sản xuất phim điện ảnh

Nhóm này gồm: Hoạt động sản xuất phim điện
ảnh trên chất liệu phim nhựa phục vụ việc chiếu trực tiếp tại các rạp chiếu
phim hoặc chiếu phim lưu động.

59112: Hoạt động sản xuất phim video

Nhóm này gồm: Hoạt động sản xuất phim video
trên chất liệu băng, đĩa hoặc phương tiện khác.

59113: Hoạt động sản xuất chương trình truyền
hình

Nhóm này gồm: Hoạt động sản xuất các chương
trình truyền hình và chương trình quảng cáo, v.v… phục vụ cho việc phát các
chương trình qua phương tiện truyền hình.

5912 – 59120: Hoạt động hậu kỳ

Nhóm này gồm: Hoạt động như biên tập, truyền
phim /băng, đầu đề, phụ đề, giới thiệu phim (giới thiệu danh sách các diễn
viên, đạo diễn, người quay phim…), thuyết minh, đồ họa máy tính, sản xuất các
phim hoạt họa và các hiệu ứng đặc biệt về chuyển động, phát triển và xử lý phim
điện ảnh, các hoạt động làm thử phim điện ảnh, hoạt động của các phòng thí
nghiệm đặc biệt dành sản xuất phim hoạt họa.

Loại trừ:

– Nhân bản phim (không kể việc tái sản xuất
phim điện ảnh cho phát hành sân khấu) cũng như việc tái sản xuất băng tiếng và
băng hình, đĩa CD và DVD từ bản gốc được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi
các loại);

– Bán buôn băng video, đĩa CD-s, DVD-s đã ghi
được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào
đâu);

– Bán buôn băng video, đĩa DVD-s trắng được
phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông);

– Bán lẻ băng video, đĩa CD-s, DVD-s được
phân vào nhóm 47620 (Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng)
trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Xử lý phim không phải cho ngành điện ảnh
được phân vào nhóm 74200 (Hoạt động nhiếp ảnh);

– Cho thuê băng video, đĩa DVD-s cho công
chúng được phân vào nhóm 77220 (Cho thuê băng, đĩa video);

– Hoạt động của các diễn viên, người vẽ tranh
biếm hoạ, các nhà đạo diễn, các nhà thiết kế sân khấu và các chuyên gia kỹ
thuật khác được phân vào nhóm 90000 (Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải
trí).

5913 – 59130: Hoạt động phát hành phim
điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình

Nhóm này gồm:

– Phát hành phim, băng video, đĩa DVD-s và
các sản phẩm tương tự cho các sân khấu phim điện ảnh, mạng lưới và trạm truyền
hình, các rạp chiếu bóng;

– Cấp bản quyền phát hành phim, băng video,
đĩa DVD.

Loại trừ: Nhân bản phim cũng như tái sản xuất
băng hình và băng tiếng, đĩa CD hoặc đĩa DVD từ các bản gốc được phân vào nhóm
18200 (Sao chép bản ghi các loại).

5914: Hoạt động chiếu phim

Nhóm này gồm:

– Việc chiếu phim điện ảnh và phim video
trong các rạp, ngoài trời hoặc các phương tiện chiếu phim khác;

– Hoạt động của các câu lạc bộ điện ảnh.

59141: Hoạt động chiếu phim cố định

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đơn vị chiếu
bóng tại các rạp cố định, nơi có nhà chiếu phim, có chỗ ngồi xem, có các tiện
nghi phục vụ người xem, có buồng đặt máy cố định, có chương trình hoạt động
thường xuyên, có nơi bán vé và thu tiền (rạp dùng cho chiếu phim nhựa).

59142: Hoạt động chiếu phim lưu động

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đội chiếu
bóng lưu động, đó là đơn vị điện ảnh có người chuyên trách, có kế hoạch, có
chương trình chiếu bóng thường xuyên và có đủ phương tiện để chiếu bóng như: Máy
chiếu, máy phát điện, thường xuyên chiếu phim phục vụ nhân dân (Đội chiếu bóng
làm nhiệm vụ chiếu phim nhựa là chủ yếu).

592 – 5920 – 59200: Hoạt động ghi âm và xuất
bản âm nhạc

Nhóm này gồm:

– Hoạt động sản xuất ghi âm gốc như ghi băng,
đĩa CD;

– Phát hành, quảng cáo và phân phối băng ghi
âm đến những người bán buôn, bán lẻ hoặc trực tiếp đến công chúng. Các hoạt
động này có thể được thực hiện hoặc không được thực hiện cùng với việc sản xuất
các băng ghi âm gốc trong cùng một đơn vị. Nếu không, đơn vị thực hiện các hoạt
động này phải có quyền tái sản xuất và phân phối đối với bản ghi âm thanh gốc;

– Hoạt động ghi âm phục vụ các hoạt động
trong trường quay hoặc các nơi khác, bao gồm cả việc sản xuất chương trình băng
đài (không phải trực tiếp);

– Hoạt động xuất bản âm nhạc, như hoạt động
đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc, quảng cáo, ủy quyền và sử dụng các tác
phẩm âm nhạc này vào việc ghi âm, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, chương
trình trực tiếp, in ấn và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Những đơn
vị tham gia trong các hoạt động này có thể sở hữu bản quyền hoặc các hoạt động
như việc quản lý các bản quyền âm nhạc thay mặt cho các chủ sở hữu các bản
quyền này;

– Xuất bản sách nhạc và bản nhạc.

60: HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

Ngành này gồm:

– Hoạt động xây dựng chương trình hoặc có
quyền phân phối nội dung và phát các chương trình đó, như phát thanh, truyền
hình và các chương trình dữ liệu về giải trí, thời sự, dự báo thời tiết, phỏng
vấn…;

– Phát sóng các dữ liệu, điển hình là phát trên
đài phát thanh và vô tuyến truyền hình. Việc phát sóng có thể được tiến hành
bằng cách sử dụng các công nghệ khác nhau, qua không trung, qua vệ tinh, qua
mạng dây cáp hoặc qua mạng internet;

– Sản xuất các chương trình chuyên sâu (phiên
bản giới hạn như các bản tin thời sự, thể thao, giáo dục và các chương trình
định hướng cho thanh niên) trên cơ sở phí hoặc thuê bao, đối với bên thứ ba,
cho việc phát sóng tiếp theo đến công chúng.

Loại trừ: Việc phân phối các chương trình thuê
bao cáp và thuê bao khác được phân vào ngành 61 (Viễn thông).

601 – 6010 – 60100: Hoạt động phát thanh

Nhóm này gồm:

– Phát thanh trong các phòng phát chương
trình và các thiết bị để chuyển tiếp các chương trình đến công chúng, tới các
chi nhánh hoặc tới người đăng ký thuê bao;

– Hoạt động của mạng lưới phát thanh, như
hoạt động thu và phát tiếng các chương trình tới các chi nhánh hoặc tới người
đăng ký thuê bao thông qua phát sóng qua không trung, qua dây cáp hoặc qua vệ
tinh;

– Hoạt động phát thanh qua internet (trạm
phát thanh internet);

– Phát sóng dữ liệu kết hợp với phát sóng
phát thanh.

Loại trừ: Sản xuất chương trình phát thanh qua
băng được phân vào nhóm 59200 (Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc).

602: Hoạt động truyền hình và cung cấp chương
trình thuê bao

Nhóm này gồm:

– Hoạt động xây dựng kênh chương trình truyền
hình hoàn thiện từ những bộ phận chương trình được mua (ví dụ như phim truyện,
phim tài liệu…), hoặc bộ phận chương trình tự sản xuất (như tin tức địa
phương) hoặc kết hợp của các bộ phận đó;

– Các chương trình truyền hình hoàn thiện này
có thể được phát sóng từ các đơn vị sản xuất hoặc sản xuất để chuyển giao cho
người phân phối thứ ba, như các công ty dây cáp hoặc các nhà cung cấp truyền
hình qua vệ tinh;

– Phát sóng dữ liệu kết hợp với phát sóng
truyền hình.

6021 – 60210: Hoạt động truyền hình

Nhóm này gồm:

– Hoạt động phát sóng hình ảnh qua các kênh
truyền hình cùng với âm thanh và dữ liệu thông qua các phòng phát sóng chương
trình truyền hình và việc truyền đưa các chương trình qua làn sóng truyền hình
công cộng. Những hoạt động trong nhóm này gồm việc đưa ra lịch trình của các
chương trình và việc phát sóng các chương trình đó. Lịch trình các chương trình
có thể tự làm hoặc thu từ các đơn vị khác;

– Hoạt động chuyển tiếp chương trình truyền
hình tới các đài, trạm phát truyền hình, nơi sẽ lần lượt phát sóng các chương
trình này tới công chúng theo lịch trình định trước.

Loại trừ: Việc sản xuất các chương trình truyền
hình và các chương trình quảng cáo không kết hợp phát sóng được phân vào nhóm
5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền
hình).

6022 – 60220: Chương trình cáp, vệ
tinh và các chương trình thuê bao khác

Nhóm này gồm: Hoạt động phát triển kênh hoặc
sắp xếp hình ảnh, âm thanh và chương trình dữ liệu cho việc truyền đưa trên cơ
sở thuê bao tới người phân phối thứ ba, như tới các công ty truyền cáp hoặc tới
nhà cung cấp truyền hình vệ tinh. Lịch trình các chương trình có thể tự làm
hoặc thu từ nơi khác. Các chương trình này thường là chuyên về các loại như tin
tức thời sự, thể thao, giáo dục, chương trình định hướng cho thanh niên và được
phát sóng có thời lượng như: chương trình thuê bao các kênh thể thao, chương
trình thuê bao các kênh điện ảnh và chương trình thuê bao các kênh thời sự.

Loại trừ:

– Việc sản xuất các yếu tố chương trình
truyền hình (như điện ảnh, tư liệu, quảng cáo) được phân vào nhóm 5911 (Hoạt
động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình);

– Chuẩn bị lịch trình các chương trình bao
gồm việc phát sóng các chương trình này qua sóng truyền hình công cộng trực
tiếp đến người xem được phân vào nhóm 60210 (Hoạt động truyền hình);

– Tập hợp trọn gói các kênh và phân phối các
kênh trọn gói đó qua dây cáp hoặc qua vệ tinh đến người xem được phân vào ngành
61 (Viễn thông).

61: VIỄN THÔNG

Ngành này gồm:

– Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và
các dịch vụ liên quan như truyền giọng nói, âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, ký tự.
Hệ thống truyền dẫn thực hiện các hoạt động trên có thể sử dụng công nghệ đơn
hoặc kết hợp nhiều công nghệ. Điểm chung của các hoạt động được phân loại ở
ngành này liên quan đến việc truyền tải nội dung mà không liên quan đến việc
tạo ra sản phẩm đó. Tiêu chí để phân loại trong ngành này dựa trên hạ tầng
thông tin được sử dụng để vận hành các hoạt động đó;

– Trong trường hợp truyền tín hiệu truyền
hình, hoạt động truyền bao gồm trọn gói các kênh chương trình hoàn chỉnh được
sản xuất trong ngành 60 để phát.

611 – 6110: Hoạt động viễn thông có dây

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động mua quyền truy cập hạ tầng viễn
thông của đơn vị khác và điều hành hệ thống đó để cung cấp dịch vụ viễn thông
cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp;

– Hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập
internet bằng mạng viễn thông có dây.

Loại trừ: Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung
cấp (không thực hiện cung cấp dịch vụ) được phân vào nhóm 61909 (Hoạt động viễn
thông khác chưa được phân vào đâu).

61101: Hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ
viễn thông có dây

Nhóm này gồm:

– Hoạt động vận hành, duy trì hoặc cung cấp
việc tiếp cận các phương tiện truyền giọng nói, dữ liệu, ký tự, âm thanh, hình
ảnh, sử dụng hạ tầng viễn thông có dây. Hệ thống truyền dẫn thực hiện các hoạt
động trên có thể sử dụng công nghệ đơn hoặc kết hợp nhiều công nghệ;

– Điều hành, duy trì thiết bị chuyển mạch và
truyền dẫn để cung cấp liên lạc giữa điểm này với điểm khác theo đường dây dẫn
mặt đất, vi ba hoặc kết hợp giữa dây dẫn mặt đất và kết nối vệ tinh;

– Điều hành hệ thống phát bằng cáp (ví dụ
phát dữ liệu và tín hiệu truyền hình);

– Cung cấp liên lạc điện báo và vô thanh khác
bằng thiết bị thuộc sở hữu của họ.

– Hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập
internet bằng mạng viễn thông có dây.

Loại trừ:

– Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung cấp
(không thực hiện cung cấp dịch vụ) được phân vào nhóm 61909 (Hoạt động viễn
thông khác chưa được phân vào đâu)

61102: Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông
có dây sử dụng quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác

Nhóm này gồm:

– Hoạt động mua quyền truy cập hạ tầng viễn
thông của đơn vị khác và điều hành hệ thống đó để cung cấp dịch vụ viễn thông
cho người sử dụng.

612 – 6120: Hoạt động viễn thông không dây

61201: Hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ
viễn thông không dây

Nhóm này gồm:

– Hoạt động vận hành, duy trì hoặc cung cấp
việc tiếp cận các phương tiện truyền giọng nói, dữ liệu, ký tự, âm thanh, hình
ảnh, sử dụng hạ tầng viễn thông không dây. Hệ thống truyền dẫn cung cấp truyền
dẫn đa hướng theo sóng truyền phát trên không trung, có thể sử dụng công nghệ
đơn hoặc kết hợp nhiều công nghệ. Hoạt động duy trì và điều hành nhắn tin di
động và mạng viễn thông không dây khác.

– Hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập
internet bằng mạng viễn thông không dây

Loại trừ: Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung
cấp (mà không thực hiện cung cấp dịch vụ) được phân vào nhóm 61909 (Hoạt động
viễn thông khác chưa được phân vào đâu).

61202: Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông
không dây sử dụng quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác

Nhóm này gồm: Hoạt động mua quyền truy cập hạ
tầng viễn thông của đơn vị khác và điều hành hệ thống đó để cung cấp dịch vụ
viễn thông không dây (trừ vệ tinh) cho người sử dụng.

613 – 6130 – 61300: Hoạt động viễn thông vệ
tinh

Nhóm này gồm: Hoạt động vận hành, duy trì
hoặc cung cấp việc tiếp cận các phương tiện truyền giọng nói, dữ liệu, ký tự,
âm thanh, hình ảnh, sử dụng hạ tầng viễn thông vệ tinh.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động truyền phát âm thanh, hình ảnh
hoặc các chương trình gốc nhận từ mạng cáp, đài truyền hình hoặc hệ thống đài
phát thanh trong nước tới các hộ gia đình qua hệ thống vệ tinh. Các đơn vị được
phân loại ở đây nhìn chung không tạo ra nội dung chương trình;

– Hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập
internet bằng mạng viễn thông vệ tinh.

Loại trừ: Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung
cấp (mà không thực hiện cung cấp dịch vụ) được phân vào nhóm 61909 (Hoạt động
viễn thông khác chưa được phân vào đâu).

619 – 6190: Hoạt động viễn thông khác

Nhóm này gồm:

– Cung cấp các ứng dụng viễn thông chuyên
dụng như theo dõi hoạt động vệ tinh, đo xa và các trạm rada;

– Điều hành các trạm đầu cuối vệ tinh và các
trạm liên hợp nối với một hoặc nhiều hệ thống thông tin mặt đất và khả năng
truyền/nhận viễn thông từ hệ thống vệ tinh;

– Cung cấp truy cập Internet thông qua các
mạng kết nối giữa khách hàng và ISP nhưng không do ISP sở hữu và vận hành, như
truy cập Internet quay số (dial-up);

– Cung cấp dịch vụ viễn thông qua các kết nối
viễn thông hiện có như VOIP (điện thoại Internet);

– Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung cấp
(mà không thực hiện cung cấp dịch vụ).

Loại trừ: Cung cấp dịch vụ truy cập internet
của người điều hành hạ tầng viễn thông được phân vào nhóm 6110 (Hoạt động viễn
thông có dây), 6120 (Hoạt động viễn thông không dây) và 61300 (Hoạt động viễn
thông vệ tinh).

61901: Hoạt động của các điểm truy cập
internet

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đại lý
internet cung cấp dịch vụ truy cập internet cho khách hàng.

Loại trừ: Hoạt động của các quán cà phê
internet trong đó hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập internet cho khách hàng
chỉ có tính chất phụ thêm, được phân vào nhóm 56309 (Dịch vụ phục vụ đồ uống
khác).

61909: Hoạt động viễn thông khác chưa được
phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Cung cấp các ứng dụng viễn thông chuyên
dụng như theo dõi hoạt động vệ tinh, đo xa và các trạm rada;

– Điều hành các trạm đầu cuối vệ tinh và các
trạm liên hợp nối với một hoặc nhiều hệ thống thông tin mặt đất và khả năng
truyền/nhận viễn thông từ hệ thống vệ tinh;

– Cung cấp dịch vụ viễn thông qua các kết nối
viễn thông hiện có như VOIP (điện thoại internet);

– Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung cấp
(mà không thực hiện cung cấp dịch vụ).

Loại trừ:

– Cung cấp dịch vụ truy cập internet của
người điều hành hạ tầng viễn thông được phân vào nhóm 6110 (Hoạt động viễn
thông có dây), nhóm 6120 (Hoạt động viễn thông không dây), nhóm 61300 (Hoạt
động viễn thông vệ tinh);

– Hoạt động của các điểm truy cập internet
được phân vào nhóm 61901 (Hoạt động của các điểm truy cập internet).

62: LẬP TRÌNH MÁY VI TÍNH, DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN MÁY TÍNH

Ngành này gồm: Hoạt động cung cấp các dịch vụ
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin: viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần
mềm; lập và thiết kế các hệ thống máy vi tính tích hợp các phần cứng, phần mềm
máy tính và công nghệ giao tiếp; quản lý và điều hành hệ thống máy vi tính của
khách hàng và công cụ xử lý dữ liệu; các hoạt động chuyên gia và các hoạt động
khác có liên quan đến máy vi tính.

620: Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và
các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính

6201 – 62010: Lập trình máy vi tính

Nhóm này gồm: Hoạt động viết, sửa, thử nghiệm
và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng.

Nhóm này cũng gồm: Lập trình các phần mềm
nhúng.

Loại trừ:

– Phát hành các phần mềm trọn gói được phân
vào nhóm 58200 (Xuất bản phần mềm);

– Lập và thiết kế hệ thống máy tính tích hợp
các phần cứng, phần mềm và công nghệ giao tiếp, kể cả trong trường hợp việc
cung cấp phần mềm là một phần công việc tổng thể được phân vào nhóm 62020 (Tư
vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính).

6202 – 62020: Tư vấn máy vi tính và
quản trị hệ thống máy vi tính

Nhóm này gồm: Hoạt động lập và thiết kế các
hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm máy tính và công nghệ giao
tiếp. Các đơn vị được phân loại vào nhóm này có thể cung cấp các cấu phần phần
cứng, phần mềm của hệ thống như một phần các dịch vụ tổng thể của họ hoặc các cấu
phần này có thể được cung cấp bởi bên thứ ba. Các đơn vị này thường thực hiện
cài đặt hệ thống, đào tạo, hướng dẫn và trợ giúp khách hàng của hệ thống.

Nhóm này cũng gồm: Quản lý và điều hành hệ
thống máy tính của khách hàng và/hoặc công cụ xử lý dữ liệu; các hoạt động
chuyên gia và các hoạt động khác có liên quan đến máy vi tính.

6209 – 62090: Hoạt động dịch vụ công
nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

Nhóm này gồm: Hoạt động dịch vụ công nghệ
thông tin và máy vi tính khác chưa được phân loại vào đâu như: Khắc phục các sự
cố máy vi tính và cài đặt phần mềm.

Loại trừ:

– Lập trình máy vi tính được phân vào nhóm
62010 (Lập trình máy vi tính);

– Tư vấn máy vi tính được phân vào nhóm 62020
(Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính);

– Quản trị hệ thống máy vi tính được phân vào
nhóm 62020 (Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính);

– Xử lý dữ liệu và cho thuê (hosting) được
phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan).

63: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN

Ngành này gồm: Hoạt động cổng thông tin, xử
lý dữ liệu và cho thuê (hosting) và các hoạt động khác chủ yếu liên quan đến
cung cấp thông tin.

631: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động
liên quan; cổng thông tin

Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp hạ tầng
thông tin cho thuê, dịch vụ xử lý dữ liệu và các hoạt động có liên quan, cung
cấp các công cụ tìm kiếm và cổng khác cho internet.

6311 – 63110: Xử lý dữ liệu, cho thuê
và các hoạt động liên quan

Nhóm này gồm:

– Xử lý dữ liệu hoàn chỉnh cho khách hàng
như: nhập tin, làm sạch dữ liệu, tổng hợp dữ liệu, tạo báo cáo, …. từ dữ liệu
do khách hàng cung cấp.

– Hoạt động cung cấp và cho thuê hạ tầng
thông tin như: cho thuê tên miền internet, cho thuê trang Web….

– Các hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan khác
như: chia sẻ thời gian thực cho các thiết bị công nghệ thông tin (máy chủ, máy
tính cá nhân, thiết bị di động,..) cho khách hàng.

6312 – 63120: Cổng thông tin

Nhóm này gồm: Hoạt động điều hành các website
sử dụng công cụ tìm kiếm để tạo lập và duy trì các cơ sở dữ liệu lớn các địa
chỉ internet và nội dung theo một định dạng có thể tìm kiếm một cách dễ dàng.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động điều hành các
website khác hoạt động như các cổng internet, như các trang báo chí, phương
tiện truyền thông trực tuyến cung cấp các nội dung thông tin được cập nhật định
kỳ.

639: Dịch vụ thông tin khác

Nhóm này gồm: Hoạt động của các hãng thông
tấn, thư viện, cơ quan văn thư lưu trữ và tất cả các hoạt động dịch vụ thông
tin còn lại.

6391 – 63910: Hoạt động thông tấn

Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp tin tức,
phim ảnh cho các hãng truyền thông của các hãng thông tấn và các tổ chức cung
cấp bài báo.

Loại trừ:

– Hoạt động của các phóng viên ảnh độc lập
được phân vào nhóm 74200 (Hoạt động nhiếp ảnh);

– Hoạt động của các nhà báo độc lập được phân
vào nhóm 9000 (Hoạt động của các nhà báo độc lập).

6399-63990: Dịch vụ thông tin khác
chưa được phân vào đâu

Nhóm này bao gồm: Các hoạt động dịch vụ thông
tin khác chưa được phân vào đâu như:

– Các dịch vụ thông tin qua điện thoại;

– Các dịch vụ tìm kiếm thông tin thông qua
hợp đồng hay trên cơ sở phí;

– Các dịch vụ cắt xén thông tin, báo chí,
v.v…

Loại trừ: Hoạt động của các trung tâm liên quan
đến các cuộc gọi được phân vào nhóm 82200 (Hoạt động dịch vụ liên quan đến các
cuộc gọi).

  • QĐ 27/2018/QD-TTG VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 1]
  • QĐ 27/2018/QD-TTG VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 2]
  • QĐ 27/2018/QD-TTG VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 3]
  • QĐ 27/2018/QD-TTG VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 4]
  • QĐ 27/2018/QD-TTG VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 5]
  • QĐ 27/2018/QD-TTG VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 6]
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3826/feed/ 0
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG, ĐO LƯỜNG https://docluat.vn/archive/3825/ https://docluat.vn/archive/3825/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:35 +0000 https://docluat.vn/van-ban-phap-luat-ve-tieu-chuan-chat-luong-do-luong/
TIÊU CHUẨN QUY CHUẨN KỸ THUẬT

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA


ĐO LƯỜNG

 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

VĂN BẢN LOẠI KHÁC
]]>
https://docluat.vn/archive/3825/feed/ 0
TT 10/2017/TT-NHNN về quản lý ngoại hối hoạt động kinh doanh Casino https://docluat.vn/archive/3823/ https://docluat.vn/archive/3823/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:26 +0000 https://docluat.vn/tt-10-2017-tt-nhnn-ve-quan-ly-ngoai-hoi-hoat-dong-kinh-doanh-casino/
1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
2 Chương II. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CASINO
2.1 Điều 3. Quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước
2.2 Điều 4. Phạm vi thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác của doanh nghiệp
2.3 Điều 5. Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ
2.4 Điều 6. Ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ
2.5 Điều 7. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
2.6 Điều 8. Nhận và sử dụng tiền trả thưởng của người chơi
2.7 Điều 9. Xác nhận trúng thưởng, trả thưởng, đổi đồng tiền quy ước, xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài
2.8 Điều 10. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép chuyển đổi
3 Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CASINO
3.1 Điều 11. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
3.2 Điều 12. Trách nhiệm của ngân hàng được phép
3.3 Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp
3.4 Điều 14. Trách nhiệm của người chơi
4 Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1 Điều 15. Điều khoản thi hành
5 PHỤ LỤC 
5.1 Phụ lục số 01. Đơn đề nghị cấp giấy phép thu, chi ngoại tệ
5.2 Phụ lục số 02. Giấy phép thu chi ngoại tệ
5.3 Phụ lục số 03. Đơn đề nghị cấp lại/ điều chỉnh/ gia hạn giấy phép thu, chi
5.4 Phụ lục số 04. Báo cáo tình hình đóng mở tài khoản chuyên dùng
5.5 Phụ lục số 05. Giấy xác nhận trúng thưởng trả thưởng bằng ngoại tệ
5.6 Phụ lục số 06. Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài
5.7 Phụ lục số 07. Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ
5.8 Phụ lục số 08. Đơn đề nghị chuyển đổi giấy phép thu chi ngoại tệ
5.9 Phụ lục số 09. Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

 

THÔNG
TƯ 10/2017/TT-NHNN                      

Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động kinh
doanh casino

 

            Căn
cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

            Căn cứ
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

            Căn cứ
Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp
lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều
của
Pháp lệnh Ngoại hối;

            Căn cứ
Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh
doanh casino;   

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17
tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

            Theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối
với hoạt động kinh doanh casino
.
         

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1.Phạm vi điều
chỉnh

Thông tư này hướng dẫn vềquảnlý ngoại hối đối với hoạt
động kinh doanh casino trên lãnh thổ Việt Nam
.

Điều 2. Đối tượng
áp dụng

1. Doanh nghiệp kinh doanh casino (sau đây gọi là doanh nghiệp).

2. Cá nhân được phép chơi các loại hình trò chơi có thưởng tại Điểm kinh
doanh casino (sau đây gọi là người chơi), bao gồm:

a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước
ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị
và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (sau đây gọi là người chơi nước ngoài);

b) Người Việt Nam được phép chơi tại Điểm kinh doanh casino thực hiện thí
điểmtheo quy định tại
khoản 3 Điều 12 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính
phủ về kinh doanh casino (sau đây gọi là người chơi Việt Nam). 

3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh,
cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng được phép).

4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh casino.

 

Chương II. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
NGOẠI HỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CASINO

 

Điều 3. Quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước

1. Doanh nghiệp thực
hiện đổi đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ sang đồng tiền quy ước và ngược
lại cho người chơi.

2. Tỷ giá quy đổi từ
đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ sang đồng tiền quy ước và ngược lại căn cứ
theo
tỷ giá mua của ngân hàng được phép
nơi doanh nghiệp mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ
vào ngày giao dịch.
Trường hợp ngày giao dịch là ngày nghỉ, ngày lễ, tỷ giá quy đổi căn cứ theo
tỷ giá vào
ngày giao dịch liền trước đó.

            Điều 4. Phạm vi thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác của doanh nghiệp

            1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân
hàng Nhà nước) cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác
(sau đây gọi là Giấy phép) theo mẫu tại Phụ lục
số02
đính kèm Thông tư này
đối với doanh
nghiệp trong phạm vi dưới đây
:

            a) Thu ngoại tệ tiền mặt từ việc đổi đồng tiền quy ước;

            b) Thu ngoại tệ tiền mặt
từ máy trò chơi điện tử có thưởng có chức năng thu ngoại tệ tiền mặt trực tiếp
của người chơi nước ngoài;          

            c) Thu ngoại tệ
chuyển khoản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
          

            d) Chi ngoại tệ tiền mặt để trả thưởng cho người chơi nước ngoài trúng
thưởng hoặc trả lại trong trường hợp người chơi nước ngoài không chơi hết đồng
tiền quy ước;

            đ) Chi ngoại tệ chuyển khoản theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
          

            e) Các hoạt động ngoại hối khác gồm: mở và sử dụng tài khoản chuyên dùng ngoại
tệ; ngoại tệ tiền mặt

tồn quỹ
; xác nhận số tiền trúng thưởng, trả thưởng, đổi lại đồng
tiền quy ước của người chơi.

            2. Việc thu, chi và thực hiện các hoạt
động ngoại hối khác liên quan đến đồng tiền của nước có chung biên giới thực
hiện theo quy định tại Hiệp định thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước
và ngân hàng trung ương các nước có chung biên giới. Đối với các doanh nghiệp
đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thu, chi đồng tiền của nước có chung biên
giới trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo văn bản
chấp thuận đã được cấp.

            Điều 5. Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ

1. Trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, d
oanh nghiệp được phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác
phải mở tài khoản chuyên dùng
ngoại tệđể phục vụ hoạt động
kinh doanh casino. Doanh nghiệp chỉ được mở 01 (một) tài khoản chuyên dùng tương
ứng với từng loại ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng được phép và sử dụng tài
khoản chuyên dùng ngoại tệ theo quy định sau:

a) Thu:

(i) Nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản trong trường hợp ngoại tệ tiền mặt tồn
quỹ của doanh nghiệp
vượt hạn mức ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ
theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

(ii) Thu chuyển khoản từ tài khoản ở nước ngoài của người
chơi nước ngoài chuyển vào
để đổi đồng tiền quy
ước;

(iii) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng ngoại
tệ của người chơi nước ngoài mở tại ngân hàng được phép ở Việt Nam
để đổi đồng tiền quy ước;

(iv) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp
theo quy định tại
khoản 3 Điều này;  

b) Chi:

            (i) Chi chuyển khoản vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của người chơi
nước ngoài mở tại ngân hàng được phép ở Việt Nam để trả thưởng cho người chơi
nước ngoài trúng thưởng
, trả lại trong trường hợp người chơi nước ngoài không chơi hết đồng tiền
quy ước
hoặc
không chơi hết số tiền khi người chơi sử dụng thẻ ngân hàng để mua đồng tiền quy ước. Số ngoại tệ chuyển lại không vượt quá số
ngoại tệ người chơi nước ngoài đã sử dụng để đổi đồng tiền quy ước và số ngoại
tệ trúng thưởng
;

            (ii) Chi chuyển
khoản vào tài khoản ở nước ngoài của người chơi nước ngoài để trả thưởng hoặc
trả lại trong trường hợp người chơi nước ngoài không chơi hết đồng tiền quy
ước hoặc sử dụng không hết số ngoại tệ đã chuyển từ nước ngoài vào tài khoản
chuyên dùng ngoại tệ của doanh nghiệp
. Số ngoại tệ chuyển lại không vượt quá số
ngoại tệ người chơi nước ngoài đã sử dụng để đổi đồng tiền quy ước và số ngoại
tệ trúng thưởng
;

            (iii) Chi rút tiền mặt để duy trì lượng ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ theo quy định
tại Điều 6 Thông tư này;

(iv) Chi bán ngoại tệ cho ngân hàng được phép;

(v) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ
của doanh nghiệp theo quy định tại
khoản 3 Điều này.

2. Đối với các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cho
phép thu, chi đồng tiền của nước có chung biên giới, ngoài tài khoản chuyên
dùng ngoại tệ, doanh nghiệp được mở 01 (một) tài khoản chuyên dùng bằng đồng tiền
của nước có chung biên giới để phục vụ hoạt động kinh doanh casino
theo phạm vi thu, chi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp được điều chuyển ngoại tệ từ tài khoản
chuyên dùng ngoại tệ sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng
được phép và ngược lại để phục vụ hoạt động kinh doanh casino.

4. Trường hợp thay đổi ngân hàng được phép kinh doanh,
cung ứng dịch vụ ngoại hối nơi doanh nghiệp mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ
theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 33 Nghị định 03/2017/NĐ-CP
ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino, trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ khi được điều chỉnh Giấy phép,
doanh nghiệp báo cáo tình hình đóng, mở tài khoản chuyên dùng theo mẫu quy
định tại Phụ lục số 04 đính kèm Thông tư này.

Điều6. Ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ

1. Căn
cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh casino, doanh nghiệp xác định mức ngoại
tệ tiền mặt tồn quỹ hàng ngày
để đáp ứng nhu cầu chi
trả thưởng và nhu cầu chi trả lại ngoại tệ tiền mặt cho người chơi nước ngoài
trong trường hợp không chơi hết đồng tiền quy ước
, đồng thời phải thỏa thuận bằng văn
bản với ngân hàng được phép nơi doanh nghiệp mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ
về mức ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ.

2. Mức
ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ được xác định tại khoản 1 Điều này phải được ghi tại
Giấy phép.

3. Vào ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày có nguồn thu ngoại tệ tiền mặt từ
hoạt động kinh doanh casino vượt mức tồn quỹ, doanh nghiệp phải nộp số ngoại tệ
tiền mặt vượt mức tồn quỹ vào tài khoản chuyên dùng ngoại tệ mở tại ngân hàng
được phép.  

4. Đối
với d
oanh nghiệp đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực
hiện thu, chi ngoại tệ tiền mặt đối với hoạt động kinh doanh casino không thực
hiện chuyển đổi Giấy phép theo quy định tại Điều 35
Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh
doanh casino
,
doanh nghiệp
phải
tuân thủ quy định về mức ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ theo quy định tại khoản 1, khoản
3 Điều này.

Điều 7. Thanh
toán bằng thẻ ngân hàng

          1. Doanh nghiệp được chấp nhận thẻ ngân hàng của người chơi để đổi đồng tiền quy ước khi
tham gia các trò chơi tại Điểm kinh doanh casino. Doanh nghiệp chỉ được nhận
thanh toán bằng đồng Việt Nam từ ngân hàng thanh toán thẻ.

2. Việc sử dụng thẻ ngân
hàng
trong hoạt động kinh doanh
casino do khách hàng và doanh nghiệp tự thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với quy
định pháp luật hiện hành về cung ứng dịch vụ thanh toán, phương tiện thanh toán
pháp luật về quản lý
ngoại hối.

Điều 8. Nhận và sử dụng tiền
trả thưởng
của người chơi

1. Người chơi nước ngoài được nhận tiền trả thưởng bằng
ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam.

a) Trường hợp người chơi nước ngoài nhận tiền trả
thưởng bằng ngoại tệ tiền mặt:

(i) Được bán ngoại tệ cho ngân hàng được phép hoặc Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam;

(ii) Được chuyển số ngoại tệ tiền mặt trả thưởng ra nước ngoài qua ngân
hàng được phép;

(iii) Được ngân hàng được phép xác nhận để mang số ngoại tệ tiền mặt trả
thưởng ra nước ngoài theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

(iv) Được nộp số ngoại tệ tiền mặt trả thưởng vào tài khoản thanh toán bằng
ngoại tệ của người chơi nước ngoài mở tại ngân hàng được phép;

b) Trường hợp người chơi nước ngoài nhận tiền trả thưởng bằng ngoại tệ
chuyển khoản:

(i) Số ngoại tệ trả thưởng được chuyển từ tài khoản chuyên dùng ngoại tệ
của doanh nghiệp sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của người chơi nước
ngoài mở tại ngân hàng được phép;

(ii) Số ngoại tệ trả thưởng được chuyển từ tài khoản chuyên dùng ngoại tệ
của doanh nghiệp sang tài khoản của người chơi nước ngoài mở tại nước ngoài;

c) Trường hợp người chơi nước ngoài nhận tiền trả thưởng
bằng đồng Việt Nam:

(i) Được nộp đồng Việt Nam tiền mặt vào tài khoản thanh
toán bằng đồng Việt Nam của người chơi nước ngoài mở tại ngân hàng được phép
(trường hợp nhận tiền trả thưởng bằng tiền mặt);

(ii) Số đồng Việt Nam trả thưởng được chuyển từ tài khoản
thanh toán của doanh nghiệp sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của
người chơi nước ngoài mở tại ngân hàng được phép (trường hợp nhận tiền trả
thưởng bằng chuyển khoản);

d) Người chơi nước ngoài có thể ủy quyền cho doanh nghiệp
liên hệ với ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch nộp ngoại tệ, chuyển
ngoại tệ, xin cấp giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài theo quy
định tại Thông tư này. Việc ủy quyền giữa các bên thực hiện bằng văn bản theo
quy định của pháp luật.

2. Người chơi Việt Nam được nhận tiền trả thưởng bằng đồng Việt Nam (tiền mặt hoặc chuyển khoản).

Điều 9. Xác nhận
trúng thưởng, trả thưởng, đổi đồng tiền quy ước, xác nhận mang ngoại tệ tiền
mặt ra nước ngoài  

1. Doanh nghiệp thực hiện xác nhận
trúng thưởng, trả thưởng, đổi đồng tiền quy ước cho người chơi nước ngoài theo
mẫu tại Phụ lục số
05 đính kèm Thông tư này.

2.
N
gân hàng được phép thực hiện xác nhận về số ngoại tệ tiền mặt mang ra nước ngoài của người chơi nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục số 06 đính kèm Thông tư này trên cơ sở giấy
xác nhận trúng thưởng, trả thưởng, đổi đồng tiền quy ước
do người chơi nước ngoài hoặc doanh nghiệp (trong trường hợp
được người chơi nước ngoài ủy quyền)
xuất trình.

3. Giấy xác nhận trúng
thưởng, trả thưởng, đổi đồng tiền quy ước,
Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoàichỉ có giá trị trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát hành.   

            Điều 10. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép chuyển đổi

Thời hạn của Giấy phép chuyển đổi theo quy định tại Điều
35 Nghị định 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017
của Chính phủ về kinh doanh casinotối đa bằng thời hạn hoạt động còn lại được quy định tại Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh casino hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp
doanh nghiệp chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino và Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư không quy định cụ thể thời hạn kinh doanh, thời hạn
của Giấy phép chuyển đổi tối đa không quá 20 năm kể từ ngày Giấy phép chuyển
đổi có hiệu lực thi hành.

Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN LIÊN QUANĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CASINO

Điều 11. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

1. Triển khai thực hiện, hướng dẫn ngân hàng được phép và
các doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành đầy đủ các quy định tại Thông tư này và
quy định của pháp luật có liên quan.           

2. Có ý kiến đánh giá đối với thành phần hồ sơ đề nghị
cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động
ngoại hối khác của doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 32, Điều 33
Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh
doanh casino.

3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động thu, chi ngoại tệ và các
hoạt động ngoại hối khác của doanh nghiệp trên địa bàn đã được Ngân hàng Nhà
nước cấp Giấy phép (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc phối
hợp với Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt
động thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác của doanh nghiệp trên
địa bàn đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép (nơi có Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng).

4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các
biện pháp phòng, chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh casino theo quy định
của pháp luật.

          Điều 12. Trách nhiệm của ngân
hàng được phép

          1. Kiểm tra, kiểm soát các
giấy tờ, chứng từ do người chơi nước ngoài, doanh nghiệp xuất trình để thực
hiện các giao dịch nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, chuyển ngoại tệ, xác
nhận về số ngoại tệ mang ra nước ngoài của người chơi nước ngoài.

2. Lưu giữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao
dịch ngoại hối theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật có
liên quan.

3. Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, ngân hàng
được phép đáp ứng nhu cầu ngoại tệ tiền mặt của doanh nghiệp mở tài khoản
chuyên dùng ngoại tệ theo hạn mức ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ đã thỏa thuận quy
định tại Điều 6 Thông tư này.

4. Khi phát hiện các hành vi vi phạm các quy định tại
Thông tư này của doanh nghiệp hoặc của người chơi, kịp thời báo cáo Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi doanh nghiệp đặt Điểm kinh doanh casino để có biện pháp xử lý. 

         5. Chấp hành đúng các quy
định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và
các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp  

1. Niêm yết, thông báo công khai tỷ giá quy đổi giữa đồng
Việt Nam và các loại ngoại tệ
với đồng tiền quy ước.

2. Thực hiện xác nhận trúng thưởng, trả thưởng, đổi đồng
tiền quy ước cho người chơi nước ngoài, cung cấp giấy tờ, chứng từ có liên quan
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của số tiền trúng thưởng,
trả thưởng, số tiền đổi từ đồng tiền quy ước do người chơi nước ngoài không chơi
hết.

3. Xuất trình đầy đủ giấy tờ, chứng từ cho ngân hàng được
phép khi thực hiện giao dịch nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản chuyên dùng
ngoại tệ và giao dịch bán, chuyển ngoại tệ.

4. Được mua ngoại tệ để phục vụ hoạt động kinh doanh
casino theo phạm vi thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác của doanh
nghiệp quy định tại Điều 4 Thông tư này trên cơ sở xuất trình chứng từ, giấy tờ
đảm bảo giao dịch hợp pháp, hợp lệ.

5. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, lưu giữ chứng từ
theo quy định liên quan của pháp luật.      

6. Xây dựng Quy chế quản lý, kiểm soát nội bộ đối với
nguồn thu, chi ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh casino, trong đó tổi thiểu
bao gồm các nội dung sau:
quy trình thu, chi ngoại
tệ; quy trình kiểm soát nguồn thu, chi ngoại tệ đảm bảo quy định về phòng chống
rửa tiền, bảo đảm an toàn đối với lượng tiền mặt thu được trong quá trình kinh
doanh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan.

7.
Trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, chuyển đổi Giấy phép,
doanh nghiệp thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 35
Nghị định
số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ
về kinh doanh casino

và các mẫu đơn
tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 03, Phụ lục số 08 đính kèm Thông tư này.

8. Chấp hành đúng các quy định tại Giấy
phép, các quy định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật về
phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan.

            9. Hàng quý, trước ngày 20 (hai mươi) tháng đầu quý sau, doanh nghiệp phải
báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi doanh nghiệp đặt
Điểm kinh doanh casino về tình hình thu, chi ngoại tệ và các hoạt động
ngoại hối khác theo mẫu tại Phụ lục số
07 đính kèm Thông tư này.

10. Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh
doanh casino báo cáo về tình hình thực
hiện thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác liên quan đến hoạt động
kinh doanh casino kể từ khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp văn bản chấp
thuận đến thời điểm chuyển đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục số
09 đính kèm Thông tư này.

11. Trong thời hạn 6 (sáu)
tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp không thực
hiện chuyển đổi
Giấy
phép theo quy định tại Điều 35
Nghị định số
03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino phải
báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi doanh nghiệp đặt Điểm kinh doanh casino
về tài khoản chuyên dùng ngoại tệ theo quy định tại Điều 5
Thông tư này.

            Điều 14. Trách nhiệm của người chơi

            Người chơi chịu trách
nhiệm chấp hành nghiêm
túc các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10m 2017

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ
trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân
hàng được phép, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức th
ực hiện Thông tư này.

PHỤ LỤC 

Phụ lục số 01. Đơn đề nghị cấp
giấy phép thu, chi ngoại tệ

 

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số:………….

 

……, ngày … tháng …
năm …

 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THU, CHI NGOẠI TỆ

VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI KHÁC

(Đối với hoạt động
kinh doanh casino)

 

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố…

 

 

Căn cứ Nghị định số 03/2017/NĐ-CP
ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino;

Căn cứ Thông tư số …/2017/TT-NHNN ngày … tháng …
năm … của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với
hoạt động kinh doanh casino;

(Tên doanh nghiệp) đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
Giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác theo các nội dung sau:

I. Thông tin chung về
doanh nghiệp:

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………..

2. Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………..

3. Địa
chỉ Điểm kinh doanh casino:………………………………………

4. Số điện thoại/Email
liên hệ
………………………. Fax: ………………

5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư số … ngày …

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino số … ngày …..

II. Nội dung xin
cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác:  

1. Phạm vi thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối
khác: 

Thu, chi (nêu rõ các nhu cầu thu, chi ngoại tệ và các
hoạt động ngoại hối khác quy định tại Điều
4 Thông tư số …/2017/TT-NHNN)

2. Ngân hàng mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ:

3. Ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ: 

(Tên doanh nghiệp) xin cam kết chịu trách nhiệm trước
pháp luật về sự trung thực, chính xác của nội dung trong đơn, các tài liệu kèm
theo và chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số …/
2017/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.  

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP  

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 02. Giấy phép thu chi ngoại tệ

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

            VIỆT NAM

 

    Số: …/GPNHNN

 

   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc

 

              Hà Nội, ngày… tháng…
năm…

 

GIẤY PHÉP
THU, CHI NGOẠI TỆ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI
HỐI KHÁC

(Đối với hoạt động
kinh doanh casino)

     Cấp
lại, điều chỉnh, gia hạn lần thứ: …ngày…tháng…năm (nếu có)

 

 

 

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino;

Căn cứ Nghị định 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số … /2017/TT-NHNN ngày … tháng …
năm … của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với
hoạt động kinh doanh casino;

Xét đề nghị của … (tên doanh nghiệp) …,

 

 

QUYẾT ĐỊNH

            Điều 1:

1. Cho phép …… (tên doanh nghiệp)…..,

Địa chỉ
trụ sở chính
: ……………………………………………………….

Địa chỉ
Điểm kinh doanh casino:…………………………………………..

Điện thoại:
………….
Fax: …………..

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ     trương đầu tư số…. ngày

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino số…. ngày…. (nếu có)

được thu, chi
ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác theo các nội dung sau:

………..

2. Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản chuyên dùng:  

3. Ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ:

Điều 2:

1. (Tên doanh nghiệp) … chỉ được thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại
hối theo quy định tại Điều 1 nêu trên.

2. (Tên doanh nghiệp) … có trách nhiệm xác nhận số tiền trúng thưởng, trả
thưởng, đổi đồng tiền quy ước cho người chơi làm cơ sở để ngân hàng được phép
xác nhận việc mang, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, nộp ngoại tệ vào tài khoản.

3. Hàng quý, trước ngày 20 tháng đầu quý sau, (tên
doanh nghiệp)… phải báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ
Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố… về tình
hình thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác trong quý.

Điều 3:

1. Giấy phép thu, chi ngoại tệ và
các hoạt động ngoại hối khác có thời hạn đến … và thay thế Giấy phép số …
ngày … do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp (nếu có).

Việc cấp lại, điều chỉnh,
gia hạn Giấy phép thực hiện theo quy định tại
Nghị địnhsố 03/2017/CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ về kinh doanh casino;

2. (Tên doanh nghiệp)… phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số …
/
2017/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4:

            1. Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác có hiệu lực
kể từ ngày ký.

2.Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối
khác được lập thành 06 (sáu) bản chính: (01) một bản cấp cho (tên doanh
nghiệp)…; (01) một bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) nơi
doanh nghiệp đặt Điểm kinh doanh; (04) bốn bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Lưu: VT, QLNH3 (03).

THỐNG ĐỐC

 

    Phụ lục số 03. Đơn đề nghị cấp
lại/ điều chỉnh/ gia hạn giấy phép thu, chi

 

TÊN DOANH NGHIỆP

    CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số…….

 

…, ngày … tháng …
năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
LẠI/
ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN GIẤY
PHÉP
THU, CHI

NGOẠI TỆ
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI KHÁC

(Đối với hoạt động
kinh doanh casino)

 

 

Kính gửi:

Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố…

 

Tên doanh nghiệp:
…………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở
chính: …………………………………………………..

Địa chỉ Điểm kinh doanh
casino:………………………………………

Số điện thoại:
…………………………. Fax: …………………….

Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư
/Quyết
định chủ trương đầu tư
số…ngày…

Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh casino số … ngày…

Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác số … ngày…

            (Tên doanh nghiệp) … đề
nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp lại/điều chỉnh/gia hạn Giấy phép thu, chi
ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác theo các nội dung sau:

            1. Nội dung thu, chi ngoại
tệ tiền mặt và các hoạt động ngoại hối khác tại Giấy phép đã được cấp:

a)

b)

……… 

            2. Nội dung xin cấp lại/điều
chỉnh/gia hạn Giấy phép:…………………………..

            3. Lý do xin cấp lại/điều
chỉnh/gia hạn Giấy phép:……………………

            (Tên doanh nghiệp)… xin
cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội
dung trong đơn và các tài liệu kèm theo và chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ quy
định tại Thông tư số …/
2017/TT-NHNN và các quy định khác của pháp luật có liên quan.  

 

 

 NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP
  (ký,
ghi rõ họ
tên, đóng dấu)

Phụ lục số 04. Báo cáo tình hình đóng mở tài khoản chuyên dùng

 

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số…….

 

……, ngày … tháng …
năm …

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐÓNG, MỞ TÀI KHOẢN CHUYÊN DÙNG

                       

            Kính gửi:

                                    – Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối);

– Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố…

 

Tên doanh nghiệp:
…………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở
chính: …………………………………………………..

Địa chỉ Điểm kinh doanh
casino:………………………………………

Số điện thoại:
…………………………. Số Fax: …………………….

Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư
/Quyết
định chủ trương đầu tư
số….ngày….

Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh casino số…. ngày….
(nếu có)

Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác (hoặc Văn bản chấp thuận hoạt động thu chi ngoại tệ tiền mặt và các hoạt động
ngoại hối khác
)
số… ngày…

(Tên doanh nghiệp)… xin báo cáo tình hình đóng, mở tài khoản chuyên dùng
ngoại tệ phục vụ hoạt động kinh doanh casino như sau:

1. Tài khoản chuyên dùng cũ mở tại ngân hàng … theo quy định tại Giấy phép
thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác số…: Đã đóng.

2. Tài khoản chuyên dùng mới mở tại ngân hàng… theo quy định tại Giấy phép
điều chỉnh số…: Đã mở.

3. Số dư ngoại tệ từ tài khoản chuyên dùng cũ chuyển sang tài khoản chuyên
dùng mới:

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP

  (ký,
ghi rõ họ
tên, đóng dấu)

 

                Phụ lục số 05. Giấy xác nhận trúng thưởng trả thưởng bằng ngoại tệ

 

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số:…….

 

……, ngày … tháng …
năm …

 

GIẤY XÁC NHẬN  TRÚNG THƯỞNG,TRẢ
THƯỞNG BẰNG NGOẠI TỆ

TIỀN MẶT, ĐỔI ĐỒNG
TIỀN QUY ƯỚC

 

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………..

Địa chỉ Điểm kinh
doanh casino: ……………………………………..

Số điện thoại: …………………………. Số Fax: …………………….

Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư
/Quyết
định chủ trương đầu tư
số…. ngày….

Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh casino số…ngày…(nếu có)

Giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác/văn bản chấp thuận
hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động ngoại hối khác số… ngày…

(Tên doanh nghiệp)… xác nhận về số ngoại tệ trúng thưởng, trả thưởng, đổi
đồng tiền quy ước không chơi hết của người chơi như sau:  

            1. Thông tin về người chơi, số tiền trúng thưởng, trả thưởng, đổi đồng tiền quy
ước:

      –
Họ tên:         

– Ngày sinh:

            –
Quốc tịch:

            –
Hộ chiếu số:                Ngày cấp               Nơi cấp

            –
Số tiền trúng thưởng chưa khấu trừ thuế thu nhập/đã khấu trừ thuế thu nhập (nếu
có):

            –
Số tiền trả thưởng bằng ngoại tệ tiền mặt/chuyển khoản đã khấu trừ thuế thu
nhập (nếu có):

            –
Số tiền đổi từ đồng tiền quy ước không chơi hết bằng tiền mặt/chuyển khoản:

            –
Ngày trúng thưởng, trả thưởng, đổi đồng
tiền quy ước:

2. Giấy xác nhận này chỉ có giá trị trong thời hạn 30 (ba
mươi) ngày kể từ ngày phát hành và là cơ sở để ngân hàng được phép xác nhận việc
mang, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, nộp ngoại tệ vào tài khoản của người chơi theo
quy định tại Thông tư số…

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 06. Giấy xác nhận mang
ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài

 

 TÊN
TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Số
…………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                   …, ngày… tháng …
năm…

 

 

GIẤY XÁC NHẬN MANG
NGOẠI TỆ TIỀN MẶT RA NƯỚC NGOÀI

 

– Căn cứ Thông tư số… /2017/TT-NHNN ngày… tháng …năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động kinh doanh casino.

– Căn cứ Giấy xác
nhận trúng thưởng, trả thưởng bằng
ngoại tệ tiền mặt, đổi đồng tiền quy ước số… ngày… của doanh nghiệp…..

 

 

Ngân hàng …. xác nhận số ngoại tệ tiền mặt dưới
đây cho Ông/Bà ….

Quốc tịch: ……………………….

Hộ chiếu số:
……………………… cấp ngày …………. tại …………..

– Số tiền bằng số:
……………………………………………..

– Số tiền bằng chữ:……………………………………………..

– Nguồn gốc ngoại tệ:………………………………………….

Giấy xác nhận này chỉ có giá trị trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát hành.

Ông/Bà ……………… phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật về quản lý ngoại hối trong việc mang ngoại tệ tiền mặt ra nước
ngoài.

 

  Nơi nhận:
– Cá nhân được cấp Giấy xác nhận;
– Lưu.

TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC
(hoặc Người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

                Phụ lục số 07. Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ

 

TÊN DOANH NGHIỆP


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số:…….

 

……, ngày … tháng …
năm …

 BÁO CÁO TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN THU, CHI NGOẠI TỆ

VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI KHÁC

(Đối với hoạt động
kinh doanh casino)

Quý…Năm…

 

            Kính gửi:

                                    –
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối);

– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố …

 

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở
chính: …………………………………………………..

Địa chỉ Điểm kinh doanh
casino:………………………………………

Số điện thoại/Email liên hệ: …………………………Số Fax: …………………….

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư số…. ngày….

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino số…. ngày…. (nếu có)

Giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác (hoặc Văn bản chấp
thuận hoạt động thu, chi ngoại tệ tiền mặt và các hoạt động ngoại hối khác)
số… ngày… 

 

 

(Tên doanh
nghiệp)… xin báo cáo tình hình thực hiện hoạt động thu, chi ngoại tệ và các hoạt
động ngoại hối khác trong Quý… Năm… như sau:

 


Đơn vị: USD

Chỉ tiêu

Số tiền

A. Tiền mặt:

I. Định mức tồn quỹ ngoại tệ tiền mặt (1)

II. Tồn quỹ ngoại tệ tiền mặt trung bình trong Quý (2)

 

III. Tồn quỹ ngoại tệ tiền mặt đầu kỳ

IV. Tổng thu ngoại tệ tiền mặt trong kỳ:

1. Thu từ hoạt động kinh
doanh casino

2. Rút ngoại tệ
tiền mặt từ tài khoản chuyên dùng ngoại tệ

V. Tổng chi ngoại tệ tiền mặt trong kỳ:

1. Chi trả
thưởng

2. Nộp vào tài
khoản chuyên dùng ngoại tệ

3. Chi đổi lại
đồng tiền quy ước chơi không hết

4. Bán ngoại tệ
tiền mặt cho ngân hàng được phép

 

VI. Tồn quỹ ngoại tệ tiền mặt cuối kỳ

 

B. Tài khoản:

I. Số dư trên tài khoản chuyên dùng ngoại tệ đầu kỳ

 

II. Tổng thu trong kỳ:

1. Nộp nguồn
thu ngoại tệ tiền mặt từ
hoạt động kinh doanh casino vào tài khoản  

2. Thu chuyển
khoản từ tài khoản ở nước ngoài của người chơi

3. Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán
bằng ngoại tệ của người chơi mở tại ngân hàng được phép ở Việt Nam

4. Thu từ tài
khoản thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp

III. Tổng chi trong kỳ:

1. Chi trả
thưởng
,
chi trả lại ngoại tệ trong trường hợp người chơi không chơi hết

2. Chi rút
ngoại tệ tiền mặt

3. Chi bán cho
ngân hàng được phép

4. Chi chuyển
sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp

IV. Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

LẬP BẢNG

(Ký, ghi rõ

họ tên)

KIỂM SOÁT

(Ký, ghi rõ

họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

                                                                                                                       

 

 

Ghi chú:

– (1): Là mức ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ quy định tại Giấy phép

– (2): Là số ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ bình quân được tính bằng tổng số
ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ của các ngày trong Quý chia cho tổng số ngày làm việc
trong Quý.   

 

                     Phụlục số 08. Đơn
đề nghị chuyển đổi giấy phép thu chi ngoại tệ

 

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số:…….

 

 ……, ngày … tháng … năm …

 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN
ĐỔI
GIẤY PHÉP THU, CHI NGOẠI TỆ

VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI KHÁC

(Đối với hoạt động
kinh doanh casino)

  

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố…

 

 

 Căn cứ Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino;

Căn cứ Thông tư số … /2017/TT-NHNN ngày… tháng…năm
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt
động kinh doanh casino.

(Tên doanh nghiệp)… đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển
đổi Giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại  hối khác theo các nội dung sau:

I. Thông tin chung về
doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………..

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………

3. Địa
chỉ Điểm kinh doanh casino:……………………………………..

4. Số điện thoại/Email liên hệ:………………………. Số Fax: …………

5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư số… ngày …

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino số … ngày …(nếu có)

7. Văn bản chấp thuận hoạt động thu chi ngoại tệ tiền mặt và các hoạt động
ngoại hối khác số…. ngày…

II. Các nội dung
thu, chi ngoại tệ tiền mặt tại văn bản chấp thuận đã được cấp

1.

2. 

………………

III. Nội dung xin
cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác:  

1. Phạm vi thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối
khác: 

Thu, chi (nêu rõ các nhu cầu thu, chi ngoại tệ và các
hoạt động ngoại hối khác quy định tại Điều
4 Thông tư số…./2017/TT-NHNN)

2. Ngân hàng mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ:

3. Ngoại tệ tiền mặt tồn quỹ: 

(Tên doanh nghiệp)… xin cam kết chịu trách nhiệm trước
pháp luật về sự trung thực, chính xác của nội dung trong đơn, các tài liệu kèm
theo và chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số …/
2017/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.  

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH
NGHIỆP  
(ký,
ghi rõ họ
tên, đóng dấu)

  Phụ lục số 09. Báo cáo tình hình
thực hiện thu chi ngoại tệ

TÊN DOANH NGHIỆP


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số:…….

 

……, ngày… tháng…
năm…

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU, CHI NGOẠI TỆ VÀ

CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI KHÁC ĐẾN THỜI ĐIÊM CHUYỂN ĐỔI

Từ năm…đến năm…

(Đối với doanh nghiệp
thực hiện chuyển đổi Giấy phép)

 

            Kính gửi:

                                    –
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối);

– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố …

 

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………..

Địa
chỉ Điểm kinh doanh casino:………………………………………

Số điện thoại/Email liên hệ: ………………………Số Fax: …………………….

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số… ngày…

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino số…ngày… (nếu có)

Văn bản chấp thuận hoạt
động thu, chi ngoại tệ tiền mặt và các hoạt động ngoại hối khác số… ngày…

1. Tình hình thực hiện hoạt động thu, chi ngoại tệ tiền mặt từ hoạt động
kinh doanh casino từ năm…đến năm…(thời điểm đề nghị chuyển đổi) của (tên
doanh nghiệp)… như sau:

 

Chỉ tiêu

Số tiền

A. Năm thứ nhất:

I. Tồn quỹ tiền mặt
đầu kỳ (Quý 1 của năm báo cáo)

 

II. Tổng thu

III. Tổng chi

IV. Tồn quỹ cuối kỳ
(Quý IV của năm báo cáo)

 

B. Năm thứ hai

 I. Tồn quỹ tiền mặt đầu kỳ

II. Tổng thu

III. Tổng chi

IV. Tồn quỹ cuối kỳ

 

C. Năm thứ ba

 

D. Năm thứ tư

 

E. Năm thứ …

 

 

2. Dự kiến kế hoạch thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác từ
hoạt động kinh doanh casino trong 03 năm tiếp theo:

  

 Đơn vị: USD

Năm

Dự kiến thu

Dự kiến chi

Số dư

Năm thứ nhất

Tiền mặt

Chuyển khoản

Tiền mặt

Chuyển khoản

Tiền mặt

Chuyển khoản

Năm thứ hai

 

 

 

 

 

 

Năm thứ ba

 

 

 

 

 

 

LẬP BẢNG

(Ký, ghi rõ

họ tên)

KIỂM SOÁT

(Ký, ghi rõ

họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP  (ký,
ghi rõ họ
tên, đóng dấu)

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3823/feed/ 0
BỘ LUẬT 33/2005/QH11 VỀ DÂN SỰ (PHÂN ĐOẠN 2) https://docluat.vn/archive/3821/ https://docluat.vn/archive/3821/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:15 +0000 https://docluat.vn/bo-luat-33-2005-qh11-ve-dan-su-phan-doan-2/
BỘ LUẬT DÂN SỰ 33/2005/QH11
ngày 14 tháng 06 năm 2005
 
[PHÂN ĐOẠN 2]
 

CHƯƠNG XVIII. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG

Mục 1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

I. QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

Điều 428. Hợp đồng
mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả
thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và
nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.

Điều 429. Đối tượng
của hợp đồng mua bán

1. Đối tượng của hợp đồng mua bán là
tài sản được phép giao dịch.

2. Trong trường hợp đối tượng của
hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ.

3. Trong trường hợp đối tượng của
hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác
chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.

Điều 430. Chất lượng
của vật mua bán

1. Chất lượng của vật mua bán do các bên thoả thuận.

2. Trong trường hợp chất lượng của vật đã được công bố hoặc được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật được xác định theo các
tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về
chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng
và chất lượng trung bình của vật cùng loại.

Điều 431. Giá và phương thức thanh toán

1. Giá do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu
của các bên.

Trong trường hợp các bên thoả thuận thanh toán theo giá thị trường thì
giá được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán.

Đối với tài sản trong giao dịch dân sự mà Nhà nước có quy định khung giá
thì các bên thoả thuận theo quy định đó.

2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng hệ số trượt giá khi có biến động về
giá.

3. Thoả thuận về giá có thể là mức giá cụ thể hoặc một phương pháp xác
định giá. Trong trường hợp thoả thuận mức giá hoặc phương pháp xác định giá
không rõ ràng thì giá của tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường tại
địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

4. Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận.

Điều 432. Thời hạn
thực hiện hợp đồng mua bán

1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán
phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được
giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

2. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có
quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua
nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp
lý.

3. Khi các bên không có thoả thuận về thời hạn thanh toán thì bên mua
phải thanh toán ngay khi nhận tài sản.

Điều 433. Địa điểm
giao tài sản

Địa điểm giao tài sản do các bên
thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 284
của Bộ luật này.

Điều 434. Phương thức giao tài sản

Tài sản được giao theo phương thức do các bên thoả thuận; nếu không có
thoả thuận về phương thức giao tài sản thì tài sản do bên bán giao một lần,
giao trực tiếp cho bên mua.

Điều 435. Trách nhiệm do giao vật không
đúng số lượng

1. Trong trường hợp bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn số lượng đã
thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì
việc thanh toán được thực hiện theo thoả thuận đối với phần dôi ra.

2. Trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên
mua có một trong các quyền sau đây:

a) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

b) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn
thiếu;

c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 436. Trách nhiệm
do giao vật không đồng bộ

1. Trong trường hợp vật được giao không
đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:

a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp
phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán
phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;

b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao
không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật
không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được
giao đồng bộ.

Điều 437. Trách nhiệm
giao vật không đúng chủng loại

Trong trường hợp vật được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:

1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;

2. Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;

3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 438. Nghĩa vụ trả
tiền

1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời
điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ
tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.

2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày
chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 439. Thời điểm
chuyển quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán
được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật
quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể
từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

3. Trong trường hợp tài sản mua bán
chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc
về bên bán.       

Điều 440. Thời điểm
chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản
mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối
với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà
pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro
cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm
hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có
thoả thuận khác.

Điều 441. Chi phí vận
chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

Trong trường hợp các bên không có thoả
thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan
đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa
điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.

Điều 442. Nghĩa vụ
cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng

Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên
mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản
đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên
bán phải thực hiện; nếu bên bán vẫn không thực hiện thì bên mua có quyền hủy bỏ
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 443. Bảo đảm
quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán

1. Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền
sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.

2. Trong trường hợp tài sản bị người
thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của
bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán
thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp bên mua biết
hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì
phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại.

Điều 444. Bảo đảm
chất lượng vật mua bán

1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng
hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết
tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo
ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật
có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác.

2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù
hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên
mua đã lựa chọn.

3. Bên bán không chịu trách nhiệm về
khuyết tật của vật trong các trường hợp sau đây:

a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;

b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;

c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.

Điều 445. Nghĩa vụ
bảo hành

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với
vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do
các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thời hạn bảo hành được tính kể từ
thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

Điều 446. Quyền yêu
cầu bảo hành

Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua
phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa
không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại
vật và lấy lại tiền.

Điều 447. Sửa chữa
vật trong thời hạn bảo hành

1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo
đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa
và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ
sở của bên mua.

3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán
hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một
thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành
việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật
có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Điều 448. Bồi thường thiệt hại trong thời
hạn bảo hành

1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền
yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra
trong thời hạn bảo hành.

2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại
xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên
mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn,
hạn chế thiệt hại.

Điều 449. Mua bán
quyền tài sản

1. Trong trường hợp mua bán quyền
tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho
bên mua, còn bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trong trường hợp quyền tài sản là
quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ
thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người
mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối
với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở
hữu đối với quyền về tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở
hữu, nếu pháp luật có quy định.

II.HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ

Điều 450. Hình thức
hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập
thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.

Điều 451. Nghĩa vụ
của bên bán nhà ở

Bên bán nhà ở có các nghĩa vụ sau
đây:

1. Thông báo cho bên mua về các hạn
chế quyền sở hữu đối với nhà mua bán, nếu có;

2. Bảo quản nhà ở đã bán trong thời gian chưa giao nhà ở cho bên mua;

3. Giao nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về
nhà cho bên mua;

4. Thực hiện đúng các thủ tục mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật.

Điều 452. Quyền của
bên bán nhà ở

Bên bán nhà ở có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên mua nhận nhà đúng thời hạn đã thoả thuận;

2. Yêu cầu bên mua trả tiền đúng thời hạn, theo phương thức đã thoả
thuận;

3. Yêu cầu bên mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn
đã thoả thuận;

4. Không giao nhà khi chưa nhận đủ tiền nhà như đã thoả thuận.

Điều 453. Nghĩa vụ của
bên mua nhà ở

Bên mua nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả đủ tiền mua nhà đúng thời hạn,
theo phương thức đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn và địa điểm
trả tiền thì bên mua phải trả vào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà;

2. Nhận nhà và hồ sơ về nhà đúng thời hạn đã thoả thuận;

3. Trong trường hợp mua nhà đang cho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích
của người thuê như thoả thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực.

Điều 454. Quyền của
bên mua nhà ở

Bên mua nhà ở có các quyền sau đây:

1. Được nhận nhà kèm theo hồ sơ về nhà theo đúng tình trạng đã thoả
thuận;

2. Yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn
đã thoả thuận;

3. Yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao
nhà thì phải bồi thường thiệt hại.

Điều 455. Mua nhà để
sử dụng vào mục đích khác

Trong trường hợp pháp luật không có quy
định khác thì các quy định tại các điều từ Điều 450 đến Điều 454 của Bộ luật
này cũng được áp dụng đối với việc mua nhà sử dụng vào mục đích khác không phải
là mua nhà ở.

III- MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ MUA BÁN TÀI SẢN

Điều 456. Bán đấu
giá

Tài sản có thể được đem bán đấu giá
theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định.

Tài sản chung đem bán đấu giá phải
có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.

Điều 457. Thông báo
bán đấu giá

1. Người bán đấu giá phải thông báo
công khai tại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng về thời
gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản bán đấu giá chậm
nhất là bảy ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày
bán đấu giá.

2. Những người có liên quan đến tài
sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá
khởi điểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 458. Thực hiện
bán đấu giá

1. Khi bán đấu giá, người bán đấu
giá công bố giá bán khởi điểm.

2. Người trả giá cao nhất và ít nhất
bằng giá khởi điểm là người được mua tài sản bán đấu giá và được coi là đã chấp
nhận giao kết hợp đồng.

3. Việc bán đấu giá được lập thành
văn bản và có chữ ký của người mua, người bán và hai người chứng kiến.

4. Thời hạn giao tài sản bán đấu
giá, thời hạn và phương thức thanh toán được thực hiện theo quy chế bán đấu
giá.

5. Người bán đấu giá không chịu
trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá.

6. Trong trường hợp giá mua cao nhất
được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành.

Chính phủ quy định chi tiết về tổ
chức và thủ tục bán đấu giá tài sản.

Điều 459. Bán đấu
giá bất động sản

1. Việc bán đấu giá bất động sản
được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi do người bán đấu giá xác định.

2. Sau khi có thông báo về việc bán
đấu giá bất động sản, những người muốn mua phải đăng ký mua và phải nộp một
khoản tiền đặt trước.
Danh sách những người đăng ký mua được công bố công khai tại
nơi bán đấu giá.

3. Trong trường hợp mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt
trước được trừ vào giá mua; nếu người mua từ chối mua thì không được hoàn trả
khoản tiền đó.

4. Người bán đấu giá phải hoàn trả khoản tiền đặt trước cho những người
khác đã đăng ký mà không mua được tài sản bán đấu giá.

5. Việc mua bán bất động sản bán đấu giá được lập thành
văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký, nếu pháp luật có quy.

Điều 460. Mua sau
khi sử dụng thử

1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng
thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng
thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà
bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả
thuận trước khi nhận vật dùng thử.

2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán
phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, nếu không có thoả thuận khác. Trong
thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế
chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

3. Trong trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật
cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất mát, hư hỏng
vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông
thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử
mang lại.

Điều 461. Mua trả
chậm, trả dần

1. Các bên có thể thoả thuận về việc
bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua;
bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua
trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần
phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần
và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 462. Chuộc lại
tài sản đã bán

1. Bên bán có thể thoả thuận với bên
mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc
lại.

Thời hạn chuộc lại tài sản do các
bên thoả thuận nhưng không quá một năm đối với động sản và năm năm đối với bất
động sản, kể từ thời điểm giao tài sản. Trong thời hạn này bên bán có quyền
chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian
hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại,
nếu không có thoả thuận khác.

2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được bán, trao đổi, tặng cho,
cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, phải chịu rủi ro đối với tài sản.

Mục 2. HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI
TÀI SẢN

Điều 463. Hợp đồng
trao đổi tài sản

1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các
bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng,
chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.

3. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc
quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền
hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và
là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều
428 đến Điều 437 và từ Điều 439 đến Điều 448 của Bộ luật này cũng được áp dụng
đối với hợp đồng trao đổi tài sản.

Điều 464. Thanh toán giá trị chênh lệch

Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải
thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.

Mục 3. HỢP ĐỒNG TẶNG CHO
TÀI SẢN

Điều 465. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên
tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà
không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.

Điều 466. Tặng cho
động sản

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài
sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp
đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 467. Tặng cho
bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy
định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có
hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Điều 468. Trách nhiệm
do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình

Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng
cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc
không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng
giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.

Điều 469. Thông báo khuyết tật của tài sản
tặng cho

Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của
tài sản tặng cho. Trong trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà
không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người
được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho
thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều 470. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc
nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên
được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên
tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được
tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.

Mục 4. HỢP ĐỒNG VAY TÀI
SẢN

Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay
giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho
vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có
thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 472. Quyền sở
hữu đối với tài sản vay

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản
đó.

Điều 473. Nghĩa vụ
của bên cho vay

Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời
điểm và địa điểm đã thoả thuận;

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không
bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết
mà vẫn nhận tài sản đó;

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường
hợp quy định tại Điều 478 của Bộ luật này.

Điều 474. Nghĩa vụ trả
nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả
đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số
lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể
trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và
thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc
nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà
khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi
đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố
tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi
đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên
nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố
tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Điều 475. Sử dụng tài
sản vay

Các bên có thể thoả thuận về việc tài
sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên cho vay có quyền kiểm tra việc
s

dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà
bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.

Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không
xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Điều 477. Thực hiện
hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và
không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền
trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp
lý, nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và
có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo
trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại
tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải
trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một
thời gian hợp lý.

Điều 478. Thực hiện
hợp đồng vay có kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và
không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải
báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi
lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có
lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ
lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 479. Họ, hụi,
biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung
là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả
thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số
tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành
viên.

2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ
trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình
thức cho vay nặng lãi.

Mục 5. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI
SẢN

I- QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

Điều 480. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho
thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải
trả tiền thuê.

Điều 481. Giá thuê

Giá thuê tài sản do các bên thoả thuận.

Trong trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì các bên chỉ
được thoả thuận về giá thuê trong phạm vi khung giá đó.

Điều 482. Thời hạn
thuê

1. Thời hạn thuê do các bên thoả thuận;
nếu không có thoả thuận thì được xác định theo mục đích thuê.

2. Trong trường hợp các bên không thoả
thuận về thời hạn thuê hoặc thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích
thuê thì hợp đồng thuê hết thời hạn khi bên thuê đã đạt được mục đích thuê.

Điều 483. Cho thuê lại

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho
thuê đồng ý.

Điều 484. Giao tài sản thuê

1. Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất
lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung
cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.

2. Trong trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể
gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu
tài sản thuê không đúng chất lượng như thoả thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu
bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại.

Điều 485. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng
của tài sản thuê

1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả
thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa
những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán
bên thuê phải tự sửa chữa.

2. Trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do
lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê
không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê
có khuyết tật mà bên thuê không biết.

3. Trong trường hợp bên cho thuê đã
được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có
quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu
cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

Điều 486. Nghĩa vụ
bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê

1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê
mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 487. Nghĩa vụ
bảo quản tài sản thuê

1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê như tài sản của chính mình, phải
bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài
sản thuê.

2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên
cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Điều 488. Nghĩa vụ sử
dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích

1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và
đúng mục đích đã thoả thuận.

2. Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không
đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 489. Trả tiền
thuê

1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng
thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả tiền thuê thì
thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể
xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài
sản thuê.

2. Trong trường hợp các bên thoả thuận
việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 490. Trả lại tài sản thuê

1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ
hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của
tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

2. Trong trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài
sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.

3. Trong trường hợp tài sản thuê là gia súc, bên thuê phải trả lại gia
súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, nếu không có thoả
thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra
cho bên thuê.

4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu
bên thuê trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải
bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản
thuê, nếu có thoả thuận.

5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian
chậm trả.

Điều 491. Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Thời hạn thuê đã hết;

2. Theo thoả thuận của các bên về
việc chấm dứt trước thời hạn; đối với hợp đồng thuê không xác định thời hạn,
khi bên cho thuê muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên thuê biết trước
một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận về thời hạn báo trước;

3. Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn
phương chấm dứt thực hiện;

4. Tài sản thuê không còn.

II- HỢP ĐỒNG THUÊ
NHÀ

Điều 492. Hình thức hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ
sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 493. Nghĩa vụ
của bên cho thuê nhà ở

Bên cho thuê nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng;

2. Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê;

3. Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận; nếu bên
cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải
bồi thường.

Điều 494. Quyền của
bên cho thuê nhà ở

Bên cho thuê nhà ở có các quyền sau đây:

1. Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;

2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luật này;

3. Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không
được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở;

4. Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng
không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên
thuê biết trước sáu tháng.

Điều 495. Nghĩa vụ của
bên thuê nhà ở

Bên thuê nhà có các nghĩa vụ sau đây:

1. Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;

2. Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;

3. Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư
hỏng do mình gây ra;

4. Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;

5. Trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thoả thuận.

Điều 496. Quyền của
bên thuê nhà ở

Bên thuê nhà có các quyền sau đây:

1. Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận;

2. Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê
đồng ý bằng văn bản;

3. Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng
văn bản;

4. Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê,
trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;

5. Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà
bị hư hỏng nặng.

6. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luật này.

Điều 497. Quyền, nghĩa
vụ của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà ở

Những người thuộc bên thuê có tên trong
hợp đồng thuê nhà có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với bên cho thuê và phải
liên đới thực hiện các nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê.

Điều 498. Đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau
đây:

a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có
lý do chính đáng;

b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;

c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà
đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;

đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

2. Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà
khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên
kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 499. Chấm dứt hợp
đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê thì
hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết
về việc đòi nhà;

2. Nhà cho thuê không còn;

3. Bên thuê nhà chết và không có ai cùng chung sống;

4. Nhà cho thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc do
thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước.

Điều 500. Thuê nhà để
sử dụng vào mục đích khác

Trong trường hợp pháp luật không có quy
định khác thì quy định tại các điều từ Điều 492 đến Điều 499 của Bộ luật này
cũng được áp dụng đối với việc thuê nhà sử dụng vào mục đích khác không phải là
thuê nhà ở.

III- HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN

Điều 501. Hợp đồng
thuê khoán tài sản

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự
thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê
để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có
nghĩa vụ trả tiền thuê.

Điều 502. Đối tượng
của hợp đồng thuê khoán

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có
thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 503. Thời hạn
thuê khoán

Thời hạn thuê khoán do các bên thoả
thuận theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê
khoán.

Điều 504. Giá thuê
khoán

Giá thuê khoán do các bên thoả
thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác
định khi đấu thầu.

Điều 505. Giao tài
sản thuê khoán

Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình
trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.

Trong trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ
ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản.

Điều 506. Trả tiền
thuê khoán và phương thức trả

1. Tiền thuê khoán có thể bằng hiện
vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.

2. Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác
công dụng tài sản thuê khoán.

3. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán các bên có thể thoả thuận điều kiện
về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần
ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn
tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc
theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời
điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.

5. Trong trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải
thực hiện đúng công việc đó.

Điều 507. Khai thác tài sản thuê khoán

Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thoả
thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình
khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì
bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài
sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 508. Bảo quản,
bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán

1. Trong thời hạn khai thác tài sản
thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang
thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu
bên thuê khoán làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài
sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách
nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.

2. Bên thuê khoán có thể tự mình thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán,
nếu có thoả thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.

Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để
thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán theo thoả thuận.

3. Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên
cho thuê khoán đồng ý.

Điều 509. Hưởng hoa
lợi, chịu thiệt hại về súc vật thuê khoán

Trong thời hạn thuê khoán súc vật,
bên thuê khoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra và phải chịu một nửa những
thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.

Điều 510. Đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán

1. Trong trường hợp một bên đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời
gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời
hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

2. Trong trường hợp bên thuê khoán
vi phạm nghĩa vụ, mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất
của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán
không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

Điều 511. Trả lại
tài sản thuê khoán

Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán,
bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ
khấu hao đã thoả thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản
thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

Mục 6. HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI
SẢN

Điều 512. Hợp đồng
mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả
thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng
trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó
khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 513. Đối tượng của hợp đồng mượn tài
sản

Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng
mượn tài sản.

Điều 514. Nghĩa vụ
của bên mượn tài sản

Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được
tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì
phải sửa chữa;

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên
cho mượn;

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời
hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích
mượn đã đạt được;

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

Điều 515. Quyền của
bên mượn tài sản

Bên mượn tài sản có các quyền sau đây:

1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục
đích đã thoả thuận;

2. Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa
hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.

3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản
mượn.

Điều 516. Nghĩa vụ
của bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật
của tài sản, nếu có;

2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị
tài sản, nếu có thoả thuận;

3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà
không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những
khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Điều 517. Quyền của
bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:

1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có
thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách
cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt
được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng,
không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự
đồng ý của bên cho mượn;

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.

Mục 7. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Điều 518. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng
dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả
tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Điều 519. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được,
không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.

Điều 520. Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ

Bên thuê dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương
tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện
công việc đòi hỏi;

2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thoả thuận.

Điều 521. Quyền của
bên thuê dịch vụ

Bên thuê dịch vụ có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất
lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác;

2. Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.

Điều 522. Nghĩa vụ của
bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ
sau đây:

1. Thực hiện công việc đúng chất lượng,
số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác;

2. Không được giao cho người khác thực
hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ;

3. Bảo quản và phải giao lại cho bên thuê dịch vụ tài liệu và phương
tiện được giao sau khi hoàn thành công việc;

4. Báo ngay cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy
đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;

5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công
việc, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

6. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng
tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

Điều 523. Quyền của
bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau
đây:

1. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện;

2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà
không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ
gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ;

3. Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ.

Điều 524. Trả tiền
dịch vụ

1. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch
vụ theo thoả thuận.

2. Khi giao kết hợp đồng nếu không có
thoả thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ
chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá
thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

3. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch
vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, nếu không có thoả
thuận khác.

4. Trong trường hợp dịch vụ được cung
ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng
thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường
thiệt hại.

Điều 525. Đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

1. Trong trường hợp việc tiếp tục thực
hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ
biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần
dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ
không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận thì
bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.

Điều 526. Tiếp tục hợp
đồng dịch vụ

Sau khi đã kết thúc thời hạn dịch vụ mà
công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công
việc, còn bên thuê dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương
nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc
được hoàn thành.

Mục 8. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

I- HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

Điều 527. Hợp đồng vận
chuyển hành khách

Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự
thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý
đến địa điểm đã định theo thoả thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí
vận chuyển.

Điều 528. Hình thức
hợp đồng vận chuyển hành khách

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có
thể được lập thành văn bản hoặc bằng lời nói.

2. Vé là bằng chứng của việc giao kết
hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.

Điều 529. Nghĩa vụ của
bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm
xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, văn minh, lịch sự và bằng phương
tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho khách và
không chuyên chở vượt quá trọng tải;

2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối
với hành khách theo quy định của pháp luật;

3. Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thoả thuận;

4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận
hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;

5. Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận. Trong
trường hợp pháp luật có quy định thì theo quy định của pháp luật.

Điều 530. Quyền của
bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí
vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định;

2. Từ chối chuyên chở hành khách trong các trường hợp sau đây:

a) Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành
vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến
tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc có những hành vi khác không
bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được
trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển
có quy định;

b) Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng
việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc những người khác
trong hành trình;

c) Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Điều 531. Nghĩa vụ của
hành khách

Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý
vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người;

2. Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận;

3. Tôn trọng, chấp hành đúng các quy định của bên vận chuyển và các quy
định khác về bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 532. Quyền của hành khách

Hành khách có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị loại
vé với lộ trình đã thoả thuận;

2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách
tay trong hạn mức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu
bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã
thoả thuận;

4. Được nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường
hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 530 của Bộ luật này và những
trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận;

5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ
trình;

6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp
luật quy định.

Điều 533. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị
thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ
và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả
thuận, các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển
hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Điều 534. Đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách

1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 530
của Bộ luật này.

2. Hành khách có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy
định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 529 của Bộ luật này.

II- HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN TÀI SẢN

Điều 535. Hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên
vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và
giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ
trả cước phí vận chuyển.

Điều 536. Hình thức hợp đồng vận chuyển tài
sản

1. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn
bản.

2. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của
việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

Điều 537. Giao tài
sản cho bên vận chuyển

1. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ
giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng
quy cách đã thoả thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận
chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên thuê vận
chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận thì phải thanh
toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thoả thuận
trong hợp đồng cho bên vận chuyển hoặc phải nộp phạt vi phạm theo thoả thuận;
nếu bên vận chuyển chậm nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu
chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.

Điều 538. Cước phí vận
chuyển

1. Mức cước phí vận chuyển do các bên
thoả thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng
mức cước phí đó.

2. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán
đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 539. Nghĩa vụ của
bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy
đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;

2. Trả tài sản cho người có quyền
nhận;

3. Chịu chi phí liên quan đến việc
chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật;

5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê
vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi
của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 540. Quyền của
bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các quyền sau đây:

1. Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận
chuyển tương đương khác;

2. Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận
trong hợp đồng;

3. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng
thời hạn;

4. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy
hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết;

5. Yêu cầu bên thuê vận chuyển bồi thường thiệt hại.

Điều 541. Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển

Bên thuê vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời
hạn, phương thức đã thoả thuận;

2. Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong
trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng
thì không được bồi thường.

Điều 542. Quyền của
bên thuê vận chuyển

Bên thuê vận chuyển có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời
điểm đã thoả thuận;

2. Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận
chuyển;

3. Yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại.

Điều 543. Trả tài
sản cho bên nhận tài sản

1. Bên nhận tài sản có thể là bên
thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định
nhận tài sản.

2. Bên vận chuyển phải trả tài sản
đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho bên nhận theo phương thức đã thoả thuận.

3. Trong trường hợp tài sản đã được
chuyển đến địa điểm trả tài sản đúng thời hạn nhưng không có bên nhận thì bên
vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho
bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận
tài sản phải chịu chi phí hợp lý phát sinh từ việc gửi giữ tài sản.

Nghĩa vụ trả tài sản hoàn thành khi
tài sản đã được gửi giữ đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận và bên thuê vận
chuyển hoặc bên nhận tài sản đã được thông báo về việc gửi giữ.

Điều 544. Nghĩa vụ
của bên nhận tài sản

Bên nhận tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Xuất trình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương
đương khác và nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận;

2. Chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển, nếu không có thoả thuận khác
hoặc pháp luật không có quy định khác;

3. Thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản;

4. Báo cho bên thuê vận chuyển về việc nhận tài sản và các thông tin cần
thiết khác theo yêu cầu của bên đó; nếu không thông báo thì không có quyền yêu
cầu bên thuê vận chuyển bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến tài sản vận chuyển
của mình.

Điều 545. Quyền của
bên nhận tài sản

Bên nhận tài sản có các quyền sau đây:

1. Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến;

2. Nhận tài sản được vận chuyển đến;

3. Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải
chờ nhận tài sản, nếu bên vận chuyển chậm giao;

4. Trực tiếp yêu cầu hoặc báo để bên thuê vận chuyển yêu cầu bên vận
chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất mát, hư hỏng.

Điều 546. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển, nếu
để tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
541 của Bộ luật này.

2. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và
người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại
mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

3. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát,
hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.

Mục 9. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Điều 547. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia
công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công,
còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Điều 548. Đối tượng của hợp đồng gia công

Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu,
theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 549. Nghĩa vụ
của bên đặt gia công

Bên đặt gia công có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và
địa điểm cho bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các
giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;

2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng;

3. Trả tiền công theo đúng thoả thuận.

Điều 550. Quyền của
bên đặt gia công

Bên đặt gia công có các quyền sau đây:

1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức,
thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;

3. Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia
công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể
sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 551. Nghĩa vụ của
bên nhận gia công

Bên nhận gia công có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên
đặt gia công cung cấp;

2. Báo cho bên đặt gia công biết để
đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối
thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm
nguy hại cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu
trách nhiệm về sản phẩm tạo ra;

3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia
công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả
thuận;

4. Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra;

5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm
không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc
do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại
cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

Điều 552. Quyền của
bên nhận gia công

Bên nhận gia công có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số
lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công, nếu thấy chỉ
dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia
công;

3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và
phương thức đã thoả thuận.

Điều 553. Trách nhiệm
chịu rủi ro

Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt
gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối
với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường
hợp có thoả thuận khác.

Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm
thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm
được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.

Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm
gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

Điều 554. Giao,
nhận sản phẩm gia công

Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản
phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận.

Điều 555. Chậm
giao, chậm nhận sản phẩm gia công

1. Trong trường hợp bên nhận gia
công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn
đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên đặt gia công
chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận
gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn
thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được
thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Điều 556. Đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công

1. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không
mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu
bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công
tương ứng với công việc đã làm; nếu bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên
kia thì phải bồi thường.

Điều 557. Trả tiền
công

1. Bên đặt gia công phải trả đủ tiền
công vào thời điểm nhận sản phẩm, nếu không có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp không có thoả thuận
về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản
phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.

3. Bên đặt gia công không có quyền giảm
tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã
cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.

Điều 558. Thanh lý nguyên
vật liệu

Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên
nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.

Mục 10. HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ
TÀI SẢN

Điều 559. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ
nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi
khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ
trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Điều 560. Nghĩa vụ
của bên gửi tài sản

Bên gửi tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và
biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản
gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi
phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;

2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả
thuận.

Điều 561. Quyền của
bên gửi tài sản

Bên gửi tài sản có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không
xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài
sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 562. Nghĩa vụ
của bên giữ tài sản

Bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo
đúng tình trạng như khi nhận giữ;

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần
thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về
việc thay đổi;

3. Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu
hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải
quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên
giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi
thanh toán chi phí;

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ,
trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 563. Quyền của
bên giữ tài sản

Bên giữ tài sản có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận;

2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường
hợp gửi không trả tiền công;

3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước
cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời
hạn;

4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm
lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu
được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Điều 564. Trả lại tài sản gửi giữ

1. Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.

Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản
ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.

2. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng
thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có
lý do chính đáng.

Điều 565. Chậm
giao, chậm nhận tài sản gửi giữ

Trong trường hợp bên giữ chậm giao
tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí
về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản
trong thời gian chậm giao tài sản.

Trong trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi
phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm
nhận.

Điều 566. Trả tiền
công

1. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi
lấy lại tài sản gửi giữ, nếu không có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp các bên không thoả
thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và
thời điểm trả tiền công.

3. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước
thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát
sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.

4. Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại
tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường
thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Mục 11. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 567. Hợp đồng
bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm
phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.

Điều 568. Các loại
hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng
bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự.

Điều 569. Đối tượng
bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm bao gồm con
người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp
luật.

Điều 570. Hình thức
hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập
thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận
không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo
hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Điều 571. Sự kiện
bảo hiểm

Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan
do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên
bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 346 của Bộ luật này.

Điều 572. Phí bảo
hiểm

1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên
mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.

Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả
thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc
theo định kỳ.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm
chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm
không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt.

Điều 573. Nghĩa vụ
thông tin của bên mua bảo hiểm

1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,
theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm
đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo
hiểm đã biết hoặc phải biết.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm
cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì
bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo
hiểm đến thời điểm chất dứt hợp đồng.

Điều 574. Nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại

1. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp
đồng, các quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng
ngừa thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện
pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng thì bên bảo hiểm có quyền ấn
định một thời hạn để bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời
hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không được thực hiện thì bên bảo hiểm có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi
thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được thực hiện.

Điều 575. Nghĩa vụ của
bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm và của bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm

1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua
bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực
hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại.

2. Bên bảo hiểm phải thanh toán chi phí
cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Điều 576. Trả tiền
bảo hiểm

1. Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm
cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về
thời hạn thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

2. Trong trường hợp bên bảo hiểm chậm
trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng
với thời gian chậm trả.

3. Trong trường hợp bên được bảo hiểm
cố ý để xảy ra thiệt hại thì bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm; nếu do
lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả một phần tiền
bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm.

Điều 577. Chuyển yêu
cầu hoàn trả

1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi
mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho
bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản
tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo
hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm
thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.

2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm
đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số
tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chệnh lệch
giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả
thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với
thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu
người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi
thường thiệt hại.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ
ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.

Điều 578. Bảo hiểm
tính mạng

Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được
bảo hiểm hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết
thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm.

Điều 579. Bảo hiểm
tài sản

1. Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt
hại đối với tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp
luật có quy định.

2. Trong trường hợp quyền sở hữu đối
với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên
thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở
hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết
về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển
quyền sở hữu đối với tài sản.

Điều 580. Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự

1. Trong trường hợp bảo hiểm trách
nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp
luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho
người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo
hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy
định của pháp luật.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm
đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải
hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức
trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.

Mục 12. HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

Điều 581. Hợp đồng
ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân
danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận
hoặc pháp luật có quy định.

Điều 582. Thời hạn
ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thoả
thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có
quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy
quyền.

Điều 583. ủy quyền
lại

Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền
lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu.

Việc ủy quyền lại không được vượt
quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

Điều 584. Nghĩa vụ của
bên được ủy quyền

Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau
đây:

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và
báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ
thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm
vi ủy quyền;

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương
tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết
được trong khi thực hiện việc ủy quyền;

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã
nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả
thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2,
3, 4 và 5 Điều này.

Điều 585. Quyền của
bên được ủy quyền

Bên được ủy quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông
tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền;

2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi
phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.

Điều 586. Nghĩa vụ của
bên ủy quyền

Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và
phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên
được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên
được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho
bên được ủy quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

Điều 587. Quyền của
bên ủy quyền

Bên ủy quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo
đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;

2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại
tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có
thoả thuận khác;

3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên
được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 584 của Bộ luật này.

Điều 588. Đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

1. Trong trường hợp ủy quyền có thù
lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc
nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà
bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có
thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào,
nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho
người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không
báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba
biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trong trường hợp ủy quyền không có
thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ
lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu
ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.

Điều 589. Chấm dứt hợp
đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các
trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;

2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này;

4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã
chết.

Mục 13. HỨA THƯỞNG VÀ THI
CÓ GIẢI

Điều 590. Hứa thưởng

1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện
công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.

2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không
bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.

Điều 591. Rút lại tuyên bố hứa thưởng

Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có
quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng
phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã
được công bố.

Điều 592. Trả thưởng

1. Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện
thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.

2. Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng
mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận
thưởng.

3. Trong trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa
thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.

4. Trong trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc
được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần
của phần thưởng, tương ứng với phần đóng góp của mình.

Điều 593. Thi có giải

1. Người tổ chức các cuộc thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học,
kỹ thuật và các cuộc thi khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội phải công bố
điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải.

2. Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã
công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi.

3. Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng
đúng mức đã công bố.

CHƯƠNG XIX. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ UỶ QUYỀN

Điều 594. Thực hiện công việc không có ủy
quyền

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa
vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì
lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc
biết mà không phản đối.

Điều 595. Nghĩa vụ
thực hiện công việc không có ủy quyền

1. Người thực hiện công việc không có
ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của
mình.

2. Người thực hiện công việc không có
ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc
đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù
hợp với ý định đó.

3. Người thực hiện công việc không có
ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả
thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết
hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú của
người đó.

4. Trong trường hợp người có công việc
được thực hiện chết thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp
tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người
có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

5. Trong trường hợp có lý do chính đáng
mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công
việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người
thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc
thực hiện công việc.

Điều 596. Nghĩa vụ
thanh toán của người có công việc được thực hiện

1. Người có công việc được thực hiện
phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn
giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc
không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công
việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

2. Người có công việc được thực hiện
phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi
người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người
thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

Điều 597. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

1. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại
trong khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công
việc được thực hiện.

2. Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt
hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc,
người đó có thể được giảm mức bồi thường.

Điều 598. Chấm dứt
thực hiện công việc không có ủy quyền

Việc thực hiện công việc không có ủy
quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Theo yêu cầu của người có công việc
được thực hiện;

2. Người có công việc được thực hiện,
người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp
nhận công việc;

3. Người thực hiện công việc không có
ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều
595 của Bộ luật này;

4. Người thực hiện công việc không có
ủy quyền chết.

CHƯƠNG XX. NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ DO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀI SẢN, ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

Điều 599. Nghĩa vụ
hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng
tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả
khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247
của Bộ luật này.

Điều 600. Tài sản
hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật
phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.

2. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả
đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc
hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.

4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả
cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Điều 601. Nghĩa vụ
hoàn trả hoa lợi, lợi tức

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình
thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài
sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì
phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải
biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

Điều 602. Quyền yêu
cầu người thứ ba hoàn trả

Trong trường hợp người chiếm hữu, người
sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba
thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người
thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định
khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có
quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.

Điều 603. Nghĩa vụ
thanh toán

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp,
người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán những chi phí cần
thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá
trị của tài sản.

CHƯƠNG XXI. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG

Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi
thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật
hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý
mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt
hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Điều 606. Năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi
thường.

2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ
thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ
để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài
sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của
Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì
cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt
hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được
giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ
tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 607. Thời hiệu
khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường
thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

Mục 2. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

Điều 608. Thiệt hại
do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao
gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư
hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Điều 609. Thiệt hại
do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định
được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất
của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị
thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt
hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo
quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh
thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 610. Thiệt hại
do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại
theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị
thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực
tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng
khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương
tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 611. Thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ
thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt
hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi
thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối
đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 612. Thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

1. Trong trường hợp người bị thiệt hại
mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường
cho đến khi chết.

2. Trong trường hợp người bị thiệt hại
chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng
tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã
thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền
cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống
bản thân;

b) Người đã thành niên nhưng không có
khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

Mục 3. BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG MỘT SỐ 
TRƯỜNG
HỢP CỤ THỂ

Điều 613. Bồi thường thiệt hại trong trường
hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải
bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.

Điều 614. Bồi thường
thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

1. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường
cho người bị thiệt hại.

2. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt
quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

3. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải
bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 615. Bồi thường thiệt hại do người
dùng chất kích thích gây ra

1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình
trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại
cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người
khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 616. Bồi thường thiệt hại do nhiều
người cùng gây ra

Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải
liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng
người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người;
nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần
bằng nhau.

Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường
hợp người bị thiệt hại có lỗi

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người
gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của
mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người
gây thiệt hại không phải bồi thường.

Điều 618. Bồi thường thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại
thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Điều 619. Bồi thường thiệt hại do cán bộ,
công chức gây ra

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do
cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán
bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán
bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ.

Điều 620. Bồi thường
thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi
thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ
trong quá trình tiến hành tố tụng.

Cơ quan tiến hành tố tụng có trách
nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền
theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành
nhiệm vụ.

Điều 621. Bồi thường
thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra
trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý

1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt
hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong
thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác
phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu
trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong
quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng
lực hình vi dân sự phải bồi thường.

Điều 622. Bồi thường thiệt hại do người làm
công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do
người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao
và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt
hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ,
chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác
do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản,
trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định
của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử
dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp
sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp
thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp
luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Điều 624. Bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường

Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây
ô nhiễm môi trường không có lỗi.

Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho
người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây
thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây
thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người
thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây
thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì
chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội.

Điều 626. Bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra

Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ
trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự
kiện bất khả kháng.

Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công
trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây
dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ
trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện
bất khả kháng.

Điều 628. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm
thi thể

1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường
thiệt hại.

2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại.

3. Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định
tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có
những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền
này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu
không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định.

Điều 629. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác
phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để
hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Điều 630. Bồi thường
thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản
xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người
tiêu dùng thì phải bồi thường.

PHẦN THỨ TƯ. THỪA KẾ

CHƯƠNG
XXII. 
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 631. Quyền thừa
kế của cá nhân

Cá nhân có quyền lập di chúc để định
đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp
luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 632. Quyền bình
đẳng về thừa kế của cá nhân

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để
lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật.

Điều 633. Thời điểm,
địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết
thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật
này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú
cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng
thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Điều 634. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.

Điều 635. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ
quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 636. Thời điểm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người
thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Điều 637. Thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được
chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực
hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được
chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ
quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài
sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Điều 638. Người
quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người
được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Trong trường hợp di chúc không
chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý
di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di
sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trong trường hợp chưa xác định
được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quản lý.

Điều 639. Nghĩa vụ
của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài
sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán,
trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức
khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2
Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp
và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di
sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Điều 640. Quyền của
người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế
trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả
thuận với những người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng,
quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau
đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo
thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những
người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả
thuận với những người thừa kế.

Điều 641. Việc thừa kế
của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùngthời điểm

Trong trường hợp những người có quyền
thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời
điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng
thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do
người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định
tại Điều 677 của Bộ luật này.

Điều 642. Từ chối
nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối
nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa
vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải
được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác,
người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di
sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là
sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không
có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Điều 643. Người
không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu
người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng
di sản theo di chúc.

Điều 644. Tài sản
không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước

Trong trường hợp không có người thừa
kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ
chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản
mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.

Điều 645. Thời hiệu
khởi kiện về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế
yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế
của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người
thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế.

CHƯƠNG XXIII. THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Điều 646. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 647.Người lập
di chúc

1. Người đã thành niên có quyền lập di
chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa
đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng
ý.

Điều 648.Quyền của
người lập di chúc

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền
hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người
thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người
quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 649.Hình thức
của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản;
nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có
quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Điều 650. Di chúc
bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Điều 651. Di chúc
miệng

1. Trong trường hợp tính mạng một
người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập
di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di
chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc
nhiên bị hủy bỏ.

Điều 652. Di chúc hợp
pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có
đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng
suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp
luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản
và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công
chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy
định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp,
nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên
hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Điều 653. Nội dung
của di chúc bằng văn bản

1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người
lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức
được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức
được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện
nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc
viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số
thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Điều 654. Người làm
chứng cho việc lập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho
việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản
liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi,
người không có năng lực hành vi dân sự.

Điều 655. Di chúc bằng
văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự tay viết và
ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có
người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này.

Điều 656. Di chúc
bằng văn bản có người làm chứng

Trong trường hợp người lập di chúc
không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải
có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào
bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ
ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc phải tuân theo quy
định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này.

Điều 657. Di chúc có
công chứng hoặc chứng thực

Người lập di chúc có thể yêu cầu công
chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Điều 658. Thủ tục lập
di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng
hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung
của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền
chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người
lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã
được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào
bản di chúc;

 2. Trong trường hợp người lập di chúc không
đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được
thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Điều 659. Người không
được công chứng, chứng thực di chúc

Công chứng viên, người có thẩm quyền
của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối
với di chúc, nếu họ là:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con
là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;

3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản
liên quan tới nội dung di chúc.

Điều 660. Di chúc bằng
văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di
chúc được công chứng hoặc chứng thực bao gồm:

1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác
nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu
cầu công chứng hoặc chứng thực;

2. Di chúc của người đang đi trên tàu
biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;

3. Di chúc của người đang điều trị tại
bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách
bệnh viện, cơ sở đó;

4. Di chúc của người đang làm công việc
khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người
phụ trách đơn vị;

5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở
nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở
nước đó;

6. Di chúc của người đang bị tạm giam,
đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính
tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Điều 661. Di chúc
do công chứng viên lập tại chỗ ở

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu
công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.

2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở
được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng theo quy định tại
Điều 658 của Bộ luật này.

Điều 662. Sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

2. Trong trường hợp người lập di chúc
bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như
nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ
phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trong trường hợp người lập di chúc
thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Điều 663. Di chúc
chung của vợ, chồng

Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

Điều 664. Sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung,
thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu
một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan
đến phần tài sản của mình.

Điều 665. Gửi giữ
di chúc

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu
cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

2. Trong trường hợp cơ quan công
chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp
luật về công chứng.

3. Cá nhân giữ bản di chúc có các
nghĩa vụ sau đây:

a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại
thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công
bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập
thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai
người làm chứng.

Điều 666. Di chúc
bị thất lạc, hư hại

1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu
bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí
của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện
đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy
định về thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được
chia theo di chúc.

Điều 667. Hiệu lực
pháp luật của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ
thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật
toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là
người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp có nhiều người thừa kế
theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc
không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá
nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật,
nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di
sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản
còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp
mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có
hiệu lực pháp luật.

5. Khi một người để lại nhiều bản di
chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Điều 668. Hiệu lực
pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực
từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

Điều 669. Người thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần
di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản
được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho
hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi
họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là
những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của
Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Điều 670. Di sản
dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di
chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không
được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc
quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện
đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người
thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý
để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản
không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một
người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người
thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về
người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế
theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản
của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không
được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Điều 671. Di tặng

1. Di tặng là việc người lập di chúc
dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ
trong di chúc.

2. Người được di tặng không phải
thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di
sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di
tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Điều 672. Công bố
di chúc

1. Trong trường hợp di chúc bằng văn
bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di
chúc.

2. Trong trường hợp người để lại di
chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc;
nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ
định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử
người công bố di chúc.

3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công
bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội
dung di chúc.

4. Người nhận được bản sao di chúc có
quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.

5. Trong trường hợp di chúc được lập
bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải
có công chứng.

Điều 673. Giải thích nội dung di chúc

Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu
khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải
thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có
xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi
những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không
có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp
luật.

Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được
nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải
thích được không có hiệu lực.

CHƯƠNG XXIV. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 674. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình
tự thừa kế do pháp luật quy định.

Điều 675. Những trường
hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng
trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc
đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức
được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm
người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền
nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được
áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt
trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần
của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến
người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối
quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn
vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 676. Người
thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp
luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội,
cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng
được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau
chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không
có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 677. Thừa kế thế
vị

Trong trường hợp con của người để lại
di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu
cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Điều 678. Quan hệ
thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676
và Điều 677 của Bộ luật này.

Điều 679. Quan hệ thừa
kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản
của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của
Bộ luật này.

Điều 680. Việc thừa kế
trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn
với người khác

1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia
tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn
sống vẫn được thừa kế di sản.

2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly
hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định
chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa
kế di sản.

3. Người đang là vợ hoặc chồng của một
người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn
được thừa kế di sản.

CHƯƠNG XXV. THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN

Điều 681. Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố,
những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền,
nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di
chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thoả thuận của những người
thừa kế phải được lập thành văn bản.

Điều 682. Người
phân chia di sản

1. Người phân chia di sản có thể
đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những
người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Người phân chia di sản phải chia
di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp
luật.

3. Người phân chia di sản được hưởng
thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa
kế có thoả thuận.

Điều 683. Thứ tự ưu
tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được
thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.

Điều 684. Phân chia
di sản theo di chúc

1. Việc phân chia di sản được thực
hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần
của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định
trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di chúc xác định
phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo
hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện
vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy
do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác
định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này
được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Điều 685. Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai
nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế
khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu
chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật;
nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận
về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả
thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Điều 686. Hạn chế
phân chia di sản

Trong trường hợp theo ý chí của
người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản
chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di
sản mới được đem chia.

Trong trường hợp yêu cầu chia di sản
thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc
chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định
phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong
một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu
hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì
những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Điều 687. Phân chia di
sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền
thừa kế

1. Trong trường hợp đã phân chia di sản
mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản
bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho
người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại
thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường
hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp đã phân chia di sản
mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản
hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại
thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.

PHẦN
THỨ NĂM. 
QUY
ĐỊNH VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

CHƯƠNG XXVI. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 688. Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất

1. Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản
lý.

2. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác
được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất.

3. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác
cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy
định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 689. Hình thức
chuyển quyền sử dụng đất

1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được
thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp
luật.

3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được
thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này.

Điều 690. Giá chuyển
quyền sử dụng đất

Giá chuyển quyền sử dụng đất do các bên
thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.

Điều 691. Nguyên tắc
chuyển quyền sử dụng đất

1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ
thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có
quyền chuyển quyền sử dụng đất.

2. Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên
có quyền thoả thuận về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng
phải phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

3. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất
phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại
thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.

Điều 692. Hiệu lực của
việc chuyển quyền sử dụng đất

Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu
lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về
đất đai.

CHƯƠNG
XXVII. 
HỢP ĐỒNG CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 693. Hợp đồng
chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất
là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử
dụng đất cho nhau theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 694. Nội dung của
hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất
bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị
trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

4. Thời điểm chuyển giao đất;

5. Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển
đổi; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên được chuyển đổi;

6. Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng
đất, nếu có;

7. Quyền của người thứ ba đối với đất
chuyển đổi;

8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm
hợp đồng.

Điều 695. Nghĩa vụ của
các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có
các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyển giao đất cho nhau đủ diện
tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả
thuận;

2. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời
hạn;

3. Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất mà mình được chuyển đổi và thực hiện các
nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về
đất đai;

4. Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá
trị quyền sử dụng đất chuyển đổi của một bên cao hơn, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.

Điều 696. Quyền của
các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có
các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên kia giao đất đủ diện
tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả
thuận;

2. Yêu cầu bên kia giao cho mình toàn
bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với đất đã chuyển đổi;

4. Được sử dụng đất theo đúng mục đích,
đúng thời hạn.

CHƯƠNG XXVIII. HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 697. Hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận
chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và
pháp luật về đất đai.

Điều 698. Nội dung của
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị
trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

4. Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển
nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng;

5. Giá chuyển nhượng;

6. Phương thức, thời hạn thanh toán;

7. Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

8. Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất;

9. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Điều 699. Nghĩa vụ của
bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có
các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển
nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất
như đã thoả thuận;

2. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền
sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.

Điều 700. Quyền của
bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có
quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận
chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụng theo quy định tại Điều 305 của Bộ luật
này.

Điều 701. Nghĩa vụ của
bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng
phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

2. Đăng ký quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

3. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối
với đất chuyển nhượng;

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật về đất đai.

Điều 702. Quyền của
bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

2. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và
tình trạng đất như đã thoả thuận;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;

4. Được sử dụng đất theo đúng mục đích,
đúng thời hạn.

CHƯƠNG XXIX. HỢP ĐỒNG THUÊ, THUÊ
LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Mục 1. HỢP ĐỒNG THUÊ QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 703. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó
bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn
bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết
thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 704. Nội dung của
hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất bao gồm
các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị
trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

4. Thời hạn thuê;

5. Giá thuê;

6. Phương thức, thời hạn thanh toán;

7. Quyền của người thứ ba đối với đất thuê;

8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;

9. Giải quyết hậu quả khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hết hạn.

Điều 705. Nghĩa vụ của
bên cho thuê quyền sử dụng đất

Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các
nghĩa vụ sau đây:

1. Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng
đất;

2. Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện
tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thoả
thuận;

3. Cho thuê quyền sử dụng đất trong
thời hạn được giao, được thuê;

4. Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ,
giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

5. Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp
có thoả thuận khác;

6. Báo cho bên thuê về quyền của người
thứ ba đối với đất thuê.

Điều 706. Quyền của
bên cho thuê quyền sử dụng đất

Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các
quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất
trả đủ tiền thuê;

2. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất
chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất hoặc làm giảm
sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm
thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên
thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại;

3. Yêu cầu bên thuê trả lại đất khi
thời hạn cho thuê đã hết.

Điều 707. Nghĩa vụ
của bên thuê quyền sử dụng đất

Bên thuê quyền sử dụng đất có các
nghĩa vụ sau đây:

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng
ranh giới, đúng thời hạn cho thuê;

2. Không được hủy hoại, làm giảm sút
giá trị sử dụng của đất và phải thực hiện các yêu cầu khác như đã thoả thuận
trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;

3. Trả đủ tiền thuê quyền sử dụng
đất đúng thời hạn, đúng địa điểm và theo phương thức đã thoả thuận; nếu việc sử
dụng đất không sinh lợi thì bên thuê vẫn phải trả đủ tiền thuê, trừ trường hợp
có thoả thuận khác;

4. Tuân theo các quy định về bảo vệ
môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất xung quanh;

5. Trả lại đất đúng tình trạng như
khi nhận sau khi hết thời hạn thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 708. Quyền của
bên thuê quyền sử dụng đất

Bên thuê quyền sử dụng đất có các quyền
sau đây:

1. Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao đất
đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã
thoả thuận;

2. Được sử dụng đất thuê ổn định theo
thời hạn như đã thoả thuận;

3. Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc
sử dụng đất;

4. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng theo quy định tại Điều 426 của Bộ luật này;

5. Yêu cầu bên cho thuê giảm, miễn tiền
thuê trong trường hợp do bất khả kháng mà hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị giảm
sút.

Điều 709. Chậm trả
tiền thuê quyền sử dụng đất

Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền
sử dụng đất theo thoả thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn
đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất. Bên cho thuê có
quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã thuê kể cả lãi đối với
khoản tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương
ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Điều 710. Bồi thường thiệt hại do đất bị
thu hồi

1. Khi bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử
dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất thì bên vi phạm phải bồi thường
thiệt hại cho bên kia.

2. Trong trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất đang có hiệu lực
nhưng do nhu cầu về quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và
phát triển kinh tế mà Nhà nước thu hồi đất thì hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
chấm dứt trước thời hạn.

Trong trường hợp bên thuê đã trả tiền trước thì bên cho thuê phải trả
lại cho bên thuê khoản tiền còn lại tương ứng với thời gian chưa sử dụng đất;
nếu bên thuê chưa trả tiền thì chỉ phải trả tiền tương ứng với thời gian đã sử
dụng đất.

Bên cho thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại do thu hồi đất theo quy
định của pháp luật, còn bên thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có
trên đất.

Điều 711. Quyền tiếp
tục thuê quyền sử dụng đất khi một bên chết

1. Trong trường hợp bên cho thuê quyền
sử dụng đất là cá nhân chết thì bên thuê vẫn được tiếp tục thuê quyền sử dụng
đất cho đến hết thời hạn thuê.

2. Trong trường hợp bên thuê quyền sử
dụng đất là cá nhân chết thì thành viên trong hộ gia đình của người đó được
tiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho đến hết thời hạn thuê nhưng phải báo với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 712. Chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất

Khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất
đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người
khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên
thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất.

Bên thuê vẫn được tiếp tục thuê cho đến
hết thời hạn thuê quyền sử dụng đất theo hợp đồng.

Điều 713. Chấm dứt hợp
đồng thuê quyền sử dụng đất

1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm
dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn thuê và không được
gia hạn thuê;

b) Theo thoả thuận của các bên;

c) Nhà nước thu hồi đất;

d) Một trong các bên đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo quy định
của pháp luật;

đ) Bên thuê quyền sử dụng đất là cá
nhân chết mà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc
có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê;

e) Diện tích đất thuê không còn do
thiên tai;

g) Các trường hợp khác do pháp luật
quy định.

2. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng
đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như
khi nhận đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thoả thuận của các bên.

Mục 2. HỢP ĐỒNG THUÊ LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 714. Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng
đất

Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì quy định tại các
điều từ Điều 703 đến Điều 713 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp
đồng thuê lại quyền sử dụng đất.

CHƯƠNG XXX. HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT

Điều 715. Hợp đồng
thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế
chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử
dụng đất trong thời hạn thế chấp.

Điều 716. Phạm vi thế
chấp quyền sử dụng đất

1. Quyền sử dụng đất có thể được thế
chấp một phần hoặc toàn bộ.

2. Trường hợp người sử dụng đất thế
chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây
và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế
chấp, nếu có thoả thuận.

Điều 717. Nghĩa vụ của
bên thế chấp quyền sử dụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các
nghĩa vụ sau đây:

1. Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho bên nhận thế chấp;

2. Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp;
xoá việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;

3. Sử dụng đất đúng mục đích, không làm
hủy hoại, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;

4. Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong
hợp đồng.

Điều 718. Quyền của
bên thế chấp quyền sử dụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các
quyền sau đây:

1. Được sử dụng đất trong thời hạn thế
chấp;

2. Được nhận tiền vay do thế chấp quyền
sử dụng đất theo phương thức đã thoả thuận;

3. Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ
trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp;

4. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp
đồng ý;

5. Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

Điều 719. Nghĩa vụ của
bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có
các nghĩa vụ sau đây:

1. Cùng với bên thế chấp đăng ký việc
thế chấp;

2. Trả lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

Điều 720. Quyền của
bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có
các quyền sau đây:

1. Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp
quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

2. Được ưu tiên thanh toán nợ trong
trường hợp xử l‎ý quyền sử dụng đất đã thế chấp.

Điều 721. Xử lý quyền
sử dụng đất đã thế chấp

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được
bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo
thoả thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì
bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án.

CHƯƠNG
XXXI. 
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 722. Hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là
sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên
được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo
quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 723. Nội dung của
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao
gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị
trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của
bên tặng cho;

6. Quyền của người thứ ba đối với
đất được tặng cho;

7. Trách nhiệm của các bên khi vi
phạm hợp đồng.

Điều 724. Nghĩa vụ
của bên tặng cho quyền sử dụng đất

Bên tặng cho quyền sử dụng đất có
các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao đất đủ diện tích, đúng hạng
đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

2. Giao giấy tờ có liên quan đến
quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng
đất.

Điều 725. Nghĩa vụ của
bên được tặng cho quyền sử dụng đất

Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có
các nghĩa vụ sau đây:

1. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;

2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối
với đất được tặng cho;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật về đất đai.

Điều 726. Quyền của
bên được tặng cho quyền sử dụng đất

Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có
các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên tặng cho giao đủ diện
tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả
thuận;

2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích,
đúng thời hạn;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.

CHƯƠNG XXXII. HỢP ĐỒNG GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 727. Hợp đồng
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất (sau đây
gọi là bên góp vốn) góp phần vốn của mình bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp
tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác theo
quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 728. Nội dung của
hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị
trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

4. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên
góp vốn;

5. Thời hạn góp vốn;

6. Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn;

7. Quyền của người thứ ba đối với đất
được góp vốn;

8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm
hợp đồng.

Điều 729. Nghĩa vụ của
bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao đất đúng thời hạn, đủ diện
tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả
thuận trong hợp đồng;

2. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 730. Quyền của
bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
đất có các quyền sau đây:

1. Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp
vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;

2. Được chuyển nhượng, để thừa kế phần
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác;

3. Được nhận lại quyền sử dụng đất đã
góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi thời hạn góp vốn đã hết;

4. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốn không thực hiện việc thanh toán phần lợi
nhuận đúng thời hạn hoặc thanh toán không đầy đủ.

Điều 731. Nghĩa vụ của
bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thanh toán phần lợi nhuận cho bên
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng phương thức đã thoả
thuận trong hợp đồng;

2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối
với đất được góp vốn;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật về đất đai.

Điều 732. Quyền của
bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng thời hạn, hạng đất, loại đất, vị
trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng;

2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích,
đúng thời hạn;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trong trường hợp bên nhận góp vốn là pháp nhân, trừ trường hợp góp vốn
trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

CHƯƠNG
XXXIII. 
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 733. Thừa kế quyền
sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc
chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định
của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 734. Cá nhân để
thừa kế quyền sử dụng đất

Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất
theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 735. Thừa kế
quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu
trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại
cho những người thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp
luật về đất đai.

PHẦN THỨ SÁU. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG XXXIV. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN
LIÊN QUAN

Mục 1. QUYỀN TÁC GIẢ

Điều 736. Tác giả

1. Người sáng tạo tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm
đó.

Trong trường hợp có hai người hoặc
nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh
từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải,
tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

Điều 737. Đối tượng
quyền tác giả

Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản
phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện
dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung,
giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

Điều 738. Nội dung
quyền tác giả

1. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác
phẩm.

2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm:

a) Đặt tên cho tác phẩm;

b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

c) Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

d) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt
xén, xuyên tạc tác phẩm.

3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm:

a) Sao chép tác phẩm;

b) Cho phép tạo tác phẩm phái sinh;

c) Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm;

d) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng;

đ) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính.

Điều 739. Thời điểm
phát sinh và hiệu lực quyền tác giả

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày
tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả
tồn tại vô thời hạn, trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả
tồn tại trong thời hạn do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

Điều 740. Chủ sở hữu
quyền tác giả

1. Quyền nhân thân thuộc về tác giả.

2. Trong trường hợp tác phẩm được sáng
tạo không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc
hợp đồng giao việc
thì quyền tài sản thuộc về tác giả.

3. Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ
hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm
vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trong trường hợp quyền tài sản không thuộc về tác giả thì tác giả có
quyền nhận thù lao, nhuận bút do chủ sở hữu quyền tài sản chi trả theo quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Điều 741. Phân chia
quyền của đồng tác giả

Trường hợp tác phẩm được các đồng tác
giả sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời
để sử dụng độc lập thì quy định tại Điều 740 của Bộ luật này được áp dụng cho
từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả không có thoả
thuận khác.

Điều 742. Chuyển giao
quyền tác giả

1. Quyền nhân thân quy định tại các
điểm a, b và d khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này không được chuyển giao.

Quyền nhân thân quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này có thể được chuyển giao với các điều kiện do
pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

2. Quyền tài sản có thể được chuyển
giao toàn bộ hoặc từng phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa.

Điều 743. Hợp đồng
chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả

Việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ
quyền tài sản thuộc quyền tác giả được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
Hợp đồng chuyển
giao quyền tác giả phải được lập thành văn bản.

Mục 2. QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

Điều 744. Đối tượng
quyền liên quan đến quyền tác giả

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác
giả (sau đây gọi là quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu
diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Điều 745. Chủ sở hữu
và nội dung quyền đối với cuộc biểu diễn

1. Quyền đối với cuộc biểu diễn bao gồm
quyền nhân thân của người biểu diễn và quyền tài sản của người đầu tư để thực
hiện cuộc biểu diễn.

2. Quyền nhân thân của người biểu diễn
bao gồm quyền được nêu tên khi biểu diễn hoặc khi phát hành các bản ghi âm, ghi
hình cuộc biểu diễn và quyền được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn.

3. Quyền tài sản của người đầu tư để
thực hiện cuộc biểu diễn bao gồm quyền thực hiện và cấm người khác thực hiện
các hành vi sau đây:

a) Ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn;

b) Sao chép, phân phối bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình cuộc
biểu diễn;

c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác cuộc biểu diễn đến công chúng.

Điều 746. Chủ sở hữu
và nội dung quyền đối với bản ghi âm, ghi hình

1. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình
thuộc về người đầu tư để tạo ra bản ghi âm, ghi hình đó.

2. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình
bao gồm quyền thực hiện và cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình;

b) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình;

c) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích
thương mại.

Điều 747. Chủ sở hữu
và nội dung quyền đối với cuộc phát sóng

1. Quyền đối với cuộc phát sóng thuộc
về tổ chức phát sóng.

2. Quyền đối với cuộc phát sóng bao gồm
quyền thực hiện hoặc cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Ghi, sao chép bản ghi; phát sóng,
phát lại một phần hoặc toàn bộ cuộc phát sóng;

b) Phân phối bản ghi hoặc bản sao bản
ghi cuộc phát sóng.

Điều 748. Chủ sở hữu
và nội dung quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã Hoá

1. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hoá thuộc về người đầu tiên phát tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hoá đó.

2. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hoá gồm quyền thực hiện, cho phép hoặc cấm người khác thực
hiện các hành vi sau:

a) Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, nhập
khẩu, bán, cho thuê thiết bị hoặc hệ thống nhằm mục đích giải mã tín hiệu vệ
tinh được mã hoá;

b) Thu, phân phối lại tín hiệu đã được
giải mã khi không được người nắm giữ quyền đối với tín hiệu vệ tinh được mã hoá
cho phép.

Điều 749. Chuyển giao
quyền liên quan

1. Các quyền tài sản thuộc quyền liên
quan quy định tại các điều 745, 746, 747 và 748 của Bộ luật này có thể được
chuyển giao.

2. Việc chuyển giao các quyền liên quan
được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản.

CHƯƠNG XXXV. QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI 
GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 750. Đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

2. Đối tượng quyền đối với giống cây
trồng là vật liệu nhân giống và giống cây trồng.

Điều 751. Nội dung
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, quyền
đối với giống cây trồng, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định
như sau:

 a) Quyền nhân thân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về
người đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, giống cây trồng bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm
quyền được đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nước cấp, trong các
tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó;

b) Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc
về chủ sở hữu các đối tượng đó, bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm người
khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, giống cây trồng đó.

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có được thông tin tạo thành bí mật
kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm:

a) Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh;

b) Cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh
doanh.

3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại thuộc về
chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại đó, bao gồm:

a) Sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại trong kinh doanh;

b) Cho phép hoặc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm người khác sử dụng tên thương mại
gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình.

4. Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân
đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

5. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt
động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh.

Điều 752. Căn cứ xác
lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các
đối tượng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được thông tin tạo thành bí mật kinh
doanh một cách hợp pháp và sự bảo mật thông tin đó.

4. Quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Điều 753. Chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật
kinh doanh, nhãn hiệu, quyền đối với giống cây trồng có thể được chuyển giao
toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa.

2. Quyền đối với tên thương mại chỉ
được phép chuyển giao cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và
hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

3. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không
được chuyển giao.

4. Đối với hợp đồng chuyển giao quyền
sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở đăng ký thì chỉ khi hợp đồng đó được
đăng ký mới có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.

CHƯƠNG XXXVI. CHUYỂN GIAO
CÔNG
NGHỆ

Điều 754. Quyền chuyển
giao công nghệ

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền
chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu công nghệ:

1. Chủ sở hữu công nghệ;

2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu
công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu công nghệ.

Điều 755. Đối tượng
chuyển giao công nghệ

1. Đối tượng chuyển giao công nghệ bao
gồm bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công
nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ
thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải
pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và
các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định.

2. Trường hợp công nghệ là đối tượng
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực
hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
về sở hữu trí tuệ.

Điều 756. Những công
nghệ không được chuyển giao

1. Công nghệ không đáp ứng các quy định
của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khoẻ con
người, bảo vệ môi trường.

2. Những trường hợp khác do pháp luật quy định.

Điều 757. Hợp đồng
chuyển giao công nghệ

1. Việc chuyển giao công nghệ được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản.

2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải
được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có
quy định.

3. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy
bỏ hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản;
đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều này, việc sửa
đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

PHẦN THỨ BẢY. QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU
TỐ NƯỚC NGOÀI

Điều 758. Quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự
giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Điều 759. Áp dụng pháp
luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật
nước ngoài và tập quán quốc tế

1. Các quy định của pháp luật dân sự
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định
của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Trong trường hợp Bộ luật này, các
văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc
áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc
áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn
chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp
luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng
trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó
không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng
tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 760. Căn cứ áp
dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều
quốc tịch nước ngoài

1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc
các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn
chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì
pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người
đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc
các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến
việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật
áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp
luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan
hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc
tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn
bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.

Điều 761. Năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có
quốc tịch.

2. Người nước ngoài có năng lực pháp
luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

Điều 762. Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài

1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công
dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định
khác.

2. Trong trường hợp người nước ngoài
xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân
sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

Điều 763. Xác định
người không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

1. Việc xác định người không có năng
lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

2. Trong trường hợp người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam thì việc xác định người đó không có, mất hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 764. Xác định
người mất tích hoặc chết

1. Việc xác định một người mất tích
hoặc chết phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời
điểm trước khi có tin tức cuối cùng về việc mất tích hoặc chết.

2. Trong trường hợp người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam thì việc xác định người đó mất tích hoặc chết phải tuân theo
pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 765. Năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được
thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong trường hợp pháp nhân nước
ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

Điều 766. Quyền sở
hữu tài sản

1. Việc xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được
xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 và khoản 4 Điều này.

2. Quyền sở hữu đối với động sản
trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được
chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.

3. Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định
theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

4. Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại
Việt Nam phải tuân theo pháp
luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

Điều 767. Thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài

1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân
theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi
chết.

2. Quyền thừa kế đối với bất động sản
phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

3. Di sản không có người thừa kế là bất
động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

4. Di sản không có người thừa kế là
động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước
khi chết.

Điều 768. Thừa kế theo
di chúc

1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và
hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công
dân.

2. Hình thức của di chúc phải tuân theo
pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Điều 769. Hợp đồng
dân sự

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên
theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu
không có thoả thuận khác.

Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam
và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong trường hợp hợp đồng không ghi
nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hợp đồng liên quan đến bất động
sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 770. Hình thức
của hợp đồng dân sự

1. Hình thức của hợp đồng phải tuân
theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được
giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật
của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước
ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.

2. Hình thức hợp đồng liên quan đến
việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động
sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

Điều 771. Giao kết hợp
đồng dân sự vắng mặt

Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng
mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước
nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị
giao kết hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt
được xác định theo pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên
này nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 772. Giao dịch
dân sự đơn phương

Trong quan hệ giao dịch đơn phương,
quyền và nghĩa vụ của bên tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch đơn phương được
xác định theo pháp luật của nước nơi cư trú hoặc nơi có hoạt động chính của bên
đó.

Điều 773. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng

1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật
của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế
của hành vi gây thiệt hại.

2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận
quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển
mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về
hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 774. Quyền tác
giả có yếu tố nước ngoài

Quyền tác giả của người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại
Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam
được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 775. Quyền sở hữu
công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài

Quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền đối với giống cây trồng
đã được Nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận được bảo hộ theo
quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 776. Chuyển giao
công nghệ có yếu tố nước ngoài

Việc chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, pháp nhân Việt Nam với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, việc
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài,
phải tuân theo quy định của Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt
Nam về chuyển giao công nghệ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc
pháp luật của nước ngoài, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó
không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

Điều 777. Thời hiệu
khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp luật nước
đó được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng.

Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6
năm 2005.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY


VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3821/feed/ 0
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP DN, GÓP VỐN VÀO DN https://docluat.vn/archive/3820/ https://docluat.vn/archive/3820/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:09 +0000 https://docluat.vn/nhung-nguoi-khong-duoc-thanh-lap-dn-gop-von-vao-dn/
Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3820/feed/ 0
NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ https://docluat.vn/archive/3819/ https://docluat.vn/archive/3819/#respond Mon, 30 Sep 2024 06:44:02 +0000 https://docluat.vn/nhung-truong-hop-duoc-va-khong-duoc-tap-su-hanh-nghe-luat-su/

Điều 3. Người đăng ký tập sự hành nghề luật sư

1. Những người sau đây được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:

a) Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư;

b) Người được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư.

2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:

a) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trong trường hợp đã được xóa án tích;

c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

đ) Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/3819/feed/ 0