Gần đây, sự có mặt của các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam cho thấy đánh giá cao của cộng đồng nước
ngoài về tiềm năng của thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam. Ở một góc
độ nào đó, đây là một dấu hiệu đáng mừng, bởi vì thông thường các công ty luật
chỉ gia nhập một thị trường mới khi họ đoán thấy sự phát triển các giao dịch
làm ăn, và kéo theo là nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý.
Khi mở cửa cho các nhân tố nước ngoài vào Việt Nam, nhà làm luật cần
phải cân nhắc sao cho sự tham gia của những nhân tố này sẽ ảnh hưởng tích
cực nhất đến sự phát triển của các luật sư Việt Nam (gọi tắt là “LSVN”), và văn phòng luật sư và công ty luật Việt Nam (gọi tắt là “VPLS/CTLVN”). Đây là đề tài của một tham luận khác, do đó tôi sẽ không “lấn sân”.
Tôi cũng mong các nhà làm chính sách lưu ý đến các phân tích về thực trạng
và khả năng của LSVN và VPLS/CTLVN trong việc thực hiện các bước chuẩn bị để có một chính sách mở cửa phù
hợp nhất theo đúng nhịp phát triển của LSVN và VPLS/ CTLVN.
Tôi đồng tình với một số nhận xét trong bài tham luận về định hướng
phát triển các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam: các VPLS/CTLVN đang và sẽ phải
chịu sự cạnh tranh gắt gao của các công ty luật nước ngoài ngay trên sân nhà.
Sự hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý đã đặt ra những thách
thức không nhỏ và sức ép phải tồn tại và phát triển tốt cho VPLS/CTLVN, khi
thị trường pháp lý hiện nay đang có sự tham gia của các công ty luật nước ngoài
được cấp phép (gọi tắt là “CTLNN”) và
các luật sư nước ngoài (“LSNN”), nhất là khi năng lực cạnh tranh của LSVN và các VPLS/CTLVN còn
khiêm tốn trong một số lĩnh vực.
Vấn đề mà Bộ Tư Pháp đặt ra về việc: làm thế nào để tồn tại và
phát triển tốt trong môi trường cạnh tranh và những thay đổi mới trên
thị trường pháp lý là rất tham vọng và khó có thể giải quyết được trong khuôn
khổ của bản tham luận này.
Tôi chỉ xin nêu lên một số quan điểm cá nhân thông qua việc quan sát và
góp nhặt ý kiến đồng nghiệp và kinh nghiệm của các nước trên thế giới
khi dung hòa nhu cầu mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý và nhu cầu phát
triển của các công ty/văn phòng luật sư nội địa,cụ thể ở các khía cạnh: (1) các hướng
đào tạo để có được một đội ngũ LS trong nước có chuyên môn và kỹ năng hành
nghề chuyên nghiệp (hành nghề trong nước và quốc tế); và (2) các giải pháp/kinh
nghiệm để xây dựng phát triển các VPLS/CTLVN chuyên nghiệp.
1. Thực trạng và các giải pháp/kinh nghiệm cho
hướng phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của LSV
1.1
Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực kế thừa– Đào tạo luật
sư trẻ-yếu tố quyết định
a) Thế hệ luật sư kế tục là yếu tố quyết định đến sự phát triển thành
công của một văn phòng/công ty luật. Tuy nhiên, hiện nay có thể các luật sư trẻ của
Việt Nam
hiện nay chưa đạt được trình độ chuyên môn và kỹ năng để hành nghề ở mức độ có
thể cạnh tranh được với với các đồng nghiệp nước ngoài.
b) Tuy có sự tăng mạnh về số lượng LS, nhưng số lượng LS giỏi chuyên
môn và được đào một cách đầy đủ và hệ thống thì không nhiều. Theo đánh giá của
Đề án 123 Bộ Tư Pháp, đội ngũ luật sư đã từng làm việc trong những giao dịch
thương mại phức tạp có liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc có tầm vóc quốc tế
còn ít. Đội ngũ luật sư có chuyên môn về một lĩnh vực luật riêng biệt và
nắm được các ngóc ngách thường gặp của lĩnh vực đó để tham gia đàm phán ngang
hàng với các luật sư nước ngoài của bên đối tác là rất hiếm và có thể chỉ
dừng lại ở con số 20 người trên cả nước. Đánh giá này có thể chỉ là chủ quan,
nhưng đúng ở một số khía cạnh.
c) Đề án 123 cũng đã đề cập đến các nguyên nhân của những yếu kém này,
nổi bật nhất nằm ở chỗ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân
luật, đào tạo nghề luật sư nước ta còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu thực
tiễn. Nhiều luật sư chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề. Thêm vào đó
là khả năng Anh ngữ giao tiếp và Anh ngữ pháp lý để hành nghề còn yếu
kém. Trình độ tiếng Anh pháp lý quan trọng trong việc soạn thảo hợp đồng. Ví
dụ, khi soạn thảo hợp đồng, luật sư cần phải hiểu sâu sắc vấn đề, ý đồ khách
hàng và thể hiện những điều này qua cách dùng từ ngữ và cấu trúc câu gãy gọn
hàm chứa đủ ý nghĩa, không thừa không thiếu, có lợi cho thân chủ của mình nhưng
cũng không quá lộ liễu và khiến đối phương không
chấp nhận. Tôi cũng xin bổ sung thêm, khả năng lập luận và tư duy logic cũng
như khả năng nghiên cứu, phát hiện vấn đề, khả năng viết lách truyền đạt ý
tưởng của các sinh viên và các luật sư trẻ còn nhiều vấn đề cần được cải thiện.
d) Nếu tập trung vào các yếu kém kể trên và các
nguyên nhân dẫn đến các yếu kém đó thì việc đào tạo luật sư, thông qua Đề án 123 hay một
chương trình nào khác là một gạch nối- một đường link giữa thực tế và ước
vọng.
e) Vấn đề này có thể được hình
dung và sơ đồ hóa vấn đề này thì:
Trình độ hiện tại
(Thực tế) — đào tạo luật sư chuyên nghiệp –tiêu chuẩn luật sư Hội Nhập (ước
vọng).
Việc đào tạo là một đường gạch nối (link) giữa thực tế trình độ luật sư
Việt Nam hiện tại (thực tế) và đạt được tiêu chuẩn của luật sư thời hội nhập
(ước vọng).
Trước khi xác định điểm đến, thiết nghĩ chúng ta nên đánh giá
trình độ luật sư Việt Nam. Từ đó chúng ta mới đánh giá được độ dốc của con
đường cần phải đi từ thực tế đến ước vọng. Nếu đường đi này là một con đường có
độ dốc thoai thoải như một quả đồi thì phương tiện trang bị cho các luật sư trên
hành trình đến mục tiêu sẽ khác hơn khi con đường từ thực tế đến
mục tiêu này có độ dốc của một quả núi. Khi đó, trang bị cho những luật sư phải
là các phụ kiện của những nhà leo núi để chuẩn bị được việc bảo hộ an toàn khi
vấp ngã, động lực và niềm tin khi đó cũng phải sắt đá hơn. Sau đó, việc quan
trọng kế tiếp là xây dựng chương trình đào tạo, xác định được những luật sư này
cần kỹ năng gì hay kiến thức gì cần được đào tạo. Kế đến là việc xác
định đội ngũ huấn luyện viên (Giảng viên) phải như thế nào để chuyển tải được
các kỹ năng và kiến thức cần thiết.
f) Sau đây là một ví dụ cho việc đào tạo kỹ năng nghề và lồng ghép nội
dung của các môn luật nội dung vào quá trình đào tạo tại Úc.
* Tại Viện đào tạo Leo Cussen, liên kết với tòa thượng thẫm bang
Victoria, khóa học được thực hiện theo mô hình một xã hội hành nghề thu nhỏ,
trong đó có tòa án, ngân hàng, các cơ quan chính quyền liên quan.
Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn để thành lập một công ty luật do học viên đứng
đầu, hướng dẫn cách thành lập công ty, đặt tên công ty luật và đăng ký tài
khoản với ngân hàng và cũng được cấp các cheque để thể hiện việc chi tiêu và
thu nhập của công ty, và cuối khóa học sẽ kết toán công ty luật nào làm được
thu nhập bao nhiêu, đóng thuế thế nào.
* Khóa học sẽ tập trung vào 18 bộ hồ sơ của 18 khách hàng khác nhau về
các vấn đề tư vấn hoặc tranh tụng liên quan đến các bộ môn luật nội dung khác
nhau. Mỗi công ty luật của các học viên sẽ được các khách hàng là các luật sư
đóng giả gọi diện thoại đến để trình bày vụ việc và nhờ tư vấn hoặc hỗ trợ
tranh tụng.
* Mọi thư từ liên hệ với khách hàng sẽ được các học viên lưu lại trong
files và files này sẽ được kiểm tra/audit hàng tuần bởi các mentors (người
hướng dẫn). Trong các files này lưu lại các memo về việc interview khách hàng,
phát hiện ra các vấn đề (identify issues), Các thư tư vấn hoặc các bước tranh
tụng. Vào cuối khóa học các file này sẽ được kiểm tra để đánh giá kỹ năng
hành nghề của học viên thông qua công ty luật do học viên giả định lập
nên. Trong quá trình tư vấn hay tranh tụng giải quyết các vấn đề theo hồ
sơ học viên sẽ được lên lớp để thảo luật với các luật sư giảng viên về các môn
học nội dung liên quan đến hồ sơ đang thực hiện. Các học viên có thể được
bổ sung kiến thức và được các luật sư giảng viên trao đổi kinh nghiệm thực
tiễn, kiến thức hay kỹ năng viết tư vấn, kỹ năng tranh tụng trước tòa. Phương
pháp kiểm tra khóa học cũng đặc thù, đối với các hồ sơ tư vấn thì học viên sẽ
được đánh giá về kỹ năng tiếp khách hàng, cách đặt câu hỏi để thu thập thông
tin, cách tìm ra vấn đề mà khách hàng cần được tư vấn (vì có khi khách hàng
trình bày những vấn đề mà họ nghĩ là họ đang vướng phải, nhưng để đạt được mục
đích của transaction của họ thì họ cần được tư vấn những vấn đề khác hơn) và
bảng tư vấn. Đối với các môn tranh tụng thì ngày kiểm tra cuối khóa là ngày học
viên phải ra tòa thật với các bên tranh tụng và một thẩm phán thật hay một
barrister đóng giả thẩm phán. Các học viên trong vai trò luật sư của các bên sẽ
tranh luận cho case của mình. Vị thẩm phán sẽ chấm điểm.
Kết quả của khóa học sẽ là kết quả đánh giá của 18 môn học về cả kỹ
năng lẫn cách vận dụng luật nội dung vào các hồ sơ cụ thể. Thông qua khóa học
đó, học viên hiểu được khái quát một công ty luật được vận hành ra sao trong
một xã hội nghề nghiệp và từng bước tập làm luật sư.
Như vậy, có thể thấy Úc, trong ví dụ trên, quá trình đào tạo luật sư ở
là quá trình gắn liền với thực tập và áp dụng trực tiếp ngay lập tức các kiến
thức chuyên môn về luật đã học được. Hiện tại, các chương trình đào tạo của Học
viện tư pháp còn chưa lồng ghép nhiều việc thực tập và áp dụng trên thực tế các
kiến thức hành nghề luật sư.
g) Hiện nay, có một số sinh viên luật được đào tạo nước ngoài, nhưng
không được đào tạo một cách có hệ thống về kỹ năng và kiến thức hành nghề.
Đa số các du học sinh thường chọn ngành học Master of Law tại các nước Anh, Mỹ
và Châu Âu vì thời gian học ngắn, tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, ở
bậc học Master of Law chỉ chuyên về nghiên cứu các kiến thức luật mà không chú
trọng đến kỹ năng hành nghề của LS. Số lượng sinh viên học đầy đủ và hệ
thống nền pháp luật của nước ngoài để trở thành LS có khả năng hành nghề tại
chính nước sở tại là rất ít, vì ngành luật và nghề luật sư là một nghề khó và
không ưu tiên dành cho sinh viên nước ngoài. Có thể thấy các kiến thức luật học
được từ nước ngoài của sinh viên VN là từ ngọn chứ không phải từ gốc; và tập
trung nhiều về kiến thức luật. Do đó, khi trở về làm việc tại Việt Nam, các du
học sinh này vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề như một LS
chuyên nghiệp.
h) Hiện tại, nhu cầu được đào tạo của các LSVN và sinh viên luật để có
đầy đủ các kỹ năng và kinh nghiệm hành nghề như LS nước ngoài là rất lớn;
nhưng đa phần không có đủ chi phí cho việc đào tạo. Đề án 544,
Đề án 123 của Bộ Tư Pháp đang hỗ trợ việc đào tạo một số LSVN có kỹ năng
kinh nghiệm hành nghề quốc tế. Về vấn đề này, theo ý kiến của một LS khá
tên tuổi, nên tạo điều kiện cho sự đóng góp của nhà nước và chính người học vào
quá trình nàythông qua một Hợp đồng đào tạo. Theo hợp đồng này,
nhà nước sẽ chi phần lớn kinh phí đào tạo và người học sẽ đóng góp phần nhỏ,
đồng thời sẽ được hỗ trợ và tài trợ bởi các tổ chức và nhà nước nơi người học theo học. Đổi
lại, người được đào tạo sẽ được tuân thủ một số quy định sau khi tốt
nghiệp.
Vd: Sau khi tốt nghiệp, luật sư buộc phải có cam kết không được hành
nghề và tư vấn trong các vụ kiện chống lại lợi ích chung của Việt Nam hoặc các
doanh nghiệp Việt Nam. Luật sư có nghĩa vụ bắt buộc phải phục vụ cho Nhà
nước khi được yêu cầu. Người sử dụng lao động cũng sẽ được thông
báo về các nghĩa vụ này của người được đào tạo.
i) Về phía nhà nước, cần có chính sách giảm thuế đối với các hình thức
đào tạo học tập chuyên môn của LSVN như: giảm trừ nghĩa vụ thuế cho các CTLLVN
để tạo một quỹ đào tạo LS; và giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho chính luật sư
đối với các chi phí đào tạo, etc.
1.2 Nâng cao khả
năng chuyên môn và kĩ năng của LSVN đang hành nghề
a) Tại một số nước khác, để bắt buộc LS đang hành nghề nâng
cao chuyên môn và hỗ trợ kỹ năng cho LS trẻ, các liên đoàn/đoàn luật sư
đặt ra nhiều tiêu chí để tiếp tục quản lý việc sử dụng Thẻ hành nghề luật sư.
Khác với Việt Nam, thẻ hành nghề luạt sư tại các nước này không có giá trị vĩnh
viễn mà phải được gia hạn xem xét cấp lại hằng năm theo tiêu chí CPD –
Continuing Professional Development. Tiêu chuẩn CPD đòi hỏi LS phải rèn
luyện kỹ năng chuyên môn của mình để đáp ứng số điểm tổi thiểu cho
lần gia hạn thẻ luật sư tiếp theo.
b) Các ví dụ về điểm CPD tại các nước:
* Tại Anh, mọi luật sư hành nghề tại Vương quốc Anh và các luật sư
trong khối liên minh châu Âu hành nghề tại Vương quốc anh phải dạt 16 điểm CPD.
Để đạt điểm CPD, các luật sư tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp được liệt
kê trong một danh sách của Đoàn luật sư. Danh sách này qui định rất chi tiết và
cụ thể, bao gồm các hoạt động tham dự hội thảo nghề nghiệp, hội thảo chuyên môn, việc
tham gia vào cac giao dịch thương mại lớn…
* Tại bang Victoria – Úc, trong một năm, luật sư đang hành
nghề phải đạt được 9 Point CPD, tức là phải tham dự các hội thảo chuyên môn,
các hội nghị, các buổi trao đổi kỹ năng chuyên môn cho luật sư trẻ, etc do
Đoàn Luật Sư tổ chức; việc tham gia các hội nghị phải có sự tham gia tích cực
và đóng góp ý kiến chứ không phải dừng ở việc tham dự. Ngoài ra, việc chấm điểm
CPD với luật sư hành nghề cũng tạo ra sự trao đổi giao lưu nghề nghiệp giữa các
luật sư trẻ và luật sư có nhiều kinh nghiệm.
* Tại Canada, các luật sư đang hành nghề hằng năm phải có ít nhất 06 giờ
học hỏi, tham dự hỏi thảo nghề nghiệp, và không bao gồm giờ dành cho việc tự
học. Ngoài ra, còn nhiều hoạt động khác như tham gia giảng dạy, tham gia học
tập… để luật sư có thể đạt được số giờ CPD tương ứng.
Qua một số kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, tiêu chuẩn CPD là
một tiêu chuẩn rất gắt gao và được thực hiện rất nghiêm túc bới các luật sư để
có thể tiếp tục được gia hạn thời gian hành nghề hàng năm. Tham gia vào các
hoạt động để tính điểm CPD vừa là cơ hội giao lưu, học hỏi, mở rộng connection
của các luật sư và đồng thời cũng là cơ hội được học hỏi thêm nhiều kiến thức,
kĩ năng chuyên môn. Từ phía các Đoàn luật sư, việc tính điểm CPD sẽ nâng cao
năng lực của các luật sư trong đoàn, và cũng để Đoàn luật sư quản lý nghiêm túc
hơn việc hành nghề của các luật sư.
2. Xây dựng công ty
luật Việt Nam chuyên nghiệp
Theo Báo cáo 46/BC-BTP về Tổng
kết 5 năm thi hành Luật Luật Sư 2006, trong 5 năm triển khai thi hành
Luật Luật sư trên cả nước đã phát triển được gần 1.600 tổ chức hành nghề luật
sư, đưa số lượng tổ chức hành nghề luật sư trên toàn quốc từ 1.300 tổ chức hành
nghề luật sư năm 2006 lên 2.831 tổ chức hành nghề luật sư năm 2011 (tăng
217,8%) trong đó có 2.052 văn phòng luật sư, 779 công ty luật và có 104 luật sư
đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân.
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/archive/2290/
2. https://docluat.vn/archive/1766/
3. https://docluat.vn/archive/1801/
Có thể thấy, số lượng tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam tăng mạnh,
có hiện tượng manh mún và chưa tập hợp lại với nhau thành các công ty luật lớn
có quy mô và tính chuyên nghiệp cao. Điều này xuất phát từ những yếu tố lịch sử
và cũng như tính cách của người luật sư Việt Nam.
Có lẽ luật sư Việt Nam ai cũng giỏi lãnh đạo và có xu hướng trở thành “ngôi
sao”, nhưng khi đứng trong một dàn nhạc giao hưởng thì thành công của dàn nhạc
này không phụ thuộc vào sự nổi trội của các ngôi sao mà vào việc kết hợp nhịp
nhàng ăn ý với nhau theo sự điều phối của nhạc trưởng. Vấn đề là làm sao để các
ngôi sao chịu ngồi lại với nhau và các tìm ra nhạc trưởng biết kết hợp thế mạnh
nhiều người. VILAF, YKVN đã làm được điều đó, tập hợp một đội ngũ luật sư thanh
viên 10 người và một đội quân tinh nhuệ gần 50 luật sư, chuyên gia, trợ lý luật
sư. Luật Việt Indochine Counsel, LCT lawyers, Phuoc & Partners cũng tham
vọng trở thành những công ty chuyên nghiệp có đội ngũ hùng mạnh.
2.1
Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị công ty tại các CTLVN
a) Nguồn nhân lực – vấn đề đào tạo và giữ chân được các luật sư giỏi trước sự
thu hút của các công ty luật nước ngoài.
Trong sự cạnh tranh và thu hút nhân lực giỏi, các văn phòng/công ty
luật nội địa vẫn có một số lợi thế riêng biệt. Đó là tính gắn bó –
partnership của các công ty luật nội địa trong việc thu hút các nhân sự giỏi:
Trước tình hình khó khăn của khủng hoảng kinh tế và quá trình cắt giảm chi phí,
các tổ chức hành nghề luật sư cũng phải có sự thay đổi và cắt giảm nhân
lực/nguồn lực để đáp ứng và tồn tại.
Tính gắn bó ở các công ty luật nội địa còn thể hiện qua thông lệ “truyền
nghề”- đây là lợi thế của các công ty luật trong nước khi đã có sẵn nhiều luật
sư đi trước giàu kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề và sẵn sàng truyền các kinh
nghiệm này cho các luật sư tập sự. Điều này là cơ sở để các công ty luật nội
địa có thể đào tạo và thu hút nhiều luật sư giỏi ngay từ giai đoạn tập sự, và
tạo ra sự gắn bó lâu dài với công ty.
Tại Trung Quốc, theo đánh giá của Giáo sư Xiao Li – Đại học Thượng Hải,
việc cắt giảm nhân sự trong các văn phòng/công ty luật nước ngoài thường xảy ra
hàng loạt. Trong khi đó, các tổ chức hành nghề luật sư trong nước ít cắt giảm
nhằm duy trì nguồn nhân sự ổn định và trường hợp xấu nhất, có thể chỉ cắt giảm
giờ làm, hoặc giảm lương. Điều này tạo ra sự gắn bó và
cùng chia sẻ các khó khăn trong hoạt động của công ty luật nội địa; điều mà các
công ty luật nước ngoài không thể có được qua quá trình hoạt động tại nước
ngoài.
Kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản cho thấy: đặc thù
của việc cung cấp pháp lý là phải thấu hiểu được đặc trưng văn hóa, thói quen
pháp luật của chính nước mình – điều mà chỉ có công ty luật nội địa làm được.
Do đó, các công ty luật nội địa có thể dựa vào lợi thế “tính dân tộc” của mình
để thu hút nhân tài trong nước.
b) Hệ thống quản trị dữ
liệu tại văn phòng/công ty luật
Hiện nay, rất ít VPLS/CTLVN có một hệ thống quản trị dữ liệu, knowledge
management đầy đủ có thể hỗ trợ tối đa cho các chuyên gia và LSVN làm việc.
Điều này làm hạn chế rất nhiều tính chuyên nghiệp của các văn phòng luật
sư/công ty luật Việt Nam.
Tại các công ty luật nước ngoài, các hệ thống tính phí theo giờ
(billing), hệ thống kiểm tra mâu thuẫn (conflicts check), hệ thống kế toán
chuyên biệt; hệ thống dữ liệu khách hàng đã cộng tác với công ty, etc.
Ngoài ra, còn có hệ thống knowledge management quản lý tạm dịch quản lý
kiến thức- tức là việc xây dựng những mẫu hợp đồng, mẫu giấy tờ giao
dịch. Những mẫu hợp đồng này được xây dựng từ những chuyên gia luật, luật
sư giỏi trong công ty và được đặt trong một hệ thống dữ liệu, tổng hợp các kiến
thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm, các tài liệu liên quan đến việc hành nghề
một cách chuyên nghiệp. Hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc phát triển kiến thức
và nâng cao kỹ năng hành nghề của một văn phòng/công ty luật.
Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, để quyết định đến khả năng phát
triển công ty và trở thành một công ty/văn phòng luật chuyên nghiệp, các hệ
thống quản trị văn phòng và support này là yếu tố quyết định. Đây chính là điểm
yếu lớn nhất của CTLVN.
2.2
Tiếp cận và giữ chân khách hàng
Thực tế của một số CLTVN cho thấy rằng lựa chọn của khách hàng đối với
dịch vụ pháp lý của một công ty luật phụ thuộc rất nhiều yếu tố, không chỉ liên
quan đến chất lượng dịch vụ mà còn liên quan đến sự tin tưởng, tính bản địa,
các mối quan hệ cộng tác trước đó.
Khách hàng của các công ty luật có thể chia thành hai nhóm chính: các
khách hàng nội địa và các khách hàng quốc tế. Khi xem xét sử dụng dịch vụ pháp
lý của một công ty luật trong nước và một công ty luật nước ngoài, khách hàng
trong nước và khách hàng nước ngoài sẽ có những phản ứng khác nhau.
Đối với khách hàng
trong nước:
Các công ty luật nội địa đã có sẵn được sự tin tưởng của khác hàng vì
khả năng hiểu và thông thạo các điều kiện về văn hóa, luật pháp, thói quen pháp
luật, các mối quan hệ với chính quyền tại chính nước mình. Tuy nhiên, vẫn còn
những đối tượng khách hàng có tâm lý “sính ngoại” và chọn lựa dịch vụ pháp lý
của một công ty luật nước ngoài, có khi chỉ để gây uy thế với đối tác.
Điều này cũng có thể ví như việc người Việt Nam tích dùng hàng hiệu nước ngoài.
(Phải chăng các VPLS/CTLVN cũng cần tạo nên “thương hiệu” riêng của mình?)
Kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản cho thấy: đặc thù
của việc cung cấp pháp lý là phải thấu hiểu được đặc trưng văn hóa, thói quen
pháp luật của chính nước mình – điều mà chỉ có công ty luật nội địa làm được.
Do đó, các công ty luật nội địa có thể dựa vào lợi thế “tính dân tộc” của mình
để thu hút khách hàng trong nước. Các VPLS/CTLVN phải bằng cách nào đó
khơi dây niềm tin, lòng tự hào dân tộc của các khách hàng.
Đối với khách hàng
nước ngoài:
* Trong quá trình hành nghề, LSVN cần quan tâm đến pháp luật, hệ thống
pháp luật, thói quen ứng xử trước pháp luật của khách hàng tại chính quốc gia
của họ. Các khách hàng quốc tế, do những ràng buộc hay hạn chế của luật pháp
nước họ, sẽ có những mối quan tâm, lo lắng, câu hỏi đặc thù khi đầu tư và kinh
doanh ở một nước khác. VD: hàng Mỹ, Anh Úc thường lo sợ các trách nhiệm hình sự
đối với các cá nhân lãnh đạo công ty của họ nếu như trong giao dịch có việc
phải trả một số tiền cao hơn số tiền cần trả cho đối tác cho những khoản chi nào
đó chưa rỏ ràng (thường được gọi là “premium”) vì những khoản
chi như vậy dễ bị xem là đối tượng xem xét của kiểm toán, hoặc bộ luật chống
tham nhũng khi làm việc với chính phủ nước ngoài. Khi đó luật sư phải biết cấu
trúc giao dịch thương mại sao cho khách hàng nước ngoài không chịu trách nhiệm
pháp lý về các khoản này.
Để đạt được sự thấu hiểu tâm lý, thông tục, các suy nghỉ của khách nước
ngoài, LSVN cần được đào tạo thông qua các các khóa học tại đã được đề cập ở
phần 1 của bài thm luân này và thông qua công việc.
* Lợi thế của văn phòng/công ty luật trong nước trong việc thu hút
khách hàng nước ngoài là sự thông thạo và hiểu biết pháp luật trong nước; ngoài
ra còn có các mối quan hệ với chính quyền và cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, các
văn phòng/công ty luật trong nước lại bị hạn chế về kiến thức văn hóa, ngôn
ngữ, kiến thức pháp lý của pháp luật quốc tế và nước ngoài (của khách hàng tư
vấn) so với công ty luật quốc tế.
* Tại nhiều nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, quá trình mở cửa thị
trường dịch vụ pháp lý gắn liền với yêu cầu bắt buộc của các công ty luật nước
ngoài phải liên kết với các công ty luật trong nước. Điều này mang lại nhiều
lợi ích cho các công ty luật trong nước như: các công ty luật trong nước có thể
học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề trong quá trình cộng tác
với các công ty luật nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để công ty luật trong nước
mở rộng các mạng lưới tìm kiếm khách hàng.
* Để vẫn giữ được nguồn khách hàng và thu được phí tư vấn/ phí vụ việc:
các tổ chức luật sư trong nước có thể tính phí cho khách hàng bằng Credit
Package: tức là khách hàng trả một phần phí tư vấn chỉ sau khi sự việc hoàn
thành, hoặc đạt được những lợi ích từ lời tư vấn trong tương lai.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng việc khách hàng thường chọn công ty
luật dựa trên các tiêu chí: (1) sự tin
tưởng (chọn công ty luật của quốc gia mình, có mối quan hệ hợp tác trước đo, có
quan hệ hợp tác của công ty mẹ/công ty con đối, etc); (2) khả năng xuất sắc, kinh nghiệm trong lĩnh vực cần tư vấn; (3) mức phí hợp lý có mang lại giá trị cho thân chủ (khác với khái
niệm phí rẻ)
Trong các tiêu chí này, các VPLS/CTLVN có rất nhiều ưu thế để thu hút
nguồn khách hàng trong nước và cả nước ngoài, nhưng chưa tận dụng hết các ưu
thế này. Sự tin tưởng của các khách hàng đối với công ty luật thường được
xây dựng lâu dài thông qua các mối quan hệ hợp tác đã có trước đó giữa hai bên,
hoặc giữa công ty luật với công mẹ/công ty con cần tư vấn. Để giữ gìn và phát
triển các mối quan hệ hợp tác này, các VPLS/CTLVN cần chú ý đến việc kết nối
với các công ty khác để tạo mạng lưới cho việc giới thiệu khác hàng vì hiện nay
phần lớn CTLVN vẫn chưa vươn ra khỏi lãnh thổ VN, trừ công ty luật YKVNcó
sự hiện diện tạiSingapore.
3. Kết luận
Quá trình mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý là một quá trình không thể
tránh khỏi trong việc hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, do những đặc thù của lĩnh
vực cung cấp dịch vụ pháp lý, việc mở cửa phải đúng nhịp với việc phát
triển với LSVN và VPLS/CTLVN để sao cho việc gia nhập của các nhân tố bên ngoài
phải trở thành chất xúc tác thúc đẩy được việc nâng cao kỹ năng của luật sư
Việt Nam và bảo đảm lợi ích quốc gia.
Do đó, cần phải có sự cân bằng và hài hòa hóa giữa việc mở cửa và sự
phát triển các tổ chức hành nghề luật sư trong nước. Nếu quyết định
phải mở cửa thì nên mở ở mức độ nào, có cần phải có các “hàng rào kỹ thuật”
hay không. Và kể cả khi có các “hàng rào kỹ thuật rồi thì cũng cần phải có
sự chuẩn bị huấn luyện một đội tuyển tinh nhuệ và không được chủ quan kể cả khi
thi đấu trên sân nhà vì các đội tuyển bạn có bề dày thi đấu lâu năm..
Tham luận trên đã trình bày một số vấn đề và hướng phát triển, giải
pháp để nâng cao năng lực và hiểu quả hoạt động cho các tổ chức hành nghề luật
sư trong nước, tập trung ở hai khía cạnh: (1) phải xây dựng được một đội ngũ
luật sư Việt Nam có kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp và chuyên môn; và (2) phải
xây dựng được tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp.
Tôi xin kết luận bản tham luận này bằng việc dẫn lời của luật sư
Trương Nhật Quang, luật sư điều hành của YKVN, một trong những công ty luật
hàng đầu của Việt Nam:
“Vấn đề then chốt vẫn là cải thiện chất lượng dịch vụ và các công ty
luật trong nước cần có kế hoạch về lâu dài cải thiện dần chất lượng dịch vụ. Nếu
tự mình làm được thì tốt. Nếu không tự mình làm được thì phải nghĩ đến việc
tuyển người bên ngoài, hoặc hợp tác với một công ty luật quốc tế để đạt được
mục đích này”.
Theo tôi, chính sách mở cửa có điều kiện của Việt Nam (VD : yêu
câu về hợp tác kinh doanh hay hợp tác với công ty luật trong nước) cộng với các
chương trình đề tài mà bộ tư pháp chủ trì như đề tài 123, 544 hay theo hình
thức đầu tư công – Public Private Partnership (nhà nước và nhân dân cùng làm)
trong việc đào tạo luật sư, nếu được áp dụng triệt để, sẽ có thể giúp các CTLVN
đạt được mục tiêu: Tồn tại và phát triển tốt trong môi trường cạnh tranh.
PHỤ LỤC
Bảng 1: Thách
thức cạnh tranh giữa công ty luật nội địa và công ty luật nước ngoài ở Nhật Bản
và Hàn Quốc và các kinh nghiệm đối phó:
#
|
Liên |
Nhật |
Các thách thức của công ty luật trong nước trong |
– Các – Tuy |
Mức độ cạnh tranh giữa công ty luật trong nước Đối với lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài: sự hợp Đối với lĩnh vực đầu tư trong nước: các công ty |
Các giải pháp chiến lược |
Cung cấp dịch vụ pháp lý đầy đủ (full services) Xây dựng mối quan hệ với khách hàng (thấu hiểu Có khả năng thấu hiểu khách hàng, nhu cầu và tâm Xây dựng uy tín. |
Mở rộng lĩnh vực hoạt động để đáp ứng nhu cầu |
Bảng 2: Lợi thế cạnh
tranh giữa VPLS/CTLVN và CTLNN
# |
Công |
Công |
Ưu |
· · · |
· · · · · |
Nhược |
· · · |
· · Khác biệt với văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam à khó khăn hơn khi làm việc với khách hàng Việt Nam và phải nhờ |