(TBKTSG) – Trong những ngày gần đây, các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế đã liên tục được sửa đổi, bổ sung. Theo lý thuyết, những thay
đổi đó đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đã
kéo số giờ thực hiện các thủ tục về thuế xuống mức của các nước ASEAN – 6.
Song, thực tế đang có một “ma trận” các văn bản quy phạm pháp luật về thuế.
Nghị định sửa nhiều nghị định và thông tư sửa nhiều thông tư
Thực
hiện Nghị quyết 19/2014/NQ-CP của Chính phủ và với sự vào cuộc kiên quyết, sát
sao của Thủ tướng Chính phủ, gần như ngay lập tức, ngày 25-8-2014, Bộ Tài chính
đã ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của bảy thông
tư về thuế đã ban hành trước đó.
Tại kỳ
họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Luật về thuế (Luật số 71/2014/QH 13) gồm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN), thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài nguyên và Luật Quản lý thuế.
Chắc
chắn rằng, trong một ngày không xa nữa, Chính phủ sẽ ban hành một nghị định quy
định chi tiết thi hành Luật số 71/2014/QH13. Ngày 1-10-2014, Bộ Tài chính ban
hành Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP.
Và, chắc chắn sẽ có thêm một thông tư nữa hướng dẫn thi hành nghị định quy định
chi tiết Luật số 71 nêu trên.
“Ma
|
Như
vậy, đã và sẽ có một hệ thống các văn bản pháp luật về thuế chồng lên nhau theo
từng nấc. Trước hết, một thông tư sửa đổi, bổ sung bảy thông tư và được giải
thích rằng, đó là những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Sau đó là một
nghị định sửa nhiều nghị định với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ
nhưng Bộ Tài chính vẫn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành.
Việc
ban hành một luật sửa nhiều luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội và tất nhiên,
Chính phủ sẽ phải có tiếp một nghị định sửa nhiều nghị định, Bộ Tài chính lại
phải có một thông tư sửa nhiều thông tư theo nghị định của Chính phủ. Đó là một
“ma trận” văn bản về thuế. “Ma trận” này sinh ra, suy cho cùng là do trong các
văn bản quy phạm pháp luật về thuế, cơ quan quản lý nhà nước đã có quá nhiều
“sáng tạo”, dành quá nhiều thuận lợi về mình, đẩy khó khăn cho người dân và
doanh nghiệp.
Chẳng
hạn, Thông tư 119/2014/TT-BTC được giải thích đó là những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Bộ Tài chính liệu có thỏa đáng? Bởi, thông tư hướng dẫn chỉ được phép
cụ thể hóa những quy định của luật và nghị định, sao có thể đặt thêm những quy
phạm pháp luật?
Việc
phải ban hành một nghị định sửa nhiều nghị định, một luật sửa nhiều luật cũng
tương tự như vậy. Bởi, nghị định của Chính phủ, các luật thuế cũng đều do Bộ Tài
chính chủ trì soạn thảo.
Rất “may” cho cộng đồng doanh nghiệp khi Ngân hàng Thế giới đánh giá và xếp
hạng về thủ tục thuế, nước ta “được” đứng ở cuối bảng so sánh. Nếu không, đã
chắc gì có một cuộc tự rà soát để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp
như đã thực hiện!
“Ma
trận” các văn bản về thuế còn là sản phẩm tất yếu của quy trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật của nước ta với nguyên tắc luật khung, tạo ra một hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật “phức tạp nhất thế giới” như Bộ trưởng Bộ Tư
pháp Hà Hùng Cường đã nhận định khi trả lời chất vấn trước Quốc hội. “Ma trận”
này có ở tất cả các lĩnh vực, song lĩnh vực thuế là điển hình vì các luật về
thuế là luật khung ở mức độ cao nhất trong tất cả các luật khung ở nước ta hiện
nay.
Cần làm gì?
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/tt-133-2016-tt-btc-huong-dan-che-do-ke-toan-doanh-nghiep-nho-va-vua-phan-1/
2. https://docluat.vn/nd-60-2015-nd-cp-sua-bo-sung-nd-58-2012-nd-cp/
3. https://docluat.vn/nd-23-2015-nd-cp-ve-chung-thuc-ban-sao-chu-ky-hop-dong/
4. https://docluat.vn/cv-1520-htqtct-ct-huong-dan-xac-nhan-so-yeu-ly-lich/
“Ma
trận” các văn bản về thuế đã tạo ra hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chồng
chéo, chắp vá và gây khó khăn lớn cho đối tượng thực hiện. Chẳng hạn, để biết
quy định nào của Luật Thuế TNDN còn hiệu lực thi hành và quy định cụ thể như
thế nào, đối tượng thực hiện phải so sánh Luật Thuế TNDN năm 2008, Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013, Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều tại các luật thuế năm 2014, các nghị định và thông tư tương ứng, trong
đó có cả nghị định sửa nhiều nghị định và thông tư sửa nhiều thông tư.
Không
ít công ty kiểm toán, tư vấn thuế cũng đang như “gà mắc tóc” với “ma trận” nêu
trên khi tư vấn cho khách hàng của mình. Do đó, với chủ các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tìm hiểu, nắm vững chính sách thuế
hiện nay dường như là “bất khả thi”. Sai phạm do không biết chắc chắn sẽ xảy ra
và một bộ phận (không nhỏ) cán bộ, công chức thuế sẽ “đục nước, béo cò”. Đó là
hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường kinh doanh.
Để khắc
phục khó khăn và hậu quả nêu trên, rất cần có văn bản hợp nhất các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế. Điều 92 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định: “(1) Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản quy phạm pháp luật
được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản được sửa đổi, bổ sung; (2) Việc hợp
nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”.
Quy
định của pháp luật đã có, thực tiễn đã đòi hỏi rất cấp bách, đề nghị Ủy ban
Thường vụ Quốc hội chỉ đạo để hợp nhất các luật về thuế để trên cơ sở đó, Chính
phủ và Bộ Tài chính thực hiện việc hợp nhất các nghị định, thông tư theo thẩm
quyền. Chỉ khi đó, việc cải cách thủ tục hành chính mới thực sự đem lại sự
thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
(*) Trưởng ban Tư vấn và Phản biện chính sách –
Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam
Ngày 1-10-2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP |