1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng1.3 Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả1.4 Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
3 Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
3.1 Điều 5. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm3.2 Điều 6. Vi phạm các quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm3.3 Điều 7. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm3.4 Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm3.5 Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế3.6 Điều 10. Vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh3.7 Điều 11. Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế3.8 Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch3.9 Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm dịch y tế biên giới3.10 Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng3.11 Điều 15. Vi phạm quy định về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt3.12 Điều 16. Vi phạm quy định về mai táng, hỏa táng3.13 Điều 17. Vi phạm quy định về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động3.14 Điều 18. Vi phạm quy định khác về môi trường y tế3.15 Điều 19. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS3.16 Điều 20. Vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV3.17 Điều 21. Vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV3.18 Điều 22. Vi phạm quy định về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV3.19 Điều 23. Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV3.20 Điều 24. Vi phạm quy định khác về phòng, chống HIV/AIDS3.21 Điều 25. Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá3.22 Điều 26. Vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá3.23 Điều 27. Vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá3.24 Điều 28. Vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá3.25 Điều 29. Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá3.26 Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia3.27 Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia3.28 Điều 32. Vi phạm các quy định về khuyến mại rượu, bia3.29 Điều 33. Vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia3.30 Điều 34. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia3.31 Điều 35. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia3.32 Điều 36. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia3.33 Điều 37. Vi phạm các quy định về tài trợ rượu, bia
4.1 Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh4.2 Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh4.3 Điều 40. Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh4.4 Điều 41. Vi phạm quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú và trong thời gian lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi4.5 Điều 42. Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm4.6 Điều 43. Vi phạm các quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo4.7 Điều 44. Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác4.8 Điều 45. Vi phạm quy định về xác định lại giới tính4.9 Điều 46. Vi phạm quy định về khám sức khỏe4.10 Điều 47. Vi phạm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh4.11 Điều 48. Vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh4.12 Điều 49. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ4.13 Điều 50. Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ4.14 Điều 51. Vi phạm quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1.1 Điều 52. Vi phạm các quy định về hành nghề dược1.2 Điều 53. Vi phạm quy định về cơ sở kinh doanh dược và điều kiện kinh doanh dược1.3 Điều 54. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược1.4 Điều 55. Vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược1.5 Điều 56. Vi phạm quy định về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc1.6 Điều 57. Vi phạm quy định về sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc1.7 Điều 58. Vi phạm quy định về bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc1.8 Điều 59. Vi phạm quy định về bán lẻ thuốc, dược liệu1.9 Điều 60. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc1.10 Điều 61. Vi phạm quy định về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc và cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại1.11 Điều 62. Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thuốc, thử lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc1.12 Điều 63. Vi phạm quy định về thực hiện thử thuốc trên lâm sàng1.13 Điều 64. Vi phạm quy định về bao bì, nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc1.14 Điều 65. Vi phạm quy định về thuốc phải kiểm soát đặc biệt1.15 Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý giá thuốc1.16 Điều 67. Vi phạm quy định về thông tin thuốc1.17 Điều 68. Vi phạm quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm1.18 Điều 69. Vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện1.19 Điều 70. Vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm1.20 Điều 71. Vi phạm quy định về mua bán mỹ phẩm trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm
2.1 Điều 72. Vi phạm các quy định về phân loại trang thiết bị y tế2.2 Điều 73. Vi phạm các quy định về sản xuất trang thiết bị y tế2.3 Điều 74. Vi phạm các quy định về đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế2.4 Điều 75. Vi phạm các quy định về mua bán trang thiết bị y tế2.5 Điều 76. Vi phạm các quy định về nhập khẩu trang thiết bị y tế2.6 Điều 77. Vi phạm các quy định về dịch vụ tư vấn về trang thiết bị y tế2.7 Điều 78. Vi phạm các quy định về thông tin trang thiết bị y tế2.8 Điều 79. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế
3.1 Điều 80. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế3.2 Điều 81. Vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý của tổ chức vào danh sách tham gia bảo hiểm y tế3.3 Điều 82. Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế3.4 Điều 83. Vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế3.5 Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh3.6 Điều 85. Vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế3.7 Điều 86. Vi phạm quy định về quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế3.8 Điều 87. Vi phạm quy định về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế3.9 Điều 88. Vi phạm quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế3.10 Điều 89. Vi phạm quy định về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế3.11 Điều 90. Vi phạm quy định về xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế3.12 Điều 91. Vi phạm quy định về báo cáo thực hiện bảo hiểm y tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền3.13 Điều 92. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế3.14 Điều 93. Vi phạm quy định về cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế3.15 Điều 94. Vi phạm quy định về gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định3.16 Điều 95. Vi phạm quy định khác về bảo hiểm y tế
4.1 Điều 96. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến thông tin, tư vấn về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình4.2 Điều 97. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn4.3 Điều 98. Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi4.4 Điều 99. Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi4.5 Điều 100. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính4.6 Điều 101. Vi phạm các quy định về cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình4.7 Điều 102. Vi phạm quy định về bán phương tiện tránh thai
5.1 Điều 103. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân5.2 Điều 104. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra5.3 Điều 105. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường5.4 Điều 106. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân5.5 Điều 107. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan5.6 Điều 108. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng5.7 Điều 109. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam5.8 Điều 110. Thẩm quyền của cơ quan Thuế5.9 Điều 111. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo hiểm xã hội5.10 Điều 112. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế5.11 Điều 113. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính5.12 Điều 114. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện hành vi vi phạm
6.1 Điều 115. Hiệu lực thi hành6.2 Điều 116. Điều khoản chuyển tiếp6.3 Điều 117. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
NGHỊ ĐỊNH117/2020/NĐ-CP
ngày 28 tháng 9 năm 2020
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi
phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Phòng, chống
nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống
bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo hiểm
y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo
hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Khám bệnh,
chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Phòng, chống
tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Dược ngày
06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Phòng, chống
tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Pháp lệnh về
dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh về
dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy
định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục
hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá
nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định
về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
b) Vi phạm các quy định
về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định
về dược, mỹ phẩm;
d) Vi phạm các quy định
về trang thiết bị y tế;
đ) Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
e) Vi phạm các quy định
về dân số.
3. Các hành vi vi phạm
hành chính khác trong lĩnh vực y tế không quy định tại Nghị định này mà được
quy định tại các nghị định khác về xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định
tại nghị định đó để xử phạt.
4. Khi phát hiện các
hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7; điểm e khoản 5, điểm b khoản
6 Điều 38; các điểm a, b khoản 7 Điều 44; khoản 6 Điều 48; điểm a khoản 2 Điều
52; khoản 3 Điều 53; điểm a khoản 1 Điều 54; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản
5, khoản 7 Điều 57; khoản 7 Điều 58; khoản 7 Điều 59; điểm a khoản 4 Điều 60;
điểm c khoản 5 Điều 67; khoản 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; các điểm a, b
khoản 3 Điều 73; khoản 4 Điều 80; các điểm d, đ, e, g, h khoản 2 Điều 85; các
điểm d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 86 hoặc trường hợp tái phạm đối với các hành
vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản, 3 Điều 7; khoản 9 Điều 15; khoản 6
Điều 40; điểm a khoản 6 Điều 44; điểm
b khoản 5 Điều 67 và các khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định này, người có thẩm quyền
đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản
1, 2 và 4 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của
pháp luật về tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng trả lại hồ sơ vụ việc
cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3
Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức
Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây viết tắt là cá nhân, tổ chức) thực
hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này; người có thẩm quyền
lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có
liên quan.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định
tại Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được
thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ
thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành
lập theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại, gồm: Nhà đầu tư trong nước,
nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư là cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt
Nam;
d) Tổ chức xã hội, tổ
chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội
nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
e) Cơ quan nhà nước
có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được
giao;
g) Tổ hợp tác;
h) Các tổ chức khác
theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ
gia đình, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện
hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành
chính đối với cá nhân.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành
chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt
chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng
một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với: giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III; giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm
HIV; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh rượu,
bia; giấy phép hoạt động Ngân hàng mô; chứng chỉ hành nghề dược; chứng chỉ hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
c) Đình chỉ hoạt động
có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
d) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử
phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h
và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu
quả sau đây:
a) Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật, trường hợp không hoàn trả được
cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc thực hiện biện
pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm
khác;
c) Buộc thực hiện việc
cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, kiểm tra, xử lý y tế;
d) Buộc thực hiện các
biện pháp vệ sinh hệ thống cung cấp, truyền dẫn nước sạch;
đ) Buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV,
thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khai trên
phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03
ngày theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý
xin lỗi công khai;
e) Buộc tiếp nhận, thực
hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV;
g) Buộc tiếp nhận người
nhiễm HIV;
h) Buộc xin lỗi trực
tiếp người bị phân biệt đối xử, người hành nghề, người bệnh;
i) Buộc điều chuyển lại
vị trí công tác;
k) Buộc thực hiện quyền,
lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV;
l) Buộc hủy bỏ quyết
định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm
HIV;
m) Buộc hoàn trả số
tiền lãi đối với khoản chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm khoản
đóng góp bắt buộc; buộc hoàn trả số tiền do trốn, gian lận khoản đóng góp bắt
buộc; buộc hoàn trả số tiền do sử dụng sai quy định;
n) Buộc chi trả toàn
bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
o) Buộc hoàn trả toàn
bộ số tiền chênh lệch, trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp
vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
p) Buộc hoàn trả số
tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có); buộc hoàn trả số
tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có). Trường hợp không hoàn
trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
q) Buộc hoàn trả số
tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có);
r) Buộc tháo dụng cụ
tử cung, thuốc cấy tránh thai;
s) Kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh; giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược; giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất
trong nước; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; số tiếp nhận
phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố; giấy đăng ký lưu
hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết
bị y tế thuộc loại B, C, D.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với
cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối
đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá
nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối
đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối
với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối
đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với
cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối
đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và
trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối
với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được
quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với
cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân.
6. Thẩm quyền phạt tiền
của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt
tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ
chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Chương II.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. HÀNH
VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Điều 5. Vi phạm quy định về thông tin,
giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền đối với
hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh
truyền nhiễm cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo một
trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động
dưới 100 người;
b) Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động
từ 100 người đến dưới 300 người;
c) Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động
từ 300 người đến dưới 500 người;
d) Phạt tiền từ
7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động
từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến
dưới 1.500 người;
e) Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động
từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở
lên.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng quy định của pháp luật về thời điểm hoặc thời lượng phát sóng hoặc
dung lượng hoặc vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tin không
chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm sau khi công
bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
y tế cung cấp;
b) Thu tiền việc
thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương
tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự
án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.
4. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc cải chính
thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa
tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi
quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm
b khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Vi phạm các quy định về vệ sinh
phòng bệnh truyền nhiễm
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp
bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải
sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo
đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải
sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đủ nước uống,
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục
theo quy định của pháp luật;
b) Không có hoặc có
công trình vệ sinh nhưng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh trong cơ sở giáo dục
theo quy định của pháp luật;
c) Không đủ ánh sáng
trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
d) Không giáo dục cho
người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh
trong sinh hoạt, lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Không tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh
hoặc không kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường; không triển khai thực hiện
các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo
đảm vệ sinh nơi sản xuất, kinh doanh, xử lý chất thải công nghiệp và biện pháp
vệ sinh khác theo quy định của pháp luật làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử
trùng, tẩy uế đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về giám sát bệnh
truyền nhiễm
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc
khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy
định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện
xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện
giám sát bệnh truyền nhiễm;
b) Không báo cáo hoặc
báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
c) Che giấu, không
khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản
thân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu, không
khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo,
thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan
tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm an
toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một
trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I sau khi đã công
bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I;
b) Không đánh giá
nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;
c) Tiến hành xét nghiệm
vượt quá phạm vi chuyên môn sau khi đã được công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh
học cấp I, cấp II;
d) Không xây dựng và
tổ chức thực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học theo quy định của pháp
luật;
đ) Không lập và lưu
biên bản tại cơ sở xét nghiệm về xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học ở mức
độ ít nghiêm trọng.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một
trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II sau khi đã công bố đạt tiêu chuẩn an
toàn sinh học cấp II;
b) Không xây dựng kế
hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học hoặc kế hoạch xây dựng
không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
c) Không khử trùng hoặc
tiệt trùng chất thải sử dụng trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống
thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời đối với cơ sở xét nghiệm an toàn
sinh học cấp II.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không huy động hoặc
huy động không kịp thời nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố an toàn sinh học
theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học theo quy định của pháp
luật;
b) Thu thập, vận chuyển, bảo
quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, traođổi và tiêu hủy mẫu bệnh
phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm không tuân thủ quy định về chế
độ quản lý mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm;
c) Không báo cáo Sở Y
tế về sự cố an toàn sinh học và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự
cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một
trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III sau khi đã được
cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III;
b) Bảo quản, lưu giữ,
sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A khi không đủ điều kiện;
c) Không khử trùng hoặc
tiệt trùng chất thải sử dụng trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống
thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời đối với cơ sở xét nghiệm an toàn
sinh học cấp III.
5. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức diễn
tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học hằng năm đối với cơ sở xét
nghiệm an toàn sinh học cấp III;
b) Tiến hành xét nghiệm
khi chưa thực hiện thủ tục tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp
II hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III
hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III đã hết hiệu lực.
6. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động
của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối
với hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động
của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, cấp II trong thời hạn từ 03 tháng
đến 06 tháng đối với hành vi quy định điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy
định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc
cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với
bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng;
b) Không tư vấn cho
người được tiêm chủng, cha, mẹ hoặc gia đình, người giám hộ của trẻ được tiêm
chủng trước khi tiêm chủng; không tư vấn về lợi ích và rủi ro có thể gặp khi
tiêm chủng;
c) Không hướng dẫn
người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí
phản ứng sau tiêm chủng;
d) Không báo cáo hoặc
báo cáo không đầy đủ về hoạt động tiêm chủng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng hoặc
cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh
phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng
có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không cấp và ghi sổ
theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử cho người đến tiêm tại
cơ sở tiêm chủng;
c) Không thống kê
danh sách đối tượng đã tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng;
d) Không theo dõi người
được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối
tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng;
đ) Không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu
có liên quan khi có yêu cầu nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh
xác định các trường hợp được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai biến nặng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được
tiêm chủng;
e) Không lưu giữ, quản
lý các tài liệu, hồ sơ về tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của
pháp luật.
3. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khám sàng lọc
hoặc khám sàng lọc không đầy đủ cho đối tượng được tiêm chủng;
b) Không thực hiện
đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin;
c) Không thực hiện
đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về an toàn tiêm chủng, quản
lý đối tượng tiêm chủng;
d) Không dừng ngay buổi
tiêm chủng khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng;
đ) Không thống kê đầy đủ thông tin liên
quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo
cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến;
e) Không tổ chức tiêm
chủng chống dịch khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh đã đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin
trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
g) Tính vào giá dịch
vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch
đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm;
h) Bán vắc xin, sinh
phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
4. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm chủng
đúng chỉ định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng;
b) Không xử trí cấp cứu,
chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
c) Không chuyển người
bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất trong
trường hợp vượt quá khả năng;
d) Không cấp cứu, điều
trị người bị tai biến nặng sau tiêm chủng và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24
giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến nặng sau tiêm chủng;
đ) Không bảo đảm một trong các điều kiện của
cơ sở tiêm chủng cố định sau khi đã công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
5. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng vắc xin,
sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Tiêm chủng khi
chưa thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
6. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vắc xin không có giấy
đăng ký lưu hành, vắc xin đã hết hạn sử dụng, vắc xin kém chất lượng.
7. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Đình chỉ toàn bộ
hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với
hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 và các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các
điểm g và h khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì
nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc tiêu hủy vắc
xin đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về phòng lây nhiễm
bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo hoặc
khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc,
nhân viên y tế;
b) Không đăng ký theo
dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra viện hoặc kết thúc việc điều trị tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không tư vấn về
các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người
bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo
thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm được khám bệnh, chữa bệnh tại
cơ sở của mình cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp;
b) Không theo dõi sức
khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp
tham gia khám bệnh, chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm
A;
c) Không thực hiện
các biện pháp phòng, chống lây nhiễm đối với người mắc bệnh truyền nhiễm;
d) Không vệ sinh, khử
trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác khi phát hiện
môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C, người mắc bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm B và C, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm B và C, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị
nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A.
4. Phạt tiền từ
7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không vệ sinh, khử trùng, tẩy
uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác khi phát hiện môi trường
có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử
trùng, tẩy uế và biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác đối với hành vi
vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về cách ly y tế,
cưỡng chế cách ly y tế
1. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách
ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly
y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này;
b) Từ chối hoặc trốn
tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Không lập danh
sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện
pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách
ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn
tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng
kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Cách ly y tế, cưỡng
chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng
chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế
cách ly y tế đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a,
b khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện
pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện
pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh
dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
b) Không báo cáo với Ủy
ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch
theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che dấu tình trạng bệnh của
mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
b) Không thực hiện hoặc
từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;
c) Không tham gia chống
dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;
d) Thu tiền khám và
điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
đ) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy
động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ các trường hợp
quy định tại điểm c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện
quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống
công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện
quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung
gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện
quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt
động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện
quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc
nhóm A;
b) Đưa ra khỏi vùng
có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa
khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
c) Không thực hiện
quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung
gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
5. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử
lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình
trạng khẩn cấp về dịch;
b) Không thực hiện
quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp
về dịch;
c) Đưa người, phương
tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về
dịch;
d) Không thực hiện
quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy
cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp
về dịch.
6. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện
pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều
này;
2. Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm
d khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
a) Buộc tiêu hủy động
vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác đối với hành vi quy định tại điểm đ
khoản 2, điểm b, c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này;
b) Buộc xử lý y tế
phương tiện vận tải đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm dịch y tế
biên giới
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo Bộ Y
tế bằng văn bản sau khi khắc mới, khắc lại, thu hồi, hủy, hủy giá trị sử dụng,
mất con dấu kiểm dịch y tế;
b) Không lập sổ lưu mẫu
con dấu kiểm dịch y tế;
c) Không lập hồ sơ
lưu theo quy định khi khắc mới, khắc lại con dấu kiểm dịch y tế;
d) Không liên lạc
ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trong trường hợp hành
khách hoặc phi hành đoàn trên chuyển bay hoặc hành khách, thuyền viên trên tàu
thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm trước khi tàu bay
cất, hạ cánh, tàu thuyền cập cảng;
đ) Tự ý lên hoặc xuống tàu thuyền, tiến
hành bốc dỡ hoặc tiếp nhận hàng hóa trong thời gian tàu thuyền chờ kiểm dịch y
tế hoặc đang thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp tàu thuyền đang gặp tai nạn.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành việc
kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Không thực hiện
đúng quy định về tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh;
c) Tẩy xóa, sửa chữa,
cho mượn biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế;
cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới để dùng vào mục đích khác;
d) Không khai báo y tế
hoặc khai báo không trung thực về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của
pháp luật.
3. Phạt tiền từ
7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển thi
hài, hài cốt, tro cốt, chế phẩm sinh học, vi trùng, mô, bộ phận cơ thể người,
máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế
kiểm tra;
b) Nhập khẩu mẫu máu,
huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người, các mẫu khác
từ người có chứa hoặc có khả năng chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người,
các chủng vi sinh vật, mẫu có chứa vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người
nhằm mục đích dự phòng, nghiên cứu, chẩn đoán, chữa bệnh mà chưa có giấy phép
nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành cách ly y tế,
cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa
và các đối tượng phải kiểm dịch khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc
kiểm tra, xử lý y tế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc xử lý y tế đối
với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Trường hợp không đáp ứng yêu
cầu về phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất;
c) Buộc đưa ra khỏi
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với
hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc thực hiện việc
cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận
tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi
quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự
phòng
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền
nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người
khác hoặc ra cộng đồng, trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh
thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu
bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
và 13 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định
giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm
thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
4. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ
hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định
tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ
hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định
tại khoản 3 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000
đồng hoặc trường hợp tái phạm.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán
toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Trường
hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật.
Điều 15. Vi phạm quy định về chất lượng nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm
quyền về chất lượng nước theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước
có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước
cho dưới 500 hộ gia đình thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thử nghiệm
thông số chất lượng nước đối với mỗi mẫu nước phải thử nghiệm không được thực
hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không công khai kết
quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước theo quy định của pháp luật đối với
mỗi lần thử nghiệm;
c) Thử nghiệm thiếu từ
01 đến 05 thông số của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước
có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước
cho dưới 500 hộ gia đình thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp nước sử dụng
cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch
dùng cho mục đích sinh hoạt;
b) Thử nghiệm thiếu từ
06 thông số trở lên của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cung cấp nước có
công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước
cho từ 500 hộ gia đình trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thử nghiệm
thông số chất lượng nước đối với mỗi mẫu nước phải thử nghiệm không được thực
hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không công khai kết
quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước theo quy định của pháp luật đối với
mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật;
c) Thử nghiệm thiếu từ
01 đến 05 thông số của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cung cấp nước có
công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước
cho từ 500 hộ gia đình trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp nước sử dụng
cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch
dùng cho mục đích sinh hoạt;
b) Thử nghiệm thiếu từ
06 thông số trở lên của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiếu số lượng mẫu thử nghiệm
đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật của đơn vị cấp nước
có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho
dưới 500 hộ gia đình.
7. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thử nghiệm định
kỳ các thông số chất lượng nước đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của
đơn vị cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc
quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình;
b) Thiếu số lượng mẫu
thử nghiệm đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật của đơn
vị cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc
quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên.
8. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thử nghiệm định kỳ
các thông số chất lượng nước đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của
đơn vị cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên
hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên.
9. Phạt tiền gấp 02 lần
nhưng không quá 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này khi đơn vị cấp nước có từ hai cơ sở sản xuất
vi phạm trở lên.
Điều 16. Vi phạm quy định về mai táng, hỏa
táng
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ sổ sách
ghi chép các thông tin liên quan đến việc thực hiện tang lễ tại nhà tang lễ,
nhà hỏa táng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện vệ sinh theo quy định của
pháp luật đối với nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm
liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các
bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;
b) Không xử lý thi
hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;
c) Không thực hiện
đúng quy định của pháp luật về mai táng theo hình thức mộ tập thể.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định
về xử lý thi hài, hài cốt và môi trường xung quanh khi di chuyển thi hài, hài cốt
trong trường hợp giải tỏa nghĩa trang mà chưa đủ thời gian cải táng.
5. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công nghệ để hỏa
táng không bảo đảm yêu cầu xử lý các chất thải theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều
này.
Điều 17. Vi phạm quy định về vệ sinh lao động,
bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện
một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổng hợp kết
quả đợt khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc khám định kỳ người mắc bệnh
nghề nghiệp sau khi kết thúc mỗi đợt khám theo quy định của pháp luật;
b) Không lập hồ sơ bệnh
nghề nghiệp đối với người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp;
c) Không báo cáo trường
hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc báo cáo tình hình khám bệnh nghề
nghiệp định kỳ hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
d) Không báo cáo trường hợp tai nạn lao động
được khám và điều trị định kỳ hằng năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện
một trong các hành vi sau đây:
1. https://docluat.vn/archive/1116/
2. https://docluat.vn/archive/2170/
3. https://docluat.vn/archive/2026/
a) Không báo cáo
thông tin của đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu hoặc huấn luyện
cấp chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn về y tế lao động đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện huấn luyện
sơ cứu, cấp cứu không đủ thời gian và không đúng nội dung theo quy định của
pháp luật.
3. Phạt tiền đối với
hành vi vi phạm quy định về hoạt động khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo một trong
các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả khám, điều trị bệnh nghề
nghiệp không đúng sự thật;
b) Từ 20.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả khám, điều trị bệnh nghề
nghiệp mà không thực hiện khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật.
4. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi
quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định khác về môi trường
y tế
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi không có hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định đối với
khu rửa tay, nhà tiêu hợp vệ sinh trong cơ quan, cơ sở y tế và cơ sở công cộng
khác.
Điều 19. Vi phạm quy định về thông tin,
giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền đối với hành vi không tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng,
chống HIV/AIDS theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo một trong các mức
sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50
người;
b) Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người
đến dưới 100 người;
c) Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người
đến dưới 200 người;
d) Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người
đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000
người;
e) Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000
người đến dưới 1.500 người;
g) Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500
người đến dưới 2.000 người;
h) Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.000
người đến dưới 2.500 người;
i) Phạt tiền từ
25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500
người trở lên.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp, đưa
thông tin không chính xác về tình hình dịch HIV/AIDS so với số liệu đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công bố khi thông tin, giáo dục, truyền thông về
phòng, chống HIV/AIDS;
b) Thực hiện không
đúng về thời điểm, thời lượng ưu tiên phát sóng, thông tin, giáo dục, truyền
thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình và dung lượng,
vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc
ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng, thông tin, giáo dục, truyền thông về
phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình và dung lượng, vị
trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật;
b) Thu tiền đối với
việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, trừ trường hợp
có hợp đồng với chương trình quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức,
cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ;
c) Tiết lộ cho người
khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ
trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học
HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi công khai tên, địa chỉ,
hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp
thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS
và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc cải chính
thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa
tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi
quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm
b khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc xin lỗi trực
tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin
công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống
liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại
điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý
xin lỗi công khai.
Điều 20. Vi phạm quy định về tư vấn và xét
nghiệm HIV
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở quyền tiếp
cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS của người khác;
b) Không tư vấn về
phòng, chống HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc, điều trị cho đối tượng là phụ nữ
nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Thực hiện không
đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;
d) Tư vấn trước và sau
khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Thực hiện việc tư vấn về phòng, chống
HIV/AIDS tại cơ sở tư vấn không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
e) Không phản hồi hoặc
phản hồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS không theo đúng quy
định của pháp luật;
g) Không lưu giữ hoặc
lưu giữ không đúng quy định của pháp luật đối với kết quả xét nghiệm, các mẫu
máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV;
h) Không tiêu hủy hoặc
tiêu hủy các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV không theo
đúng quy định của pháp luật;
i) Vi phạm quy định về
chế độ báo cáo HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn trước
và sau xét nghiệm HIV;
b) Thông báo kết quả
xét nghiệm HIV dương tính không đúng thời gian theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả
xét nghiệm HIV dương tính không đúng trình tự theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển, giao
nhận phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính không theo đúng quy định của
pháp luật;
đ) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi
phát hiện các sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm HIV không bảo đảm chất
lượng;
e) Thực hiện không
đúng quy định của Bộ Y tế về vô khuẩn, sát khuẩn, xử lý chất thải khi thực hiện
phẫu thuật, tiêm thuốc, châm cứu để phòng, chống lây nhiễm HIV;
g) Không thông báo
cho các bên liên quan và có biện pháp xử lý, khắc phục khi phát hiện việc xét
nghiệm HIV không bảo đảm chất lượng;
h) Thu tiền xét nghiệm
của người bị bắt buộc xét nghiệm thuộc trường hợp có trưng cầu giám định tư
pháp hoặc quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân hoặc tòa án
nhân dân hoặc của phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV trong trường hợp chi
phí xét nghiệm đã có nguồn kinh phí chi trả.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khẳng định trường
hợp HIV dương tính khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện
khẳng định các trường hợp HIV dương tính;
b) Xét nghiệm HIV
không theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Không bảo đảm một
trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm HIV sau khi đã được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện xét nghiệm HIV;
d) Khẳng định kết quả
xét nghiệm HIV dương tính trong khoảng thời gian bị đình chỉ hoạt động khẳng định
kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
đ) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương
tính cho đối tượng không đúng quy định của pháp luật, tiết lộ bí mật kết quả
xét nghiệm HIV dương tính trong trường hợp pháp luật quy định phải giữ bí mật;
e) Thực hiện xét nghiệm
HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự khi chưa được
sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó, trừ
trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt buộc xét nghiệm
HIV đối với đối tượng không thuộc đối tượng giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và
xét nghiệm HIV bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Xét nghiệm HIV khi
chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV;
c) Không xét nghiệm
túi máu, chế phẩm của máu trước khi sử dụng.
5. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động
của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại
điểm b khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm
h khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp lại số lợi
bất hợp pháp đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về điều trị,
chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc kháng
HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV, điều trị dự phòng nhiễm
HIV khi chưa qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế;
b) Kê đơn thuốc kháng
HIV không tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị bằng thuốc
kháng HIV tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện không
đúng quy định của pháp luật về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV;
c) Không tổ chức quản
lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy
định của pháp luật;
d) Không hướng dẫn về
điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;
đ) Không theo dõi, điều trị và các biện
pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong
thời kỳ mang thai.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không theo dõi, điều
trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai thuộc diện quản lý;
b) Không điều trị dự
phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Cản trở người nhiễm
HIV tham gia việc chăm sóc cho người nhiễm HIV khác hoặc cản trở họ tiếp cận với
dịch vụ chăm sóc, điều trị;
d) Không bảo đảm chế
độ chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Thu tiền điều trị đối với người bị phơi
nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm
HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn
phí thuốc kháng HIV;
e) Thu tiền thuốc điều
trị HIV đã được cấp, phát miễn phí.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi từ chối điều trị bằng thuốc
kháng HIV đối với người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định của pháp
luật.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng
quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các điểm đ và e khoản 3 Điều
này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Vi phạm quy định về can thiệp giảm
tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng vi
phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không mang theo thẻ
nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại
trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Sử dụng thẻ nhân
viên tiếp cận cộng đồng đã hết hạn sử dụng khi thực hiện các hoạt động can thiệp
giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trừ trường hợp đã được cơ quan cấp
thẻ cho phép sử dụng thẻ hết hạn trong thời gian chờ cấp thẻ mới;
c) Sửa chữa, tẩy xóa
hoặc cho người khác mượn thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng.
2. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo trước
khi triển khai tổ chức các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây
nhiễm HIV cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan công an cùng cấp nơi triển khai
hoạt động của nhân viên tiếp cận cộng đồng;
b) Không giới thiệu
và chuyển bản sao hồ sơ điều trị của người đang được điều trị bằng thuốc kháng
HIV đến cơ sở điều trị mới phù hợp với yêu cầu làm việc, sinh hoạt của người
đó;
c) Không tiếp nhận hồ
sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật của người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV do cơ sở khác chuyển đến;
d) Chấm dứt điều trị
đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, trừ trường hợp
được chấm dứt điều trị theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thẻ nhân
viên tiếp cận cộng đồng không đúng mục đích, phạm vi hoạt động hoặc quy định của
chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không phối hợp với
cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương trong việc thực hiện các biện pháp can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Không thực hiện
đúng quy trình xét chọn đối tượng tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
4. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện không tuân thủ hướng dẫn chuyên môn theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện điều
trị cho người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV do cơ sở khác chuyển đến;
c) Không cung cấp bao
cao su của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một
trong các điều kiện sau khi cơ sở đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện;
b) Không báo cáo danh
sách người được điều trị, tình hình điều trị và tuân thủ điều trị của người
tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật;
c) Bán bao cao su,
bơm kim tiêm, thuốc, sinh phẩm mà pháp luật quy định được cung cấp miễn phí hoặc
bán cao hơn giá bán bao cao su, bơm kim tiêm, thuốc, sinh phẩm đã được trợ giá;
d) Điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện đối với người không đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định
của pháp luật;
đ) Ép buộc người nghiện chất dạng thuốc
phiện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện dưới mọi hình thức.
6. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện tại cơ sở chưa công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng
thuốc phiện;
b) Không in dòng chữ
“cung cấp miễn phí, không được bán” trên bao bì hoặc nhãn phụ của bao cao su,
bơm kim tiêm thuộc chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng
lây nhiễm HIV;
c) Sử dụng thuốc cho
điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chưa được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 4 và các điểm d, đ khoản
5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động
trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản
5 và các điểm a, c khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật
vi phạm hành chính là thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng đối với hành vi vi phạm
quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5 và điểm a
khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc
do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về chống kỳ thị,
phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm
HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên,
học viên hoặc người đến xin học;
b) Cản trở học sinh,
sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục vì lý do nhiễm
HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
c) Cản trở tiếp nhận
đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Từ chối mai táng,
hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm
HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ
chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một
số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;
b) Từ chối tiếp nhận
học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Từ chối tiếp nhận
đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Cha, mẹ bỏ rơi con
chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;
đ) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh,
sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó
nhiễm HIV;
e) Phân biệt đối xử
trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
g) Bố trí công việc không phù hợp với sức
khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người
lao động vì lý do người lao động nhiễm HTV;
b) Ép buộc người lao
động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động
nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng
lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động
vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Kỷ luật, đuổi học
học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
đ) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền
thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia
đình người nhiễm HIV.
4. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc tiếp nhận, thực
hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối với
hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận người
nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3
Điều này;
c) Buộc xin lỗi trực
tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và
điểm đ khoản 3 Điều này;
d) Buộc điều chuyển lại
vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp
pháp của người lao động nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3
Điều này;
e) Buộc hủy bỏ quyết
định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm
HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với
hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì
buộc tiêu hủy sản phẩm truyền thông.
Điều 24. Vi phạm quy định khác về phòng,
chống HIV/AIDS
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người lao động tham
gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa truyền HIV
cho người khác;
b) Lợi dụng hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi.
3. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về địa điểm cấm
hút thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm
có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có chữ hoặc
biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của
pháp luật;
b) Không tổ chức thực
hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc
lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại
nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
a) Không có phòng và
hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Không có dụng cụ
chứa mẩu, tàn thuốc lá;
c) Không có biển báo
tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
d) Không có thiết bị
phòng cháy, chữa cháy.
Điều 26. Vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không
bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý
bán lẻ thuốc lá.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trưng bày quá một
bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm
bán lẻ thuốc lá;
b) Bán, cung cấp thuốc
lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
c) Bán, cung cấp thuốc
lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định
của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe
trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt
theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan
đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi
quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối
với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối
với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được
yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.
Điều 27. Vi phạm quy định về ghi nhãn, in
cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe
không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;
b) Không thay đổi định
kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp
luật;
c) Không ghi rõ số lượng
điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá
khác;
d) Sử dụng từ, cụm từ
làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại
của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.
2. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không in cảnh báo
sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản
xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;
b) Ký hợp đồng, sản
xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan
đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy
định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản
phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1
và điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì
buộc tiêu hủy;
b) Buộc nộp lại số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
(nếu có).
Điều 28. Vi phạm quy định về cai nghiện
thuốc lá
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không có nơi dành
riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp theo quy định của pháp
luật.
2. Không có tài liệu
truyền thông về cai nghiện thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá.
3. Không có điện thoại,
internet hoặc phương tiện thông tin khác bảo đảm cho hoạt động tư vấn cai nghiện
thuốc lá gián tiếp.
4. Không thông báo bằng
văn bản đến Sở Y tế nơi cơ sở hoạt động trước khi thực hiện hoạt động cai nghiện,
tư vấn cai nghiện thuốc lá.
Điều 29. Vi phạm quy định khác về phòng,
chống tác hại của thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ
18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.
2. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc
người khác sử dụng thuốc lá;
b) Sử dụng người chưa
đủ 18 tuổi mua thuốc lá.
3. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hình ảnh
thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;
b) Cung cấp thông tin
không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;
c) Không đưa nội dung
phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa
quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ;
d) Không hạn chế hình
ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định
của pháp luật.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên, nhãn
hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;
b) Tiếp thị thuốc lá
trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;
c) Để cho tổ chức, cá
nhân tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng tại cơ sở thuộc quyền quản
lý, điều hành;
d) Chậm nộp khoản
đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
đ) Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng
góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng kinh phí hỗ
trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật;
g) Doanh nghiệp, các
phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, thông báo về việc tài trợ của tổ chức,
cá nhân kinh doanh thuốc lá.
5. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động
tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của
pháp luật;
b) Trốn, gian lận khoản
đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản
phẩm để khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm
a, b, d khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này. Trường hợp không khắc phục được yếu
tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc hoàn trả số
tiền lãi từ khoản chênh lệch do nộp chậm khoản đóng góp bắt buộc đối với hành
vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
c) Buộc hoàn trả số
tiền do sử dụng sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều
này;
d) Buộc hoàn trả số
tiền phải nộp và số tiền lãi (nếu có) do kê khai sai, trốn, gian lận khoản đóng
góp bắt buộc đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều
này.
Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu,
bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ
18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại
địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động,
lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay
trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác
uống rượu bia.
Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung
cấp rượu, bia
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cung cấp rượu,
bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Không niêm yết
thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của
cơ sở bán rượu, bia.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia tại
địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Mở mới điểm bán rượu,
bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế,
nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức
thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp
luật.
4. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu,
bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b
khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 32. Vi phạm các quy định về khuyến mại
rượu, bia
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Khuyến mại rượu,
bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
2. Khuyến mại trong
hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên.
3. Sử dụng rượu, bia
có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
4. Khuyến mại rượu,
bia có độ cồn dưới 15 độ không tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại.
Điều 33. Vi phạm các quy định về quảng cáo
rượu, bia
1. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi
trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
2. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu
có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây:
a) Có thông tin, hình
ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện
rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới
tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Sử dụng vật dụng,
hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho
trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong
quảng cáo rượu, bia;
c) Quảng cáo trong
các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18
tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
d) Quảng cáo trên
phương tiện giao thông;
đ) Quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay
trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ
đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
e) Quảng cáo trên
phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt
phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực
chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi theo
quy định của pháp luật;
g) Quảng cáo không có
cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật;
h) Quảng cáo trên báo
điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết
bị viễn thông khác mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát
tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập,
tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ
đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên sau đây:
a) Quảng cáo trong
các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;
b) Quảng cáo trên các
phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.
4. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có
thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2
Điều này.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu
tố vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 34. Vi phạm các quy định về trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực
hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức;
b) Không tổ chức thực
hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của
cơ quan, tổ chức;
c) Không nhắc nhở,
yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong địa điểm không uống, bán rượu,
bia thuộc quyền quản lý, điều hành;
d) Không tổ chức thực
hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không
được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều
hành.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của người đứng đầu cơ sở
kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện
pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiến phương tiện vận tải uống
rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
Điều 35. Vi phạm các quy định về trách nhiệm
của cơ sở kinh doanh rượu, bia
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin
không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền;
b) Không nhắc nhở hoặc
không có biển cảnh báo đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện
giao thông sau khi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động
là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua, bán rượu, bia;
b) Thông tin về sản
phẩm rượu, bia không bảo đảm chính xác, không có cơ sở khoa học.
3. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm
(nếu có) và cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b
khoản 2 Điều này.
Điều 36. Vi phạm các quy định về thông
tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không giáo dục, không giám sát,
không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, giáo dục, truyền
thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia không bảo đảm chính xác, không
khách quan và không khoa học.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không
chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
4. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc cải chính, loại bỏ thông tin sai sự
thật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 37. Vi phạm các quy định về tài trợ
rượu, bia
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với hành vi tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.
Mục 2. HÀNH
VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và
sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đeo biển
tên;
b) Không sử dụng
trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng
thực hành đối với người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ký hợp đồng
thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;
b) Không ban hành quyết
định phân công người hướng dẫn thực hành hoặc ban hành quyết định phân công người
hướng dẫn thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;
c) Phân công một người
hướng dẫn thực hành hướng dẫn vượt quá 05 người thực hành trong cùng một thời
điểm.
3. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối khám bệnh,
chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động
chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc
không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết;
b) Yêu cầu người bệnh
thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai
theo quy định của pháp luật;
c) Làm lộ tình trạng
bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người
bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn
đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực
tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định;
d) Cấp giấy xác nhận
quá trình thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. https://docluat.vn/archive/1518/
2. https://docluat.vn/archive/2530/
3. https://docluat.vn/archive/1994/
a) Người hành nghề
đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác
nhau; tổng thời gian làm ngoài giờ vượt quá quy định của Bộ luật Lao động; người
hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt;
b) Không cấp giấy xác
nhận quá trình thực hành cho người thực hành sau khi đã hoàn thành quá trình thực
hành theo quy định của pháp luật;
c) Cấp giấy xác nhận
quá trình thực hành không đúng nội dung; không đúng sự thật; không phù hợp với
văn bằng chuyên môn của người đăng ký hành nghề;
d) Phân công người hướng
dẫn thực hành không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản người bệnh
thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ định sử dụng
các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh khác vì vụ lợi;
c) Lạm dụng nghề nghiệp
để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh;
d) Người nước ngoài
trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được cơ sở đào tạo
chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận thành thạo
tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử
dụng;
đ) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng
ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng
hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch sang tiếng Việt;
e) Tẩy xóa, sửa chữa
hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;
g) Sử dụng hình thức
mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh;
h) Người hành nghề chịu
trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên;
i) Làm người phụ
trách từ hai khoa lâm sàng trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc
trong cùng một thời gian hành nghề đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh khác;
k) Người hành nghề chịu
trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kiêm nhiệm phụ
trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với phạm
vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được
cấp;
l) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên
môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có mặt tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trong thời gian cơ sở đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người
khác theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người
bệnh dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy
định của pháp luật;
b) Đưa, nhận, môi giới
hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh
khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh
khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh
vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật
chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
d) Thuê, mượn chứng
chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
e) Không kịp thời sơ
cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người
bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
pháp luật.
8. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản
5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm e và g khoản 7 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 7 Điều này;
đ) Người nước ngoài tái phạm hành vi quy định
tại khoản 7 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
9. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực
tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6
và các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều
này (nếu có);
c) Kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với
hành vi quy định tại các điểm d và đ Khoản 7 Điều này.
Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt
động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có
biển hiệu hoặc có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của
pháp luật;
b) Không niêm yết hoặc
niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
c) Ghi tên các khoa,
phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ
quan cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thay đổi người
chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không báo cáo cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy
định của pháp luật;
c) Thu giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
d) Thu cao hơn chi
phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản
thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán
của bảo hiểm y tế;
đ) Không bảo đảm một trong các điều kiện
sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với các cơ sở dịch vụ y tế khác, trừ hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa và
bệnh viện.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý tổ chức chữa
bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc;
b) Không bảo đảm một
trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người hành
nghề không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời
gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đình chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành
quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra
thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm;
c) Không bảo đảm một
trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh.
5. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuê, mượn giấy
phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cho thuê, cho mượn
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không bảo đảm một
trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh đến 500 giường
bệnh.
6. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc
đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi
trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Áp dụng kỹ thuật,
phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y
tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
d) Không bảo đảm một
trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô trên 500 giường bệnh;
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch
vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ
thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Điều trị nội trú tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép điều trị nội trú, trừ trường hợp
được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi theo quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04
tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm a, c khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b,
c, d, e khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 12 tháng đến 24
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động
của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại
các điểm a và đ khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 6 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở trong thời hạn từ
01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và các điểm
b, e khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các
điểm c và d khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì
nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp lại số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b
khoản 5 Điều này (nếu có);
c) Kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với
hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 5 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ
thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hoặc lập
hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu
quy định của pháp luật;
b) Không ghi sổ y bạ
hoặc sổ y bạ cấp cho người bệnh điều trị ngoại trú không ghi rõ, đầy đủ thông
tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc theo quy
định và thời gian khám lại;
c) Không lưu trữ hồ
sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật;
d) Không thực hiện chế
độ báo cáo về các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không giải quyết đối với người bệnh
không có người nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không giải quyết đối
với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật;
c) Không trực, không
tổ chức trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
d) Không tổ chức dinh
dưỡng điều trị, không chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hoặc không thực
hiện tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hội chẩn khi
bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh;
b) Không hội chẩn khi
đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển người bệnh cấp
cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá
khả năng chuyên môn của cơ sở.
5. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện phẫu thuật,
thủ thuật, can thiệp ngoại khoa khác từ loại III trở lên mà không được sự đồng
ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp
nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến
tính mạng của người bệnh mà không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại
diện của người bệnh;
b) Không bảo đảm đầy
đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh,
chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người
bệnh.
6. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng thuốc,
các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các
can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn
khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận
trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác
trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tế dạng tiêm tại
các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên
khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên
môn về chuyên khoa thẩm mỹ.
7. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp
luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người
bệnh.
8. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm c khoản 2, các
khoản 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với cơ sở tái phạm một trong các hành vi hoặc vi phạm đồng thời từ 03
hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a
khoản 5 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động
một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm)
hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối
với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở) trong thời hạn từ 03
tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 7 Điều
này;
đ) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời
hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa
bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về sử dụng thuốc
trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú và trong thời gian lưu người
bệnh ngoại trú để theo dõi
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi đầy đủ,
rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng,
liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc khi kê đơn thuốc theo quy định của
pháp luật;
b) Không kiểm tra đơn
thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng
thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
c) Không đối chiếu
đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm luợng, số lượng khi nhận thuốc và hạn
dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Không đối chiếu họ
tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời
gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
đ) Không ghi chép đầy đủ thời gian cấp
phát thuốc cho người bệnh;
e) Không theo dõi và
ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh sau khi sử dụng thuốc vào hồ sơ bệnh án;
không phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều
trị khi cấp phát thuốc cho người bệnh.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không theo dõi tác dụng và
không xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều
trị và chỉ định dùng thuốc.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc biệt
dược đắt tiền không cần thiết nhằm mục đích vụ lợi;
b) Kê đơn thuốc không
phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh;
c) Kê vào đơn thuốc
các sản phẩm không được kê đơn theo quy định của pháp luật;
d) Kê đơn thuốc không
phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành
hoặc công nhận; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh, tờ
hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành, dược thư quốc
gia của Việt Nam.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng
hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng hoặc thuốc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu
hoặc thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, trừ trường hợp không
phải cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi
quy định tại điểm e khoản 1 và các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa
bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 42. Vi phạm quy định về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình thực
hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ về Bộ Y tế theo quy định
của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khám,
xét nghiệm để xác định người cho tinh trùng, cho noãn không bị bệnh di truyền ảnh
hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
3. Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp tên tuổi,
địa chỉ hoặc hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, nhận
phôi;
b) Sử dụng tinh
trùng, noãn của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên, trừ trường hợp
không sinh con thành công;
c) Không hủy hoặc hiến
tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học đối với tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết
trong trường hợp sinh con thành công;
d) Không mã hoá tinh
trùng, phôi của người cho hoặc mã hóa nhưng không ghi rõ đặc điểm của người
cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc;
đ) Lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh không được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
e) Không hủy số tinh
trùng, noãn, phôi của người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ
tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp
pháp từ phía gia đình người gửi, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có
đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
g) Hủy số tinh trùng,
noãn, phôi của người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết mà vợ hoặc chồng của
người đó đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
h) Không hủy tinh
trùng, noãn của người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn và đề nghị hủy tinh
trùng, noãn của chính mình;
i) Không hủy phôi của
người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn và có sự đồng ý bằng văn bản của cả
hai vợ chồng đề nghị hủy phôi của chính họ;
k) Hủy phôi của người
gửi trong trường hợp người gửi ly hôn nhưng đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn
duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
l) Không thực hiện
nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận trong việc cho và nhận tinh
trùng, cho và nhận phôi; không sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người
gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi hiến tặng cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn,
phôi để cho người khác, trừ trường hợp hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học;
m) Tiếp nhận gửi tinh
trùng, gửi noãn, gửi phôi ngoài các trường hợp được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho tinh trùng,
cho noãn tại hơn một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực
hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
b) Thực hiện kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm không tuân theo quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn
sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai
và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành;
c) Thực hiện thụ tinh
trong ống nghiệm cho người nhận tinh trùng, noãn, phôi mà người nhận không đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng phôi dư
không có hợp đồng tặng cho để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
đ) Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho để
sử dụng cho hơn một người, trừ trường hợp không sinh con thành công thì mới được
sử dụng cho người khác;
e) Không hủy hoặc hiến
tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học số phôi còn lại
chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
g) Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho
chưa được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận
theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo đảm một
trong các điều kiện sau khi đã được công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được
thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
6. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động
thụ tinh trong ống nghiệm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở
vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản
1, 2, 3 và các điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động
thụ tinh trong ống nghiệm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành
vi quy định tại điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 43. Vi phạm các quy định về điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tư vấn về y
tế cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là bác sỹ
chuyên khoa sản;
b) Người tư vấn về
tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người
có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
c) Người tư vấn về
pháp lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người
có trình độ cử nhân luật trở lên;
d) Tư vấn cho vợ chồng
nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không đầy đủ các nội dung theo quy định
của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn về y
tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ, trừ trường hợp không phải tư
vấn theo quy định của pháp luật;
b) Không tư vấn về y
tế, pháp lý, tâm lý cho người mang thai hộ, trừ trường hợp không phải tư vấn
theo quy định của pháp luật;
c) Không ký, ghi rõ họ
tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận nội dung
tư vấn.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp tên tuổi, địa chỉ
hoặc hình ảnh của vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
4. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện kỹ thuật
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được công
nhận;
b) Không bảo đảm điều
kiện sau khi đã được công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
5. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với
cơ sở vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại
các khoản 1, 2, 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động
liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với
hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trực tiếp gặp
người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ
thể người khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về
ghép bộ phận cơ thể người;
b) Không hướng dẫn việc
đăng ký hiến theo mẫu đơn khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều
phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
c) Không thực hiện việc
kiểm tra sức khỏe cho người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở
người sống;
d) Không báo cáo danh
sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối
quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
đ) Không tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội
cho người hiến hoặc không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước
khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu tiền đối với việc chăm
sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người và
khám sức khỏe định kỳ đối với người hiến bộ phận cơ thể người.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các
điều kiện hoạt động sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngân hàng mô hoạt động khi
chưa được cấp giấy phép hoạt động.
5. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin,
bí mật về người hiến và người được ghép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản
của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Tiến hành lấy bộ
phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội
đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người của cơ sở y tế;
c) Lưu giữ mô, bộ phận
cơ thể người vì mục đích thương mại.
6. Phạt tiền từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấy, ghép, sử dụng
mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm
đoạt mô, bộ phận cơ thể người;
b) Lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc người khác
phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự
nguyện hiến;
b) Lấy mô, bộ phận cơ
thể ở người sống dưới 18 tuổi;
c) Ghép mô, bộ phận
cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định.
8. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động ngân hàng mô trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
hành vi quy định tại khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ một phần
hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến hành vi vi phạm trong thời
hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c, đ khoản 1
và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số
tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản
2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc chi trả toàn
bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân bị thiệt hại đối với hành vi quy định
tại khoản 7 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào
ngân sách nhà nước.
Điều 45. Vi phạm quy định về xác định lại
giới tính
1. Phạt tiền từ 2.000.000
đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin
về việc xác định lại giới tính của người khác;
b) Phân biệt đối xử đối
với người đã xác định lại giới tính.
2. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xác định lại giới tính khi
chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc sở y tế.
3. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực
tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này;
b) Buộc nộp lại số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 46. Vi phạm quy định về khám sức khỏe
1. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám
sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe
không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các
điều kiện của cơ sở khám sức khỏe.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khám sức khỏe khi không
công bố thực hiện việc khám sức khỏe.
4. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động
khám sức khỏe của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi
quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 47. Vi phạm các quy định về kiểm soát
nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn về
các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và người nhà của người bệnh;
b) Không tuân thủ quy
định của pháp luật và của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về kiểm soát nhiễm khuẩn đối
với người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
b) Không bảo đảm cơ sở
vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người
làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
3. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 48. Vi phạm quy định về nguyên tắc
trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tôn trọng,
không hợp tác với người hành nghề khi khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không tôn trọng
quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành chỉ
định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp được quyền từ chối
chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp
trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, không hợp tác
đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành nội
quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không ưu tiên khám
bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật
nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
3. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây tổn hại đến
danh dự, nhân phẩm của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không thực hiện
đúng quy tắc ứng xử của người hành nghề theo quy định của pháp luật;
c) Kỳ thị, phân biệt
đối xử đối với người bệnh.
4. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp
luật;
b) Không thành lập hội
đồng chuyên môn theo quy định của pháp luật để xác định có hay không có sai sót
chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh,
chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh.
5. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ đúng quy định
chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp
không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật đã được quy định tại các điều
khoản khác của Mục này.
6. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến sức khỏe,
đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.
7. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động
một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm)
hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối
với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)
trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều
này.
8. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực
tiếp người hành nghề đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản
3 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi trực
tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3
Điều này.
Điều 49. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về
nuôi dưỡng trẻ nhỏ, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ và lợi ích
của việc nuôi con bằng sữa mẹ
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông tin,
giáo dục, truyền thông về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không bảo
đảm đúng quy định đối với một trong các nội dung sau đây:
a) Hướng dẫn cách lựa
chọn, sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
b) Hướng dẫn cách rửa
sạch và tiệt khuẩn dụng cụ dùng cho trẻ nhỏ ăn;
c) Hướng dẫn cách cho
trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh;
d) Những cảnh báo có
hại có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nếu cho trẻ ngậm vú nhân tạo, bú
bằng bình hoặc ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Cung cấp thông tin về khả năng nhiễm
khuẩn khi trẻ bú bình và khi sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không được pha chế và
cho ăn đúng cách;
e) Cảnh báo việc tốn
kém khi nuôi trẻ nhỏ bằng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông tin,
giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ không bảo đảm đúng quy định đối với
một trong các nội dung sau đây:
a) Nêu rõ lợi ích và
tính ưu việt của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất
cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn,
đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống
bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác;
b) Hướng dẫn nuôi trẻ
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24
tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07
tháng tuổi;
c) Nêu rõ bất lợi khi
không nuôi trẻ bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa
mẹ như: Không cung cấp được cho trẻ khả năng miễn dịch có trong sữa mẹ, tốn kém
kinh tế, thời gian, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế không đúng cách và bất
lợi khác theo quy định của pháp luật;
d) Nêu rõ ảnh hưởng
không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn
bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa
chọn và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo
đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn;
e) Hướng dẫn dinh dưỡng
hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông
tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có một trong các nội dung sau
đây:
a) Tranh ảnh, lời văn
hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế
sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
b) So sánh sản phẩm sữa
thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
c) Tên hoặc biểu tượng
của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ưu tiên thông tin,
giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và phương pháp
nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo
vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, về cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thu hồi tài liệu truyền thông đối với
hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 50. Vi phạm các quy định về quảng cáo
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung
dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi không bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng
cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát
triển toàn diện của trẻ nhỏ”;
b) Nội dung quảng cáo
phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ
dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
2. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hình ảnh bào thai hoặc
trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
3. Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành
vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 51. Vi phạm quy định về kinh doanh và
sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hướng dẫn cho trẻ
dưới 06 tháng tuổi sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, trừ trường hợp có chỉ
định của bác sỹ;
b) Thông tin cho phụ
nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ hoặc thành viên gia đình họ là cho trẻ ăn sản phẩm
sữa thay thế sữa mẹ có giá trị tương đương hoặc tốt hơn cho trẻ bú sữa mẹ.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp
thông tin chính xác, khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng
dùng cho trẻ nhỏ phù hợp quy định của pháp luật cho thầy thuốc, nhân viên y tế
và người tiêu dùng;
b) Cử nhân viên tiếp
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong
gia đình họ tại cơ sở y tế hoặc bên ngoài cơ sở y tế với mục đích quảng cáo,
tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
c) Không tổ chức
tuyên truyền, thực hiện các biện pháp tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ
mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên trong gia đình họ tại phòng khám
thai, phòng chờ sinh, phòng sau sinh, phòng tư vấn dinh dưỡng hoặc những nơi dễ
quan sát, tập trung đối tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên
gia đình họ theo quy định của pháp luật;
d) Nhận sản phẩm sữa
thay thế sữa mẹ; lợi ích vật chất; vật dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm
sữa thay thế sữa mẹ do cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng;
đ) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng
mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
e) Cung cấp danh sách
tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang
thai cho nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp cận với phụ nữ mang thai, bà
mẹ có con nhỏ tại cơ sở y tế.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức bán hoặc
cho phép bán sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tại cơ sở y tế, trừ nhà thuốc bệnh viện;
b) Sử dụng hình thức
tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội
nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, tổ chức cuộc thi, diễn kịch, xây dựng
phim, video clip, dịch vụ tư vấn qua điện
thoại hoặc hình thức khác nhằm tuyên truyền hoặc giới thiệu, thúc đẩy việc kinh
doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
c) Cho phép cơ sở sản
xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trưng bày, niêm yết bất kỳ vật dụng,
thiết bị nào có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú,
vú ngậm nhân tạo tại cơ sở y tế;
d) Cho phép nhân viên
của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tiếp cận với bà mẹ
có con nhỏ, phụ nữ mang thai dưới mọi hình thức.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức trưng bày
sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi tại
cơ sở y tế; trưng bày tên, logo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trên các biểu
ngữ, áp phích và tài liệu quảng cáo khác trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và
cơ sở y tế;
b) Áp dụng các biện
pháp khuyến mại đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như tặng hàng mẫu, tặng
phiếu giảm giá, giải thưởng, quà tặng, tính điểm cộng thưởng, giảm giá hoặc bất
kỳ hình thức nào khác;
c) Thực hiện hoặc hỗ
trợ việc thông tin, giáo dục, truyền thông liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm
tuyên truyền, giới thiệu, thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa
thay thế sữa mẹ.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |