1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Giải thích từ ngữ1.3 Điều 3. Đối tượng đăng ký1.4 Điều 4. Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm1.5 Điều 5. Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký1.6 Điều 6. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm1.7 Điều 7. Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm1.8 Điều 8. Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên1.9 Điều 9. Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm1.10 Điều 10. Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm1.11 Điều 11. Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm1.12 Điều 12. Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký.1.13 Điều 13. Các trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm1.14 Điều 14. Sửa chữa sai sót về đăng ký giao dịch bảo đảm do lỗi của người thực hiện đăng ký1.15 Điều 15. Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
3 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
3.1 Điều 16. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm3.2 Điều 17. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm3.3 Điều 18. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót về đăng ký giao dịch bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm3.4 Điều 19. Trả kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm
4.1 Điều 20. Hồ sơ, thủ tục đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay4.2 Điều 21. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký4.3 Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay4.4 Điều 23. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
5.1 Điều 24. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển5.2 Điều 25. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký5.3 Điều 26. Hồ sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu biển5.4 Điều 27. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thế chấp tàu biển
6.1 Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất6.2 Điều 29. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký6.3 Điều 30. Hồ sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất6.4 Điều 31. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
7.1 Điều 32. Kê khai đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển7.2 Điều 33. Mô tả tài sản bảo đảm7.3 Điều 34. Hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển7.4 Điều 35. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển7.5 Điều 36. Hồ sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là động sản, trừ tàu bay, tàu biển7.6 Điều 37. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển
8.1 Điều 38. Yêu cầu đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm8.2 Điều 39. Tài khoản đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm8.3 Điều 40. Hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm
9.1 Điều 41. Quyền tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm của các tổ chức, cá nhân9.2 Điều 42. Các hình thức yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm9.3 Điều 43. Từ chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm9.4 Điều 44. Thời hạn giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
10.1 Điều 45. Nội dung quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm10.2 Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm10.3 Điều 47. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm10.4 Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm10.5 Điều 49. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm10.6 Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm10.7 Điều 51. Trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản
11.1 Điều 52. Hiệu lực thi hành11.2 Điều 53. Điều khoản chuyển tiếp11.3 Điều 54. Trách nhiệm thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
NGHỊ ĐỊNH 83/2010/NĐ-CP
Về đăng ký giao
dịch bảo đảm
ngày 23 tháng 07 năm 2010
CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn
cứ Bộ luật Hàng hải ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn
cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn
cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn
cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm
vi điều chỉnh
Nghị
định này quy định trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch
bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký giao dịch bảo đảm); tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý nhà nước
về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều
2. Giải
thích từ ngữ
Trong
Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi
vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo
đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với
bên nhận bảo đảm.
2.
Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là sổ chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc sổ có
một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.
3.
Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm là tập hợp các thông tin về giao dịch
bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
4.
Hồ sơ đăng ký bao gồm đơn yêu cầu đăng ký hoặc đơn yêu cầu đăng ký và
các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
5.
Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ theo quy định của pháp
luật hoặc có đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ.
6.
Đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ là đơn có đủ các nội dung thuộc diện bắt buộc
phải kê khai theo mẫu.
7.
Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng
sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm.
8.
Giấy tờ xác định tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký là văn bản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức, gồm: chứng minh
nhân dân, hộ chiếu, thẻ thường trú, văn bản cấp mã số thuế, giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận
nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác cấp cho tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp
luật nước đó.
Điều
3. Đối
tượng đăng ký
1.
Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a)
Thế chấp quyền sử dụng đất;
b)
Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
c)
Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d)
Thế chấp tàu biển;
đ)
Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
2.
Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Điều
4.
Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
1.
Việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cầm cố tàu bay, thế
chấp tàu bay, thế chấp tàu biển được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong
đơn yêu cầu đăng ký, các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký và thông tin được lưu giữ
tại cơ quan đăng ký.
Giao
dịch bảo đảm bằng tài sản khác được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong
đơn yêu cầu đăng ký. Nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký phải phù hợp
với thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.
2.
Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện việc đăng ký theo đúng thứ tự nộp
hồ sơ yêu cầu đăng ký.
3.
Thông tin lưu trữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao
dịch bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm được công khai
cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu tìm hiểu.
Điều
5. Người
yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký
1.
Người yêu cầu đăng ký là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng tổ quản
lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm
vào tình trạng phá sản hoặc người được một trong các chủ thể này ủy quyền.
Trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới,
bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó.
2.
Người yêu cầu đăng ký phải kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội
dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải
kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả
mạo giấy tờ.
3.
Trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng sự thật, không phù
hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả
mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị
thiệt hại; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều
6. Thời
hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm
Việc
đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại
Điều 7 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu
xóa đăng ký.
Điều
7. Thời
điểm đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định như sau:
a)
Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ
đăng ký hợp lệ;
b)
Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký
giao dịch bảo đảm là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ
đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
c)
Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc các trường hợp
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì thời điểm đăng ký giao dịch
bảo đảm là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ
liệu về giao dịch bảo đảm.
2.
Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp dưới đây được xác định
như sau:
a)
Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định
là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký thay đổi hợp lệ;
b)
Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì
thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định là thời điểm nội dung đơn yêu
cầu đăng ký thay đổi đó được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển
quốc gia Việt Nam;
c)
Trường hợp đăng ký thay đổi do sai sót về kê khai tài sản bảo đảm hoặc tên của
bên bảo đảm, số giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm và thuộc thẩm
quyền đăng ký của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia
giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thì thời điểm đăng ký được xác định là thời
điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký thay đổi đó được nhập vào Cơ sở dữ liệu về
giao dịch bảo đảm.
Điều
8. Lệ phí
đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí
sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên
1.
Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phải nộp lệ phí đăng ký.
2.
Người yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm phải nộp phí cung cấp
thông tin; khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
phải nộp phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.
3.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức lệ phí, phí và các trường
hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao
dịch bảo đảm.
Điều
9. Hệ
thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm
1.
Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm là hệ thống dữ liệu tập trung
thông tin về giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước.
2.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính xây dựng Hệ thống dữ liệu
quốc gia về giao dịch bảo đảm.
Điều
10. Đơn
yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
Đơn
yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phải được kê khai theo đúng mẫu do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều
11. Từ
chối đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ
sau đây:
a)
Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
b)
Hồ sơ đăng ký không hợp lệ;
c)
Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí
đúng thời hạn;
d)
Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo
đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
đ)
Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được
lưu trữ tại cơ quan đăng ký;
e)
Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu
biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có
giấy tờ giả mạo.
2.
Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi
cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu
cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3.
Quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các
trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại Trung tâm Đăng ký giao
dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
Điều
12. Các
trường hợp đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký.
Người
yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:
1.
Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên của
bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm;
2.
Rút bớt tài sản bảo đảm;
3.
Bổ sung tài sản bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
4.
Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường
hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong
quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là
phương tiện giao thông cơ giới đã ghi số khung khi đăng ký giao dịch bảo đảm;
5.
Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký;
6.
Thay đổi nội dung khác đã đăng ký.
Điều
13. Các
trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký khi có một trong các căn cứ sau
đây:
a)
Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
b)
Hủy bỏ hoặc thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác;
c)
Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
d)
Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
đ)
Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá
dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e)
Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực
pháp luật về việc hủy bỏ giao dịch bảo đảm, tuyên bố giao dịch bảo đảm vô hiệu,
đơn phương chấm dứt giao dịch bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt giao dịch bảo đảm
trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
g)
Theo thỏa thuận của các bên.
2.
Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì
khi yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không
phải xóa đăng ký đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó.
Điều
14. Sửa
chữa sai sót về đăng ký giao dịch bảo đảm do lỗi của người thực hiện đăng ký
1.
Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm sửa chữa sai sót về đăng ký
giao dịch bảo đảm ngay khi phát hiện có sai sót do lỗi của người thực hiện đăng
ký và thông báo về việc sửa chữa sai sót đó cho người yêu cầu đăng ký.
2.
Trong trường hợp phát hiện có sai sót do lỗi của người thực hiện đăng ký thì
người yêu cầu đăng ký gửi đơn yêu cầu sửa chữa sai sót đến cơ quan đã thực hiện
đăng ký giao dịch bảo đảm đó.
Sau
khi nhận đơn yêu cầu sửa chữa sai sót, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực
hiện việc sửa chữa sai sót trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, trong Cơ sở dữ
liệu về giao dịch bảo đảm, trong văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
và gửi kết quả cho người yêu cầu đăng ký hoặc thông báo bằng văn bản cho người
yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp không phải sai sót do lỗi của người
thực hiện đăng ký.
Điều
15. Cấp
bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Người yêu cầu đăng ký và các bên liên quan đến giao dịch bảo đảm đã đăng ký có
quyền yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp bản sao văn bản chứng nhận
đăng ký giao dịch bảo đảm.
2.
Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm được thực
hiện theo một trong các phương thức quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
3.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cấp bản sao văn
bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp
bản sao văn bản đó cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Chương II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO
ĐẢM
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Điều
16.
Phương thức nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
Hồ
sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
1.
Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký;
2.
Gửi qua đường bưu điện;
3.
Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng
động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu
cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao
dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
4.
Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
Điều
17. Tiếp
nhận hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận
hồ sơ đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Đơn yêu cầu đăng ký và Sổ tiếp
nhận hồ sơ đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ.
2.
Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp trực tiếp thì người thực hiện đăng ký cấp cho
người yêu cầu đăng ký phiếu hẹn trả kết quả đăng ký, trừ trường hợp giải quyết
ngay sau khi nhận hồ sơ đăng ký.
Điều
18. Thời
hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về
việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót về đăng ký giao dịch bảo đảm, xóa
đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng
ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa
sai sót về đăng ký giao dịch bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm trong ngày
nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng
ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian
giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
2.
Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận
được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Điều
19. Trả
kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm
Kết
quả đăng ký giao dịch bảo đảm được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trả cho
người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau:
1.
Trực tiếp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm;
2.
Gửi qua đường bưu điện;
3.
Phương thức khác do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và người yêu cầu đăng ký
thỏa thuận.
Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẦM CỐ TÀU
BAY, THẾ CHẤP TÀU BAY
Điều
20. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
1.
Hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
b)
Hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
c)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối đăng
ký quy định tại Điều 11 của Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung
đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký giao
dịch bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu đăng ký.
Điều
21. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng
ký
1.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký gồm
có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng
ký;
b)
Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã cấp;
c)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền;
d)
Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay hoặc văn
bản chứng minh nội dung thay đổi.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy
định tại Điều 11 của Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã cấp, ghi nội dung đăng ký thay
đổi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội
dung giao dịch bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu đăng ký.
Trong
trường hợp thay thế tàu bay thì người yêu cầu đăng ký phải thực hiện xóa đăng
ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay và thực hiện thủ tục đăng ký lại như đăng ký
lần đầu.
1. https://docluat.vn/archive/3454/
2. https://docluat.vn/archive/1675/
3. https://docluat.vn/archive/1807/
Điều
22. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế
chấp tàu bay
1.
Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp
tàu bay gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế
chấp tàu bay;
b)
Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
c)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền;
d)
Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã cấp.
2.
Đối với cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký thì chậm nhất 15 ngày trước
khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm đề nghị xử lý tài sản
phải gửi văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm đến tất cả các bên
nhận bảo đảm khác hoặc phải đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo
đảm với Cục Hàng không Việt Nam.
Trong
thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy định
tại Điều 11 của Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung thông báo
đó vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông
báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu đăng ký.
Cục
Hàng không Việt Nam thông báo việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông
báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tàu bay cho bên bảo đảm và bên nhận bảo
đảm khác theo địa chỉ ghi trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
Điều
23. Hồ
sơ, thủ tục xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
1.
Hồ sơ xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay gồm có:
a)
Đơn yêu cầu xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
b)
Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã cấp;
c)
Văn bản đồng ý xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay của bên nhận cầm cố
tàu bay, bên nhận thế chấp tàu bay, trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký
là bên cầm cố, bên thế chấp;
d)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy
định tại Điều 11 của Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam ghi việc xóa đăng
ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký giao dịch
bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu xóa đăng ký.
Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀU
BIỂN
Điều
24. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển
1.
Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tàu biển;
b)
Hợp đồng thế chấp tàu biển;
c)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy
định tại Điều 11 của Nghị định này, Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải
thuộc Cục Hàng hải Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc
gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam cho
người yêu cầu đăng ký.
Điều
25. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký
1.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký;
b)
Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc văn bản chứng minh
nội dung thay đổi;
c)
Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam đã cấp;
d)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy
định tại Điều 11 của Nghị định này, Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải
thuộc Cục Hàng hải Việt Nam ghi nội dung đăng ký thay đổi vào Sổ đăng ký tàu
biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế
chấp tàu biển Việt Nam cho người yêu cầu đăng ký.
Điều
26. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu
biển
1.
Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu biển
gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu
biển;
b)
Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu biển;
c)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền;
d)
Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam đã cấp.
2.
Đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký thì chậm nhất 15 ngày trước
khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp, người nhận thế chấp đề nghị xử lý tài sản
phải gửi văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp đến tất cả các bên
nhận thế chấp khác hoặc phải đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản
thế chấp với Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải, nơi đã đăng ký thế chấp
tàu biển đó.
Trong
thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy định
tại Điều 11 của Nghị định này, Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục
Hàng hải Việt Nam ghi nội dung thông báo đó vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia
Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản
thế chấp bằng tàu biển cho người yêu cầu đăng ký.
Điều
27. Hồ
sơ, thủ tục xóa đăng ký thế chấp tàu biển
1.
Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp tàu biển gồm có:
a)
Đơn đề nghị xóa đăng ký thế chấp tàu biển;
b)
Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam đã cấp;
c)
Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp tàu biển của bên nhận thế chấp tàu biển,
trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp.
d)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy
định tại Điều 11 của Nghị định này, Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải
thuộc Cục Hàng hải Việt Nam ghi nội dung xóa đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển
quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam
cho người yêu cầu xóa đăng ký.
Mục 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO
ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Điều
28. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất
1.
Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;
b)
Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng hoặc chứng thực theo quy
định của pháp luật;
c)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất hoặc các Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;
d)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện
các việc sau:
a)
Ghi nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm vào Giấy chứng nhận quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định
của pháp luật;
b)
Chứng nhận việc đăng ký vào Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;
c)
Trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo quy định tại Điều 19 của Nghị định
này.
Điều
29. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
1.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất đã đăng ký gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký;
b)
Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã ký hoặc văn bản khác chứng minh
nội dung thay đổi;
c)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất hoặc Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ trong trường hợp đăng ký
thay đổi nội dung đã được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đó;
d)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện
các công việc sau:
a)
Chỉnh lý nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm vào Giấy chứng nhận quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 28 của Nghị định này; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến
động đất đai theo quy định của pháp luật;
b)
Chứng nhận nội dung đăng ký thay đổi vào Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi;
c)
Trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo quy định tại Điều 19 của Nghị định
này.
Điều
30. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1.
Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm;
b)
Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm;
c)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện
các việc sau:
a)
Ghi việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm vào Sổ địa
chính và Sổ theo dõi biến động đất đai;
b)
Chứng nhận vào Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo
đảm;
c)
Thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận thế
chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
d)
Lưu giữ một (01) bản Đơn yêu cầu đăng ký và trả kết quả cho người yêu cầu đăng
ký theo phương thức quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
Điều
31. Hồ
sơ, thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất
1.
Hồ sơ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất gồm có:
a)
Đơn đề nghị xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
b)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất hoặc Giấy chứng nhận được cấp qua các thời kỳ;
c)
Văn bản đồng ý xóa đăng ký giao dịch bảo đảm của người nhận bảo đảm, trong
trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
d)
Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng
ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản
ủy quyền.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện
các công việc sau đây:
a)
Xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận và xóa đăng ký trong Sổ Địa chính, Sổ theo dõi
biến động đất đai theo quy định của pháp luật;
b)
Chứng nhận việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm vào Đơn yêu cầu xóa đăng ký;
c)
Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký theo phương thức quy định tại Điều 19
của Nghị định này.
Mục 5. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO
ĐẢM BẰNG ĐỘNG SẢN, TRỪ TÀU BAY, TÀU BIỂN
Điều
32. Kê
khai đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển
1.
Thông tin về bên bảo đảm được kê khai như sau:
a)
Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức; tên của tổ chức được thành lập, hoạt
động theo pháp luật nước ngoài mà tên này đã được đăng ký tại cơ quan nước
ngoài có thẩm quyền;
b)
Số chứng minh nhân dân đối với cá nhân là công dân Việt Nam; số hộ chiếu đối
với cá nhân là người nước ngoài; số thẻ thường trú đối với cá nhân là người
không quốc tịch cư trú tại Việt Nam;
c)
Mã số thuế đối với tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam có đăng ký
kinh doanh. Nếu tổ chức không có đăng ký kinh doanh thì kê khai tên đã đăng ký
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.
Thông tin về bên nhận bảo đảm được kê khai như sau:
a)
Tên, địa chỉ của bên nhận bảo đảm;
b)
Mã số khách hàng thường xuyên của bên nhận bảo đảm, nếu có.
3.
Việc kê khai thông tin về tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại Điều
33 của Nghị định này.
Điều
33. Mô tả
tài sản bảo đảm
1.
Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản. Việc mô
tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch
bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2.
Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài
sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh
hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính
xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.
Điều
34. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển
1.
Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;
b)
Hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu
của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm;
c)
Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền,
trừ các trường hợp sau đây:
Pháp
nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp
nhân đó yêu cầu đăng ký;
Bên
bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một
cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký;
Người
yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch
bảo đảm.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản ghi thời
điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) nếu không có một trong các căn cứ
từ chối quy định tại Điều 11 của Nghị định này và nhập thông tin về giao dịch
bảo đảm vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.
Trong
trường hợp có một trong các căn cứ từ chối thì Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài
sản từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy
định.
Điều
35. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu
bay, tàu biển
1.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay,
tàu biển đã đăng ký gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi;
b)
Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thay đổi là người được
ủy quyền, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định
này.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản ghi thời
điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) nếu không có một trong các căn cứ
từ chối quy định tại Điều 11 của Nghị định và nhập thông tin về việc đăng ký
thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch
bảo đảm.
Trong
trường hợp có một trong các căn cứ từ chối thì Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài
sản từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy
định.
3.
Trong trường hợp tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, thì người yêu cầu đăng ký chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký lần đầu
và không phải đăng ký thay đổi khi thay thế tài sản bảo đảm là hàng hóa cùng
loại.
Điều
36. Hồ
sơ, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là động
sản, trừ tàu bay, tàu biển
1.
Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là động sản, trừ
tàu bay, tàu biển gồm có:
a)
Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm;
b)
Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thay đổi là người được
ủy quyền, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định
này.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản ghi thời
điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) nếu không có một trong các căn cứ
từ chối quy định tại Điều 11 của Nghị định này và nhập thông tin về việc đăng
ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm vào Cơ sở dữ liệu về giao
dịch bảo đảm; gửi cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu cầu đăng ký có
chứng nhận việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; thông
báo về việc xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm
bằng tài sản của bên bảo đảm theo địa chỉ được lưu giữ trong Hệ thống dữ liệu.
Trong
trường hợp có một trong các căn cứ từ chối thì Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài
sản từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy
định.
Điều
37. Hồ
sơ, thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển
1.
Hồ sơ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển gồm
có:
a)
Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
b)
Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người được ủy
quyền, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định
này.
2.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản ghi thời
điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) nếu không có một trong các căn cứ
từ chối quy định tại Điều 11 của Nghị định này và nhập thông tin về việc xóa
đăng ký giao dịch bảo đảm vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm; gửi cho người
yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu cầu xóa đăng ký có chứng nhận về việc xóa đăng
ký giao dịch bảo đảm.
Trong
trường hợp có một trong các căn cứ từ chối thì Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài
sản từ chối xóa đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng
quy định.
Mục 6. QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN GIAO DỊCH
BẢO ĐẢM
Điều
38. Yêu
cầu đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm
1.
Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký giao dịch bảo đảm thông qua hệ thống đăng ký
trực tuyến.
2.
Đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến là thông điệp dữ liệu điện tử và có đầy đủ các
nội dung thuộc diện phải kê khai theo mẫu.
1. https://docluat.vn/archive/1277/
2. https://docluat.vn/archive/2302/
3. https://docluat.vn/archive/1774/
Đơn
yêu cầu đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như đơn giấy.
3.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm qua hệ thống đăng ký trực tuyến không có giá trị
pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a)
Đăng ký không đúng thẩm quyền của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm quy định
tại khoản 4 Điều 47 của Nghị định này;
b)
Nội dung đăng ký vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Điều
39. Tài
khoản đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm
1.
Tài khoản đăng ký trực tuyến được dùng để truy cập vào hệ thống đăng ký trực
tuyến.
2.
Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến có trách nhiệm cấp tài khoản đăng
ký trực tuyến cho cá nhân, tổ chức, nếu có yêu cầu.
3.
Cá nhân, tổ chức có tài khoản đăng ký trực tuyến phải bảo vệ và chịu trách
nhiệm về việc sử dụng tài khoản của mình.
Điều
40. Hoạt
động của hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm
1.
Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.
2.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký
giao dịch bảo đảm qua hệ thống trực tuyến đối với tàu bay, tàu biển, quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất, các tài sản khác.
Chương III. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Điều
41. Quyền
tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm của các tổ chức, cá nhân
Mọi
tổ chức, cá nhân đều có quyền tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm được lưu
giữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và Hệ
thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm.
Điều
42. Các
hình thức yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
1.
Người tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm nộp đơn yêu cầu đến cơ quan có
thẩm quyền cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo một trong các hình thức
sau đây:
a)
Trực tiếp nộp đơn hoặc ủy quyền cho người khác nộp đơn yêu cầu cơ quan đăng ký
cung cấp thông tin;
b)
Gửi đơn yêu cầu cung cấp thông tin qua đường bưu điện;
c)
Gửi đơn yêu cầu cung cấp thông tin qua hệ thống trực tuyến;
d)
Gửi đơn yêu cầu cung cấp thông tin qua fax hoặc gửi qua thư điện tử.
2.
Người tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm tự tra cứu thông tin trong hệ
thống đăng ký trực tuyến của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều
43. Từ
chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
1.
Các trường hợp từ chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm:
a)
Yêu cầu cung cấp thông tin tại cơ quan không có thẩm quyền cung cấp thông tin;
b)
Đơn yêu cầu cung cấp thông tin không hợp lệ;
c)
Người yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phí cung cấp thông tin.
2.
Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin thì cơ quan nhận được đơn yêu cầu
cung cấp thông tin phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu cung cấp thông
tin, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật.
Quy
định này không áp dụng trong trường hợp tra cứu thông tin trong hệ thống đăng
ký giao dịch bảo đảm trực tuyến.
Điều
44. Thời
hạn giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
Cơ
quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch
bảo đảm ngay trong ngày nhận đơn yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ. Trong
trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin thì
cũng không quá 03 ngày làm việc.
Chương IV. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ
GIAO DỊCH BẢO ĐẢM VÀ CƠ QUAN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Điều
45. Nội
dung quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký
giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước.
2.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm.
3.
Tổ chức và quản lý hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm; xây dựng và quản lý các
cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm.
4.
Xây dựng và quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm.
5.
Thống kê đăng ký giao dịch bảo đảm, tổng hợp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
6.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
7.
Hợp tác quốc tế về đăng ký giao dịch bảo đảm.
8.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều
46. Nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo
đảm
1.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm.
2.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà
nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)
Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản
quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;
b)
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký giao dịch bảo
đảm;
c)
Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ tốt
nghiệp cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm;
d)
Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác
đăng ký giao dịch bảo đảm;
đ)
Quản lý các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao
dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
e)
Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành, quản lý và hướng dẫn việc
sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký, tổ chức quản lý Hệ thống dữ liệu quốc
gia về giao dịch bảo đảm;
g)
Thống kê đăng ký giao dịch bảo đảm, tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Chính
phủ về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước;
h)
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại,
tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;
i)
Hợp tác quốc tế về đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền.
3.
Bộ Giao thông vận tải trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm:
a)
Ban hành liên tịch với Bộ Tư pháp các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký cầm
cố, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển;
b)
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ
chức thực hiện việc đăng ký cầm cố, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển theo quy
định của pháp luật;
c)
Phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành, quản lý và hướng dẫn theo thẩm quyền việc sử
dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký, tổ chức quản lý dữ liệu về cầm cố, thế
chấp tàu bay, thế chấp tàu biển;
d)
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác đăng ký cầm cố,
thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển và quản lý cơ quan đăng ký cầm cố, thế chấp
tàu bay, cơ quan đăng ký thế chấp tàu biển;
đ)
Báo cáo định kỳ sáu tháng, hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký cầm cố, thế
chấp tàu bay, thế chấp tàu biển;
e)
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký cầm cố, thế chấp theo thẩm quyền.
4.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm:
a)
Ban hành liên tịch với Bộ Tư pháp các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký
giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b)
Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực
hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất theo quy định của pháp luật;
c)
Phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành, quản lý và hướng dẫn theo thẩm quyền việc sử
dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký, tổ chức quản lý dữ liệu giao dịch bảo
đảm theo thẩm quyền đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
d)
Thực hiện quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất;
đ)
Báo cáo định kỳ sáu tháng, hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký giao dịch
bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
5.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm đối
với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a)
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý đăng ký giao dịch bảo đảm
đối với quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất theo quy định của Nghị định
này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b)
Xây dựng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất tại địa phương;
c)
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác đăng ký giao
dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
d)
Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra định kỳ các Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất tại địa phương;
đ)
Báo cáo định kỳ sáu tháng, hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký giao dịch
bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;
e)
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền.
Sở
Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương.
Điều
47. Cơ
quan đăng ký giao dịch bảo đảm và thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về
giao dịch bảo đảm
1.
Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký,
cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay.
2.
Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc
Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu
biển.
3.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về
giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4.
Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu
bay, tàu biển và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ
quan quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều
48. Nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
1.
Đăng ký giao dịch bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng
ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; sửa chữa sai sót
về đăng ký giao dịch bảo đảm; xóa đăng ký về giao dịch bảo đảm.
2.
Chứng nhận đăng ký đối với giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất và tài sản khác; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đối với giao dịch
bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển và cấp bản sao các văn bản có chứng nhận của cơ
quan đăng ký.
3.
Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.
4.
Từ chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp có căn cứ quy định
tại Điều 11 và Điều 43 của Nghị định này.
5.
Thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí, phí theo quy định của pháp luật.
6.
Quản lý thông tin đăng ký trực tuyến theo thẩm quyền.
7.
Cập nhật thông tin về giao dịch bảo đảm vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao
dịch bảo đảm.
8.
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều
49. Trách
nhiệm của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
Cơ
quan đăng ký giao dịch bảo đảm gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:
1.
Đăng ký không chính xác nội dung đơn yêu cầu đăng ký;
2.
Đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm không đúng thời hạn, trừ
trường hợp bất khả kháng;
3.
Cung cấp thông tin không đúng với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký;
4.
Từ chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin không có căn cứ quy định tại Điều
11 và Điều 43 của Nghị định này.
Điều
50. Nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm
Người
thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm là viên chức hoặc công chức của cơ quan
đăng ký quy định tại Điều 47 của Nghị định này, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, đơn yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ; trình
thủ trưởng cơ quan đăng ký kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký, đơn yêu cầu cung
cấp thông tin;
2.
Từ chối tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đơn yêu cầu cung cấp thông tin không hợp lệ
hoặc không thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký; hướng dẫn người yêu cầu đăng
ký hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đơn yêu cầu cung cấp thông tin hoặc gửi văn bản,
tài liệu đó đến cơ quan có thẩm quyền;
3.
Không được yêu cầu người yêu cầu đăng ký, người tìm hiểu thông tin nộp thêm bất
cứ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm;
4.
Ghi thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký vào đơn yêu cầu đăng ký và Sổ tiếp nhận
hồ sơ đăng ký; ghi nội dung của đơn yêu cầu đăng ký vào Sổ đăng ký giao dịch
bảo đảm hoặc Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ
sơ đăng ký hợp lệ;
5.
Người thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền
hạn quy định tại Điều này; nếu vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Điều
51. Trách
nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ
quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản
1.
Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi
hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành
tài sản có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của
tài sản bảo đảm.
2.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận
tải và Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục trao đổi, cung cấp thông tin giữa
cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi
hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành
tài sản.
Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
52. Hiệu
lực thi hành
1.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2010 và thay thế
Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký
giao dịch bảo đảm.
2.
Bãi bỏ các quy định sau đây:
–
Điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006
của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
–
Các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 64, Điều 153 và Điều 154 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai;
–
Quy định về thời hạn người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất tại Điều
66 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
–
Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng rừng sản xuất là rừng trồng tại Điều
36 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
–
Điều 19, 20, 21, 22, quy định cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Điều
27, quy định sửa chữa sai sót về giao dịch bảo đảm đã đăng ký tại Điều 28 của
Nghị định số 70/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về đăng ký
quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng;
–
Điều 17, 18, 19, 20 và 21 Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2009
của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển.
Điều
53. Điều
khoản chuyển tiếp
1.
Trong trường hợp có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì người sử dụng đất vẫn được thực hiện
quyền thế chấp.
Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đồng thời thủ tục đăng ký thế chấp
với thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận không tính vào thời hạn
đăng ký thế chấp.
2.
Hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được
cấp qua các thời kỳ và cư trú tại các xã, thị trấn ở xa huyện lỵ thì được lựa
chọn đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc
đăng ký thế chấp tại Ủy ban nhân dân xã, nếu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất cấp huyện ủy quyền đăng ký thế chấp.
Trình
tự, thủ tục đăng ký thế chấp tại xã được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư
pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.
Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành mà chưa đăng ký, nhưng vẫn còn thời hạn thực hiện hợp đồng thì được
đăng ký theo quy định của Nghị định này.
Hợp
đồng bảo đảm bằng tài sản đã được đăng ký theo quy định của pháp luật trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đăng ký lại theo quy
định tại Nghị định này.
4.
Các quy định về đăng ký trực tuyến, Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo
đảm được áp dụng khi hệ thống đăng ký trực tuyến, Hệ thống dữ liệu quốc gia về
giao dịch bảo đảm đi vào hoạt động.
Điều
54. Trách
nhiệm thi hành
1.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a)
Tổ chức thi hành Nghị định này.
b)
Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản không phải là
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển.
c)
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất, đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển.
d)
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Ngân
hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây
dựng Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
2.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |