1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng1.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ1.4 Điều 4. Điều kiện khoản nợ được mua, bán1.5 Điều 5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ1.6 Điều 6. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài1.7 Điều 7. Trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ1.8 Điều 8. Đồng tiền giao dịch1.9 Điều 9. Quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ1.10 Điều 10. Phương thức mua, bán nợ1.11 Điều 11. Hội đồng mua, bán nợ1.12 Điều 12. Định giá khoản nợ
2.1 Điều 13. Hợp đồng mua, bán nợ2.2 Điều 14. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ2.3 Điều 15. Mua, bán nợ từ cấp tín dụng hợp vốn2.4 Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ2.5 Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ2.6 Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới2.7 Điều 19. Xử lý tranh chấp2.8 Điều 20. Quản lý đối với các khoản nợ đã mua, bán2.9 Điều 21. Xử lý tài chính, hạch toán kế toán trong nghiệp vụ mua, bán nợ
3.1 Điều 22. Chế độ thông tin báo cáo3.2 Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài3.3 Điều 24. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
4.1 Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp4.2 Điều 26. Tổ chức thực hiện
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG
TƯ09/2015/TT-NHNN
ngày 17 tháng 07 năm 2015
Quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước
ngoài
Căn cứ Bộ luật dân
sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Luật ngân
hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng
6 năm
2010;
Căn cứ Luật các tổ chức
tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm
2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày
11 tháng
11 năm
2013 Chính
phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban
hành Thông tư quy định về hoạt động mua, bán nợ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1.
Thông tư này quy địnhvề hoạt động mua, bán nợ phát
sinh từ nghiệp vụ cho vay (kể cả khoản trả thay trong nghiệp vụ
bảo lãnh) của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài; hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2.
Thông tư này không áp dụngđối với hoạt động mua,
bán nợ của
Công ty quản
lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); hoạt
động mua bán nợ phát sinh từ hợp đồng vay, cho vay
giữa các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều
2. Đối tượng
áp dụng
1.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và
hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
2.
Các cá nhân, tổ chức khác liên quan đến việc mua, bán khoản nợ.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới
đây được
hiểu như sau:
1.
Mua, bán nợlàthỏa thuận bằng văn bảnvềviệc
chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ
cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ
chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán
từ bên mua nợ.
2.
Khoản nợ được mua, bánlà khoản nợ phát sinh từ
nghiệp vụ cho vay và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh
theo hợp
đồngcấp tín dụng đã ký của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đang được theo dõi hạch toán
nội bảng, ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất
toán ra khỏi bảng cân đối kế toáncủa bên bán nợ có đủ điều
kiệnquy định tại Điều 4 Thông tư này và
bên nợ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
3.
Bên bán nợlàtổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước
ngoài có khoản nợ được bán theo quy định tại khoản 2 Điều
này.
4.
Bên mua nợlàtổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân là người
cư trú sau:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được
Ngân hàng nước chấp thuận hoạt động mua nợ;
–
Tổ chức kinh
doanh dịch vụ mua, bán nợ (không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài) đủ điều kiệnkinh doanh dịch vụ
mua, bán nợ theo quy địnhcủa pháp luật;
–
Tổ chức khác, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ.
–
Tổ chức, cá nhân là người không cư trú.
5.
Bên nợlà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được
mua, bán theo quy định tại hợp đồng cấp tín dụng.
6.
Bên môi giớilà bên trung gian trong giao dịch mua, bán
nợ giữa bên mua nợ và bên bán nợ và được
hưởng
thù lao theo hợp đồng môi giới.
7.
Giá trị ghi sổ khoản nợ được mua, bán gồm giá trị ghi số số dư nợ
gốc, dư nợ lãi của khoản nợ và các nghĩa vụ tài
chính khác liên quan đến khoản nợ (nếu có) đến thời điểm mua, bán
nợ đối
với các khoản nợ đang được hạch toán nội bảng, ngoại bảng; hoặc giá
trị theo dõi trên so sách tại thời điểm xuất toán ngoại bảng
hoặc tại thời điểm mua, bán nợ đối với khoản nợ đã xuất toán ra khỏi
bảng cân đối kế toán.
8.
Giá mua, bán nợlà số tiền bên mua nợ phải thanh toán cho
bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.
Điều
4. Điều
kiện khoản nợ được mua, bán
Các
khoản nợ được mua, bán phải đáp ứng các điều
kiện sau:
1.
Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của
khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do bên bán nợ cung cấpphải
phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy
địnhcủa pháp luật.
2.
Không có thỏa
thuận bằng văn bảnvềviệc
không được
mua, bán khoản nợ.
3.
Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trường
hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản vềviệc
bán nợ.
Điều
5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
1.
Hoạt động mua, bán nợ không trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp
tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa bên bán nợ, khách hàng và
bên bảo đảm.
2.
Hoạt động mua, bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định tại
Thông tư này vàquy địnhcủa pháp luật có liên
quan.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt
động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín
dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước
ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới
3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được
phê duyệt.
Trường
hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phảiban
hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ
(trong
đó có quy
định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định
trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương
thức mua, bán nợ; quy trình mua, bán nợ; quy trìnhđịnh
giá khoản nợ; quy trình bán đấu giá khoản nợ trongtrường
hợp tự đấu giá khoản nợ và quản trị rủi ro đối với hoạt động
mua, bán nợ) trước thực hiện mua, bán nợ.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài mua nợ phải tuân thủ các quy định pháp luật về
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6.
Bên bán nợ không mua lại các khoản nợ đã bán.
7.
Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của
chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý
nợ và
khai thác tài sản củatổ chức tín dụng mẹ theo phương
án tái cơ
cấu đã được phê duyệt.
8.
Công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của
tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ của tổ chức tín dụng
khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới
3%, trừ trường
hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được
phê duyệt.
9. Trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một
khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa
thuậnvới nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực
hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia
giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ được mua, bán và
các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua, bán nợ đảm bảo phù hợp vớiquy
địnhcủa pháp luật.
10.
Các khoản nợ được mua, bán nợ phải được theo dõi, hạch toán kế toán
và báo cáo thống kê theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều
6. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1.
Nguyên tắc lập hồ sơ:
a)
Hồ sơ phải
được
lập bằng tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải
có xác nhận của người đại diện hợp phápcủa
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b)
Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ phải do người
đại diện pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài ký.
2.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ bao gồm:
a)
Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ theo mẫu tại Phụ lục số 01 đính kèm
Thông tư này. Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài, cam kết
mua nợ là
hoạt động mà chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều
lệ của
ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang được phép thực
hiện tại nước nơi chủ sở hữu, ngân hàng nước
ngoài đặt trụ sở chính. Đối với chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, cam kết mua nợ là hoạt động ngân hàng mẹ được
phép thực
hiện tại nước nguyên xứ;
b)
Nghị quyếtcủa
Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của tổ chức tín dụng
thông qua việc đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ; văn bảnvà
bản dịch của
ngân hàng mẹ do người đại diện hợp pháp ký đồng ý đề
nghị chấp thuận hoạt động mua nợ đối với chi nhánh ngân hàng nước
ngoài,
Điều
7. Trình
tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có nhu cầu được chấp thuận hoạt động mua nợ lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy
định tại Điều 6 Thông tư này gửi qua đường bưu điện hoặc
nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
2. Trong thời hạn 40 (bốn mươi)
ngày
kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua
nợ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng Quyết
địnhsửa đổi, bổ sung Giấy phép. Văn bản này là
một bộ phận không tách rời của Giấy phép. Trường hợp từ chối, Ngân
hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nêu rõ lý
do.
Điều
8. Đồng tiền giao dịch
1.
Đồng tiền sử dụngtrong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc
sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong
giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiệntrongtrường
hợptổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người
không cư trú.
2.
Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền của khoản nợ hoặc đồng
tiền khác theo thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên nợ phù hợp vớiquy
địnhcủa pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam.
Điều
9. Quy
địnhvềquản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán
nợ
1.
Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác có trách nhiệm tuân
thủ các quy
địnhcủa pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối
trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện mua, bán nợ và thu hồi khoản
nợ được
mua.
2.
Khi thực
hiện mua, bán nợ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài:
1. https://docluat.vn/archive/3057/
2. https://docluat.vn/archive/2925/
3. https://docluat.vn/archive/3553/
a)
Bên mua nợ sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thực hiện
thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiền mua
nợ và
các chi phí
có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường
hợp sử dụng đồng tiền mua nợ là đồng Việt Nam;
b)
Bên mua nợ là người không cư trú sử dụng tài khoản thanh
toán bằng ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được
phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoặc tài khoản ngoại tệ của
Bên mua nợ tại nước ngoài để thực hiện thanh toán cho
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiền mua nợ và
các chi phí
có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường
hợp sử
dụng đồng tiền mua nợ là ngoại tệ.
3.
Khi thu hồi nợ từ các khoản nợ được mua, số tiền thu hồi nợ phải
được
chuyển vào
01 (một) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản
thanh toán bằng ngoại tệ (đối vớitrường hợp khoản nợ được
thu hồi bằng ngoại tệ) của bên mua nợ mở tại ngân hàng thương
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại
hối trên
lãnh thổ Việt Nam.
4. Trường hợp mua, bán khoản nợ phát
sinh từ nghiệp vụ cho vay ra nước ngoài hoặc nợ phát sinh do trả
thay trong
nghiệp vụ bảo lãnh cho bên được lãnh là người
không cư trú:
a)
Bên bán nợ thực hiệnđăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước
ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh theo quy địnhhiện hành vềquản
lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và
thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
b)
Bên mua nợ là người cư trú thực hiệnđăng kýkế
hoạch thu hồi nợ theo quy địnhhiện hành vềquản
lý ngoại hối đối vớiviệc thu hồi nợ nước
ngoài phát sinh từ nghiệp vụ mua, bán nợ.
Điều
10. Phương
thức mua, bán nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài quyết
định lựa chọn một trong các phương thức mua, bán nợ
sau:
1. Thỏa thuận: thông qua đàm phán trực tiếp giữa
bên bán nợ và bên mua nợ hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới.
2.
Đấu giá: bên bán nợ thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo địnhcủa
pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc tự tổ chức bán đấu
giá khoản nợ.
Điều
11. Hội đồng mua, bán nợ
Tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội
đồng mua, bán nợ phù hợpvớiđiều
lệ, quy
định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ. Thành phần, nhiệm vụ,
quyền hạn (bao gồm cả việc xác định giá mua, nợ trongtrường
hợp mua bán theo thỏa thuận, giá khởi điểm trong
trường
hợp bán đấu giá khoản nợ) do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài quy định.
Điều 12. Định giá khoản nợ
Việc xác định giá mua, bán nợ đối với
mua, bán nợ theo phương thức thỏa thuận, giá khởi điểmđối
với mua, bán nợ theo phương thức bán đấu giá được thực
hiện như sau:
1.
Giá mua, bán nợ, giá khởi điểm được xác địnhtrên
cơ sở giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong
tương
lai, phân loại nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và
giá trị tài sản bảo đảm (nếu có).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có quyền thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá thực
hiệnđịnh giá mua, bán nợ đối với mua bán nợ theo
phương
thức thỏa
thuận, giá khởi điểm đối với mua, bán nợ phương thức bán đấu
giá để Hội đồng mua, bán nợ quyết định.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
13. Hợp
đồng mua, bán nợ
1. Hợp đồng mua, bán nợ phải được
ký bởi người
đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyềncủa
các bên mua, bán nợ.
2. Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội
dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán
nợ;
b)
Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kếthợp
đồng mua, bán nợ;
c)
Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kếthợp
đồng mua bán nợ;
d)
Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được
mua, bán;
đ)
Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ
của
khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;
e)
Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua,
bán (nếu có);
g)
Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
h)
Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản
nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu
có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với
khoản nợ của
bên bán nợ;
i)
Quyền và
nghĩa vụ của
bên bán nợ, bên mua nợ;
k)
Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
l)
Giải quyết
tranh chấp phát sinh.
3.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên
có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không
trái với
quy định Thông tư này vàquy địnhcủa pháp luật có
liên quan.
4. Việcsửa đổi, bổ sung
hoặc hủy
bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ do các bên liên quan thỏa
thuận, quyết địnhtrêncơ sở đảm bảo tuân thủ quy
định của pháp luật.
Điều
14. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ
1.
Bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của
bên bán nợ kể từthời điểm theo thỏa thuận tại hợp
đồng mua, bán nợ.
2.
Bên bán nợ chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ
bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm khoản nợ đó (nếu
có). Việc
chuyển giao quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm của
khoản nợ phù
hợpvớiquy địnhcủa pháp luật về
giao dịch bảo đảm và các quy định khác có liên
quan của
pháp luật. Việcthực hiệnđăng ký thay đổi bên
nhận bảo đảm theo quy địnhcủa pháp luật về
giao dịch bảo đảm.
3.
Bên mua nợ, bên nợ và bên bảo đảm có thể thỏa thuậnviệcđiều
chỉnh biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ được mua, bán phù hợp
quy địnhcủa pháp luật.
Điều
15. Mua, bán nợ từ cấp tín dụng hợp vốn
1. Trường hợp thành viên tham gia cấp
tín dụng hợp vốn bán một phần hay toàn bộ khoản nợ của mình, thành
viên là
bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận thống nhất phương
án mua, bán nợ; đồng thời bên bán nợ thông báo việc mua, bán nợ cho các
thành viên còn lại bằng văn bản. Trường hợp bán phần nợ của
thành viên đầu mối (đầu mối dàn xếp cấp tín dụng hợp vốn, đầu mối cấp
tín dụng hợp vốn, đầu mối thanh toán, đầu mối nhận tài sản bảo đảm), bên bán
nợ, bên mua nợ và các thành viên còn lại thỏa thuận thống nhất
các nội dung thay đổi tại hợp đồng hợp vốn.
Hợp đồng mua, bán nợ trongtrường hợp
này là
bộ phận không tách rời của hợp đồng hợp vốn, hợp đồngcấp
tín dụng hợp vốn ban đầu. Các nội dung quy định tại hợp đồng
mua, bán nợ không trái với các nội dung quy định đối với phần nợ
tại hợp
đồng hợp vốn, hợp đồngcấp tín dụng hợp vốn.
2. Trường hợp bán toàn bộ khoản nợ, các thành
viên cấp
tín dụng hợp vốn thỏa thuận thống nhất phương án bán khoản
nợ, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này vàquy
định pháp luật liên quan.
Điều
16. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ
1.
Bên mua nợ có các quyền:
a)
Yêu cầu bên bán nợ cung cấpthông tinvề khoản nợ được
mua, bán (bao gồm cả thông tin liên quan đến hình thành, quản lý
khoản nợ);
b)
Kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ theo
thỏa thuận, phù hợpvớiquy địnhcủa pháp luật;
c)
Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để chuyển
giao đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ, phù hợpvới
thỏa thuận của các bên tại hợp đồng mua, bán nợ vàquy
định pháp luật;
d)
Yêu cầu bên bán nợ thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ cam kết
theo thỏa
thuận;
đ)
Các quyền khác theo thỏa thuậnvàquy
địnhcủa pháp luật.
2.
Bên mua nợ có các nghĩa vụ:
a)
Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ;
b)
Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát
sinhtrong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận;
c)
Kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo
thỏa thuận, phù hợp vớiquy địnhcủa pháp luật;
d) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ
khác theo thỏa thuậnvà quy địnhcủa
pháp luật.
Điều
17. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ
1.
Bên bán nợ có các quyền:
a)
Yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo thỏa thuận;
b)
Yêu cầu bên mua nợ phảithực hiện theo đúng các nghĩa vụ cam
kết
c)
Các quyền khác theo thỏa thuậnvàquy
địnhcủa pháp luật.
2.
Bên bán nợ có các nghĩa vụ:
a)
Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên liên quan
những nội dung củaviệc bán nợ chậm nhất 5 ngàylàm
việckể
từngày các bên ký kết đồng mua, bán nợ hoặc sửa đổi,
bổ
sunghợp đồng mua, bán nợ. Trường hợp pháp luật có quy
định khác hoặc theo thỏa thuận giữa bên bán nợ và
bên nợ hoặc trongtrường hợp cần thiết, bên bán nợ thông báo bằng
văn
bảnviệc bán nợ cho bên nợ trước khi ký kếthợp
đồng mua, bán nợ;
b)
Cung cấp
các thông
tin liên quan đến khoản nợ được bán theo yêu cầu của
bên mua nợ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và không trái với
các thỏa thuận tại hợp đồngcấp tín dụng, hợp
đồng bảo đảm đã ký kết;
c)
Chuyển giao đầy đủ, đúng hạn nguyên trạng hồ sơ khoản nợ theo thỏa thuận cho
bên mua nợ;
d)
Chuyển giao nguyên trạng quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ được
bán bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với biện pháp bảo đảm của
khoản nợ, bảo hiểm của khoản nợ (nếu có) cho bên mua nợ theo hợp
đồng mua, bán nợ vàquy địnhcủa pháp luật;
đ)
Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát
sinhtrong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận;
e) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ
khác theo thỏa thuậnvàquy định pháp luật.
Điều
18. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
1.
Bên môi giới có các quyền:
a)
Dàn xếp việc
mua, bán các khoản nợ cho các bên mua nợ, bên bán nợ;
1. https://docluat.vn/archive/1534/
2. https://docluat.vn/archive/1385/
3. https://docluat.vn/archive/1660/
b)
Nhận phí
môi giới và
được
thanh toán các khoản chi phí hợp lý khác liên quan theo thỏa
thuậncủa các bên tại hợp đồng môi giới;
c)
Các quyền khác theo thỏa thuậnvàquy
địnhcủa pháp luật.
2.
Bên môi giới có các nghĩa vụ:
a)
Phản ánh trung thực các thông tin liên quan đến giao dịch mua, bán nợ
do các bên cung cấp;
b)
Chịu trách nhiệm pháp lývề các thông tin do mình cung cấp;
c)
Không được
tiết lộ, cung cấpthông tinlàm phương
hại đến lợi ích của các bên mua nợ, bên bán nợ và
các bên liên quan của khoản nợ;
d)
Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện môi giới và
hoàn trả đầy đủ các tài liệu đó cho các bên mua nợ, bên bán nợ sau khi hoàn
thành công việc môi giới;
đ)
Thực
hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa
thuậnvàquy địnhcủa pháp luật.
Điều
19. Xử
lý tranh chấp
1. Việcxử lý tranh chấp phát
sinhtrong hoạt động mua, bán nợ thực hiện theo thỏa
thuậncủa các bên tại hợp đồng mua, bán nợ nhưng không
trái vớiquy
địnhcủa pháp luật.
2.
Trường
hợp mua, bán nợ có yếu tố nước ngoài, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng,
tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài để giải quyết
tranh chấp phát sinhđối với giao dịch mua, bán nợ nếu việc
thỏa thuận đó không trái vớiquy địnhcủa pháp luật Việt
Nam.
Điều
20. Quản
lý đối với các khoản nợ đã mua, bán
1.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a)
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ phải
hạch toán theo dõi riêng theo giá mua thực tế của khoản nợ được
mua, bán đảm bảo phân định được các khoản nợ mua với
các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng của chính tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính số tiền mua nợ vào
tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên nợ;
b) Việc phân loại nợ, trích lập vàsử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ
đã mua thực
hiện theo quy địnhcủa pháp luật hiện
hành.
2.
Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều
này quản lý khoản nợ đảm bảo không trái quy địnhcủa
pháp luật.
Điều
21. Xử
lýtài chính, hạch toán kế toántrong
nghiệp vụ mua, bán nợ
1. Xử lýđối với phần chênh lệch
giữa giá mua, bán nợ và giá trị ghi sổ khoản nợ của
bên bán nợ:
a) Đối với các khoản nợ đang được
hạch toán nội bảng:
–
Trường
hợp giá bán nợ cao hơn giá trị ghi sổ khoản nợ thì phần chênh lệch cao hơn được
hạch toán vào thu nhập trongnămtài
chínhcủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài;
– Trường hợp giá mua, bán nợ thấp hơn giá trị
khoản nợ thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi
thườngcủa cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn
thất đã được
xác định
do cá nhân, tập thể gây ra vàphảibồi thường theo quy định),
tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng rủi ro
đã được trích lập trong chi phí, phần còn thiếu được
hạch toán vào chi phíkinh doanh của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong kỳ.
b) Đối với các khoản nợ đang theo dõi ngoại
bảng, khoản nợ đã xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán,
thì số tiền bán khoản nợ được hạch toán vào thu nhập khác của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc hạch toán, kế toántrong
mua, bán nợ được thực hiện theo địnhhiện
hành về
chế độ kế
toán.
Chương III. BÁO CÁO, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
LIÊN QUAN
Điều
22. Chế độ thông tin báo cáo
Tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo hoạt
động mua, bán nợ (kể cả hoạt động mua, bán nợ qua công ty con, công ty liên
kết) theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước về
báo cáo thống kê đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng
Nhà nước
và
các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều
23. Trách nhiệm củatổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
Ban hànhquy định nội bộ theo quy
định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này vàgửi
Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng) chậm nhất 5 ngàylàm việc
sau khi ký ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều
24. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
thuộc Ngân hàng Nhà nước
1.
Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
a)
Theo dõi, tổng hợp tình hìnhthực hiện hoạt động mua,
bán nợ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b)
Tham gia ý kiến vềviệc chấp thuận hoạt động mua nợ củatổ
chức: tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo đề nghị của
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
c)
Đầu mối xử
lý các vấn đề phát sinhtrong quá trìnhtriển
khaithực hiện Thông tư này.
2.
Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a)
Đầu mối tiếp nhận, thẩm địnhvàtrình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ củatổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Đầu mối xử lý
các vướng
mắc liên quan đến việc chấp thuận hoạt động mua nợ theo quy
định tại Thông tư này;
b) Thực hiện thanh tra, giám sát định
kỳ hoặc đột xuấtvàxử lý vi phạm đối với
các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trongviệc
chấp hành các quy định tại Thông tư này; Cung cấp cho Vụ Tín
dụng các ngành kinh tế thông tinvề vi phạm của
các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hoạt động
mua, bán nợ.
3.
Trách nhiệm của Vụ Tài chính – Kế toán
Hướng
dẫn hạch toán kế toán hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4.
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao, các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
có trách nhiệm tham gia ý kiến vềviệc chấp thuận hoạt động mua nợ củatổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo đề nghị của
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
5.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện thanh tra, giám sát các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trongviệc
chấp hành các quy định tại Thông tư này vàxử lý
vi phạm theo thẩm quyền.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
25. Điều
khoản chuyển tiếp
1. Hợp đồng mua, bán nợ ký trước
ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các
thỏa thuận đã ký kết. Việcsửa đổi, bổ sung
hợp đồng mua, bán nợ phảiphù hợpvớiquy
định tại Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đã được chấp thuận hoạt động mua nợ không phải
đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ theo định tại Thông tư này.
Điều
26. Tổ
chứcthực hiện
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từngày 01/9/2015, thay thế
Quyết
định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước
về việcban
hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng.
2.
Chánh Văn
phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng
các đơn
vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên vàTổng
giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
PHỤ LỤC
SỐ 01: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN MUA NỢ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN HOẠT ĐỘNG MUA NỢ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Thông tư số … /2015/TT-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng nước quy định về hoạt động mua,
bán nợ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Căn cứ Nghị quyết số … ngày
… của
Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng (tên)… vềviệc
thông qua đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ (đối với tổ chức tín
dụng);
Căn cứ văn bản của ngân hàng mẹ
(tên)… do người đại diện hợp pháp ký đồng ý đề nghị chấp
thuận hoạt động mua nợ (đối với chi nhánh ngân hàng nước
ngoài);
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài (tên)… đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận hoạt
động mua nợ.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài (tên)… cam kết:
– Các nội dung trongtrong
đơn, hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ là hoàn toàn chính xác,
trung thực;
– Chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài sở hữu
50% vốn điều
lệ của
ngân hàng 100% vốn nước ngoài (tên)… đang được
phép thực
hiện hoạt động mua nợ tại nước nơi chủ sở hữu, ngân hàng nước
ngoài đặt trụ sở chính (đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài);
Ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tên)… được
phép thực
hiện hoạt động mua nợ tại nước nguyên xứ (đối với
chi nhánh ngân hàng nước ngoài);
– Chấp hành nghiêm chỉnh các quy
địnhcủa pháp luật, quy địnhcủa Ngân hàng Nhà
nước
Việt Nam có liên quan, nếu vi phạm xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
pháp luật.
|
……. ngày … tháng … năm … |
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |