1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng1.3 Điều 3. Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú1.4 Điều 4. Quy cách các biểu mẫu1.5 Điều 5. In, phát hành và quản lý các biểu mẫu
2.1 Điều 6. Yêu cầu ghi biểu mẫu2.2 Điều 7. Thông tin chung trong biểu mẫu2.3 Điều 8. Cách ghi bản khai nhân khẩu2.4 Điều 9. Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu2.5 Điều 10. Cách ghi phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu2.6 Điều 11. Cách ghi phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu2.7 Điều 12. Cách ghi Phiếu khai báo tạm vắng2.8 Điều 13. Cách ghi phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu2.9 Điều 14. Cách ghi giấy chuyển hộ khẩu2.10 Điều 15. Cách ghi sổ hộ khẩu2.11 Điều 16. Cách ghi sổ tạm trú2.12 Điều 17. Cách ghi sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu2.13 Điều 18. Cách ghi sổ đăng ký thường trú2.14 Điều 19. Cách ghi sổ đăng ký tạm trú2.15 Điều 20. Cách ghi sổ tiếp nhận lưu trú2.16 Điều 21. Cách ghi túi hồ sơ hộ khẩu2.17 Điều 22. Cách ghi thống kê tình hình, kết quả đăng ký, quản lý cư trú
3.1 Điều 23. Hiệu lực thi hành3.2 Điều 24. Trách nhiệm thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ36/2014/TT-BCA
Ngày
09 tháng 09 năm 2014
Quy định về biểu mẫu sử dụng
trong đăng ký, quản lý cư trú
Căn
cứ Luật Cư trú ngày 11 tháng 7 năm 2013;
Căn
cứ Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;
Căn
cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP
ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số
77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an
toàn xã hội;
Bộ
trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký,
quản lý cư trú.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cụ thể về biểu mẫu, quy
cách, cách ghi và quản lý biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, người làm công tác đăng ký, quản
lý cư trú.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt
Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt
Nam sinh sống.
Điều
3. Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú
Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý
cư trú (sau đây viết gọn là biểu mẫu) ký hiệu là HK, bao gồm:
1. Bản khai nhân khẩu (ký hiệu là HK01) được
sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp:
– Khi làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký
tạm trú;
– Đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú
nhưng chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào;
2. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (ký
hiệu là HK02) được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu
như: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ
khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xóa đăng ký thường
trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm
trú. Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu thì công
dân phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư
trú.
3. Phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu (ký hiệu
là HK03) được sử dụng để xác minh những hộ, nhân khẩu có những thông tin chưa rõ,
chưa thống nhất.
4. Phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân
khẩu (ký hiệu là HK04) được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú, các đơn vị sử dụng
để trao đổi thông tin khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Phiếu khai báo tạm vắng (ký hiệu là HK05)
được sử dụng cho người phải khai báo tạm vắng khai báo với Công an xã, phường,
thị trấn nơi cư trú.
6. Phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu (ký hiệu là
HK06) được cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập để phục
vụ việc theo dõi, tra cứu hồ sơ hộ khẩu.
7. Giấy chuyển hộ khẩu (ký hiệu là HK07) được
dùng để cấp cho các trường hợp chuyển nơi thường trú.
8. Sổ hộ khẩu (ký hiệu là HK08) được dùng để
cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú.
9. Sổ tạm trú (ký hiệu là HK09A và HK09B) được
dùng để cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú và có thời hạn tối
đa là 24 (hai mươi bốn) tháng. Mẫu HK09A cấp cho hộ gia đình, mẫu HK09B cấp cho
cá nhân.
10. Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký hiệu
là HK10) được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú sử dụng để theo dõi, ghi chép
thông tin quá trình giải quyết đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, thay đổi
nơi đăng ký thường trú, tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú.
11. Sổ đăng ký thường trú (ký hiệu là HK11)
được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú sử dụng để ghi chép kết quả đăng ký thường
trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, thay đổi nơi đăng ký thường
trú, xóa đăng ký thường trú, tách sổ hộ khẩu, đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu,
cấp giấy chuyển hộ khẩu, xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú. Mẫu HK11 được
lập theo thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, đường phố, tổ dân phố hoặc
theo nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức. Khi có những thay đổi thông tin của
từng nhân khẩu trong hộ, cơ quan Công an lập sổ phải tiến hành điều chỉnh kịp
thời nội dung thay đổi. Mẫu HK11 là tài liệu gốc, có giá trị pháp lý để giải
quyết các công việc liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú. Mẫu HK11 do Công
an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành
phố trực thuộc Trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập, lưu trữ và
khai thác lâu dài.
12. Sổ đăng ký tạm trú (ký hiệu là HK12) được
Công an xã, phường, thị trấn sử dụng để ghi chép kết quả đăng ký tạm trú; điều
chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; xóa đăng ký tạm trú; xác nhận nơi tạm
trú; đổi, cấp lại sổ tạm trú, gia hạn tạm trú.
13. Sổ tiếp nhận lưu trú (ký hiệu là HK13) được
Công an xã, phường, thị trấn sử dụng để theo dõi việc tiếp nhận thông báo lưu
trú theo quy định của Luật Cư trú.
14. Túi hồ sơ hộ khẩu (ký hiệu là HK14) được
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng để lưu trữ hồ sơ hộ
khẩu. Mỗi hộ đã đăng ký thường trú lập một túi hồ sơ hộ khẩu riêng.
15. Thống kê tình hình, kết quả đăng ký, quản
lý cư trú (ký hiệu là HK15) được Công an các đơn vị, địa phương sử dụng để thống
kê hộ khẩu, nhân khẩu, kết quả đăng ký, quản lý cư trú tại địa phương theo
tháng, 06 tháng, hàng năm và báo cáo lên cơ quan Công an cấp trên.
Điều
4. Quy cách các biểu mẫu
1. Mẫu HK01, HK02, HK03, HK04, HK07, HK10,
HK11, HK12, HK13, HK15 in trên khổ giấy 210 mm x 297 mm, in đen trắng. Mẫu HK05
in trên khổ giấy 205 mm x 145 mm, mẫu HK06 in trên khổ giấy 80 mm x 130 mm, mẫu
HK14 in trên khổ giấy 270 mm x 350 mm, in đen trắng.
Mẫu HK08 (20 trang), HK09A (12 trang), HK09B
(04 trang), in trên khổ giấy 120 mm x 165 mm, in mầu, có hoa văn, mật hiệu bảo
vệ.
2. Mẫu HK04, HK05 và HK07 được đóng thành quyển,
được cấu tạo thành 02 liên có nội dung như nhau, một phần cấp cho người đến làm
thủ tục khai báo tạm vắng, cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc chuyển cho cơ quan đăng
ký, quản lý cư trú cấp có thẩm quyền, một phần lưu tại cơ quan Công an có thẩm
quyền cấp giấy.
Điều
5. In, phát hành và quản lý các biểu mẫu
1. Bộ Công an thống nhất quản lý, in, phát
hành các biểu mẫu HK08, HK09A, HK09B. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quản lý, in, phát hành các mẫu HK01, HK02, HK03, HK04, HK05, HK06, HK07,
HK10, HK11, HK12, HK13, HK14, HK15 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi in không
được thay đổi nội dung, kích thước của biểu mẫu.
2. Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ
liệu quốc gia về dân cư hướng dẫn Công an các địa phương lập sổ sách theo dõi
chuyển giao hồ sơ hộ khẩu, cập nhật thông tin, tra cứu, khai thác tàng thư hồ
sơ hộ khẩu.
3. Biểu mẫu về đăng ký, quản lý cư trú được
đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.
4. Kinh phí in biểu mẫu quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong dự toán ngân sách
hàng năm của Bộ Công an. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm lập dự
toán, quyết toán kinh phí in biểu mẫu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước,
Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương II. CÁCH GHI BIỂU MẪU
Điều
6. Yêu cầu ghi biểu mẫu
1. Ghi chính xác, thống nhất những nội dung
trong từng biểu mẫu, chữ viết phải rõ ràng, viết cùng một loại mực, không viết
tắt.
2. Người đến làm thủ tục đăng ký cư trú không
biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời
khai của mình. Người kê khai hộ phải kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và
chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
3. Các sổ phải được viết liên tục theo thứ tự
từng trang, không được bỏ trống; phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung ở bìa và
các trang của sổ.
4. Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi
theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông
tư này.
5. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ
sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong biểu mẫu.
Điều
7. Thông tin chung trong biểu mẫu
1. Thông tin chung trong các loại biểu mẫu
bao gồm: Thông tin về cá nhân, về địa chỉ cư trú và về cơ quan có thẩm quyền
đăng ký, quản lý cư trú.
2. Cách ghi thông tin về cá nhân
Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào
giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì
ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo
ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ
số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy
đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi
là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy
khai sinh;
e) Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy
khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục
này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu
không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất
xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp
tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành
chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam,
quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc,
tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ
hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện
nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
2. https://docluat.vn/thu-tuc-cap-phep-du-dieu-kien-hoat-dong-dich-vu-quan-ly-van-hanh-chung-cu/
3. https://docluat.vn/nd-121-2018-nd-cp-sua-bo-sung-nd-49-2013-nd-cp-ve-tien-luong/
4. https://docluat.vn/nd-39-2018-nd-cp-chi-tiet-luat-04-2017-qh14-ve-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua/
5. https://docluat.vn/chun-chan-kinh-doanh-bat-dong-san-sau-ngay-01-7-2015/
3. Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú
Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ,
thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp
ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ
phiên âm bằng tiếng Việt).
4. Ghi thông tin về cơ quan có thẩm quyền
đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi cơ quan Công an cấp trên trực
tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú.
Điều
8. Cách ghi bản khai nhân khẩu
1. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học
vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ
thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ
“không biết chữ”).
2. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên
ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được
ghi trong văn bằng, chứng chỉ.
3. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng,
chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.
4. Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở
lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến
tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
5. Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh,
hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay
chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc
đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ
sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng;
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời gian
bị áp dụng biện pháp đó.
Điều
9. Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ
hộ” ghi như sau:
a) Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký
tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và
tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục
quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào
sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho
nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực
tế với chủ hộ đó;
c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong
sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ
khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận
trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ
theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
2. Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”:
Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
3. Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của
chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ
hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
4. Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:
a) Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng
ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc
trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của
từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường
trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;
b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất
thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất
đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường
trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.
5. Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ
khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần
kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ
khẩu, nhân khẩu”.
Điều
10. Cách ghi phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu
1. Mục “Kính gửi”: Ghi tên cơ quan nhận phiếu
xác minh hộ khẩu, nhân khẩu và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trường hợp gửi
phiếu xác minh cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn ngoài phạm vi địa giới
hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải ghi đầy đủ địa giới
hành chính của Công an xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh).
2. Phần yêu cầu xác minh (mặt trước):
a) Mục “Nội dung xác minh”: Ghi tóm tắt, rõ nội
dung cần xác minh và thông tin về các nhân khẩu kèm theo (nếu có);
b) Mục “Kết quả xác minh gửi về:”: Ghi tên cơ
quan nơi lập phiếu xác minh và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trường hợp cơ
quan Công an xã, phường, thị trấn lập phiếu xác minh gửi đi ngoài phạm vi tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thì phải ghi đầy đủ địa giới hành chính của
Công an xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh);
c) Mục “Trưởng Công an”: Trưởng Công an nơi gửi
phiếu xác minh phải ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu. Đối với Công an quận,
huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và Công an thị xã, thành phố
thuộc tỉnh thì Chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ký phiếu
xác minh trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngoài phạm vi
cấp huyện thì Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký phiếu
xác minh.
3. Phần trả lời xác minh (mặt sau):
a) Mục “Kết quả xác minh”: Trả lời đầy đủ kết
quả xác minh theo các nội dung yêu cầu xác minh. Trường hợp không có đối tượng
xác minh hoặc thông tin về đối tượng không chính xác cũng phải trả lời;
b) Mục “Trưởng Công an”: Trưởng Công an nơi gửi
trả lời xác minh phải ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu.
Điều
11. Cách ghi phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu
1. Mục “Kính gửi”: Ghi tên cơ quan đăng ký,
quản lý cư trú nơi nhận phiếu và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trường hợp
thông báo về việc đã đăng ký thường trú phải gửi trực tiếp cho cơ quan Công an
nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Nếu cơ quan
Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu (nơi đăng ký thường trú cũ) là cơ quan Công
an xã, phường, thị trấn thì phải ghi đầy đủ địa giới hành chính của Công an xã,
phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh).
2. Mục “Nội dung thay đổi”: Ghi đầy đủ, rõ
ràng những nội dung thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp thông báo về việc
đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an nơi chuyển đến phải ghi đầy đủ các
thông tin sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú cũ, nơi
chuyển đến, họ và tên các nhân khẩu kèm theo cùng đăng ký thường trú, giấy chuyển
hộ khẩu (số, ngày, tháng, năm cấp).
3. Mục “Đề xuất, kiến nghị”: Ghi cụ thể ý kiến
đề xuất, kiến nghị (nếu có). Trường hợp thông báo về việc đã đăng ký thường trú
thì phải đề nghị cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu làm thủ tục xóa
đăng ký thường trú.
Điều
12. Cách ghi Phiếu khai báo tạm vắng
1. Mục “Nơi thường trú/nơi tạm trú”: Nếu ghi
nơi thường trú thì gạch nơi tạm trú và ngược lại.
2. Mục “Lý do tạm vắng”: Ghi rõ lý do đi khỏi
nơi cư trú.
3. Phần phiếu cấp cho công dân thì Trưởng
công an xã, phường, thị trấn nơi cấp phiếu khai báo tạm vắng phải ký, ghi rõ họ,
tên và đóng dấu; phần lưu thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn và người khai
báo chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên.
Điều
13. Cách ghi phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu
1. Mặt trước:
a) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số”: Ghi theo số hồ sơ
hộ khẩu trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu;
b) Mục “Danh sách những người trong hộ”: Ghi
đầy đủ, chính xác từng người trong hộ.
2. Mặt sau: Ghi tiếp danh sách những người
trong hộ theo hướng dẫn tại mặt trước (nếu mặt trước không đủ để ghi).
Điều
14. Cách ghi giấy chuyển hộ khẩu
1. Số giấy chuyển hộ khẩu: Ghi theo số thứ tự
cấp giấy chuyển hộ khẩu từng năm tại cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Mục “Lý do chuyển hộ khẩu”: Ghi rõ lý do
chuyển hộ khẩu.
3. Mục “Họ và tên chủ hộ nơi đi” và “quan hệ
với chủ hộ”: Ghi họ, tên, mối quan hệ thực tế với chủ hộ nơi người đăng ký thường
trú chuyển đi (nơi đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu).
4. Mục “Những người trong hộ cùng chuyển hộ
khẩu”: Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong
hộ cùng chuyển hộ khẩu.
Trường hợp chuyển cả hộ thì cơ quan Công an
nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu phải ghi rõ chuyển đi cả hộ để thông báo cho cơ quan
Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến. Trước khi cấp sổ hộ khẩu mới,
cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến thu lại sổ hộ khẩu cũ để
lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
Điều
15. Cách ghi sổ hộ khẩu
1. Mặt trong của bìa trước
a) Mục “Công an tỉnh/TP”: Ghi hoặc in tên tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương;
b) Mục “Số”: Mỗi sổ hộ khẩu được cấp một số
riêng gồm chín số tự nhiên, trong đó hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường
hợp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu thì số của sổ hộ khẩu đổi, cấp lại là số của sổ hộ
khẩu đã cấp trước đó;
c) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số” và mục “Sổ đăng ký
thường trú số”: Ghi theo số hồ sơ hộ khẩu và số của sổ đăng ký thường trú lưu tại
tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
2. Trang chủ hộ: Mục “Lý do xóa đăng ký thường
trú” ghi rõ lý do xóa đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật
Cư trú.
3. Các trang nhân khẩu có quan hệ với chủ hộ:
Ghi theo cách ghi của trang chủ hộ. Mục quan hệ với chủ hộ thì ghi rõ như: Ông,
bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột. Trường hợp được chủ hộ đồng
ý cho nhập vào sổ hộ khẩu thì ghi theo mối quan hệ thực tế.
4. Các trang điều chỉnh thay đổi: Ghi rõ nội
dung điều chỉnh như thay đổi chủ hộ; thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng,
năm sinh; thay đổi địa giới hành chính. Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh thay đổi
trong sổ hộ khẩu là cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú.
5. Cán bộ đăng ký phải ký, ghi rõ họ, tên tại
các trang chủ hộ, từng trang nhân khẩu và điều chỉnh thay đổi (nếu có). Thủ trưởng
cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu tại
mặt trong của bìa trước, trang chủ hộ, từng trang nhân khẩu có trong sổ và
trang điều chỉnh thay đổi (nếu có).
6. Mỗi sổ hộ khẩu được dùng cho 01 hộ. Trường
hợp số nhân khẩu trong hộ nhiều hơn số trang có mục “quan hệ với chủ hộ” thì
ghi vào mặt trong trang bìa trước là “Quyển số 01” và được lập “Quyển số 02,
Quyển số 03, v.v…” có số trùng với số của quyển số 01. Mặt trong trang bìa
trước ghi rõ là “Quyển số 02, Quyển số 03, v.v…” và đóng dấu treo, trang chủ
hộ ghi giống như quyển số 01, các trang còn lại ghi nhân khẩu tiếp theo.
7. Trường hợp chuyển đến cả hộ, trước khi cấp
sổ hộ khẩu mới, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu
cũ và đóng dấu “Hủy” vào mặt trong của bìa trước tại mục ghi họ và tên chủ hộ
và nơi thường trú, để lưu vào tàng thư. Trường hợp chuyển một người hoặc một số
người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi thông tin người chuyển
đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi đến.
Điều
16. Cách ghi sổ tạm trú
1. Mục “Công an tỉnh/TP”: Ghi hoặc in tên tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương;
2. Mục “Số”: Mỗi sổ tạm trú được cấp một số
riêng gồm chín số tự nhiên, trong đó hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường
hợp đổi, cấp lại sổ tạm trú thì số của sổ tạm trú đổi, cấp lại là số của sổ tạm
trú đã cấp trước đó;
3. Mục “Nơi tạm trú”: Ghi rõ địa chỉ nơi tạm
trú hiện nay.
4. Mục “Tạm trú đến ngày”: Ghi rõ ngày,
tháng, năm hết thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân.
3. https://docluat.vn/noi-dung-mau-bao-cao-nghien-cuu-kha-thi-du-an-ppp-linh-vuc-gtvt/
4. https://docluat.vn/nd-38-2018-nd-cp-ve-dau-tu-quy-dau-tu-khoi-nghiep-sang-tao/
5. https://docluat.vn/mau-hop-dong-ve-xuat-khau-lao-dong-kem-theo-tt-22-2013-tt-bldtbxh/
5. Mục “Đã tạm trú liên tục từ ngày… đến
ngày…tại…”: Ghi rõ khoảng thời gian (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng,
năm) công dân đã tạm trú liên tục tại một chỗ ở hoặc nhiều chỗ ở khác nhau
trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang tạm trú.
6. Mục “Sổ có giá trị đến ngày”: Ghi rõ ngày,
tháng, năm sổ tạm trú hết thời hạn. Giá trị của sổ tạm trú là hai mươi bốn
tháng, được tính từ ngày, tháng, năm cấp sổ tạm trú.
7. Mục “Sổ đăng ký tạm trú số”: Ghi theo số của
sổ đăng ký tạm trú.
8. Mục “Lý do xóa đăng ký tạm trú”: Ghi rõ lý
do xóa đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 35/2014/TT-BCA
ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
9. Mục “Điều chỉnh thay đổi”: Ghi đầy đủ nội
dung thay đổi các thông tin trong sổ tạm trú.
10. Mục “Gia hạn tạm trú”: Ghi rõ ngày,
tháng, năm hết thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân. Thời hạn tạm trú của
mỗi lần gia hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá thời hạn
còn lại của sổ tạm trú.
Điều
17. Cách ghi sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu
1. Mục “Nội dung yêu cầu giải quyết”: Ghi tóm
tắt, đầy đủ nội dung yêu cầu giải quyết.
2. Mục “Hồ sơ kèm theo”: Ghi đầy đủ, chính
xác các loại giấy tờ có trong hồ sơ đã tiếp nhận.
3. Mục “Nhận hồ sơ”: Phải ghi đầy đủ họ và
tên người nhận, ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, ngày, tháng, năm hẹn trả hồ sơ. Nếu
một ngày một người tiếp nhận nhiều hồ sơ thì tại cột 6, cột 7 chỉ cần ghi họ và
tên người nhận, ngày, tháng, năm nhận hồ sơ ở dòng đầu tiên. Nếu một ngày có
nhiều người tiếp nhận hồ sơ thì tại cột 7 chỉ cần ghi ngày, tháng, năm nhận hồ
sơ ở dòng đầu tiên.
4. Mục “Trả kết quả”: Ghi ngày, tháng, năm và
kết quả giải quyết (đăng ký thường trú; điều chỉnh những thay đổi; đổi, cấp lại
sổ hộ khẩu; bổ sung thủ tục, kê khai lại hồ sơ, giấy tờ; không giải quyết đăng
ký thường trú …).
Điều
18. Cách ghi sổ đăng ký thường trú
1. Phần “Mục lục”: Ghi đầy đủ các thông tin
theo mẫu.
2. Phần nội dung: Mỗi trang của sổ dùng để
ghi thông tin về một hộ đã đăng ký thường trú. Dòng đầu tiên ghi chủ hộ, các
dòng tiếp theo ghi lần lượt các nhân khẩu có trong hộ.
a) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số”: Ghi theo số hồ sơ
hộ khẩu lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu;
b) Mục “Người có thẩm quyền đăng ký”: Chỉ huy
Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an xã, thị trấn
thuộc huyện thuộc tỉnh ký, ghi rõ họ, tên. Trường hợp đăng ký một lần cho nhiều
người thì người có thẩm quyền chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên ở hàng ghi nhân khẩu
cuối cùng;
c) Mục “Nội dung điều chỉnh, thay đổi’”: Ghi
rõ nội dung như: thay đổi chủ hộ, thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm
sinh; thay đổi địa giới hành chính; xóa đăng ký thường trú (ngày, tháng, năm
xóa đăng ký thường trú, nơi chuyển đến); cấp giấy chuyển hộ khẩu (ngày, tháng,
năm cấp giấy chuyển hộ khẩu, nơi chuyển đến); đổi, cấp lại sổ hộ khẩu…;
d) Mục “Tờ số”: Ghi theo số thứ tự tại mục lục.
Điều
19. Cách ghi sổ đăng ký tạm trú
1. Mục “Nơi tạm trú”: Ghi rõ số nhà, đường phố,
tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
2. Mục “Người có thẩm quyền đăng ký”: Nếu
đăng ký cho nhiều người một lần thì chỉ cần ghi rõ họ, tên cán bộ đăng ký ở
hàng ghi nhân khẩu cuối cùng.
3. Mục “Nội dung điều chỉnh, thay đổi”: Ghi nội
dung điều chỉnh, thay đổi và ngày, tháng, năm điều chỉnh, thay đổi nội dung đó.
Trường hợp gia hạn tạm trú thì ghi cụ thể thời gian gia hạn tạm trú.
Điều
20. Cách ghi sổ tiếp nhận lưu trú
1. Mục “Lý do lưu trú”: Ghi rõ lý do như chữa
bệnh, thăm thân, du lịch.
2. Mục “Địa chỉ lưu trú”: Ghi rõ số nhà, đường
phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
3. Mục “Hình thức, thời gian thông báo”: Ghi
rõ hình thức trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy
tính, thời gian, họ, tên người thông báo lưu trú, số điện thoại (nếu có).
4. Mục “Ghi chú”: Cán bộ tiếp nhận lưu trú
ghi các trường hợp có nghi vấn, trường hợp cần thiết do yêu cầu bảo đảm an
ninh, trật tự thì phải báo cáo ngay về Công an xã, phường, thị trấn.
Điều
21. Cách ghi túi hồ sơ hộ khẩu
Mục “Nộp lưu ngày”: Ghi theo ngày, tháng, năm
đưa hồ sơ hộ khẩu vào lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
Điều
22. Cách ghi thống kê tình hình, kết quả đăng ký, quản lý cư trú
1. Phần hộ, nhân khẩu hiện đang cư trú (phần I)
Mục “Nhân khẩu thành thị”: Thống kê số nhân
khẩu hiện đang cư trú tại các quận, phường và thị trấn.
2. Phần các loại hộ, nhân khẩu (phần II)
a) Mục “Đi ngoài tỉnh”: Thống kê số hộ, nhân
khẩu đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khác;
b) Mục “Đi ngoài huyện trong tỉnh”: Thống kê
số hộ, nhân khẩu đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đi huyện, quận, thị xã,
thành phố khác trong cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Mục “Đi ngoài xã trong huyện”: Thống kê số
hộ, nhân khẩu đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đi phường, xã, thị trấn khác
trong cùng phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Mục “Ngoài tỉnh đến”: Thống kê số hộ, nhân
khẩu từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác đến đăng ký tạm trú;
đ) Mục “Ngoài huyện trong tỉnh đến”: Thông kê
số hộ, nhân khẩu từ huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong cùng phạm vi tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đến đăng ký tạm trú;
e) Mục “Ngoài xã trong huyện đến”: Thống kê số
hộ, nhân khẩu từ phường, xã, thị trấn khác trong cùng phạm vi huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh đến đăng ký tạm trú.
3. Phần kết quả đăng ký, quản lý cư trú (phần
III)
Mục “Ngoài tỉnh đến”: Thống kê số hộ, nhân khẩu
từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác chuyển đến đăng ký thường trú.
4. Phần công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu (Phần
V)
a) Mục “Nhận hồ sơ hộ khẩu đến”: Thống kê tổng
số hồ sơ hộ khẩu do Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác chuyển đến;
b) Mục “Chuyển hồ sơ hộ khẩu đi”: Thống kê tổng
số hồ sơ hộ khẩu chuyển đi Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác.
5. Cách tính tổng số hộ, nhân khẩu hiện đang
cư trú được thực hiện như sau:
– Tổng số hộ hiện đang cư trú gọi là X; tổng
số nhân khẩu hiện đang cư trú gọi là Y. Cách tính tổng số nhân khẩu nữ; nhân khẩu
từ 14 tuổi trở lên hiện đang cư trú thực hiện như cách tính tổng số nhân khẩu
hiện đang cư trú (Y) dưới đây.
a) Đối với cơ quan Công an cấp tỉnh
– X = Tổng số hộ đăng ký thường trú – Tổng số
hộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng số hộ đăng
ký tạm trú ngoài tỉnh đến.
– Y = Tổng số nhân khẩu đăng ký thường trú –
Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng
số nhân khẩu đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến.
b) Đối với cơ quan Công an cấp huyện
– X = Tổng số hộ đăng ký thường trú – (Tổng số
hộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng số hộ không cư
trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyện trong tỉnh) + (Tổng số hộ đăng
ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổng số hộ đăng ký tạm trú ngoài huyện trong tỉnh đến).
– Y = Tổng số nhân khẩu đăng ký thường trú –
(Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng
số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyện trong tỉnh)
+ (Tổng số nhân khẩu đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổng số nhân khẩu đăng ký
tạm trú ngoài huyện trong tỉnh đến).
c) Đối với Công an cấp xã
– X = Tổng số hộ đăng ký thường trú – (Tổng số
hộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng số hộ không
cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyện trong tỉnh + Tổng số hộ
không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài xã trong huyện) + (Tổng số
hộ đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổng số hộ đăng ký tạm trú ngoài huyện
trong tỉnh đến + Tổng số hộ đăng ký tạm trú ngoài xã trong huyện đến).
– Y = Tổng số nhân khẩu đăng ký thường trú –
(Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng
số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyện trong tỉnh
+ Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài xã
trong huyện) + (Tổng số nhân khẩu đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổng số nhân
khẩu đăng ký tạm trú ngoài huyện trong tỉnh đến + Tổng số nhân khẩu đăng ký tạm
trú ngoài xã trong huyện đến).
4. Khi thống kê phải ghi chính xác, đầy đủ
các chỉ tiêu thông tin, thời điểm báo cáo, cán bộ thống kê ký, ghi rõ họ, tên;
thủ trưởng đơn vị thống kê ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 28 tháng 10 năm 2014 và thay thế Thông tư số 81/2011/TT-BCA ngày 15 tháng
12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu được sử dụng trong
đăng ký, quản lý cư trú.
2. Các biểu mẫu quy định tại Thông tư số
81/2011/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về
biểu mẫu được sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú đã in thì tiếp tục được sử
dụng cho đến hết.
Điều
24. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý
cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực
thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám
đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an
(qua Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư) để có
hướng dẫn kịp thời./.
BIỂU MẪU KÈM THEO
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |