1.1 Điều 1. Người nộp thuế1.2 Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán1.3 Điều 3. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh1.4 Điều 4. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản1.5 Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp
2.1 Điều 6. Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán2.2 Điều 7. Khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh2.3 Điều 8. Khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản2.4 Điều 9. Khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp2.5 Điều 10. Uỷ nhiệm thu thuế
3.1 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi là Thông tư số 111/2013/TT-BTC) như sau:3.2 Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.3 Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.4 Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.5 Điều 15. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.6 Điều 16. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.7 Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.8 Điều 18. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 15 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.9 Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:3.10 Điều 20. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
4.1 Điều 21. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như sau:4.2 Điều 22. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:4.3 Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:4.4 Điều 24. Sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu, tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh và mẫu biểu, tờ khai thuế thu nhập cá nhân
5.1 Điều 25. Hiệu lực thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ 92/2015/TT-BTC
ngày 15 tháng 6 năm 2015
Hướng
dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư
trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ
sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
Căn cứ
Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm
2012;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2006; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số
21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày
19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm
2013 của Chính phủ quy định về chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Theo đề
nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi,
bổ sung một số nội dung như sau:
Chương I. CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
CƯ TRÚ CÓ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Điều 1. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế theo
hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá
nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất
cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật
(sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh
bao gồm cả một số trường hợp sau:
a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được
cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán
hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
d) Sản xuất, kinh doanh
nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng
điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu
đồng/năm trở xuống.
Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh
nộp thuế theo phương pháp khoán
1.
Nguyên
tắcáp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau
đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá
nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất
cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn
tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối
với cá nhân nộp thuế khoán thìmức
doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân
không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là
doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Trường hợp cá
nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm
dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh, cá nhân kinh doanh thường xuyên
theo thời vụ, cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu từ 100
triệu đồng/năm trở xuống để xác
định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập
cá nhân là doanh thu tính thuế thu
nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số
thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế
thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được
giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong
năm.
Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2015, và
dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng
(trung bình 10 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là
120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế
giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân tương ứng với doanh thu thực tế
phát sinh từ tháng 4 năm 2015 là 90 triệu đồng.
Ví dụ 2: Bà B đã được cơ quan thuế thông báo số thuế
khoán phải nộp của cả năm 2015. Đến tháng 10 năm 2015 Bà B ngừng/nghỉ kinh
doanh thì Bà B được giảm thuế khoán tương ứng với 03 tháng cuối năm 2015.
c) Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá
nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân
không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được
xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
Ví dụ 3: Hộ gia
đình C được thành lập bởi một nhóm gồm
04 cá nhân. Năm 2015 Hộ gia đình C có
doanh thu kinh doanh là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng) thì Hộ gia đình C thuộc
diện phải nộp thuế gia trị giá tăng và thuế thu nhập cá nhân trên tổng doanh
thu là 180 triệu đồng.
d) Cá
nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh doanh cố định
trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân kinh doanh là đối
tượng cư trú.
2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ
tính thuế đối với cá nhân nộp thuế
khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế
tính trên doanh thu.
a)
Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và
doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền
bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ
tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế
khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được
doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế
có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản
lý thuế.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính
trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung
cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị
gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng
không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải,
dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh
doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là
2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là
1%.
b.2) Chi tiết danh mục ngành
nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo
hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này.
b.3) Trường hợp cá nhân kinh
doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ
lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp
cá nhân kinh doanh không xác định được
doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với
thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế
khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Doanh thu tính |
x |
Tỷ lệ thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp |
= |
Doanh thu tính |
x |
Tỷ lệ thuế TNCN |
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhântheo hướng dẫn tại điểm a
và điểm b.3, khoản 2 Điều này.
– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhântheo hướng dẫn tại điểm b
khoản 2 Điều này.
d) Thời điểm xác định doanh
thu tính thuế
d.1) Đối với doanh thu tính
thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày
20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
d.2) Đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá
nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm cá nhân thực
hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ
ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
d.3) Đối với doanh thu theo hoá đơn thì thời điểm xác định doanh thu
tính thuế thực
hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Điều 3. Phương
pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
1.
Nguyên tắcáp
dụng
a)
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phát
sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường
xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ
chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.
Kinh
doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất,
kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn
hình thức khai thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này hoặc
khai thuế theo từng lần phát sinh hướng dẫn tại Điều này.
Địa
điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi,
…
b) Đối
với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thì mức doanh thu từ 100
triệu đồng/năm trở xuống để xác
định cá nhân không phải nộp thuế giá trị
gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch.
Ví dụ 4: Năm 2015, Ông C phát sinh doanh thu từ 01 hợp đồng
với Công ty X với giá trị hợp đồng trong năm là 40 triệu đồng và 01 hợp đồng với
Công ty Y với giá trị hợp đồng trong năm là 50 triệu đồng. Tổng giá trị hai hợp
đồng trong năm là 90 triệu đồng (<100 triệu). Như vậy, ông C không phải nộp
thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu
phát sinh của hai hợp đồng nêu trên. Trường hợp trong năm 2015, ông C phát sinh
thêm doanh thu từ hợp đồng với Công ty Z với giá trị hợp đồng trong năm là 20
triệu đồng. Tổng giá trị 03 hợp đồng trong năm là 110 triệu đồng (>100 triệu).
Như vậy, ông C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu phát sinh của cả
03 hợp đồng nêu trên là 110 triệu đồng.
2.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ
tính thuế đối với cá nhân nộp thuế
theo từng lần phát sinh là
doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế
giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm
thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng
dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm
cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng
(đối với doanh thu tính thuế thu nhập
cá nhân) mà cá nhân kinh doanh
được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu
tính thuế trong một số trường hợp như sau:
a.1.1)
Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định
theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm;
a.1.2)
Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được
xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng;
a.1.3) Doanh thu tính
thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao
gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ
cho việc gia công hàng hóa;
a.1.4) Doanh thu tính
thuế đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách,
hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
a.1.5) Doanh thu tính
thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công
trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao
công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong
năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
Tỷ lệ thuế giá trị
gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát
sinh áp
dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Doanh thu tính |
x |
Tỷ lệ thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp |
= |
Doanh thu tính |
x |
Tỷ lệ thuế TNCN |
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thuế thu nhập cá nhântheo hướng dẫn tại điểm a
khoản 2 Điều này.
– Tỷ lệ thuế giá
trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b
khoản 2 Điều này.
d) Thời điểm xác định
doanh thu tính thuế
– Đối với hoạt động bán
hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời
điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hoá đơn trước thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá.
– Đối với hoạt động vận
tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn
thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch
vụ nếu thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc
cung ứng dịch vụ.
– Đối với hoạt động xây dựng,
lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối
lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
Điều 4. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê
tài sản
1.
Nguyên tắcáp dụng
a) Cá nhân cho thuê tài sản là cá
nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt
bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho thuê
phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê
tài sản khác không kèm theo dịch vụ.
Dịch vụ lưu trú
không tính vào hoạt động cho thuê tài sản theo hướng dẫn tại điểm này gồm: cung cấp cơ sở
lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ
sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp cơ
sở lưu trú cùng dịch vụ ăn
uống và/hoặc các phương tiện giải trí. Dịch vụ lưu trú không bao gồm: cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường
trú
như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc
hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về
Hệ thống ngành kinh tế của Việt nam.
b) Đối với cá
nhân cho thuê tài sản thìmức
doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân
không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản. Trường hợp bên thuê
trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì khi xác định mức doanh thu từ 100
triệu đồng/năm trở xuống để xác
định cá nhân không phải nộp thuế giá trị
gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu trả tiền một lần
được phân
bổ theo năm dương lịch.
Ví dụ 5: Bà C ký hợp đồng cho thuê
nhà trong 02 năm – tính theo 12 tháng liên tục – với thời gian cho thuê là từ
tháng 10 năm 2015 đến hết tháng 9 năm 2017, tiền thuê là 10 triệu đồng/tháng và
được trả 1 lần. Như vậy, doanh thu tính thuế và thuế phải nộp đối với doanh thu
trả tiền một lần từ hoạt động cho thuê nhà của Bà C xác định như sau:
Năm
2015, Bà C cho thuê nhà 03 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanh thu
cho thuê là: 03 tháng x 10 triệu đồng = 30 triệu đồng (< 100 triệu đồng).
Như vậy, năm 2015 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê
nhà.
Năm
2016, Bà C cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 12), với doanh thu
cho thuê là: 12 tháng x 10 triệu đồng = 120 triệu đồng (> 100 triệu đồng).
Như vậy, năm 2016 Bà C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê
nhà.
Năm
2017, Bà C cho thuê nhà 09 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 9), với doanh thu từ
hoạt động cho thuê là: 09 tháng x 10 triệu đồng = 90 triệu đồng (< 100 triệu
đồng). Như vậy, năm 2017 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê
nhà.
Sau
khi xác định doanh thu tính thuế cửa từng năm thì Bà C thực hiện khai thuế một
lần với doanh thu trả tiền một lần là 180 triệu đồng, doanh thu phát sinh số
thuế phải nộp là 120 triệu đồng và số thuế phải nộp một lần cho cả hợp đồng là
12 triệu đồng (120 triệu đồng x (5% + 5%)).
c)
Trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu từ 100 triệu
đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải
nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho 01 người đại diện duy nhất trong
năm tính thuế.
Ví dụ
6: Hai cá nhân A và B là đồng sở hữu một tài sản, năm 2015 hai cá nhân cùng thống
nhất cho thuê tài sản đồng sở hữu với giá cho thuê là 180 triệu đồng/năm – tính
theo năm dương lịch (>100 triệu đồng) và cá nhân A là người đại diện thực hiện
các nghĩa vụ về thuế. Như vậy, cá nhân A thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản
nêu trên với doanh thu tính thuế là 180 triệu đồng.
2.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ
tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
Doanh
thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:
a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động
cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của
số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao
gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp
đồng thuê.
a.2) Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động
cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của
số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm
khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng
thuê.
a.3) Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho
nhiều năm thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân xác
định theo doanh thu trả tiền một lần.
b) Tỷ lệ thuế tính trên
doanh thu
– Tỷ lệ thuế giá trị gia
tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%
– Tỷ lệ thuế thu nhập cá
nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Doanh thu tính |
x |
Tỷ lệ thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp |
= |
Doanh thu tính |
x |
Tỷ lệ thuế TNCN5% |
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế giá
trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a
khoản 2 Điều này.
– Tỷ lệ thuế giá trị gia
tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.
d) Thời điểm xác định doanh
thu tính thuế
Thời điểm xác định doanh
thu tính thuế là thời điểm bắt đầu của từng kỳ hạn thanh toán trên hợp đồng
thuê tài sản.
Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân trực tiếp
ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp
1.
Nguyên tắcáp dụng
a)
Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp
là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá.
b) Đối
với cá nhân trực
tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp thìmức
doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân
không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng sốtiền hoa hồng của đại lý, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ
và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được
trong năm dương lịch.
Ví dụ
7: Ông D trực tiếp ký hợp đồng với Công ty xổ số kiến thiết X để làm đại lý xổ
số cho Công ty. Trong năm 2015 Ông D nhận được tiền hoa hồng đại lý tổng cộng
là 230 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông D thuộc diện phải nộp thuế
đối với hoạt động làm đại lý xổ số với doanh thu tính thuế là 230 triệu đồng.
2.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với
cá nhân làm
đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế
(trường hợp thuộc diện chịu thuế) của tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới
mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thukhác mà cá nhân nhận được từ
công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp (sau đây gọi là tiền hoa hồng).
b) Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu
Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại
lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là 5%.
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế TNCN phải nộp |
= |
Doanh thu tính |
x |
Tỷ lệ thuế TNCN5% |
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a
khoản 2 Điều này.
– Tỷ lệ
thuế thu nhập cá nhân theo
hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.
d)Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm công ty
xổ số kiến thiết,doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân.
Chương II. QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ CÓ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Điều 6. Khai
thuếđối với
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
phápkhoán
1. Nguyên tắc khai thuế
a) Cá nhân nộp thuế khoánkhai thuế khoán
một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không
phải quyết toán thuế.
b) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài
việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên
hoá đơn theo quý.
c) Cá nhân kinh doanh theo
hình thức hợp tác kinh doanhvới tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu
của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán.
Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhânnộp thuế theo phương pháp khoán
tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
2. Hồ sơ khai thuế
Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 của hằng năm, cơ quan thuế
phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.
Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán cụ thể như sau:
– Cá nhân nộp thuế khoánkhai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư
này.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế
thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hoá đơn theo mẫu số
01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo
sử dụng hoá đơn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của
Bộ Tài chính.
– Trường hợp cá nhân kinh
doanh theo hình thứchợp tác
kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai
thuế và nộp thuế thay thì tổ chức
khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD
ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là
lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuếđối với
cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng
12 năm trước năm tính thuế.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế
khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô
kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế chậm nhất là ngày thứ mười(10) kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế
thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hoá đơn chậm nhất là
ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
4. Xác định doanh thu và mức
thuế khoán
a) Doanh thu tính thuế khoán đối với cá nhân nộp thuế
khoán là doanh thu được ổn định trong một năm.
b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế
khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số
01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được
doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định
không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định
doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Căn cứ hồ sơ khai thuế
của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của
ngành thuế; kết quả xác
minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh
tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán
và mức thuế khoán dự kiến của cá
nhân để lấy
ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của
Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc
lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.
c) Cá nhân nộp thuế khoán trong
năm có thay đổi về hoạt
động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa
điểm, …)thì
phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các
thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho
thời gian
còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về
ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường
hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo
thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.
5.Niêm yết công khai lần thứ nhất
Cơ quan thuế thực hiện
niêm yết công khai lần thứ nhất (lần 1) để lấy ý kiến về mức doanh thu dự kiến,
mức thuế dự kiến. Tài liệu niêm yết công khai lần 1 bao gồm: Danh sách cá nhân
thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập
cá nhân; Danh sách cá nhân thuộc diện phải nộp thuế; Danh sách cá nhân sử dụng
hoá đơn của cơ quan thuế. Việc niêm yết công khai lần 1 được thực hiện như sau:
a) Chi cục
Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 1 tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế, Uỷ ban nhân dân quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm
thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế;
Ban quản lý chợ;… đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin để giám sát của
người dân và cá nhân kinh doanh. Thời gian niêm yết lần
1 từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 31
tháng 12 hằng năm.
b) Chi cục
Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ
quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 20
tháng 12 hằng
năm, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời
gian Chi cục Thuế tiếp
nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận,
huyện, xã, phường, thị trấn. Thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến
phản hồi (nếu có) chậm nhất là ngày
31
tháng 12.
c) Chậm
nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chi cục Thuế gửi Thông báo mức doanh thu dự
kiến, mức thuế dự kiến theo mẫu số 01/TBTDK-CNKD kèm theo Bảng công khai thông tin cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo mẫu số 01/CKTT-CNKD (sau đây gọi là
Bảng công khai) ban hành kèm theo Thông tư này cho từng cá nhân kinh doanh,
trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của cá nhân kinh
doanh chậm nhất là ngày 31 tháng 12. Thông báo được gửi trực tiếp đến cá nhân kinh doanh
(có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo) hoặc cơ quan thuế phải
thực hiện việc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Bảng công khai thông
tin dự kiến gửi cho cá nhân được lập
theo địa bàn bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện
không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ hai trăm (200) cá
nhân kinh doanh trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh
Bảng công khai của các cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường,
phố, tổ dân phố có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng
cá nhân kinh doanh Bảng công khai của không quá 200 cá nhân kinh doanh tại địa
bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát
cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai theo ngành hàng.
d) Chi cục
Thuế có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm niêm yết, địa chỉ nhận thông
tin phản hồi (số điện thoại, số fax, địa chỉ tại bộ phận một cửa, địa chỉ hòm
thư điện tử) về nội dung niêm yết công khai để cá nhân kinh doanh biết.
e) Chi cục
Thuế có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến phản hồi nội dung niêm yết công khai lần
1 của người dân, người nộp thuế, của Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn
để nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng quản lý, mức doanh
thu dự kiến, mức thuế dự kiến trước khi tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế.
6. Tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn
thuế
Chi
cục Thuế tổ chức họp tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 hằng nămvề các tài liệu niêm yết
công khai lần 1 và các ý kiến phản hồi. Nội dung lấy ý kiến tham vấn của
Hội đồng tư vấn thuế phải được lập thành Biên bản có ký xác nhận của các thành viên trong Hội đồng tư vấn
thuế. Nội dung biên bản phải ghi rõ các ý kiến về điều chỉnh đối tượng, doanh
thu, mức thuế phải nộp của từng cá nhân kinh doanh để làm tài liệu lập Sổ bộ
thuế.
Hội đồng tư vấn thuế theo hướng dẫn
tại Thông tư này là Hội đồng tư vấn thuế được thành lập theo quy định của pháp
luật về quản lý thuế.
7. Lập và duyệt Sổ bộ thuế
Căn cứ tài liệu khai
thuế của cá nhân nộp thuế khoán, kết quả điều tra thực tế, tổng hợp ý kiến phản
hồi khi niêm yết công khai lần 1, biên bản họp với Hội đồng tư vấn thuế và văn bản chỉ đạocủa Cục Thuế, Chi cục Thuế thực hiện lập và duyệt Sổ bộ thuếtrước ngày 15 tháng 01 hằng năm.
1. https://docluat.vn/archive/1545/
2. https://docluat.vn/archive/3321/
3. https://docluat.vn/archive/3678/
Hằng tháng, căn cứ tình
hình biến động trong hoạt động kinh doanh của cá nhân (cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh; cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề
kinh doanh hoặc thay đổi phương pháp tính thuế…) hoặc do những thay đổi về
chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu khoán và mức thuế khoán phải nộp, Chi cục Thuế lập
và duyệt Sổ bộ thuế điều chỉnh, bổ
sung và thông báo lại tiền thuế phải nộp trong tháng, quý cho cá nhân nộp thuếkhoán.
8. Trách nhiệm của Cục Thuế trong
việc chỉ đạo, kiểm soát việc lập Sổ bộ thuế tại Chi cục Thuế
Cục Thuế có trách nhiệm
khai thác cơ sở dữ liệu quản lý thuế tập trung của ngành để phân tích, đánh giá
và chỉ đạo việc lập Sổ bộ thuế của các Chi cục Thuế cụ thể như sau:
a) Cục Thuế có trách nhiệm
triển khai công tác kiểm tra thực tế hằng năm tối thiểu 20% số Chi cục Thuế
theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc xác định mức doanh thu khoán dự kiến,
mức thuế dự kiến. Kết
quả kiểm tra của Cục Thuế là một trong những cơ sở để Chi cục Thuế lập và duyệt
Sổ bộ thuế cá nhân kinh doanh nộp
thuế khoán.
b)
Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, Cục Thuế có trách nhiệm định kỳ kiểm tra
thực tế tối thiểu 10% số Chi cục Thuế mỗi quý I, quý II, quý III. Kết quả kiểm
tra là căn cứ xây dựng mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến cho năm sau và điều
chỉnh doanh thu khoán, mức thuế khoán cho thời gian còn lại của năm tính thuế
theo hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
c) Nội
dung kiểm tra thực tế của Cục Thuế quy định tại khoản 8 Điều này gồm: kiểm tra
trên cơ sở dữ liệu quản lý; đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế;
kiểm tra thực tế đối với ít nhất 15% số cá nhân kinh doanh trên địa bàn trong
đó tập trung kiểm tra 100% cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro
theo tiêu chí hướng dẫn tại điểm c khoản 12 Điều 6 Thông tư này.
9. Gửi Thông báo
thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế
a) Gửi Thông báo thuế phải nộp
a.1) Cơ
quan thuế gửi Thông báo nộp thuế theo mẫu số 01/TBT-CNKD kèm theo Bảng công
khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới cá nhân nộp
thuế khoán (bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện
không phải nộp thuế) chậm nhất là ngày 20 tháng 01 hằng năm. Thông báo được gửi
trực tiếp đến cá nhân kinh doanh (có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận
thông báo) hoặc cơ quan thuế phải thực hiện việc gửi Thông báo qua bưu điện
theo hình thức gửi bảo đảm.
Bảng công khai thông
tin chính thức gửi cho cá nhân được lập
theo địa bàn bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện
không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ hai trăm (200) cá
nhân kinh doanh trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh
Bảng công khai của các cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường,
phố, tổ dân phố có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng
cá nhân kinh doanh Bảng công khai của không quá 200 cá nhân kinh doanh tại địa
bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát
cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai theo ngành hàng.
a.2) Trường
hợp điều chỉnh lại tiền thuế khoán phải nộp do thay đổi về quy mô, ngành nghề kinh doanh hoặc do
thay đổi về chính sách thuế, cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này cho cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của
tháng
tiếp theo tháng có thay đổi tiền thuế.
a.3) Trường hợp cá nhân nộp thuế
khoán mới ra kinh doanh thì cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư nàycho cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh tiền thuế phải
nộp.
b) Thời
hạn nộp thuế
b.1) Căn cứ Thông báo nộp thuế, cá nhân nộp thuế khoán nộp
tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của quý chậm nhất là ngày cuối
cùng của quý.
b.2) Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn
của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn là thời hạn
khai thuế đối với doanh thu trên hoá đơn theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
10.
Niêm yết công khai lần thứ hai
Cơ quan thuế thực hiện niêm yết công khai lần thứ hai (lần
2) về doanh thu và mức thuế chính thức phải nộp của năm đối với cá nhân kinh
doanh. Việc niêm yết công khai lần 2 được thực hiện như sau:
a)
Ở cấp Cục Thuế
CụcThuế
thực hiện niêm
yết công khai thông
tin cá nhân nộp thuế khoán trước
ngày 30 tháng 01 hằng năm trên trang thông tin điện tử của ngành
thuế bao gồm các thông tin sau: Danh sách cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế giá
trị gia tăng, không
phải nộp thuế thu
nhập cá nhân; Danh sách cá nhân thuộc diện phải nộp thuế; Danh sách cá nhân sử
dụng hoá đơn của cơ
quan thuế.
Trường hợp cá nhân mới
ra kinh doanh hoặc có biến động về số thuế phải nộp, biến động về trạng thái kinh doanh thì Cục Thuế thực hiện công khai
thông tin hoặc điều chỉnh thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành
thuế chậm nhất là ngày cuối
cùng của tháng tiếp theo tháng cá nhân ra kinh doanh hoặc có biến động.
b)
Ở cấp Chi cục Thuế
b.1) Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 trước
ngày 30 tháng 01 hằng năm tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế, Uỷ ban nhân dân
quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ;… đảm bảo thuận lợi
cho việc tiếp nhận thông tin để giám sát của người dân và cá nhân kinh doanh.
b.2) Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 2 đến
Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn chậm nhất
là ngày 30 tháng 1, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý
kiến phản hồi (nếu có) của Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện,
xã, phường, thị trấn.
b.3) Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo công khai địa
điểm niêm yết, địa chỉ nhận thông tin phản hồi (số điện thoại, số fax, địa chỉ
tại bộ phận một cửa, địa chỉ hòm thư điện tử) về nội dung niêm yết công khai để
cá nhân kinh doanh biết.
b.4) Các tài liệu công khai ở cấp Chi cục Thuế thực hiện
như đối với công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành thuế ở cấp
Cục Thuế.
11.Các trường hợp giảm thuế
khoán
a)
Cá
nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh
Trường hợp cá nhân nộp
thuế khoán ngừng/nghỉ
kinh doanh thì thông
báo ngừng/nghỉ
kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh.Cơ quan thuế căn cứ vào thời gianngừng/nghỉ kinh doanh của cá nhân nộp thuế khoán để xác định số tiền thuế khoán
được giảm và ban hành Quyết định giảm
thuế theo
mẫu số 03/MGTH hoặc Thông báo không
được giảm thuế mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số
156/2013/TT-BTC. Số thuế khoán được giảm
xác định như sau:
Trường hợp cá nhân nộp
thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày
cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế khoán
phải nộp của quý; nếu nghỉ liên tục
trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế khoán
phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý
được giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế
khoán phải nộp của tháng.
Ví dụ 8: Hộ kinh doanh A có số thuế khoán phải nộp của năm 2015 là 12 triệu đồng, tương ứng 1 quý phải
nộp là 3 triệu đồng.Hộ
kinh doanh A có nghỉ kinh doanh
liên tục từ ngày 20 tháng 02 đến hết ngày 20 tháng 6. Thời
gian nghỉ kinh doanh được tính tròn tháng của Hộ kinh doanh A là tháng 3, tháng 4 và tháng 5. Vậy
số thuế được giảm do nghỉ kinh doanh của Hộ kinh doanh A như sau: quý I được giảm 1/3 số thuế khoán phải
nộp tương ứng 1 triệu đồng; quý II được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp tương ứng
2 triệu đồng.
b) Cá
nhân kinh doanh nộp thuế khoánbị
thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo
Trường
hợp cá nhân nộp thuế khoán bị thiên tai, hoả
hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu
số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC đến cơ quan thuế chậm
nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Cơ quan thuế căn cứ hồ
sơ miễn (giảm) thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn
hiện hành để xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá
số thuế phải nộp.
c) Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán
chuyển đổi hình thức khai thuế
Cá nhân kinh doanh đang nộp thuế theo phương phápkhoán nếu có yêu cầu chuyển đổi hình thức
khai thuế theo từng lần phát sinh thì cơ quan thuế chấm dứt quản lý thuế đối với
cá nhân theo phương phápkhoán
và thực hiện thủ tục giảm thuế khoán theo hướng dẫn như với cá nhân ngừng/nghỉ
kinh doanh hướng dẫn tại điểm a khoản 11 Điều này đối với số tháng không nộp
thuế theo phương pháp khoán.
12.
Một số nội dung khác về công tác quản lý thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán
a) Cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động
trở lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương
pháp khoán, đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm lập danh sách những
cá
nhân kinh doanh này báo cáo cơ quan quản
lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
b) Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho cá nhân
kinh doanh dựa trên thông tin tại hồ sơ khai thuế của cá nhân và thực hiện quy
trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh trên ứng dụng quản lý thuế tập
trung của ngành thuế.
c) Cục Thuế có
trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí rủi ro đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp khoán theo từng đối tượng, địa bàn quản lý dựa trên một số tiêu chí rủi ro như:
– Cá nhân
nộp thuế khoán kinh doanh tại chợ biên giới;
– Cá nhân
nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản
(cát, đá, sỏi, gỗ, sản phẩm từ gỗ,…);
– Cá nhân
kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí (diện tích kinh
doanh, thuê địa điểm, giá trị tài sản, trang thiết bị, cửa hàng, kho tàng, chi
phí điện, chi phí nước,…); so với số phương tiện vận tải đang sử dụng; so với
số lượng lao động; so với hàng hoá (hàng hoá mua vào, hàng hoá trưng bày, hàng
hoá tồn kho,…);
– Cá nhân
nộp thuế khoán nhưng thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng không
thành lập doanh nghiệp;
– Cá nhân
nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế;
– Cá nhân
nộp thuế khoán có từ hai (02) địa điểm kinh doanh trở lên;
– Cá nhân
nộp thuế khoán nợ thuế.
d) Chi cục
Thuế có trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin biến động trong quá trình
quản lý đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Định kỳ đến ngày 01 tháng 11
hằng năm, các Chi cục Thuế, Cục Thuế phải xây dựng xong cơ sở dữ liệu về cá
nhân kinh doanh nộp thuế khoán (bao gồm cả cá nhân kinh doanh trong danh sách
cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) trên cơ sở thông tin từ hồ sơ của người
nộp thuế, kết quả số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế và
thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
e) Tổng cục
Thuế hướng dẫn quy trình, trình tự, phương pháp xây dựng và quản lý sử dụng cơ
sở dữ liệu về người nộp thuế khoán theo quy định của Bộ Tài chính để phục vụ
công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra, thu thuế.
Điều
7. Khai thuế, nộp thuế đối
với cá nhân kinh doanh nộp
thuế theo từng lần phát sinh
1.Nguyên
tắc khai thuế
a) Cá
nhân kinh
doanh nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu trong năm
dương lịch trên 100 triệu đồng.
b) Cá nhân kinh doanh theo
hình thức hợp tác kinh doanhvới tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu
của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp
thuế thay cho cá nhân tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
2. Hồ sơ
khai thuế
Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh
doanhnộp thuế theo từng lần phát sinh gồm:
– Tờ khai theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản chụp hợp đồng kinh tế cung
cấp hàng hoá, dịch vụ;
– Bản chụp biên bản
nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
– Bản chụp tài liệu
chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá như: Bảng kê thu mua hàng nông sản
nếu là hàng hoá nông sản trong nước; Bảng kê hàng hoá mua bán, trao đổi của cư
dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hoá đơn của người bán
hàng giao cho nếu là hàng hoá nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh
trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản
xuất; …
– Trường hợp cá nhân kinh
doanh theo hình thứchợp tác
kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai
thuế, nộp thuế thay thì tổ chức
khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD
ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là
lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).
3. Nơi nộp hồ sơ khai thuế
– Cá nhân nộp thuế
theo từng lần phát sinh nộp hồ sơ khai thuế tạiChi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
– Cá nhân kinh doanh buôn chuyến thì nơi nộp hồ sơ khai thuế là nơi cá
nhân đăng ký kinh doanh.
– Cá nhân kinh
doanh theo hình thứchợp tác
kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai
thuế và nộp thuế thay thì tổ chức nộp hồ sơ khai thuế thay tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
4. Thời hạn nộphồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
theo
từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 30
(ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh doanh thu tính thuế.
5. Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Điều 8. Khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản
1. Đối với
trường hợp cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
Cá nhân
cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế là cá nhân ký hợp đồng
cho thuê tài sản với cá nhân; cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với tổ chức
không phải là tổ chức kinh tế (cơ quan Nhà nước, tổ chức Đoàn thể, Hiệp hội, tổ
chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán, …); cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài
sản với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà trong hợp đồng không có thoả thuận bên
thuê là người nộp thuế.
a) Nguyên
tắc khai thuế
– Cá nhân
trực tiếp khai thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
nếu có tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
– Cá nhân
lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm. Trường hợp
có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu
tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh,
bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sự thay đổi.
– Cá nhân khai
thuế theo từng hợp đồng hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu
tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.
b) Hồ sơ
khai thuế
Hồ sơ khai
thuế đối với hoạt đông cho thuê tài sản của cá nhân gồm:
– Tờ khai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này;
– Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này (nếu
là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);
– Bản chụp hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai
thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);
– Bản chụp Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật (trường hợp cá
nhân cho thuê tài sản uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục khai,
nộp thuế).
c) Nơi nộp
hồ sơ khai thuế
Nơi nộp hồ sơ khai thuế
là Chi cục Thuế nơi có tài sản cho thuê.
d) Thời hạn
nộp hồ sơ khai thuế
– Thời hạn
nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán chậm nhất
là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.
Ví dụ 9 : Ông X có phát sinh hợp đồng cho thuê nhà với thời hạn
thuê là 02 năm – tính theo 12 tháng liên tục – kể từ ngày 10/04/2015 đến ngày
09/04/2017, kỳ hạn thanh toán là 3 tháng một lần. Ông X lựa chọn khai thuế theo
kỳ thanh toán thì: Thời hạn khai thuế của kỳ đầu tiên chậm nhất là ngày 30
tháng 7 năm 2015 (ngày 30 của tháng đầu quý III);
Thời hạn khai thuế của kỳ thứ hai chậm nhất là ngày 30 tháng 10 năm 2015. Các kỳ
khai thuế tiếp theo thực hiện tương tự, chậm
nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau quý bắt đầu thời hạn cho thuê; Trường
hợp hợp đồng cho thuê nhà của Ông X có kỳ hạn thanh toán là 6 tháng/lần. Ông X
lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán thì: Thời hạn khai thuế của kỳ đầu tiên
chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2015 (ngày
30 của tháng đầu quý III); Thời hạn khai thuế của kỳ thứ hai chậm nhất
là ngày 30 tháng 01 năm 2016 (ngày thứ 30 của tháng đầu quý I). Các kỳ khai thuế
tiếp theo thực hiện tương tự, chậm nhất là ngày thứ 30 của
quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.
– Thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm nhất
là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
đ) Thời hạn
nộp thuế
Thời hạn nộp
thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Đối
với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê
tài sản
Cá nhân ký
hợp đồng cho thuê tài sản với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà trong hợp đồng
thuê có thoả thuận bên đi thuê là người nộp thuế thì doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân bao gồm
cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
a) Khấu
trừ thuế
Doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế khấu trừ thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập cá nhân trước khi trả tiền thuê tài sản cho cá nhân nếu trong năm dương lịch
cá nhân có doanh thu cho thuê tài sản tại đơn vị trên 100 triệu đồng. Trường hợp
trong năm cá nhân phát sinh doanh thu từ nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặc xác định
được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể uỷ quyền theo quy định của
pháp luật để doanh nghiệp, tổ chức khai thay, nộp thay đối với hợp đồng cho
thuê từ 100 triệu/năm trở xuống tại đơn vị.
Số thuế khấu trừ được
xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
b) Nguyên
tắc khai thuế
Doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế khai thay thuế
cho cá nhân cho thuê tài sản thì trên tờ khai ghi thêm “Khai thay” vào phần trước
cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức
khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức
theo quy định. Trên hồ sơ tính thuế,
chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân cho thuê tài sản.
Doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế khai thay sử dụng tờ khai mẫu số 01/TTS của cá nhân để khai
theo từng hợp đồng hoặc khai cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai
nếu tài sản thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.
c) Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai
thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản của cá nhân gồm:
– Tờ khai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này;
– Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản chụp Hợp đồng thuê tài sản, Phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai
thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng).
d) Nơi nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời
hạn nộp thuế
Nơi nộp hồ sơ
khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế đối với trường hợp
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân được thực
hiện như đối với cá nhân trực
tiếp khai thuế hướng dẫn tạiđiểm
c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều
9. Khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm
đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp
1.
Khấu trừ
thuế
Công ty xổ số kiến
thiết, doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả
tiền hoa hồng cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý bán
đúng giá có trách nhiệm khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp xác định số tiền hoa hồng trả
cho cá nhân tại đơn vị trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh
doanh từ nhiều nơi và cá nhân dự kiến hoặc
xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể uỷ quyền theo
quy định của pháp luật để doanh nghiệp khấu trừ thuế đối với số tiền
hoa hồng nhận được tại đơn vị từ 100 triệu/năm trở xuống.
Số thuế khấu trừ được
xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
2.
Nguyên tắc khai thuế
– Công ty xổ số kiến
thiết, doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý
xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp thì khai thuế theo
tháng hoặc quý. Nguyên tắc xác định đối tượng khai thuế theo tháng hoặc quý thực
hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
–
Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán
hàng đa cấp thực hiện khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải
khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá
nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
– Cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nếu phát sinh thuế thu nhập cá
nhân phải nộp thêm trong trường hợp Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa khấu trừ thuế do chưa đến mức phải nộp thuế thì cuối
năm cá nhân thực hiện khai thuế vào tờ khai thuế năm theo mẫu số 01/TKN-XSBHĐC
ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ khai thuế
a) Hồ sơ khai thuế
tháng, quý của tổ chức khấu trừ
– Công ty
xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ
thuế đối với tiền hoa hồng từ làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa
cấp của cá nhân khai thuế theo Tờ khai mẫu số 01/XSBHĐC ban hành kèm theo Thông
tư này.
– Đối với tờ khai của kỳ tháng/kỳ quý cuối cùng trong năm, phải kèm
theo Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư này (không
phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế).
b) Hồ sơ khai thuế năm của cá nhân trực tiếp khai thuế
Cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa
cấp
thuộc diện khai thuế năm khai thuế theo Tờ khai mẫu số 01/TKN-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
– Công
ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấpkhấu
trừ thuế đối với tiềnhoa hồng từ làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của
cá nhân nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
– Cá nhân
làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấpthuộc diện khai thuế năm nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi cá
nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
d) Thời hạn
nộp hồ sơ khai thuế
– Thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế tháng của Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chậm nhất
là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý của Công ty
xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chậm nhất
là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế
của cá nhân thuộc diện khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc
năm dương lịch.
đ) Thời hạn nộp thuế
– Đối với Công ty xổ số kiến
thiết, doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp bán hàng đa cấp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
– Đối với cá nhân thuộc diện khai thuế năm thì thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế
năm.
Điều 10. Uỷ nhiệm thu thuế
Tại các địa bàn chưa thực
hiện nộp thuế qua phương thức điện tử, Cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm cho các tổ
chức thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Việc uỷ nhiệm thu thuế
phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với
Tổ chức được uỷ nhiệm thu.
Tổ chức được uỷ nhiệm
thu là các đơn vị như: Ban quản lý chợ; Trung tâm thương mại; hoặc các doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới rộng khắp
trên cả nước đáp ứng điều kiện thuận lợi cho cá nhân nộp thuế vào ngân
sách nhà nước như: các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện lực,…
Tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế quy định tại điều này được
hưởng kinh phí ủy nhiệm thu trích từ kinh phí hoạt động của cơ quan thuế.
Cơ quan thuế sử dụng kinh
phí của đơn vị để chi trả cho tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế theo hợp đồng đã
ký với cơ quan thuế.
Tổng cục Trưởng Tổng cục
Thuế tổ
chức thực hiện công tác uỷ nhiệm thu thuế thống nhất trong cả nước theo quy định
hiện hành về uỷ nhiệm thu và quy định tại Điều này.
Chương III. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC
VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 11. Sửa
đổi, bổ sung Điều 2 Thông
tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật
Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập
cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập cá nhân (sau
đây gọi là Thông tư số 111/2013/TT-BTC) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung tiết b.9 điểm b khoản 2 Điều 2
“b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển
công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần
đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của
pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng
một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam
cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.”
2. Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2
“đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và
các dịch vụ kèm theo (nếu có), không
bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối
với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao
động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại
khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm
việc tại đó.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu
thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch
vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm
việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ởdo đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát
sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện
nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại
đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
3. Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2
“đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm;
mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao
động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả
trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt
Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản
tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập
cá nhân của người lao động.Bảo hiểm không bắt buộc và
không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản
phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), … mà người tham gia bảo hiểm
không nhận được tiền phí tích lũytừ việc tham gia bảo hiểm,
ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm
do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”
4. Sửa đổi, bổ sung tiết đ.5 điểm đ khoản 2 Điều 2
“đ.5) Đối với khoản chi
về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược
lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động
theo quy chế của đơn vị.”
5. Bổ sung tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2
“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu
nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định
chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp”
6. Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 2
“c) Lợi tức nhận được
do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác
xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã;lợi tức
nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.”
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số
111/2013/TT-BTC như sau:
1. Sửa
đổi, bổ sung tiết b.1.2 điểm b khoản 1 Điều 3
“b.1.2) Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến
thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi theo quy định của
pháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất
ở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi được cấp lại, cấp đổi.”
2. Sửa
đổi, bổ sung điểm h khoản 1 Điều 3
“h) Thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là khoản tiền cá
nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về
cho thân nhân ở trong nước;
Trường
hợp cá nhân nhận được tiền từ nước ngoài do thân nhân là người nước ngoài gửi về
đáp ứng điều kiện về khuyến khích chuyển tiền về nước theo quy định của Ngân
hàng nhà nước Việt nam thì cũng được miễn thuế theo quy định tại điểm này.
Căn cứ xác định thu nhập được miễn thuế tại điểm này là
các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ
chức trả hộ (nếu có).”
3. Sửa
đổi, bổ sung điểm n khoản 1 Điều 3
“n) Thu
nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi
thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường
khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số trường
hợp như sau:
n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,
phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo
hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo
thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường
này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc toà án và
chứng từ trả tiền bồi thường.
n.2) Thu nhập từ tiền bồi
thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ người sử dụng
lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động.
Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của
người sử dụng lao động hoặc toà án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.
n.3) Thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư là tiền bồi thường, hỗ trợ do Nhà nước thu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập
do các tổ chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất theo quy định.
Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất, bồi
thường tái định cư và chứng từ chi tiền bồi thường.
n.4) Thu nhập từ bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường
khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước là khoản tiền cá nhân
được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người
có thẩm quyền, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của
cá nhân; thu nhập từ bồi thường cho người bị oan do cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự quyết định. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có quyết
định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.
n.5) Thu nhập từ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ Luật
dân sự.”
4. Bổ
sung điểm r khoản 1 Điều 3
“r) Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước
ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.”
5. Bổ sung điểm s khoản 1 Điều 3
“s) Thu nhập của cá
nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có
được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai
thác thủy sản xa bờ.”
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 5
Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“Điều 5. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam
1. Doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính
bằng Đồng Việt Nam.
Trường
hợp doanh thu, thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân hàng cá nhân mở tài khoản
giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Trường hợp người nộp thuế không mở tài khoản giao dịch tại
Việt nam thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua
vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát
sinh thu nhập.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng
Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng
Việt Nam.
2. Thu nhập chịu thuế nhận
được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản
phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh thu nhập.”
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Điều 7
Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 7
“a) Thu nhập
làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không
bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng
(+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu
có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính
sách “tiền thuế giả định”, “tiền
nhà giả định” thì thu nhập làm
căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền
nhà giả định”. Trường hợp trong
các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn
cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế
phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê
nhà,
điện, nước và các dịch vụ kèm theo thực tế
phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu có)).
Công thức xác định thu
nhập làm căn cứ quy đổi:
Thu nhập làmcăn cứ quy đổi |
= |
Thu nhập thực nhận |
+ |
Các khoản trả thay |
– |
Các khoản giảm trừ |
|
Trong đó:
– Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm
thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn
thuế).
– Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc
không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn
tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3,
khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ
đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15
Thông tư số 92/2015/TT-BTC.”
2.
Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 7
“6. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm
không bắt buộc là khoản tiền phí tích luỹ mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo
hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người
lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.
Trường hợp người sử
dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm
hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của
doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng
lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp
bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí
tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ
ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần thì
tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích
luỹ.
1. https://docluat.vn/archive/3329/
2. https://docluat.vn/archive/3684/
3. https://docluat.vn/archive/1107/
Trường hợp người sử
dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm
hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của
doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được
phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu
trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước
khi trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp bảo hiểm có
trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc
khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn
cứ tính thuế thu nhập cá nhân.”
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung điểm
b khoản 2 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“b) Các khoản
đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện,
mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí
tự nguyện, mua bảo hiểm hưu
trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập
chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng
đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền
do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động
tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham
gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền
(hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.”
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản
2 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“a) Thu nhập tính
thuế
Thu nhập tínhthuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng
khoán từng lần.
a.1) Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
a.1.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở
Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng
khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc
giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
a.1.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu
trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển
nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị
có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần
nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
b) Thuế suất và cách tính thuế:
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất
0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp |
= |
Giá |
× |
Thuế |
” |
Điều
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“Điều
12. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Căn
cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là giá chuyển nhượng từng lần và thuế suất.
1. Giá chuyển nhượng
a) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng
quyền sử dụng đất không có công trình xây dựng trên đấtlà giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm
chuyển nhượng.
Trường
hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng
thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng
thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
b)
Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình
xây dựng trên đất, kể cả nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là
giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường
hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng
chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển
nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường
hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và
công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí
trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của
Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá
trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
Đối
với nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trường hợp hợp đồng
không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn tỷ lệ góp vốn trên
tổng giá trị hợp đồng nhân với giá đất và giá tính lệ phí trước bạ công trình
xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định
theo giá Uỷ ban nhân với tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng. Trường hợp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu
tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển
nhượng.
c) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền
thuê đất, thuê mặt nước là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng
quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.
Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn
giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho
thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng
bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
3. Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản
được xác định như sau:
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người
nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển
nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp
thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.
Trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai,
quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng tương lai là thời điểm cá nhân nộp
hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.
4. Cách tính thuế
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng
bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân |
= |
Giá chuyển nhượng |
x |
Thuế suất 2% |
b) Trường hợp chuyển nhượng bất
sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng
người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là
tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân
chia của toà án,… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của
từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.”
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 15
Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“c) Đối với trúng thưởng trong các hình thức cá
cược, đặt cược là toàn bộ giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người
tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.”
Điều
19. Sửa
đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
1.
Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 16
“a) Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: giá trị tài
sản nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10
triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một
khoản chi phí nào tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Cụ thể như sau:
a.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng
khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch
chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.
a.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên: giá
trị của chứng khoán được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát
hành loại chứng khoán đó tại thời
điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo
quy định của pháp luật về kế toán trước
thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.”
2.
Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 16
“d) Đối
với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở
bảng giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm
cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.
Trường hợp cá nhân nhận
thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp
các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản để làm
căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoảnthuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân tự nộp theo quy định.”
Điều 20. Sửa
đổi, bổ sung Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung tiết b.4 điểm b khoản 1 Điều 25
“b.4) Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ thuế đối
với khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho
người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo
hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Số thuế khấu
trừ được xác định theo hướng dẫn tại
khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Tổ chức, cá nhân trả
thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc
đóng góp trước khi trả lương cho người lao động đối với khoản bảo hiểm nhân thọ,
bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm
tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua cho người lao động. Số thuế
khấu trừ được xác định theo
hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 25
“c) Thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp;
thu nhập từhoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản.
Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán
hàng đa cấp, trả tiền hoa hồng cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm,bán hàng đa cấp với số tiền hoa hồng
trên 100 triệu đồng/năm có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi
trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản
2 Điều 9 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản của cá nhân
có trách nhiệm khấu trừ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân trước khi trả
thu nhập trên 100 triệu đồng/năm cho cá nhân cho thuê tài sản nếu trong hợp đồng thuê có
thoả thuận bên đi thuê là người nộp thuế thay. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản
2 Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.”
Chương IV. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 21. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ
(sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như
sau:
1.
Sửa
đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16
“a.3) Tổ chức, cá
nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết
toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có
phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập
thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá
nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng
không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập
không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế
danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu
số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo
Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể,
chấm dứt hoạt động.
Tổ chức trả thu nhập
chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định
của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu
nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc
phá sảnvà cấp
chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực
hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế
thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp từ Công ty trách nhiệm hữu hạn sang Công ty cổ phần hoặc
ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và
các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì doanh nghiệp trước chuyển
đổi không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc
chuyển đổi doanh nghiệp, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế năm theo
quy định.”
2.
Sửa
đổi, bổ sung điểm b.1 khoản 1 Điều 16
“b.1) Hồ sơ khai thuế
tháng, quý
– Tổ chức, cá nhân trả
thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo
Tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN
ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu
nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền
thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh
doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá
nhân không cư trú khai thuế theo Tờ khai mẫu số 06/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số
92/2015/TT-BTC.
– Công ty xổ số kiến thiết,
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế đối với tiền
hoa hồng từ làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm,bán hàng đa cấp của cá nhân khai thuế theo Tờ khai mẫu số
01/XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Đối với tờ khai thuế kỳ tháng/kỳ quý cuối cùng trong năm, phải kèm theo Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-XSBHĐC ban hành kèm
theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC (không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay
không phát sinh khấu trừ thuế).”
3. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16
“2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền
lương, tiền công
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Cá nhân khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế là cá
nhân sau đây:
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do
các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức
này chưa thực hiện khấu trừ thuế;
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do
các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.
a.2) Hình thức khai thuế
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai
thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý và khai quyết toán thuế.
a.3) Khai
quyết toán thuế
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền côngcó trách nhiệm
khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa
đề nghị hoànhoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ các trường
hợp sau:
– Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp
mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp
đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng
lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã
được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có
yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân được
người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện),
bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao
động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ
10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động
theo hướng dẫn
tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế
đối với phần thu nhập này.
a.4)Uỷ quyền quyết toán thuế
a.4.1) Cá nhân có thu
nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết
toán thuế thay trong các trường hợp sau:
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp
đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và
thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế, kể cả trường
hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp
đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lêntại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm
việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng
trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá
10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu
quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức
cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổidoanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán
thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã
khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.
a.4.2) Tổ chức, cá
nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán
thuế thay cho
cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ
tổ chức, cá nhân trả thu nhập.Trường hợp tổ
chức chi trả sau khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh
nghiệp và thực hiện quyết toán thuế
theo ủy quyền của người lao động
được điều chuyển từ tổ chức cũ sang thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế đối với cả phần
thu nhập do tổ chức cũ
chi trả.
a.5)Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số
trường hợp như sau:
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công
trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên
dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 (mười hai) tháng liên tục kể từ ngày đầu
tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
+ Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán
thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày tính đủ 12 (mười hai)
tháng liên tục.
+ Từ năm tính thuế
thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi)
kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
– Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ
quan thuế trước khi xuất cảnh theo hướng dẫn về hồ sơ khai quyết toán
thuế tại điểm b.2 khoản này.
Trường
hợp cá nhân cư trú là người nước
ngoài
kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ
tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật
Dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo
quy định nếu tổ chức, cá nhân đó cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số
thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ
quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45
(bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.
– Cá nhân cư trú
có thu nhập từ tiền lương, tiền côngđồng thời thuộc
diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không
uỷ quyền quyết toán thuế
mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn
tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của
Bộ Tài chính.
b) Hồ sơ khai thuế
b.1) Hồ
sơ khai thuế quý
Cá nhân
cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế quý trực tiếp với cơ quan
thuế theo Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
b.2) Hồ
sơ khai quyết toán
b.2.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không
thuộc trường hợp được uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế
thay thì khai quyết toán thuế trực tiếp
với cơ quan thuế theo mẫu sau:
– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN
ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC nếu có đăng
ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
– Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ,
đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu
trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp tổ
chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả
thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành
thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải
có chứng từ khấu trừ thuế.
Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ
quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có
thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai
thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng
đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
–
Bản chụp các hoá đơn chứng từ chứng
minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ
nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).
– Trường hợp cá nhân nhận
thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ
nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả
thu nhập ở nước ngoài.
b.2.2) Đối với cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu
nhập quyết toán thuế thay
Cá nhân uỷ quyền cho tổ
chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN
ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC, kèm theo bản
chụp hoá đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu
có).
c) Nơi nộp hồ sơ khai
thuế
c.1) Nơi nộp hồ sơ khai
thuế quý
Nơi nộp hồ sơ khai thuế
đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp
với cơ quan thuế là Cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân làm việc hoặc nơi
phát sinh công việc tại Việt Nam (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt
Nam).
c.2) Nơi nộp hồ sơ quyết
toán thuế
c.2.1) Cá
nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với
cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết
toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân đãnộp hồ sơ khai thuế trong năm.
c.2.2) Cá
nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trựctiếp
quyết toán thuế với
cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết
toán thuế như sau:
– Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức,
cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp
quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi
làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh
cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá
nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại
tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản
thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường
trú hoặc tạm trú).
– Trường hợp cá nhân chưa tính
giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ
quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
c.2.3) Trường
hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 (ba) tháng,
hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu
trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú
hoặc tạm trú).
c.2.4) Cá
nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi
nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập
nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày
thứ
30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là
ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế quý, khai quyết toán thuế.”
4. Sửa
đổi, bổ sung tiết b.1 điểm b khoản 3 Điều 16
“b.1) Hồ sơ khai thuế
đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
– Tờ khai thuế thu nhập
cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Bản chụp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các
công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó. Trường
hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong
tương lai thì nộp bản sao hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong
tương lai ký với chủ dự án cấp I, cấp II hoặc sàn giao dịch của chủ dự án; hoặc
bản sao hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, căn hộ ký trước thời điểm có
hiệu lực của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 26/3/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật nhà ở.
– Hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng
hình thành trong tương lai thì nộp Hợp đồng chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà,
công trình xây dựng hình thành trong tương lai đã được công chứng; hoặc
Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nhà, nền nhà, căn hộ đã
được công chứng. Nếu chuyển nhượng hợp đồng
mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai từ lần thứ hai trở
đi thì các bên phải xuất trình thêm hợp đồng chuyển nhượng lần trước liền kề.
Trường hợp uỷ quyền bất động sản thì nộp Hợp đồng uỷ quyền bất động sản.
– Các giấy tờ làm căn cứ
xác định thuộc đối tượng được miễn thuế theo hướng dẫn tại điểm b.2, khoản này
(trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế thu nhập cá nhân).
– Các tài liệu làm căn cứ
chứng minh việc góp vốn theo quy định của pháp luật (trong trường hợp chuyển
nhượng bất động sản do góp vốn vào doanh nghiệp thuộc diện tạm thời chưa thu
thuế thu nhập cá nhân).
Cơ quan thuế thông báo số
thuế phải nộp theo mẫu số 03/TBT-BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC cho cá nhân.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm d khoản
3 Điều 16
“c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân nộp hồ sơ khai
thuế cùng hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại bộ phận một cửa liên thông hoặc
Chi cục Thuế nơi có bất động sản chuyển nhượng. Trường hợp ở địa phương chưa thực hiện quy chế một cửa
liên thông thì nộp hồ sơ trực tiếp cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấtnơi có bất động sản chuyển nhượng.
Trường hợp cá nhân chuyển
nhượng nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì khai thuế, nộp
thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế địa phương nơi có nhà, công trình xây dựng
hình thành trong tương lai hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm
thu.
d) Thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người
nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai
thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng
có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp
thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai
thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản. Trường
hợp cá nhân nhận chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng tương lai là thời điểm
cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 16
“5. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng
khoán
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của Công ty đại
chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán không phải khai thuế trực tiếp với
cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản
lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân uỷ thác quản lý danh mục đầu tư khai
thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số
156/2013/TT-BTC.
a.2) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thông qua hệ
thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:
– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng
đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không khai
thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi
cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn
tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần
chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công
ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan
thuế, Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế
và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số
156/2013/TT-BTC.
a.3) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thuộc trường
hợp nêu tại tiết a.1 và tiết a.2 khoản này khai thuế theo từng lần phát sinh.
a.4) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ
đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không có chứng từ chứng minh cá
nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi
cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho
cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng
khoán khai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ
khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào
phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng
thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính
thuế, chứng từ thu thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng
khoán.
b) Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế đối với
cá nhân chuyển nhượng chứng khoán thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế hướng
dẫn tại tiết a.3 khoản này gồm:
– Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN
ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;
– Bản chụp Hợp đồng chuyển
nhượng chứng khoán.
c) Nơi nộp hồ sơ khai
thuế
Cá nhân thuộc diện trực
tiếp khai thuế từng lần phát sinh nêu tại điểm a.3 khoản này nộp hồ sơ khai thuế
tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển
nhượng.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
– Thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm
nhất là ngày
thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của
pháp luật.
– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá
nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay
đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế.”
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 33
Thông tư số156/2013/TT-BTC
như sau:
“5. Nghĩa vụ quyết toán thuế thay cho cá nhân được bù trừ với nghĩa vụ khấu trừ của tổ
chức, cá nhân chi trả thu nhập.
Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế
phải nộp thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào
ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế nộp thừa được cơ quan
thuế tự động bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc tổ chức,
cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước
theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC gửi cơ quan thuế
trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.”
Điều 23. Sửa đổi,
bổ sung Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“Điều 53. Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có
mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Đối với cá nhân đã uỷ
quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế
thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân
trả thu nhập.
Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì
được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
1. Hoàn thuế đối với tổ chức,
cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thay cho các cá nhân có uỷ quyền
quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, cá
nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà
có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả
thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế
bao gồm:
– Giấy đề nghị hoàn trả
khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số
156/2013/TT-BTC.
– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả
thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
2. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực
tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không
phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu
[49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại
tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu, tờ khai thuế đối với
cá nhân kinh doanh và mẫu biểu, tờ khai thuế thu nhập cá nhân
1.
Thay thế mẫu số 01/THKH và 01A/KK-HĐ ban hành
kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC bằng mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông
tư này.
2. Thay thế các mẫu biểu số 02/THKH, 01/KK-TTS ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC bằng các mẫu biểu mới tương ứng số 01/TB-CNKD, 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thay thế mẫu số 01/KK-BHĐC và 01/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC
bằng mẫu số 01/BHXSĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
4.
Thay thế mẫu số 02-1/BK-BH, 02-1/BK-ĐC và 02-1/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC
bằng mẫu số 01-1/BK-BHXSĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
5.
Thay thế mẫu số 21a/XN-TNCN và 21b/XN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC
bằng mẫu số 09/XN-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
6.
Thay thế mẫu Biên lai thu thuế
số
CTT-50 ban hành
kèm theo Quyết định số 1042/1998/QĐ-BTC ngày 15/8/1998 của Bộ Tài chính bằng mẫu
số
CTT-50 ban hành
kèm theo Thông tư này để lập và cấp cho cá nhân
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
7. Sửa đổi các mẫu
biểu số 05/KK-TNCN, 05-1/BK-TNCN, 05-2/BK-TNCN, 05-3/BK-TNCN, 02/KK-TNCN,
11/KK-TNCN, 11-1/TB-TNCN, 04-2/KK-TNCN, 07/KK-TNCN, 09/KK-TNCN, 09-3/KK-TNCN,
16/ĐK-TNCN, 04-2/TNCN, 23/CK-TNCN, 03/KK-TNCN, 17/TNCN, 18/MGT-TNCN ban hành
kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính bằng các mẫu biểu mới tương ứng số 05/QTT-TNCN,
05-1/BK-TNCN, 05-2/BK-TNCN, 05-3/BK-TNCN, 05/KK-TNCN, 03/BĐS-TNCN,
03/TBT-BĐS-TNCN, 04/UQ-QTT-TNCN, 02/KK-TNCN, 02/QTT-TNCN, 02-1/BK-QTT,
02/ĐK-NPT-TNCN; 02/UQ-QTT-TNCN, 02/CK-TNCN; 06/TNCN, 07/CTKT-TNCN, 08/MGT-TNCN
ban hành kèm theo Thông tư này.
Danh mục các mẫu biểu, tờ khai thuế đối với cá nhân kinh
doanh và mẫu biểu, tờ khai thuế thu nhập cá nhân được thống kê theo Phụ lục 02 ban
hành kèm theo Thông tư này.
Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 25. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày30
tháng 07 năm 2015 và áp
dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
Các
hướng dẫn về cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hoá
đơn của cơ quan thuế thì áp dụng cho kỳ tính thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Trường hợp cá nhân có
phát sinh hợp đồng thuê trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định
trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp.
3. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng bất động sản đã nộp hồ sơ làm thủ tục
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản hoặc hồ sơ khai thuế trước
ngày 01 tháng 01 năm 2015 áp dụng thuế suất 25% nhưng đến ngày 31 tháng 12 năm
2014 cơ quan thuế chưa có thông báo nộp thuế thì cá nhân được khai điều chỉnh
theo thuế suất 2% nếu có yêu cầu.
4. Bãi bỏ tiết b.2.2, tiết b.2.3 và tiết b.2.4 điểm b khoản 1 Điều 16;
bãi bỏ Điều 22 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý
thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
5. Bãi bỏ các nội dung liên quan đếnthuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
đối với cá nhân kinh doanhhướng dẫn tại Điều 16 và Điều 21 Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ
Tài chính.
6. Bãi bỏ các
nội dung liên quan đếnthuế
thu nhập cá nhân đối với cá nhân
kinh doanhhướng
dẫn tại Điều 7, Điều 8, Điều
9Thông tư số
111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số
65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập
cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
7. Bãi bỏ điểm d khoản 6 Điều 2 Thông tư số
111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập
từ trúng thưởng trong casino.
8. Đối với mức thuế khoán đang thực hiện của năm 2015, chậm
nhất là ngày 30/8/2015 Chi cục Thuế thực hiện: niêm yết công khai Danh sách hộ
kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá
nhân, Danh sách hộ khoán và mức thuế phải nộp tại bộ phận một cửa của Chi cục
Thuế và Uỷ ban nhân dân quận, huyện và tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của:
trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trụ sở Đội thuế, Ban quản lý chợ;…
; gửi tài liệu niêm yết công khai như nêu trên đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận
tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; đồng thời gửi Bảng công khai theo mẫu
số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới từng cá nhân kinh doanh. Bảng
công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD được lập theo hướng dẫn tại tiết a.1 điểm a
khoản 9 Điều 6 Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài
chính (Tổng cục Thuế) để nghiên cứu giải quyết./.
PHỤ LỤC KÈM THEO
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |