Docluat.vn https://docluat.vn Law Fri, 27 Sep 2024 09:17:30 +0000 en-US hourly 1 https://docluat.vn/wp-content/uploads/2024/10/cropped-fast-business-loans-32x32.webp Docluat.vn https://docluat.vn 32 32 LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ, ÁP DỤNG VỚI AI https://docluat.vn/archive/1158/ https://docluat.vn/archive/1158/#respond Fri, 27 Sep 2024 09:17:30 +0000 https://docluat.vn/luat-kinh-doanh-bat-dong-san-la-gi-ap-dung-voi-ai/

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.

 

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/1158/feed/ 0
NĐ 181/2013/NĐ-CP chi tiết Luật 16/2012/QH13 về Quảng cáo https://docluat.vn/archive/1150/ https://docluat.vn/archive/1150/#respond Fri, 27 Sep 2024 09:16:51 +0000 https://docluat.vn/nd-181-2013-nd-cp-chi-tiet-luat-16-2012-qh13-ve-quang-cao/
1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
2 Chương II. NỘI DUNG QUẢNG CÁO CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT
2.1 Điều 3. Quảng cáo thuốc
2.2 Điều 4. Quảng cáo mỹ phẩm
2.3 Điều 5. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
2.4 Điều 6. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
2.5 Điều 7. Quảng cáo trang thiết bị y tế
2.6 Điều 8. Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
2.7 Điều 9. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
2.8 Điều 10. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y
2.9 Điều 11. Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi
2.10 Điều 12. Yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
3 Chương III. QUẢNG CÁO TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI KINH DOANH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO XUYÊN BIÊN GIỚI CÓ PHÁT SINH DOANH THU QUẢNG CÁO TẠI VIỆT NAM
3.1 Điều 13. Đối tượng và yêu cầu của hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới
3.2 Điều 14. Điều kiện hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam
3.3 Điều 15. Điều kiện và trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
4 Chương IV. QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
4.1 Điều 16. Yêu cầu đối với các vị trí được quy hoạch quảng cáo ngoài trời
4.2 Điều 17. Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời
4.3 Điều 18. Quy trình xây dựng, phê duyệt, thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời
4.4 Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời
5 Chương V. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
5.1 Điều 20. Hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
5.2 Điều 21. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
5.3 Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
5.4 Điều 23. Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
5.5 Điều 24. Thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động
6 Chương VI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢNG CÁO
6.1 Điều 26. Trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
6.2 Điều 27. Trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của các Bộ có liên quan
6.3 Điều 28. Trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
7 Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
7.1 Điều 29. Hiệu lực thi hành
7.2 Điều 30. Trách nhiệm thi hành
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

NGHỊ ĐỊNH181/2013/NĐ-CP

ngày 14 tháng 11 năm 2013

 

Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Quảng cá
o

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật quảng cáo.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo
về nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt; quảng cáo trên
trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ
quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam; quy
hoạch quảng cáo ngoài trời; văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước
ngoài tại Việt Nam và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá
nhân nước ngoài tham gia hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương II. NỘI DUNG QUẢNG CÁO CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA,
DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT

Điều 3. Quảng cáo thuốc

1. Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:

a) Giấy phép lưu hành tại Việt Nam;

b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;

c) Chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong
các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công
nhận.

2. Quảng cáo thuốc phải có các nội dung sau đây:

a) Tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

b) Tên hoạt chất của thuốc:

Thuốc tân dược dùng tên theo danh pháp quốc tế;

Thuốc có nguồn gốc dược liệu dùng tên theo tiếng Việt, trường hợp tên
dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên
la-tinh.

c) Chỉ định của thuốc;

d) Chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như
người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn
tính;

đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường;

e) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

3. Quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy
định tại các điểm a, b và e Khoản 2 Điều này. Nếu thành phần thuốc có từ 03
hoạt chất trở lên thì tùy theo thời lượng phát sóng, có thể đọc tên hoạt chất
chính hoặc đọc tên chung các vitamin, khoáng chất, dược liệu.

4. Quảng cáo thuốc trên phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đáp ứng đủ
nội dung quy định tại các điểm a, b, đ và e Khoản 3 Điều này.

5. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc bao gồm:

a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;

b) Chi định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;

c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên;

d) Các chỉ định mang tính kích dục;

đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;

e) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển
hóa tương tự khác.

6. Thông tin, hình ảnh cấm sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm:

a) Hình ảnh người bệnh;

b) Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá;

c) Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.

Điều 4. Quảng cáo mỹ phẩm

1. Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:

a) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược;

b) Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ
theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu
có).

2. Quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:

a) Tên mỹ phẩm;

b) Tính năng, công dụng của mỹ phẩm;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường;

d) Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế .

3. Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

4. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung
quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.

Điều 5. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy
tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực
phẩm.

2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường.

3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản
2 Điều này và các nội dung sau đây:

a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng
thay thế thuốc chữa bệnh”.

4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là
thuốc.

5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng
nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 6. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng,
diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế

1. Nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng
trong gia dụng và y tế phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ
Y tế cấp.

2. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
gia dụng và y tế phải có các nội dung sau đây:

a) Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng
và y tế;

b) Tính năng, công dụng của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường;

d) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế
phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong danh mục hạn chế
sử dụng”.

3. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
gia dụng và y tế trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại
các điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.

Điều 7. Quảng cáo trang thiết bị y tế

1. Nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế phải phù hợp với Giấy chứng
nhận đăng ký lưu hành tự do đối với trang thiết bị sản xuất trong nước hoặc
Giấy phép nhập khẩu đối với trang thiết bị nhập khẩu.

2. Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có các nội dung sau đây:

a) Tên trang thiết bị y tế, chủng loại, hãng sản xuất, nước sản xuất;

b) Tính năng, tác dụng, hướng dẫn sử dụng, điều kiện bảo quản (nếu có);

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường.

Điều 8. Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng
bổ sung dùng cho trẻ

1. Nội dung quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng
cho trẻ phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận
công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

2. Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
phải có các nội dung sau đây:

a) Tên sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường.

Điều 9. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy
phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh.

2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt
động;

b) Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt
động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.

Điều 10. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật,
nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng
trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y

1. Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ
thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc
bảo vệ thực vật.

2. Nội dung quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải
phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.

3. Nội dung quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải phù hợp với Giấy
phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.

4. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật,
vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú
y, vật tư thú y phải có các nội dung sau đây:

a) Tên thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư
bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật
tư thú y;

b) Tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường.

Điều 11. Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh
học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi,
giống cây trồng, giống vật nuôi

1. Nội dung quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt,
thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống
vật nuôi phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công
bố chất lượng sản phẩm.

2. Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn
chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi
phải có các nội dung sau đây:

a) Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn
nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi;

b) Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra
thị trường.

Điều 12. Yêu cầu xác nhận nội dung quảng
cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

1. Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ
Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có
trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền
xác nhận theo quy định.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan quy định tại Khoản 2
Điều này phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không đồng ý
phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Chương III. QUẢNG CÁO TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI KINH DOANH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO XUYÊN BIÊN GIỚI CÓ
PHÁT SINH DOANH THU QUẢNG CÁO TẠI VIỆT NAM

Điều 13. Đối tượng và yêu cầu của hoạt động
quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh
doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới

1. Trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh
dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam
là các trang thông tin điện tử hoạt động từ máy chủ đặt tại nước ngoài cung cấp
thông tin quảng cáo cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo trên
trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ
quảng cáo xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã
đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

3. Hoạt động trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước
ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng
cáo tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 14. Điều kiện hoạt động quảng cáo trên
trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ
quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam

1. Trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh
dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định
của pháp luật Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng.

2. Trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày, chủ trang thông tin điện tử
của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới
tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về
các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam được ủy
quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo;

b) Ngành nghề kinh doanh chính của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Việt Nam được ủy quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo.

Điều 15. Điều kiện và trách nhiệm của người
kinh doanh dịch vụ quảng cáo

1. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo khi thực hiện các hợp đồng dịch vụ
quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh
doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:

a) Là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo được thành
lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

b) Được chủ trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh
doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam ký hợp đồng làm đối tác
thực hiện dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo khi thực hiện các
hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân
nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam bao gồm:

a) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo khi thực hiện dịch vụ quảng
cáo;

b) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ, quảng cáo, khai thác quảng cáo trên
các trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đáp ứng các quy
định pháp luật của Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng;

c) Gửi báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng
cáo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
đặt trụ sở chính theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hoặc báo
cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương IV. QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI

Điều 16. Yêu cầu đối với các vị trí được
quy hoạch quảng cáo ngoài trời

1. Không đặt trong hành lang an toàn giao thông, đê điều, mạng lưới điện
quốc gia.

2. Bảo đảm không ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan đô thị.

3. Xác định vị trí dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động chính trị,
phục vụ lợi ích xã hội và vị trí quảng cáo thương mại.

Điều 17. Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo
ngoài trời

Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời bao gồm:

1. Tờ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;

2. Dự thảo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;

3. Dự thảo đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời bao gồm các nội dung chủ
yếu sau đây:

a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã
hội có tác động ảnh hưởng tới hoạt động quảng cáo ngoài trời tại địa phương,
tác động đối với quốc phòng, an ninh;

b) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo ngoài trời tại địa
phương;

c) Quan điểm, mục tiêu xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời;

d) Dự kiến diện tích sử dụng đất cho các vị trí dựng biển quảng cáo
ngoài trời trong quy hoạch theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy
hoạch;

đ) Định hướng không gian và hạ tầng kỹ thuật cho quảng cáo ngoài trời
tại khu vực trung tâm đô thị;

e) Đề xuất các loại hình quảng cáo ngoài trời cần ưu tiên đầu tư và
nguồn lực thực hiện;

g) Bản đồ trích lục, phối cảnh vị trí điểm quảng cáo ngoài trời thể hiện
trên tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000;

h) Kế hoạch tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí;

i) Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan.

Điều 18. Quy trình xây dựng, phê duyệt,
thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện
quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo quy trình sau đây:

1. Xây dựng dự thảo Đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời;

2. Lấy ý kiến công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

3. Hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời;

4. Công bố quyết định phê duyệt và niêm yết đề án quy hoạch quảng cáo
ngoài trời và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và
công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;

5. Triển khai thực hiện quy hoạch và tổ chức đấu thầu các vị trí quảng
cáo ngoài trời nằm trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo
ngoài trời

1. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời được điều chỉnh trong trường hợp có sự
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

2. Việc điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải trên cơ sở phân
tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch trong giai đoạn trước để xác định
những nội dung cần điều chỉnh.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh đề án quy hoạch quảng
cáo ngoài trời theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Chương V. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG
CÁO NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 20. Hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm
quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại
diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương
đương của doanh nghiệp nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp
thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận;

c) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc các tài liệu khác có giá trị
tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo
nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

d) Các giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này phải dịch ra
tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở
nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của
pháp luật Việt Nam.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:

a) Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi đặt Văn phòng đại diện;

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và
gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu doanh
nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

d) Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép,
Văn phòng đại diện phải hoạt động và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động, địa điểm đặt trụ sở, số người Việt
Nam, số người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, nội dung hoạt động
của Văn phòng đại diện.

Điều 21. Các trường hợp không cấp Giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện

1. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương
hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, truyền thống lịch sử,
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

2. Không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép.

3. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành
lập Văn phòng đại diện

1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy
phép thành lập Văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi tên gọi;

b) Thay đổi phạm vi hoạt động;

c) Thay đổi người đứng đầu;

d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.

2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
bao gồm:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo
mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có chứng thực.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh
nghiệp quảng cáo nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp Giấy
phép sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao Giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.

Điều 23. Cấp lại Giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện

1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại một trong các
trường hợp sau đây:

a) Thay đổi tên gọi hoặc nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp quảng
cáo nước ngoài sang nước khác;

b) Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;

c) Giấy phép bị mất, rách.

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

3. Hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người
đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp. Trường
hợp Giấy phép bị mất phải có giấy xác nhận của cơ quan công an nơi bị mất Giấy
phép.

4. Trình tự cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được thực
hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định này.

Điều 24. Thu hồi Giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện; Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động

1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị thu hồi trong các trường
hợp sau đây:

a) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong
Giấy phép;

b) Tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo;

c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 2 năm
liên tiếp;

d) Không hoạt động trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy
phép thành lập Văn phòng đại diện;

đ) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản.

2. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Theo đề nghị của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có Văn phòng đại
diện tại Việt Nam và được cơ quan cấp Giấy phép thành lập chấp thuận;

b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập của Văn phòng đại diện theo quy định
tại Khoản 1 Điều này;

c) Khi doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp
luật của nước nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.

3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a và Điểm
c Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải gửi văn bản thông
báo việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước ngày
chấm dứt hoạt động và phải nộp lại Giấy phép thành lập cho cơ quan cấp phép.

Điều 25. Lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ
sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi,
bổ sung Giấy phép thành Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo
quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức phí, việc quản lý
và sử dụng lệ phí quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương VI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
QUẢNG CÁO

Điều 26. Trách nhiệm quản lý nhà nước về
quảng cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo;

2. Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời
tại địa phương;

3. Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định
sản phẩm quảng cáo;

4. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý
trong hoạt động quảng cáo;

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo
quy định của pháp luật;

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo;

7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Trách nhiệm quản lý nhà nước về
quảng cáo của các Bộ có liên quan

1. Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi
trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch
vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;

b) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh, chương trình chuyên
quảng cáo trên báo nói, báo hình;

c) Tiếp nhận thủ tục thông báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với
báo in;

d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng
cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích
hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.

2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về
quảng cáo; quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được phân công;

b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo đối với
các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của mình;

c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quảng cáo thuộc lĩnh
vĩnh vực được phân công quản lý.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo
theo thẩm quyền.

Điều 28. Trách nhiệm quản lý nhà nước về
quảng cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt
động quảng cáo trên địa bàn theo thẩm quyền, có các nhiệm vụ sau đây:

1. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng
đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;

2. Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo
ngoài trời trên địa bàn;

3. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo
tại địa phương;

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về
quảng cáo tại địa phương;

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm
quyền;

6. Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

2. Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo hết hiệu lực thi hành kể từ ngày
Nghị định này có hiệu lực.

Điều 30. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/1150/feed/ 0
THẾ NÀO LÀ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ https://docluat.vn/archive/1142/ https://docluat.vn/archive/1142/#respond Fri, 27 Sep 2024 09:15:09 +0000 https://docluat.vn/the-nao-la-trang-thong-tin-dien-tu/

Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử được phân loại như sau:

1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.

2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hp.

4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hp.

5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/1142/feed/ 0
MỤC LỤC NĐ 09/2018/NĐ-CP https://docluat.vn/archive/1141/ https://docluat.vn/archive/1141/#respond Fri, 27 Sep 2024 09:14:44 +0000 https://docluat.vn/muc-luc-nd-09-2018-nd-cp/
1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ
1.4 Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan
1.5 Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1.6 Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh
1.7 Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
1.8 Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
2 Chương II. GIẤY PHÉP KINH DOANH
2.1 Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
2.2 Điều 10. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh
2.3 Điều 11. Nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh
2.4 Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh
2.5 Điều 13. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh
2.6 Điều 14. Điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
2.7 Điều 15. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
2.8 Điều 16. Trình tự điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
2.9 Điều 17. Cấp lại Giấy phép kinh doanh
2.10 Điều 18. Hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh
2.11 Điều 19. Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh
2.12 Điều 20. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
2.13 Điều 21. Từ chối cấp Giấy phép kinh doanh
3 Chương III. GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ
3.1 Điều 22. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ
3.2 Điều 23. Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
3.3 Điều 24. Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT)
3.4 Điều 25. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.5 Điều 26. Nội dung, thời hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.6 Điều 27. Hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.7 Điều 28. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục ENT
3.8 Điều 29. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện ENT
3.9 Điều 30. Điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.10 Điều 31. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.11 Điều 32. Trình tự điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.12 Điều 33. Cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.13 Điều 35. Trình tự cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.14 Điều 36. Hồ sơ gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.15 Điều 37. Trình tự gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
3.16 Điều 38. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động
3.17 Điều 39. Từ chối cấp, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
4 Chương IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, GỬI, LƯU TRỮ GIẤY PHÉP VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
4.1 Điền 40. Chế độ báo cáo
4.2 Điều 41. Gửi, lưu trữ Giấy phép và công bố thông tin
5 Chương V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
5.1 Điều 42. Xử lý vi phạm
5.2 Điều 43. Thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
5.3 Điều 44. Tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
5.4 Điều 45. Chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
6 Chương VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1 Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
6.2 Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
6.3 Điều 48. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
6.4 Điều 49. Trách nhiệm của Sở Công Thương
6.5 Điều 50. Quy định chuyển tiếp
6.6 Điều 51. Hiệu lực thi hành
6.7 Điều 52. Trách nhiệm thi hành
7 BIỂU MẪU KÈM THEO
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/1141/feed/ 0
Giải thích biểu cam kết WTO https://docluat.vn/archive/1125/ https://docluat.vn/archive/1125/#respond Fri, 27 Sep 2024 09:12:31 +0000 https://docluat.vn/giai-thich-bieu-cam-ket-wto/
1 1.  Nội dung của Biểu cam kết dịch vụ
2 2.  Cấu trúc của Biểu cam kết dịch vụ
3 3.  Phương pháp “chọn – bỏ” và “chọn – cho”:
4 4.  Các phương thức cung cấp dịch vụ
5 5. Mức độ cam kết
 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

GIẢITHÍCH BIỂU
CAM
KẾT CỤ THỂVỀTHƯƠNGMẠIDỊCHVỤ

 

ĐàmphánmởcửathịtrườngdịchvụtrongkhuônkhổđàmphángianhậpTổchứcthươngmạithếgiới(WTO)đượctiếnhànhtheocácnguyêntắccủaHiệpđịnhchungvềthươngmạidịchvụ(GATS).Dựatrênnhữngnguyêntắcnày,cácquốc
gia hayvùnglãnhthổchưaThànhviênWTOtiếnhànhđàmphánmởcửathịtrườngvớicácThànhviênWTOcĕncứtheoyêucầuđàmpháncácThànhviênnàyđưara.KếtquảđàmpháncuốicùngđượcthểhiệntrongBiểucamkếtcụthểvềthươngmạidịchvụ(xingọitắt
Biểucamkếtdịchvụ).

1.  NộidungcủaBiểu cam
kết
dịch vụ

Biểucamkếtdịchvụgồm3phần:camkếtchung,camkếtcụthểvà
danhmục các biệnphápmiễntrừđốixửtối huệquốc(MFN).

PhầncamkếtchungbaogồmcáccamkếtđượcápdụngchungchotấtcảcácngànhphânngànhdịchvụđưavàoBiểucamkếtdịchvụ.Phầnnàychủyếuđềcậptớinhữngvấnđềkinhtế-thươngmạitổngquátnhưcácquyđịnhvềchếđộđầutư,hìnhthứcthànhlậpdoanhnghiệp,thuêđất,cácbiệnphápvềthuế,trợcấpchodoanhnghiệptrongnướcv.v…

PhầncamkếtcụthểbaogồmcáccamkếtđượcápdụngchotừngdịchvụđưavàoBiểucamkếtdịchvụ.MỗidịchvụđưaratrongBiểucamkếtnhưdịchvụviễnthông,dịchvụbảohiểm,dịchvụngânhàng,dịchvụvậntải,v..vsẽnộidungcam kếtcụthểápdụngriêngchodịchvụđó.Nộidungcamkếtthểhiệnmứcđộmởcửathịtrườngđốivớitừngdịchvụmứcđộđốixửquốcgiadànhchonhàcungcấpdịchvụnướcngoàitrongdịchvụđó.

DanhmụccácbiệnphápmiễntrừđốixửtốihuệquốcliệtcácbiệnphápđượcduytrìđểbảolưuviệcviphạmnguyêntắcMFNđốivớinhữngdịchvụduytrìbiệnphápmiễntrừ.TheoquyđịnhcủaGATS,mộtthànhviênđượcviphạmnguyêntắcMFNnếuthànhviênđóđưabiệnphápviphạmvàodanhmụccácbiệnphápmiễntrừđốixửtốihuệquốc
được các ThànhviênWTOchấpthuận.

2.  Cấu trúc
của
Biểucam kết dịch vụ

Biểucamkếtdịchvụgồm4cột:i)cộttảngành/phânngành;ii)cộthạnchếvềtiếpcậnthịtrường;iii)cộthạnchếvềđốixửquốcgia

iv) cộtcamkếtbổsung.

Cộttảngành/phânngànhthểhiệntêndịchvụcụthểđượcđưavàocamkết.TheodanhmụcphânloạingànhdịchvụcủaBanThưWTO,tấtcả11ngành1 155phânngành2 dịchvụđượccácThànhviênWTOtiếnhànhđàmphán.Mỗingànhhoặcphânngànhtrongdanhmục
phânloạiđượcxácđịnhtươngứngvới
sốcủa Bảngphânloạisảnphẩmtrungtâm(CPC).Kiểuxácđịnhnàycǜngtươngtựnhưxácđịnhphânloạihànghoá(HS)trongbiểuthuếxuấtnhậpkhẩu.dụ,mộtthànhviênmuốnđưaramộtbảnchàohoặcmộtcamkếtđốivớiphânngànhdịchvụbảohiểmnhânthọ.TrongdanhmụccủaBanthưWTO(W/120),dịchvụnàythuộcphầntiêuđềchunggọi“Dịchvụbảohiểm”.ThôngquaviệcthamchiếuđếnCPC,dịchvụbảohiểmnhânthọsốphânloạiCPCtươngứng8129.Dođó,trongBiểucamkếtdịchvụbảohiểmnhânthọsẽđượcghidịchvụbảohiểmnhânthọ(CPC8129).

Cộthạnchếvềtiếpcậnthịtrườngliệtkêcácbiệnphápduytrìđốivớicácnhàcungcấpdịchvụnướcngoài.GATSquyđịnh6loạibiệnpháphạnchếbaogồm:1)hạnchếvềsốlượngnhàcungcấpdịchvụ;2)hạnchếvềtổnggiátrịcủacácgiaodịchhoặctàisản;3)hạnchếvềtổngsốhoạtđộngdịchvụhoặcsốlượngdịchvụcungcấp;4)hạnchếvềsốlượnglaođộng;5)hạnchếhìnhthứcthànhlậpdoanhnghiệp;6)hạnchếgópvốncủanướcngoài.Biểucamkếtnàoliệtcàngnhiềubiệnphápnóitrênthìmứcđộmởcửathịtrườngchocácnhàcungcấpdịchvụnướcngoàicàng hẹp.

Cộthạnchếvềđốixửquốcgialiệtcácbiệnphápnhằmduytrìsựphânbiệtđốixửgiữanhàcungcấpdịchvụtrongnướcvớinhàcungcấpdịchvụnướcngoài.Biểucamkếtnàoliệtcàngnhiềubiệnpháptrongcộthạnchếvềđốixửquốcgiathìsựphânbiệtđốixửgiữacácnhàcungcấpdịchvụtrongnướcvớicácnhàcungcấpdịchvụnướcngoàicànglớn.

———————————————

111ngànhdịchvụđượcphânloạitheoGATSgồm:1)dịchvụkinhdoanh;2)dịchvụthôngtin;3)dịchvụxâydựng;4)dịchvụphânphối;5)dịchvụgiáodục;6)dịchvụmôitrường;7)dịchvụtàichính;8)dịchvụytế;9)dịch
vụ
dulịch;10)dịchvụvĕnhoágiảitrí;11)dịchvụvậntải.

2Mỗingànhtrong số 11 ngành
dịchvụchianhỏ thànhcác hoạtđộngdịch vụcấuthànhđược gọi làcácphânngànhdịch vụ.
Phụthuộc vào tínhchất
đặc điểmcủamình,mỗingànhdịchvụ
thểcó íthaynhiềuphânngànhdịchvụ.

Cộtcamkếtbổsungliệtkêcácbiệnphápảnhhưởngđếnhoạtđộngcungcấptiêudùngdịchvụnhưngkhôngthuộcvềhạnchếtiếpcậnthịtrườnghayhạnchếvềđốixửquốcgia.Cộtnàytảnhữngquyđịnhliênquanđếntrìnhđộ,tiêuchuẩnkỹthuật,cácyêucầuhoặcthủtụcvề
việccấpphépv.v…

3.  Phươngpháp“chọn bỏ”“chọn -cho”:

Phươngpháp“chọn-bỏ”(negativeapproach)làcamkếttheodạng“đượclàmtấtcảnhữngkhôngbịhạnchế”.Phươngpháp“chọncho”(positiveapproach)camkếttheodạng“chỉđượclàmnhữngđượcphéplàm”.

WTOsửdụngphươngphápchọnchokhixácđịnhphạmvicamkết,tứccácdịchvụđượcđưavàoBiểucamkếtdịchvụ.Theođó,bêncamkếtchỉcamkếtmởcửathịtrườngchocácdịchvụxuấthiệntrongBiểu.VớinhữngdịchvụkhôngxuấthiệntrongBiểu,bêncamkếtkhôngnghĩavụnàocả.TrongtrườnghợpcủaViệtNam,nhữngdịchvụnhưquảnbấtđộngsản,inấn,xuấtbảnv..vkhôngxuấthiệntrongBiểucamkếtdịchvụ. ĐiềuđócónghĩaViệtNamkhôngcamkếtgìchonhữngngànhnày,ngoạitrừnghĩavụápdụngcácquytắcchungcủaGATS.

Phươngphápchọn-bỏđượcsửdụngkhiđưaracamkếtđốivớicácdịchvụđượcđưavàoBiểu.Theođó,bêncamkếtsẽliệttoànbộcácbiệnpháphạnchếápdụngchodịchvụliênquan.Ngoàicácbiệnphápnày,sẽkhôngápdụngbấtkỳbiệnpháphạnchếnàokhác.Nguyêntắclànhư vậy nhưngmộtvàiThànhviênWTO,khiđivàotừngngànhcụthể,thỉnhthoảngvẫnápdụngphươngphápchọncho.vậy,haicụmtừ“khônghạnchế,ngoạitrừ”“chưacamkết,ngoạitrừ”(đượcgiảithíchdướiđây)thườngđượcđưathêmvàoBiểuđểkhẳngđịnhphươngpháptiếpcậntạimộtphươngthứccungcấpdịchvụnàođóchọnbỏhaychọn
cho.

4.  Cácphươngthứccungcấpdịch
vụ

GATSquyđịnh
4 phươngthứccungcấpdịchvụ, baogồm:1) cungcấpquabiêngiới;2)tiêudùngngoàilãnhthổ;3)hiệndiệnthươngmại;

4) hiệndiệnthểnhân.

Phươngthứccungcấpquabiêngiới(gọitắtlàPhươngthức1)phươngthứctheođódịchvụđượccungcấptừlãnhthổcủamộtThànhviênnàysanglãnhthổcủamộtThànhviênkhác,tứckhôngcósựdi chuyểncủangườicungcấpngườitiêuthụdịchvụsanglãnhthổcủanhau.
dụ, cácdịchvụtư vấnthểcungcấp theophươngthứcnày.

Phươngthứctiêudùngngoàilãnhthổ(gọitắtPhươngthức2)làphươngthứctheođóngườitiêudùngcủamộtThànhviêndichuyểnsanglãnhthổcủamộtThànhviênkhácđểtiêudùngdịchvụ.dụ,kháchdulịchnướcngoàisangViệtNam.

Phươngthứchiệndiệnthươngmại(gọitắtPhươngthức3)phươngthứctheođónhàcungcấpdịchvụcủamộtThànhviênthiếtlậpcáchìnhthứchiệndiệnnhưcôngty100%vốnnướcngoài,côngtyliêndoanh,chinhánhv.v…trênlãnhthổcủamộtThànhviênkhácđểcungcấpdịchvụ.dụ,ngânhàngHoaKthànhlậpchinhánhđểkinhdoanhtạiViệtNam.

Phươngthứchiệndiệnthểnhân(gọitắtPhươngthức4)làphươngthứctheođóthểnhâncungcấpdịchvụcủamộtThànhviêndichuyểnsanglãnhthổcủamộtThànhviênkhácđểcungcấpdịchvụ.dụ,cácnghệsnướcngoàisangViệtNambiểudiễnnghệthuật.

Camkếtđược đưarachotừngphươngthứctừ1 đến4 tronghaicộthạnchếvềtiếpcậnthịtrườnghạnchếvề
đối xửquốcgia.

5. Mức độcam kết

DocácđiềukiệnđượcsửdụngtrongBiểucamkếtcủamỗiThànhviênsẽtạoracáccamkếtcótínhràngbuộcpháplýnêncầnchínhxáctrongviệcthểhiệnhaykhôngcáchạnchếvềtiếpcậnthịtrườngvàvềđốixử
quốcgia.PhụthuộcvàomứcđộhạnchếmỗiThànhviênthểđưa
ra,thườngbốn
trườnghợpsau:

 Camkếttoànbộ

CácThànhviênkhôngđưarabấtcứhạnchếnàovềtiếpcậnthịtrườnghayđốixửquốcgiađốivớimộthoặcnhiềudịchvụhayđốivớimộthoặcnhiềuphươngthứccungcấpdịchvụ.Khiđó,cácThànhviênsẽthểhiệntrongBiểucamkếtcủamìnhcụmtừ“Khônghạnchế”vàocáccộtvàphươngthứccungcấpdịchvụthíchhợp.Tuyvậy,cáchạnchếđượcliệttrongphầncamkếtchungvẫn được ápdụng.

 Camkếtkèmtheonhữnghạnchế

CácThànhviênchấpnhậnmởcửathịtrườngchomộthoặcnhiềungànhdịchvụnhưngliệttạicáccộttươngứngcủaBiểucamkếtcácbiệnpháphạnchếápdụngchonhàcungcấpdịchvụnướcngoài.Khiđó,cácThànhviênsẽthểhiệntrongBiểucamkếtcủamìnhcáccụmtừnhư“Khônghạnchế,ngoạitrừ….”hoặc“Chưacamkết,ngoạitrừ….”.Xuấtpháttừnguyêntắcchọnbỏ,nếuchỉliệtbiệnphápkhôngkèmtheomộttronghaicụmtừtrênthìđươngnhiênhiểu“Khônghạnchế,ngoạitrừ
..”.

 Không camkết

CácThànhviênthểduytrìkhảnĕngđưaramọibiệnpháphạnchếtiếpcậnthịtrườngđốixử quốcgiađốivớimộthoặcnhiềuphươngthứccungcấpdịchvụcụthể.Khiđó,cácThànhviênsẽthểhiệntrongBiểucamkếtcụmtừ“Chưacamkết”.Trongtrườnghợpnày,cáccamkếtliệttrongphầncamkếtchungvẫnđược áp dụng.

 Không camkếtvìkhôngtínhkhảthikỹthuật

Trongmộtsốtrườnghợp,mộtphươngthứccungcấpdịchvụthể
khôngkhảthivềmặtkỹthuật.dụ,dịchvụxâynhàcungcấpquabiêngiới.Khiđó,cácThànhviênsẽthểhiệncụmtừ“Chưacamkết”nhưngghichú“dokhôngkhả thivề mặtkỹthuật”./.

 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

TÌNH TRẠNG HIỆU LỰC

VĂN BẢN GỐC

HỎI ĐÁP VĂN BẢN NÀY

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/1125/feed/ 0
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ https://docluat.vn/archive/1112/ https://docluat.vn/archive/1112/#respond Fri, 27 Sep 2024 09:10:45 +0000 https://docluat.vn/van-ban-phap-luat-ve-thuong-mai-quoc-te/
Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời – CPC

Central product classification (CPC)


Biểu cam kết WTO về dịch vụ


Giải thích biểu cam kết WTO


Công ước Vien 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ
 

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

VĂN BẢN LOẠI KHÁC
]]>
https://docluat.vn/archive/1112/feed/ 0
MỤC LỤC NĐ 69/2018/NĐ-CP CHI TIẾT LUẬT 05/2017/QH14 VỀ QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG https://docluat.vn/archive/1092/ https://docluat.vn/archive/1092/#respond Fri, 27 Sep 2024 09:08:26 +0000 https://docluat.vn/muc-luc-nd-69-2018-nd-cp-chi-tiet-luat-05-2017-qh14-ve-quan-ly-ngoai-thuong/
1 Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
2 Chương II. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
2.1 Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
2.2 Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
2.3 Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
2.4 Điều 6. Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
2.5 Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo Điều kiện
2.6 Điều 8. Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
2.7 Điều 9. Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
2.8 Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
2.9 Điều 11. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
3 Chương III. TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
4 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
4.1 Điều 12. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
4.2 Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
4.3 Điều 14. Điều Tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
4.4 Điều 15. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
4.5 Điều 16. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa
4.6 Điều 17. Tạm xuất, tái nhập
4.7 Điều 18. Kinh doanh chuyển khẩu
4.8 Điều 19. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
4.9 Điều 20. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
5 Mục 2. KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
5.1 Điều 21. Danh Mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có Điều kiện
5.2 Điều 22. Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có Điều kiện
5.3 Điều 23. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
5.4 Điều 24. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
5.5 Điều 25. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
5.6 Điều 26. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
5.7 Điều 27. Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
5.8 Điều 28. Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
5.9 Điều 29. Đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
5.10 Điều 30. Quản lý, sử dụng và hoàn trả số tiền ký quỹ của doanh nghiệp
5.11 Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
6 Mục 3. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP, TÁI XUẤT; TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
6.1 Điều 32. Bộ Công Thương
6.2 Điều 33. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
6.3 Điều 34. Tổng cục Hải quan
7 Chương IV. QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
7.1 Điều 35. Quy định chung về quá cảnh hàng hóa
7.2 Điều 36. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa
7.3 Điều 37. Thương nhân làm dịch vụ vận chuyển quá cảnh hàng hóa
8 Chương V. GIA CÔNG HÀNG HÓA CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
9 Mục 1. NHẬN GIA CÔNG HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
9.1 Điều 38. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
9.2 Điều 39. Hợp đồng gia công
9.3 Điều 40. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư
9.4 Điều 41. Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công
9.5 Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
9.6 Điều 43. Gia công chuyển tiếp
9.7 Điều 44. Thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công
9.8 Điều 45. Thủ tục hải quan
9.9 Điều 46. Các hình thức gia công khác, sửa chữa, tái chế máy móc, thiết bị
9.10 Điều 47. Gia công quân phục
10 Mục 2. ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI
10.1 Điều 48. Hợp đồng đặt gia công và thủ tục hải quan
10.2 Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
11 Chương VI. ĐẠI LÝ MUA, BÁN HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI
12 Mục 1. ĐẠI LÝ MUA, BÁN HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
12.1 Điều 50. Thương nhân làm đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
12.2 Điều 51. Nghĩa vụ thuế
12.3 Điều 52. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý
12.4 Điều 53. Trả lại hàng
13 Mục 2. THUÊ THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI LÀM ĐẠI LÝ BÁN HÀNG TẠI NƯỚC NGOÀI
13.1 Điều 54. Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài
13.2 Điều 55. Nghĩa vụ về thuế
13.3 Điều 56. Nhận lại hàng
14 Chương VII. CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG
15 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
15.1 Điều 57. Nguyên tắc phối hợp
15.2 Điều 58. Nội dung phối hợp
15.3 Điều 59. Cơ quan chủ trì
15.4 Điều 60. Cơ quan đầu mối
15.5 Điều 61. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
16 Mục 2. PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI KHỞI KIỆN
16.1 Điều 62. Tiếp nhận thông tin, tài liệu giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
16.2 Điều 63. Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
16.3 Điều 64. Trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tham vấn
16.4 Điều 65. Xử lý trường hợp biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết tại Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
16.5 Điều 66. Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành, áp dụng biện pháp trái cam kết quốc tế của Việt Nam dân đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
17 Mục 3. PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO CHÍNH PHỦ VIỆT NAM KHỞI KIỆN
17.1 Điều 67. Trách nhiệm đề xuất, tham gia giải quyết yêu cầu tham vấn
17.2 Điều 68. Xử lý trường hợp biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết tại Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
17.3 Điều 69. Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
18 Chương VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
18.1 Điều 70. Tổ chức thực hiện
18.2 Điều 71. Trách nhiệm của thương nhân hoạt động ngoại thương
18.3 Điều 72. Điều Khoản chuyển tiếp
18.4 Điều 73. Điều Khoản thi hành
19 PHỤ LỤC KÈM THEO
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/1092/feed/ 0
MỤC LỤC CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ https://docluat.vn/archive/972/ https://docluat.vn/archive/972/#respond Thu, 11 Jul 2024 07:35:38 +0000 https://docluat.vn/muc-luc-cong-uoc-vien-1980-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te/
1 Phần I. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
2 Chương I. PHẠM VI ÁP DỤNG (Điều 1 – 6)
3 Chương II. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG (Điều 7 – 13)
4 Phần II. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG (Điều 14 – 24)
5 Phần III. MUA BÁN HÀNG HOÁ
6 Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (Điều 25 – 29)
7 CHƯƠNG II. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN
7.1 Mục I: GIAO HÀNG VÀ CHUYỂN GIAO CHỨNG TỪ (Điều 31 – 34)
7.2 Mục II: TÍNH PHÙ HỢP CỦA HÀNG HOÁ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI THỨ BA (Điều 35 – 44)
7.3 Mục III: CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG (Điều 45 – 52)
8 Chương III. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA
8.1 MỤC I. THANH TOÁN TIỀN HÀNG (Điều 54 – 59)
8.2 MỤC II. NHẬN HÀNG
8.3 MỤC III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ PHÁP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG (Điều 61 – 65)
9 Chương IV. CHUYỂN RỦI RO (Điều 66 -70)
10 Chương V. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG CHO NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA
10.1 MỤC I. VI PHẠM TRƯỚC VÀ CÁC HỢP ĐỒNG GIAO HÀNG TỪNG PHẦN (Điều 71 – 73)
10.2 MỤC II. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI (Điều 74 – 77)
10.3 MỤC III. TIỀN LÃI
10.4 MỤC IV. MIỄN TRÁCH (Điều 79 – 80)
10.5 MỤC V. HẬU QUẢ CỦA VIỆC HUỶ HỢP ĐỒNG (Điều 81 – 84)
10.6 MỤC VI. BẢO QUẢN HÀNG HOÁ (Điều 85 – 88)
11 Phần IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG (Điều 89 – 100)
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

LIÊN QUAN

  • HỎI ĐÁP CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
  • MỤC LỤC CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/972/feed/ 0
MỤC LỤC LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 https://docluat.vn/archive/934/ https://docluat.vn/archive/934/#respond Thu, 11 Jul 2024 07:31:20 +0000 https://docluat.vn/muc-luc-luat-thuong-mai-2005/

1 Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
2 MỤC 1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

2.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
2.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
2.3 Điều 3. Giải thích từ ngữ
2.4 Điều 4. Áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan
2.5 Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
2.6 Điều 6. Thương nhân
2.7 Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
2.8 Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
2.9 Điều 9. Hiệp hội thương mại
3 MỤC 2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
3.1 Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
3.2 Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
3.3 Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
3.4 Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
3.5 Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
3.6 Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
4 MỤC 3. THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
4.1 Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
4.2 Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện
4.3 Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
4.4 Điều 19. Quyền của Chi nhánh
4.5 Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh
4.6 Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
4.7 Điều 22. Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
4.8 Điều 23. Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài
5 Chương II. MUA BÁN HÀNG HÓA
6 MỤC 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
6.1 Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
6.2 Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện
6.3 Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước
6.4 Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế
6.5 Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
6.6 Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
6.7 Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá
6.8 Điều 31. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
6.9 Điều 32. Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
6.10 Điều 33. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa
MỤC 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
7.1 Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
7.2 Điều 35. Địa điểm giao hàng
7.3 Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
7.4 Điều 37. Thời hạn giao hàng
7.5 Điều 38. Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
7.6 Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
7.7 Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
7.8 Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng
7.9 Điều 42. Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
7.10 Điều 43. Giao thừa hàng
7.11 Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
7.12 Điều 45. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
7.13 Điều 46. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá
7.14 Điều 47. Yêu cầu thông báo
7.15 Điều 48. Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
7.16 Điều 49. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá
7.17 Điều 50. Thanh toán
7.18 Điều 51. Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
7.19 Điều 52. Xác định giá
7.20 Điều 53. Xác định giá theo trọng lượng
7.21 Điều 54. Địa điểm thanh toán
7.22 Điều 55. Thời hạn thanh toán
7.23 Điều 56. Nhận hàng
7.24 Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
7.25 Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
7.26 Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
7.27 Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
7.28 Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
7.29 Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
MỤC 3. MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
8.1 Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
8.2 Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
8.3 Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn
8.4 Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn
8.5 Điều 67. Sở giao dịch hàng hoá
8.6 Điều 68. Hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
8.7 Điều 69. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá
8.8 Điều 70. Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
8.9 Điều 71. Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa
8.10 Điều 72. Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp
8.11 Điều 73. Quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
Chương III. CUNG ỨNG DỊCH VỤ
10 MỤC 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
10.1 Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ
10.2 Điều 75. Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân
10.3 Điều 76. Dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện
10.4 Điều 77. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ
11 MỤC 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
11.1 Điều 78. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
11.2 Điều 79. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc
11.3 Điều 80. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất
11.4 Điều 81. Hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ
11.5 Điều 82. Thời hạn hoàn thành dịch vụ
11.6 Điều 83. Yêu cầu của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ
11.7 Điều 84. Tiếp tục cung ứng dịch vụ sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
11.8 Điều 85. Nghĩa vụ của khách hàng
11.9 Điều 86. Giá dịch vụ
11.10 Điều 87. Thời hạn thanh toán
12 Chương IV. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
13 MỤC 1. KHUYẾN MẠI
13.1 Điều 88. Khuyến mại
13.2 Điều 89. Kinh doanh dịch vụ khuyến mại
13.3 Điều 90. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
13.4 Điều 91. Quyền khuyến mại của thương nhân
13.5 Điều 92. Các hình thức khuyến mại
13.6 Điều 93. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
13.7 Điều 94. Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá khuyến mại
13.8 Điều 95. Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại
13.9 Điều 96. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại
13.10 Điều 97. Thông tin phải thông báo công khai
13.11 Điều 98. Cách thức thông báo
13.12 Điều 99. Bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại
13.13 Điều 100. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
13.14 Điều 101. Đăng ký hoạt động khuyến mại, thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
13.15 Điều 102. Quảng cáo thương mại
13.16 Điều 103. Quyền quảng cáo thương mại
13.17 Điều 104. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
13.18 Điều 105. Sản phẩm quảng cáo thương mại
13.19 Điều 106. Phương tiện quảng cáo thương mại
13.20 Điều 107. Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại
13.21 Điều 108. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại
13.22 Điều 109. Các quảng cáo thương mại bị cấm
13.23 Điều 110. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
13.24 Điều 111. Quyền của bên thuê quảng cáo thương mại
13.25 Điều 112. Nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại
13.26 Điều 113. Quyền của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
13.27 Điều 114. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
13.28 Điều 115. Người phát hành quảng cáo thương mại
13.29 Điều 116. Nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo thương mại
14 MỤC 3. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
14.1 Điều 117. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.2 Điều 118. Quyền trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.3 Điều 119. Kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.4 Điều 120. Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.5 Điều 121. Điều kiện đối với hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu
14.6 Điều 122. Điều kiện đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu
14.7 Điều 123. Các trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.8 Điều 124. Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.9 Điều 125. Quyền của bên thuê dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.10 Điều 126. Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.11 Điều 127. Quyền của bên cung ứng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
14.12 Điều 128. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
15 MỤC 4. HỘI TRỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
15.1 Điều 129. Hội chợ, triển lãm thương mại
15.2 Điều 130. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
15.3 Điều 131. Quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
15.4 Điều 132. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
15.5 Điều 133. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
15.6 Điều 134. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
15.7 Điều 135. Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
15.8 Điều 136. Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
15.9 Điều 137. Bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
15.10 Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
15.11 Điều 139. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
15.12 Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
16 Chương V. CÁC HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
17 MỤC 1. ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN
17.1 Điều 141. Đại diện cho thương nhân
17.2 Điều 142. Hợp đồng đại diện cho thương nhân
17.3 Điều 143. Phạm vi đại diện
17.4 Điều 144. Thời hạn đại diện cho thương nhân
17.5 Điều 145. Nghĩa vụ của bên đại diện
17.6 Điều 146. Nghĩa vụ của bên giao đại diện
17.7 Điều 147. Quyền hưởng thù lao đại diện
17.8 Điều 148. Thanh toán chi phí phát sinh
17.9 Điều 149. Quyền cầm giữ
18 MỤC 2. MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
18.1 Điều 150. Môi giới thương mại
18.2 Điều 151. Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại
18.3 Điều 152. Nghĩa vụ của bên được môi giới
18.4 Điều 153. Quyền hưởng thù lao môi giới
19 Điều 154. Thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới
20 MỤC 3. ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA
20.1 Điều 155. Uỷ thác mua bán hàng hóa
20.2 Điều 156. Bên nhận uỷ thác
20.3 Điều 157. Bên uỷ thác
20.4 Điều 158. Hàng hoá uỷ thác
20.5 Điều 159. Hợp đồng uỷ thác
20.6 Điều 160. Uỷ thác lại cho bên thứ ba
20.7 Điều 161. Nhận uỷ thác của nhiều bên
20.8 Điều 162. Quyền của bên uỷ thác
20.9 Điều 163. Nghĩa vụ của bên uỷ thác
20.10 Điều 164. Quyền của bên nhận uỷ thác
20.11 Điều 165. Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác
21 MỤC 4. ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
21.1 Điều 166. Đại lý thương mại
21.2 Điều 167. Bên giao đại lý, bên đại lý
21.3 Điều 168. Hợp đồng đại lý
21.4 Điều 169. Các hình thức đại lý
21.5 Điều 170. Quyền sở hữu trong đại lý thương mại
21.6 Điều 171. Thù lao đại lý
21.7 Điều 172. Quyền của bên giao đại lý
21.8 Điều 173. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
21.9 Điều 174. Quyền của bên đại lý
21.10 Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý
21.11 Điều 176. Thanh toán trong đại lý
21.12 Điều 177. Thời hạn đại lý

Chương VI. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỤ THỂ KHÁC

22 MỤC 1. GIA CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI
22.1 Điều 178. Gia công trong thương mại
22.2 Điều 179. Hợp đồng gia công
22.3 Điều 180. Hàng hóa gia công
22.4 Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
22.5 Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
22.6 Điều 183. Thù lao gia công
22.7 Điều 184. Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài
23 MỤC 2. ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA
23.1 Điều 185. Đấu giá hàng hoá
23.2 Điều 186. Người tổ chức đấu giá, người bán hàng
23.3 Điều 187. Người tham gia đấu giá, người điều hành đấu giá
23.4 Điều 188. Nguyên tắc đấu giá
23.5 Điều 189. Quyền của người tổ chức đấu giá
23.6 Điều 190. Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá
23.7 Điều 191. Quyền của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá
23.8 Điều 192. Nghĩa vụ của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá
23.9 Điều 193. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
23.10 Điều 194. Xác định giá khởi điểm
23.11 Điều 195. Thông báo cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp
23.12 Điều 196. Thời hạn thông báo và niêm yết đấu giá hàng hoá
23.13 Điều 197. Nội dung thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa
23.14 Điều 198. Những người không được tham gia đấu giá
23.15 Điều 199. Đăng ký tham gia đấu giá
23.16 Điều 200. Trưng bày hàng hoá đấu giá
23.17 Điều 201. Tiến hành cuộc đấu giá
23.18 Điều 202. Đấu giá không thành
23.19 Điều 203. Văn bản bán đấu giá hàng hoá
23.20 Điều 204. Rút lại giá đã trả
23.21 Điều 205. Từ chối mua
23.22 Điều 206. Đăng ký quyền sở hữu
23.23 Điều 207. Thời điểm thanh toán tiền mua hàng hoá
23.24 Điều 208. Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hoá
23.25 Điều 209. Thời hạn giao hàng hoá bán đấu giá
23.26 Điều 210. Địa điểm giao hàng hoá bán đấu giá
23.27 Điều 211. Thù lao dịch vụ đấu giá hàng hoá
23.28 Điều 212. Chi phí liên quan đến đấu giá hàng hoá
23.29 Điều 213. Trách nhiệm đối với hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết
24 MỤC 3. ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
24.1 Điều 214. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
24.2 Điều 215. Hình thức đấu thầu
24.3 Điều 216. Phương thức đấu thầu
24.4 Điều 217. Sơ tuyển các bên dự thầu
24.5 Điều 218. Hồ sơ mời thầu
24.6 Điều 219. Thông báo mời thầu
24.7 Điều 220. Chỉ dẫn cho bên dự thầu
24.8 Điều 221. Quản lý hồ sơ dự thầu
24.9 Điều 222. Bảo đảm dự thầu
24.10 Điều 223. Bảo mật thông tin đấu thầu
24.11 Điều 224. Mở thầu
24.12 Điều 225. Xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu
24.13 Điều 226. Biên bản mở thầu
24.14 Điều 227. Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu
24.15 Điều 228. Sửa đổi hồ sơ dự thầu
24.16 Điều 229. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu
24.17 Điều 230. Thông báo kết quả đấu thầu và ký kết hợp đồng
24.18 Điều 231. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
24.19 Điều 232. Đấu thầu lại
25 MỤC 4. DỊCH VỤ LOGISTICS
25.1 Điều 233. Dịch vụ logistics
25.2 Điều 234. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
25.3 Điều 235. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
25.4 Điều 236. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
25.5 Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
25.6 Điều 238. Giới hạn trách nhiệm
25.7 Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
25.8 Điều 240. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá
26 MỤC 5. QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ DỊCH VỤ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
26.1 Điều 241. Quá cảnh hàng hóa
26.2 Điều 242. Quyền quá cảnh hàng hóa
26.3 Điều 243. Tuyến đường quá cảnh
26.4 Điều 244. Quá cảnh bằng đường hàng không
26.5 Điều 245. Giám sát hàng hóa quá cảnh
26.6 Điều 246. Thời gian quá cảnh
26.7 Điều 247. Hàng hoá quá cảnh tiêu thụ tại Việt Nam
26.8 Điều 248. Những hành vi bị cấm trong quá cảnh
26.9 Điều 249. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
26.10 Điều 250. Điều kiện kinh doanh dịch vụ quá cảnh
26.11 Điều 251. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
26.12 Điều 252. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh
26.13 Điều 253. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh
27 MỤC 6. DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH
27.1 Điều 254. Dịch vụ giám định
27.2 Điều 255. Nội dung giám định
27.3 Điều 256. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
27.4 Điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
27.5 Điều 258. Phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
27.6 Điều 259. Tiêu chuẩn giám định viên
27.7 Điều 260. Chứng thư giám định
27.8 Điều 261. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
27.9 Điều 262. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng
27.10 Điều 263. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
27.11 Điều 264. Quyền của khách hàng
27.12 Điều 265. Nghĩa vụ của khách hàng
27.13 Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
27.14 Điều 267. Uỷ quyền giám định
27.15 Điều 268. Giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
28 MỤC 7. CHO THUÊ HÀNG HÓA
28.1 Điều 269. Cho thuê hàng hoá
28.2 Điều 270. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
28.3 Điều 271. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
28.4 Điều 272. Sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu của hàng hóa cho thuê
28.5 Điều 273. Trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn thuê
28.6 Điều 274. Chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê
28.7 Điều 275. Hàng hoá cho thuê không phù hợp với hợp đồng
28.8 Điều 276. Từ chối nhận hàng
28.9 Điều 277. Khắc phục, thay thế hàng hoá cho thuê không phù hợp với hợp đồng
28.10 Điều 278. Chấp nhận hàng hoá cho thuê
28.11 Điều 279. Rút lại chấp nhận
28.12 Điều 280. Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê
28.13 Điều 281. Cho thuê lại
28.14 Điều 282. Lợi ích phát sinh trong thời hạn thuê
28.15 Điều 283. Thay đổi quyền sở hữu trong thời hạn thuê
29 MỤC 8. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
29.1 Điều 284. Nhượng quyền thương mại
29.2 Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
29.3 Điều 286. Quyền của thương nhân nhượng quyền
29.4 Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
29.5 Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền
29.6 Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
29.7 Điều 290. Nhượng quyền lại cho bên thứ ba
29.8 Điều 291. Đăng ký nhượng quyền thương mại
30 Chương VII. CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI
31 MỤC 1. CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI
31.1 Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
31.2 Điều 293. Áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản
31.3 Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
31.4 Điều 295. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
31.5 Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
31.6 Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
31.7 Điều 298. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
31.8 Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
31.9 Điều 300. Phạt vi phạm
31.10 Điều 301. Mức phạt vi phạm
31.11 Điều 302. Bồi thường thiệt hại
31.12 Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
31.13 Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
31.14 Điều 305. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
31.15 Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
31.16 Điều 307. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
31.17 Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
31.18 Điều 309. Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng
31.19 Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
31.20 Điều 311. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
31.21 Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng
31.22 Điều 313. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
31.23 Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
31.24 Điều 315. Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng
31.25 Điều 316. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác
32 MỤC 2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI
32.1 Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
32.2 Điều 318. Thời hạn khiếu nại
32.3 Điều 319. Thời hiệu khởi kiện
33 Chương VIII. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI
33.1 Điều 320. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
33.2 Điều 321. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
33.3 Điều 322. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
34 Chương IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
34.1 Điều 323. Hiệu lực thi hành
34.2 Điều 324. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

 

LIÊN QUAN

  • HỎI ĐÁP LUẬT 36/2005/QH11 VỀ THƯƠNG MẠI
  • LUẬT THƯƠNG MẠI 2005: NÊN SỬA ĐỔI HAY KHAI TỬ?
  • MỤC LỤC LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
  • NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI LÀ GÌ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN
]]>
https://docluat.vn/archive/934/feed/ 0
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI https://docluat.vn/archive/925/ https://docluat.vn/archive/925/#respond Thu, 11 Jul 2024 07:30:43 +0000 https://docluat.vn/van-ban-phap-luat-ve-thuong-mai/
Luật 36/2005/QH11 về Thương mại

NĐ 07/2016/NĐ-CP chi tiết Luật 36/2005/QH11 về thương mại


NĐ 94/2017/NĐ-CP về độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại


NĐ 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa


NĐ 158/2006/NĐ-CP về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa


NĐ 51/2018/NĐ-CP sửa đổi NĐ 158/2006/NĐ-CP về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch


NĐ 81/2018/NĐ-CP về Xúc tiến thương mại

 
 TƯ VẤN & DỊCH VỤ

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

VĂN BẢN LOẠI KHÁC
]]>
https://docluat.vn/archive/925/feed/ 0