PHỤ
LỤC I.
YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
(Kèm theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10
năm 2017 của Chính phủ)
I. YÊU CẦU CHUNG VỀ NHÀ XƯỞNG
1. Nhà
xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Nhà
xưởng phải có đủ diện tích để bố trí các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, kiểm tra
phù hợp quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô theo Dự án đầu tư.
3. Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn hoặc có biện pháp khác nhằm chống trơn trượt
và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và khu vực lắp đặt, bố trí các dây
chuyền sản xuất.
4. Các
sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố
trí ở nơi thuận tiện thực hiện, theo dõi và kiểm soát quy trình.
5. Nhà
xưởng phải được trang bị các hệ thống, trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ sản
xuất, lắp ráp như: Hệ thống điện công nghiệp – điện sinh hoạt; hệ thống cấp nước
công nghiệp – sinh hoạt; hệ thống thông gió; hệ thống cung cấp và phân phối khí
nén; máy phát điện dự phòng, bãi đậu xe, khu vực thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
II. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ LẮP RÁP
1. Doanh
nghiệp phải trang bị và lắp đặt dây chuyền công nghệ lắp ráp bao gồm: Lắp ráp
khung, thân xe, lắp ráp tổng thành và lắp ráp ô tô theo đúng quy trình công nghệ
đã nêu trong Dự án đầu tư.
2. Dây
chuyền lắp ráp khung, thân xe phải được trang bị tối thiểu các thiết bị chính
sau:
a) Hệ
thống nâng hạ, xe vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền, hệ thống ray dẫn
hướng dùng cho xe gá đẩy;
b) Các
đồ gá hàn lắp cho sườn trái, sườn phải, mui xe, sàn xe, đuôi xe và cho lắp các
cụm khung, vỏ đối với ô tô con; các đồ gá cho hàn lắp các dầm ngang dọc của
khung đối với ô tô khách;
c) Các
đồ gá chuyên dụng cho ghép mảng, cụm vỏ ô tô vào khung;
d) Đồ
gá lắp thùng chở hàng vào thân đối với ô tô tải;
đ) Các
trang thiết bị phụ, sửa chữa đi kèm.
3. Dây
chuyền lắp ráp tổng thành vàlắp
rápô tô
bao gồm: Lắp ráp cáccụm tổng
thành, hệ thống gầm, cầu sau, cầu trước
và động cơ vào khung, các cụm điều khiển chính, trang thiết bị
nội thất bên trong
và hệ thống cửa lên xuống, cửa cạnh vào thân ô tô,
4. Số
lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, đồ gá
cho dây chuyền lắp ráp phải phù hợp với chủng loại sản phẩm và quy mô sản lượng
trong Dự án đầu tư.
III. DÂY CHUYỀN HÀN
Doanh
nghiệp phải trang bị dây chuyền hàn phù hợp với từng chủng loại ô tô, nhưng tối
thiểu phải trang bị các thiết bị chính sau đây:
1. Máy
hàn, thiết bị hàn và đồ gá chuyên dùng.
2. Hệ
thống nâng, hạ, vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền.
3. Đồ
gá hàn các mảng thân ô tô.
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/qd-879-2015-qd-tct-quy-trinh-quan-ky-ke-khai-nop-thue-va-ke-toan-thue/
2. https://docluat.vn/nd-19-2015-nd-cp-chi-tiet-luat-55-2014-qh13-ve-bao-ve-moi-truong/
3. https://docluat.vn/tt-83-2014-tt-btc-huong-dan-thue-gtgt-theo-danh-muc-hang-hoa-nhap-khau-viet-nam/
IV. DÂY CHUYỀN SƠN
1. Doanh
nghiệp phải có dây chuyền sơn tự động
hoặc bán tự động phù hợp, gồm các công đoạn chính sau đây:
a) Làm
sạch và xử lý bề mặt;
b) Rửa,
loại bỏ khoáng chất và điều hòa thể
tích;
c) Sơn
nhúng điện ly, sơn phun, sơn áp lực, sấy;
d) Chống
thấm nước;
đ) Sơn
trang trí, sơn bóng lớp ngoài cùng và phủ sáp để bảo vệ nước sơn.
2. Yêu
cầu kỹ thuật về công nghệ sơn:
a) Đối
với ô tô con: Thân vỏ ô tô phải được sơn nhúng điện ly lớp bên trong; lớp ngoài
thân vỏ ô tô được sơn phun;
b) Đối
với ô tô khách: Thân vỏ ô tô phải được sơn nhúng điện ly toàn bộ hoặc từng phần
trước khi được sơn màu;
c) Đối
với ô tô tải: Cabin ô tô được sơn nhúng điện ly lớp bên trong và sơn phun lớp
bên ngoài; khung ô tô được sơn phun.
3. Doanh
nghiệp phải trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng lớp
sơn như: Độ dày, độ bóng, độ bám dính bề mặt.
V. DÂY CHUYỀN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được
trang bị các thiết bị kiểm tra chuyên dùng theo từng công đoạn lắp ráp và thiết
bị kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng theo quy định hiện hành bao gồm cả chỉ tiêu
an toàn và nồng độ khí thải.
2. Các
thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô
phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường.
3. Doanh
nghiệp phải trang bị hệ thống máy tính để lưu trữ các kết quả kiểm tra chỉ tiêu
ô tô lắp ráp xuất xưởng.
VI. ĐƯỜNG THỬ Ô TÔ
1. Yêu
cầu chung
Tất cả
ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải được chạy thử trên đường thử ô tô
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tối thiểu quy định tại Nghị định này. Kết quả chạy thử
phải được lưu trữ trên hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Đường
thử xe có chiều dài tối thiểu 800 m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được
chất lượng của xe sản xuất, lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại đường:
Đường bằng phẳng (là loại đường có mặt đường vuông góc với mặt phẳng trung tuyến
của xe và thẳng hướng theo hướng di chuyển của xe), đường sỏi đá (là loại đường
có mặt đường được phủ sỏi đá), đường gồ ghề (là loại đường có nhiều chỗ nhô lên không đồng đều
trên bề mặt), đường gợn sóng (là loại đường có nhiều chỗ nhô lên không đồng đều
trên bề mặt), đường dốc lên xuống (là loại đường có độ dốc tối thiểu 20% theo cả
hai chiều dốc lên và dốc xuống), đường trơn ướt (là loại đường được thiết kế với
hệ số ma sát nhỏ hơn so với hệ số ma sát đường bằng phẳng), đường cua (là loại đường có hình dạng một phần của cung
tròn).
2. Quy định chi tiết các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối
với đường thử ô tô
a) Đường
bằng phẳng:
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/nd-108-2018-nd-cp-sua-bo-sung-nd-78-2015-nd-cp-ve-dang-ky-doanh-nghiep/
3. https://docluat.vn/nd-163-2006-nd-cp-ve-giao-dich-bao-dam/
5. https://docluat.vn/nd-134-2016-nd-cp-huong-dan-luat-107-2016-qh13-ve-thue-xuat-nhap-khau/
– Chiều
dài tối thiểu là 400 m và là loại đường thẳng;
– Chiều
rộng tối thiểu là 3,75 m;
– Mặt
đường có hệ số bám thấp là 0,6.
b) Đường
sỏi đá:
– Chiều
dài tối thiểu là 40 m;
– Chiều
rộng tối thiểu là 3,5 m;
c) Đường
gồ ghề:
– Chiều
dài tối thiểu là 25 m;
– Chiều
rộng tối thiểu là 3,5 m;
d) Đường
gợn sóng:
– Chiều
dài tối thiểu là 25 m;
– Chiều
rộng tối thiểu là 3,5 m;
đ) Đường
dốc lên xuống:
– Chiều
dài tối thiểu là 30 m;
– Chiều
rộng tối thiểu là 3,5 m;
– Độ dốc
tối thiểu là 20%;
e) Đường trơn ướt (áp dụng đối với ô tô chở người dưới
9 chỗ ngồi);
– Chiều
dài tối thiểu là 25 m;
– Chiều
rộng tối thiểu là 3,5 m;
g) Đường
cua:
– Chiều
dài theo từng kiểu loại xe bố trí phù hợp;
– Chiều
rộng theo từng kiểu loại xe bố trí phù hợp;
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |