Mục 1. TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Điều 22. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
1. Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để xác định giá trị doanh nghiệp, đảm bảo mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa phải được áp dụng tối thiểu 02 phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khác nhau trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Toc
2. Giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản quy định tại Mục 2 Chương này.
Điều 23. Công bố giá trị doanh nghiệp
1. Căn cứ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp do tổ chức tư vấn định giá xây dựng, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thẩm tra về trình tự, thủ tục, tuân thủ các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
Thời gian thực hiện xử lý tài chính và tổ chức tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp (từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp) phải đảm bảo không quá 12 tháng; đối với các doanh nghiệp phải thực hiện Kiểm toán nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này thời gian không quá 15 tháng.
Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tổ chức xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định; đồng thời tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và bồi thường vật chất các chi phí phát sinh do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kéo dài thời gian công bố giá trị doanh nghiệp.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm xem xét, quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ (bao gồm cả Kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này).
3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bảo quản và bàn giao các khoản nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam; đối với các tài sản khác, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện theo dõi, quản lý, hạch toán theo giá trị sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Điều 24. Sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp
Kết quả công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu là một căn cứ quan trọng để xác định giá khởi điểm thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Điều 25. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp đã công bố trong trường hợp sau đây:
a) Có những nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch họa, chính sách Nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác) làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản của doanh nghiệp.
b) Phát hiện những sai lệch trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Việc điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp đã công bố quy định tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa chưa thực hiện bán đấu giá công khai ra công chúng (IPO).
3. Sau 09 tháng kể từ thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán đấu giá công khai ra công chúng (IPO) thì phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp, ngoại trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 26. Kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện kiểm toán:
Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được cơ quan tư vấn xác định và ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá đối với các doanh nghiệp sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế và Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
b) Các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) có vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.
c) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này (doanh nghiệp cấp II) có vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.
d) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi danh sách thông báo thời gian (lộ trình) thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan Kiểm toán nhà nước để cơ quan Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thực hiện kiểm toán của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông báo thời gian (lộ trình) thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan Kiểm toán nhà nước để cơ quan Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
3. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước và các cơ quan liên quan:
a) Sau khi có kết quả tư vấn định giá, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
b) Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý tài chính doanh nghiệp cổ phần hóa. Thời gian hoàn thành, công bố kết quả kiểm toán không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm toán. Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.
c) Doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn định giá có trách nhiệm giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi định giá theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
4. Xử lý kết quả kiểm toán:
Căn cứ kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và triển khai các bước tiếp theo của quá trình cổ phần hóa theo quy định.
Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu không thống nhất với kết quả Kiểm toán nhà nước công bố thì tổ chức trao đổi lại đế thống nhất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi công bố giá trị doanh nghiệp theo thẩm quyền.
Mục 2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN
Điều 27. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản
1. Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp sau khi đánh giá lại có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) và không bao gồm số dư khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.
2. Khi cổ phần hóa công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con thì giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị thực tế vốn nhà nước tại Công ty mẹ.
3. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ và các loại tài sản khác nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định.
4. Đối với tài sản vô hình (trừ giá trị quyền sử dụng đất) doanh nghiệp cổ phần hóa có nhu cầu tiếp tục sử dụng phải xác định lại giá trị tài sản vô hình để tính vào giá trị doanh nghiệp. Việc xác định lại giá trị tài sản vô hình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thẩm định giá đo tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định.
1. https://docluat.vn/archive/1479/
2. https://docluat.vn/archive/2527/
3. https://docluat.vn/archive/1271/
5. Đối với cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần hóa đã được nhận mà không phải trả tiền tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì căn cứ số lượng cổ phiếu nhận được để ghi tăng vốn nhà nước theo giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 32 Nghị định này, đồng thời ghi tăng giá trị khoản đầu tư tài chính.
6. Đối với tài sản hình thành theo hợp đồng BOT xác định theo giá trị sổ sách, đồng thời thực hiện công bố công khai cho các nhà đầu tư biết sau khi kết thúc hợp đồng các tài sản này sẽ bàn giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Đối với tài sản là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (không bao gồm quyền sử dụng đất thuê) mà doanh nghiệp đã đầu tư và đã ký hợp đồng cho thuê lại, đã xác định đơn giá thuê trong hợp đồng và thu tiền ngay một lần cho toàn bộ thời gian của dự án, khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, doanh nghiệp không phải đánh giá lại giá trị tài sản này. Công ty cổ phần thực hiện trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai. Đối với tài sản là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp còn lại chưa cho thuê phải tiến hành đánh giá lại theo quy định.
8. Đối với các tài sản doanh nghiệp đã thực hiện thanh lý, nhượng bán từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm tổ chức tư vấn tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (không còn hiện vật tại thời điểm tổ chức tư vấn thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp), doanh nghiệp hạch toán theo đúng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản thu chi khi thanh lý, nhượng bán, khi tổ chức tư vấn định giá để xác định giá trị doanh nghiệp sẽ căn cứ theo giá trị thực tế thu hồi tài sản khi thanh lý, nhượng bán nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách kế toán.
Điều 28. Các khoản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
1. Giá trị những tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 14 Nghị định này.
2. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
3. Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Các tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu khi thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con (ngoại trừ các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh); tài sản hoạt động sự nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa và được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chuyển giao cho các cơ quan liên quan để thực hiện xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
5. Người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét quyết định việc không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đối với các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 29. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
1. Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Giá thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
4. Giá trị quyền sử dụng đất được giao, tiền thuê đất xác định lại và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 30. Giá trị quyền sử dụng đất
1. Đối với những diện tích đất được giao để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê theo phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp theo quy định sau:
a) Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đất cụ thể tại vị trí doanh nghiệp có diện tích đất được giao do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quyết định theo quy định tại khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 114 của Luật đất đai.
b) Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại quy định tại điểm a khoản này với giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán (nếu có) được hạch toán phải nộp ngân sách nhà nước.
Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất xác định lại theo giá đất quy định tại điểm a khoản này thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán thì giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo giá trị doanh nghiệp đang hạch toán trên sổ sách kế toán.
c) Trường hợp diện tích đất doanh nghiệp được giao bao gồm cả diện tích đất sử dụng cho các hoạt động sản xuất cung ứng các dịch vụ, sản phẩm công ích, phúc lợi công cộng (như công viên cây xanh, môi trường đô thị, bến bãi xe khách, đất làm công trình thủy lợi …) không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được loại trừ những diện tích này khi xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với diện tích đất sử dụng cho các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật về đất đai cũng được xem xét, loại trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý, sử dụng diện tích đất này theo đúng mục đích sử dụng đất đã được xác định và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với điện tích đất còn lại (sau khi loại trừ diện tích đất quy định tại khoản 1 Điều này) theo phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai và trả tiền thuê đất hàng năm theo giá đất cụ thể tại vị trí doanh nghiệp có diện tích đất được thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được thuê) quyết định theo quy định tại khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 114 của Luật đất đai.
Đối với diện tích đất đã được Nhà nước cho doanh nghiệp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và diện tích đất do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất thuê đã trả tiền thuê một lần cho Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần được tiếp tục thuê đất trong thời hạn thuê đất còn lại. Số tiền doanh nghiệp đã nộp hoặc đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xác định là khoản đã trả trước và được trừ vào tiền thuê đất mà công ty cổ phần phải trả hàng năm theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Đối với diện tích đất đã được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất và diện tích đất do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà nay thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì phải chuyển sang thuê đất. Số tiền doanh nghiệp đã nộp khi Nhà nước giao đất hoặc đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xác định là khoản đã trả trước và được trừ vào tiền thuê đất mà công ty cổ phần phải trả hàng năm theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
3. Đối với những diện tích đất mà doanh nghiệp an ninh, quốc phòng thực hiện cổ phần hóa đang sử dụng nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang sử dụng) xem xét, quyết định cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật đất đai năm 2013.
4. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai.
5. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện quản lý và sử dụng đất của doanh nghiệp theo đúng mục đích, đúng phương án sử dụng của toàn bộ diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai;
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ý kiến chính thức đối với toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa và giá đất cụ thể quy định tại Điều này theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Trường hợp đề xuất sử dụng đất của doanh nghiệp chưa phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và không đúng mục đích sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thì doanh nghiệp phải trả lại cho nhà nước để sử dụng vào mục đích khác, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý theo quy định.
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
Điều 31. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
1. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.
2. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như sau:
a) Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 05 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp.
Đối với một số doanh nghiệp đặc thù, cơ quan tư vấn xác định để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có).
b) Giá trị tiềm năng phát triển được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:
Giá trị tiềm năng phát triển
|
= |
Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
x |
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 1 nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
– |
Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
Trong đó:
– Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) và không bao gồm số dư khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.
– Vốn nhà nước được xác định bao gồm số dư: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu – tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển – tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – tài khoản 441 theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán doanh nghiệp. Việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
= |
Lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
X |
100% |
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 05 năm được xác định bằng tổng số vốn nhà nước bình quân hàng năm chia (:) cho 05. Số vốn nhà nước bình quân hàng năm được xác định trên cơ sở số vốn nhà nước đầu năm cộng với số vốn nhà nước cuối năm chia (:) cho 02.
Điều 32. Xác định giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác
1. Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cổ phần hóa góp 100% vốn được xác định như sau:
a) Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp cấp II phải tiến hành xác định lại giá trị theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
b) Trường hợp doanh nghiệp cấp II có vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp III) thì việc xác định giá trị phần vốn góp của doanh nghiệp cấp II tại các doanh nghiệp cấp III thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp doanh nghiệp cấp II được thành lập và hoạt động tại nước ngoài, việc xác định phần vốn góp tại các doanh nghiệp này thực hiện như đối với khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh, nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
Việc chuyển đổi giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp cấp II và doanh nghiệp cấp III đang hoạt động tại nước ngoài được thực hiện theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cổ phần hóa thường xuyên có giao dịch tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được xác định theo giá tham chiếu của cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoántại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không có giao dịch thì xác định theo giá tham chiếu phiên giao dịch trước liền kề gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không có giao dịch thì xác định theo giá giao dịch bình quân trên hệ thống của ngày trước liền kề gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
Trường hợp giá trên thị trường chứng khoán hoặc giá trên thị trường UPCOM thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng) nhưng công ty cổ phần có vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động kinh doanh có lãi thì giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần này được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.
3. Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác (ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này) được xác định trên cơ sở tỷ lệ vốn thực góp nhân (x) với giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác:
a) Tỷ lệ vốn thực góp của doanh nghiệp cổ phần hóa là tỷ lệ % của vốn thực tế đã góp của doanh nghiệp cổ phần hóa so với tổng số vốn thực góp (vốn góp của các chủ sở hữu) của doanh nghiệp khác;
b) Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán cùng với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Trường hợp chưa kiểm toán thì căn cứ vào giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính chưa được kiểm toán cùng thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Trường hợp đơn vị có vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì căn cứ theo báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tính toán;
c) Trường hợp giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác khi đánh giá, xác định lại có giá trị thực tế thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp cổ phần hóa thì được xác định theo giá trị thực tế xác định lại nhưng không thấp hơn không (0) đồng;
d) Việc chuyển đổi giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên đang hoạt động tại nước ngoài được thực hiện theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cổ phần hóa thường xuyên có giao dịch tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |