1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1.2 Điều 2. Giải thích từ ngữ1.3 Điều 3. Nguyên tắc chung quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3 Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
3.1 Điều 4. Hàng hóa cấm xuất khẩu3.2 Điều 5. Hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép
4.1 Điều 6. Hàng hóa cấm nhập khẩu4.2 Điều 7. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh4.3 Điều 8. Tác phẩm điện ảnh, sản phẩm nghe nhìn4.4 Điều 9. Đồ chơi trẻ em4.5 Điều 10. Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng dành cho người nước ngoài và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc
5.1 Điều 11. Mua, bán, phân phối hàng hóa
6.1 Điều 12. Điều khoản thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ28/2014/TT-BVHTTDL
ngày 31 tháng 12 năm 2014
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11ngày
14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29
tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số
31/2009/QH12 ngày
18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06
tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh
doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05
tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi
hình ca múa nhạc, sân khấu;
Căn cứ Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29
tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành
cho người nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về
hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công
và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16
tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài
chính;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện
quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật
quản lý chuyên ngành văn hóa.
2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam, các tổ chức,
cá nhân khác (sau đây gọi là Thương nhân) có liên quan đến hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế theo quy định tại Luật Thương mại thuộc diện quản lý chuyên
ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại vũ khí thể thao trong việc
tập luyện và thi đấu thể thao được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và Bộ Công an quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong
tập luyện và thi đấu thể thao.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác
a) Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện
bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc
của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm:
– Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu,
phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;
– Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện
ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu
phim;
– Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video,
được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua
thiết bị video;
– Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật
số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng,
băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ
thuật số;
– Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên
sóng truyền hình;
– Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số
hoặc được in sang từ phim nhựa.
b) Sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong
băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ
cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác.
2. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
a) Tác phẩm tạo
hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như:
Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương
tự, tồn tại dưới dạng độc bản.
b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường
nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một
đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng;
hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
3. Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và
thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc (casino) là hàng hóa, máy, trang
thiết bị có nội dung, hình ảnh hoặc cài đặt sẵn nội dung trò chơi điện tử, vui
chơi giải trí khác mà người tham gia có thể trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện
vật.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Sở Văn hóa, Thể thao.
Điều 3. Nguyên tắc chung quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch khi xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các quy định
về thẩm định, phê duyệt nội dung và đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
chuyên ngành theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mã số HS của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện
quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Mã số HS không quy định về nội dung
hay quyền sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Việc xác định hàng hóa là hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu,
cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu phải căn cứ trên cơ sở sau đây:
a) Có kết quả thẩm định, phê duyệt nội dung của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật;
b) Quyền sở hữu hoặc chiếm hữu, sử dụng hợp pháp đối với hàng hóa
nhập khẩu, xuất khẩu.
4. Thương nhân có trách nhiệm khai báo đầy đủ
các nội dung văn hoá, vui chơi giải trí chứa trong máy móc, thiết bị hoặc sản phẩm nghe
nhìn khác ghi trên mọi chất liệu xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không khai báo nếu bị phát hiện sẽ bị xử
phạt theo quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ của Thương nhân gửi các cơ quan có
thẩm quyền nếu có văn
bản, tài liệu, nội dung sản phẩm ghi bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch
ra tiếng Việt trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thương nhân tự chịu trách nhiệm với nội
dung bản dịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
6. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả:
a) Thương nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí
thẩm định nội dung sản phẩm văn hóa theo quy định của pháp luật hiện hành, nộp
trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, chuyển khoản hoặc gửi qua đường bưu
điện;
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực
tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của Thương
nhân.
Chương II. QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. QUY
ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
Điều 4. Hàng hóa cấm xuất khẩu
1. Hàng hoá có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến
tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư
tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và
hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Có nội dung không phù hợp với giá trị đạo
đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc;
d) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật
quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác
do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng;
xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
2. Các sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm hoặc
đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại
Việt Nam.
3. Di vật, cổ vật:
a) Cá thể hoặc bộ phận hóa thạch người, động
vật, thực vật thuộc thời kỳ Tiền sử Việt Nam;
b) Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu
biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc thời kỳ Tiền sử và Sơ sử Việt Nam;
c) Tài liệu bằng các chất liệu có giá trị đối
với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam và anh hùng
dân tộc, danh nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia Việt
Nam;
d) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá
trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt
Nam trước tháng 9 năm 1945;
đ) Bản thảo tác phẩm văn học, bản gốc tác
phẩm tạo hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc), tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị cao
về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng và ảnh hưởng lớn
trong xã hội được sáng tác từ tháng 9 năm 1945 đến nay;
e) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc di tích lịch sử – văn hóa và danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê;
g) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá
trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của các dân tộc thiểu số trên phạm
vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sản xuất, sáng tạo
trước năm 1975;
h) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá
trị tiêu biểu liên quan đến các sự kiện quan trọng và sự nghiệp của các Nhà
hoạt động cách mạng tiêu biểu, Nhà hoạt động chính trị, quân sự xuất sắc trong
thời kỳ thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong các
cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước từ tháng 9 năm 1945
đến nay;
i) Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu
biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có xuất xứ từ nước ngoài (trừ trường hợp tạm
nhập khẩu – tái xuất khẩu);
k) Đồ cổ trên 100 tuổi.
Danh mục cụ thể loại di vật, cổ vật cấm xuất
khẩu được quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra
nước ngoài và các văn bản hướng dẫn liên quan.
1. https://docluat.vn/archive/2833/
2. https://docluat.vn/archive/3077/
3. https://docluat.vn/archive/3317/
4. Bảo vật quốc gia.
Điều 5. Hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép
1. Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà
nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội: Khi xuất khẩu
phải có giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cấp theo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều
21 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Di sản văn hóa.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ
tục cấp phép: Cục Di sản Văn hóa.
3. Thủ tục xin cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước
ngoài:
Thương nhân đề nghị cấp giấy phép đưa di vật,
cổ vật ra nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục
Di sản văn hóa. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị gửi Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch (Mẫu 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của
chủ sở hữu cũ;
c) Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có
văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể
từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp
giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép đưa
di vật, cổ vật ra nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
Giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài do
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp là căn cứ để Thương nhân làm thủ
tục xuất khẩu tại hải quan.
Mục 2. QUY
ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Điều 6. Hàng hóa cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến
tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư
tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và
hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật
quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác
do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng;
xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa
và truyền thống của dân tộc.
2. Các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình
chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc vi phạm các quy
định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
Điều 7. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng,
tác phẩm nhiếp ảnh
1. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác
phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu vào Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
nội dung.
2. Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác
phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu:
a) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tiếp
nhận hồ sơ và phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh do các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương nhập
khẩu;
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận
hồ sơ và phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh do các đối tượng còn lại thuộc địa phương
nhập khẩu.
3. Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác
phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu:
Thương nhân đề nghị phê duyệt nội dung tác
phẩm nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (Mẫu
02 tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Thông tư này);
b) Hình ảnh tác phẩm nhập khẩu, nêu rõ chất
liệu, kích thước, nguồn gốc của tác phẩm;
c) Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hoặc
tài liệu chứng minh tác phẩm được chủ sở hữu hoặc người sở hữu quyền cho phép
nhập khẩu.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có
văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê
duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác
phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm là cơ sở
để Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.
Điều 8. Tác phẩm điện ảnh, sản phẩm nghe nhìn
1. Tác phẩm điện ảnh:
a) Tác phẩm điện ảnh nhập khẩu vào Việt Nam
phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung.
b) Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu:
– Cục Điện ảnh tiếp nhận hồ sơ và xem
xét cấp Giấy phép phổ biến phim đối với:
+ Phim truyện do cơ sở điện ảnh trong cả nước
nhập khẩu, trừ trường hợp phim truyện của các cơ sở điện ảnh thuộc địa
phương đáp ứng được các điều kiện về sản xuất và nhập khẩu phim
theo quy định.
+ Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt
hình do cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp
Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do
cơ sở điện ảnh thuộc địa phương nhập khẩu.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ cấp và xem xét
cấp Giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh
thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được
phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được
phép phổ biến.
Nếu trong năm, địa phương không đáp ứng được
hai điều kiện quy định tại khoản này thì năm kế tiếp Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch không còn thẩm quyền cấp Giấy phép phổ biến phim truyện.
– Hàng năm, từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 12,
căn cứ vào số lượng phim truyện nhựa sản xuất và nhập khẩu được phép phổ biến
của các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương trong năm đó, Cục Điện ảnh có trách
nhiệm thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách các Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đủ điều kiện cấp Giấy phép phổ biến phim truyện trong năm tiếp theo.
– Đối với tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
để phát sóng trên truyền hình:
Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám
đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh được quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm quyết định việc phát sóng trên đài truyền hình của mình tác phẩm điện
ảnh do mình nhập khẩu.
c) Đối tượng được phép nhập khẩu:
Thương nhân có chức năng kinh doanh nhập khẩu
phim, chiếu phim, phân phối phim; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh –
truyền hình cấp tỉnh, thành phố.
d) Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu:
Thương nhân đề nghị phê duyệt nội dung tác
phẩm điện ảnh nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến
Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm
(Mẫu 03 tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư này);
– Văn bản chứng minh nguồn gốc hợp pháp của
tác phẩm hoặc sản phẩm;
– Tác phẩm đề nghị xét duyệt nội dung để nhập
khẩu;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu
tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có
văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản
trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm,
cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấp phép phổ biến phim hoặc văn bản phê
duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp là căn
cứ để Thương nhân làm thủ tục thông quan tại hải quan.
2. Bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung
các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thời trang, người đẹp, thể thao:
a) Bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phê duyệt nội
dung.
b) Thẩm quyền cấp giấy phép phê duyệt nội
dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu nhập khẩu:
– Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp nhận hồ sơ và
cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu do
các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương nhập khẩu.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận
hồ sơ và cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân
khấu do các đối tượng còn lại thuộc địa phương nhập khẩu.
c) Thủ tục cấp giấy phép phê duyệt nội dung
bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu:
Thương nhân đề nghị cấp giấy phép phê duyệt
nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội
dung (Mẫu 04 tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư này);
1. https://docluat.vn/archive/3823/
2. https://docluat.vn/archive/1928/
3. https://docluat.vn/archive/1522/
– Danh mục tác giả, tác phẩm, người biểu
diễn;
– Bản nhạc và lời hoặc kịch bản văn học (đối
với tác phẩm nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt do đơn vị dịch thuật có tư
cách pháp nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch);
– Bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa
nhạc, sân khấu;
– Mẫu vỏ bản ghi âm, ghi hình (nếu có);
– Bản sao chứng thực Quyết định thành lập
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Thương nhân có chức năng hoạt động nhập khẩu bản
ghi âm, ghi hình.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có
văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch có trách nhiệm cấp giấy phép phê duyệt nội dung. Trường hợp không
cấp giấy phép phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Sản phẩm nhập khẩu là bản ghi âm, ghi hình
có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách không chứa nội dung nghệ thuật
biểu diễn, thời trang, người đẹp, thể thao và vui chơi giải trí thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.Đối với các sản phẩm nghe nhìn được
chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất
liệu cónội dung vui
chơi giải trí, trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trực tuyến và trò chơi
điện tử quy định tại Điều 10) và nội dung văn hóa khác không phải là sản phẩm
quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét,
giải quyết trên cơ sở hồ sơ đề nghị nhập khẩu của Thương nhân.
a) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
– Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của Thương nhân
có đăng ký hoạt động đầu tư hoặc trụ sở chính và chi nhánh tại địa bàn 02 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận
và giải quyết hồ sơ nhập khẩu của các đối tượng còn lại thuộc địa phương nhập
khẩu.
b) Thủ tục đề nghị nhập khẩu hàng hóa:
Thương nhân đề nghị nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ
trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này);
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu
tư hoặc Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá
trị tương đương khác và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (nếu có);
– Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp
pháp của sản phẩm hàng hóa đề nghị nhập khẩu (kèm theo văn bản dịch ra tiếng
Việt);
– Bản mô tả nội dung, hình ảnh, cách thức vận
hành/sử dụng, chủng loại, số lượng, tính năng của từng loại hàng hóa và các
thông tin liên quan khác đến sản phẩm nhập khẩu (nếu có);
– Mẫu sản phẩm đề nghị nhập khẩu.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có
văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời kết
quả chấp thuận hoặc từ chối đề nghị nhập khẩu của Thương nhân và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là căn cứ để Thương nhân làm
thủ tục nhập khẩu tại hải quan. Cơ quan hải quan làm thủ tục xác nhận thông
quan cho hàng hóa sau khi có văn bản thẩm định, phê duyệt nội dung của cơ quan
chuyên ngành văn hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
c) Đối với những sản phẩm nghe nhìn thuộc
loại mới mà cơ quan có thẩm quyền địa phương không xác định được thể loại, loại
hình hàng hóa và hình thức quản lý nhập khẩu của hàng hóa đó, cơ quan có thẩm
quyền ở địa phương có văn bản thông báo yêu cầu thương nhân gửi hồ sơ nhập khẩu
đến Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, giải
quyết thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Đồ chơi trẻ em
1. Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng.
2. Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số
18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em – QCVN 3:2009/BKHCN.
3. Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính
năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy
hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại
Điều 6 của Thông tư này.
Đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện nêu trên
được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan hải
quan.
Điều 10. Máy trò chơi điện tử có cài đặt
chương trình trả thưởng dành cho người nước ngoài và thiết bị chuyên dùng cho
trò chơi ở sòng bạc
1. Việc nhập khẩu máy trò chơi điện tử có cài
đặt chương trình trả thưởng dành cho người nước ngoài và thiết bị chuyên dùng
cho trò chơi ở sòng bạc phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận đủ
điều kiện nhập khẩu và danh mục hàng hóa nhập khẩu.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ: Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Đối tượng được phép nhập khẩu: Thương nhân
đã được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá
trị tương đương khác và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện
tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh sòng bạc.
4. Điều kiện nhập khẩu:
– Máy, thiết bị nhập khẩu mới 100%, có nội
dung, hình ảnh, âm thanh, hình thức bảo đảm chất lượng, phù hợp với thẩm mỹ của
người Việt Nam và không vi phạm các điều kiện quy định về nội dung cấm phổ
biến, lưu hành tại Việt Nam;
– Có địa điểm lắp đặt, kinh doanh máy, thiết
bị nhập khẩu đúng với nội dung đăng ký kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền
cấp;
– Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du
lịch còn hiệu lực theo quy định của pháp luật tại thời điểm nhập khẩu;
– Tuân thủ các điều kiện khác theo quy định
tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh
doanh sòng bạc.
5. Thủ tục đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập
khẩu và danh mục hàng hóa nhập khẩu:
Thương nhân đề nghị xác nhận đủ điều kiện
nhập khẩu hàng hóa và danh mục hàng hóa nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và
danh mục hàng hóa nhập khẩu của Thương nhân (Mẫu 06 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong đó nêu rõ tên, chủng loại, hãng, nhà
sản xuất của máy, thiết bị, linh kiện nhập khẩu và loại hình trò chơi điện tử
có thưởng; số lượng, trị giá của từng mặt hàng; thời hạn và tổng số máy được
phép kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
của doanh nghiệp; địa điểm lắp đặt máy, thiết bị nhập khẩu; địa chỉ kinh doanh
của doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến số lượng và chủng loại
máy (nếu có);
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu
tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá trị
tương đương khác và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có
thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh sòng bạc;
– Hồ sơ (catalogue) ghi rõ các tính năng,
kiểu dáng, nội dung, chương trình cài đặt, mô tả cách thức chơi, chủng loại,
hãng, nhà sản xuất, cung cấp và các tài liệu chứng minh về hãng, nhà sản xuất,
cung cấp và tổ chức kiểm định độc lập hoặc cung cấp dịch vụ kiểm định máy,
thiết bị xin nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có
văn bản thông báo cho doanh nghiệp đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều
này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu
và danh mục hàng hóa nhập khẩu của Thương nhân. Trường hợp Thương nhân không
thuộc đối tượng được phép nhập khẩu hoặc chưa đủ điều kiện nhập khẩu, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chấp thuận cho Thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và danh mục hàng hóa được nhập khẩu là căn cứ để cơ quan hải quan cho phép thương
nhân được đưa hàng về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho của doanh nghiệp
bảo quản để chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành của cơ quan văn hóa. Cơ quan hải
quan làm thủ tục xác nhận thông quan cho số hàng hóa mang về bảo quản này sau
khi có văn bản thẩm định, phê duyệt nội dung của cơ quan chuyên ngành văn hóa
theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật trong việc vận chuyển, bảo quản đối với hàng hóa nhập khẩu được phép mang
về bảo quản cho đến khi hàng hóa được thông quan.
6. Đối với những Thương nhân nhập khẩu bổ
sung hoặc thay thế số máy, thiết bị đang kinh doanh, ngoài những nội dung hồ sơ
kê khai tại khoản 5 Điều này, đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và
danh mục hàng hóa nhập khẩu của Thương nhân cần ghi rõ tổng số máy doanh nghiệp được phép kinh doanh
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; bản kê chi tiết số máy, thiết bị,
chủng loại hiện có đang kinh doanh; số máy, thiết bị dự phòng hiện có, đã tiêu
hủy, hoặc xin phép tiêu hủy; ngày nhập khẩu những máy, thiết bị đã nhập khẩu
này và các thông tin khác có liên quan đến số lượng và chủng loại máy (nếu có).
Thủ tục đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và
danh mục hàng hóa nhập khẩu bổ sung hoặc thay thế số máy, thiết bị trò chơi điện tử thực hiện như quy
định tại khoản 5 Điều này.
Mục 3. QUY
ĐỊNH VỀ MUA, BÁN, PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
Điều 11. Mua, bán, phân phối hàng hóa
1. Chỉ những hàng hóa đáp ứng đủ điều kiện
nhập khẩu và đã được nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này mới được phép
mua, bán, phân phối tại Việt Nam.
Thương nhân nhập khẩu chỉ được phép kinh
doanh phân phối sản phẩm nghe nhìn tại thị trường Việt Nam nếu có chức năng
kinh doanh dịch vụ phân phối sản phẩm nghe nhìn này tại Việt Nam.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 8 do
Thương nhân thuộc địa phương nhập khẩu và hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 8
và Điều 10 Thông tư này chỉ được phép thông quan và đưa vào kinh doanh, sử
dụng, phân phối sau khi đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương kiểm tra hoặc thẩm định, phê duyệt nội dung và dán
tem, nhãn kiểm soát, lưu hành đối với hàng hóa đủ điều kiện phổ biến, lưu hành
theo quy định của pháp luật.
Đối với hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện
phổ biến, lưu hành theo quy định của pháp luật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có văn bản yêu cầu Thương nhân phải tái xuất hoặc tiêu hủy và báo cáo kết quả
thẩm định này cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền cấp trên, đồng
thời gửi cho cơ quan hải quan để phối hợp thực hiện hoàn tất thủ tục hải quan
theo quy định của pháp luật.
3. Trừ trường hợp có quy định cụ thể tại các
văn bản pháp luật chuyên ngành khác, trên cơ sở đề nghị của thương nhân và văn
bản phê duyệt nội dung, xác nhận danh mục hoặc xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu
hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền và các hồ sơ tài liệu liên quan khác theo
quy định của pháp luật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc kiểm tra
hoặc thẩm định, phê duyệt nội dung và dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành cho
hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều này. Tem, nhãn phải đảm bảo có tối
thiểu các thông tin sau:
– Tên cơ quan kiểm tra, thẩm định, phê duyệt
nội dung hàng hóa nhập khẩu;
– Tên hàng hóa và các thông tin cơ bản liên
quan đến hàng hóa;
– Ngày kiểm tra, thẩm định, phê duyệt nội
dung và ngày dán tem, nhãn;
– Tem, nhãn phải có chữ ký của người có thẩm
quyền, có đóng dấu của cơ quan dán tem;
– Các ký, mã hiệu riêng trên tem, nhãn (nếu
cần thiết).
Chương III. ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 3 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế:
a) Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 05/05/2006 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và
các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
b) Thông tư số 95/2006/TT-BVHTT ngày 06/12/2006 bổ sung Thông tư
số 48/2006/TT-BVHTT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Văn hoá – Thông tin hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc
tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước
ngoài.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Vụ Kế hoạch, Tài chính) để kịp thời giải quyết./.
BIỂU MẪU KÈM THEO
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |