2 Điều 2. Nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục
3 Điều 3. Tích hợp chương trình giáo dục mầm non
4 Điều 4. Tích hợp chương trình giáo dục phổ thông
5 Điều 5. Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp
6 Điều 6. Nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
7 Điều 7. Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá nội dung giáo dục bắt buộc tại cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
8 Điều 8. Môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài
9 Điều 9. Quyền của người học là công dân Việt Nam học tập trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
10 Điều 10. Điều khoản thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG
TƯ 04/2020/TT-BGDĐT
ngày
18 tháng 3 năm 2020
Quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm
2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục
Căn cứ Nghị định số
69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ
Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về
hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Hợp tác quốc tế;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu
tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Thông
tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06
tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong
lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi là Nghị định số 86/2018/NĐ-CP), bao gồm: việc
tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước
ngoài; nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt
Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở
giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thông
tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục của Việt Nam, cơ sở giáo dục của nước
ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hợp tác, đầu tư của nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc tích hợp
chương trình giáo dục
Việc tích hợp chương trình
giáo dục phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị
định số 86/2018/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Bảo
đảm tính khoa học, hợp lý, khả thi và phù hợp điều kiện thực hiện tại Việt Nam.
2. Nội
dung, thời lượng chương trình giáo dục tích hợp phải phù hợp tâm sinh lý lứa
tuổi học sinh, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam; không có định
kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.
3. Chương
trình giáo dục tích hợp phải có định hướng về phương pháp, hình thức giáo dục
và đánh giá kết quả giáo dục, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục của
nhà trường.
4. Chương
trình giáo dục tích hợp phải có quy định điều kiện thực hiện, bao gồm: tổ chức
và quản lý thực hiện chương trình; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân
viên; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Điều 3. Tích hợp chương trình
giáo dục mầm non
1. Chương
trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non
của Việt Nam, bổ sung các mặt phát triển hoặc lĩnh vực phát triển (sau đây gọi
chung là lĩnh vực phát triển), nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình
giáo dục mầm non của nước ngoài mà chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam
không có; tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo
đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và chương trình giáo dục
của nước ngoài.
2. Việc
tích hợp chương trình được thực hiện theo lĩnh vực phát triển hoặc nhóm lĩnh
vực phát triển của trẻ em trên cơ sở lấy nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh
vực phát triển của một trong hai chương trình, bổ sung nội dung, hoạt động giáo
dục của lĩnh vực phát triển của chương trình còn lại mà chương trình kia không
có để bảo đảm mục tiêu của lĩnh vực phát triển của cả hai chương trình.
3. Văn
bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục mầm non gồm:
a) Kế
hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các lĩnh vực phát triển, hoạt động giáo
dục; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;
b) Bản
so sánh các lĩnh vực phát triển, nội dung và các hoạt động giáo dục của hai chương
trình giáo dục được dùng để tích hợp.
Điều 4. Tích hợp chương trình
giáo dục phổ thông
1. Chương
trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ
thông của Việt Nam, bổ sung các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung
là môn học) của chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài mà chương trình
giáo dục phổ thông của Việt Nam không có; tích hợp các môn học có trong cả hai
chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của Việt
Nam và chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài.
2. Việc
tích hợp chương trình được thực hiện theo môn học hoặc nhóm môn học trên cơ sở
lấy chương trình môn học hoặc nhóm môn học của một trong hai chương trình, bổ
sung những nội dung của môn học hoặc nhóm môn học của chương trình còn lại mà
chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của môn học hoặc nhóm môn học của
cả hai chương trình.
3. Văn
bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục phổ thông gồm:
a) Kế
hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các môn học, nhóm môn học; thời lượng, ngôn
ngữ giảng dạy;
b) Bản
so sánh chương trình môn học hoặc nhóm môn học của hai chương trình giáo dục
được dùng để tích hợp.
Điều 5. Thẩm định, phê duyệt
chương trình giáo dục tích hợp
1. Hội
đồng thẩm định:
a) Hội
đồng thẩm định chương trình giáo dục tích hợp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung, chất
lượng thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương
trình giáo dục tích hợp;
1. https://docluat.vn/archive/2011/
2. https://docluat.vn/archive/3058/
3. https://docluat.vn/archive/1640/
b) Hội
đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là cán bộ
nghiên cứu, chuyên gia giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông, giáo viên của
các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào
tạo giáo viên, đại diện các tổ chức có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng
thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;
c) Hội
đồng thẩm định được thành lập trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục
tích hợp. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Tiêu
chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định:
a) Có
phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm
định chương trình;
b) Có
trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương
trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng; có trình độ ngoại ngữ
đảm bảo hiểu chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng
của nước ngoài;
c) Người
tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt
thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.
3. Nhiệm
vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:
Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên
tắc làm việc của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10
của Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa
chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia
thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
4. Quy
trình thẩm định:
a) Chậm
nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng thẩm định, dự
thảo chương trình giáo dục tích hợp (sau đây gọi là dự thảo) được gửi cho các
thành viên Hội đồng thẩm định; thành viên Hội đồng thẩm định đọc, nghiên cứu dự
thảo và ghi nhận xét về nội dung dự thảo theo các yêu cầu quy định tại Điều 2,
Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;
b) Họp
Hội đồng thẩm định để tiến hành thảo luận chung về dự thảo theo quy định tại
Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;
c) Thành
viên Hội đồng thẩm định đánh giá và xếp loại dự thảo vào một trong ba loại:
“Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Chưa đạt”;
– Dự thảo được xếp loại
“Đạt” nếu kết quả đánh giá theo các nội dung quy định tương ứng tại
Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này đều thuộc loại “Đạt”;
– Dự
thảo được xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa” nếu kết quả đánh giá theo
các nội dung quy định tương ứng tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này
đều thuộc loại “Đạt” và “Đạt nhưng cần sửa chữa”;
– Dự
thảo được xếp loại “Chưa đạt” đối với các trường hợp còn lại;
d) Hội
đồng thẩm định đánh giá dự thảo chương trình:
– Trường
hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia
biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại “Đạt” thì dự thảo được gửi cho
cơ quan tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết
định phê duyệt;
– Trường
hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia
biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại “Đạt” và “Đạt nhưng cần sửa
chữa” thì dự thảo sẽ được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội
đồng thẩm định. Dự thảo với những nội dung đã sửa hoặc bảo lưu, kèm theo ý kiến
giải trình đối với nội dung bảo lưu, được chuyển đến Hội đồng thẩm định để thẩm
định lại. Quy trình thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm
b và điểm c của khoản này;
– Đối
với các trường hợp còn lại, dự thảo xếp loại “Chưa đạt”;
đ) Trong quá trình thẩm định,
Hội đồng thẩm định có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến
chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết;
e) Trong
thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Hội
đồng thẩm định có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả
thẩm định.
5. Tổ
chức thực hiện thẩm định:
Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo
dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm
định và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đề
xuất danh sách các thành viên của Hội đồng thẩm định;
b) Hướng
dẫn Hội đồng thẩm định thực hiện mục đích và yêu cầu của việc thẩm định;
c) Tiếp
nhận và chuyển dự thảo chương trình đến từng thành viên của Hội đồng thẩm định;
tiếp nhận hồ sơ và các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng thẩm định để trình Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;
d) Trình
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc phê duyệt chương
trình giáo dục tích hợp;
đ) Lưu trữ dự thảo, biên bản
các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các tài liệu liên quan trong quá trình
tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
sau khi Hội đồng thẩm định hoàn thành nhiệm vụ để lưu trữ theo quy định.
1. https://docluat.vn/archive/1766/
2. https://docluat.vn/archive/3219/
3. https://docluat.vn/archive/2778/
Điều 6. Nội dung giáo dục bắt
buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục
mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
Người học là công dân Việt Nam
học tập chương trình giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở
giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung giáo dục phát
triển ngôn ngữ tiếng Việt, chương trình Tiếng Việt, chương trình Việt Nam học,
cụ thể như sau:
1. Đối
với trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non: Học tập nội dung giáo dục phát triển
ngôn ngữ tiếng Việt.
a) Mục
tiêu: Giúp trẻ hình thành vốn từ vựng và có khả năng sử dụng tiếng Việt phù hợp
với lứa tuổi; có khả năng lắng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp
hàng ngày và làm quen với việc đọc và viết bằng tiếng Việt;
b) Thời
lượng: Không ít hơn 2 lần/tuần, mỗi lần từ 25-35 phút.
2. Đối
với học sinh tiểu học: Học tập nội dung chương trình Tiếng Việt và chương trình
Việt Nam học.
a) Nội
dung chương trình Tiếng Việt:
– Mục
tiêu: Giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi;
cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con
người Việt Nam;
– Thời
lượng: Không ít hơn 140 phút/tuần, học ở tất cả các khối lớp tiểu học;
b) Nội
dung chương trình Việt Nam học:
– Mục
tiêu: Giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu
và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người
Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo,
khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình
thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc;
– Thời
lượng: Không ít hơn 70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
3. Đối
với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông: Học tập nội dung chương
trình Việt Nam học.
a) Mục
tiêu: Cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch
sử, địa lí, văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Bồi dưỡng
cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng
đối với các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng
nước, giữ nước của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của
người công dân: thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng
đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật,
có ý thức tự cường dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước;
b) Thời
lượng: Không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học
phổ thông.
4. Khuyến
khích các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước
ngoài giảng dạy chương trình Tiếng Việt và chương trình Việt Nam học bằng tiếng
Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước ngoài đang theo học tại
trường.
Điều 7. Tổ chức dạy học, kiểm
tra, đánh giá nội dung giáo dục bắt buộc tại cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở
giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
1. Cơ
sở giáo dục biên soạn tài liệu dạy học nội dung giáo dục bắt buộc theo quy định
tại Điều 6 của Thông tư này và báo cáo sở giáo dục và đào tạo trước khi thực
hiện.
2. Việc
tổ chức dạy học chương trình giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân
Việt Nam phải bảo đảm:
a) Giáo
viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Ngôn
ngữ dạy học là tiếng Việt.
3. Việc
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các nội dung giáo dục bắt buộc đối với người
học là công dân Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 8. Môn học bắt buộc đối
với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục đại học có vốn
đầu tư nước ngoài
1. Công
dân Việt Nam học chương trình đào tạo cấp bằng của cơ sở giáo dục đại học có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải học các môn học bắt buộc theo quy định
chung đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
2. Cơ
sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài xem xét công nhận kết quả học tập
cho sinh viên đã học các môn học bắt buộc ở cùng trình độ tại cơ sở giáo dục
đại học khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Việc
tổ chức dạy, học các môn bắt buộc tại cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước
ngoài thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 9. Quyền của người học là
công dân Việt Nam học tập trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ
thông có vốn đầu tư nước ngoài
Người học là công dân Việt Nam
học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư
nước ngoài giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có
thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục
của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông
tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của người học căn cứ kết quả đánh
giá trực tiếp năng lực của người học.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các Sở
giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại
học và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này./.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |