Ngày
15/01/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật Thương mại và Luật quản lý Ngoại thương về hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư
nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị
định có hiệu lực áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu
tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy,
so với Nghị định 23/2007/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng của Nghị định
09/2018/NĐ-CP rộng hơn, bao gồm cả chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài.
Tại
quy định mới đã liệt kê cụ thể các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động
liên quan trực tiếp, bao gồm 10 hoạt động (Khoản 1 Điều 3 Nghị định
09/2018/NĐ-CP)
1.
Thực hiện quyền xuất khẩu;
2.
Thực hiện quyền nhập khẩu;
3.
Thực hiện quyền phân phối;
4.
Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
5.
Cung cấp dịch vụ logistics;
Related articles 01:
1. https://docluat.vn/archive/1230/
2. https://docluat.vn/archive/1248/
3. https://docluat.vn/archive/1382/
6.
Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
7.
Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quản cáo;
8.
Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
9.
Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
10.
Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Trong
khi quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP không liệt kê cụ thể các hoạt động và
chỉ đề cập một cách chung chung về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và
các hoạt động khác.
Nghị
định còn quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục để nhà đầu tư được cấp Giấy
phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Đối
với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tơ có giá trị pháp lý
tương đương, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ để thực hiện hoạt
động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
trước ngày 15/01/2018 thì tiếp tục thực hiện các hoạt động theo hiệu lực của
các giấy tờ đã được cấp mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh
doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Những
điểm mới của Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
So
với nghị định nghị định 23/2007/NĐ-CP thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP có
nhiều điểm mới tiến bộ hơn và cũng đã giải thích rõ ràng hơn về hoạt động
mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của
nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó nhiều điềm mới theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động kinh
doanh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan
trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Related articles 02:
1. https://docluat.vn/archive/2153/
2. https://docluat.vn/archive/3070/
3. https://docluat.vn/archive/1411/
1.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn thì không phải làm
giấy phép kinh doanh trừ trường hợp sản phẩm là dầu mỡ bôi trơn theo
quy định tại điểm b khoản 4 điều 9;
2.
Đối với hoạt động bán lẻ phải xin giấy phép kinh doanh Sở Công thương
cấp và chỉ xin ý kiến Bộ Công thương đối với sản phẩm gạo;
đường; vật phẩm đã ghi hình, sách báo và tạp chí, xem xét cấp phép thực hiện
quyền phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện
lợi;
3.
Thẩm quyền cấp giấy phép thuộc Sở Công thương;
4.
Các lĩnh vực liên quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa khác đều phải có giấy
phép kinh doanh và phải hỏi ý kiến Bộ Công thương;
5.
Chỉ trường hợp bán lẻ liên quan đến dầu mỡ bôi trơn theo điểm c khoản 1
điều 5 thì mới hỏi ý kiến bộ chuyên ngành;
6.
Thời gian tiến hành rút ngắn còn 10 ngày đối với trường hợp không phải hỏi ý
kiến bộ công thương và bộ chuyên nghành, trong trường hợp hỏi ý kiến thời
gian giải quyết là 28 ngày, theo nghị định 23/2007/NĐ-CP tổng
thời gian 45 ngày như vậy đã giảm được 17 ngày;
Nghị
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2018 và thay thế Nghị định số
23/2007/NĐ-CP.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |