Toc
- 1. Chương I. QUY
ĐỊNH CHUNG
- 1.1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- 1.2. Điều 2. Đối tượng áp dụng
- 1.3. Điều 3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- 1.4. Điều 4. Xác định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
- 1.5. Điều 5. Mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác
- 1.6. Điều 6. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra
- 1.7. Điều 7. Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- 2. Chương II. HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
- 3. Mục 1: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
- 3.1. Điều 8. Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
- 3.2. Điều 9. Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- 3.3. Điều 10. Hành vi thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ
- 3.4. Điều 11. Hành vi thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
- 3.5. Điều 12. Hành vi thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
- 3.6. Điều 13. Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
- 3.7. Điều 14. Hành vi thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận
- 3.8. Điều 15. Hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- 4. Mục 2: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG
LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
- 4.1. Điều 16. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
- 4.2. Điều 17. Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
- 4.3. Điều 18. Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng
- 5. Related articles 01:
- 5.1. Điều 19. Hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
- 5.2. Điều 20. Hành vi áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
- 5.3. Điều 21. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
- 5.4. Điều 22. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
- 6. Mục 3: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
- 7. Mục 4: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH
- 7.1. Điều 28. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp
- 7.2. Điều 29. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
- 7.3. Điều 30. Hành vi ép buộc trong kinh doanh
- 7.4. Điều 31. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác
- 7.5. Điều 32. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
- 7.6. Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- 7.7. Điều 34. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- 7.8. Điều 35. Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội
- 7.9. Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về bán hàng đa cấp
- 8. Related articles 02:
- 9. Mục 5: HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
- 9.1. Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
- 9.2. Điều 38. Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh
- 9.3. Điều 39. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
- 10. Chương III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
- 11. Mục 1: THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
- 12. Mục 2: THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
- 12.1. Điều 42. Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- 12.2. Điều 43. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh
- 12.3. Điều 44. Lập biên bản về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
- 12.4. Điều 45. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
- 12.5. Điều 46. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
- 13. Mục 3: THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH
TRANH, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
- 13.1. Điều 47. Chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
- 13.2. Điều 48. Nơi nộp tiền phạt
- 13.3. Điều 49. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- 13.4. Điều 50. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
- 14. Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng1.3 Điều 3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh1.4 Điều 4. Xác định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh1.5 Điều 5. Mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác1.6 Điều 6. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra1.7 Điều 7. Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh
3 Mục 1: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
3.1 Điều 8. Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp3.2 Điều 9. Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ3.3 Điều 10. Hành vi thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ3.4 Điều 11. Hành vi thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư3.5 Điều 12. Hành vi thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng3.6 Điều 13. Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh3.7 Điều 14. Hành vi thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận3.8 Điều 15. Hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
4.1 Điều 16. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh4.2 Điều 17. Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng4.3 Điều 18. Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng4.4 Điều 19. Hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh4.5 Điều 20. Hành vi áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng4.6 Điều 21. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới4.7 Điều 22. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
5.1 Điều 23. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm5.2 Điều 24. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm5.3 Điều 25. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm5.4 Điều 26. Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm5.5 Điều 27. Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế
6.1 Điều 28. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp6.2 Điều 29. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh6.3 Điều 30. Hành vi ép buộc trong kinh doanh6.4 Điều 31. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác6.5 Điều 32. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác6.6 Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh6.7 Điều 34. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh6.8 Điều 35. Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội6.9 Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về bán hàng đa cấp
7.1 Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu7.2 Điều 38. Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh7.3 Điều 39. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
9 Mục 1: THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
9.1 Điều 40. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh9.2 Điều 41. Thẩm quyền của Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
10.1 Điều 42. Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh10.2 Điều 43. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh10.3 Điều 44. Lập biên bản về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác10.4 Điều 45. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác10.5 Điều 46. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
11.1 Điều 47. Chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác11.2 Điều 48. Nơi nộp tiền phạt11.3 Điều 49. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh11.4 Điều 50. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
12.1 Điều 51. Hiệu lực thi hành12.2 Điều 52. Trách nhiệm thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
NGHỊ ĐỊNH71/2014/NĐ-CP
ngày
21 tháng 07 năm 2014
QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT CẠNH TRANH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP
LUẬT TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH
Căn cứ
Luật Tổ
chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn
cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chính phủ ban
hành Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực cạnh tranh.
Chương I. QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1.
Nghị định này quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về cạnh tranh.
2.
Hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Nghị định này bao
gồm:
a)
Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh;
b)
Hành vi vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
c)
Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Nghị
định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và hiệp hội
ngành nghề hoạt động ở Việt Nam (sau đây gọi chung là hiệp hội) được
quy định tại Điều 2 của Luật Cạnh tranh.
2.
Tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi được quy định tại Mục 5 Chương II
của Nghị định này.
Điều
3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1.
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm
phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a)
Cảnh cáo;
b)
Phạt tiền.
2.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau
đây:
a)
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề;
b)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh
bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3.
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh
nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu
quả sau:
a)
Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
b)
Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh
nghiệp đã mua;
c)
Buộc cải chính công khai;
d)
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch
kinh doanh;
đ)
Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
e)
Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hoặc phát triển kinh doanh;
g)
Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã
cản trở;
h)
Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
i)
Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý
do chính đáng;
k)
Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do
chính đáng.
Điều
4. Xác định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi
hạn chế cạnh tranh
1.
Tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh
tranh được xác định theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào
của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện
hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp vi phạm.
2.
Trong trường hợp không thể xác định được doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào
của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1
Điều này, tiền phạt được xác định theo tỷ lệ phần trăm tổng doanh thu của doanh
nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3.
Khi xác định tiền phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cơ quan có
thẩm quyền căn cứ vào các thông tin, số liệu trong sổ sách tài chính, kế toán
do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp
hoặc cung cấp thông tin, số liệu không đúng, cơ quan có thẩm quyền có thể
căn cứ vào các thông tin, số liệu tự thu thập hoặc các thông tin, số liệu sẵn
có.
4.
Tỷ lệ phần trăm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm
quyền xác định căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
a)
Mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra;
b)
Mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
c)
Khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm;
d)
Thời gian thực hiện hành vi vi phạm;
đ)
Phạm vi thực hiện hành vi vi phạm;
e)
Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
g)
Các yếu tố cần thiết khác trong từng vụ việc cụ thể.
5.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều
85 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này
được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.
6.
Trong mọi trường hợp, mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về
kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh không được vượt quá mức tiền phạt tối đa
đối với hành vi đó được quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II của Nghị
định này.
Điều
5. Mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh
không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác
1.
Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi
vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và
200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2.
Mức tiền phạt quy định tại Mục 4, Mục 5 Chương II của Nghị định này là mức áp
dụng đối với hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện. Cá nhân có cùng hành vi vi
phạm thì mức tiền phạt đối với cá nhân bằng một phần hai lần mức tiền phạt đối
với tổ chức.
3.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành
mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền
phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền
phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền
phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không
được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
4.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều
85 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này
được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.
Điều 6. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm
pháp luật về cạnh tranh gây ra
1.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì
phải bồi thường.
2.
Việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo các
quy định của pháp luật về dân sự.
Điều
7. Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra
trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về cạnh tranh
Thời
hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong
trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của
Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật
về cạnh tranh được thực hiện.
Chương II. HÀNH
VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH
TRANH
Mục 1: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
Điều
8. Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với
một trong các hành vi sau đây;
a) Thỏa thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc
tất cả khách hàng;
b) Thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;
c) Thỏa thuận áp dụng công thức tính giá chung;
d) Thỏa thuận duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm
liên quan;
đ) Thỏa thuận không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết
khấu giá thống nhất;
e) Thỏa thuận dành hạn mức tín dụng cho khách hàng, trừ
trường hợp thỏa thuận dành hạn mức tín dụng cho khách hàng trong hoạt động cho
vay hợp vốn theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
g) Thỏa thuận không giảm giá nếu không thông báo cho các
thành viên khác của thỏa thuận;
h) Thỏa thuận sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm
các cuộc đàm phán bắt đầu.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra
khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.
Điều
9. Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa,
cung ứng dịch vụ
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với
một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về số lượng hoặc địa điểm mua, bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận;
b) Thỏa thuận mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua
hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
Nghị định này.
Điều
10. Hành vi thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản
xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với
một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất,
mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó;
b) Thỏa thuận ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
Nghị định này.
Điều
11. Hành vi thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với
một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng;
b) Thỏa thuận không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải
tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều
12. Hành vi thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng
mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với
một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác một trong các
điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch
vụ: Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hóa khác; mua, cung ứng dịch vụ khác
không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp
luật về đại lý; hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc
danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy
định của pháp luật; hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những
hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh
doanh theo quy định của pháp luật; hạn chế về hình thức, số lượng hàng hóa được
cung cấp;
b) Thỏa thuận ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán
hàng hóa, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thỏa thuận phải mua hàng
hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện
thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
Nghị định này.
Điều
13. Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham
gia thỏa thuận;
b) Thỏa thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của
mình không mua, bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham
gia thỏa thuận;
c) Thỏa thuận cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá
đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên
quan;
d) Thỏa thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân
phối, nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa
của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc
tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;
đ) Thỏa thuận cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá
đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh
doanh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
Nghị định này.
Điều
14. Hành vi thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là
các bên của thỏa thuận
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham
gia thỏa thuận và cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua,
bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Thỏa thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham
gia thỏa thuận và cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh
nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
Nghị định này.
Điều
15. Hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận đối với một trong các hành vi trong đấu thầu sau đây:
a) Thỏa thuận về việc một hoặc nhiều bên tham gia thỏa
thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc
các bên trong thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận về việc một hoặc nhiều bên tham gia thỏa
thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thỏa thuận khi dự thầu bằng cách
từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây
khó khăn khác;
c) Thỏa thuận về việc các bên tham gia thỏa thuận thống
nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh
nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định
trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu;
d) Thỏa thuận về việc các bên tham gia thỏa thuận xác
định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
Nghị định này.
Mục 2: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG
LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
Điều
16. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn
bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra
khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường.
Điều
17. Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
gây thiệt hại cho khách hàng;
b) Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách
hàng,
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều
18. Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn
thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách
hàng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều
kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế,
thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật hoặc không có tình trạng
khẩn cấp;
b) Ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để
tạo sự khan hiếm trên thị trường;
1. https://docluat.vn/archive/3053/
2. https://docluat.vn/archive/2029/
3. https://docluat.vn/archive/1789/
c) Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường;
d) Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số
khu vực địa lý nhất định;
đ) Chỉ mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn
cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều
kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra;
e) Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp
để tiêu hủy hoặc không sử dụng;
g) Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển
kỹ thuật, công nghệ phải dừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả sau đây:
a) Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;
b) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
c) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh
nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công
nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở.
Điều
19. Hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm
tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường đối với hành vi phân biệt đối xử với các doanh nghiệp về điều kiện mua,
bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán hàng
hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ để đặt
một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh
nghiệp khác.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều 20. Hành vi áp đặt điều kiện cho doanh
nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc
doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối
tượng của hợp đồng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện tiên quyết sau
đây trước khi ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ: Hạn chế về sản xuất,
phân phối hàng hóa khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp
đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý; hạn chế
về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh
doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa thuộc danh
mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định
của pháp luật; hạn chế về hình thức, số lượng hàng hóa được cung cấp.
b) Ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hóa,
dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thỏa thuận phải mua hàng hóa, dịch
vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một
hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều
21. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối
thủ cạnh tranh mới;
b) Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng
bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;
c) Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới
không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1
Điều 16 của Nghị định này.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều
22. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối
với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều
17, Khoản 1 Điều 18, Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 20 và Khoản 1 Điều 21 của
Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế
tài nào;
d) Đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết
căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện
cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp
chế tài nào.
2. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều này,
doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền có thể bị áp dụng một hoặc một số hình
thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra
khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công
nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách
hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi
mà không có lý do chính đáng;
e) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý
do chính đáng.
Mục 3: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
Điều
23. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng
doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm
tài chính trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều này,
doanh nghiệp nhận sáp nhập có thể bị buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập.
Điều
24. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất
đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm
của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy
định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp hợp nhất có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt
bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp
cho doanh nghiệp hợp nhất;
b) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất.
Điều
25. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị
mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
khác bị cấm theo quy định tại Điều 18 của
Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp mua lại còn có thể bị buộc phải bán lại phần tài sản mà doanh
nghiệp đã mua.
Điều
26. Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của mỗi bên liên doanh tương ứng đối với
hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều
18 của Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp liên doanh có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
Điều
27. Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế
Phạt
tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi
phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa
vụ thông báo theo quy định tại Điều 20 của Luật Cạnh
tranh.
Mục 4: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH
Điều
28. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành
viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở
hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng
là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu
nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và
không có lý do chính đáng;
b) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền
trung hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của
người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích
chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về
tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn
địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ
để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích
cạnh tranh;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn chứa
đựng thông tin gây nhầm lẫn quy định tại Điểm a Khoản này.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 2 Điều
này đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ liên quan là các hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản
3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình
thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực
hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc cải chính công khai.
Điều
29. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh
bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh
doanh đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà
không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng
tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin
thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh
của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan
đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích
kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
2. Ngoài việc bị phạt theo Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp
vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện
hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm.
Điều 30. Hành vi ép buộc trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng
hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch
với doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối
với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất
của đối thủ cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận
thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều
31. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin
không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa
ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
b) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa
ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác trong trường hợp hành vi vi
phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trở lên.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này trong trường hợp hành
vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trở lên.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một
hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Điều
32. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng
hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm
cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh
một cách bình thường;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số
hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4
Điều 28 của Nghị định này.
Điều
33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối
với hành vi quảng cáo sau đây:
a) So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn
cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối
với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng
về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng,
chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người
sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương
thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2
Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của
Nghị định này.
Điều
34. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
b) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng
hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
c) Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại
các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
d) Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu
cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách
hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp quy mô tổ
chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở
lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2
Điều này, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Điều
35. Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút
khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh
nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
b) Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt
động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần đối với một doanh
nghiệp;
b) Thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều doanh nghiệp
cùng một lúc.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này trong trường hợp hạn
chế bất hợp lý để chèn ép doanh nghiệp thành viên phải rút khỏi hiệp hội.
Điều
36. Hành vi vi phạm quy định về bán hàng đa cấp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động bán hàng đa cấp mà không đảm bảo các điều
kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp bổ sung, thay đổi
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên
quan đến hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
bán hàng đa cấp bị mất hoặc bị rách, nát;
d) Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời
hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán
hàng đa cấp hoặc tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục;
e) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không
đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp
theo quy định của pháp luật;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc cấp, đổi, thu hồi thẻ thành viên bán hàng đa
cấp theo quy định của pháp luật;
i) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp
luật;
k) Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham
gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng
Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp;
l) Không khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người
tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa
hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp;
m) Không quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ
thống thẻ thành viên theo quy định của pháp luật;
n) Không thông báo hoặc thông báo không đúng, không đầy
đủ cho người tham gia bán hàng đa cấp những hàng hóa thuộc diện không được
doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng;
o) Ký hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không
bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy
định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng kinh doanh
theo phương thức đa cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng
hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa
cấp theo quy định của pháp luật;
1. https://docluat.vn/archive/2166/
2. https://docluat.vn/archive/3402/
3. https://docluat.vn/archive/1877/
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp
hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động bán hàng
đa cấp;
d) Hoạt động bán hàng đa cấp ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nơi doanh nghiệp không có trụ sở chính khi chưa có xác nhận của Sở
Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào
tạo theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định
của pháp luật;
g) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị
hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40%
doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
i) Rút khoản tiền ký quỹ khi chưa có văn bản đồng ý của
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trừ trường hợp
doanh nghiệp rút khoản tiền đã ký quỹ vào ngân hàng thương mại để thực hiện thủ
tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động bán hàng đa cấp;
k) Không thực hiện thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ hoặc
thực hiện thủ tục thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ nhưng không thông báo đến cơ
quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có sự thay đổi
liên quan tới các nội dung cơ bản của văn bản xác nhận ký quỹ;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
3. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 60.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký
hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt
cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền
tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua
một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng
lưới bán hàng đa cấp;
d) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm
một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc
mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
đ) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới
của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
e) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng,
tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa
cấp;
g) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản
hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng
đa cấp có quyền hưởng;
h) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng
mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định
người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc
các lợi ích kinh tế khác;
i) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào
tạo liên quan tới các nội dung trong chương trình đào tạo cơ bản phải trả tiền
hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
k) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia
các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc chương trình
đào tạo cơ bản của doanh nghiệp;
l) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào
tạo về các nội dung không thuộc nội dung cơ bản của chương trình đào tạo phải
trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;
m) Thu phí đối với việc cấp, đổi thẻ thành viên cho người
tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
n) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả
lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật;
o) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng
hóa theo quy định của pháp luật;
p) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi
ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của
hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác
tham gia bán hàng đa cấp;
q) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp
đồng bán hàng đa cấp mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương
đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
r) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;
s) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán
hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp
nhập doanh nghiệp;
t) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện
hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 3 Điều
này đối với các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này trong trường hợp hành vi
vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trở lên.
5. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp
dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
sau:
a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa
cấp đối với hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này và hành vi quy
định tại Khoản 3 Điều này trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp mà
không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực
hiện hành vi vi phạm;
c) Buộc cải chính công khai.
Mục 5: HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều
37. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin,
tài liệu mà mình biết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm
sai lệch thông tin, tài liệu;
d) Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian
dối;
đ) Che giấu, tiêu hủy các thông tin, tài liệu liên quan
đến vụ việc cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp thông
tin, tài liệu yêu cầu cung cấp là đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết
đúng đắn vụ việc cạnh tranh.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2
Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc phải cung cấp lại các
thông tin, tài liệu đầy đủ.
Điều
38. Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý
vụ việc cạnh tranh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý hoặc vô ý tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí
mật điều tra;
b) Gây rối tại phiên điều trần.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp thông
tin, tài liệu bị tiết lộ là đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết đúng
đắn vụ việc cạnh tranh.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Điều
39. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế trước khi
có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối
với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp
được miễn trừ theo quy định tại Điều 10 của Luật
Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn
trừ của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối
với doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc trường hợp miễn trừ
theo quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh
trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ
tướng Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Chương III. THẨM
QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Mục 1: THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Điều
40. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không
lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác, thủ trưởng cơ quan
quản lý cạnh tranh có thẩm quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II của
Nghị định này đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do cá nhân thực
hiện, đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do tổ chức thực hiện;
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực
hiện hành vi vi phạm;
đ)
Buộc cải chính công khai,
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền
quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi
chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.
Điều
41. Thẩm quyền của Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh
Đối
với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng
cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm.
4. Áp dụng các biện pháp quy định tại các Điểm c, d, đ,
e, g, h, i và k Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
6. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Mục 2: THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Điều
42. Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Thủ
tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các thủ tục sau đây:
1. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát
hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh;
2. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật về
cạnh tranh khác.
Điều
43. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh
tranh và cạnh tranh không lành mạnh
Việc
xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh
tranh không lành mạnh phải tuân theo trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh
được quy định tại Chương V của Luật Cạnh tranh và các quy
định tại Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Điều
44. Lập biên bản về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1.
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định
tại Mục 3 Chương II của Nghị định này, người có thẩm quyền phải ra lệnh
đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản về hành vi vi
phạm.
2.
Nội dung của biên bản bao gồm:
a)
Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
b)
Họ, tên, chức vụ của người lập biên bản;
c)
Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức
vi phạm;
d)
Ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
đ)
Mô tả hành vi vi phạm;
e)
Các biện pháp ngăn chặn hành chính (nếu có);
g)
Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có);
h) Lời
khai của cá nhân vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
i)
Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại
diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có).
3.
Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và
cá nhân vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến,
người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào
biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định
tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu cá nhân vi phạm, đại diện của
tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị
thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4.
Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vi
phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của người lập biên bản thì người đó phải gửi
biên bản đến người có thẩm quyền xử lý.
Điều
45. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1.
Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác là
10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
khác; trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là 30 ngày.
2.
Trong trường
hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người
có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin
gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30
ngày.
3.
Quá thời hạn nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt
không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 37 và Khoản 3 Điều 38 của Nghị định này.
Người
có thẩm quyền xử lý nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết
định xử lý vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều
46. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1.
Nội dung của quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bao
gồm:
a)
Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b)
Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c)
Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức
vi phạm;
d)
Hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; điều,
khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
đ)
Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc
phục hậu quả (nếu có);
e)
Thời hạn, nơi thi hành quyết định và chữ ký của người ra quyết định;
g)
Quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh
tranh khác theo quy định của pháp luật.
2.
Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải ghi rõ cá
nhân, tổ chức bị xử lý nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
3.
Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực kể
từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
4.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử lý vi phạm quy
định pháp luật về cạnh tranh khác, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử lý
phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên
quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết
định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác được giao trực tiếp
hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức
bị xử phạt biết.
Đối
với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố
tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không
nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết
định đã được giao.
Đối
với trường
hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày quyết định xử lý đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị
trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử lý đã
được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có
căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử lý thì được
coi là quyết định đã được giao.
Mục 3: THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH
TRANH, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều
47. Chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý
vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1.
Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của cơ quan quản lý cạnh tranh
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu
lực pháp luật.
2.
Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy
định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử lý vi
phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
được giao quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
3.
Hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử
lý không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều
49 và Điều 50 của Nghị định này.
Điều
48. Nơi nộp tiền phạt
Tổ
chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định
xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho
bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi
phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều
49. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1.
Hết thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Nghị đinh này, tổ chức, cá nhân
bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy
định tại Mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh, bên được thi
hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan đó.
2.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, tước các giấy phép, chứng chỉ hành nghề do mình đã cấp cho các doanh
nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh.
3.
Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp
buộc cơ
cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách
doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua
theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ
sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức
thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh.
Điều
50. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh
tranh khác
Hết
thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Nghị định này, nếu tổ chức, cá nhân
bị xử lý vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định
pháp luật về cạnh tranh khác sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp
luật.
Chương IV. ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
51. Hiệu lực thi hành
1.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế
Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2005 về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
2.
Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh được thực hiện trước thời
điểm Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định xử lý, xử phạt có lợi cho tổ chức,
cá nhân vi phạm.
Điều
52. Trách nhiệm thi hành
1.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền đề nghị Bộ Tài
chính phối hợp trong việc xác định khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
2.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này./.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |