ChươngXX. CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác
có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa
hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Toc
- 1. ChươngXX. CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
- 1.1. Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
- 1.2. Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
- 1.3. Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- 1.4. Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
- 1.5. Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
- 1.6. Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
- 1.7. Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
- 1.8. Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
- 1.9. Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- 1.10. Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý
- 1.11. Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- 1.12. Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- 1.13. Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
- 2. ChươngXXI. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
- 3. Mục 1. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG
- 3.1. Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
- 3.2. Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ
- 3.3. Điều 262. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông
- 3.4. Điều 263. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- 3.5. Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- 3.6. Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép
- 3.7. Điều 266. Tội đua xe trái phép
- 3.8. Điều 267. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
- 3.9. Điều 268. Tội cản trở giao thông đường sắt
- 4. Related articles 01:
- 4.1. Điều 269. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn
- 4.2. Điều 270. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt
- 4.3. Điều 271. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt
- 4.4. Điều 272. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ
- 4.5. Điều 273. Tội cản trở giao thông đường thuỷ
- 4.6. Điều 274. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn
- 4.7. Điều 275. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ
- 4.8. Điều 276. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ
- 4.9. Điều 277. Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay
- 4.10. Điều 278. Tội cản trở giao thông đường không
- 4.11. Điều 279. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
- 4.12. Điều 280. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không
- 4.13. Điều 281. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
- 4.14. Điều 282. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ
- 4.15. Điều 283. Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 4.16. Điều 284. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 5. Mục 2. TỘI
PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, MẠNG
VIỄN THÔNG
- 5.1. Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
- 5.2. Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
- 5.3. Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
- 5.4. Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
- 5.5. Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
- 5.6. Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
- 5.7. Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán,công khai hóa trái phép thông tinvề tài khoản ngân hàng
- 5.8. Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
- 5.9. Điều 293. Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh
- 5.10. Điều 294. Tội cố ý gây nhiễu có hại
- 6. Mục 3. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG
- 7. Related articles 02:
- 7.1. Điều 299. Tội khủng bố
- 7.2. Điều 300. Tội tài trợ khủng bố
- 7.3. Điều 301. Tội bắt cóc con tin
- 7.4. Điều 302. Tội cướp biển
- 7.5. Điều 303. Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
- 7.6. Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
- 7.7. Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
- 7.8. Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự
- 7.9. Điều 307. Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- 7.10. Điều 308. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng
- 7.11. Điều 309. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
- 7.12. Điều 310. Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
- 7.13. Điều 311. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
- 7.14. Điều 312. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc
- 7.15. Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
- 7.16. Điều 314. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
- 7.17. Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
- 7.18. Điều 316. Tội phá thai trái phép
- 7.19. Điều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
- 8. Mục 4. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
- 8.1. Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
- 8.2. Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
- 8.3. Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
- 8.4. Điều 321. Tội đánh bạc
- 8.5. Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
- 8.6. Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
- 8.7. Điều 324. Tội rửa tiền
- 8.8. Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
- 8.9. Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩmđồi trụy
- 8.10. Điều 327. Tội chứa mại dâm
- 8.11. Điều 328. Tội môi giới mại dâm
- 8.12. Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định
cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ
500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng
3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản
1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm
quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 248.
Tội sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình
thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần
trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng
từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
e) Hêrôin, côcain hoặc
Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có
khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
h) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 100
mililít đến dưới 200 mililít;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với
số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản
này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 15 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01
kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
c) Hêrôin, côcain hoặc
Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100
gam;
d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng
từ 100 gam đến dưới 300 gam;
đ) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;
e) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với
số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản
này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05
kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain hoặc
Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên;
c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam trở lên;
d) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít trở lên;
đ) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất
đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm
a đến điểm d khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
500.0000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.
Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận
chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b)
Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới
500 gam;
c)
Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến
dưới 05 gam;
d)
Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới
25 kilôgam;
đ)
Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e)
Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g)
Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng
từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h)
Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể
tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16
tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMAcó khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây
côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới
75 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 20
gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất ma tuý khác ở
thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Có 02 chất ma tuý trở
lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy
định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ
01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối
lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75
kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối
lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở
thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma tuý trở
lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy
định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân,
cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75
kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng
có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02
chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
1. Người nào vận chuyển trái
phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất
ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a)
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b)
Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới
500 gam;
c)
Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến
dưới 05 gam;
d)
Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới
25 kilôgam;
đ)
Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e)
Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g)
Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng
từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h)
Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể
tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b)
Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16
tuổi vào việc phạm tội;
e) Vận chuyển qua biên
giới;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30
gam;
i) Lá, rễ, thân,
cành,hoa, quả cây cần sa hoặc
lá cây côca khối lượng từ 10 kilôgam đến
dưới 25 kilôgam;
k) Quả
thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50
kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có
khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất ma tuý khác ở
thể lỏng có thể tích từ 100 mililít
đến dưới 250 mililít;
o)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;
p)
Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ
01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa
hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25
kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng
từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các
chất ma túy khác ở thể rắn có khối
lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g)
Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể
tích từ 250
mililít đến dưới 750 mililít.
h)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân,
cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng
600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép
chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Mua bán với 02 người trở
lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16
tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain,
Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng
từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có
khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất ma tuý khác ở thể
lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250
mililít;
o) Có 02 chất ma tuý trở
lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy
định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ
01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c)
Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa
hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25
kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng
từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các
chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300
gam;
g) Các chất ma túy khác ở
thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05
kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng
75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam
trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích750 mililít trở lên;
h)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
1.
Người nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b)
Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới
500 gam;
c)
Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến
dưới 05 gam;
d)
Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10
kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
đ)
Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e)
Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g)
Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng
từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h)
Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể
tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2.
Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b)
Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ
500 gam đến dưới 01 kilôgam;
g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa
hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10
kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng
từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các
chất ma tuý khác ở thể rắn có khối
lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất ma tuý khác ở
thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến
dưới 250 mililít;
n) Có 02 chất ma tuý trở
lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy
định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
o) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ
01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c)
Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa
hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25
kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng
từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các
chất ma túy khác ở thể rắn có khối
lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở
thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến
dưới 750 mililít;
h)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản này
4. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 15
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao côca có khối lượng
05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng 100 gam trở lên;
c) Lá,rễ, thân, cành,
hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối
lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng
600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối
lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng 300
gam trở lên;
g)
Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể
tích 750 mililít trở lên;
h)
Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm
đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm
đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong
những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Tiền chất có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối
với thể rắn, từ 75 mililít đến dưới 300 mililít đối với thể lỏng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới
500 gam;
e) Tiền chất ở thể lỏng từ 300 mililít đến dưới 750
mililít;
g) Sử dụng người
dưới 16 tuổi vào việc phạm tội ;
h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng từ
500 gam đến dưới 1200 gam đối với thể rắn, từ 750 mililít đến dưới 1.850
mililít đối với thể lỏng, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng
1.200 gam trở lên đối với thể rắn, 1.850 mililít trở lên đối với thể lỏng, thì
bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Trường
hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì quy đổi để
làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn
tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng
tiền chất thuộc điều khoản nào thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo điều khoản đó.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.
Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán
phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán
phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túythuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19
đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển với số lượng 20 đơn vịdụng cụ,
phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
e) Vận chuyển qua biên giới;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc
phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ
hình thức nào thì bị phạt tù từ 02
năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18
tuổi;
d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc
gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khoẻ cho 02 người trở lên mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
d) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng
trái phép chất ma tuý
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ
hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với người dưới 16 tuổi;
d) Đối với 02 người trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất
ma túy
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng
thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái
phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên,
thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng.
Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ
đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên,
thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng.
Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất
ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
1. Người nào có trách nhiệm trong việc sản xuất, vận
chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định,
nghiên cứu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần mà thực
hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm
hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
phạm về ma túy chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và tiền chất;
b) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản
xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất;
c) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận
chuyển chất ma túy, tiền chất;
d) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng,
trao đổi chất ma túy, tiền chất;
đ) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ
chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
e) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma
túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
ChươngXXI. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Mục 1. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG
Điều 260.
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người
nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Không
có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất
kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai
nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị
nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao
thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản có giá trị 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người
tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến
60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an
toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại
cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn
kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 261.
Tội cản trở giao thông đường bộ
1. Người
nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt,
để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc
các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển
trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu,
cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ
khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng
trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phéphành lang an toàn đường bộ hoặc vi
phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người
với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 nămđến 07 năm:
a) Tại các
đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản
có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 nămđến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người đào, khoan, xẻ, san
lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu,
phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật
khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai
lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu,
dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao
cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường,
hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phéphành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an
toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu
không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Điều 262.
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên
dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông
1. Người
nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà
cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên
dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người
chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho
phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên
dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm.
5. Người
phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 263.
Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao
thông đường bộ
1. Người
có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ
tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích
mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia
giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12
năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người
có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ
tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích
mạnh khácmà vẫn điều động
người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này
từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 264.
Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao
thông đường bộ
1. Người
chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người
không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích
mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luậtđiều khiển phương tiện tham giagiao thông đường bộ thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người
chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người
không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích
mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%,
thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép
1. Người
nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn
động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đến
500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07năm:
a) Tổ chức
đua xe trái phép cho từ 10 xe tham gia trở lên hoặc cùng một lúc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên;
b) Tổ
chức cá cược;
c) Tổ
chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
d) Tổ
chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo
dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
e) Làm chết 01 người
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
từ 31% đến 60%;
h) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 61% đến 121%;
i) Gây thiệt hại về tài
sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Tái
phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài
sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
đ) Tái
phạm nguy hiểm.
4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người
tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ
gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến
60%, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.
6. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 266.
Tội đua xe trái phép
1. Người
nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc
một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm:
a) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60%;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai
nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị
nạn;
e) Tham
gia cá cược;
g)
Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người
có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua
xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo
dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài
sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000
đồng trở lên.
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 267. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường sắt
1. Người
nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về
an toàn giao thông đường sắt thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Không
có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
b) Trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng
độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích
thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai
nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị
nạn;
d) Không
chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ
gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Phạm
tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại
cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn
kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người
chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an
toàn giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 268. Tội cản trở giao thông đường sắt
1. Người
nào đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan,
đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình
khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín
hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi
qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà
không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không
được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải
đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ
công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt, gây thiệt hại
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm.
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người đặt chướng ngại
vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền
đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua
đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc
hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không
theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều
khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên
đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm
hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông
đường sắt cản trở giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
1. https://docluat.vn/archive/3576/
2. https://docluat.vn/archive/3056/
3. https://docluat.vn/archive/3772/
5. Phạm tội trong trường
hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Điều 269.
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo
đảm an toàn
1. Người
nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật
của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng các phương
tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc có nhưng biết
là các phương tiện, thiết bị đó không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn gây
thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người chịu trách nhiệm trực
tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông
đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị không có giấy
chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc có nhưng biết là các phương tiện, thiết bị
đó không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 270.
Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông
đường sắt
1. Người nào điều động hoặc
giao cho người không có giấy phép lái tàu, hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy
hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo
quy định của pháp luật điều
khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường
hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người điều động hoặc
giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người không đủ sức khỏe; người
đang trong tình trạng có sử dụng rượu,
bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử
dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác điều khiển phương
tiện giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 271. Tội giao cho
người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt
1. Người
nào giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy
hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo
quy định của pháp luật điều
khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường
hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này là 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người giao cho người
không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích
mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật
điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 272. Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ
1. Người nào điều khiển
phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường thuỷ, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có bằng, chứng chỉ
chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy
hoặc các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy
để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu
lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an
toàn giao thông đường thuỷ;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Phạm tội trong trường
hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người điều khiển phương
tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến
60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
6. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 273. Tội cản trở giao
thông đường thuỷ
1. Người nào khoan, đào
trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; tạo ra
chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo
hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc
phá hoại công trình giao thông đường thuỷ; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo
vệ luồng giao thông đường thuỷ hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy
gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người khoan, đào trái
phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; tạo ra chướng
ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu; di
chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại
công trình giao thông đường thuỷ; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng
giao thông đường thuỷ hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến
60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Phạm tội trong trường
hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
Điều 274. Tội đưa vào sử
dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách
nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện
giao thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường
thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp
sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người chịu trách nhiệm
trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao
thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ
rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 275. Tội điều động
người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ
1. Người nào điều động
người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy
định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật giao thông
đường thuỷ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử
lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người điều động người
không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định
hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật giao thông đường
thuỷ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31%
đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 276. Tội giao cho
người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ
1. Người nào giao cho người
không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định
hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương
tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây
hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người giao cho người
không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định
hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương
tiện giao thông đường thuỷ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 277.
Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay
1. Người
nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông
đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
5.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 278. Tội cản trở giao
thông đường không
1. Người nào thực hiện một
trong các hành vi sau đây, cản trở giao thông đường không làm chết 01 người
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 62% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đặt các chướng ngại vật
cản trở giao thông đường không;
b) Di chuyển trái phép, làm
sai lệch, che khuất, hoặc phá huỷ các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông
đường không;
c) Sử dụng sai hoặc làm
nhiễu các tần số thông tin liên lạc;
d) Cố ý cung cấp thông tin
sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất, an toàn
của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân
bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
đ) Làm hư hỏng trang thiết
bị của sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay;
e) Hành vi khác cản trở
giao thông đường không.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này là 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
e) Là người có trách nhiệm
trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý các
thiết bị an toàn giao thông đường không.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người đặt các chướng
ngại vật cản trở giao thông đường không; di chuyển trái phép, làm sai lệch, che
khuất, hoặc phá huỷ các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; sử
dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc; cố ý cung cấp thông tin
sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn
của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân
bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; làm hư hỏng trang
thiết bị của sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay
hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường không cản trở giao thông đường không
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến
60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Phạm tội có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của
người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
6. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 279. Tội đưa vào sử
dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
1. Người nào có trách nhiệm
trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện
giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo
đảm an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người có trách nhiệm
trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện
giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo
đảm an toàn kỹ thuật, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
6. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 280. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện
điều khiển các phương tiện giao thông đường không
1.
Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay
hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương
tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm:
a) Làm chết 01 người
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 61% đến 121%;
d)
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người điều động hoặc
giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện
khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 281.
Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
1. Người
nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không mà có một trong các hành vi
sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này
từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định
về duy tu, bảo dưỡng, quản lý để công trình giao thông không bảo đảm trạng thái
an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình liên quan đến bảo đảm an
toàn giao thông;
b) Không khắc phục kịp thời đối
với các công trình giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn giao thông;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện
pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn
ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã bị hư hại chưa kịp hoặc đang tiến
hành duy tu, sửa chữa;
d) Không thường xuyên kiểm tra
và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc
nguy hiểm, đoạn đường có đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên các đoạn đường có
nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông;
đ) Không
có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc
được tin báo công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của mình bị hư
hỏng;
e) Không
đặt hoặc đặt không đủ các tín hiệu phòng vệ theo quy định thi công, sửa chữa
công trình giao thông;
g) Không
thu dọn, thanh thải các biển phòng vệ, rào chắn, phương tiện, các vật liệu khi
thi công xong;
h) Vi phạm khác về duy tu, bảo dưỡng, quản lý công
trình giao thông.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
Điều 282.
Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ
1. Người
nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu
bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Sử dụng
vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;
c) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
đ) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
500.000.000 đồng trở lên.
4. Người
phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 283.
Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người
nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về
hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người
điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng
không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường hợp
quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Điều 284.
Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người
điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam
hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến
60% hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm:
a) Chạy
quá tốc độ cho phép trong vùng nước cảng biển;
b) Chạy
không đúng vùng được phép hoạt động theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các thủ
tục vào cảng, rời cảng, chế độ hoa tiêu, thủ tục neo, đậu, cập cầu, cập mạn,
trật tự – vệ sinh, an toàn cháy nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do phương
tiện hàng hải gây ra;
d) Không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng quy định về đi, tránh nhau, vượt nhau, nhường đường trong hoạt
động giao thông hàng hải hoặc phương tiện giao thông hàng hải không có, không
bảo đảm về còi, chuông, kẻng theo âm lượng quy định;
đ) Không
bảo đảm về đèn hành trình, đèn hiệu theo tiêu chuẩn quy định; không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng về phát tín hiệu về âm hiệu, tín hiệu ánh sáng.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Mục 2. TỘI
PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, MẠNG
VIỄN THÔNG
Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng
cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái
pháp luật
1. Người nào sản xuất,
mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công
mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái
pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có
tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có
tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu
lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính
500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài
sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Ngườiphạmtộicòncó thểbịphạttiềntừ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảmnhiệmchứcvụ, cấmhànhnghềhoặclàmcôngviệcnhất địnhtừ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều
286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử
1.
Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu
lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây
thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Làm
lây nhiễm từ 50 phương tiện điện
tử đến dưới 200 phương tiện điện
tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người
sử dụng đến dưới 200 người sử
dụng;
d) Đã
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có
tổ chức;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng;
d) Làm
lây nhiễm từ 200 phương tiện
điện tử đến dưới 500 phương tiện
điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 200
người sử dụng đến dưới 500 người
sử dụng;
đ) Tái
phạm nguy hiểm.
3.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
12 năm:
a) Đối
với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc
phòng, an ninh;
b) Đối
với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện
quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều
khiển giao thông;
c) Thu
lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây
thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm
lây nhiễm 500 phương tiện điện tử trở lên hoặc hệ thống thông tin có từ 500 người sử dụng trở lên.
4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
Điều
287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử
1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc
thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc
ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các
trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều
286 và Điều
289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu
lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây
thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24
giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24
giờ đến dưới 72 giờ;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có
tổ chức;
b) Lợi
dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Tái
phạm nguy hiểm;
d) Thu
lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng;
e) Làm tê liệt,
gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử từ 24 giờ đến dưới 168 giờ hoặc từ 10 lần đến dưới 50 lần trong thời
gian 24 giờ;
g) Làm đình trệ
hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 72 giờ đến dưới 168 giờ.
3.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
12 năm:
a) Đối
với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc
phòng, an ninh;
b) Đối
với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện
quốc gia; hệ thống thông tin, giao dịch tài chính, ngân hàng; hệ thống thông
tin điều khiển giao thông;
c) Thu
lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
d) Gây
thiệt hại 1.500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm tê liệt,
gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ;
e) Làm đình trệ
hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
Điều
288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành
vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc
gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín
của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì
bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa
lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp
luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117,
155, 156 và 326 của
Bộ luật này;
b) Mua
bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà
không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c)
Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có
tổ chức;
b) Lợi
dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Thu
lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở
lên;
đ) Xâm phạm bí mật
cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
e) Gây ảnh hưởngđến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
g) Dẫn đến biểu
tình.
3. Ngườiphạmtộicòncó thểbịphạttiềntừ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảmnhiệmchứcvụ, cấmhànhnghềhoặclàmcôngviệcnhất địnhtừ 01 năm đến 05 năm.
Điều 289. Tội xâm
nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương
tiện điện tử của người khác
1. Người nào cố ý vượt
qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác
hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn
thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp
vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại,
làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn;
c)
Thu lợi bất chính có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ
300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ
thống máy chủ tên miền quốc gia;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ
liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng
thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống
thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính
500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở
lên.
4. Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều
290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản
1.
Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực
hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử
dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để
chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch
vụ;
b) Làm,
tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản
của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy
cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt
tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán
điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch
chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
đ)
Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài
sản.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Có
tổ chức;
b) Phạm
tội 02 lần trở lên;
c) Có
tính chất chuyên nghiệp;
d) Số
lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
đ)
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Gây
thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a)
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây
thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Số
lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a)
Chiếm đoạt tài sản có giá trị 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây
thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
c) Số
lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
Điều 291.
Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán,công khai hóa trái phép thông tinvề tài khoản ngân hàng
1.
Người nào thuthập, tàngtrữ, trao đổi, muabán,côngkhaihóatrái phép thôngtin về
tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài
khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng,thì
bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài
khoản đến dưới 200 tài khoản;
b) Có
tổ chức;
c) Có
tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu
lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài
khoản trở lên;
b) Thu
lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.
4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép
trên mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên
mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được
cấp phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc
có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền
từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm:
a) Sàn giao dịch vàng tài khoản;
b) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Kinh doanh đa cấp;
d) Trung gian thanh toán;
đ) Trò chơi điện tử
trên mạng;
e) Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn
thông theo quy định của pháp luật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên ;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 2.000.000.000 đồng đến dưới
5.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên hoặc có doanh
thu 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến
5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.
Điều 293. Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành
riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an
ninh
1. Người nào sử dụng trái
phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm,
cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác gây thiệt hại từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại
500.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 294. Tội cố ý gây nhiễu có hại
1.
Người nào cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống
thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại
500.000.000 đồng trở lên;
c) Tái
phạm nguy hiểm.
Mục 3. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG
Điều 295.
Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những
nơi đông người
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ
sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
đ) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh
lao động, về an toàn ở những nơi đông người.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12
năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể
từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Phạm tội có khả năng
thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu
không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 296.
Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước
quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 61% trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
a) Làm chết 02 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.
Điều 297.
Tội cưỡng bức lao động
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn
khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 16 tuổi,
phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt
nặng;
d) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 61% trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 02 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 298.
Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh
vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám
sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp
quy định tại Điều 224 hoặc Điều 281 của Bộ luật này thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 62% đến 121%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là người có chức vụ, quyền hạn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
1. https://docluat.vn/archive/2266/
2. https://docluat.vn/archive/1923/
3. https://docluat.vn/archive/1743/
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực
khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm
thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 225 hoặc Điều 281 của Bộ luật
này, gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60%, thì bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 299. Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra
tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc
phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ
chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển
mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử
khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể,
sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường
hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc
có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
4. Người chuẩn bị phạm tội
này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công
dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
Điều 300. Tội tài trợ khủng bố
1. Người nào huy động, hỗ
trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Người chuẩn bị phạm tội
này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Người phạm tội còn có
thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 301. Tội bắt cóc con tin
1. Người nào bắt giữ, giam
người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam, giữ
người đó nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con
tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật
này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
c) Đối với người dưới 18
tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người từ 70 tuổi trở lên;
d) Phạm tội đối với người
thi hành công vụ;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
g) Gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân từ 11% đến dưới 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân 46% trở lên.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây,thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
500.000.000 đồng trở lên.
5. Người chuẩn bị phạm tội
này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 302. Tội cướp biển
1. Người nào thực hiện một
trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Tấn công tàu biển,
phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác
đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;
b) Tấn công hoặc bắt giữ
người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại
điểm a khoản này;
c)
Cướp phá tài sản trên tàu biển,
phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác
quy định tại điểm a khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị
giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Chiếm đoạt tài sản trị
giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị
giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
đ) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người chuẩn bị phạm tội
này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 303.
Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
1. Người nào phá huỷ công trình, cơ sở hoặc phương tiện
giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công
trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế,
khoa học – kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động;
c) Làm chết 03 người trở
lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 200% trở lên;
e) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến
tình hình kinh tế- xã hội;
h)
Tái phạm nguy hiểm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm.
4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 304. Tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng
ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như
trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05
đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000
viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ
cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam thuốc nổ các loại hoặc từ
1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đếndưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ.
c) Vận chuyển, mua bán qua
biên giới;
d) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h)
Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
đ) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng
ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung
liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45
quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên
đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ
12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ
3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng
trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên,
đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả
mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3001 viên đạn trở
lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở
lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly); từ 101 kilôgam trở lên thuốc nổ các loại; từ
10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên.
b) Làm chết 03 người trở
lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 305.
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ
1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến 10.000 mét dây cháy chậm,
dây nổ;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở
lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam;
từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.001 mét đến 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thuốc nổ các loại từ 101 kilôgam trở lên; từ 10.001 nụ
xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.001 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên;
b) Làm chết 03 người trở
lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 306.
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có
tính năng tác dụng tương tự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn,vũ khí thô sơ,vũ khí thể thao,công cụ
hỗ trợvà các loại vũ khí khác có
tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm,
thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao,
công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành
nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết 01 người trở
lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người trở lên với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản
100.000.000 đồng trở lên;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 307.
Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người nào vi phạm quy
định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ,
vận chuyển, mua bán vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặcgây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Phạm tội
trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 308.
Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu
quả nghiêm trọng
1. Người nào được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí
thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt
tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người được giao vũ khí
quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu
trách nhiệm để người khác sử dụng gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ
lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 309.
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
1. Người
nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Vận
chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
đ) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%;
e) Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây
thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
phóng xạ, vật liệu hạt nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 310.
Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
1. Người
nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu
giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 121% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20
năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang
bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt
nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31%
đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm.
5. Phạm
tội có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của
người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 311.
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Hóa chất độc thuộc Bảng 3 Công
ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
d) Làm
chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở
lên;
đ) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hóa chất độc thuộc Bảng 2 Công
ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Hóa chất độc thuộc Bảng 1 Công
ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
b)Làm
chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây
thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
6. Người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc
cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 312. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất,
trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc
thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong những
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị,
sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
31 % đến 60 %, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
Điều 313.
Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
31 % đến 60 %, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác,
nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01
năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 314. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công
trình điện
1.
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cho phép xây nhà, công
trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công
trình điện;
b) Gây nổ, gây cháy, đốt
rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;
c) Đào hố, đóng cọc, xây
nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo tàu, thuyền
trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có
thông báo hoặc biển báo;
đ) Lắp
các thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ
lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
c) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Phạm tội trong trường
hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh,
sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy
định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc
dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật
này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61%
đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201%
trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất,
pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, gây tổn
hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị
xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 316. Tội phá thai trái phép
1. Người nào thực hiện việc
phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%
đến 121%;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
122% đến 200%.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201%
trở lên.
4. Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định
về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực
phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất,
kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến,
bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong
sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mụcđược phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định
trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong
sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm
này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm
mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an
toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mụcđược phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế,
chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất
chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Làm chết 01 người hoặc
gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%
đến 121%.
đ) Thu lợi bất chính từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
122% đến 200%;
d) Thu lợi bất chính từ
500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe
của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201%
trở lên;
d) Thu lợi bất chính
1.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mục 4. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Điều 318.
Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật
tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Dùng vũ
khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công
cộng;
d) Xúi
giục người khác gây rối;
đ) Hành
hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người
nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành
vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 nămđến
07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại
vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Điều 320.
Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người
nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Làm
chết người;
b) Thu lợi
bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền
hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội này
hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá
50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet,
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 322.
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái
phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu,
quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho
02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000
đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc
trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000
đồng trở lên;
c) Tổ chức nơi cầm cố
tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc
đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây
bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội
này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tính
chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi
bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 323.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người
nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác
phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Có tính
chất chuyên nghiệp;
c) Tài
sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi
bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10
năm:
a) Tài
sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi
bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Tài
sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi
bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp
pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc
biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng
tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có
vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí,
quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết
hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực
hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với
tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi
tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm
tội 02 lần trở lên;
d) Có tính
chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền,
tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi
bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Tiền,
tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi
bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh
hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người
chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 325.
Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
1. Người
nàođủ 18 tuổi mà thực hiện một
trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm:
a) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục
người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa;
b) Đe doạ, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi
khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội;
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Rủ rê,
dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp nhiều người;
c) Đối với
người dưới 13 tuổi;
d) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua
chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp,
ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Người phạm tội thuộc trường
hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ 01
năm đến 05 năm.
Điều 326.
Tội truyền bá văn hóa phẩmđồi trụy
1. Người
nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến
sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu
dâm, đồi truỵ hoặc hành vi khác truyền bá vật
phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu
được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte đến dưới 05 gigabyte;
b) Sách
in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;
c) Ảnh bản
giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;
d) Phổ
biến cho 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Dữ liệu
được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte đến dưới 10 gigabyte;
c) Sách
in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị;
d) Ảnh bản
giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh;
đ) Phổ
biến cho 21 người đến 100 người;
e) Đối với
người dưới 18 tuổi;
g) Sử dụng
mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Dữ liệu
được số hóa có dung lượng 10 gigabyte trở lên;
b) Sách
in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên;
c) Ảnh bản
giấy có số lượng 501 ảnh trở lên;
d) Phổ
biến cho 101 người trở lên.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 327.
Tội chứa mại dâm
1. Người
nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Cưỡng
bức mại dâm;
c) Phạm
tội 02 lần trở lên;
d) Chứa
mại dâm 04 người trở lên;
đ) Đối với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
e) Gây rối
loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%;
g) Thu lợi
bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
h) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Đối
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu
lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
c) Gây
rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46 % trở lên.
4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
hoặc tù chung thân:
a) Đối
với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu
lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c)
Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
Điều 328. Tội môi giới mại dâm
1. Người
nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm
thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Đối với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính
chất chuyên nghiệp;
d) Phạm
tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với
02 người trở lên;
e) Thu lợi
bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái
phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Đối với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi
bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.
Điều 329.
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người
nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Mua dâm
02 lần trở lên;
b) Mua dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn
hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Phạm
tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn
hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |