1.1 Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng1.3 Điều 3. Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng1.4 Điều 4. Danh Mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép
2.1 Điều 5. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng2.2 Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng2.3 Điều 7. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng2.4 Điều 8. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng2.5 Điều 9. Kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng2.6 Điều 10. Nộp, giải trình, bổ sung hồ sơ trong quá trình thẩm định2.7 Điều 11. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
3.1 Điều 12. Điều Khoản chuyển tiếp3.2 Điều 13. Hiệu lực thi hành3.3 Điều 14. Trách nhiệm thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
NGHỊ ĐỊNH108/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016
QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU
KIỆN KINH DOANH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về:
a) Điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
b) Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
c) Sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy
phép.
2. Nghị định này không Điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trực
tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu sản phẩm an
toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.
Điều 3. Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Sản phẩm an toàn thông tin mạng gồm:
a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là
các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình,
hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, Điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông
tin;
b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng là các thiết
bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Giám sát, phân tích dữ liệu
truyền trên hệ thống thông tin; thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời
gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất
an toàn thông tin;
c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập là các thiết bị phần
cứng, phần mềm có chức năng cơ bản ngăn chặn tấn công, xâm nhập vào hệ thống
thông tin.
2. Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm:
a) Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng là dịch vụ
giám sát, phân tích lưu lượng dữ liệu truyền trên hệ thống thông tin; thu thập,
phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự
kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin;
b) Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng là dịch vụ
ngăn chặn các hành vi tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin thông qua việc giám sát, thu thập, phân tích các
sự kiện đang xảy ra trên hệ thống thông tin;
c) Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng là dịch vụ hỗ trợ
tư vấn, kiểm tra, đánh giá, triển khai, thiết kế, xây dựng các giải pháp bảo đảm
an toàn thông tin;
d) Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là dịch vụ
xử lý, khắc phục kịp thời sự cố gây mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin;
đ) Dịch vụ khôi phục dữ liệu là dịch vụ khôi phục dữ liệu
trong hệ thống thông tin đã bị xóa hoặc hư hỏng;
e) Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là dịch
vụ rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống
thông tin; phát hiện lỗ hổng, Điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro mất an toàn thông
tin;
g) Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự là dịch vụ hỗ trợ người
sử dụng bảo đảm tính bí mật của thông tin, hệ thống thông tin mà không sử dụng
hệ thống mật mã dân sự.
Điều 4. Danh Mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu
theo giấy phép
1. Sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy
phép bao gồm:
1. https://docluat.vn/archive/3213/
2. https://docluat.vn/archive/2531/
3. https://docluat.vn/archive/2696/
a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;
c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Danh Mục chi Tiết
các sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép quy định tại Khoản
1 Điều này.
3. Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì không yêu cầu Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.
Chương II. CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
SẢN PHẨM, DỊCH VỤ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Điều 5. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn
thông tin mạng
1. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép kinh doanh
sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
2. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông
tin mạng được cấp cho doanh nghiệp có thời hạn là 10 năm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ an toàn thông tin mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các
Điều kiện quy định tại Điều 42 Luật an toàn thông
tin mạng và các Điều kiện tại Nghị định này.
2. Đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin
mạng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều
kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm
c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể
như sau:
a) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu
chuyên môn về an toàn thông tin; có cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm chính có bằng
đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin
hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của
phương án kinh doanh;
b) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội
dung: Mục đích nhập khẩu; phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm; sự đáp ứng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; chi Tiết các
tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
3. Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn thông tin
mạng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều
kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm
b, c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể
như sau:
a) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và công nghệ
sản xuất phù hợp với phương án kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
b) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu
chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên
ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn
thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh
doanh;
c) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội
dung: Phạm vi đối tượng cung cấp sản phẩm; loại hình sản phẩm dự kiến sản xuất;
sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm;
các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
4. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng
quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần
đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện
tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn
thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với
quy mô cung cấp dịch vụ, phương án kinh doanh;
b) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu
chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên
ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn
thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh
doanh;
c) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội
dung: Phạm vi đối tượng cung cấp dịch vụ; loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp;
phương án bảo mật thông tin của khách hàng; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ.
5. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm tra đánh giá
an toàn thông tin mạng cần đáp ứng
Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật an toàn
thông tin mạng. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin
không sử dụng mật mã dân sự cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản
3 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng. Chi Tiết các Điều kiện tại Điểm
a, d Khoản 2 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể
như sau:
a) Các Điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Có phương án kỹ thuật phù hợp và bao gồm các nội dung:
Tổng thể hệ thống kỹ thuật; việc đáp ứng về chức năng của hệ thống tương ứng với
loại hình dịch vụ dự kiến cung
cấp; việc đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng tương ứng.
Điều 7. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh
sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Hồ sơ và trình tự thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn,
tạm đình chỉ, thu hồi và cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn
thông tin mạng theo quy định tại Điều 43, 44, 45 Luật
an toàn thông tin mạng.
Điều 8. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông
bằng một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
b) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
c) Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản hoặc qua thư điện tử về việc đã nhận hồ sơ của
doanh nghiệp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
3. Đối với hình thức nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là
ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp nộp.
4. Đối với hình thức nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu
chính, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển đến.
1. https://docluat.vn/archive/1390/
2. https://docluat.vn/archive/2116/
3. https://docluat.vn/archive/2965/
5. Đối với hình thức nộp trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền
thông triển khai cấp Giấy
phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng theo lộ trình cung cấp
dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ.
Điều 9. Kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ an toàn thông tin mạng phải làm bằng tiếng Việt, gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 04 bộ
bản sao hồ sơ hợp lệ đối
với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép, 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ bản sao hồ sơ hợp lệ đối với các trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép. Bộ hồ sơ gốc phải có đủ
chữ ký, dấu xác nhận của doanh nghiệp, các tài liệu do doanh nghiệp lập nếu có
từ 02 tờ văn bản trở lên phải có dấu giáp lai. Các bộ bản sao hồ sơ hợp lệ
không yêu cầu phải có dấu xác nhận, dấu chứng thực bản sao nhưng phải có dấu giáp lai của
doanh nghiệp nộp hồ sơ.
2. Mẫu hồ sơ về Đơn đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn/sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an
toàn thông tin mạng quy định tại Mẫu số 02; Phương án kinh doanh quy định tại Mẫu số 03; Phương án kỹ thuật quy định tại Mẫu số 04; Báo
cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông
tin mạng quy định tại Mẫu số 05
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra và thông báo cho
doanh nghiệp nộp hồ sơ biết về tính hợp lệ của hồ sơ sau 03 ngày làm việc kể từ
khi nhận được hồ sơ.
4. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ được thực hiện dựa
trên các tiêu chí sau:
a) Hồ sơ được lập theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều
này;
b) Đủ tài liệu quy định tương ứng đối với từng loại hồ sơ đề nghị cấp
phép quy định tại Điều 43 Luật an toàn thông tin mạng;
c) Các tài liệu cung cấp đủ đầu Mục thông tin theo yêu cầu
và tuân theo mẫu hồ sơ tương ứng đã được quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
5. Đối với hồ sơ không hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền
thông có văn bản thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ và nêu rõ yếu tố không hợp
lệ. Doanh nghiệp có quyền nộp lại hồ sơ bổ sung hoặc văn bản giải trình tính hợp
lệ. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ nộp lại được thực hiện theo quy định tại
Khoản 4 Điều này.
Điều 10. Nộp, giải trình, bổ sung hồ sơ trong quá trình
thẩm định
1. Trong thời hạn thẩm định hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền
thông có quyền gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giải trình bằng
văn bản hoặc giải trình trực tiếp nếu hồ sơ đề nghị cấp phép tương ứng không
cung cấp đủ thông
tin, không đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định nhưng không quá 01 lần.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải
trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp cho Bộ Thông tin và Truyền thông
theo nội dung yêu cầu và trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày
doanh nghiệp nhận được thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này. Thời hạn thẩm định
được tính tiếp kể từ thời Điểm đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ bổ sung
hoặc văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc ngày ký biên bản cuộc họp giải
trình.
3. Nếu kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung, giải trình
quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp không nộp hồ sơ bổ sung hoặc không
giải trình và không có văn bản đề nghị được lùi thời hạn nộp bổ sung thì xem
như doanh nghiệp từ bỏ việc nộp hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ nộp sau khi hết hạn nộp bổ sung, giải trình hoặc sau ngày doanh nghiệp
đề nghị được lùi thời hạn được xét như tiếp nhận hồ sơ nộp mới.
4. Thời gian thẩm định hồ sơ ban đầu và hồ sơ bổ sung, ý kiến giải trình và cấp Giấy phép hoặc
ra thông báo không cấp Giấy phép;
a) Không vượt quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
b) Không vượt quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép và hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
c) Không vượt quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối
với hồ
sơ đề nghị cấp lại Giấy phép.
Điều 11. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ an toàn thông tin mạng có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu và báo cáo định kỳ hằng năm (trước ngày 31 tháng 12) về
tình hình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin
và Truyền thông theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Điều Khoản chuyển tiếp
1. Doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn
thông tin mạng quy định
tại Điều 3 Nghị định này cần hoàn tất hồ sơ, thủ tục để được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
tối đa 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Đối với các hợp đồng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an
toàn thông tin mạng đã được ký kết và có giá trị trước thời Điểm Nghị định này
có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện các nội dung trong hợp đồng.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2016.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm
hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này./.
BIỂU MẪU KÈM THEO
Mẫu số 01.Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.docx |
Mẫu số 02.Đơn đề nghị cấp,cấp lại,gia hạn,sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.docx |
Mẫu số 03.Phương án kinh doanh.docx |
Mẫu số 04.Phương án kỹ thuật.docx |
Mẫu số 05.Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.docx |
Phu luc 108_2016_ND-CP.doc |
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |