Chương XXII. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰQUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực
hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 thángđến03 năm.
Toc
- 1.
Chương XXII. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰQUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
- 1.1. Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
- 1.2. Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
- 1.3. Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
- 1.4. Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
- 1.5. Điều 334. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
- 1.6. Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
- 1.7. Điều 336. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
- 1.8. Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước
- 1.9. Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
- 1.10. Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
- 1.11. Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
- 1.12. Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
- 1.13. Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
- 1.14. Điều 343. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
- 1.15. Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản
- 1.16. Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
- 1.17. Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới
- 1.18. Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
- 1.19. Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
- 1.20. Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
- 1.21. Điều 350. Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
- 1.22. Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
- 2. Chương XXIII. CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
- 3. Mục 1. CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG
- 3.1. Điều 353. Tội tham ô tài sản
- 3.2. Điều 354. Tội nhận hối lộ
- 3.3. Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- 3.4. Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
- 3.5. Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
- 3.6. Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
- 3.7. Điều 359. Tội giả mạo trong công tác
- 4. Mục 2. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ
- 5. Related articles 01:
- 6. Chương XXIV. CÁC TỘI
XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
- 6.1. Điều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
- 6.2. Điều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
- 6.3. Điều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
- 6.4. Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật
- 6.5. Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật
- 6.6. Điều 372. Tội ép buộcngười có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- 6.7. Điều 373. Tội dùng nhục hình
- 6.8. Điều 374. Tội bức cung
- 6.9. Điều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án,vụ việc
- 6.10. Điều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạmgiam, người đang chấp hành án phạt tùtrốn
- 6.11. Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật
- 6.12. Điều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù
- 6.13. Điều 379. Tội không thi hành án
- 6.14. Điều 380. Tội không chấp hành án
- 6.15. Điều 381. Tội cản trở việc thi hành án
- 6.16. Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
- 6.17. Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu
- 6.18. Điều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu
- 6.19. Điều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
- 6.20. Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
- 7. Related articles 02:
- 8. Chương XXV. CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH
NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
PHỐI THUỘC VỚI QUÂN ĐỘI TRONG
CHIẾN ĐẤU, PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU
- 8.1. Điều 392. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
- 8.2. Điều 393. Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật
- 8.3. Điều 394. Tội chống mệnh lệnh
- 8.4. Điều 395.Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh
- 8.5. Điều 396. Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ
- 8.6. Điều 397. Tội làm nhục đồng đội
- 8.7. Điều 398. Tội hành hung đồng đội
- 8.8. Điều 399. Tội đầu hàng địch
- 8.9. Điều 400. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh
- 8.10. Điều 401. Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu
- 8.11. Điều 402. Tội đào ngũ
- 8.12. Điều 404. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự
- 8.13. Điều 405. Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự
- 8.14. Điều 406. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự
- 8.15. Điều 407. Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự
- 8.16. Điều 408. Tội báo cáo sai
- 8.17. Điều 409. Tội vi phạm quy định về trực ban, trực chiến, trực chỉ huy
- 8.18. Điều 411. Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện
- 8.19. Điều 412. Tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự
- 8.20. Điều 413. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự
- 8.21. Điều 414. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
- 8.22. Điều 415. Tội quấy nhiễu nhân dân
- 8.23. Điều 416. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ
- 8.24. Điều 417. Tội cố ý bỏ thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh
- 8.25. Điều 418. Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ
- 8.26. Điều 420. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh
- 9. Chương XXVI. CÁC TỘI PHÁ HOẠI HÒA BÌNH,CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH
- 10. Phần thứ ba. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích
động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản
50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Người nào lợi dụng các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội
họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng
xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp
hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành
lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị
nhập ngũ
1. Người nào là quân nhân
dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động
viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực
lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 334. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa
vụ quân sự
1. Người nào lợi dụng chức
vụ, quyền hạn làm trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi
tập trung huấn luyện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội trong thời
chiến thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Người nào cố ý cản trở
việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn
hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 336. Tội đăng
ký hộ tịch trái pháp luật
1. Người nào có nhiệm vụ,
quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật, đã
bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đăng ký, cấp giấy tờ về
hộ tịch trái pháp luật cho 02 người trở lên;
b) Giấy tờ về hộ tịch đã
được cấp, đăng ký trái pháp luật được sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp
luật.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm
đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ
hoặc mua bán bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110
của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tộitrong những trường hợp sau đây,thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ
tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
c) Gây tổn hại về quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3.
Phạm tội trong cáctrường hợp sau
đây,thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ
tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ
chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất
vật, tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào vô ý làm lộ bí
mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội trong những
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ
tối mật, tuyệt mật;
b) Gây tổn hại về quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa chế độ chính trị, độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc,vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm
mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các
tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào sửa chữa, làm
sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng
nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội
phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Sử dụng giấy tờ, tài
liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc
tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu,
tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu,
giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con
dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài
liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính
10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm:
a) Làm 06
con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài
liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính
50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.
Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào chiếm đoạt,
mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không
thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu
lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;
c)
Thực hiện hành vi trái pháp luật;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 343. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
1. Người nào chiếm dụng chỗ
ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nhà ở, công trình xây dựng
trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
2. Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản
1. Người nào vi phạm các
quy định về hoạt động xuất bản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a)
Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản xuất
bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
b)
In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất
bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh
doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;
c)
Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi,
tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản
trở lên đối với từng xuất bản phẩm;
d)
Đăng tải trên phương tiện điện tử xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy
định của pháp luật hoặc không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định
xuất bản, không có bản thảo đã được ký duyệt mà xuất bản xuất bản phẩm đó;
đ)
Phạm tội có số lượng xuất bản phẩm dưới mức quy định tại một trong các điểm b
hoặc điểm c khoản này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về
tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
e)
Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 05 năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài
liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản
có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản;
c)
Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng
di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm các
quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng
cảnh, gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc
cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội trong trường
hợp gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ
500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di
tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc
biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới
1. Người nào vi phạm quy
định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Tái phạm hoặc phạm tội
gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, cấm cư trú từ một 01 năm đến 05 năm.
Điều 347.
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập
cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà
tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam
trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến
10 người;
d) Có tính chất chuyên
nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở
lên;
b) Thu lợi bất chính
500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi
nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi
giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ
01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến
10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở
lên;
b) Thu lợi bất chính
500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 350. Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc
ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào cưỡng ép người
khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tộitrong những trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với từ 05 người đến
10 người;
c) Có tính chất chuyên
nghiệp;
d) Vì động cơ đê hèn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Đối với 11 người trở
lên;
b) Làm chết người.
Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
Người nào cố ý xúc phạm
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Chương XXIII. CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
Điều 352. Khái niệm tội phạm về chức vụ
1. Các tội phạm về chức vụ
là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có
chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do
hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,
được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi
thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Mục 1. CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG
Điều 353. Tội
tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn
vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1
Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói,
giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những
vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới
3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến
dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc
ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất
định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ
chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc
qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất
kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ
chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu
cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000
đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc
đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000
đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến
dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi
ích vật chất khác trị giá
1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ
chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Điều 355. Tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000
đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1
Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới
3.000.000.000 đồng;
e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói,
giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những
vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới
5.000.000.000 đồng;
c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc
ngừng hoạt động;
d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở
lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc
động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt
hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản
1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng.
Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt
quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ
10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ
01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về
tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 15 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng.
Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc
qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi
hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm
hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công
việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06
năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000
đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới
3.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ
500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến
dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá
1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng.
Điều 359. Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi
dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là
người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả
đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến
10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm
nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả
trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng.
Mục 2. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ
Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm
mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong
các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376
của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở
lên;
b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, trừ trường
hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm
đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt,
mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại các điều 110, 337 và Điều 342 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng
trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản
100.000.000 đồng trở lên;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của
cơ quan, tổ chức;
e) Để người khác sử dụng thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 362. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội
làm mất tài liệu bí mật công tác
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài
liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
1. https://docluat.vn/archive/2564/
2. https://docluat.vn/archive/929/
3. https://docluat.vn/archive/3816/
a) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động
của cơ quan, tổ chức;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Để người khác sử dụng thực hiện
tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thiệt hại về tài sản
500.000.000 đồng trở lên;
b) Để người khác sử dụng thực hiện
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 363. Tội đào nhiệm
1. Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ
bỏ nhiệm vụ công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 31% trở lên;
b) Gây
thiệt hại về tài sản có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000
đồng;
c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm
chết người;
b) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
c) Gây thiệt hại về tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng
trở lên;
d) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch
bệnh hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 364. Tội
đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc
sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác
bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bịphạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặcphạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác
trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài
sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000
đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài
sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồngtrở lên, thì bị
phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức
nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong
các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại
Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà
chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được
trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và
được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Điều 365. Tội môi giới hối lộ
1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặcphạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ
500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm.
4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá
1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 200.000.000 đồng.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi
bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ
chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ quyền hạn để trục lợi
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ
lợi ích nào dưới mọi hình thức thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã
bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc
đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm
của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặcphạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng.
Chương XXIV. CÁC TỘI
XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 367. Khái
niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm
phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.
Điều 368. Tội
truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình
sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Đối với 02 người đến 05 người;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu;
d) Gây rối loạn tâm
thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Đối với 06 người trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Gây rối loạn tâm
thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 369. Tội không truy cứu trách
nhiệm hình sự người có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm
hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực
hiện tội phạm rất nghiêm trọng;
b) Đối với 02 người đến 05 người;
c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn
hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp
tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
d) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với 05 người trở lên;
b) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng;
d) Làm người bị hại tự sát.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là
trái pháp luật,thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai,
người già yếu;
c) Kết án oan người vô tội về
tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc
tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện
tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất
nghiêm trọng;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi
của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi
kiện từ 11% đến 45%;
e) Gây thiệt hại về
tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng;
b) Bỏ lọt tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi
của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi
kiện 46% trở lên;
d) Dẫn đến bị cáo, người bị hại,
nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị
khởi kiện tự sát;
đ) Gây thiệt hại về tài sản
1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi
hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài
sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong
các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ
nữ mà biết có thai, người già yếu;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi
của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải
chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11 % đến 45%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm
thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị
kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi
kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;
b) Làm người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án,
người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000
đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 372. Tội ép buộcngười có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái
pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp
luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn
nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 373. Tội dùng nhục hình
1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc
thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử
tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức
nào,thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
đ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khoẻ
cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khoẻ
cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm người bị nhục hình tự sát.
4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt
tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 374. Tội bức cung
1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn
trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin
liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với ngườidưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật
nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục
nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử;
g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải
khai sai sự thật.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bức cung tự sát;
b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội
phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm người bị bức cung chết;
b) Dẫn đến làm oan người vô tội;
c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án,vụ việc
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư
ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp,
người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi,
đánh tráo, huỷ hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các
thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;
c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt
tội phạm;
b) Làm người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án,
người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;
c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị
tạm giữ, tạmgiam, người đang
chấp hành án phạt tùtrốn
1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý,
canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp
hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy
định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm vụ án
bị tạm đình chỉ;
b) Người bỏ trốn
trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
c) Người bỏ trốn tiếp tục thực
hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:
a) Làm vụ án bị đình chỉ;
b) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;
c) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;
d) Để người thực hiện
tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Để 06 người trở lên bỏ trốn;
c) Để người thực hiện
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người
trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một
trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do
theo quy định của luật;
b) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ
theo quy định của luật;
c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được
trả tự do theo quy định của luật;
d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có
lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng
chưa có hiệu lực thi hành;
đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam
hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm
giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;
b) Làm người bị giam, giữ trái
pháp luật bị tổn hại về sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60%;
c) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào
hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
đ) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt
nặng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;
b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại
về sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;
c) Làm người bị giam, giữ tự sát;
d) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang
bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền
tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang
chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam,
người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng;
b) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có
hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực
hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
c) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
d) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;
b) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 379. Tội không thi hành án
1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết
định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án,
quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án
bỏ trốn;
c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án,
người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán
tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ
50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến người bị kết án,
người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm
trọng;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án,
người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa
vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến người bị kết án, người phải
chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án,
người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa
vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 380. Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công
vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.
Điều 381. Tội cản trở việc thi hành án
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở
việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án
bỏ trốn;
b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án,
người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa
vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến người bị kết án,
người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện
tội phạm;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án,
người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa
vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai
sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài
sản, người thẩm định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào
chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình
biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến
01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt
tội phạm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám
định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản,
người thẩm định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh
việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối
cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong
việc khai báo, cung cấp tài liệu
1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng,
người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự,
kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc
không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám
định, người định giá tài sản, người thẩm định giá tài sản kết luận gian dối,
người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
Điều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản,
phong tỏa tài khoản
1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên,
bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện
một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phá huỷ niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản
mà không có quyết định của người có thẩm quyền;
b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ
hoại tài sản bị kê biên.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;
b) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người
phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không
thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang
bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử
hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
1. https://docluat.vn/archive/2546/
2. https://docluat.vn/archive/2410/
3. https://docluat.vn/archive/3313/
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Điều 387. Tội đánh tháo ngườibị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị
áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam,
người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc
gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ
1. Người nào thực hiện một
trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử
lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này
mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều
119, 170, 252, 253, 254 và 255 thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây rối hoặc chống lại
mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư
hỏng tài sản;
c) Cưỡng đoạt tài sản;
d) Đưa vào, tàng trữ, chiếm
đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;
đ) Đưa vào, tàng trữ, sử
dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có
thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03
năm.
Điều 389. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong
các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm
an ninh quốc gia;
b) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và
4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội
cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán
người);
c) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152
(tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16
tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người)
d) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản);
Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các
khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các
khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
đ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189,
khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 190,
các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3
(tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất,
buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,
thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất
hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều
205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội
vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều
208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các
giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các
khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu
tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy
định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222 các khoản 2 và
3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223 các
khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm
trọng); Điều 224 các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình
xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại
rừng);
e) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều
249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép
chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm
đoạt chất ma tuý); Điều 253 (tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào
việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức
sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép
chất ma tuý); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma
tuý); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều
259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);
g) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái
phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 299 (tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc
con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá huỷ công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309,
các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các
khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái
phép chất cháy, chất độc);
h) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18
tuổi);
i) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);
Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4
(tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và
3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các
khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2,
3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều
364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội
làm môi giới hối lộ);
k) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều
374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị
áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);
l) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại
hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn
cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm
tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định
tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà
không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ
luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người
phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự hoặc miễn hình phạt.
Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa
1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người
khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;
b) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.
Chương XXV. CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH
NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
PHỐI THUỘC VỚI QUÂN ĐỘI TRONG
CHIẾN ĐẤU, PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU
Điều 392. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về
các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
1. Quân nhân tại ngũ, công
nhân, viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân dự bị trong
thời gian tập trung huấn luyện.
3. Dân quân, tự vệ trong
thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
4. Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.
Điều 393. Tội ra mệnh
lệnh trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức
vụ, quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt
tù từ 07 năm đến 15 năm.
Điều 394. Tội chống mệnh lệnh
1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện
mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d)Gây hậu quả nghiêm
trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Điều 395.Tội chấp hành
không nghiêm chỉnh mệnh lệnh
1. Người nào chấp hành mệnh
lệnh của người có thẩm quyền một
cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 396. Tội cản trở đồng đội
thực hiện nhiệm vụ
1. Người nào cản trở đồng
đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện
không đầy đủ nhiệm vụ được giao, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến
sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.
Điều 397. Tội làm nhục đồng đội
1.
Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
đồng đội, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a)
Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b)
Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;
c)
Vì lý do công vụ của nạn nhân;
d)
Trong khu vực có chiến sự;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở
lên;
g) Gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
h) Làm nạn
nhân tự sát.
Điều 398. Tội hành hung đồng đội
1.
Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của đồng đội mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ
luật này, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a)
Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b)
Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;
c)
Vì lý do công vụ của nạn nhân;
d)
Trong khu vực có chiến sự;
đ)
Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 399. Tội đầu hàng địch
1. Người nào đầu hàng địch
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân
sự;
c) Giao nộp tài liệu quan trọng hoặc khai báo bí mật công
tác quân sự;
d) Lôi kéo người khác phạm tội;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Giao nộp cho địch
vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 400.
Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh
1. Người nào
khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật công tác quân sự hoặc tự nguyện
làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ
huy hoặc sĩ quan;
b) Đối xử
tàn ác với tù binh khác;
c) Lôi kéo
người khác khai báo, làm việc cho địch;
d) Gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Giao nộp cho địch vật,
tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 401. Tội bỏ vị trí chiến đấu
hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu
1.
Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân
sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d)Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm
tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Điều 402. Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng
ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm
tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ
khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm
trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 403. Tội trốn tránh nhiệm vụ
1. Người nào tự gây thương
tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để
trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Trong thời chiến;
d) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
đ) Trong tình trạng khẩn cấp;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,
thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.
Điều 404. Tội cố ý làm lộ
bí mật công tác quân sự
1. Người nào cố ý làm lộ bí
mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a)
Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b)
Trong khu vực có chiến sự;
c)
Trong chiến đấu;
d)
Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 405. Tội chiếm đoạt, mua
bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự
1. Người nào chiếm đoạt,
mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một
trong các trường hợp quy định tại cácđiều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a)
Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b)
Trong khu vực có chiến sự;
c)
Trong chiến đấu;
d)
Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 406. Tội vô ý
làm lộ bí mật công tác quân sự
1. Người nào vô ý làm lộ bí
mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điều 338 và 362 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)
Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b)
Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong chiến đấu;
d)
Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 407. Tội làm mất tài liệu
bí mật công tác quân sự
1. Người nào làm mất tài
liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 338 và 362 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)
Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b)
Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong chiến đấu;
d)
Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 408. Tội báo cáo sai
1. Người nào cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02năm đến 07 năm:
a)
Trong chiến đấu;
b)
Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong tình trạng khẩn cấp;
d)
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng.
Điều 409. Tội vi phạm quy định
về trực ban, trực chiến, trực chỉ huy
1. Người nào không chấp
hành nghiêm chỉnh chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy gây hậu
quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a)
Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ)
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng.
Điều 410. Tội vi phạm quy định về bảo vệ
1. Người nào không chấp
hành nghiêm chỉnh quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm người được bảo vệ,
hộ tống bị tổn thương cơ thể;
b) Làm hư hỏng phương tiện
kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Làm thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
d) Gây hậu quả nghiêm
trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm người được bảo vệ,
hộ tống chết;
b) Làm mất phương tiện kỹ
thuật, thiết bị quân sự;
c)
Trong chiến đấu;
d) Trong khu vực
có chiến sự;
đ) Lôi kéo người khác phạm
tội;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 411. Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn
trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện
1. Người nào không chấp
hành nghiêm chỉnh những quy định bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong
huấn luyện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Điều 412. Tội vi phạm quy định
về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự
1. Người nào vi phạm quy
định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự gây
hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a)
Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực
có chiến sự;
c)Gây hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 413. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng,
trang bị kỹ thuật quân sự
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân
dụng, trang bị kỹ thuật quân sự, nếu
không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 114 và 303 của Bộ luật này, thì bị phạttù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d)
Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Điều 414. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào được giao quản
lý, được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà làm mất
hoặc vô ý làm hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Điều 415. Tội quấy nhiễu nhân dân
1. Người nào có hành vi
quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây
hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm
tội;
c) Trong khu vực có chiến
sự;
d) Trong khu vực đã có lệnh
ban bố tình trạng khẩn cấp;
đ)
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng.
Điều 416. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm
vụ
1. Người nào trong khi thực
hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại
về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng của Nhà nước, của tổ
chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở
lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Điều 417. Tội cố ý bỏ
thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh
1. Người nào có trách nhiệm
mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương
binh dẫn đến không tìm thấy thương binh, tử sỹ hoặc thương binh bị chết, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối với 02 thương binh hoặc 02 tử sỹ trở lên.
Điều 418. Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ
1.
Người nào chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của 02 tử sỹ trở lên.
Điều 419. Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm
1. Người nào trong chiến
đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Chiến lợi phẩm trị giá
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến uy
tín quân đội;
d) Chiến lợi phẩm có giá
trị trong quân sự;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
a) Chiến lợi phẩm trị giá
500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiến lợi phẩm có giá
trị đặc biệt trong quân sự;
c) Gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.
Điều 420. Tội ngược đãi tù
binh, hàng binh
Người nào ngược đãi tù
binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm.
Chương XXVI. CÁC TỘI PHÁ HOẠI HÒA BÌNH,CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH
Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
1. Người nào tuyên truyền,
kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh
xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường
hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 20 năm.
Điều 422. Tội chống loài người
1. Người nào trong thời
bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của
một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của
một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc
thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm
đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường
hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 20 năm.
Điều 423. Tội phạm chiến tranh
1. Người nào trong thời kỳ
chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người
bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các
phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi
phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường
hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 20 năm.
Điều 424. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh
thuê
Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh
thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền,
thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Điều 425. Tội làm lính đánh thuê
Người nào làm lính đánh
thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Phần
thứ ba. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 426. Hiệu lực thi hành
Bộ luật này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Bộ
luật hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu
lực thi hành.
Bộ luật
này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 10 thông qua ngày 27 tháng11 năm 2015./.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |