1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
2.1 Điều 3. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng2.2 Điều 4. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân2.3 Điều 5. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất do cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng2.4 Điều 6. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở2.5 Điều 7. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân2.6 Điều 8. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh2.7 Điều 9. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất2.8 Điều 10. Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ2.9 Điều 11. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất2.10 Điều 12. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất2.11 Điều 13. Bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất2.12 Điều 14. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước2.13 Điều 15. Bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất2.14 Điều 16. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người2.15 Điều 17. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư2.16 Điều 18. Bồi thường về di chuyển mồ mả2.17 Điều 19. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất2.18 Điều 20. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp2.19 Điều 21. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở2.20 Điều 22. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở2.21 Điều 23. Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước2.22 Điều 24. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn2.23 Điều 25. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất2.24 Điều 26. Về lập và thực hiện dự án tái định cư2.25 Điều 27. Suất tái định cư tối thiểu2.26 Điều 28. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điều 17 của Nghị định này2.27 Điều 29. Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng và trách nhiệm tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành2.28 Điều 30. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư2.29 Điều 31. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư2.30 Điều 32. Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3.1 Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh3.2 Điều 34. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành Nghị định3.3 Điều 35. Hiệu lực thi hành3.4 Điều 36. Trách nhiệm thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
NGHỊ ĐỊNH 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 05 năm 2014
QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI ĐẤT
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một
số điều, khoản của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan
đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương 2. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI ĐẤT
Điều 3. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Đối tượng được bồi thường chi phí
đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an
ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là các trường
hợp quy định tại Điều 76 của Luật Đất đai.
2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là
các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng
đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất
còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần
của các khoản chi phí sau:
a) Chi phí san lấp mặt bằng;
b) Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ
của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp;
c) Chi phí gia cố khả năng chịu lực
chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
d) Chi phí khác có liên quan đã đầu
tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
3. Điều kiện xác định chi phí đầu tư
vào đất còn lại:
a) Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã
đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng
từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương
quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;
b) Chi phí đầu tư vào đất không có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
4. Chi phí đầu
tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có
quyết định thu hồi đất và được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;
P1: Chi phí san lấp mặt bằng;
P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ
của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp;
P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực
chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu
tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;
T1: Thời hạn sử dụng đất;
T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.
Đối với trường hợp thời điểm đầu tư
vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng
đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.
Điều 4. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình,
cá nhân
Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với
hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật
Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng
7 năm 2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ
người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được
bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.
2. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được bồi thường đối với diện tích
đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp. Đối với phần diện tích đất nông nghiệp
vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì không được bồi thường về đất nhưng được
xem xét hỗ trợ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
3. Thời hạn sử dụng đất để tính bồi
thường đối với đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng có nguồn
gốc được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, công
nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
về đất đai, được áp dụng như đối với trường hợp đất được Nhà nước giao sử dụng
ổn định lâu dài.
Điều 5. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn
lại khi Nhà nước thu hồi đất do cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng
1. Việc bồi thường về đất, chi phí
đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của cộng đồng dân
cư, cơ sở tôn giáo quy định tại Khoản 3 Điều 78 của Luật Đất đai
được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với đất nông nghiệp sử dụng
trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi
hành) có nguồn gốc không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử
dụng đất, đất do được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật Đất đai thì được bồi
thường về đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 của Luật Đất đai;
b) Đối với đất nông nghiệp sử dụng có
nguồn gốc do được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất
trả tiền thuê đất hàng năm thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi
thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Việc xác định chi phí đầu tư
vào đất còn lại để tính bồi thường thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị
định này.
2. Việc bồi thường về đất, chi phí
đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất
ở của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo quy định tại Khoản 5 Điều
81 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với đất phi nông nghiệp sử
dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất có nguồn gốc do được
Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng
năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật Đất đai
thì được bồi thường về đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 của
Luật Đất đai.
Trường hợp đất phi nông nghiệp của cơ
sở tôn giáo sử dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến thời điểm có Thông báo thu
hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho thì không được bồi thường về đất;
b) Đối với đất phi nông nghiệp có
nguồn gốc do được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất
trả tiền thuê đất hàng năm thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi
thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Việc xác định chi phí đầu tư
vào đất còn lại để tính bồi thường thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị
định này.
Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một
phần diện tích mà diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng,
nếu cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo còn có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích
chung của cộng đồng, cơ sở tôn giáo thì được Nhà nước giao đất mới tại nơi
khác; việc giao đất mới tại nơi khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việc bồi thường về đất khi Nhà nước
thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được
thực hiện theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc
phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào
khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi
thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;
b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc
phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác
trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường
bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi
thường bằng đất ở.
2. Trường hợp trong hộ gia đình quy
định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng
chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ
gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình
có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết
định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
3. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà
không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thi được Nhà
nước bồi thường bằng tiền.
4. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải
di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có
chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được
Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng
đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi
Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
5. Trường hợp
trong thửa đất ở thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là
đất ở thì hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng đất
đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa
phương, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và việc chuyển mục đích sang đất ở
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất;
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để
thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện
được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì
việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp thu hồi một phần diện
tích đất của dự án mà phần còn lại vẫn đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án
thì được bồi thường bằng tiền đối với phần diện tích đất thu hồi;
b) Trường hợp thu hồi toàn bộ diện
tích đất hoặc thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại không đủ
điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng đất để thực hiện
dự án hoặc bồi thường bằng tiền;
c) Đối với dự án đã đưa vào kinh
doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng tiền.
Điều 7. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn
lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia
đình, cá nhân
Việc bồi thường về đất, chi phí đầu
tư vào đất còn lại đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia
đình, cá nhân quy định tại Điều 80 của Luật Đất đai được
thực hiện theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu đủ điều
kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai
thì được bồi thường về đất, cụ thể như sau:
a) Đối với đất sử dụng có thời hạn
thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi; thời hạn
sử dụng đất được bồi thường là thời hạn sử dụng còn lại của đất thu hồi; nếu
không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền và được xác định như
sau:
Trong đó:
Tbt: Số tiền được bồi thường;
G: Giá đất cụ thể tại thời điểm có
quyết định thu hồi đất; nếu đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
thì G là giá đất cụ thể tính tiền sử dụng đất, nếu đất được Nhà nước cho thuê
trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì G là giá đất cụ thể tính tiền thuê
đất;
S: Diện tích đất thu hồi;
T1: Thời hạn sử dụng đất;
T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại;
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân
được bồi thường bằng đất mà có nhu cầu sử dụng với thời hạn dài hơn thời hạn sử
dụng còn lại của đất thu hồi thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng thời
hạn sử dụng nhưng người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
thời gian được tăng theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê
đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì
không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn
lại (nếu có) theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất do thực
hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thì được bồi thường về đất.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, quỹ đất tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định cụ thể việc bồi thường.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp khác có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài mà có đủ điều kiện được bồi
thường theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường
về đất theo giá đất ở.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất có nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà có nguồn gốc do lấn, chiếm, khi
Nhà nước thu hồi đất nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước giao đất ở
mới có thu tiền sử dụng đất hoặc bán nhà ở tái định cư. Giá đất ở tính thu tiền
sử dụng đất, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Điều 8. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn
lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh
tế, doanh nghiệp liên doanh
1. Việc bồi thường về đất khi Nhà
nước thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định
sau đây:
a) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc
một phần diện tích đất mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện
dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường
bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng nếu dự án đã có chuyển nhượng
quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng; được bồi thường bằng tiền nếu dự án đang
trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng và chưa có chuyển nhượng quyền sử dụng
đất gắn với hạ tầng đó;
b) Trường hợp thu hồi một phần diện
tích đất mà phần còn lại đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng làm nghĩa trang,
nghĩa địa thì chủ dự án được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất thu
hồi. Nếu trên diện tích đất thu hồi đã có mồ mả thì bố trí di dời mồ mả đó vào
khu vực đất còn lại của dự án; trường hợp khu vực đất còn lại của dự án đã chuyển
nhượng hết thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng giao đất mới tại nơi khác
để làm nghĩa trang, nghĩa địa phục vụ việc di dời mồ mả tại khu vực có đất thu
hồi.
Việc giao đất tại nơi khác để làm
nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại Điểm này phải phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Doanh nghiệp liên doanh sử dụng
đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
quy định tại Điều 184 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi
đất thì được bồi thường về đất theo quy định tại Khoản 2 Điều
74 của Luật Đất đai trong các trường hợp sau:
a) Đất do tổ chức kinh tế góp vốn
theo quy định tại Điều 184 của Luật Đất đai có nguồn gốc
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê thu tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp không có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Đất do tổ chức kinh tế được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất mà
tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, cho thuê đất thu tiền thuê
đất hàng năm mà được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất như ngân sách nhà nước
cấp cho doanh nghiệp, không phải ghi nhận nợ và không phải hoàn trả tiền thuê
đất theo quy định của pháp luật về đất đai để góp vốn liên doanh với tổ chức,
cá nhân nước ngoài;
c) Đất do tổ chức kinh tế góp vốn có
nguồn gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà
tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước;
d) Đất do người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; doanh nghiệp liên doanh mà bên
Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất nay chuyển thành doanh nghiệp có 100%
vốn nước ngoài.
Điều 9. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây
dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
Việc bồi thường đối với nhà, công
trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định
sau đây:
1. Mức bồi thường nhà, công trình
bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính
bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.
Giá trị hiện có của nhà, công trình
bị thiệt hại được xác định bằng (=) tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà,
công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu
chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm
theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định,
nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có
tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
2. Giá trị hiện có của nhà, công
trình bị thiệt hại được xác định theo công thức sau:
1. https://docluat.vn/archive/1100/
2. https://docluat.vn/archive/956/
3. https://docluat.vn/archive/969/
Trong đó:
Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công
trình bị thiệt hại;
G1: Giá trị xây mới nhà, công trình
bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban
hành;
T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với
nhà, công trình bị thiệt hại;
T1: Thời gian mà nhà, công trình bị
thiệt hại đã qua sử dụng.
3. Đối với nhà, công trình xây dựng
khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường
cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ
một phần, những vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần
giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại
theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
4. Đối với nhà, công trình xây dựng
không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành
thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều
kiện thực tế tại địa phương.
Điều 10. Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng
đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi
xây dựng công trình có hành lang bảo vệ
Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả
năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành
lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ quy định tại Điều 94 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
1. Trường hợp làm thay đổi mục đích
sử dụng đất:
a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất
từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc từ đất ở sang đất
nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G1 – G2) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G1: Giá đất ở tính bình quân mỗi m2;
G2: Giá đất phi nông nghiệp không
phải đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích
sử dụng đất;
b) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất
từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi
thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G3 – G4) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G3: Giá đất phi nông nghiệp không
phải đất ở tính bình quân mỗi m2;
G4: Giá đất nông nghiệp tính bình
quân cho mỗi m2;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích
sử dụng đất.
2. Trường hợp không làm thay đổi mục
đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì việc xác định mức
bồi thường thiệt hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại
địa phương quy định cụ thể.
3. Nhà ở, công trình xây dựng khác và
các tài sản khác gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn bị thiệt
hại do phải giải tỏa thì được bồi thường theo mức thiệt hại theo quy định.
4. Khi hành lang bảo vệ an toàn công
trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích thửa đất có nhà ở, công trình
xây dựng thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại
Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
5. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở
nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo
vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã,
phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định
cư; được bồi thường chi phí di chuyển, và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản
xuất
Điều 11. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu
hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004
nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
Đất được giao không đúng thẩm quyền
trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng người đang sử dụng đất đã nộp tiền để được
sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc bồi
thường, hỗ trợ về đất được thực hiện theo quy định sau:
1. Trường hợp sử dụng đất trước ngày
15 tháng 10 năm 1993 thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với
diện tích và loại đất được giao.
2. Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15
tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì người đang sử dụng đất
được bồi thường, hỗ trợ như sau:
a) Được bồi thường, hỗ trợ đối với
diện tích đất được giao là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là
đất ở, đất ở trong hạn mức giao đất quy định tại Khoản 2 Điều
83 và Khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai năm 2003;
b) Được bồi thường về đất đối với
diện tích đất được giao là đất ở vượt hạn mức giao đất quy định tại Khoản 2 Điều 83 và Khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai năm 2003
nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định của Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất.
3. Việc bồi thường về tài sản gắn
liền với đất thu hồi thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định này.
Điều 12. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu
hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên
giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trường hợp thu hồi đất mà diện tích
đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy
định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau
đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) thì được bồi thường theo quy định sau
đây:
1. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ
hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện
tích đo đạc thực tế.
2. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều
hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây
thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không
kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định là
không thay đổi, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không
do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.
3. Nếu diện tích đất đo đạc thực tế
nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất xác
nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử
dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì được bồi
thường theo diện tích đo đạc thực tế.
4. Đối với phần diện tích đất nhiều
hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều
hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có thì không được bồi thường về đất.
5. Việc bồi thường về tài sản gắn
liền với đất trong trường hợp đất thu hồi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều
này thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định này.
Điều 13. Bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất
mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà người
sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều
18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều
20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường
về đất.
2. Trường hợp người có đất thu hồi
được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường phải trừ khoản tiền nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước.
Điều 14. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang
sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
1. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở
hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi
đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện
tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi
thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi thường do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định.
2. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở
hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; giá thuê nhà là giá
thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước
bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước cho người đang thuê; trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để
bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ trợ bằng 60% giá
trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.
Điều 15. Bồi thường về đất đối với những người đang đồng
quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi đất được bồi
thường theo diện tích đất thuộc quyền sử dụng; nếu không có giấy tờ xác định
diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì
bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn
việc phân chia tiền bồi thường về đất cho các đối tượng đồng quyền sử dụng quy
định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các
trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa
tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện
tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người
1. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô
nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt
lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con
người quy định tại Khoản 3 Điều 87 của Luật Đất đai được
thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 của Luật Đất đai,
Điều 6 và Điều 22 của Nghị định này.
2. Đối với trường hợp đất ở của hộ
gia đình, cá nhân bị sạt lở, sụt lún bất ngờ toàn bộ diện tích thửa đất hoặc
một phần diện tích thửa đất mà phần còn lại không còn khả năng tiếp tục sử dụng
thì hộ gia đình, cá nhân được bố trí đất ở tái định cư theo quy định sau đây:
a) Diện tích đất ở tái định cư do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương quy định nhưng
không được vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương;
b) Việc nộp tiền sử dụng đất, miễn
giảm tiền sử dụng đất và các ưu đãi khác thực hiện theo quy định của Nghị định
về thu tiền sử dụng đất.
3. Tiền bồi thường, hỗ trợ đối với
diện tích đất thu hồi để bố trí tái định cư được giải quyết như sau:
a) Ngân sách nhà nước chi trả trong
trường hợp thu hồi đất ở do thiên tai gây ra;
b) Doanh nghiệp chi trả trong trường
hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính
mạng con người do doanh nghiệp đó gây ra; trường hợp doanh nghiệp đã giải thể,
phá sản thì tiền bồi thường, hỗ trợ do ngân sách nhà nước chi trả.
Điều 17. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư,
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng
dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế – xã hội, truyền thống văn
hóa của cộng đồng; dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện như sau:
1. Bộ, ngành có dự án đầu tư có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi xây
dựng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét quyết định và phải bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư theo quy định.
Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Diện tích từng loại đất dự kiến
thu hồi;
b) Số người sử dụng đất trong khu vực
dự kiến thu hồi đất;
c) Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ đối
với từng loại đối tượng thu hồi đất; dự kiến giá đất bồi thường đối với từng
loại đất, từng loại vị trí;
d) Phương án bố trí tái định cư (dự
kiến số hộ tái định cư, địa điểm, hình thức tái định cư);
đ) Dự kiến tổng số tiền bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và nguồn vốn để thực hiện;
e) Dự kiến thời gian và kế hoạch di
chuyển, bàn giao mặt bằng.
2. Bộ Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức
thẩm tra khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Căn cứ vào
khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Thủ tướng Chính phủ
quyết định, Bộ, ngành có dự án đầu tư tổ chức lập, tổ chức thẩm định và phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho toàn bộ dự án.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Bộ, ngành phê duyệt, tổ chức
lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đối với dự án thực hiện tại địa phương sau khi đã có ý kiến chấp thuận bằng văn
bản của Bộ, ngành có dự án đầu tư; tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư với Bộ, ngành có dự án đầu tư.
Điều 18. Bồi thường về di chuyển mồ mả
Đối với việc di chuyển mồ mả không
thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này thì người có mồ
mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di
chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và
thực tế tại địa phương.
Điều 19. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà
nước thu hồi đất
Việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản
xuất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều
83 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Đối tượng
được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất gồm các trường hợp sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước
giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993
của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị
định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao
đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; giao đất lâm
nghiệp khi thực hiện Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ
ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia
đình quy định tại Điểm a Khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối
tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản này
nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận
chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật,
được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản
xuất trên đất nông nghiệp đó;
d) Hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối
tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc
hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực
tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp
sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên
đất đó;
đ) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá
nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng
sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.
2. Điều kiện
để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất thuộc đối
tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại các Điều
100, 101 và 102 của Luật Đất đai, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản
này;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ)
của các nông trường, lâm trường quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì phải
có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.
3. Việc hỗ trợ ổn định đời sống cho
các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này thực hiện
theo quy định sau:
a) Thu hồi từ
30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời
gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu
phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện
kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
Đối với trường hợp thu hồi trên 70%
diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng
nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển
chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội
khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ
trợ tối đa là 36 tháng;
b) Diện tích đất
thu hồi quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo từng quyết định thu
hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
c) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy
định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo
trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
4. Việc hỗ trợ ổn định sản xuất thực
hiện theo quy định sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được bồi
thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ
giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến
nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn
nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương
nghiệp;
b) Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia
đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc
đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ ổn định sản xuất
bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu
nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.
Thu nhập sau thuế được xác định căn
cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận;
trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc
xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai
tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi
năm đã gửi cơ quan thuế.
5. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường quốc doanh thuộc đối tượng
quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản
xuất theo hình thức bằng tiền.
6. Người lao động do tổ chức kinh tế,
hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thuê lao động theo
hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định
của pháp luật về lao động nhưng thời gian trợ cấp không quá 06 tháng.
1. https://docluat.vn/archive/1091/
2. https://docluat.vn/archive/991/
3. https://docluat.vn/archive/956/
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với
thực tế tại địa phương.
Điều 20. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
1. Hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d
Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán
bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ
hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường
bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần
giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ
diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức
giao đất nông nghiệp tại địa phương;
b) Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người thu
hồi đất nông nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ cơ
chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, chỉ
đạo việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm
kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương. Phương án đào
tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào
tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phải lấy ý kiến của người thu hồi
đất.
Điều 21. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ
của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở
1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước
thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ
trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho các nhân
khẩu trong độ tuổi lao động hiện có của hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ
chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề đã được Thủ tướng Chính phủ
quyết định và điều kiện thực tế tại địa phương quy định mức hỗ trợ cụ thể cho
phù hợp đối với từng loại hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi.
Điều 22. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi
đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di
chuyển chỗ ở
Việc hỗ trợ tái định cư đối với
trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở quy định tại Điểm c
Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi
thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều
27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái
định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân,
người Việt Nam
định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được
nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện
tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa
phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Điều 23. Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở
hữu Nhà nước
Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở
không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di
chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản theo quy định của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
Điều 24. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã,
phường, thị trấn
Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất
công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất có thể
bằng mức bồi thường; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách
hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây
dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị
trấn.
Điều 25. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà
nước thu hồi đất
Ngoài việc hỗ trợ quy định tại các Điều
19, 20, 21, 22, 23 và 24 của Nghị định này, căn cứ vào tình hình thực tế tại
địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác
để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có
đất thu hồi; trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy
định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 26. Về lập và thực hiện dự án tái định cư
Việc lập và thực hiện dự án tái định
cư quy định tại Điều 85 của Luật Đất đai được thực hiện
theo quy định như sau đây:
1. Dự án tái định cư được lập và phê
duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm
có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
thu hồi đất.
2. Việc lập dự án tái định cư, lựa
chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý
nhà ở tái định cư và phải bảo đảm các quy định tại Khoản 2 và
Khoản 3 Điều 69 của Luật Đất đai.
3. Khu tái định cư được lập cho một
hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp
nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng
chi trả của người được tái định cư.
4. Đối với dự án khu tái định cư tập
trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành phần thì tiến độ thu hồi đất và
hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư được thực hiện
theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công trình cơ sở hạ tầng của
từng dự án thành phần trong khu tái định cư phải bảo đảm kết nối theo đúng quy
hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Việc bảo đảm kinh phí để thực hiện
dự án tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này.
Điều 27. Suất tái định cư tối thiểu
1. Suất tái định cư tối thiểu quy
định tại Khoản 4 Điều 86 của Luật Đất đai được quy định
bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn
của người được bố trí tái định cư.
2. Trường hợp suất tái định cư tối
thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ
hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở
tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật
về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu
được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện
tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu
được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương
với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái
định cư.
3. Căn cứ quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều này và tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.
Điều 28. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điều
17 của Nghị định này
1. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển
kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 17 của Nghị định này gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ và tên, địa chỉ của người có
đất thu hồi;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn
gốc của đất thu hồi; số lượng, khối lượng, giá trị hiện có của tài sản gắn liền
với đất bị thiệt hại;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi
thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi
thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ
cấp xã hội;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
đ) Chi phí lập và tổ chức thực hiện
bồi thường, giải phóng mặt bằng;
e) Việc bố trí tái định cư;
g) Việc di dời
các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân
cư;
h) Việc di dời mồ mả.
2. Việc lấy ý kiến về phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy
định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Đất đai và phải niêm yết,
tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân trong khu vực có đất thu hồi ít nhất là
20 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Điều 29. Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư thành tiểu dự án riêng và trách nhiệm tổ chức thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành
1. Căn cứ quy mô
thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án
đầu tư có thể quyết định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành
tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự
án đầu tư thuộc diện nhà nước thu hồi đất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp thuộc Trung
ương.
3. Bộ, ngành có dự án đầu tư phải
phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
Điều 30. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều 93 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định
sau đây:
a) Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà
nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp;
b) Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo quy định của pháp luật
về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Trường hợp số tiền chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được
bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch
đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền
bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư
mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia
đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;
c) Tiền được bồi thường để trừ vào số
tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được
bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Không trừ các khoản tiền
được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường
do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
2. Đối với trường hợp bồi thường bằng
việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu
có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo
quy định sau:
a) Trường hợp tiền bồi thường về đất
lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái
định cư được nhận phần chênh lệch đó;
b) Trường hợp tiền bồi thường về đất
nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái
định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22
của Nghị định này.
3. Trường hợp diện tích đất thu hồi
đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi
thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào
Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì
trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.
4. Việc ứng
vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quỹ phát triển đất thực hiện ứng
vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch
để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ
phát triển đất;
b) Người được Nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu
tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn
trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức được
trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại
(nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Trường hợp người được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất
theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo
phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Điều 31. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây:
a) Đối với các khoản chi đã có định
mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực
hiện theo quy định hiện hành;
b) Đối với các khoản chi chưa có định
mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm
của từng dự án và thực tế ở địa phương;
c) Chi in ấn tài liệu, văn phòng
phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được
tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức
thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% tổng số kinh
phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn
có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng
công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm
thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo
khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp phải thực hiện cưỡng
chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự
toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định. Việc bố trí
kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau:
a) Đối với trường hợp giao đất không
thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất thì khoản kinh phí này được bố trí và hạch toán vào vốn đầu
tư của dự án;
b) Đối với trường hợp nhà nước thực
hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch để giao, cho thuê thông qua hình thức đấu giá
thì khoản kinh phí này được ứng từ Quỹ phát triển đất;
c) Đối với trường hợp nhà đầu tư tự
nguyện ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (trong đó có khoản kinh phí
thực hiện cưỡng chế thu hồi đất) thì khoản kinh phí này được trừ vào số tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự
toán, sử dụng và thanh quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư.
Điều 32. Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
1. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực
hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.
Việc xác định
tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như sau:
a) Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư;
b) Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm
kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; chấp thuận, quyết định đầu tư
của Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ, ngành thực hiện và các dự án do Bộ, ngành
làm chủ đầu tư;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
d) Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện
ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh
phí thực hiện các dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c
Khoản này.
Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ
đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy
định tại Nghị định này. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên
và Môi trường về tình hình và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư tại địa phương.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này và giải
quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 34. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành
Nghị định
1. Đối với đất
dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi đất mà nhà đầu tư được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh cho phép nhận chuyển nhượng đất thuộc phạm vi dự án trước ngày 01 tháng 7
năm 2014 thì khoản tiền nhà đầu tư đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật
trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.
2. Đối với đất dự án trước ngày 01
tháng 7 năm 2014 thuộc diện Nhà nước thu hồi đất do sử dụng đất không đúng mục
đích, sử dụng đất không có hiệu quả; không đưa đất vào sử dụng 12 tháng liên
tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án
đầu tư và đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có đất ban hành quyết
định thu hồi đất thì việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu
tư trên đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 01
tháng 7 năm 2014; trường hợp chưa có quyết định thu hồi đất thì thực hiện theo
quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
3. Trường hợp
đã có quyết định thu hồi đất và có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm
2014 thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã phê duyệt.
4. Trường hợp đã có quyết định thu hồi
đất nhưng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt trước
ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì giải quyết theo quy định sau đây:
a) Đối với dự
án thuộc trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều
61 và Điều 62 của Luật Đất đai, chủ đầu tư
đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai
thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục
lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy
định của Luật Đất đai năm 2013;
b) Đối với dự án không đủ điều kiện
quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết
định hủy quyết định thu hồi đất và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan phải
dừng thực hiện dự án;
c) Đối với dự án được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép thu hồi đất theo tiến độ thì Nhà nước tiếp tục thực
hiện thu hồi đất đối với phần diện tích đất còn lại và lập, thẩm định, phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai
năm 2013.
5. Đối với đất sử dụng trước ngày 01
tháng 7 năm 2014 mà có nguồn gốc do được Nhà nước cho thuế đất trả tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê thì người có đất thu hồi không được bồi
thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy
định của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 36. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,
tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |