1.1 Điều 5. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu khả thi1.2 Điều 6. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư1.3 Điều 7. Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP và tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức1.4 Điều 8. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển1.5 Điều 9. Quy mô, địa điểm dự án và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên1.6 Điều 10. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng và hiện trạng công trình1.7 Điều 11. Thuyết minh kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp chủ yếu1.8 Điều 12. Kế hoạch thực hiện, tiến độ và thời hạn hợp đồng dự án1.9 Điều 13. Giải phóng mặt bằng, tái định cư1.10 Điều 14. Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính1.11 Điều 15. Lựa chọn loại hợp đồng dự án1.12 Điều 16. Vốn đầu tư, kế hoạch và tính khả thi của việc huy động vốn1.13 Điều 17. Quản lý thực hiện dự án, quản lý khai thác và bảo trì công trình1.14 Điều 18. Phân tích rủi ro của dự án và đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư1.15 Điều 19. Hiệu quả kinh tế – xã hội và các tác động của dự án1.16 Điều 20. Kết luận và kiến nghị
Chương 2. NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Điều 5. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Căn cứ lập báo cáo NCKT gồm:
Toc
- 1. Chương 2. NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
- 1.1. Điều 5. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu khả thi
- 1.2. Điều 6. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư
- 1.3. Điều 7. Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP và tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức
- 1.4. Điều 8. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển
- 1.5. Điều 9. Quy mô, địa điểm dự án và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên
- 1.6. Điều 10. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng và hiện trạng công trình
- 2. Related articles 01:
- 3. Related articles 02:
- 3.1. Điều 16. Vốn đầu tư, kế hoạch và tính khả thi của việc huy động vốn
- 3.2. Điều 17. Quản lý thực hiện dự án, quản lý khai thác và bảo trì công trình
- 3.3. Điều 18. Phân tích rủi ro của dự án và đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư
- 3.4. Điều 19. Hiệu quả kinh tế – xã hội và các tác động của dự án
- 3.5. Điều 20. Kết luận và kiến nghị
1. Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;
2. Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;
3. Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương liên quan đến dự án;
4. Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án PPP nhóm C);
5. Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
Điều 6. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư
1. Thuyết minh chi tiết về bối cảnh chung:
a) Thuyết minh bối cảnh chung về kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai; sự phát triển hệ thống đường giao thông có liên quan; các điều kiện, môi trường tự nhiên tác động đến dự án;
b) Tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án;
c) Sự phù hợp đối với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
d) Nhận định các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia, địa phương.
2. Phân tích sự cần thiết đầu tư dự án, nhu cầu của xã hội:
a) Mức độ đáp ứng nhu cầu của công trình ở thời điểm trước và sau khi đầu tư dự án; tiềm năng và lợi ích mang lại của dự án làm cơ sở xác định nhu cầu, thời điểm và quy mô đầu tư dự án;
b) Trong dự báo nhu cầu sử dụng công trình, sản phẩm dịch vụ của dự án, phải phân tích nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai một cách khoa học, kết quả dự báo phải dựa trên cơ sở phân bổ nhu cầu cho các phương thức vận tải trên toàn bộ mạng lưới (nếu có); trình bày chi tiết số liệu đầu vào, căn cứ và kết quả tính toán theo hướng dẫn chuyên ngành (nếu có) đối với những kịch bản khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Chi tiết hồ sơ tính toán dự báo nhu cầu phải được đóng kèm theo hồ sơ báo cáo NCKT;
c) Chi tiết thực trạng công trình và những vấn đề sẽ được giải quyết trong dự án; các công trình, dự án có liên quan (dự án hỗ trợ và dự án cạnh tranh); phân tích ảnh hưởng của các dự án khác đến việc thực hiện dự án (có thể tác động về mặt doanh thu, lợi nhuận, chi phí…); thuyết minh tác động tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.
3. Mục tiêu của dự án
a) Mục tiêu tổng thể: những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế – xã hội của quốc gia cũng như của địa phương; sự đóng góp của dự án vào mục tiêu tổng thể của ngành giao thông vận tải, của lĩnh vực;
b) Mục tiêu cụ thể: nêu rõ các chỉ số cụ thể, định lượng được (số lượng, chất lượng và thời gian); thuyết minh thể hiện những vấn đề, thực trạng được giải quyết, số lượng hưởng lợi từ dự án; quy mô công suất dự án cần đạt được để đáp ứng nhu cầu sử dụng và các mục tiêu cụ thể khác.
Điều 7. Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP và tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức
1. Phân tích các lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP (bao gồm cả việc nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công), trong đó phân tích rõ lợi thế về khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan.
2. Trình bày đầy đủ những hạn chế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức khác, bao gồm: năng lực quản lý thực hiện dự án của các bên liên quan; tính phức tạp trong việc xây dựng và thực hiện các điều khoản hợp đồng dự án.
3. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, báo cáo NCKT phải phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của nhà đầu tư; khả năng cân đối phần nhà nước tham gia; về năng lực, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư; khả năng thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư và khả năng tiếp nhận và xử lý các rủi ro.
4. Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải tổng hợp ý kiến tham vấn về việc đầu tư thực hiện dự án của một hoặc các cơ quan, tổ chức sau đây: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án; hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Điều 8. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển
1. Thuyết minh sự phù hợp đối với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương; mức độ đáp ứng quy hoạch được duyệt trong trường hợp phân kỳ đầu tư hoặc hạn chế tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Thuyết minh sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
3. Trường hợp phân kỳ đầu tư nhằm giảm mức độ phức tạp của dự án, tăng tính khả thi và độ hấp dẫn của dự án, cần thuyết minh chi tiết về quy mô dự án, kế hoạch tổng thể thực hiện dự án để phân tích các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Điều 9. Quy mô, địa điểm dự án và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên
1. Phân tích nhu cầu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất đầu tư, cấp hạng kỹ thuật của công trình dự án phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền ban hành; phương án đầu tư phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu và các nội dung phân kỳ đầu tư (nếu có).
2. Địa điểm thực hiện dự án: mô tả địa điểm, vị trí dự án, phạm vi dự án (điểm đầu, điểm cuối, các điểm khống chế); các địa danh chủ yếu nơi dự án đi qua. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai phải phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.
3. Nhu cầu sử dụng đất: xác định phạm vi (ranh giới) sử dụng đất bố trí mặt bằng của dự án; tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án (chiếm dụng tạm thời, chiếm dụng vĩnh viễn), lợi thế của địa điểm với dự án, hành lang bảo vệ (nếu có), phân loại theo mục đích sử dụng đất hiện trạng làm cơ sở xác định kinh phí đền bù và định hướng công tác giải phóng mặt bằng.
4. Nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên: thu thập số liệu và đánh giá nguồn tài nguyên khu vực dự án; khả năng sử dụng làm vật liệu xây dựng (trữ lượng, chất lượng) và tính khả thi của việc khai thác.
Điều 10. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng và hiện trạng công trình
1. Điều kiện tự nhiên: căn cứ số liệu khảo sát thu thập được, trình bày chi tiết về điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình, đánh giá điều kiện tự nhiên với việc xây dựng công trình, dự án.
2. Đánh giá hiện trạng công trình theo các tiêu chí kỹ thuật khi đầu tư dự án; tình trạng cụ thể của công trình và mức độ đáp ứng yêu cầu khai thác; khả năng tận dụng toàn bộ hoặc một phần công trình hiện tại.
3. Đánh giá hiện trạng công trình và định giá tài sản còn lại của công hình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo các quy định hiện hành đối với dự án khai thác kết cấu hạ tầng vận tải.
1. https://docluat.vn/archive/1915/
2. https://docluat.vn/archive/1921/
3. https://docluat.vn/archive/3293/
Điều 11. Thuyết minh kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp chủ yếu
1. Thuyết minh rõ danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho dự án và các thông số kỹ thuật chủ yếu.
2. Trình bày nội dung thiết kế cơ sở được lập theo quy định của pháp luật xây dựng về vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình phù hợp với quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, cấp hạng kỹ thuật của công trình dự án; phân tích về mặt kỹ thuật phương án phân kỳ đầu tư (nếu có).
3. Thuyết minh chi tiết nội dung đầu tư, các giải pháp kỹ thuật chủ yếu, phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn ứng với từng hạng mục công trình; khả năng tận dụng, kết nối công trình hiện hữu; giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước kết cấu chính của công trình xây dựng. Khi áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới phải thuyết minh, làm rõ khả năng đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.
4. Báo cáo NCKT đối với dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phải bao gồm các bảng tính toán kết cấu đối với những kết cấu chịu lực chính hoặc áp dụng kết cấu mới; có tính toán, so sánh kinh tế – kỹ thuật trong lựa chọn phương án kỹ thuật, giải pháp thiết kế để đảm bảo lựa chọn được phương án tối ưu.
5. Thuyết minh các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ; đảm bảo an toàn giao thông; vệ sinh môi trường và an toàn lao động.
Điều 12. Kế hoạch thực hiện, tiến độ và thời hạn hợp đồng dự án
1. Trình bày kế hoạch tổng thể thực hiện dự án (lập biểu tiến độ dự án), trong đó nêu rõ các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc đối với các công việc chính của dự án như: lập báo cáo NCKT, phê duyệt đầu tư dự án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng dự án, giai đoạn xây dựng, giai đoạn vận hành, thời hạn chuyển giao, các mốc thời gian khác (nếu có). Kế hoạch được xây dựng phải phù hợp các điều kiện triển khai để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng: lập tiến độ thi công tổng thể căn cứ vào khối lượng xây dựng và điều kiện địa hình, địa chất, đặc điểm thời tiết khu vực dự án làm cơ sở xác định thời gian giai đoạn thực hiện dự án và tính toán kinh phí, phân bổ vốn đầu tư cho phù hợp tiến trình thực hiện đầu tư.
3. Thời gian kinh doanh, khai thác dự án: được xác định từ khi đưa công trình, dự án vào khai thác sử dụng hoặc từ khi nhận bàn giao từ cơ quan quản lý đến khi hết thời gian kinh doanh, khai thác dự án theo phương án tài chính; thời gian này phải được tính đến đơn vị là ngày.
Điều 13. Giải phóng mặt bằng, tái định cư
1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này, tuân thủ quy định của Nhà nước về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các quy định hiện hành khác, bao gồm:
a) Phạm vi giải phóng mặt bằng;
b) Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư (phân định rõ tái định cư phân tán và tái định cư tập trung); trường hợp tái định cư tập trung, cần xác định vị trí và quy mô xây dựng khu tái định cư; xác định kinh phí hỗ trợ chênh lệch tái định cư (nếu có);
c) Kinh phí thực hiện; dự kiến kế hoạch chi trả phù hợp với kế hoạch tổng thể thực hiện dự án làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn và xác định lãi vay;
d) Đánh giá các tác động của giải phóng mặt bằng, tái định cư và đề ra các biện pháp giảm thiểu; cần thiết tổ chức điều tra, tham vấn cộng đồng để xây dựng phương án thực hiện hợp lý.
2. Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng, tái định cư phải được cấp có thẩm quyền của địa phương nơi dự án đi qua thống nhất bằng văn bản.
3. Nội dung phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các quy định khác có liên quan.
Điều 14. Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính
1. Tổng mức đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngay 28/12/2018 và Thông tư này, trong đó cần tính toán, làm rõ các nội dung:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
b) Chi phí dự phòng, chi phí lãi vay và chi phí cần thiết được pháp luật cho phép liên quan huy động nguồn vốn (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới) trong thời gian xây dựng phải được xác định trên cơ sở tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ thực hiện dự án (phải xây dựng được dòng tiền trong thực hiện dự án).
2. Tổng vốn đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo đúng quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và quy định khác có liên quan, trong đó cần tính toán làm rõ các nội dung:
a) Xác định tổng mức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Phân định mức vốn chủ sở hữu tối thiểu, vốn vay và phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);
c) Cơ sở và sự cần thiết tính toán các chi phí liên quan đến vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án (nếu có).
3. Phương án tài chính phải trình bày tối thiểu các nội dung quy định tại Mục VI, Phụ lục IlI, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018, trong đó:
a) Luận chứng đầy đủ cơ sở xác định các tham số của mô hình tài chính dự án; trên cơ sở đó tính toán, đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và tính khả thi về huy động vốn của dự án, xác định thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận;
b) Thuyết minh chi tiết về các khoản chi trong mô hình tài chính: tổng vốn đầu tư dự án kèm theo kế hoạch tài chính dự án (kế hoạch huy động vốn cho dự án), mức lãi suất dự kiến, điều kiện vay vốn và các khoản chi khác;
c) Doanh thu của dự án: chi tiết mức giá phí dự kiến áp dụng phù hợp với loại hợp đồng dự án, mặt bằng chung và các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời căn cứ kết quả phân tích và dự báo nhu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này, thuyết minh và tính toán chi tiết các kịch bản khác nhau về doanh thu của dự án (ở mức căn bản, mức tối thiểu và mức tối đa);
d) Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào không an toàn và yếu tố đầu ra (độ nhạy) phù hợp đối với các yếu tố đầu vào của mô hình tài chính (bao gồm cả phân tích trong trường hợp có phương án tài chính tối ưu và phương án tài chính không tối ưu);
đ) Phân tích chi tiết về các tham số đầu ra của mô hình tài chính để đảm bảo khả năng vay vốn của dự án, tối thiểu gồm: tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu; tỷ suất khả năng trả nợ (DSCR); tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tối thiểu hay tỷ suất nội hoàn vốn chủ sở hữu; tỷ suất nội hoàn tài chính của dự án (IRR); giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV) và thời gian hoàn vốn (Thv).
4. Trường hợp dự án được xác định cần có phần Nhà nước tham gia trong dự án để đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án, cần căn cứ mô hình tài chính và kết quả phân tích tài chính loại hợp đồng được lựa chọn đối với dự án, thuyết minh chi tiết các nội dung có liên quan đến phần Nhà nước tham gia trong dự án theo quy định tại Khoản 1, Mục IX, Phụ lục III, Thông tư số 09/2018/TT- BKHĐT ngày 28/12/2018, bao gồm:
a) Sự cần thiết phải có phần Nhà nước tham gia trong dự án;
b) Xác định giá trị tối đa, khả năng cân đối vốn; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân của nhà đầu tư;
c) Các yêu cầu đối với phần Nhà nước tham gia trong dự án như: các phương án khác nhau và phương án được lựa chọn, giá trị, các công cụ được đề xuất, cơ chế giải ngân, cơ chế thanh toán.
Điều 15. Lựa chọn loại hợp đồng dự án
1. Trên cơ sở các thuyết minh về phương án kỹ thuật, dự báo nhu cầu, phương án tài chính của dự án, khả năng tham gia phần nhà nước, phương án thanh toán, báo cáo NCKT xác định dự án thuộc mô hình đầu tư có hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời phân tích tính phù hợp của loại hợp đồng đối với các điều kiện dự án.
1. https://docluat.vn/archive/3397/
2. https://docluat.vn/archive/1481/
3. https://docluat.vn/archive/2652/
2. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của loại hợp đồng dự án được lựa chọn, nhìn nhận từ góc độ phân chia rủi ro và các yếu tố liên quan đến tính khả thi của việc thực hiện dự án.
3. Làm rõ trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng dự án (bao gồm: thiết kế, xây dựng, vận hành, thu xếp vốn) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án và các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, nhà thầu…).
Điều 16. Vốn đầu tư, kế hoạch và tính khả thi của việc huy động vốn
1. Chi tiết nguồn vốn đầu tư dự án, phân khai cụ thể kế hoạch vốn ứng với từng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, phần Nhà nước tham gia trong dự án) tương ứng với tiến độ triển khai dự án.
2. Đánh giá tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn thực hiện dự án; nhu cầu, khả năng thanh toán của thị trường, sức chi trả của người sử dụng dịch vụ và sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án.
Điều 17. Quản lý thực hiện dự án, quản lý khai thác và bảo trì công trình
1. Chi tiết về năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng giai đoạn cụ thể thực hiện dự án từ khi lập, thẩm định báo cáo NCKT.
2. Xác định các chỉ số đánh giá chất lượng của công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên các khía cạnh: kỹ thuật, vận hành, môi trường, xã hội, tài chính, tiến độ… trong quá trình xây dựng, vận hành, khai thác (sau đây viết tắt là chỉ số KPI) làm cơ sở các bên thực hiện việc giám sát dự án. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của dự án, xác định các nội dung cần giám sát trong quá trình thực hiện dự án và yêu cầu về việc phải đáp ứng các nội dung đó để xác định các chỉ số KPI có liên quan đến dự án; đối với mỗi chỉ số, cần nêu rõ căn cứ để đo lường, đơn vị cung cấp thông tin để đánh giá chỉ số đó và trình tự giám sát.
3. Chi tiết về công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, khai thác và bảo trì công trình có liên quan.
Điều 18. Phân tích rủi ro của dự án và đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư
1. Xác định các rủi ro suốt vòng đời của dự án, đánh giá tác động đối với dự án trong trường hợp các rủi ro xảy ra để từ đó đề xuất phân chia rủi ro một cách hợp lý, phù hợp các quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Các nội dung này phải được trình bày dưới dạng bảng phân định trách nhiệm gánh chịu các rủi ro của dự án, bao gồm:
a) Xác định rõ các rủi ro chính của dự án một cách hệ thống như: rủi ro về pháp lý; rủi ro xã hội; rủi ro về quyền sử dụng đất; rủi ro về môi trường; rủi ro về thiết kế, xây dựng, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất; rủi ro về tài chính; rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô; rủi ro về nhu cầu của thị trường; rủi ro vận hành; rủi ro về kết thúc hợp đồng và các rủi ro khác (nếu có);
b) Mô tả các rủi ro chính của dự án đồng thời phân tích khả năng xảy ra các rủi ro đó cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đối với dự án (về chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế, bố trí vốn…); đánh giá tác động về mặt tài chính đối với dự án nếu rủi ro xảy ra, trong trường hợp cần thiết, cần thử nghiệm các phương án khác nhau trong mô hình tài chính để có thể đánh giá được các tác động đó;
c) Căn cứ điều kiện cụ thể về mặt kỹ thuật, kinh tế và tài chính của dự án; kết quả phân tích tài chính nhằm đánh giá các tác động của các rủi ro đối với dự án cũng như chi phí và lợi ích của các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo NCKT cần nêu chi tiết việc phân chia rủi ro dự kiến và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án; kiến nghị cụ thể mức độ hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ chế chia sẻ rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
2. Căn cứ đánh giá các rủi ro của dự án và tình hình thị trường tài chính hiện tại trong nước và quốc tế, thuyết minh chi tiết về các đề xuất ưu đãi đầu tư, các loại hình bảo lãnh, bảo đảm đầu tư của Chính phủ quy định tại Chương IX Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ dự phòng cần thiết của các bên trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.
3. Thuyết minh chi tiết phương án xử lý trong trường hợp dự án có nguồn thu thực tế sai khác nhiều so với nguồn thu ước tính, dự báo để giảm trừ thời gian thu phí hoàn vốn.
Điều 19. Hiệu quả kinh tế – xã hội và các tác động của dự án
1. Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
Báo cáo NCKT phải trình bày đảm bảo đầy đủ nội dung quy định tại Mục V, Phụ lục III, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018, theo đó:
Xác định tổng thể các yếu tố chi phí và các yếu tố lợi ích về mặt kinh tế – xã hội của dự án (bao gồm các yếu tố lợi ích định lượng được, yếu tố có thể định lượng được nhưng không định giá được và chỉ có thể định tính). Trên cơ sở đó, phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, bao gồm: đánh giá định tính đối với những tác động chính của dự án mà không định lượng được hoặc định lượng được nhưng không thể hiện được dưới dạng tiền tệ và định lượng rõ đối với các tác động định lượng được dưới dạng tiền tệ; tính toán, lượng hoá và phân tích về lợi ích đối với người sử dụng giữa trường hợp có dự án (bao gồm cả việc trả phí) và không có dự án, đánh giá các chỉ số hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kết quả tính toán phải đưa ra tối thiểu các thông số sau: giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV), tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) và tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR).
Kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án: trên cơ sở phân tích nêu trên có kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án. Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố chi phí và lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, nêu kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại
2. Tác động môi trường của dự án: báo cáo NCKT bao gồm báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về môi trường.
3. Tác động xã hội của dự án: báo cáo NCKT cần thuyết minh các yếu tố tác động đến xã hội như hỗ trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động, tạo việc làm… và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án tuân thủ theo các quy định hiện hành.
4. Các tác động khác: báo cáo NCKT cần thuyết minh các yếu tố tác động quốc phòng, an ninh và các tác động khác (nếu có) của dự án trong quá trình thực hiện.
Điều 20. Kết luận và kiến nghị
1. Trong phần kết luận, trình bày tóm tắt các nội dung chính của báo cáo NCKT dự án, tối thiểu gồm:
a) Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất;
b) Địa điểm thực hiện dự án và diện tích sử dụng đất (nếu có);
c) Quy mô, công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu;
d) Dự kiến tổng vốn đầu tư, tổng mức đầu tư (phân khai rõ phần Nhà nước tham gia trong dự án, nếu có);
đ) Loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng dự án (dự kiến tiến độ thực hiện dự án, thời gian kinh doanh, khai thác);
e) Các chỉ tiêu tài chính thuộc phương án tài chính;
g) Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;
h) Các nội dung khác.
2. Trong phần kiến nghị, đưa ra các kiến nghị và đề xuất (nếu có).
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |