1.1 32. Bổ sung Điều 52a, Điều 52b, Điều 52c, Điều 52d và Điều 52đ như sau:1.2 33. Khoản 1 và khoản 3 Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.3 34. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.4 35. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.5 36. Điều 56 được sửa đổi bổ sung như sau:1.6 37. Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.7 38. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.8 39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.9 40. Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.10 41. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.11 42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.12 43. Khoản 1 Điều 66 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.13 44. Điều 67 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.14 45. Điều 68 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.15 46. Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.16 47. Bổ sung Điều 69a như sau:1.17 48. Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.18 49. Điều 71 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.19 50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.20 51. Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.21 52. Điều 76 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.22 53. Khoản 4 Điều 77 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.23 54. Điều 78 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.24 55. Điều 79 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.25 56. Bổ sung điểm c, điểm d khoản 5 Điều 82 như sau:1.26 57. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 83 như sau:1.27 58. Khoản 3, 4, 5 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.28 59. Điều 91 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.29 60. Điểm b khoản 1 Điều 93 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.30 61. Điều 94 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.31 62. Tên Chương VII được sửa đổi, bổ sung như sau:1.32 63. Điều 129 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.33 64. Điều 131 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.34 65. Điều 132 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.35 66. Điều 133 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.36 67. Điều 134 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.37 68. Điều 135 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.38 69. Khoản 3 Điều 136 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.39 70. Điều 138 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.40 71. Điều 140 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.41 72. Điều 141 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.42 73. Điều 142 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.43 74. Điều 143 được sửa đổi, bổ sung như sau:1.44 75. Các Phụ lục được sửa đổi, bổ sung như sau:
3 Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
4 Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
5 Điều 5. Hiệu lực thi hành
1
32. Bổ sung Điều 52a, Điều 52b, Điều 52c, Điều
52d và Điều 52đ nhưsau:
“Điều 52a. Giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đã có kết nối
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Toc
- 1. 1
- 2. Related articles 01:
- 2.1. 33. Khoản 1 và khoản 3 Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.2. 34. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.3. 35. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.4. 36. Điều 56 được sửa đổi bổ sung như sau:
- 2.5. 37. Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.6. 38. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.7. 39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.8. 40. Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.9. 41. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.10. 42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.11. 43. Khoản 1 Điều 66 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.12. 44. Điều 67 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.13. 45. Điều 68 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.14. 46. Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.15. 47. Bổ sung Điều 69a như sau:
- 2.16. 48. Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.17. 49. Điều 71 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.18. 50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.19. 51. Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.20. 52. Điều 76 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.21. 53. Khoản 4 Điều 77 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.22. 54. Điều 78 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.23. 55. Điều 79 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.24. 56. Bổ sung điểm c, điểm d khoản 5 Điều 82 như sau:
- 2.25. 57. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 83 như sau:
- 2.26. 58. Khoản 3, 4, 5 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 2.27. 59. Điều 91 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3. Related articles 02:
- 3.1. 60. Điểm b khoản 1 Điều 93 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.2. 61. Điều 94 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.3. 62. Tên Chương VII được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.4. 63. Điều 129 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.5. 64. Điều 131 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.6. 65. Điều 132 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.7. 66. Điều 133 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.8. 67. Điều 134 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.9. 68. Điều 135 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.10. 69. Khoản 3 Điều 136 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.11. 70. Điều 138 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.12. 71. Điều 140 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.13. 72. Điều 141 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.14. 73. Điều 142 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.15. 74. Điều 143 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 3.16. 75. Các Phụ lục được sửa đổi, bổ sung như sau:
- 4. Điều 2. Các nội dung bãi bỏ
- 5. Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
- 6. Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
- 7. Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Giám sát
hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
a) Trước khi
đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho CFS:
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan đối với
lô hàng xuất khẩu theo quy định;
a.2) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan: Đối với lô hàng xuất khẩu đã được thông quan hoặc
giải phóng hàng, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin
danh sách hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS để đóng ghép theo chỉ tiêu thông
tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của
doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
b) Khi đưa
hàng hóa xuất khẩu vào kho CFS:
b.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Đưa
hàng hóa vào kho CFS để đóng ghép đối với hàng hóa đóng chung container của nhiều
chủ hàng khác nhau;
b.1.2) Cung
cấp thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa của lô hàng xuất khẩu
cho doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
b.2) Trách
nhiệm doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
b.2.1) Kiểm
tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh
sách hàng hóa dự kiến đưa vào kho CFS với thực tế hàng hóa đưa vào kho CFS về số
lượng, trọng lượng (nếu có).
Trường hợp
bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự
sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện
như sau:
b.2.1.1) Cập
nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 (hàng rời)
Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan;
b.2.1.2) Thông
báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin
hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm
pháp luật vào khu vực riêng;
b.2.1.3) Ký
nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin
hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa
các bên có liên quan;
b.2.2) Sau
khi hoàn thành việc đưa hàng vào kho CFS, cập nhật thông tin hàng hóa vào kho
CFS theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban
hành kèm Thông tư này. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi vào kho
CFS (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời), cập
nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15, mẫu số 16, mẫu số 26 (hàng
rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2.3) Cập
nhật thông tin container rỗng, thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa,
hủy (nếu có) hàng hóa đưa vào kho CFS để đóng ghép theo chỉ tiêu thông tin quy
định tại mẫu số 15 hoặc mẫu số 16, mẫu số 17 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư
này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS:
Tiếp nhận
thông tin container
rỗng, thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống
của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho
CFS (nếu có).
c) Trong quá
trình đóng ghép và lưu giữ hàng hóa xuất khẩu tại kho CFS:
c.1) Trách nhiệm của
doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ:
c.1.1) Sau
khi hoàn thành việc đóng ghép hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời
đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đóng vào containervà thông tin tình
trạng từ container rỗng thành container chứa hàng, số niêm phong, số lượng kiện,
trọng lượng về toàn bộ lô hàng trong container (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin
quy định tại mẫu số 22 và mẫu số 23 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi
đến
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.2) Bảo
quản nguyên trạng container
chứa hàng hóa trong quá trình lưu giữ tại kho CFS.
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản
lý kho CFS: Tiếp nhận thông tin hàng rời đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã
đóng vào container
và thông tin container chứa lô hàng xuất khẩu từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh
doanh kho CFS.
d) Khi đưa
hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho CFS:
d.1) Trách nhiệm của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ:
Thực hiện thủ
tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này đối
với trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng.
d.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
d.2.1) Trường
hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm trong cảng: Thông báo danh sách
container đã hoàn thành việc đóng ghép (nêu rõ: số tờ khai hải quan, số hiệu
container, số niêm phong của hãng vận chuyển, tên doanh nghiệp xuất khẩu, tên
hàng, số lượng kiện) gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS thông qua Hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
d.2.2) Cập
nhật thông tin container đã đưa ra khỏi kho CFS theo mẫu số 21 Phụ lục X ban
hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
d.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
d.3.1) Trường
hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm trong cảng: Cung cấp thông tin hàng hóa
đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 4 (hàng container) Phụ lục
X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;
d.3.2) Trường
hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục đối với lô
hàng vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này;
d.3.3) Tiếp
nhận thông tin container đưa ra khỏi kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh
doanh kho CFS.
2. Giám sát
hàng hóa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại
quan để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào nội địa
a) Trước khi
đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho ngoại quan:
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan và hoàn thành thủ tục hải quan đối
với lô hàng xuất khẩu theo quy định;
a.2) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan: Đối với lô hàng xuất khẩu đã thông quan, giải phóng
hàng, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xuất khẩu
dự kiến
đưa vào kho ngoại quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X
ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại
quan.
b) Khi đưa
hàng hóa xuất khẩu vào kho ngoại quan:
b.1) Trách nhiệm của
người
khai hải quan: Cung cấp số quản lý hàng hóa và số tờ khai hải quan của lô hàng
đưa vào kho ngoại quan cho doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan;
b.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan:
b.2.1) Tiếp
nhận thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào
kho ngoại quan từ người khai hải quan;
b.2.2) Kiểm
tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh
sách hàng hóa đưa vào kho ngoại quan với thực tế hàng hóa đưa vào kho ngoại
quan về số hiệu container,
số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng,
thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện
như sau:
b.2.2.1) Trường
hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự
sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì
thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng
hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp
luật vào khu vực riêng;
b.2.2.2) Ký
nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin
hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa
các bên có liên quan;
b.2.2.3) Trường
hợp thông tin phù hợp, cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào kho, thông tin sửa,
hủy (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container) hoặc
mẫu số 15 (hàng rời) và mẫu số 16 hoặc mẫu số 17 (nếu có) và cập nhật thông tin
hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin
quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban
hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
b.3.1) Tiếp
nhận thông tin hàng hóa vào kho, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của
doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào
kho ngoại quan (nếu có);
b.3.2) Sau
khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hoặc hàng hóa có sai khác giữa
lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ
giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ
container), công chức hảiquan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký
Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập
Biên bản vi phạm hành chính (nếu
có) và xử lý theo quy định;
c) Trong quá
trình lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp
kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm
b.1 khoản 5 Điều này;
d) Khi đưa
hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài:
d.1) Trường hợp đưa
hàng hóa từ kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: Người khai hải quan, doanh
nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại
điểm
c khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
d.2) Trường
hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào
khu phi thuế quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan
và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư
này.
3. Giám sát
hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám
sát tập trung (sau đây gọi là địa điểm)
a) Khi đưa
hàng hóa vào địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh địa điểm) và cơ quan hải
quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Trong quá
trình lưu giữ hàng hóa tại
địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải
quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Khi đưa
hàng hóa ra khỏi địa điểm đến cửa khẩu xuất:
c.1) Trách
nhiệm của người vận chuyển: Trường hợp lô hàng vận chuyển độc lập, thực hiện thủ
tục hải quan đối
với hàng hóa vận chuyển
theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và thực hiện như quy định tại điểm c.1 khoản 5 Điều 52a
Thông tư này;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Thực
hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này;
c.2.2) Thực
hiện như quy định tại điểm c.2
khoản 5 Điều 52a Thông tưnày.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa
điểm:
c.3.1) Thực
hiện như quy định tại điểm c.3
khoản 5 Điều 52a Thông tưnày;
c.3.2) Thực
hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này.
4. Giám sát
hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng
cạn (sau đây gọi là ICD)
a) Khi đưa
hàng hóa vào ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải
quan tại cảng cạn (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh ICD) và cơ quan hải
quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Trong quá
trình lưu giữ hàng hóa tại ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh
ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Khi đưa
hàng hóa ra khỏi ICD đến cửa khẩu xuất:
c.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan: Trường hợp lô hàng vận chuyển kết hợp, thực hiện
thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51c và thực
hiện như
quy định tại điểm c.1
khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Thực
hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này;
c.2.2) Thực
hiện như quy định tại điểm C.2 khoản 5 Điều 52a Thông tưnày.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh
ICD:
c.3.1) Trường
hợp lô hàng vận chuyển độc lập, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận
chuyển theo quy định tại Điều 51b
Thông tư này;
c.3.2) Thực
hiện như quy định tại điểm c.3
khoản 5 Điều 52a Thông tưnày.
5. Giám sát
hàng container hoặc hàng rời xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra cửa khẩu cảng
biển
a) Khi đưa
hàng hóa vào khu vực cảng biển:
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan: Cung cấp số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của
lô hàng đưa vào cảng để
xuất khẩu
cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
a.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.2.1) Tiếp
nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng xuất khẩu
hoặc đưa vào cảng từ người khai hải quan; tiếp nhận thông tin danh sách
container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2) Cập
nhật thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo mẫu số 14
(hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) và mẫu số 16 hoặc mẫu số 17 (nếu có)
Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thốngxử lý dữ liệu điện
tử hải quan.
a.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
a.3.1) Tiếp
nhận thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào cảng (nếu
có);
a.3.2) Cập
nhật thông tin danh sách container
soi chiếu (nếu có) theo mẫu số 03 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
b) Trong quá
trình lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển:
b.1) Trường hợp thay đổi
nguyên trạng hàng hóa (lấy mẫu hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai
hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan hải quan thực hiện
như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này;
b.2) Trường
hợp container soi chiếu trong khu vực cảng:
b.2.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan: Vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu và vận chuyển
về khu vực lưu giữ hàng hóa sau khi soi chiếu trong trường hợp tờ khai được
phân luồng đỏ và hàng hóa phải kiểm tra qua máy soi theo quy định;
b.2.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Phối hợp với cơ quan hải quan
vận chuyển container đến khu vực soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ
hàng hóa chờ xuất khẩu sau khi kết thúc việc soi chiếu trong trường hợp vắng mặt
người khai hải quan.
b.3) Trường
hợp container phải soi chiếu ngoài khu vực cảng:
b.3.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình hồ sơ, container để công chức hải
quan niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu theo quy định; kết
thúc việc soi chiếu, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container về khu
vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;
b.3.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
Tiếp nhận
thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để đi soi chiếu; cập nhật thông
tin container ra khỏi cảng và quay vào cảng (khi đưa container đến địa điểm soi
chiếu và ngược lại) theo mẫu số 22, mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư
này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp vắng
mặt người khai hải quan, phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container đến địa
điểm
soi chiếu;
kết thúc việc soi chiếu, phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container về
khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;
b.3.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan: Niêm phong container; lập vàký Biên bản bàn
giao; cung cấp thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
(để vận chuyển tới địa điểm soi chiếu) đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh
cảng, kho, bãi; giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao để xuất trình cho hải
quan nơi hàng hóa vận chuyển đến, xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức), xác nhận,
theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có).
c) Khi đưa
hàng hóa ra khỏi cảng để xếp lên phương tiện vận tải:
c.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan:
Cung cấp
thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan
hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng
container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V ban hành kèm
Thông tư này) cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Cung
cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu
thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ
lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi.
Trường hợp tạm
dừng đưa hàng qua khu vực giám sát, cơ quan hải quan nơi ban hành thông báo tạm
dừng thực hiện cập nhật thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi.
Trường hợp
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi gửi thông tin đề nghị hủy xác nhận hàng
hóa qua khu vực giám sát đối với lô hàng (có nêu rõ lý do), công chức hải quan
được giao nhiệm vụ giám sát kiểm tra lý do để xem xét, quyết định cho phép việc
hủy xác nhận hàng hóa qua trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung
cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2.2) Tiếp
nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2.3) Trường
hợp phát sinh thông tin sai khác giữa thông tin tiếp nhận từ người khai hải
quan với thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo thông báo của
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (bao gồm cả trường hợp tờ khai trùng số container) thì thực
hiện xác minh thông tin, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu
có) xử lý theo quy định;
c.2.4) Đối với
hàng rời có sai lệch về số lượng, trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải
quan khi qua khu vực giám sát, công chức hải quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn
người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi:
c.3.1) Tiếp
nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa từngười khai hải quan
và thực hiện như sau:
c.3.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực
giám sát hải quan nếu kết quả đối
chiếu
phù hợp (bao gồm trường hợp hàng rời (dạng xá) có trọng lượng thực tế xuất khẩu
ít hơn so với lượng thông tin lô hàng tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan);
c.3.1.2)
Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi cảng nếu kết quả đối chiếu giữa thông tin
tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan với thông tin
thực tế hàng hóa qua khu vực giám sát không phù hợp hoặc chưa nhận được thông
tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin
tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan hoặc trường hợp phát sinh
nhiều tờ khai chung container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan nhưng
người khai hải quan không cung cấp đầy đủ số lượng tờ khai; đồng thời thông báo
người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xử lý
theo quy định.
c.3.2) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận
tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển, xà lan) hoặc qua khu vực giám
sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải
quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số
22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan.
6. Giám sát
hàng hóa xuất khẩu dưới dạng khí, lỏng bơm từ kho sang phương tiện vận tải:
a) Trước thời
điểm hàng hóa xuất khẩu bơm từ kho sang phương tiện vận tải:
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan:
a.1.1) Đăng
ký tờ khai hải quan theo quy định;
a.1.2) Cung
cấp thông tin lô hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (số
tờ khai hải quan, lượng hàng xuất khẩu, thông tin vị trí bồn, bể dự kiến bơm).
a.2) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
Công chức hải
quan giám sát được giao nhiệm vụ kiểm tra điều kiện bơm hàng hóa theo quy định
và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện.
b) Giám sát
trong quá trình bơm hàng hóa từ kho sang phương tiện vận tải:
b.1) Trách nhiệm của
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1.1) Tiếp
nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và cho phép
bơm lượng hàng hóa ra khỏi kho theo lượng phù hợp với lượng đã khai báo trên tờ
khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát (bao gồm cả trường hợp có chênh
lệch thiếu
về trọng lượng hoặc thể
tích so với trọnglượng
hoặc thể tích khai báo trên tờ khai hải quan);
b.1.2) Trường
hợp chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan
thì không cho phép bơm hàng hóa ra khỏi kho; đồng thời thông báo người khai hải
quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định;
b.1.3) Ký nhận
Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng
hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên
có liên quan;
b.1.4) Cập
nhật thông tin lượng hàng hóa thực tế đã được bơm sang phương tiện vận tải theo
chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này
và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách
nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
b.2.1) Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định biện pháp, hình thức
giám sát phù hợp theo quy định;
b.2.2) Niêm
phong phương tiện vận tải chứa hàng hóa sau khi bơm (nếu có), lập Biên bản chứng
nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có);
b.2.3) Tiếp
nhận thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát từ Hệ thống của doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi;
b.2.4) Trường
hợp lượng hàng hóa thực tế bơm sang phương tiện vận tải ít hơn so với khai
báo thì yêu cầu người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều
20 Thông tư này.
7. Giám sát
hải quanđối
với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không
a) Hàng hóa
xuất khẩu đưa vào kho hàng không
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan:
a.1.1) Đối với
hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng:
a.1.1.1) Cung cấp thông
tin (số tờ khai hải quan xuất khẩu và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho
doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.1.1.2) Trường
hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì xuất trình chứng từ liên
quan và giải trình với cơ quan hải quan; hoặc xuất trình hàng hóa để kiểm tra
khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.
a.1.2) Đối với
hàng hóa vận chuyển quy định tại điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 50 Thông
tư này: Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Biên bản bàn
giao và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh
kho hàng không và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và khoản 3 Điều
51c Thông tư này;
a.1.3) Trường
hợp đưa hàng hóa vào kho hàng không trên cơ sở văn bảncủa cơ quan có thẩm
quyền (hàng hóa không phải khai hải quan theo quy định, quyết định sai áp của
cơ quan Công an, Tòa án …): Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan
hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
a.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
a.2.1) Tiếp
nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan; thông
tin danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan;
a.2.2) Chỉ
cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi nhận được thông tin hàng hóa đủ điều
kiện qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan;
a.2.3) Cập
nhật thông tin hàng hóa và trọng lượng thực tế của hàng hóa đưa vào kho theo chỉ
tiêu thông tin quy định tại mẫu số 28 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi
vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
a.3.1) Cung
cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan theo mẫu
10; danh sách hàng hóa phải soi chiếu (nếu có) theo mẫu 09 Phụ lục X ban hành
kèm Thông tư này đến doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; tiếp nhận thông
tin hàng hóa đưa vào kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho
hàng không trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3.2) Kiểm
tra nguyên niêm phong và nguyên trạng hàng hóa đối với hàng hóa thuộc diện phải
niêm phong hải quan;
a.3.3) Soi
chiếu hàng hóa trong danh sách soi chiếu, cập nhật thông tin kết quả soi chiếu
hàng hóa
vào Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan.
b) Đối với
hàng hóa xuất khẩu lưu giữ tại kho hàng không:
b.1) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1.1) Giám
sát hàng hóa lưu giữ trong kho hàng không;
b.1.2) Phối
hợp thực hiện khám xét hàng hóa khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định pháp luật;
b.1.3) Thu
thập, phân tích, đánh giá hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan có dấu
hiệu vi phạm pháp luật. Thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo
quy định tại Điều 52d Thông tư này để kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng
hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm (nếu có).
b.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
b.2.1) Phối
hợp với các cơ quan hải quan khi có quyết định khám xét hàng hóa;
b.2.2) Cập
nhật vào Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàngkhông, gửi thông
tin hàng hóa sai khác (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31
Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải
quan.
c) Khi đưa
hàng hóa xuất khẩu lên phương tiện vận tải xuất cảnh:
c.1) Trách nhiệm của
doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
c.1.1) Gửi
thông tin danh sách hàng hóa đưa ra kho hàng không, dự kiến xếp lên phương tiện
vận tải theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 33 Phụ lục X ban hành kèm
Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.2) Không
được xếp hàng hóa đang bị cơ quan hải quan thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu
vực giám sát lên phương tiện vận tải xuất cảnh cho tới khi có thông báo khác của
cơ quan hải quan;
c.1.3) Ngay
sau khi tàu bay cất cánh, cập nhật thông tin danh sách hàng hóa thực tế đã đưa
lên phương tiện vận tải xuất cảnh đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư
này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Giám
sát việc đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải bằng camera. Trường hợp cần thiết
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức hải quan giám sát
trực tiếp;
c.2.2) Tiếp
nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho hàng không xếp lên phương tiện vận tải
từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không gửi đến.
8. Giám sát
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không kéo
dài
a) Khi đưa
hàng hóa vào kho hàng không kéo dài: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 7
Điều 52a Thông tư này;
b) Trong quá
trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại
điểm b khoản 7 Điều 52a Thông tư này;
c) Khi đưa
hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất: Thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này.
Điều 52b. Giám sát hải quan đối với các trường
hợp khác
1. Giám sát
hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra cảng biển có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan
a) Đối với
hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận
chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển:
a.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Thực
hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51a Thông tư này;
a.1.2) Khi
đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, cung cấp thông tin số tờ khai vận
chuyển độc lập của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh
nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
a.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại
điểm a.2, điểm c.3
khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
a.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.3, điểm c.2 khoản 5 Điều 52a
Thông tư này.
b) Đối với
hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra
nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này:
b.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Thực
hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51a Thông tư này;
b.1.2) Khi
đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, cung cấp thông tin số Bản kê của lô
hàng trung chuyển đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi.
b.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm
a.2, điểm c.3
khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
b.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.3, điểm c.2 khoản 5 Điều 52a
Thông tư này.
2. Giám sát
hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra tại cảng biển chưa kết nối Hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan
a) Đối với
hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận
chuyển giữa các bến
cảng trong cùng một cảng biển:
a.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Thực
hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51a Thông tư này;
a.1.2) Khi
đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
a.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 52c Thông tư này;
a.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c
Thông tư này.
b) Đối với
hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra
nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này:
b.1) Trách
nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Thực
hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51a Thông tư này;
b.1.2) Khi
đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
b.2) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 52c Thông tư này;
b.3) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c
Thông tư này.
3. Giám sát
hàng hóa quá cảnh đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển
Người khai hải
quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan hải quan thực hiện thủ
tục hải quan theo quy định tại Điều 51 Thông tư này và thực hiện giám sát như với
hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 5 Điều
52a hoặc khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
4. Giám sát
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng và hàng
hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu (toàn bộ hoặc một phần) nhưng toàn bộ lô
hàng thay đổi
cửa khẩu
xuất hoặc
cảng xếp
hàng
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan hoặc người vận chuyển:
a.1) Nộp văn bản theo
quy định tại điểm a.3 khoản 2 Điều 20 Thông tưnày;
a.2) Cung cấp
thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đủ điều kiện
qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có
kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thực hiện theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 52c Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3) Xuất
trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra tính nguyên trạng, ký nhận Biên bản
bàn giao; bảo quản nguyên trạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu
xuất hoặc cảng xếp hàng mới;
a.4) Thực hiện
thủ tục khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a.3, khoản 2 Điều 20 Thông
tư này (đối với tờ khai vận chuyển kết hợp) hoặc theo quy định tại khoản 7 Điều
50 Thông tư này (đối với tờ khai vận chuyển độc lập). Trường hợp người vận chuyển
đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng thì thông báo cho người
khai hải quan để thực hiện khai sửa đổi, bổ sung theo quy định.
Trường hợp
lô hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập đã được cơ quan hải quan cập nhật thông
tin hàng đến trên Hệ thống, người khai hải quan hoặc người vận chuyển thực hiện
khai báo tờ khai vận chuyển độc lập mới theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều
51 Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để vận chuyển hàng
hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới.
b) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
b.1) Kiểm tra tính
nguyên trạng hàng hóa, xác nhận trên văn bản thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu
xuất và thực hiện chuyển thông tin địa điểm giám sát hải quan cho tờ khai xuất
khẩu sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan;
b.2) Cung cấp
thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu
thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ
lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thực hiện
theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c Thông tư này trong trường hợp doanh
nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan;
b.3) Thực hiện
bàn giao hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi đến mới như sau: Lập và xác nhận (ký
tên, đóng dấu công chức) Biên bản bàn giao theo nguyên trạng hàng hóa, nguyên
niêm phong, giao người khai hải quan 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và
xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định hoặc thực hiện theo quy định tại khoản 3
Điều 51b Thông tư này trong trường hợp người khai hải quan hoặc người vận chuyển
đã thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập.
c) Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa:
Kiểm tra
tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ
điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận
chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời
(tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
c.1) Trường hợp thông
tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp
thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải
quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi
khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu
số
22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi
đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
5. Giám sát
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng
người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh
theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại được thực xuất lên phương tiện
vận tải khác trong cùng một cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng
a) Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.1) Thông báo cho người
khai hải quan nội dung thay đổi: Số lượng hàng hóa đã thực xếp lên phương tiện
vận tải; tên, số chuyến, ngày xuất cảnh mới của phương tiện vận tải sẽ xếp số
lượng hàng còn lại làm cơ sở để người khai hải quan khai báo sửa đổi bổ sung tờ
khai hải quan theo quy định;
a.2) Cập nhật
sửa đổi thông tin container vào cảng đối với các container còn lưu giữ tại cảng,
nội dung gồm: tên phương tiện vận tải, số chuyến, ngày xuất cảnh mới;
а.3) Chậm nhất
30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển
hoặc xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng
hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại
mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm
Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám
sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc
mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh
nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c) Trách nhiệm
của người khai hải quan: Khai báo sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 20
Thông tư này.
6. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần
lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan,
phần còn lại vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan:
a.1) Khai báo sửa đổi
bổ sung thông tin tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy
định tại Điều 20 Thông tư này và khai báo tờ khai xuất khẩu mới đối với lượng
hàng còn lại;
a.2) Thực hiện
vận chuyển phần hàng hóa còn lại sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để
xuất khẩu.
b) Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1) Thông
báo cho người khai hải quan để khai báo sửa đổi, bổ sung theo lượng hàng hóa thực
xuất khẩu và khai báo tờ khai mới đối với lượng hàng hóa còn lại để vận chuyển
sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu;
b.2) Chậm nhất
30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển
hoặc xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng
hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại
mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm
Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.3) Kiểm
tra thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát và cập nhật thông tin
phần hàng hóa còn lại đã qua khu vực giám sát đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan.
c) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
c.1) Thực hiện hủy
thông tin xác nhận tờ khai xuất khẩu qua khu vực giám sát trên Hệ thống và thực
hiện cập nhật thông tin đủ điều kiện qua khu vực giám sát đối với lượng hàng đã
xếp lên phương tiện vận tải và phần hàng còn lại để làm cơ sở cho doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi cho phép hàng hóa ra khỏi cảng;
c.2) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng vận
chuyển chịu sự giám sát hải quan, trên cơ sở tờ khai xuất khẩu khai báo mới và
đã hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan, giải phóng hàng), thực hiện theo
quy định tại khoản 4 Điều này.
d) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan:
Trên cơ sở
văn bản đề nghị của người khai hải quan, thực hiện sửa đổi bổ sung theo quy định
tại Điều 20 Thông tư này (sửa đổi, giảm lượng hàng thực xuất khẩu và xóa thông tin
danh sách container không thực xuất khẩu, thực hiện tiếp nhận thủ tục khai báo
tờ khai hải quan xuất khẩu mới).
7. Giám sát
hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, đã đưa vào khu vực
giám sát hải quan tại cửa khẩu nhưng người khai hải quan đề nghị đưa hàng hóa
trở lại nội địa
a) Trường hợp
người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan:
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan: Có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng
hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, ngày
đăng ký
tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục hủy tờ
khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này và đề nghị đưa hàng ra khỏi
khu vực giám sát hải quan;
a.2) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
Trên cơ sở
công văn đề nghị đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai
hải quan và thông tin hủy tờ khai hải quan xuất khẩu trên Hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan hoặc văn bản xác nhận việc hủy tờ khai hải quan để đưa trở lại
nội địa của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (đối với trường hợp khai hải
quan trên tờ khai hải quan giấy), Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chờ xuất
khẩu thực hiện:
a.2.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Cập
nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu
thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ
lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi;
a.2.2) Tại
khu vực cảng, kho,
bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Xác nhận (ký tên,
đóng dấu công chức) trên danh sách containerhoặc danh sách hàng
hóa, trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định.
a.3) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.3.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra
tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ
điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận
chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời
(tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
a.3.1.1) Trường
hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường
hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan
hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
a.3.1.2) Cập
nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định
tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm
Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3.2) Tại
khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận của công chức
hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, doanh
nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự
phù hợp giữa thông tin tiếp nhận với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra
khỏi khu vực giám sát hải quan.
b) Trường hợp
người khai hải quan đề nghị xuất khẩu một phần hàng thuộc tờ khai hải quan, phần
còn lại không xuất khẩu để đưa trở lại nội địa:
b.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan:
b.1.1) Có
văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ
khai; số hiệu container đối với hàng hóa đóng trong container; số quản lý hàng
hóa) đề nghị sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b.1.2) Có
văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế
doanh nghiệp, số tờ khai, ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ
khai) đã hoàn thành thủ tục khai bổ sung theo quy định và đề nghị đưa hàng
không xuất khẩu ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
b.2) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trách
nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
Thực hiện tiếp
nhận khai bổ sung theo đề nghị của doanh nghiệp, cập nhậtnội dung trên Hệ thống;
b.2.2) Trách
nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
Trên cơ sở
công văn đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải
quan và thông tin khai bổ sung tờ khai hải quan xuất khẩu trên Hệ thống hoặc tờ
khai sửa đổi, bổ sung giấy (đối với trường hợp khai báo trên tờ khai hải quan
giấy) của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện như sau:
b.2.2.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Cập nhật
thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu
thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ
lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho,
bãi;
b.2.2.2) Tại
khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Xác nhận (ký
tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và trả
người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho,
bãi khi lấy hàng ra khỏi ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định.
b.3) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
b.3.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra
tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ
điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận
chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời
(tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
b.3.1.1) Trường
hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường
hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan
hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
b.3.1.2) Cập
nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu
thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ
lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối với
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3.2) Tại
khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận của công chức
hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, doanh
nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực
tế hàng hóa để
cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực
giám sát hải quan.
8. Giám sát
hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan
hoặc hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
a) Trường hợp
hàng hóa có quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an, Tòa
án …), hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa an ninh, quốc phòng thuộc
diện được miễn làm thủ tục hải quan:
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan: Xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền để công chức
hải quan kiểm tra, xác nhận theo quy định;
a.2) Trách
nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a.2.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Căn cứ chứng
từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để cập nhật thông tin hàng
hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi;
a.2.2) Tại
khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Căn cứ chứng
từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để in, xác nhận (ký tên, đóng
dấu công chức hải quan) và giao cho người khai hải quan danh sách hàng hóa đủ
điều kiện qua khu vực giám sát hải quan xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh
cảng, kho, bãi.
a.3) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.3.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết
nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra
tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ
điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng, kho, bãi về số hiệu container,
số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng,
thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
a.3.1.1) Trường
hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường
hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan
hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
a.3.1.2) Cập
nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu
thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ
lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan.
a.3.2) Tại
khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Trên cơ sở
danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận (ký tên, đóng dấu công
chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi, địa điểm chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế
hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
b) Hàng hóa
nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, chưa đăng ký tờ khai hải quan
hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, phải
tái xuất, xuất trả người gửi hàng (như hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc, người
vận chuyển vận chuyển không đúng địa điểm theo vận đơn, hàng nhập khẩu nhưng chủ
hàng từ chối nhận hàng…):
b.1) Trách nhiệm của
chủ hàng hoặc người vận chuyển: Có văn bản đề nghị được tái xuất, xuất trả người
gửi hàng cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn,
thất lạc hoặc lý do từ chối nhận hàng (trong văn bản nêu rõ số vận đơn, số tờ
khai (nếu có), dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất…);
b.2) Trách
nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:
b.2.1) Trên
cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ
hàng hóa kiểm tra hồ sơ lô hàng. Trường hợp không có dấu hiệu vi phạm pháp luật
thì thực hiện như sau:
b.2.1.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Cập
nhật thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b.2.1.2) Tại
khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách
hàng hóa và trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh
doanh cảng, kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định.
b.2.2) Trường
hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, nếu kết
quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận đơn và không phát
hiện vi phạm pháp luật thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra
không đúng với nội dung trên vận đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có
vi phạm thì xử lý theo quy định.
b.3) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.3.1) Tại
khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra
tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ
điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng, kho, bãi về số hiệu container,
số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng,
thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
b.3.1.1) Trường
hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường
hợp
thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải
quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
b.3.1.2) Cập
nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 21
(hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này
và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3.2) Tại
khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Trên cơ sở
danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận (ký tên, đóng dấu công
chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để
cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
9. Hàng hóa
được chuyển tải tại vùng neo đậu phương tiện vận tải
a) Trước khi
chuyển tải hàng hóa:
a.1) Trách nhiệm của
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
a.1.1) Có
văn bản đề nghị (trong văn bản nêu rõ: tên tàu, số chuyến, số vận đơn, số lượng, trọng lượng
hàng hóa, ngày giờ dự kiến
thực hiện) chuyển
tải
hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải;
a.1.2) Tiếp
nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng từ Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan.
a.2) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Trên
cơ sở thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi cung cấp và thông tin
khác (nếu có) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải
hàng hóa quyết định biện pháp giám sát và phân công công chức hải quan giám sát
thực hiện tuần tra, kiểm soát theo quy định;
a.2.2) Cung
cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng đến Hệ thống của doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi.
b) Trong quá
trình chuyển tải hàng hóa:
b.1) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1.1) Trường
hợp phát hiện hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu
vi phạm quy định pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý
khu vực chuyển tải để xử lý;
b.1.2) Ký nhận
trên Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
b.2) Trách
nhiệm của cơ quan Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải:
Tiếp nhận
thông tin hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm
quy định pháp luật (nếu có) để xử lý, cụ thể:
b.2.1) Kiểm
tra xác định tính nguyên trạng hàng hóa; lập và ký Biên bản chứng nhận và giao
cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi quản lý nguyên trạng hàng hóa;
b.2.2) Xác
minh, làm rõ nguyên nhân, xử lý vi phạm (nếu có) và chuyển thông tin cho Chi cục
Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến làm tiếp các thủ tục theo quy định.
c) Sau khi
chuyển tải hàng hóa đến cảng:
c.1) Trách nhiệm của
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo
chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng
rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Tiếp nhận
thông tin hàng hóa hạ bãi do doanh nghiệp kinh doanh cảng gửi đến.
10. Giám sát
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, đã đưa vào kho hàng không
(toàn bộ hoặc một phần) nhưng thay đổi kho hàng không khác để xuất hàng
a) Người
khai hải quan đề nghị thay đổi kho hàng không xuất hàng (trong cùng một Chi cục
Hải quan quản lý):
a.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan:
a.1.1) Gửi
văn bản đến cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi,
nơi đến, đồng thời cung cấp thông tin hàng hóa (số quản lý hàng hóa xuất khẩu
và số tờ khai hải quan);
a.1.2) Sau
khi được sự chấp thuận của công chức hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho
hàng không nơi đi, nơi đến, nhận lại hàng hóa tại kho hàng không nơi đi;
a.1.3) Xuất
trình hàng hóa cho công chức hải quan giám sát kho hàng không nơi đi để niêm
phong và kho hàng không nơi đến để kiểm tra niêm phong;
a.1.4) Vận
chuyển hàng hóa từ kho hàng không nơi đi đến kho hàng không nơi đến, bảo quản
nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định.
a.2) Trách
nhiệm của công chức hải quan:
a.2.1) Tại
kho hàng không nơi đi:
a.2.1.1) Phê
duyệt văn bản đề nghị thay đổi kho hàng không xuất khẩu hàng hóa của người khai
hải quan; cập nhật thông tin thay đổi địa điểm giám sát và thông tin hàng hóa đủ
điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm
Thông tư này gửi đến Hệ thống của doanh nghiệpkinh doanh kho hàng
không nơi hàng đi;
a.2.1.2) Kiểm
tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, kiểm tra nguyên niêm phong (nếu có), đối
chiếu thông tin hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan;
a.2.1.3)
Niêm phong hàng hóa trong trường hợp hàng hóa chưa có niêm phong và thông báo
qua điện thoại hoặc bộ đàm cho công chức nơi kho hàng đến để tiếp nhận.
a.2.2) Tại
kho hàng không nơi đến:
a.2.2.1) Kiểm
tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, niêm phong hàng hóa (nếu có), đối chiếu
thực tế hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2.2) Gửi
thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát tại kho hàng không nơi
đến trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định
tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp
kinh doanh kho hàng không.
a.3) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi:
a.3.1) Tiếp
nhận văn bản đề nghị, thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa từ
người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều
kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan:
a.3.1.1) Cho
phép hàng hóa đưa ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;
a.3.1.2)
Không cho phép hàng hóa ra kho hàng không khi kết quả đối chiếu giữa thông tin
tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan với thông tin
thực tế hàng hóa qua khu vực giám sát không phù hợp hoặc có thông tin tạm dừng
đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải
quyết.
a.3.2) Gửi
thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu
số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan;
a.3.3) Bàn
giao hàng hóa cho người khai hải quan.
a.4) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đến:
a.4.1) Tiếp
nhận văn bản đề nghị và thông tin số tờ khai, số quản lý hàng hóa từ người khai
hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa
vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
a.4.1.1) Cho
phép hàng hóa đưa vào kho hàng không khi phù hợp;
a.4.1.2)
Không cho phép hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp và/hoặc
có thông tin tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giámsát hải quan từ Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ
với cơ quan hải quan để giải quyết.
a.4.2) Cập
nhật và gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào kho hàng không tại theo chỉ
tiêu thông tin quy định tại mẫu số 28 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Người
khai hải quan đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng do 02 Cục Hải
quan quản lý, đưa hàng quay lại nội địa: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
22 Thông tư này.
b.1) Trách nhiệm của
người khai hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Thông
tư này;
b.2) Trách
nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Thực
hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư này;
b.2.2) Gửi
thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin
quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của
doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
b.3) Trách
nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
b.3.1) Kiểm
tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra
kho hàng không; tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thực hiện
như sau:
b.3.1.1) Cho
phép đưa hàng ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;
b.3.1.2)
Không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp,
thông báo người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết.
b.3.2) Cập
nhật và gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin
quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến đến Hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử hải quan.
Điều 52c. Giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu, cảng, kho, bãi, địa điểm chưa kết nối
Hệ thống
1. Giám sát
hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan:
a.1) Hàng nhập khẩu đã
được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về
địa điểm
kiểm tra hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập:
Người khai hải
quan cung cấp 01 bản danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V đối
với hàng hóa vận chuyển bằng container (danh sách container) hoặc danh sách
hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa khác (danh sách
hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho cơ quan hải quan quản
lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm.
Người khai hải
quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin
điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của
người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách
hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi người khai hải quan nhận
hàng hóa tại cửa khẩu nhập, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải
quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ
Hệ thống.
Trường hợp
khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ
khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông
quan, giải phóng hàng;
a.2) Đối với
hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm
phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này: Xuất trình hàng
hóa cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong; bảo quản nguyên trạng hàng hóa
và niêm phong hải quan; bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được
vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
b) Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
b.1) Trên cơ sở danh
sách container hoặc danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận
chuyển có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người
khai hải quan cung cấp, kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa về
số hiệu container, số niêm phong (nếu có), số lượng kiện, trọng lượng kiện hoặc
trọng lượng hàng rời để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.2) Trường
hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì thông báo ngay cho Chi cục Hải
quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để
xử lý.
c) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan:
c.1) Kiểm
tra thông tin danh sách container, danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt
khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp với thông tin trên Hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2) Đối với
các trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông
tư này:
c.2.1) Kiểm
tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong
của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan, vận đơn (nếu có) để thực hiện niêm phong hải quan;
c.2.2) Lập
Biên bản bàn giao gửi cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm
tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
c.2.3) Niêm
phong và xác nhận đã niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệthống.
Trường hợp nếu
là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong
được, công chức hải quan ghi chú tình trạng “hàng không đủ điều kiện niêm
phong”, ghi rõ các thông tin khác (nếu có) về hàng hóa như tên hàng, số lượng,
chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ trên Biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng
hàng hóa gửi kèm Biên bản bàn giao (nếu thấy cần thiết).
c.3) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu
vực giám sát hải quan, sau khi xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng
dấu công chức hải quan) trên chứng từ đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải
quan. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê
duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan
xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên trang đầu của thông báo phê duyệt
khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh
doanh cảng, kho, bãi, địa điểm để giám sát việc đưa hàng ra khỏi khu vực giám
sát hải quan.
Đối với hàng
hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát tại cửa khẩu đường bộ, đường sông,
đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế: Chi cục Hải quan cửa khẩu có
trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển
cung cấp nêu tại điểm a.1 khoản này và thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan để giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải
quan; xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan.
Trường hợp
chưa đủ điều kiện thì
hướng dẫn người khai hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
c.4) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải
quan hoặc cập nhật thông tin hàng vận chuyển đi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan sau khi hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan.
2. Giám sát
hải quan đối với hàng xuất khẩu
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan:
a.1) Đối với
hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế đã thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc
đã được phê duyệt vận chuyển độc lập, khi tập kết đầy đủ hàng hóa trong khu vực
giám sát hải quan:
Người khai hải
quan cung cấp 01 bản danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V đối
với hàng hóa vận chuyển bằng container
(danh sách container)
hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa
khác (danh sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho Chi
cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm.
Người khai hải
quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử
hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai
hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so
với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi hàng hóa đã vào khu vực giám sát hải
quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải
quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.
Trường hợp
khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ
khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông
quan, giải phóng hàng;
a.2) Đối với
hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50
Thông tư này, hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế đã thông quan, giải
phóng hàng tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, người khai hải quan xuất trình
hàng hóa, Biên bản bàn giao (nếu có) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Sau
khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận, người khai hải quan thực hiện công việc
theo quy định tại điểm a.1 khoản này;
a.3) Đối với
hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế
hàng hóa thì sau khi hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng, người khai hải
quan thực hiện theo điểm a.1 khoản này.
b) Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
b.1) Trên cơ
sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai
báo vận chuyển có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức hải
quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi,
địa điểm chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để
cho phép xếp hàng lên phương tiện vận tải;
b.2) Trường
hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì thông báo ngay cho Chi cục Hải
quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để
xử lý.
c) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan:
c.1) Kiểm
tra thông tin danh sách container, danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt
khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp với thông tin trên Hệ thống;
c.2) Đối với các trường hợp phải niêm phong hải
quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này: Kiểm tra, xác nhận tình trạng
niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệ thống; xác nhận hàng hóa đến trên Hệ thống;
1. https://docluat.vn/archive/1890/
2. https://docluat.vn/archive/2978/
3. https://docluat.vn/archive/2676/
c.3) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu
vực giám sát hải quan thì xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên các chứng
từ. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt
khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận
(ký tên, đóng dấu công chức) trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận
chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi, địa điểm để giám sát việc xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu.
Đối với hàng
hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt
liên vận quốc tế việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống
được thực hiện sau khi hàng hóa đã được vận chuyểnqua khu vực biên giới
xuất sang nước nhập khẩu.
Trường hợp
chưa đủ điều kiện thì hướng dẫn người khai hoàn thành thủ tục hải quan theo quy
định;
c.4) Xác nhận
hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống sau khi hàng hóa đã xếp lên
phương tiện vận tải để xuất khẩu;
c.5) Đối với hàng hóa là dầu thô xuất khẩu tại
các địa điểm khai thác ngoài khơi hoặc tại các vùng chồng lấn và hàng hóa quy định
tại khoản 1 Điều 93 Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện
xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan sau khi tờ khai hải quan hàng hóa
xuất khẩu được thông quan (không thực hiện việc giám sát trực tiếp).
Riêng xăng dầu
cung ứng cho tàu bay xuất cảnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng
hàng không quốc tế căn cứ kế hoạch dự kiến tra nạp nhiên liệu hàng ngày, hóa
đơn bán hàng hoặc phiếu
xuất kho do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cung cấp, kế hoạch bay do cơ quan
quản lý cảng cung cấp để thực hiện giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
3. Quản lý
hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
Các dịch vụ
thực hiện trong kho CFS phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp
thực hiện việc đóng ghép chung container
các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ phải lập
Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu (02 bản
chính) theo mẫu số 25/DMXK-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Kết
thúc việc đóng ghép, công chức hải quan giám sát xác nhận trên Danh mục trả cho
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ 01 bản và 01 bản lưu tại cơ
quan hải quan.
a) Đối với
hàng hóa nhập khẩu đưa vào CFS: Sau khi hàng hóa nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất
đi nước khác hết số hàng ghi trên vận tải đơn tổng (Master Bill), doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý theo từng vận tải đơn tổng (Master Bill);
b) Đối với
hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS: Trên cơ sở Danh mục hàng hóa đóng ghép
chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom
hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi theo các lô hàng xuất khẩu quá thời hạn gửi
kho CFS theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan;
c) Báo cáo
hàng hóa nhập, xuất, tồn kho CFS: Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý tiếp
theo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm thông
báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của địa điểm thu gom hàng lẻ
theo mẫu số 26/NXT-CFS/GSQL
Phụ lục
V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan quản lý kho CFS.”
Điều 52d. Tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám
sát hải quan
Trong quá
trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bànhoạt động hải quan,
thu thập thông tin liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu phát hiện
hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan:
1. Trách nhiệm
của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng
hóa
a) Kiểm tra
thông tin về lô hàng trên Hệ thống đảm bảo lô hàng còn trong khu vực giám sát hải
quan;
b) Thông báo
việc tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan cho người khai hải quan,
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan;
c) Thông báo
tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 11/TBTDGS/GSQL
Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
2. Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a) Tiến hành
kiểm tra thực tế hàng hóa dưới sự chứng kiến của người khai hải quan, người vận
chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa, đơn vị
cung cấp thông tin (nếu có);
b) Lập biên
bản ghi nhận, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan thì xử lý
theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lý phải được thông báo cho các đơn vị
liên quan.
3. Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm
a) Chỉ cho
phép vận chuyển hàng hóa
ra, vào khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm khi có thông tin hàng đủ điều kiện qua khu vực giám
sát của cơ quan hải quan trừ trường hợp nhận thông tin tạm dừng đưa hàng qua
khu vực giám sát hải
quan do cơ quan hải quan cung cấp;
b) Phối hợp
với cơ quan hải quan để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm kiểm tra theo yêu cầu
của cơ quan hải quan hoặc cho phép hàng qua khu vực giám sát hải quan sau khi
nhận được thông tin bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát do cơ quan hải quan
cung cấp.
Điều 52đ. Quy định về phối hợp, trao đổi thông tin và khi
Hệ thống gặp sự cố
1. Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi
a) Tại khu vực
cảng, kho, bãi có lưu giữ hàng hóa vận chuyển nội địa (hàng hóa mua bán trong
nước), doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí khu vực lưu giữ riêng
giữa hàng hóa vận chuyển nội địa với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh để
đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP;
b)
Trước khi đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ, cung cấp cho cơ quan hải quan thông
tin sơ đồ tổng thể khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,
hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến
nhận và hàng hóa trung chuyển (nếu có) theo chỉ tiêu thôngtin quy định tại mẫu
số 13 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này (chỉ cung cấp lần đầu, khi có thay đổi
thì cập nhật và gửi lại cho cơ quan hải quan);
c) Cập nhật
và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa vào,
lưu giữ, đưa ra theo quy định tại Điều 52, Điều 52a và Điều 52b Thông tư này;
lưu trữ thông tin hàng hóa đã hoàn thành thủ tục đưa hàng ra khỏi khu vực giám
sát hải quan trên Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm
trong thời hạn 05 năm để phục vụ công tác điều tra, báo cáo, thống kê, đối chiếu,
nghiên cứu khi có yêu cầu của cơ quan hải quan;
d) Trong quá
trình xếp dỡ hàng hóa nếu phát hiện thông tin sai khác (hàng hóa không còn
nguyên trạng; hàng hóa bị sai lệch số lượng, trọng lượng, số hiệu container, số niêm
phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan) giữa thực tế hàng hóa khi
đưa vào với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp thì
phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra, xác định sự nguyên trạng của hàng
hóa.
Trường hợp
hàng hóa có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện theo chỉ dẫn của cơ quan hải quan (như đối
với hàng container thì
thực hiện đánh dấu, niêm phong tại chỗ và thực hiện giám sát thông qua Hệ thống
camera; đối với hàng rời dạng kiện thì đưa vào lưu giữ riêng). Cập nhật thông
tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;
đ) Trong quá
trình lưu giữ, khai thác hàng hóa nếu có sự thay đổi nguyên trạng hàng hóa
(thay đổi vỏ container, bao bì hàng hóa, đóng, rút hàng) thì ngay sau khi hoàn
thành việc thay đổi nguyên trạng, cập nhật và gửi đến Hệ thống của cơ quan hải
quan thông tin theo quy định. Chỉ được phép thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi
có sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan;
e) Thông báo
hãng vận chuyển hoặc chủ hàng liên hệ với cơ quan hải quan khi lô hàng chưa đủ
điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc khi có thông báo tạm dừng đưa hàng
qua khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.
2. Trách nhiệm
của cơ quan hải quan
a) Thông qua
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi, địa điểm thông tin hàng hóa dự kiến hạ bãi, container soi chiếu (nếu
có), thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), thay đổi
container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện qua
khu vực giám sát hải quan theo quy định các mẫu tương ứng tại Phụ lục X ban hành
kèm Thông tư này;
b) Tiếp nhận,
xử lý thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phản hồi, cập
nhật trên Hệ thống theo quy định. Trường hợp nhận được thông tin phản hồi về
hàng hóa sai khác hoặc không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa so với thông tin
hàng hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc
hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì căn cứ thông tin tiếp nhận, tình hình thực tế
hoặc thông tin khác (nếu có) thực hiện kiểm tra, xác minh sự nguyên trạng hàng
hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hảiquan thíchhợp, đảm bảo quản lý
hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định.
Cập nhật
thông tin trên Hệ thống hải quan hoặc ghi nhận theo Sổ theo dõi thông tin hàng
hóa sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 33 (hàng container) hoặc
mẫu số 34 (hàng rời hoặc hàng khí, lỏng) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này;
c) Tiếp nhận
và xử lý vướng mắc theo đề nghị của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh
doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin
và phối hợp xử lý khi có thông báo từ doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
d) Trên cơ sở
thông tin quản lý rủi ro, định kỳ hàng năm Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm
tra việc thực hiện theo dõi, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng,
kho, bãi, địa điểm đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thuộc
địa bàn quản lý; chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đôn đốc, hỗ trợ các
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoàn thiện việc kết nối hoặc nâng
cấp Hệ thống (nếu có) theo quy định;
đ) Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về định dạng thông điệp trao đổi giữa
cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm.
3. Trường hợp
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh
cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin (sau đây gọi là Hệ thống
gặp sự cố)
a) Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
a.1) Chậm nhất
01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản
thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý địa bàn giám sát về việc Hệ thống gặp
sự cố (gồm thông tin: tên, mã cảng, kho, bãi; tên, mã đơn vị hải quan quản lý
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; nội dung sự cố, ngày, giờ
phát sinh sự cố; họ tên người xác nhận sự cố…) để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo
không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương
tiện vận tải, đồng thời ghi nhận tình trạng sự cố vào Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống
theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 35 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư
này để theo dõi;
a.2) Căn cứ
danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Chi cục
Hải quan hoặc thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do
cơ quan hải quan cung cấp để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện
vận tải, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
a.3) Cập nhật
thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống
được khắc phục sự cố.
b) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan:
b.1) Tổng cục Hải quan
bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng
dẫn và xử lý sự cố theo quy định;
b.2) Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí cán bộ kỹ thuật tiếp nhận
và xử lý sự cố Hệ thống 24/7; chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện
được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho, bãi, địa điểm về việc Hệ thống gặp sự cố để phối hợp xử lý và đảm bảo
không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương
tiện vận tải;
b.3) Chi cục
trưởng Chi cục hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí công chức phối hợp với
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm xác định sự cố, khắc phục sự cố.
Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng,
thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của
Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn;
b.4) Trường
hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh
doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin nhưng Hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện
qua khu vực giám sát thì trong thời gian 15 phút một lần kể từ khi sự cố phát
sinh, công chức hải quan giám sát thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều
kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kết xuất
thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ
tiêu thông tin quy định tại mẫu số 36 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này
gửi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm làm cơ sở cho phép
hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.5) Thông
báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật thông tin các
lô hàng đã qua khu vực giám sát ngay khi sự cố được khắc phục.”
33. Khoản 1 và khoản
3 Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với
hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường
thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển,
tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với người xuất cảnh
qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS; hàng hóa xuất khẩu
đưa vào ICD là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được
xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa được xếp lên
phương tiện vận tải xuất cảnh. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại
quan là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận
hàng đã đưa vào kho ngoại quan trên Hệ thống.
3. Đối với
hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa tạm xuất – tái nhập thay đổi mục đích sử dụng,
hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc
khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa của doanh nghiệp nội địa xuất khẩu
gia công cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải
quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.”
34. Điều 54 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị nhập khẩu
1. Nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:
a) Nguyên liệu,
bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia
công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
b) Vật tư trực
tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản
phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;
c) Sản phẩm
hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng
chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc
để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua
trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;
d) Vật tư
làm bao bì hoặc bao bì
để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
đ) Nguyên liệu,
vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản
phẩm xuất khẩu;
e) Hàng mẫu
nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
2. Máy móc,
thiết bị nhập khẩu do bên đặt gia công cho bên nhận gia công thuê mượn để thực
hiện hợp đồng gia công.”
35. Điều 55 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 55. Định mức thực tế sản xuất hàng hóa
gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu
1. Định mức
thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản
xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27
Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp
phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước
được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức
để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh
nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi
thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá đế sản xuất sợi thuốc lá loại 1
và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh.. .thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy
doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc
lá loại 2);
Trong đó, phế
liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình
sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia
công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
2. Tổ chức,
cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc
xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản
xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định
tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.
Riêng đối với
những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn
chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết
toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm
thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).
Vật tư không
xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng
từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về
tình hình xuất – nhập – tồn kho của vật tư này.
3. Tổ chức,
cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số
thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn
thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh
tra chuyên ngành.”
36. Điều 56 được sửa
đổi bổ sung như sau:
“Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản
xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu
giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục
hợp đồng gia công
1. Thông báo
cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là
thông báo CSSX)
a) Trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân:
a.1) Thông
báo CSSX
theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm
Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm
thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải
quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức,
cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).
Trường hợp Hệ
thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V
ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Trường
hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự
thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi
cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu
số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc
kể từ ngày phát sinh thay đổi;
a.3) Trường
hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa
nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổchức, cá nhân phải
thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo
mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm
Thông tư này;
a.4) Trường
hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá
nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý
mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải
quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện
báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60
Thông tư này;
a.5) Chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ
sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản
phẩm xuất khẩu;
a.6) Tiếp nhận
phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông
báo trên Hệ thống.
b) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan:
b.1) Hệ thống
tự động tiếp nhận thông báo CSSX;
b.2) Trong
thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất,
cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu thông tin thông báo CSSX với
các chứng từ do tổ chức, cá nhân gửi kèm theo hệ thống và xử lý kết quả như
sau:
b.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra
không phù hợp hoặc tổ chức cá nhân chưa khai đầy đủ chỉ tiêu thông tin thì phản
hồi thông tin trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết sửa đổi, bổ sung;
b.2.2) Trường
hợp kết quả kiểm tra phù hợp thì phản hồi thông tin chấp nhận thông báo CSSX
trên Hệ thống cho tổ chức, cá nhân;
b.2.3) Trường
hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo khoản 1 Điều 57 Thông tư này thì phản hồi
trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết.
b.3) Thực hiện
kiểm tra cơ sở sản xuất đối với trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại Điều
39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định
số 59/2018/NĐ-CP và Điều 57 Thông tư này;
b.4) Thực hiện
kiểm tra địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu ngoài cơ sở
sản xuất trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không lưu giữ
nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu tại địa điểm đã thông báo với cơ quan
hải quan;
b.5) Trường
hợp tổ chức, cá nhân thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX)
thì Chi cục Hải quan quản lý mới thực hiện theo quy định tại điểm b.1, điểm b.2, điểm b.3 và điểm b.4 khoản này;
Chi cục Hải quan quản lý trước đây trao đổi, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến tổ
chức, cá nhân cho Chi cục Hải quan quản lý mới gồm thông tin về báo cáo quyết
toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu;
tình hìnhchấp
hành pháp luật; thông tin về các nghĩa vụ thuế, thủ tục hải quan tổ chức cá
nhân chưa hoàn thành (nếu có) và các thông tin thu thập được trong quá trình quản
lý tổ chức, cá nhân đến thời điểm thay đổi.
2. Thủ tục
thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
a) Trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân:
Trước khi thực
hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ hợp đồng
gia công, phụ lục hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm thông báo hợp
đồng
gia công, phụ lục hợp đồng gia công cho Chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông
báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21, mẫu số 22 Phụ lục II ban
hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc
theo mẫu số 18/TBHĐGC/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Hệ thống tự động
tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia
công.
Tổ chức, cá
nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội
dung đã thông báo. Số
tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được khai trên tờ khai
xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị và sản
phẩm để thực hiện hợp đồng
gia công, phụ lục hợp đồng gia công tại ô giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu theo hướng dẫn tại
mẫu số 01, mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan:
Cơ quan hải
quan sử dụng thông tin thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công trên Hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử để theo dõi, phân tích, đánh giá rủi ro quá trình hoạt động
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm của tổ
chức, cá nhân.”
37. Điều 57 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 57. Kiểm tra cơ sở, năng lực gia công,
sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị,
sản phẩm xuất khẩu
1. Các trường
hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi,
bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
2. Thẩm quyền,
thủ tục kiểm tra
a) Thẩm quyền
ban hành Quyết định kiểm tra: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận
thông báo cơ sở sản xuất gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Quyết định
kiểm tra theo mẫu số 13/QĐ-KTCSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này được
gửi qua Hệ thống hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời
hạn 03
ngày làm việc kể
từ ngày ký;
c) Việc kiểm
tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm
tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
3. Nội dung
kiểm tra
a) Kiểm tra
địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị, sản phẩm xuất khẩu: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu ghi trong thông báo CSSX hoặc ghi trên giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Kiểm tra
ngành nghề đầu tư kinh doanh: đối chiếu nội dung ngành nghề doanh nghiệp công bố
thông tin theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện quy định tại Luật Đầu tư với thực tế hồ sơ và hoạt động nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của tổ chức, cá nhân;
c) Kiểm tra
nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
c.1) Kiểm tra Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp
đồng thuê kho, thuê mượn đất trong trường hợp tổ chức, cá nhân đi thuê kho,
thuê mượn đất hoặc Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền
để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu,
ga đường sắt và hợp đồng tổ chức, cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng
của Ban quản lý các khu vực nêu trên hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về
việc sử dụng nhà xưởng, mặt bằng để sản xuất;
c.2) Khi tiến
hành kiểm tra máy móc, thiết bị, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ sau:
Các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu; hóa đơn,
chứng từ mua máy móc, thiết bị nếu thuộc trường hợp mua trong nước; hợp đồng
thuê, mượn máy móc đối với trường hợp thuê, mượn máy móc.
d) Kiểm tra
tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất (ví dụ: kiểm tra thông qua hợp
đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động,…);
đ) Kiểm tra
năng lực, quy mô sản xuất, gia công (ví dụ: bao nhiêu tấn/sản phẩm…/năm; tổng năng lực, quy mô
của máy móc thiết bị, nhân công…);
e) Kiểm tra
việc lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu tại các địa điểm
đã thông báo và kiểm tra việc theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu,
máy móc, thiết bị thông qua sổ kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng
hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc,
thiết bị;
g) Trong trường
hợp gia công lại thì cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở gia công lại của bên nhận
gia công lại theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này.
Trường hợp
bên nhận gia công lại là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình thì không phải kiểm
tra theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành
kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân.
4. Lập Biên
bản kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sảnxuất
Kết thúc kiểm
tra, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công,
sản xuất theo mẫu số 14/BBKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Nội
dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ,
trung thực với thực tế kiểm tra và xác định rõ:
a) Tổ chức,
cá nhân có hoặc không có cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất
tại địa chỉ đã thông báo; có hoặc không có quyền sử dụng về mặt bằng nhà xưởng,
mặt bằng sản xuất; hợp đồng thuê ngắn hơn thời hạn chu kỳ sản xuất;
b) Tổ chức,
cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất phù hợp hay không phù hợp với Giấy chứng
nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận doanh
nghiệp hoặc ngành nghề đã công bố;
c) Tổ chức,
cá nhân có hoặc không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết
bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở gia công, sản xuất (máy móc, thiết bị, dây
chuyền sản xuất do tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc thuê mượn) và phù hợp
với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu;
d) Số lượng
máy móc, thiết bị, số lượng nhân công; có hoặc không có việc nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
e) Về quy mô sản xuất,
gia công có phù hợp với năng lực sản xuất đã thông báo với cơ quan hải quan.
Trường hợp tổ
chức, cá nhân không còn hoạt động tại địa chỉ đã thông báo thì phối hợp cơ quan
thuế nội địa hoặc chính quyền địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) hoặc Ban quản
lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nơi quản lý địa bàn tổ chức,
cá nhân đã thông báo tiến hành lập Biên bản, trong đó nêu rõ tổ chức, cá nhân
không hoạt động tại địa chỉ đã thông báo.
5. Kết luận
kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất
a) Trường hợp
thống nhất các nội dung trong biên bản kiểm tra thì chậm nhất 03 ngày làm việc
kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi ban hành
Quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất
theo mẫu số 14a/KLKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
b) Trường hợp
không thống nhất các nội dung trong biên bản kiểm tra thì chậm nhất 05 ngày làm
việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra tổ chức, cá nhân gửi văn bản giải trình
kèm hồ sơ (nếu có) đến người ký quyết định hoặc trường hợp cần trao đổi với cơ quan có thẩm
quyền để xác định tính hợp
pháp của cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được văn bản giải trình hoặc ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, người
ký quyếtđịnh
kiểm tra phải ký ban hành kết luận kiểm tra.
Kết luận kiểm
tra được gửi cho tổ chức, cá nhân chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký.
6. Xử lý kết
luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sảnxuất
a) Trường hợp
kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất không
phát hiện vi phạm và phù hợp với hoạt động gia công, sản xuất thì cập nhật kết
quả vào Hệ thống chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp
xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị vượt
quá năng lực sản xuất; nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị không
phù hợp với ngành nghề sản xuất đã thông báo với cơ quan hải quan thì thực hiện
việc kiểm tra sau thông quan tổ chức, cá nhân chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày
ban hành kết luận;
c) Trường hợp
xác định tổ chức, cá nhân không đáp ứng quy định về ngành nghề đầu tư kinh
doanh thì xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp
tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất thì xử lý theo quy định tại điểm a khoản
3 Điều 39 Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1
Nghị định 59/2018/NĐ-CP;
đ) Trường hợp
đã xác định tổ chức,cá
nhân đã bỏ trốn, mất tích thì thực hiện theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều
60 Thông tư này;
Chi cục Hải
quan quản
lý thực hiện việc cập nhật kết luận kiểm tra chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ
ngày
ký kết luận kiểm tra và kết quả xử lý vào Hệ thống.”
38. Điều 59 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 59. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
1. Đối với
trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi,
bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP thì Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan quản lý gửi yêu cầu tổ chức cá nhân giải trình thông qua hệ thống hoặc
bằng văn bản theo mẫu số 36/YCGT-GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm giải trình thông qua hệ thống hoặc bằng văn bản theo mẫu
số 37/GT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, kèm hồ sơ với cơ quan hải
quan.
a) Trường hợp
cơ quan hải quan chấp nhận giải trình thì cập nhật kết quả vào hệ thống và thông báo
cho tổ chức, cá nhân;
b) Trường hợp
tổ chức, cá nhân không giải trình hoặc cơ quan hải quan có căn cứ xác định giải
trình của tổ chức, cá nhân là không hợp lý thì cơ quan hải quan thông báo cho tổ
chức, cá nhân nêu rõ lý do và chuyển kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan
theo trình tự quy định tại Điều này.
2. Đối với
trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số
59/2018/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều này thì Cục trưởng Cục Hải quan ban hành
quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo mẫu số
38/QĐ-KTTHSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và giao Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan tổ chức thực hiện.
Trường hợp
kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và
hàng hóa xuất khẩu trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện
theo quyết định kiểm tra sau thông quan.
Việc kiểm
tra tình hình sử dụng theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện
không quá 05 ngày làm việc. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải
quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm
việc.
Nội dung kiểm
tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo mẫu số 39/BBKT-THSD/GSQL Phụ lục
V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức,
cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu, bao gồm cả việc
thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, xử lý phế liệu, phế phẩm,
nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị; sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;
cung cấp, xuất trình chứng từ phù hợp với nội dung kiểm tra trong phạm vi các
chứng từ được quy định tại Điều 16a Thông tư này.
4. Xử lý kết
quả kiểm tra
a) Trường hợp
kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu
phù hợp với sản phẩm xuất khẩu, định mức thực tế, phù hợp với thông tin thông
báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế
toán, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân: Chấp nhận nội dung khai hải quan, số
liệu thực tế kiểm tra, ban hành kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp kiểm tra xác định
việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu không phù hợp với
sản phẩm xuất khẩu, định mức thực tế, không phù hợp với thông tin thông báo cơ
sở sản xuất, năng lực sản xuất, không phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán,
báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân: Cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung
khai hải quan và căn cứ hồ sơ hiện có để quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý kết
quả kiểm tra quy định tại điểm a, điểm b khoản này được áp dụng cho cả trường hợp
khi xử lý kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra chuyên ngành về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư;
c) Thời hạn
ban hành kết quả kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị và hàng hóa xuất khẩu:
c.1) Chậm nhất 05 ngày
kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở của tổ chức, cá nhân, Chi cục Hải quan
thực hiện kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra theo mẫu số 39a/KLKT-THSD/GSQL
Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho tổ chức, cá nhân (bằng fax hoặc thư đảm
bảo);
c.2) Chậm nhất
10 ngày kể
từ ngày kết thúc kiểm tra, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc giải trình bằng
văn bản;
c.3) Chậm nhất
15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện ban
hành kết luận kiểm tra theo mẫu số 39a/KLKT-THSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm
Thông tư này;
c.4) Đối với
trường hợp phức tạp chưa đủ cơ sở kết luận, Cục trưởng Cục Hải quan có thể tham
vấn ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất là 15 ngày kể từ
ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Cục trưởng Cục Hải
quan ban hành kết luận kiểm tra.
5. Cập nhật
thông tin kiểm tra
Quyết định
kiểm tra, kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu được gửi cho tổ chức,
cá nhân và cập nhật trên Hệ thống trong thời hạn chậm nhất 01 ngày kể từ ngày
ký ban hành Quyết định kiểm tra, ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người khai hải
quan, ngày ký ban hành kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan.”
39. Điều 60 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
1. Tổ chức,
cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung
cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu,
xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu
thông tin quy định tại mẫu
số
30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức,
cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên
quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm
Thông tư này.
Trước khi thực
hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm
với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.
Cơ quan hải
quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin
giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải
quan.
Trên cơ sở
thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánhgiá sự phù hợp giữa
các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của
cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn
kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
2. Trường hợp
tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều
này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu,
hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp
báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính
hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển
nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông
báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
a) Nguyên tắc
lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá
nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý
và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu,
trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc
thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa,
máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm
được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán
theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập
khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi
tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập
kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải
quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.
Tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất
kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này
thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục
đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại
hình.
Tổ chức, cá
nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu,
hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành
phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị
sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất
khẩu sản phẩm.
Trường hợp
quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản
phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật
tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa
các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải
trình;
b) Tổ chức,
cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu
để
gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục
Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại
mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số
15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về
tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại
mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số
15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản
xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ
lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ
lục số V ban hành kèm Thông tư này;
c) Sửa đổi,
bổ sung báo cáo quyết toán:
Trong thời hạn
60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải
quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan,
thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán
thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết
thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải
quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán
thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và
bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
3. Kiểm tra
báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất
khẩu
a) Các trường
hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán
trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ
chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết
toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong
việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
b) Thẩm quyền
kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số
17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện
việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm
tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau
thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch;
c) Nội dung
kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan
xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh
trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy địnhtại Điều 16a Thông tư này. Trường
hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu
vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng,
quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu
từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được
xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu,
vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;
d) Thời
gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền,
trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản
5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận
kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số
17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
4. Xử lý quá
hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị và hàng hóa xuất khẩu
a) Khi hết hạn
nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện
các công việc sau:
a.1) Có văn
bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý
theo quy định;
a.2) Trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc
thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh
doanh;
a.3) Thực hiện
kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;
a.4) Phối hợp
với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
b) Biện pháp
xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với
tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật
tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi
phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông
quan, thanh tra chuyên ngành;
b.2) Đối với
tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế
để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự
của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ
sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu,
trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.”
40. Điều 61 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy
móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công cho thương
nhân nước ngoài
1. Thủ tục
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
a) Hồ sơ hải
quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả sản phẩm
hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm
gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự
cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu quy định tại Chương II Thông tư này;
b) Thủ tục hải
quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo
chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu
tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này;
c) Đối với
nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt
Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp mua từ
doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan);
d) Đối với
nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu trước
khi ký kết hợp đồng gia công, bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu này để cung ứng cho hợp đồng gia công. Trước khi sử dụng nguyên liệu, vật
tư để cung ứng cho hợp đồng gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục xuất
nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
2. Thủ tục
nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công
Thủ tục hải
quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia
công thì thực hiện theo loại hình tạm nhập – tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số
59/2018/NĐ-CP.
3. Thủ tục
xuất khẩu sản phẩm gia công
Hồ sơ hải
quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
quy định tại Chương II Thông tư này.
Trường hợp sản
phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thuộc
đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai
sản phẩm gia công trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu
thành sản phẩm gia công xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại
chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất
khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải
quan xuất khẩu.”
41. Điều 62 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp
thuê gia công lại
1. Trường hợp
tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công vớithương nhân nước
ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công
toàn bộ hoặc gia công công đoạn (thuê gia công lại) thì tổ chức, cá nhân ký kết
hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân
ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công
lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu
thông tin quy định lại theo mẫu số 23, mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm Thông
tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 18a/TB-HĐGCL/GSQL Phụ lục V Thông tư này bằng
văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối
tác nhận gia công lại.
2. Hàng hóa
giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải
quan nhưng phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu,
vật tư, sản phẩm, máy móc, thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế
toán, kiểm toán.
3. Trường hợp
thuê doanh nghiệp chế xuất gia công hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất
thực hiện theo quy định tại Điều 76 Thông tư này.”
42. Điều 64 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu,
vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Chậm nhất
30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ
chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu,
vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm
gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế
thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ
quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn
nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi
phạm để xử lý theo quy định.
2. Các hình
thức xử lý
Căn cứ quy định
của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử
lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn
để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại
thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu
trả ra nước ngoài;
c) Chuyển
sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng
tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy
tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải
quan
a) Thủ tục hải
quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại
thị trường Việt Nam:
a.1) Trường
hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi
mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
a.2) Trường
hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì
làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư
này.
b) Thủ tục
xuất trả nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm ra nước ngoài trong thời gian
thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực
thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Thủ tục xuất
trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng
gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục
xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
c) Thủ tục
chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên
đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia
công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết
thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định
tại Điều 86 Thông tư này;
d) Tiêu hủy
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân
có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ
hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong
đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực
hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan
hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi
ro dựa trên đánh giá quá trình
tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan
hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy
móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có
trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường
hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy,
các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với
tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh
nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
43. Khoản 1 Điều 66
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 66. Xử lý đối với trường hợp bên đặt
gia công từ bỏ nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị; sản phẩm gia
công
1. Tổ chức,
cá nhân nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ nội địa đối với
nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công
không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ trừ trường hợp quy định tại khoản
4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Thủ tục hải quan và chính sách thuế được
xác định tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 25
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định
số 59/2018/NĐ-CP và Điều 21 Thông tư này.
Trường hợp tổ
chức, cá nhân nhận gia công không nhận nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc,
thiết bị thuê, mượn do bên đặt gia công từ bỏ thì cơ quan hải quan thực hiện thủ
tục sung công quỹ theo quy định của pháp luật đối với nguyên liệu, vật tư còn
giá trị sử dụng. Trường hợp không còn giá trị sử dụng thì bên nhận gia công thực
hiện việc tiêu hủy và chịu mọi chi phí phát sinh.
2. Trường hợp
tiêu hủy thì
thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.”
44. Điều 67 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 67. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật
tư để đặt gia công và nhậpkhẩu
sản phẩm gia công
1. Thủ tục
xuất khẩu nguyên liệu, vật tư
a) Thủ tục hải
quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công;
b) Hồ sơ hải
quan thực hiện như hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại
Chương II Thông tư này. Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp thêm
chứng từ sau đây:
b.1) Giấy phép xuất khẩu
hoặc văn
bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại
thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
b.1.1) Nếu
xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
b.1.2) Nếu
xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
b.2) Văn bản
thông báo về việc hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng
trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá
thành sản phẩm: 01 bản chính.
Người khai hải
quan tự chịu trách nhiệm về việc xác định hàng hóa xuất khẩu có tổng giá trị
tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản
phẩm để làm cơ sở xác định hàng hóa đủ điều kiện miễn thuế.
Người khai hải
quan chỉ phải nộp văn bản thông báo tại thời điểm thực hiện thủ tục hải quan xuất
khẩu lô hàng đầu tiên. Đối với các lô hàng xuất khẩutiếp theo, người
khai hải quan khai cụ thể số, ngày văn bản thông báo tại tiêu chí “Phần ghi
chú” theo định dạng như sau: “TNKSD51: số văn bản, ngày văn bản” trên các tờ
khai hải quan xuất khẩu cùng mặt hàng.
c) Trường hợp
gia công chuyển tiếp ở nước ngoài thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam không phải
làm thủ tục gia công chuyển tiếp với cơ quan hải quan.
2. Thủ tục
nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
a) Thủ tục hải
quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồng gia công;
b) Hồ sơ hải
quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Thủ tục hải
quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia
công thì thực hiện theo loại hình tạm xuất – tái nhập quy định tại Điều 50 Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số
59/2018/NĐ-CP.”
45. Điều 68 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 68. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công
ra nước ngoài để tái
chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam
1. Nơi làm
thủ tục hải quan: tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công.
2. Thủ tục tạm
xuất sản phẩm gia công để tái chế
a) Hồ sơ hải
quan gồm các chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này và văn bản
nhận lại hàng để tái chế của đối tác nước ngoài: 01 bản chụp;
b) Thủ tục hải
quan thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại
Chương II Thông tư này;
c) Thời hạn
tái chế do tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan hải quan theo thời hạn thoả thuận
giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công.
3. Thủ tục
tái nhập sản phẩm gia công đã tái chế thực hiện theo quy định tại Chương II
Thông tư này (trừ giấy phép nhập khẩu, khai thuế, kiểm tra tính thuế)
Trường hợp
bán sản phẩm gia công tái chế tại thị trường nước ngoài thì người khai hải quan
đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới và thực hiện thủ tục hải quan
theo quy định tại Chương II Thông tư này (trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa).”
46. Điều 69 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 69. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu,
vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công
1. Chậm nhất
30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ
chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu,
vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bịthuê, mượn và sản
phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các hình
thức xử lý
Căn cứ theo
thoả thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên
liệu, vật tư
dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị cho thuê, mượn để gia công được
xử lý như sau:
a) Bán, biếu
tặng, tiêu hủy tại thị trường nước ngoài;
b) Nhập khẩu
về Việt Nam;
c) Chuyển
sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại nước ngoài.
3. Thủ tục hải
quan
a) Việc bán,
biếu tặng, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc,
thiết bị đưa ra nước ngoài để thực hiện hợp đồng gia công thực hiện theo quy định
tại nước nhận gia công.
b) Thủ tục hải
quan nhập khẩu về Việt Nam:
b.1) Trường hợp nguyên
liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị được xuất khẩu từ Việt Nam; phế liệu,
phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư xuất khẩu từ Việt Nam thì thực hiện
thủ tục tái nhập theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Đối với lô
hàng máy móc, thiết bị thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa, khi làm thủ tục
hải quan, công chức hải quan thực hiện đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu của
máy móc, thiết bị ghi trên tờ khai tạm xuất với máy móc, thiết bị tái nhập trở
lại;
b.2) Trường
hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị mua ở nước ngoài; phế liệu,
phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư mua từ nước ngoài thì thủ tục hải quan,
chính sách thuế, chính sách mặt hàng theo quy định như đối với lô hàng nhập khẩu
thương mại.
c) Thủ tục
chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng
gia công khác:
Tổ chức, cá
nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán, nội
dung thông báo gồm: tên, quy cách, phẩm chất nguyên liệu, vật tư; lượng nguyên
liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn thuộc hợp đồng/phụ lục hợp đồng
gia công số, ngày tháng năm được chuyển sang hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công
số, ngày tháng năm ký với đối tác nước ngoài theo mẫu số 40/CT-HĐGC/GSQL Phụ lục
V ban hành kèm Thông tư này.”
47. Bổ sung Điều 69a như sau:
“Điều 69a. Quyết toán nguyên liệu, vật tư
1. Tổ chức,
cá nhân nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu
để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX theo các chỉ tiêu
quy định tại mẫu số 28 Phụ lục II ban hành kèm Thôngtư này qua Hệ thống
hoặc theo mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; báo
cáo quyết toán về tình hình nhập khẩu sản phẩm gia công tại nước ngoài hoặc tại
DNCX theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 29 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua
Hệ thống
hoặc theo mẫu
số
15c/BCQT-SPNN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất là ngày thứ 90
kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp
nhập, chia tách, giải thể cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia
công theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
2. Trách nhiệm
của cơ quan hải quan
a) Tiếp nhận
báo cáo quyết toán;
b) Kiểm tra
thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin xuất khẩu nguyên liệu, vật tư
và nhập khẩu sản phẩm của hợp đồng gia công đến thời điểm báo cáo quyết toán
theo các tiêu chí sau:
b.1) Số lượng
nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu;
b.2) Số lượng
sản phẩm đã nhập khẩu;
b.3) Định mức
sản xuất được thoả thuận theo hợp đồng gia công.
c) Trường hợp
xác định báo cáo có sự chênh lệch bất thường so về số liệu với hệ thống của cơ
quan hải quan thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Thẩm
quyền, thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện tương tự
quy định tại Điều 59 Thông tư này.
Khi kiểm tra
tại trụ sở người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ người
khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp có dấu
hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì tổ chức xác minh, kiểm tra tại trụ
sở bên nhận gia công.”
48. Điều 70 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm
1. Hồ sơ hải
quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực
hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân khác
gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng
gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại
phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản
phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này.
2. Thủ tục hải
quan xuất khẩu sản phẩm
a) Sản phẩm
xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK gồm:
a.1) Sản phẩm
được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
a.2) Sản phẩm
được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau:
a.2.1)
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
a.2.2)
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh;
a.2.3)
Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước.
a.3) Sản phẩm
được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh
doanh;
b) Hồ sơ hải quan, thủ tục
hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.”
49. Điều 71 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm
tiêu thụ nội địa, phế thải
Phế liệu, phế
phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa
được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan
hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ
lục IIa
ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, người khai hải
quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Đối với xử
lý phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất
trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.”
50. Điều 74 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu củaDNCX
1. Hàng hóa
nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện
thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các
trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực
hiện thủ tục hải quan:
a) Hàng hóa
mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện
theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
b) Hàng hóa
là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua
từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và
sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
c) Hàng hóa
luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một
khu chế xuất;
d) Hàng hóa
của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán
phụ thuộc;
đ) Hàng hóa
đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn
trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp
không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo
dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng
hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng
hóa.
2. Hàng hóa
DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ
chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu
không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi
trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục
hải quan.
Hàng hóa
DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp
không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động
mua bán này không phải làm thủ tục hải quan. Trường hợp DNCX mua từ nội địa các
loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường
hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình
sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất
của DNCX).”
51. Điều 75 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
1. Đối với
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp
đặt thiết bị cho DNCX, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng
nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của DNCX.
Thủ tục hải
quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Người khai hải quan phải
khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế
suất và số tiền thuế.
Trường hợp
nhà thầu nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị
cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX; nhà
thầu nhập khẩu thực hiện khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ
lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp
đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được
thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào DNCX. Sau 30 ngày kể từ ngày kết
thúc hợp đồng thầu, DNCX và nhà thầu nhập khẩu báo cáo lượng hàng hóa đã nhập
khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục
V ban hành kèm Thông tư này.
2. Đối với
hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: DNCX, doanh nghiệp nội địa
làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy
định tại Điều 86 Thông tư này.
3. Đối với
hàng hóa mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
4. Xử lý phế
liệu, phế phẩm của DNCX
a) Đối với
phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực
hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu
và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình
tương ứng;
b) Đối với
phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất
khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
5. Việc tiêu
hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại
điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
6. Đối với
hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái
xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại
theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
7. DNCX thực
hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có
trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm
tra.”
52. Điều 76 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“Điều 76. Thủ tục hải quan đối với trường hợp
DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội
địa, DNCX thuê DNCX khác gia công, DNCX thuê nước ngoài gia công
1. Hàng hóa
do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công:
a) Doanh
nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư này.
Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực
hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý
nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như
sau: #&GCPTQ;
b) DNCX
không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận
lại sản phẩm gia công từ nội địa.
Trường hợp
đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa
nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải
đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II
Thông tư này.
2. Hàng hóa
do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa:
a) Doanh
nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước
ngoài tại mục 1 và mục 3 Chương III Thông tư này. Riêng về địa điểm làm thủ tục
hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản
lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ
khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
b) DNCX
không phải làm tục hải quan khi nhận hàng hóa từ nội địa đểgia công và trả lại
sản phẩm gia công vào nội địa.
3. Đối với
hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công: DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia
công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp
đồng gia công, sản phẩm gia công.
4. Hàng hóa DNCX
thuê nước ngoài gia công thì
thực hiện thủ tục hải quan theo quy định về hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
quy định tại Mục 3 Thông tư này.
5. Các trường
hợp không làm thủ tục hải quan tại điều này, DNCX có trách nhiệm lưu giữ và xuất
trình các chứng từ tài liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất
khẩu theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan, Điều 37 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP (trừ việc thông báo cơ sở sản xuất).”
53. Khoản 4 Điều 77
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Sử dụng
hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX
a) DNCX thực
hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa để kê khai nộp thuế GTGT cho hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
b) Khi DNCX
mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa thực xuất hóa đơn
GTGT cho DNCX, trên hóa đơn ghi rõ thuế suất thuế GTGT theo quy định của pháp
luật;
c) Khi xuất
khẩu, DNCX phát hành hóa đơn như doanh nghiệp nội địa khác có hàng hóa xuất khẩu
ra nước ngoài và được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, được hoàn thuế GTGT đầu
vào nếu đảm bảo đủ điều kiện quy định về hoàn thuế.”
54. Điều 78 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 78. Xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc
nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp
không hưởng chế độ
chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại
1. Trường hợp
chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX:
a) DNCX thực
hiện xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu chưa nộp thuế còn tồn
kho và đề xuất biện pháp xử lý như chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy
tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với cơ quan hải quan. DNCX có trách
nhiệm thực hiện thủ tục hải quan tương ứng theo từng biện pháp xử lý số tài sản,
hàng hóa này với cơ quan hải quan trước thời điểm được cơ quan có thẩm quyền
cho phép chuyển đổi;
b) Thời điểm
xử lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi
doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.
2. Trường hợp
chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chínhsách DNCX sang
DNCX:
a) Doanh
nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm
tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
b) Trước khi
chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt
còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế,
hải quan đối với loại hình DNCX sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan và được cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận là DNCX. Trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập
khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nếu sau khi chuyển đổi sang DNCX vẫn tiếp tục thực
hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không phải thực hiện việc kê khai,
nộp thuế với cơ quan hải quan.”
55. Điều 79 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 79. Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp
chế xuất
1. DNCX được
thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển,
nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp
theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thủ tục
thanh lý
a) Trường hợp
thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất
khẩu;
b) Trường hợp
thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa
chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
b.1) Trường hợp DNCX lựa
chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới,
chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời
điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ
tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ
khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Sau khi chuyển
đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt
Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;
b.2) Trường
hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định
tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh
nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại
thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo
điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu;
hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý
bằng văn bản.
c) Trường hợp
tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điểm d Điều 64 Thông tư này.”
56. Bổ sung điểm c,
điểm d khoản 5 Điều 82 như sau:
“c) Kho, bãi
của thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất;
d) Các điểm
thông quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biêngiới”.
57. Bổ sung điểm c
khoản 1 Điều 83 như sau:
“c) Hàng hóa
tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa
điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu
tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn được
lưu giữ tại Việt Nam. Trong thời gian chờ tái xuất, hàng hóa phải được lưu giữ
tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này;”
58. Khoản 3, 4, 5
Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ sơ hải
quan
Hồ sơ hải
quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16
Thông tư này.
Trường hợp
hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia
tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn
thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại
hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
4. Trong thời
hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu
tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
5. Thủ tục hải
quan
a) Trách nhiệm
của người xuất khẩu:
a.1) Khai
thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi
rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải
quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh
nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi
chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Thực hiện
thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Thông
báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục
nhập khẩu
và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
a.4) Tiếp nhận
thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập
khẩu tại chỗ để
thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm
của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ
khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai
hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như
sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại
ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện
thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Ngay
sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành
thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.4) Chỉ được
đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông
quan.
c) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu:
c.1) Thực hiện
thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông
tư này;
c.2) Theo
dõi những tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan
nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải
quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi, đôn đốc người nhập
khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.
d) Trách nhiệm
của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Tiếp nhận,
kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế
hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu
thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng
hóa;
d.2) Đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài
thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ
đã được thông quan theo mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông
tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ;
d.3) Phối hợp
với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đôn đốc người nhập khẩu tại
chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.”
59. Điều 91 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hóa
đưa vào, đưa ra kho ngoạiquan
1. Thủ tục hải
quan đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào ngoại quan
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan:
a.1) Khai tờ
khai hải quan nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II và
quy định tại khoản 1 Điều 51c
Thông tư này.
Trường hợp
thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số
59/2018/NĐ-CP,
người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèmThông tư này;
a.2) Nộp 01
bản chụp vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy
định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ);
a.3) Nộp 01
bản chụp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương đối với
hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công
Thương;
a.4) Nộp 01
bản chính Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về
quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Trường hợp
cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành gửi Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên
ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải
quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
b) Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
Thực hiện thủ
tục hải quan theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này và các công việc
theo quy định tại điểm a.1 khoản 4 Điều 51c Thông tư này;
c) Ngày hàng
hóa đưa vào kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan cập nhật thông tin đến
đích của lô hàng nhập khẩu trên Hệ thống;
d) Hàng hóa
gửi kho ngoại quan để xuất đi nước khác theo quy định phải có Giấy chứng nhận
mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương thì chỉ được gửi kho ngoại quan tại
tỉnh, thành phố nơi cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
đ) Hàng hóa
từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
2. Thủ tục hải
quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa vào kho ngoại
quan
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện
thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp để đưa từ khu phi thuế
quan vào kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51c Thông tư này hoặc
thủ tục hải quan đối với tờ khai xuất khẩu theo loại hình tương ứng để đưa hàng
hóa từ nội địa vào kho ngoại quan theo quy định tại Chương II Thông tư này;
a.2) Thực hiện
các quy định tại khoản 2 Điều 52a Thông tư này khi đưa hàng hóa vào kho ngoại
quan.
b) Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Thực hiện
kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định
tại Điều 52a Thông tư này;
b.2) Thực hiện
các quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 51c Thông tư này.
1. https://docluat.vn/archive/2934/
2. https://docluat.vn/archive/3807/
3. https://docluat.vn/archive/3426/
c) Ngày hàng
hóa nhập kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan xác nhậnhàng hóa đã qua khu
vực giám sát trên Hệ thống.
3. Thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện
khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này;
a.2) Nộp 01
bản chụp Phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập theo quy định về pháp luật kế toán,
trong đó có ghi cụ thể hàng hóa xuất kho của từng tờ khai nhập kho;
a.3) Thực hiện
các quy định tại khoản 2 Điều 52a Thông tư này khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại
quan.
b) Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Thực hiện
các công việc của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi theo quy định
tại khoản 3 Điều 51b
Thông tư này và theo dõi hồi báo của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất;
b.2) Thực hiện
kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định
tại Điều 52a Thông tư này.
c) Hàng hóa
từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài (bao gồm trường hợp hàng hóa từ kho ngoại
quan gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính để đưa ra nước ngoài) chỉ được
xuất qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ
Công Thương;
d) Hàng hóa
từ kho ngoại quan sau khi đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất,
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đến khi thực
xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hàng
hóa đến cửa khẩu xuất nhưng chưa thực xuất hoặc có thay đổi cửa khẩu xuất, Chi
cục Hải quan cửa khẩu xuất phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại
quan biết để phối hợp theo dõi. Riêng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất
khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sông, việc xác nhận hàng hóa đã qua
khu vực giám sát được cập nhật vào Hệ thống sau khi hàng hóa đã qua khu vực cửa
khẩu xuất sang nước nhập khẩu.
4. Thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu
vào khu phi thuế quan hoặc tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế
a) Trách nhiệm
của người khai hải quan:
a.1) Khai tờ
khai hải quan nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 1 Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Thực hiện
thủ tục hải quan nhập khẩu tương ứng từng loại hình theo quy định tại Chương II
Thông tư này.
Trường hợp
người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thìcác chứng từ phải nộp
hoặc xuất trình trong hồ sơ hải quan là các chứng từ khi nhập khẩu hàng hóa từ
nước ngoài vào kho ngoại quan;
a.3) Thực hiện
việc giám sát theo quy định khoản 4 Điều 52 Thông tưnày.
b) Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Thực hiện
thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
b.2) Thực hiện
các quy định tại điểm d.1 khoản 4 Điều 52 Thông tư này;
b.3) Thực hiện
kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định
tại khoản 4 Điều 52 Thông tư này;
b.4) Thực hiện
các công việc theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 51c Thông tư này.
c) Các loại
hàng hóa sau đây không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan:
Hàng hóa thuộc
Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định tại
Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập không được
nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan (trừ kho ngoại quan nằm trong cửa khẩu
cảng biển, cửa khẩu đường bộ và cảng hàng không quốc tế).
Trường hợp
hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 2 Quyết định 15/2017/QĐ-TTg đưa vào kho
ngoại quan thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại
quan hoặc Chi cục Hải quan tương ứng quy định tại Điều 2 Quyết định
15/2017/QĐ-TTg để đưa vào nội địa.
5. Thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác
a) Hàng hóa
đưa ra kho ngoại quan (cũ) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 4
Điều này;
b) Hàng hóa
đưa vào kho ngoại quan (mới) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản
1 Điều này;
c) Thời hạn
hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa đưa vào kho
ngoại quan (cũ).
6. Hàng hóa
vận chuyển từ cửa khẩu, từ kho ngoại quan này hoặc từ các địa điểm khác đến kho
ngoại quan và ngược lại, nhưng các địa điểm này đều cùng chịu sự quản lý của một
Chi cục Hải quan thì việc giám sát hàng hóa vận chuyển giữa các địa điểm này do
Cục trưởng Cục Hải quan quy định.
7. Trường hợp
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại
quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi đưa vào, đưa ra kho
ngoại quan. Kết quả kiểm tra được ghi trên Phiếu ghi kết quảkiểm tra theo mẫu số
06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
8. Việc chuyển
quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan do chủ hàng hóa thực hiện khi có hành
vi mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho
ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về
việc chuyển
quyền
sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ
tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính kể
từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho
ngoại quan và chủ hàng cũ.
9. Báo cáo
hàng hóa nhập, xuất, tồn kho ngoại quan trong trường hợp chưa thực hiện việc quản
lý, giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan theo quy định tại khoản 4
Điều 52 hoặc khoản 2 Điều 52a Thông tư này
a) Chủ kho
ngoại quan tự chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản hợp đồng thuê kho ngoại
quan với chủ hàng hóa. Định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, chủ kho ngoại
quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về hiện
trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan theo mẫu số
24/BC-KNQ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo Cục Hải
quan để tổng hợp và gửi Tổng cục Hải quan vào ngày 25 của tháng đầu quý;
b) Chi cục Hải
quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm theo dõi hàng hóa nhập, xuất, tồn
kho trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan nhập kho và phần mềm quản lý hàng hóa
nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan; thời hạn hàng hóa lưu giữ trong
kho ngoại quan, đối chiếu với thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của
kho ngoại quan, nếu có nghi ngờ về lượng hàng hóa tồn kho, Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho,
đối chiếu với dữ liệu trên phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan
của chủ kho ngoại quan.
10. Định kỳ
mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho
ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo
kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.
11. Thủ tục
thay đổi cửa khẩu xuất hoặc đưa trở lại kho ngoại quan đối với hàng hóa gửi kho
ngoại quan đã đưa ra cửa khẩu xuất nhưng không xuất được hoặc chỉ xuất được một
phần như sau
a) Hồ sơ hải
quan:
a.1) Tờ khai
vận chuyển độc lập;
a.2) Văn bản
đề nghị của người khai hải quan được đưa hàng về kho ngoại quan để lưu giữ chờ
xuất khẩu, nêu rõ tên, địa chỉ kho ngoại quan và thời gian dự kiến lưu giữ (tổng
thời gian lưu giữ trong lãnh thổ Việt Nam không được vượt quá thời gian quy định
tại khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan): 01 bản chính;
a.3) Thông
báo phê duyệt khai báo vận chuyển (khi xuất kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu xuất).
b) Thủ tục hải
quan thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 51b Thông tư này:
Ngoài ra,
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực
hiện thêm những nội dung sau:
b.1) Trường
hợp lô hàng chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất: Trên cơ sở
văn bản đề nghị của người khai hải quan được gửi hàng trở lại kho ngoại quan,
Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan kiểm tra tình trạng niêm phong, hồ sơ
lô hàng để làm thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan theo quy định. Đồng thời có
văn bản thông báo hàng
đã nhập trở lại kho ngoại quan với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để làm thủ tục
thanh khoản tờ khai vận chuyển độc lập trên hệ thống thông qua việc cập nhật
thông tin hàng hóa vận chuyển đến;
b.2) Trường
hợp lô hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng doanh nghiệp đề nghị đưa
toàn bộ lô hàng về gửi kho ngoại quan ban đầu hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu
xuất: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, đối chiếu lượng hàng đã đến cửa
khẩu xuất, đồng thời yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc
lập mới để vận chuyển hàng hóa đưa về gửi kho ngoại quan. Trường hợp gửi kho
ngoại quan tại khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản
thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan ban đầu biết để phối hợp
theo dõi;
b.3) Trường
hợp lô hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, doanh nghiệp đề nghị xuất khẩu
một phần, phân hàng còn lại gửi kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất hoặc đưa về
kho ngoại quan ban đầu: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, giám sát lượng
hàng xuất khẩu qua cửa khẩu xuất, đồng thời yêu cầu người khai hải quan đăng ký
tờ khai vận chuyển độc lập mới đối với lượng hàng còn lại để vận chuyển hàng
hóa về kho ngoại quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu xuất,
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản
lý kho ngoại quan ban đầu biết để phối hợp theo dõi.
60. Điểm b khoản 1
Điều 93 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trách
nhiệm của người khai hải quan:
b.1) Thực hiện việc
khai hải quan trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Nộp bộ
hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, trong đó mỗi
lần giao nhận, người khai hải quan phải có chứng từ chứng nhận việc giao nhận
hàng hóa (hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại, Phiếu xuất kho…) và phải lập
Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa theo mẫu số
27/THCT-KML/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này nộp cho cơ quan hải quan
khi làm thủ tục hải quan.
Ngoài ra, đối
với một số mặt hàng cụ thể, người khai hải quan có trách nhiệm:
b.2.1) Đối với
mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan hải quan và các đơn vị có liên quan thực hiện chốt số liệu tiêu
thụ điện năng hàng tháng vào ngày đầu tiên của tháng liền kề. Sau khi chốt số
liệu, lập Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng giao nhận điện năng có
xác nhận của các bên tham gia chứng kiến. Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm
xác nhận chỉ số công tơ, người khai hải quan phải thực hiện khai hải quan và nộp
kèm Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng giao nhận điện năng có xác nhận
của các bên tham gia chứng kiến cùng bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều
16 Thông tư này;
b.2.2) Đối với
mặt hàng xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh phải làm thủ tục hải quan
trong thời hạn 30 ngày và trong
lượng tờ khai tạm nhập.”
61. Điều 94 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 94. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho thuê
tài chính
1. Hàng hóa
nhập khẩu cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu thuê tài chính
theo quy định tại Điều 14, Điều 16, Điều 17 và Điều 19 Nghị địnhsố 134/2016/NĐ-CP
a) Doanh
nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thực hiện
thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cụ thể như sau:
a.1) Hồ sơ hải
quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
a.2) Địa điểm
làm thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 85 Thông
tư này;
a.3) Thủ tục
hải quan: Thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; chỉ tiêu “Phần
ghi chú” khai thông tin số hợp đồng cho thuê tài chính/ngày hợp đồng/ngày dự kiến hết hạn hợp đồng, tên công ty
thuê tài chính.
Hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp cho thuê tài chính phải được bàn giao cho
doanh nghiệp đi thuê tài chính để sử dụng ngay khi được thông quan.
b) Chi cục Hải
quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
theo quy định tại Chương II Thông tư này;
c) Sau khi kết
thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài chính không được sử dụng
đúng mục đích đã được miễn thuế thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai và
nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
2. Hàng hóa
nhập khẩu cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quanthuê
a) Thủ tục
nhập khẩu hàng hóa cho thuê
tài chính từ nước ngoài vào ViệtNam:
Doanh nghiệp cho thuê tài chính thực hiện thủ tục
nhập khẩu hàng hóa để cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê và chỉ
sử dụng trong khu phi thuế
quan, cụ thể như sau:
a.1) Hồ sơ hải
quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này;
a.2) Địa điểm
làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX, doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan thuê tài chính:
a.2.1) Đối với
trường hợp DNCX thuê tài chính: thực hiện theo quy định tại điểm b.1 khoản 1 Điều 58
Thông tư này;
a.2.2) Đối với
trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê tài chính: thực hiện theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 90 Thông tư này.
a.3) Thủ tục
hải quan: Thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; chỉ tiêu “Phần
ghi chú” khai thông tin số hợp đồng cho thuê tài chính/ngày hợp đồng/ngày dự kiến
hết hạn hợp đồng, tên công ty thuê tài chính; trị giá khai báo trên tờ khai hải
quan thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Thông tư 39/2015/TT-BTC, trị giá
tính thuế, thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định tại
Điều 4, Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC.
Hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp cho thuê tài chính ngay khi được thông quan
phải đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế
quan và được đảm bảo quản nguyên trạng cho đến khi doanh nghiệp cho thuê tài
chính và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoàn thành
thủ tục hải quan theo quy định tại điểm b khoản này.
b) Thủ tục
giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp cho thuê tài chính và doanh nghiệp chế xuất/doanh
nghiệp trong khu phi thuế quan:
b.1) Hồ sơ hải
quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, nộp bổ sung 01 bản sao
hợp đồng cho thuê tài chính vào bộ hồ sơ nhập khẩu khi doanh nghiệp chế
xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục nhập khẩu và không
phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Trường hợp
hàng hóa xuất khẩu thuộc diện có giấy phép khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ
doanh nghiệp không phải nộp giấy phép trong bộ hồ sơ hải quan;
b.2) Địa điểm
làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX, doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan thuê tài chính;
b.3) Thủ tục
hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 86 Thông tư này; khai báo trị giá hải
quan theo giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp cho thuê tài
chính, bên thuê tài chính và nhà cung cấp nước ngoài, chỉ tiêu phân loại hình
thức hóa đơn khai là B, chỉ tiêu số/ngày hóa đơn để trống và chỉ tiêu “Phần ghi
chú” ghi cụ thể:
Tờ khai hải
quan xuất khẩu tại chỗ ghi: “hàng hóa cho (tên khách hàng thuê) thuê tài chính
theo hợp đồng thuê
tài chính số…”
Tờ khai hải
quan nhập khẩu tại chỗ ghi: “hàng hóa thuê tài chính của (tên công ty cho thuê
tài chính) theo hợp đồng thuê tài chính số…”.
c) Trường hợp
doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa từnước ngoài vào thị
trường nội địa sau đó xuất khẩu vào DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
thuê thì doanh nghiệp cho thuê tài chính phải thực hiện thủ tục hải quan, kê
khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Sau khi xuất
khẩu hàng hóa vào DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp cho
thuê tài chính được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tại khâu nhập khẩu. Trường hợp
hàng hóa nhập khẩu trở lại nội địa thì doanh nghiệp cho thuê tài chính phải kê
khai, nộp thuế
nhập khẩu
theo quy định.
3. Hàng hóa
nhập khẩu cho đối tác khác thuê
Trường hợp
doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa để cho đối tác khác (không
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này) thuê, khi làm thủ tục
nhập khẩu doanh nghiệp cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế nhập khẩu
theo quy định.
4. Hàng hóa
nhập khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp cho thuê mua tài chính ở nước ngoài
Thủ tục hải
quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trị giá khai báo trên
tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số
39/2015/TT-BTC, trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế
thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.”
62. Tên Chương VII được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ VÀ QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU”
63. Điều 129 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 129. Thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ
sơ hoàn thuế, không thuthuế
1. Trách nhiệm
của người nộp thuế
a) Khai đầy
đủ các thông tin đề nghị hoàn thuế theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số
01 Phụ lục IIa
ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề
nghị hoàn thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b) Trường hợp hồ sơ giấy người
nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP kèm các chứng từ theo quy định tại các Điều 33, Điều
34, Điều 35, Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
2. Cơ quan hải
quan thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 59
và Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20
tháng 11 năm 2012
a) Tiếp nhận
hồ sơ:
a.1) Cơ quan
hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế thông qua Hệthống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan, Hệ thống tự động phản hồi chấp nhận hồ sơ hoàn thuế cho người nộp thuế.
Trường hợp
xác định hồ sơ chưa đầy đủ Hệ thống thông báo cho người nộp thuế để bổ sung các
thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
a.2) Trường
hợp tiếp nhận hồ sơ giấy, công chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận hồ sơ,
đóng dấu đã tiếp nhận, vào sổ theo dõi riêng;
a.3) Trường
hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính thực hiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.
b) Phân loại
hồ sơ:
b.1) Phân loại
hồ sơ hoàn thuế gồm 02 loại: Hoàn thuế trước, kiểm tra sau; kiểm tra trước,
hoàn thuế sau;
b.2) Cơ quan
hải quan phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử, Hệ thống tự động phản hồi kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế cho người nộp
thuế.
Trường hợp
tiếp nhận hồ sơ bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện phân loại hồ sơ theo quy định
tại khoản 18 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 60
Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, khoản 2 Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
3. Hồ sơ
hoàn thuế trước, kiểm tra sau
a) Cơ quan hải
quan kiểm tra các điều kiện hoàn thuế theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế, số tiền thuế người nộp thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu, tình trạng
nợ thuế của người nộp thuế trên Hệ thống; đối chiếu các thông tin trong hồ sơ
hoàn thuế với các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác
định điều kiện hoàn thuế, số tiền thuế phải hoàn và xử lý như sau:
a.1) Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ các thông tin để thực hiện hoàn thuế, cơ quan hải quan
thông báo cho người nộp thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
để bổ sung các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
a.2) Trường
hợp không đủ điều kiện hoàn thuế cơ quan hải quan thông báo lý do không hoàn
thuế cho người nộp thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Trường hợp
hồ sơ giấy, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra công văn đề nghị hoàn thuế và
các chứng từ kèm theo, đối chiếu với chính sách thuế và pháp luật về quản lý
thuế, các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác định
các điều kiện hoàn thuế, số tiền thuế được hoàn.
Trường hợp cần
bổ sung các thông tin để hoàn thuế, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp
thuế theo mẫu số 11/TBBSHS/TXNK Phụ lục VI. Trường hợp không đủ điều kiện hoàn
thuế, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK
Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
c) Việc giải
trình của người nộp thuế được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan hoặc giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp với cơ quan hải
quan. Trường hợp người nộp thuế
giải trình trực tiếp, cơ quan hải quan lập biên bản làm việc theo mẫu số
18/BBLV/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp
đã giải trình hoặc đã bổ sung hồ sơ nhưng chưa đủ điều kiện hoàn thuế trước, kiểm
tra sau cơ quan hải quan chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006
được sửa đổi bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
d) Trong thời
hạn 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại
Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20
tháng 11 năm 2012, cơ quan hải quan phải ban hành quyết định hoàn thuế theo mẫu
số 10/QĐKTT/TXNK
Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, gửi quyết định hoàn thuế cho người nộp
thuế và các đơn vị có liên quan (nếu có) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hoặc gửi quyết định hoàn thuế bản giấy;
đ) Việc kiểm
tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực
hiện theo quy định tại Điều 143 Thông tư này, thời hạn thực hiện kiểm tra theo
quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012. Đơn vị tiến hành kiểm tra sau thông quan gửi
thông báo kết quả kiểm tra cho Chi cục Hải quan đã ban hành quyết định hoàn thuế
để thực hiện các nội dung sau:
đ.1) Kết quả
kiểm tra xác định người nộp thuế đủ điều kiện hoàn thuế, Chi cục Hải quan đã
ban hành Quyết định hoàn thuế lưu kết quả kiểm tra vào hồ sơ hoàn thuế, cập nhật
kết quả kiểm tra vào Hệ thống;
đ.2) Trường
hợp kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế không đủ điều kiện hoàn thuế, cơ
quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế, thực hiện ấn định thuế, xử phạt
vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của pháp luật;
đ.3) Trường
hợp kết quả kiểm tra xác định số tiền thuế đã hoàn nhỏ hơn số tiền thuế được
hoàn, Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế ban hành Quyết định
hoàn thuế bổ sung theo mẫu số 10/QĐKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư
này.
4. Hồ sơ kiểm tra trước,
hoàn thuế sau
a) Các trường
hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau bao gồm:
a.1) Các trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm
2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; khoản 2 Điều 41 Nghị định số
83/2013/NĐ-CP;
a.2) Người nộp
thuế trong thời gian 12 (mười hai) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn
thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý
quá 02 (hai) lần
(bao gồm cả hành vi khai sai dẫn
đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn,
không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
a.3) Người nộp
thuế trong thời gian 24 (hai mươi bốn) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị
hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian
lận thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
a.4) Người nộp
thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại khoản 1
Điều 26 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP;
a.5) Hàng
hóa thuộc đối
tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
a.6) Hàng
hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước
thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan), hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái
nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.
b) Trình tự
thực hiện kiểm tra:
Kiểm tra tại
trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012, cụ thể
như sau:
b.1) Trong
thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho người nộp thuế về việc
kiểm tra trước khi hoàn thuế theo mẫu số 21/TBKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm
theo Thông tư này, cơ quan hải quan phải ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở
người nộp thuế theo mẫu số 22/QĐKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này và
gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký.
Trong thời hạn
05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi quyết định, cơ quan hải quan phải tiến
hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Thời gian kiểm tra không quá 05
(năm) ngày làm việc. Trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải
công bố quyết định kiểm tra, lập Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu
số 23/BBCB/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này với đại diện có thẩm quyền
của người nộp thuế;
b.2) Nội
dung kiểm tra được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây và dừng lại khi có đủ
các căn cứ để xác định chính xác số tiền thuế người nộp thuế được hoàn:
b.2.1) Kiểm
tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kếtoán, chứng từ
thanh toán, phiếu xuất kho, nhập kho; đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn với số
tiền thuế đã thu trên hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan, thông
tin trong hồ sơ hoàn thuế với các thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan liên quan đến tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu có số tiền thuế người nộp
thuế đề nghị hoàn:
b.2.1.1) Trường
hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì thực hiện
kiểm tra nội dung kê khai của người nộp thuế về tỷ lệ khấu hao, cách tính tỷ lệ khấu hao
trên sổ sách chứng từ kế toán, phân bổ giá trị hàng hóa trong thời gian sử dụng
và lưu tại Việt Nam;
b.2.1.2) Trường
hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nếu kiểm
tra lần đầu hoặc chưa có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất phải kiểm tra cơ sở sản
xuất, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Kiểm tra sự
phù hợp giữa định mức sử dụng thực tế sản xuất ghi trên báo cáo tính thuế
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu số 10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị
định số 134/2016/NĐ-CP với sổ sách, chứng từ kế toán của người nộp thuế và tài
liệu kỹ thuật;
b.2.1.3) Trường
hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất; hàng hóa xuất khẩu phải
tái nhập; hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng hóa nhập khẩu phải có giấy
phép, hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo các quy định về kiểm dịch, vệ sinh an
toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ
hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán; đối chiếu số tiền
thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu trên Hệ thống kế toán tập trung của
cơ quan hải quan và các chương trình quản lý khác có liên quan.
b.2.2) Kiểm
tra các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định tại Điều 16, Điều 16a Thông tư này.
c) Xử lý kết
quả kiểm tra:
c.1) Lập
biên bản kiểm tra theo mẫu số 24/BBKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này
trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở
người nộp thuế.
Đối với trường
hợp phức tạp không thể kết thúc kiểm tra trong thời hạn 05 (năm) ngày, cần kéo
dài thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chậm nhất là trước 01 (một) ngày
kết thúc thời hạn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản với
người đã ký Quyết định kiểm tra để ban hành Quyết định gia hạn thời hạn kiểm
tra theo mẫu số 25/QĐGH/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn
gia hạn kiểm tra không quá 05 (năm) ngày làm việc. Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện
công bố Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, lập biên bản công bố quyết định
theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c.2) Lập dự
thảo kết luận kiểm tra và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 3 (ba) ngày kể
từ ngày lập biên bản kiểm tra theo mẫu số 26/KLKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm
Thông tư này hoặc gửi bằng fax hoặc thư bảo đảmhoặc giao trực tiếp
cho người nộp thuế.
Trường hợp
người nộp thuế không thống nhất với dự thảo kết luận kiểm tra của cơ quan hải
quan, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận
kiểm tra, người nộp thuế phải gửi văn bản giải trình cho cơ quan hải quan thông
qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc gửi văn bản giải trình bản giấy
cho cơ quan hải quan;
c.3) Trong
thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế hết thời hạn giải
trình, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành kết luận kiểm tra.
Trường hợp đủ
điều kiện hoàn thuế Chi cục Hải quan ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số
10/QĐKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này) gửi cho người nộp thuế và
các cơ quan có liên quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường
hợp Hệ thống gặp sự cố hoặc hồ sơ giấy cơ quan hải quan gửi Quyết định hoàn thuế
bản giấy cho người nộp thuế và các cơ quan có liên quan.
Trường hợp
không đủ điều kiện hoàn thuế cơ quan hải quan thông báo qua Hệ thống hoặc bằng
văn bản cho người nộp thuế về việc không đủ điều kiện hoàn thuế theo mẫu số
12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
5. Việc xử
lý số tiền thuế được hoàn cho người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều
132 Thông tư này.
6. Thời hạn
giải quyết hồ sơ đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau là 40 (bốn
mươi) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý
thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012.
7. Thẩm quyền
ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
a) Trường hợp
hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát
sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ban hành quyết định kiểm tra;
b) Trường hợp
hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố
quyết định thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro
trong thời hạn 10 (mười) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế theo quy
định tại Điều 143 Thông tư này.
8. Trách nhiệm
của người nộp thuế
Khai báo
chính xác, trung thực, đầy đủ, nộp hồ sơ, giải trình, cung cấp thông tin đúng hạn
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 7
Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11
năm 2012; cập nhật, phản hồi thông tin đầy đủ, đúng hạn; chấp hành các quyết định
xử lý về thuế, nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đúng thời hạn
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
9. Thủ tục
tiếp nhận, giải quyết hồ sơ không thu thuế thực hiện như đốivới thủ tục tiếp nhận,
giải quyết hồ sơ hoàn thuế.”
64. Điều 131 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 131. Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm
nộp,
tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là
nộp thừa theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số
83/2013/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm
của người nộp thuế
Người nộp
thuế khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục IIa ban hành kèm
Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan.
Trường hợp hồ
sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số
27/CVĐNHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
3. Trách nhiệm
của cơ quan hải quan
Cơ quan hải
quan nơi phát sinh khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện
kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nếu xác định kê khai của người
nộp thuế là chính xác thì phản hồi thông tin về việc hồ sơ kê khai đã được chấp
nhận cho người nộp thuế. Trường hợp xác định kê khai của người nộp thuế chưa
chính xác, cơ quan hải quan phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận hồ sơ thông
qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp hồ
sơ giấy cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị của
người nộp thuế với các quy định của pháp luật về quản lý thuế, nếu xác định
không đủ điều kiện hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải
quan thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư trong
thời hạn 08 giờ làm việc.
Trong thời hạn
05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế
đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan ban
hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số
09/QĐHT/TXNK Phụ lục VI và thông báo cho người nộp thuế. Trường hợp không đủ điều
kiện hoàn thuế thực hiện thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban
hành kèm Thông tư này.
4. Việc xử
lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định
tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng
thời với thuế nhập khẩu (nếu có).”
65. Điều 132 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 132. Xử lý số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn
1. Đối với
việc hoàn trả tiền thuế, tiền phạt được hoàn từ tài khoản tiềngửi của cơ quan hải
quan, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm
tra, đối chiếu trên Hệ thống và xử lý như sau
a) Người nộp
thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp
khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát
sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo):
a.1) Trường
hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: Cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền
thuế, tiền phạt, lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người
nộp thuế;
a.2) Trường
hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp
theo: Sau khi người nộp thuế phát sinh tiền thuế phải nộp và có văn bản đề nghị
bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của
người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc ủy nhiệm
chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp,
trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này.
b) Người nộp
thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao
gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của
các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà
nước:
b.1) Trường
hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ, cơ quan hải quan lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc
Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế;
b.2) Trường
hợp người nộp thuế không yêu cầu bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người
nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt,
các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan
thực hiện xử lý theo quy
định tại điểm b.1
khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục
VI ban hành kèm Thông tư này;
b.3) Trường
hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế
theo quy định điểm a.1 khoản này.
2. Đối với
việc hoàn trả tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt từ ngân sách nhà nước, trên cơ sở đề nghị của người nộp
thuế cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống kế toán và xử
lý như sau
a) Người nộp
thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp
khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát
sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo):
a.1) Trường
hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt, lập Lệnh hoàn trả theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC
ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán
ngân sách nhà nước và hoạtđộng nghiệp vụ kho bạc nhà nước, gửi Kho bạc
Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế;
a.2) Trường
hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp
theo, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp
thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả
kiêm bù trừ NSNN gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản
phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này.
b) Người nộp
thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao
gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của
các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà
nước:
b.1) Trường
hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ, cơ quan hải quan lập chứng từ điều chỉnh khoản
thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ theo mẫu quy định tại
Thông tư số 77/2017/TT-BTC gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay
cho người nộp thuế;
b.2) Trường
hợp người nộp thuế không đề nghị bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người
nộp thuế
còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp
khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định
tại điểm b.1
khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI
ban hành kèm Thông tư này;
b.3) Trường
hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế
theo quy định điểm a.1 khoản này.
c) Việc bù
trừ các khoản được hoàn với khoản phải nộp trong cùng năm ngân sách nhà nước tại
cùng cơ quan hải quan, cùng mục lục ngân sách, cơ quan hải quan lập giấy điều
chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước, hạch toán kế toán theo quy định.
Các trường hợp
được hoàn thuế ngoài năm ngân sách, cùng năm ngân sách nhưng khác đơn vị hải
quan, khác mục lục ngân sách thì cơ quan hải quan lập lệnh hoàn trả theo hướng
dẫn tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Thời hạn
thực hiện
Thời hạn cơ
quan hải quan xử lý các khoản được hoàn cho người nộp thuế thực hiện theo quy định
tại Điều 129 và Điều 131 Thông tư này.
4. Đối với
tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn theo quy định tại khoản 2 Điều này, người
nộp thuế có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi quản lý doanh nghiệp về số
tiền thuế giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quan hoàn theo quy định của pháp
luật.
Sau khi ban
hành quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.”
66. Điều 133 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 133. Tiền chậm nộp
1. Người nộp
thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp
a) Nộp tiền
thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn
ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm
quyền;
b) Nộp bổ
sung tiền thuế thiếu do khai sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn,
số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn;
c) Được nộp
dần tiền thuế theo quy định tại Điều 134 Thông tư này;
d) Hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế được bảo lãnh để thông quan hoặc
giải phóng hàng theo quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
2. Tổ chức
tín dụng nhận bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp đối với trường hợp hết thời hạn bảo
lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức
tín dụng, cơ quan được ủy nhiệm thu phải chuyển tiền thuế đã thu vào ngân sách
nhà nước ngay trong ngày hoặc đầu giờ làm việc của ngày tiếp theo. Quá thời hạn
mà chưa chuyển tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ
quan được ủy nhiệm thu phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
4. Cách xác
định số tiền chậm nộp
a) Số tiền
chậm nộp = Mức tính số tiền chậm nộp xSố ngày chậm nộp tiền thuế x Số tiền thuế chậm
nộp;
b) Mức tính
số tiền chậm nộp là 0,03% /ngày tính trên số tiền thuế chậmnộp;
c) Số ngày
chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp
thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và
văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền đến ngày liền kề trước ngày người
nộp thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng nộp số tiền thuế chậm
nộp vào ngân sách nhà nước.
5. Người nộp
thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng tự xác định số tiền chậm
nộp theo quy định tại khoản 4 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước.
Cơ quan hải
quan kiểm tra, nếu số tiền chậm nộp đã nộp thấp hơn số tiền phải nộp thì thông
báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng để nộp
bổ sung tiền chậm nộp theo mẫu số 29/TBTCNCT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông
tư này.
6. Trường hợp
người nộp thuế chậm nộp tiền thuế quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11năm 2014 được sửa đổi,
bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá
trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm
2016 và khoản 1 Điều
3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế
thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời
gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán, số tiền thuế không tính chậm nộp được
tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước
chưa thanh toán.
7. Quá 30
ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế hoặc tổ chức tín dụng, cơ quan được ủy
nhiệm thu chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp, cơ quan hải quan thông báo cho
người nộp thuế hoặc tổ chức tín dụng, cơ quan được ủy nhiệm thu biết số tiền
thuế và tiền chậm nộp (dự tính đến ngày ra thông báo) theo mẫu số 57 và mẫu số
58 Phụ lục kèm theo Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số
45/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP hoặc trên Cổng thông tin điện tử của ngành hải quan.”
67. Điều 134 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 134. Nộp dần tiền thuế nợ
1. Người nộp
thuế nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn
nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của
cơ quan có thẩm quyền mà cơ quan hải quan đã ban hành quyết định cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan nếu đáp ứng đủ điều kiện
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng
7 năm 2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP thì
được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời
hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo
mức sau:
a) Tiền thuế
nợ từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế
tối đa không quá 3 tháng;
b) Tiền thuế
nợ trên 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế
tối đa không quá 6 tháng;
c) Tiền thuế
nợ trên 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12
tháng;
d) Trường hợp người nộp
thuế không nộp đủ số tiền thuế theo thời hạn đã cam kết thì không được tiếp tục
nộp dần tiền thuế nợ và bị cưỡng chế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách
nhiệm nộp thay người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều
39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
đượcsửa
đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm
2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
e) Số tiền
thuế nộp dần theo cam kết bao gồm tiền thuế nợ và tiền chậm nộp phát sinh.
2. Hồ sơ
a) Công văn
đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế theo mẫu số 30/CVNDTT/TXNK Phụ lục
VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b) Thư bảo
lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại
Điều 43 Thông tư này đối với trường hợp thư bảo lãnh bản giấy: 01 bản chính.
Trường hợp bảo
lãnh điện tử thì
người nộp thuế không phải nộp chứng từ này.
3. Nơi tiếp
nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết nộp dần tiền thuế
a) Nơi tiếp
nhận và xử lý hồ sơ:
a.1) Chi cục
Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại một Chi cục;
a.2) Cục Hải
quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại Chi cục Kiểm tra
sau thông quan hoặc nhiều
Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan;
a.3) Tổng cục
Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.
b) Thời hạn
giải quyết:
b.1) Trường
hợp thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan: trong thời hạn 01
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có văn bản
thông báo đến người nộp thuế;
b.2) Trường
hợp thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan: trong thời hạn 02 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Cục trưởng Cục Hải quan có văn bản thông báo đến người
nộp thuế.
c) Trường hợp
thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản
thông báo đến người nộp thuế.
4. Văn bản
thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận nộp dần tiền thuế nợ hoặc đề nghị bổ
sung hồ sơ gửi người nộp thuế thực hiện theo mẫu số 31/TBNDTT/TXNK Phụ lục VI
ban hành kèm Thông tư này.”
68. Điều 135 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 135. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt
1. Người nộp
thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậmnộp, tiền phạt đối
với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ gia
hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm:
a) Công văn
đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo mẫu số
32/CVGHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b) Đối với
trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP thì nộp bổ sung:
b.1) Văn bản xác nhận
của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (văn bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh
sát phòng cháy chữa cháy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chức năng
có thẩm quyền về thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại): 01 bản
chính. Văn bản phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra thiệt hại;
b.2) Hợp đồng
bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường
hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận
của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải
đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp.
c) Đối với
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP thì nộp bổ sung:
c.1) Quyết định
thu hồi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
địa điểm sản xuất cũ của doanh nghiệp (trừ trường hợp di dời địa điểm sản xuất
kinh doanh theo mục đích yêu cầu của doanh nghiệp): 01 bản chụp;
c.2) Văn bản
xác nhận của chính quyền địa phương về việc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất
kinh doanh do di chuyển địa điểm: 01 bản chính;
c.3) Tài liệu
chứng minh mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh.
Giá trị thiệt hại được xác định căn cứ vào hồ sơ, chứng từ và các chế độ quy định
của pháp luật có liên quan trực tiếp, gồm: Giá trị còn lại của nhà xưởng, kho,
máy móc, trang thiết bị bị phá dỡ không thu hồi được vốn (nguyên giá sau khi trừ
chi phí đã khấu hao), chi phí tháo dỡ trang thiết bị, nhà xưởng ở cơ sở cũ, chi
phí vận chuyển lắp đặt ở cơ sở mới (sau khi trừ đi chi phí thu hồi), chi phí trả
lương cho người lao động do ngừng làm việc (nếu có). Trường hợp phức tạp, liên
quan đến chuyên ngành kinh tế kỹ thuật phải có văn bản xác nhận của cơ quan
chuyên môn: 01 bản chính.
d) Đối với
trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị
định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số
12/2015/NĐ-CP phải nộp bổ sung chứng từ, tài liệu liênquan đến nguyên
nhân không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn khách quan đặc biệt:
01 bản chính.
3. Số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị
định số 12/2015/NĐ-CP.
4. Thời gian
gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản
3 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
5. Người nộp
thuế thuộc diện được gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định
tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP phải lập và gửi hồ sơ cho cơ
quan hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn.
6. Thẩm quyền
giải quyết gia hạn
a) Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan giải quyết gia hạn đối với trường hợp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
phát sinh tại một Chi cục;
b) Cục trưởng
Cục Hải quan giải quyết gia hạn đối với trường hợp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt phát sinh tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc nhiều Chi cục Hải quan
trực thuộc Cục Hải quan;
c) Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết đối với trường hợp tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.
Đối với trường
hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số
83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số
12/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài
chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
7. Thời hạn
giải quyết gia hạn: thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế.”
69. Khoản 3 Điều
136 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ sơ đề
nghị xoá nợ gồm:
a) Công văn
đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan nơi người nộp
thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo mẫu số 33/CVXN/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm
Thông tư này: 01 bản chính;
b) Tùy từng
trường hợp, hồ sơ xóa nợ phải có tài liệu, chứng từ sau:
b.1) Quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Quản lý thuế: 01 bản chụp;
b.2) Giấy chứng
tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết định tuyên
bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc cácvăn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực
hành vi dân sự đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật quản lý thuế:
01 bản chụp;
b.3) Hồ sơ
cưỡng chế nợ thuế chứng minh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo
quy định nhưng không có khả năng thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc
không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế được bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13: 01 bản chụp.”
70. Điều 138 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 138. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong
trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định
tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác
xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cụ thể như
sau:
a) Chủ doanh
nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên công ty; hội đồng
quản trị hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp, người quản lý có liên quan trong
trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế của doanh nghiệp trước khi gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh
doanh;
b) Hội đồng
giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác
xã trước khi gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký;
c) Quản tài
viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản
theo quy định của Luật Phá sản.
2. Trách nhiệm
hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động
không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật
a) Doanh
nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế thì
chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty;
hội đồng quản trị; quản trị của hợp tác xã; hoặc người quản lý có liên quan
trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
b) Hộ gia
đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa Vụ nộp thuế
thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
c) Tổ hợp
tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các thành viên tổ
hợp tác liên đới chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ.”
71. Điều 140 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 140. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế
1. Khi có
nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số tiền thuế đã nộp
ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo tiêu chí quy
định tại mẫu số 05 Phụ lục IIa
ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan. Trường hợp nộp hồ sơ giấy, người nộp thuế hoặc cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế theo mẫu số 34/CVXNHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này đến Tổng cục
Hải quan.
2. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị xác nhận nợ thuế, cơ
quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
và thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kết
quả xử lý như sau:
a) Xác nhận
hoàn thành nghĩa vụ thuế;
b) Xác nhận
chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu rõ tờ khai chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
c) Hoàn thiện
bổ sung hồ sơ để cơ quan hải quan có cơ sở xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
3. Trường hợp
doanh nghiệp có yêu cầu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để giải thể, chấm
dứt hoạt động, đóng mã số thuế, thì kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn
bản xác nhận không còn nợ thuế, doanh nghiệp sẽ không được đăng ký tờ khai hải
quan.”
72. Điều 141 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 141. Thu thập thông tin phục vụ kiểm
tra sau thông quan
1. Thu thập
thông tin
Cơ quan hải
quan có quyền yêu cầu người khai hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp thông tin phục vụ hoạt
động kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Điều 80, Điều 95, Điều 96 Luật Hải
quan và Điều 107, Điều 108 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và các quy định có liên
quan.
2. Hoạt động
thu thập thông tin
Trước, trong
và sau quá trình kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông
quan, cơ quan hải quan được thu thập thông tin tại các cơ quan quản lý nhà
nước; tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, liên quan đến hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu về các vấn đề nghi vấn, bất hợp
lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hồ sơ hải quan, nội dung
khai báo, tình hình quản lý, sử dụng hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu.
Trong trường
hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành thu thập, xác minh thông tin ở nước
ngoài theo quy định pháp luật.
3. Thẩm quyền
thu thập thông tin
Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải
quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trong thời
gian thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trường hợp cần thu thập
thông tin gấp, Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan được thực hiện việc thu thập
thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Hình thức
thu thập thông tin
a) Thu thập
thông tin bằng văn bản: Gửi văn bản tới tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này
đề nghị cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu điện tử (nếu có) và đề nghị
trả lời bằng văn bản;
b) Thu thập
thông tin trực tiếp: Cử công chức làm việc trực tiếp với tổ chức cá nhân nêu tại
điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin.
Trường hợp
thu thập thông tin trực tiếp từ người khai hải quan thì chỉ thực hiện khi người
khai hải quan có văn bản đề nghị cung cấp thông tin trực tiếp tại cơ quan hải
quan.
Đối với trường
hợp thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan tổ chức thực hiện.”
73. Điều 142 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở
cơ quan hải quan
1. Các trường
hợp kiểm tra,
thẩm quyền quyết định kiểm tra
a) Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải
quan phát sinh tại Chi cục Hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa
được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, cụ thể như sau:
a.1) Các trường
hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hảiquan;
a.2) Các trường
hợp qua phân tích đánh giá rủi ro theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải
quan;
a.3) Không
thực hiện kiểm tra đối với các trường hợp sau:
a.3.1) Hồ sơ
hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự với hồ sơ của lô hàng Chi cục Hải
quan đã kiểm tra sau thông quan và chấp nhận nội dung khai báo của cùng người
khai hải quan, nếu không có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác. Trường hợp
hồ sơ các lô hàng giống hệt, tương tự vẫn còn dấu hiệu nghi vấn thì Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan xem xét xử lý theo thẩm quyền;
a.3.2) Trường
hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế cần
thiết phải kiểm tra
sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
b) Cục trưởng
Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan thuộc
diện phải kiểm tra trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai đến
ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, cụ thể như sau:
b.1) Các trường
hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan. Đối với các trường
hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này nếu phát hiện có thông tin mới
hoặc dấu hiệu vi phạm khác thì Cục trưởng Cục Hải quan căn cứ tình hình thực tế
xem xét quyết định kiểm tra tại trụ sở Cục Hải quan hoặc kiểm tra tại trụ sở
người khai hải quan theo quy định tại Điều 143 Thông tư này;
b.2) Các trường
hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan (trừ các nội dung
kiểm tra thuộc các trường hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này).
2. Đối tượng
kiểm tra
Hồ sơ hải
quan, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ
chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 79 Luật Hải quan.
3. Trình tự,
thủ tục thực hiện kiểm tra
a) Ban hành
quyết định kiểm tra:
a.1) Cục trưởng
Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau
thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII
ban hành kèm Thông tư này, yêu
cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng
mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ
sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải
trình những nội dung liên quan;
a.2) Quyết định
kiểm tra sau thông quan phải gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người
khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc
trước ngày tiến hành kiểm tra;
b) Thực hiện
kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Trường
hợp người khai hải quan không chấp hành Quyết định kiểm tra:
Quá thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra mà người khai
hải quan không gửi hồ sơ tài liệu hoặc không cử đại diện đến làm việc, cơ quan
hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định và xử lý trên cơ sở kết
quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có, cụ thể:
b.1.1) Trường
hợp chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan xem xét xử lý;
b.1.2) Trường
hợp đủ cơ sở kết luận kiểm tra, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra và các quyết định hành chính (nếu
có).
Sau khi xử
lý vi phạm hành chính theo quy định, cơ quan hải quan cập nhật thông tin không
chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm
tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế
hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải
quan.
b.2) Trường
hợp người khai hải quan chấp hành Quyết định kiểm tra:
b.2.1) Cơ
quan hải quan thực hiện kiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra
trên nguyên tắc kiểm tra nội dung nào thì kết luận theo nội dung đó, cụ thể:
b.2.1.1) So
sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá với
các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan
cung cấp nhằm đánh giá sự trung thực, phù hợp giữa nội dung khai báo và các chứng
từ trong bộ hồ sơ hải quan;
b.2.1.2) Kiểm
tra tính phù hợp của hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan đếnhàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu với nội dung giải trình của người khai hải quan trong quá trình kiểm
tra, đối chiếu với kết quả thu thập thông tin (nếu có);
b.2.1.3) Kiểm
tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định pháp
luật liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải
quan đối với các hồ sơ được kiểm tra.
Trường hợp
người khai hải quan cử đại diện có thẩm quyền làm việc, giải trình trực tiếp với
cơ quan hải quan, các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm
tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, kèm các hồ
sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều
141 Thông tư này.
b.2.2) Người
khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng
mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ
sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải
trình
những nội dung liên quan theo quy định tại Điều 79, Điều 82 Luật Hải quan; Cử đại
diện có thẩm quyền làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan;
Trong thời
gian kiểm tra, ngoài các chứng từ, tài liệu nêu tại điểm này, người khai hải
quan có quyền cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan
được kiểm tra.
b.3) Xử lý kết
quả kiểm tra: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Hải quan, Điều
100 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và điểm c.4 khoản 3Điều 143 Thông tư
này.
c) Thông báo
kết quả kiểm tra: Trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu, thông tin, nội dung giải trình của
người khai hải quan và kết quả kiểm tra, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày kết thúc kiểm tra theo thời hạn kiểm tra ghi trên quyết định kiểm tra, người
ký quyết định kiểm tra ký ban hành Thông báo kết quả kiểm tra gửi cho người
khai hải quan theo mẫu số 06/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư
này.”
74. Điều 143 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở
người khai hải quan
1. Các trường
hợp kiểm tra và thẩm quyền quyết định kiểm tra
a) Các trường
hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan, bao gồm cả trường hợp đã
kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có thông
tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác, có rủi ro về thuế.
b) Các trường
hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan;
c) Cơ quan hải
quan xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định đối với các trường hợp
sau:
c.1) Hồ sơ
thuế, hải quan quá thời hạn kiểm tra sau thông quan;
c.2) Các trường
hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới
hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác.
2. Đối tượng
kiểm tra
Hồ sơ hải
quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có
liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải
quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày
ký ban hành quyết định kiểm tra.
3. Trình tự,
thủ tục thực hiện kiểm tra
a) Ban hành
quyết định kiểm tra:
a.1) Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục
Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải
quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Đối với
các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải
quan, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người
khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất 05
ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
Riêng trường
hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan,
quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho người khai hải quan hoặc đại diện
có thẩm quyền của người khai hải quan trong giờ làmviệc ngay sau khi
công bố quyết định kiểm tra mà không phải thông báo trước;
a.3) Sửa đổi,
bổ sung, gia hạn, hủy quyết định kiểm tra:
Trường hợp sửa
đổi, bổ sung quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số
03/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
Trường hợp
gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 04/2015-KTSTQ
Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
Trường hợp hủy
quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 07/2015-KTSTQ Phụ lục
VIII ban hành kèm Thông tư này.
b) Thực hiện
kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp người khai hải quan không
cử đại diện làm việc, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của
cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo
quy định, cụ thể:
b.1) Trường
hợp chưa đủ cơ sở kết luận thì xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành;
b.2) Trường
hợp đủ cơ sở kết luận kiểm tra, thủ trưởng cơ quan hải quan ban hành kết luận
kiểm tra trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện
có và các quyết định hành chính (nếu có).
Sau khi xử
lý vi phạm hành chính theo quy định, cơ quan hải quan cập nhật thông tin không
chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm
tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với
các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.
c) Thực hiện
kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp người khai hải quan chấp
hành Quyết định kiểm tra:
c.1) Người
khai hải quan có trách nhiệm khai, nộp, xuất trình thông tin, dữ liệu, chứng từ,
hồ sơ cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 80 Luật Hải
quan và Điều 16a
Thông tư này. Người khai hải quan có quyền cung cấp tài liệu, chứng từ hoặc dữ
liệu khác có liên quan để chứng minh nội dung khai báo là đúng hoặc để giải
trình các nghi vấn của cơ quan hải quan;
c.2) Công bố
quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông
tư này;
c.3) Cơ quan
hải quan thực hiện kiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra trên
cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và kết luận theo từng nội dung đã kiểm tra, cụ thể:
c.3.1) So
sánh, đối chiếu các nội dung khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá với
các chứng từ tương ứng có liên
quan do người khai hải quan cung cấp;
c.3.2) Kiểm
tra tính phù hợp của hồ sơ hải quan, các thông tin dữ liệu, các chứng từ liên
quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung giải trình của người khai hải
quan trong quá trình kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ, tài liệu cơ quan
hải quan thu thập được (nếu có);
c.3.3) Kiểm
tra các nội dung khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với nội dung tại sổ
kế toán, chứng
từ kế toán, nhập kho, xuất kho, hệ thống dữ liệu và các chứng từ, tài liệu liên
quan khác của người khai hải quan;
c.3.4) Kiểm
tra các nội dung khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với thực tế quá
trình quản lý, sử dụng hàng hóa;
c.3.5) Kiểm
tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện để kiểm tra;
c.3.6) Kiểm
tra việc thực hiện các quy định pháp luật hải quan và các quy định pháp luật
liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan đối với các
hồ sơ kiểm tra;
c.3.7) Kiểm
tra cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu
thuế (nếu có);
c.3.8) Kiểm
tra xuất xứ hàng hóa đáp ứng điều kiện tiêu chí xuất xứ, quy định về cấp, quy định
về vận chuyển trực tiếp và các quy định khác của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;
c.3.9) Kiểm
tra các thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải
quan với thực tế quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu từ khi nhập khẩu,
trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục
đích sử dụng, xử lý nguyên liệu, vật tư, sản phẩm dư thừa;
c.3.10) Trường
hợp người khai hải quan có mối quan hệ đặc biệt nhưng không khai trên tờ khai hải
quan, tờ khai trị giá (nếu có) thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ảnh hưởng
của mối quan hệ đặc biệt tới trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông
tư số 39/2015/TT-BTC.
Các nội dung
kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ
lục VIII ban hành kèm Thông tư này, kèm các hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người
khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh để làm căn cứ xem xét kết luận
kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện theo quy định
tại Điều 141 Thông tư này;
c.4) Xử lý kết
quả kiểm tra:
c.4.1) Cơ
quan hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan trong trường hợp
thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu và nội dung giải trình của người khai hải
quan chứng minh được nội dung đã khai là đúng;
c.4.2) Cơ
quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sau đây:
c.4.2.1) Hồ
sơ, chứng từ, tài liệu người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan không
hợp
pháp;
c.4.2.2) Nội
dung giữa các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có sự mâu thuẫn hoặc bất hợp lý mà người
khai hải quan không giải trình, giải trình không có cơ sở, giải trình không phù
hợp các bất hợp lý, mâu thuẫn giữa nội dung các chứng từ,tài liệu trong hồ
sơ hải quan; giữa hồ sơ hải quan khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với
các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của người khai hải quan lưu giữ theo quy định
pháp luật; giữa hồ sơ hải quan với sổ kế toán, chứng từ kế toán; giữa hồ sơ hải
quan và nội dung giải trình của doanh nghiệp; giữa hồ sơ hải quan, sổ kế toán,
chứng từ kế toán với các chứng từ tài liệu khác có liên quan;
c.4.2.3) Người
khai hải quan không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu, thông tin dữ liệu
(theo quy định người khai hải quan phải lưu trữ khi cơ quan hải quan yêu cầu
cung cấp);
c.4.2.4) Cơ
quan hải quan chứng minh được nội dung khai với cơ quan hải quan không đúng với
thực tế trên cơ sở hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu thu thập từ người khai hải
quan, người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu đối với hàng hóa nhập
khẩu; thông tin thu thập từ người bán hàng, người sản xuất, khai thác đối với
hàng hóa xuất khẩu, từ các tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu;
c.4.2.5) Người
khai hải quan không khai, khai chưa đúng, chưa đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai
hải quan, tờ khai trị giá theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư
này và Thông tư số 39/2015/TT-BTC ảnh hưởng đến thuế, chính sách quản lý hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điểm a khoản 3, điểm đ.2 khoản 4 Điều 25 Thông tư
này;
c.4.2.6) Người
khai hải quan khai không đúng cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, giảm
thuế, hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của pháp luật;
c.4.2.7)
Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ; vi phạm quy định về cấp, quy định về vận
chuyển trực tiếp và các quy định khác của pháp luật về xuất xứ;
c.4.2.8)
Thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ người khai hải quan (nhập khẩu gia công, sản
xuất xuất khẩu) đã khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan không phù hợp với
thực tế quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ
khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu.
Xử lý kết quả
kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định tại điểm c.4 Điều này và các
quy định có liên quan tại Thông tư này.
4. Kết luận
kiểm tra
a) Dự thảo kết
luận kiểm tra: Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra theo Biên bản
kiểm tra cuối cùng tại trụ sở người khai hải quan, trên cơ sở nội dung, phạm
vi, kết quả kiểm tra đã được ghi nhận tại các biên bản kiểm tra, người ký ban
hành quyết định kiểm tra phải dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải
quan (bằng email, fax, gửi bưu điện hoặc trao trực tiếp);
b) Giải
trình của người khai hải quan: Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra
người khai hải quan phải hoàn thành toàn bộ việc giải trình (giải trình bằng
văn bản hoặc làm việc ký biên bản trực tiếp) với người ký ban hành quyết định
kiểm tra về các nội dung liên quan đến dự thảo kết luận.
Trường hợp
người khai hải quan không giải trình trong thời hạn quy địnhnêu trên (từ chối
quyền được giải trình) thì cơ quan hải quan thực hiện xử lý kết luận kiểm tra
trên cơ sở hồ sơ hiện có;
c) Ký ban
hành bản kết luận kiểm tra: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm
tra, người ký ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm:
c.1) Xem xét văn bản giải trình của
người khai hải quan hoặc/và xem xét kết quả làm việc với đại diện có thẩm quyền
của người khai hải quan trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ để xem xét ký
ban hành bản kết luận kiểm tra;
c.2) Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục
Hải quan ký kết luận kiểm tra theo mẫu số 05/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành
kèm Thông tư này;
c.3) Đối với
trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm
quyền, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn kết luận như sau:
c.3.1) Trường
hợp trong bản kết luận có những nội dung đã đủ cơ sở kết luận, có thể kết luận
ngay đồng thời còn có những nội dung cần ý kiến về chuyên môn thì ban hành kết
luận kiểm tra đối với những nội dung đủ cơ sở kết luận theo thời hạn quy định.
Đối với những nội dung cần ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì
cơ quan hải quan ban hành kết luận bổ sung. Thời hạn ký ban hành kết luận bổ sung là 15
ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền;
c.3.2) Trường
hợp toàn bộ nội dung Bản kết luận chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn ký ban
hành kết luận kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ
quan chuyên môn có thẩm quyền;
c.3.3) Cơ
quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;
c.3.4) Trường
hợp hết thời hạn 30 ngày cơ quan chuyên môn có thẩm quyền không có ý kiến bằng
văn bản thì cơ quan hải quan ban hành kết luận trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày hết hạn theo điểm c.3.3 khoản này dựa trên kết quả kiểm tra và dữ liệu của
cơ quan hải quan hiện có.”
75. Các Phụ lục được
sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Thay thế
Phụ lục II, Phụ lục V, Phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT- BTC bằng Phụ lục I, Phụ lục
II, Phụ lục III Thông
tư này;
b) Bổ sung
Phụ lục IIa
và Phụ lục X Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng Phụ lục IV, Phụ lục V Thông tư
này.
Điều 2. Các nội dung bãi bỏ
1. Bãi bỏ Điều
26; khoản 5, 6 Điều 31; khoản 7 Điều 32; điểm c khoản 1 Điều 37; Điều 40; khoản
1, 2, 3, 6, 9 Điều 42; khoản 1, 4, 5 Điều 43; Điều 49, 65, 73; điểm b.5 khoản 2
Điều 83; Điều 88, Điều 92, Điều 97, Điều 98, Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều
107, Điều 108, Điều 109, Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114, Điều
115, Điều 116, Điều 117, Điều 118, Điều 119,Điều 120, Điều 121,
Điều 122, Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 130
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Bãi bỏ Điều
4 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trong trường
hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố hoặc chưa có chức năng
đáp ứng yêu cầu truyền nhận thông tin điện tử theo quy định tại Thông tư này,
người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục có liên quan trên
hồ sơ giấy.
2. Đối với
các quy định liên quan đến hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và DNCX:
a) Đối với
các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện trước thời điểm
Thông tư này có hiệu lực, tổ chức cá nhân thông báo thông tin về hợp đồng gia
công, phụ lục hợp đồng gia công đối với những tờ khai hải quan phát sinh sau
khi Thông tư này có hiệu lực theo quy định tại Điều 56 Thông tư số
38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư này;
b) Đối với
nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, các hợp đồng gia
công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện trước thời điểm Thông tư này có
hiệu lực nhưng kỳ báo cáo quyết toán sau khi Thông tư này có hiệu lực hoặc hợp
nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật
tư sau khi Thông tư này có hiệu lực, tổ chức cá nhân thực hiện báo cáo quyết
toán theo quy định tại Thông tư này.
3. Nội dung
quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thực hiện theo
điểm b khoản 2 Điều 30 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản
19 Điều 1 Thông tư này.
4. Các nội
dung quy định tại các Điều 103, 104, 105, 106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC nếu đã
được quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hoặc trái với quy định tại Nghị định
số 134/2016/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Điều 4. Trách nhiệm
tổ chức thực hiện
1. Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này hướng dẫn các
đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng
cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải
quan.
2. Cơ quan hải
quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo đúng quy định tại Thông tư này. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng
mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ
thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư
này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 06 năm 2018.
2. Quá trình
thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế./.
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |