1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
2.1 Điều 2. Ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp2.2 Điều 3. Chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên2.3 Điều 4. Quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước2.4 Điều 5. Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn2.5 Điều 6. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp2.6 Điều 7. Kiểm kê và xử lý kết quả kiểm kê tài sản tại doanh nghiệp nhà nước2.7 Điều 8. Phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp nhà nước2.8 Điều 9. Xây dựng kế hoạch tài chính2.9 Điều 10. Chế độ báo cáo và tổng hợp báo cáo
3.1 Điều 11. Hiệu lực thi hành
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ219/2015/TT-BTC
ngày
31 tháng 12 năm 2015
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
91/2015/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC
VÀO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số
91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
và quản lý
sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số
215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài
chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản
lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Chương
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Nghị định số
91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước
vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP).
2.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2
Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
Chương
II. QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
2. Ghi tăng vốn nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp
1.
Trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp nhànước:
a)
Doanh nghiệp nhà nước thành lập mới, căn cứ số vốn nhà nước thực cấp (đối với doanh nghiệp
thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng), vốn nhà nước đã cấp theo quyết
toán công trình hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với doanh
nghiệp thành lập mới trên cơ sở bàn giao dự án đầu tư xây dựng) để ghi tăng vốn
đầu tư của chủ sở hữu trong sổ
sách kế toán của doanh nghiệp. Trường hợp vốn đầu tư thực tế của Nhà nước thấp hơn mức vốn điều lệ
đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký điều
chỉnh lại mức vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành
lập bằng mức vốn thực tế đã đầu tư
của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
b)
Trường hợp việc đầu tư vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo mức đã được phê duyệt
trong đề án thành lập được chia thành nhiều lần, theo từng giai đoạn, thì doanh
nghiệp điều chỉnh lại mức vốn điều lệ thực góp trong giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
2.
Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động:
Doanh
nghiệp nhà nước đang hoạt động có tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được
đầu tư bằng vốn có
nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước, tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp
lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để
thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và
biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của nhà nước (phần thực hiện
dự án đầu tư) thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện điều
chỉnh lại mức vốn điều lệ thực góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
3.
Trường hợp đầu tư vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên:
a)
Căn cứ hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung thêm vốn điều lệ tại công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
và sau khi nhà nước đã thực hiện đầu tư bổ sung vốn (kể cả trường hợp sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia
theo phần vốn nhà nước để đầu tư bổ sung); hoặc trường hợp công ty cổphần, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên sử dụng các nguồn lợi nhuận sau thuế, quỹ đầu tư phát triển,thặng dư vốn cổ phần (đối với công ty cổphần), nguồn quỹ khác,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tăng vốn điều
lệ theo quy định của pháp luật.
b)
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện có trách nhiệm yêu cầu công ty cổphần, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên ghi tăng vốn góp của
chủ sở hữu (giá trị thuộc phần vốn nhà nước đầu tư tăng thêm tại công ty), đồng
thời có thông báo bằng văn bản tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước đã đầu tư
(thực góp) tại công ty và số lượng cổ
phiếu do cổ đông nhà nước nắm
giữ (đối với đầu tư vào công ty cổphần) sau khi công ty tăng vốn điều lệ và gửi đến cơ quan đại diện chủ
sở hữu để
theo dõi quản lý.
Điều
3. Chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên
Việc
chuyển nhượng vốn nhà nước tại
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện
theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP,
trong đó, đối với trường hợp chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng cổ phiếu) nhà nước
đầu tư tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đã đăng
ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom
theo phương thức thỏa thuận thì giá bán thỏa thuận phải đảm bảo trong biên độ
giá giao dịch (giới hạn giao động giá) của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng,
nhưng không thấp hơn giá cổ
phiếu được xác định theo giá trị sổ sách của công ty cổphần có mã chứng khoán
niêm yết/đăng ký giao dịch, căn cứ vào tổng giá trị vốn chủ sở hữu chia (:) cho
vốn điều lệ của công ty cổphần tại thời điểm chuyển
nhượng.
Điều
4. Quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
Việc
quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và các quy định
sau:
1.
Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ để quản lý, sử dụng các loại
tài sản của doanh nghiệp; Quy chế
phải xác định rõ việc phối
hợp của từng bộ phận quản lý
trong doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá
nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất
mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho doanh nghiệp.
2.
Đối với doanh nghiệp có tài sản đặc thù như vật nuôi, cây trồng, thiết bị có
nguồn phóng xạ, chất độc hại và tài
sản đặc thù khác, quá trình quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản ngoài việc tuân
thủ các quy định của pháp luật về tài chính, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ
các quy định, quy trình, quy phạm về kỹ thuật của cơ quan quản lý chuyên ngành
ban hành.
3.
Bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhà nước: doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo
toàn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số
91/2015/NĐ-CP để bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trong đó:
a)
Việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản phải
thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính và dự phòng bảo hành
sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp,
doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009,
Thông tư số 34/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011, Thông
tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính và các Thông tư sửa đổi, bổ
sung, thay thế (nếu có).
b)
Lãi, lỗ của doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP là số chênh lệch giữa
tổng doanh thu và thu nhập khác trừ (-) tổng các khoản chi phí phát sinh trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm cả khoản trích lập dự
phòng theo quy định). Nếu
số chênh lệch dương doanh nghiệp có lãi, nếu số chênh lệch âm doanh nghiệp bị lỗ, nếu không
có chênh lệch doanh nghiệp không phát sinh lãi, lỗ.
c)
Việc quản lý, xác định doanh thu, thu nhập khác và chi phí để xác định lãi, lỗ
(kết quả kinh doanh) của doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn
thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP
và Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ Tài
chính ban hành.
Điều
5. Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách
nhiệm hữu hạn
Việc
quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và các quy định
sau:
1.
Doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn tại công ty cổphần, trường hợp công ty cổphần sử dụng các nguồn quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ
phần, nguồn quỹ khác để
tăng vốn điều lệ
theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo người đại diện phần
vốn của doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu công ty cổphần ghi tăng vốn góp của
chủ sở hữu (giá trị thuộc phần vốn doanh nghiệp nhà nước đầu tư tăng thêm tại công ty), đồng thời có
thông báo bằng văn bản tổng giá trị thực tế phần vốn doanh nghiệp nhà nước đã đầu
tư (thực góp) tại công ty và số lượng cổ phiếu do cổ đông là doanh nghiệp nhà
nước nắm giữ sau khi công ty tăng vốn điều lệ và gửi vốn chủ sở hữu vốn (doanh
nghiệp nhà nước) để theo dõi, quản lý.
2.
Đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp
nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hàng năm doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm
phê duyệt báo cáo tài chính và quyết định việc phân phối, sử dụng lợi nhuận sau
thuế, thu lợi nhuận sau thuế tại các công ty con theo quy chế tài chính đã được phê duyệt.
Trường hợp vốn chủ sở hữu tại công ty con lớn hơn mức vốn điều lệ đã được phê
duyệt thì doanh nghiệp nhà
nước thực hiện điều chuyển
khoản chênh lệch về doanh nghiệp nhà nước (thông qua việc điều chuyển số dư Quỹ đầu tư phát triển
hoặc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tạicông ty con) và hạch toán là
khoản doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
Điều
6. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
Doanh
nghiệp nhà nước thực hiện chuyển
nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại Điều
29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và hướng dẫn
sau:
1. https://docluat.vn/archive/3680/
2. https://docluat.vn/archive/2537/
3. https://docluat.vn/archive/2313/
1.
Chuyển nhượng vốn tại công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trởlên:
a)
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên mua lại phần vốn góp của mình thì thực hiện bán thỏa thuận theo
quy định tại Điều 52 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Giá
bán thỏa thuận xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
b)
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá
nhân không phải là thành viên trong công ty thì phải thực hiện theo Điều 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong đó:
–
Nếu chuyển nhượng cho các thành viên
khác trong công ty thì thực hiện thỏa thuận giá chuyển nhượng với các thành viên
khác. Việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định giá của tổ
chức có chức năng thẩm định giá theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
–
Nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty
thì thực hiện phương thức bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp theo
quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP. Cụ
thể như sau:
Khi
doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn theo phương thức đấu giá công khai có
giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên, thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán, trường hợp
giá trị vốn chuyển
nhượng dưới 10 tỷ đồng
thì có thể
thuê tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá, tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp, hoặc thực
hiện đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán.
Doanh
nghiệp nhà nước thực hiện bán thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư trong trường
hợp bán đấu giá công khai không thành công (chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua phần
vốn góp của doanh nghiệp nhà nước).
Việc
xác định giá khởi điểm khi tổ chức bán đấu giá và làm cơ sở khi bán thỏa thuận
thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
2.
Chuyển nhượng vốn tại Công ty cổ phần:
Doanh
nghiệp nhà nước thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài tại công ty cổ phần
theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;
trong đó, khi chuyển nhượng vốn
(chuyển nhượng cổ
phiếu) của doanh nghiệp tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường giao dịch
chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom theo phương thức
thỏa thuận thì giá thỏa thuận phải đảm bảo trong biên độ giá giao dịch (giới hạn
giao động giá) của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng, nhưng không thấp hơn giá cổ phiếu được xác định
theo giá trị sổ
sách của công ty cổphần có mã chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch, căn cứ vào tổng giá
trị vốn chủ sở hữu chia (:) cho vốn điều lệ của công ty cổphần tại thời điểm chuyển nhượng.
3.
Xử lý tiền thu từ chuyển nhượng các khoản đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà
nước:
a)
Tiền thu được do chuyển
nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (kể cả chuyển nhượng quyền mua cổphần, quyền góp vốn) sau
khi trừ giá trị vốn đã đầu tư của doanh nghiệp, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa
vụ thuế theo quy định, số tiền còn lại được xác định vào thu nhập hoạt động tài
chính của doanh nghiệp.
b)
Trường hợp nếu khoản tiền thu
được từ chuyển
nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển nhượng quyền mua cổ phần,
quyền góp vốn) không đủ bù đắp giá trị vốn đã đầu tư ghi trên sổ kế toán của
doanh nghiệp và khoản dự phòng đã trích lập (nếu có), doanh nghiệp được hạch
toán phần còn thiếu vào chi
phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Điều
7. Kiểm kê và xử lý kết quả kiểm kê tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
1.
Doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức kiểm
kê thực tế để xác định số lượng các loại tài
sản ngắn hạn, tài sản dài hạn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp (kể cả cây trồng, vật nuôi, đàn
gia súc); số lượng cổ phiếu doanh nghiệp nhận được mà không phải thanh toán tiền;
đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu trong các trường hợp sau:
a)
Thời điểm khóa sổ
kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
b)
Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập, hợp nhất,
chuyển đổi sở hữu;
c)
Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa;
hoặc vì các nguyên nhân khác gây ra biến động tài sản của doanh nghiệp nhà nước;
d)
Theo chủ trương của Nhà nước.
2.
Xử lý kết quả kiểm kê:
a)
Xử lý kết quả kiểm
kê tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm:
–
Trường hợp kết quả kiểm kê thiếu tài sản so
với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán nếu do nguyên nhân chủ quan của tập
thể, cá nhân có liên quan gây ra thì tập thể, cá nhân gây ra phải bồi thường. Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng
thành viên), Tổng giám đốc,
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định mức bồi thường và chịu tráchnhiệm về quyết định của
mình. Giá trị tài sản bị thiếu sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của
tập thể, cá nhân
(hoặc giá trị tài sản thiếu do nguyên nhân khách quan) phần còn lại (nếu có)
doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
–
Trường hợp kết quả kiểm
kê thừa tài sản so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán, doanh nghiệp phải xác định rõ
nguyên nhân thừa tài sản, đối với tài sản thừa không phải trả lại được hạch
toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp; đối với tài sản thừa chưa xác định rõ
nguyên nhân thì hạch toán vào phải trả, phải nộp khác; trường hợp giá trị tài sản
thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì căn cứ vào quyết định
xử lý để hạch toán cho phù hợp.
b)
Việc xử lý kết quả kiểm kê theo quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này thực
hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp kiểm kê cụ thể.
c)
Doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, công nợ,
trường hợp để các
khoản tổn thất tài sản, công nợ không được xử lý thì Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng thành viên), Tổng giám
đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ
sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất tài sản của doanh
nghiệp.
Điều
8. Phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp nhà nước
Doanh
nghiệp nhà nước thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại Điều
31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và các quy định sau:
1.
Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp vừa phát sinh lỗ sản xuất, kinh
doanh được chuyển sang năm tiếp sau (thu nhập chịu thuế âm), vừa phát sinh lợi
nhuận (lãi) do có khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc
có lỗ lũy kế từ
năm trước được chuyển
trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tiếp theo quy định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng phần chênh lệch lợi nhuận còn lại
trong năm tài chính sau khi đã trừ số lỗ
nêu trên để thực
hiện phân phối,
trích lập các quỹ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 31
Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
2.
Căn cứ để trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý
doanh nghiệp, kiểm soát viên xác định như sau:
a)
Về xếp loại doanh nghiệp A,
B, C làm căn cứ trích lập các quỹ
thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh
nghiệp; giám sát tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin
tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước và Thông tư
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b)
Về tiền lương tháng thực hiện
làm căn cứ trích lập các quỹ:
–
Đối với trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi doanh nghiệp nhà nước: căn cứ quỹ
tiền lương thực hiện trong năm tài chính của người lao động củadoanh nghiệp được xác định
theo quy định tại Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động
làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu hoặc các văn bản sửa đổi,
bổ sung, thay thế
(nếu có) chia (:) cho 12 tháng.
–
Đối với trích quỹ thưởng Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên: căn cứ quỹ
tiền lương, thù lao thực hiện của viên chức quản lý (chuyên trách và không
chuyên trách) được xác định theo quy định của Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày
14/5/2013 của Chính phủ về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với
thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám
đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, kế toán trưởng công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản sửa
đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), chia (:) cho 12 tháng.
Điều
9. Xây dựng kế hoạch tài chính
Việc
xây dựng kế hoạch tài
chính của doanh nghiệp thực hiện
theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và quy
định sau:
1.
Định kỳ hàng năm cùng thời gian các Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, doanh
nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính của năm tiếp theo gửi đến cơ quan đại diện
chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 31/7 hàng năm để tổng hợp lập
dự toán ngân sách
nhà nước. Căn cứ lập, trình tự xây dựng kế hoạch tài chính thực hiện theo quy định
tại Điều 33 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
1. https://docluat.vn/archive/3706/
2. https://docluat.vn/archive/2838/
3. https://docluat.vn/archive/3060/
2.
Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập theo Phụ lục 1A “Báo cáo Kế hoạch Tài chính”
ban hành kèm theo Thông tư này. Trong đó: Mẫu
số 01- báo cáo công ty mẹ; Mẫu
số 02- báo cáo hợp nhất của Tập đoàn, Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô
hình công ty mẹ – công ty con.
Điều
10. Chế độ báo cáo và tổng hợp báo cáo
Doanh
nghiệp phải thực hiện chế độ lập, trình bày, gửi các báo cáo (định kỳ, đột xuất)
đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều
35 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và theo quy định sau:
1.
Báo cáo định kỳ, gồm:
a)
Báo cáo Tài chính: cuối kỳ kế toán quý, năm, doanh nghiệp phải thực hiện lập
báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp (doanh nghiệp là công ty mẹ của tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty
con thực hiện lập báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp
nhất của tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con). Báo cáo tài
chính quý, năm doanh nghiệp lập dạng đầy đủ.
Biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi
nhận báo cáo, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh
nghiệp, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế
toán do Bộ Tài chính ban hành;
b)
Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán:
Khi
lập báo cáo Tài chính quý, năm, doanh nghiệp nhà nước lập Báo cáo một số chỉ
tiêu ngoại bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp.
Thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo cùng với thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo tài
chính của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập
theo Phụ lục 1B “Biểu mẫu chỉ tiêu ngoại bảng” ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong đó: Mẫu
01- Chỉ tiêu ngoại bảng – công ty mẹ; Mẫu
số 02- Chỉ tiêu ngoại bảng – Hợp
nhất.
c)
Báo cáo tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
–
Định kỳ hàng Quý, trước ngày 05 của tháng đầu Quý sau, doanh nghiệp hoàn thành
việc lập và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo
tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập
theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Thông tư này.
–
Riêng đối với các tập đoàn kinh tế,
tổng công ty nhà nước (không phân biệt cấp có thẩm quyền quyết định thành lập
hoặc được giao quản lý) sau khi xây dựng kế hoạch tài chính (theo Điều 9 Thông
tư này) và lập báo cáo tình hình thực hiện nêu trên, các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đểtổng hợp báo cáo đánh giá
tình hình tài
chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d)
Báo cáo về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp
Định
kỳ hàng Quý, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ trong nhóm công ty
mẹ – công ty con (không
phân biệt cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập hoặc
được giao quản lý), cập nhật tình hình, số liệu thực hiện tái cơ cấu đến ngày
15 của tháng cuối quý và hoàn thành việc lập và gửi các báo cáo sau đây đến cơ
quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Cục Tài chính doanh
nghiệp-Bộ Tài chính trước ngày 20 của
tháng cuối quý:
–
Báo cáo về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lập theo Phụ lục
2A (gồm 03 mẫu 01, 02 và 03) ban hành kèm theo Thông tư này.
–
Báo cáo về tình hình thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp nhà nước lập theo Phụ lục
2B ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ
quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của tập đoàn kinh tế,
tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của nhóm doanh nghiệp hoạt động theo mô hình
công ty mẹ–
công ty con, doanh nghiệp độc lập thuộc phạm vi quản lý theo phụ lục nêu trên
và gửi Bộ Tài chính trước ngày 25 của tháng kếtthúc quý để tổng hợp chung
toàn quốc báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính
phủ về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Quyết định số 929/QĐ-TTg
ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015.
2.
Báo cáo đột xuất:
Ngoài
các báo cáo nêu tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải thực hiện lập và gửi
các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan
quản lý nhà nước. Nội dung (biểu mẫu), thời hạn báo cáo căn cứ vào yêu cầu cụ
thể của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước.
3.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp thực hiện gửi các báo cáonêu tại khoản 1 Điều này đến
cơ quan nhận báo cáo theo đường văn thư, đồng thời gửi thông qua việc truy cập
vào hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp trên website tại địa chỉ:
http://soe.mof.gov.vn hoặchttp://dnnn.mof.gov.vn.
Tài khoản và mật khẩu
để đăng nhập của cơ quan đại
diện chủ sở hữu và doanh nghiệp thực hiện như sau:
Đối
với cơ quan đại diện chủ sở hữu: phân công một đơn vị trực thuộc quản lý để giao một cá nhân phụ trách
tài khoản và mật khẩu
đăng nhập do Bộ Tài chính cung cấp.
Đối
với doanh nghiệp: tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sẽ được hệ thống gửi về địa
chỉ thư điện tử doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính.
Riêng
báo cáo tài chính và báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua việc truy cập vào hệ thống thông
tin quản lý tài chính doanh nghiệp là báo cáo tài chính và báo cáo một số chỉ
tiêu ngoại bảng cân đối kế toán của năm và 6 tháng của doanh nghiệp.
Trường
hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp mất mật khẩu hoặc không đăng nhập
được vào hệ thống, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp thông báo kịp thời
về Cục Tài chính doanh nghiệp-Bộ
Tài chính để hỗ trợ xử lý.
4.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu,
cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc việc đơn vị báo cáo thực hiện
chế độ báo cáo theo quy định nêu trên. Trường hợp trong năm, doanh nghiệp không
thực hiện báo cáo hoặc chậm nộp báo cáo mà không có lý do chính đáng, cơ quan đại
diện chủ sở hữu sẽ xem xét việc chấp hành chế độ báo cáo của doanh nghiệp khi
thực hiện xếp loại doanh nghiệp năm đó.
Chương
III. ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2016 và thay thế Thông tư số
220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà
nước vào doanh nghiệp và quản lý
tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2.
Việc trích lập khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp; xử lý các khoản chênh
lệch tỷ giá ngoại tệ, trích lập các khoản dự phòng thực hiện theo quy định hiện
hành của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3.
Việc phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập quỹ của doanh nghiệp kể từ năm
tài chính 2015 trở đi thực hiện theo quy định tại Điều 31 của
Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
4.
Bãi bỏ quy định về mức trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp
bằng hai tháng lương thực tế thực hiện trong năm tại Khoản 2 Điều
7 Thông tư số 178/2014/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực
hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính
để nghiên cứu, bổ sung và sửa
đổi./.
PHỤ LỤC KÈM THEO
TẠI ĐÂY
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |