1.1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1.2 Điều 2. Đối tượng áp dụng
2.1 Điều 3. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực2.2 Điều 4. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú2.3 Điều 5. Giải quyết thường trú
3.1 Điều 6. Giấy phép xuất nhập cảnh3.2 Điều 7. Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh
4.1 Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp4.2 Điều 9. Hiệu lực thi hành4.3 Điều 10. Trách nhiệm thi hành
5 BIỂU MẪU KÈM THEO VĂN BẢN
Toc
- 1. Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
- 2. Chương II. THỦ TỤC, THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ CẤP THỊ THỰC, CẤP THẺ TẠM TRÚ, GIẢI QUYẾT THƯỜNG TRÚ
- 3. Related articles 01:
- 4. Chương III. THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP XUẤT NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM
- 5. Related articles 02:
- 6. Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- 7. BIỂU MẪU KÈM THEO VĂN BẢN
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |
THÔNG TƯ 31/2015/TT-BCA
ngày 06 tháng 7 năm 2015
Hướng dẫn một số nội
dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết
thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP
ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của đồng chí Tổng cục
trưởng Tổng cục An ninh,
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông
tư hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép
xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú,
cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại
Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Công an.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt
Nam
và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương II. THỦ TỤC, THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ CẤP THỊ THỰC, CẤP THẺ TẠM TRÚ, GIẢI QUYẾT THƯỜNG TRÚ
Điều 3. Thủ tục,
thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo
khoản 1 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật) trực tiếp gửi văn bản đề nghị tại
Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2. Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại
Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến
việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
a) Mẫu NA2 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
b) Mẫu NA3 sử dụng cho cá nhân.
3. Giải quyết đề nghị cấp thị thực:
a) Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật;
1. https://docluat.vn/archive/1376/
2. https://docluat.vn/archive/3794/
3. https://docluat.vn/archive/1506/
b) Đối với trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu, Cục Quản lý
xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật.
Điều 4. Thủ tục,
thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú
1. Người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú theo quy định tại
khoản 2 Điều 36 của Luật phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo
lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý
xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ
chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của
Luật. Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú nêu tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật
theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015
quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam gồm:
a) Mẫu NA6 và NA8 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
b) Mẫu NA7 và NA8 sử dụng cho cá nhân.
3. Giải quyết cấp thẻ tạm trú
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý
xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương xem xét cấp thẻ tạm trú.
4. Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và
đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05
năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
Điều 5. Giải quyết
thường trú
1. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết thường trú thực hiện theo Điều 41 và
Điều 42 của Luật.
2. Xác định thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin
thường trú:
a) Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên
theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm
chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời
gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày
nộp hồ sơ xin thường trú.
b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật gồm một trong các giấy tờ
sau: giấy chứng nhận cư trú tạm thời; sổ đăng ký tạm trú; đơn giải trình về
thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn
nơi người không quốc tịch tạm trú.
3. Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú:
a) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của
Luật nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
b) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của
Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi xin thường trú.
Chương III. THỦ TỤC CẤP, CẤP
LẠI GIẤY PHÉP XUẤT NHẬP CẢNH CHO
NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM
Điều 6. Giấy phép
xuất nhập cảnh
1. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định tại điểm i khoản 1
Điều 44 của Luật là giấy phép xuất nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp
cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh (theo mẫu
NC13 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Giấy phép xuất nhập cảnh có thời hạn 03 năm; trường hợp bị mất, hư
hỏng được xem xét cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.
Điều 7. Thủ tục
cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh
1. Người đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh nộp 01 bộ hồ sơ
tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh (theo mẫu NC14
ban hành kèm theo Thông tư này);
1. https://docluat.vn/archive/3539/
2. https://docluat.vn/archive/1265/
3. https://docluat.vn/archive/2252/
b) Bản chụp thẻ thường trú kèm theo bản chính để đối chiếu đối với người
đã được cấp thẻ thường trú;
c) Đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của
công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú đối với người
chưa được giải quyết cho thường trú;
d) Giấy phép xuất nhập cảnh đã cấp, đối với trường hợp đề nghị cấp lại
do giấy phép xuất nhập cảnh bị hư hỏng;
đ) Đơn báo mất, đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập
cảnh do bị mất (không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi bị mất).
2. Giải quyết cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh:
a) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý
xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Quản lý
xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển
hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập
cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh
trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Điều khoản
chuyển tiếp
1. Giấy phép xuất nhập cảnh còn thời hạn trước ngày Thông tư này có hiệu
lực được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn đã được cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp thị thực, thẻ tạm trú; cấp, cấp lại giấy phép xuất
nhập cảnh; giải quyết thường trú nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà
chưa được giải quyết thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết
theo quy định tại Thông tư này.
Điều 9. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 45/2011/TT-BCA ngày 29/6/2011 của
Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước
ngoài thường trú tại Việt Nam
không có hộ chiếu.
Điều 10. Trách
nhiệm thi hành
1. Tổng cục An ninh có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn Công an các đơn vị,
địa phương và các đơn vị khác có liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công
an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, Công an các đơn
vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Tổng cục An
ninh) để có hướng dẫn kịp thời./.
BIỂU MẪU KÈM THEO VĂN BẢN
TẠI ĐÂY
TƯ VẤN & DỊCH VỤ |