Docluat.vn

Law

  • Trang chủ
  • Biểu Mẫu
  • Văn bản pháp luật
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
    • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai
    • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự
    • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại
    • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế
    • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công
    • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng
    • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
  • Tin Hay
  • Loan
Home / Biểu Mẫu / PHÁP LUẬT LÀ THƯỚC ĐO CỦA VĂN MINH XÃ HỘI

PHÁP LUẬT LÀ THƯỚC ĐO CỦA VĂN MINH XÃ HỘI

Văn minh xã hội là gì ?

Trước khi lý giải
tại sao Pháp luật lại là thước đo của văn minh xã hội thì chúng ta cần hiểu văn
minh xã hội là gì. Đã có nhiều cách lý giải về văn minh xã hội, thêm một cách
lý giải nữa của tôi như sau: Thường khi nói về một xã hội có văn minh là xã hội
đã đạt được cấp độ phát triển nào đó trong chuỗi phát triển không có điểm cuối
của nó. Trong chuỗi phát triển đó, con người và sự thỏa mãn nhu cầu của con
người là tâm điểm, mà nhu cầu của con người là không giới hạn lại chính là
“động cơ” làm cho văn minh xã hội phát triển không ngừng hết lớp văn
minh này tới lớp văn minh khác. Biểu hiện khác biệt rõ nhất giữa các lớp văn
minh là mức độ chuyên môn hóa sâu và rộng trong việc thỏa mãn các nhu cầu con
người của mỗi lớp. 

Nhu cầu bản năng và nhu cầu xã hội

Tháp nhu cầu con người của Maslow giống hình cái nón (Việt Nam) úp, còn với
tôi, tháp nhu cầu con người là cái nón ngửa. Nghĩa là nhu cầu khởi phát mang
tính bản thể hay bản năng của con người chỉ là số ít và đơn giản, càng lên
cao thì nhu cầu con người càng nhiều và phức tạp. Đa số các nhu cầu đó phát
sinh là bởi chịu tác động – áp lực – của xã hội (của phần cộng đồng người còn
lại) nên tạo ra nhu cầu xã hội của con người bên cạnh các nhu cầu bản năng.

Cần nói thêm rằng, nếu chỉ có
một cá thể thì không thể có nhu cầu xã hội và đương nhiên không thể có văn minh
xã hội, vì nhu cầu xã hội của mỗi cá nhân là được phát tiết bởi “áp
lực” đến từ những cá thể khác. Vậy, nhu cầu xã hội của mỗi con
người có những biểu hiện cụ thể gì, có thể như: Nhu cầu được xã hội tôn trọng, nhu cầu tự do,
nhu cầu công bằng, nhu cầu bầu cử, nhu cầu mang lại hòa bình cho thế giới, nhu
cầu bay tới các vì sao, … khác hoàn toàn với các nhu cầu bản năng như: nhu cầu ăn, ngủ, tình dục,… 
Và chính nhu cầu xã hội là yếu tố trọng yếu tạo nên văn minh xã hội, cấp độ thỏa mãn nhu cầu xã hội của con người sẽ tạo ra cấp độ văn minh xã hội; một quốc gia thỏa mãn nhu cầu xã hội của người dân tới đâu cũng là tiêu chí đánh giá cấp độ văn minh của quốc gia đó.

Related articles 01:

1. https://docluat.vn/archive/1360/

2. https://docluat.vn/archive/2804/

3. https://docluat.vn/archive/1539/

4. https://docluat.vn/archive/3207/

5. https://docluat.vn/archive/2151/

Hệ giá trị và sự ưu tiên hợp lý

Một số câu hỏi được đặt ra: Có phải chỉ cần làm thỏa mãn tối đa các nhu
cầu của con người – Thực thể Cá nhân – trong một xã hội sẽ giúp xã hội đó trở lên văn minh ?
Câu trả lời: đáp ứng nhu cầu con người là “yếu tố cần” phải có là tiên quyết, nhưng còn phải hội thêm “yếu
tố đủ” thì văn minh xã hội mới có hình thái hoàn chỉnh. Lý giải này khiến chúng ta liên tưởng đến Thuyết Âm – Dương của Phương Đông và Thuyết Hai mặt đối lập của Phương Tây. Một xã hội chỉ biết một việc là làm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của
con người sẽ trở thành một xã hội ích kỷ, hỗn loạn, sẽ dần suy yếu và đến tự
hủy diệt; bởi vì, mối bận tâm lớn nhất ở xã hội đó chỉ là quyền lợi vị kỷ của
cá nhân hay nhóm cá nhân mà thôi. 

Vậy thì, “yếu tố đủ” để hình thành nên một xã hội văn minh ở đây là gì ? Câu trả lời: hãy thiết lập Hệ giá trị
và sự ưu tiên hợp lý phục vụ vì quyền lợi số đông – Thực thể Cộng đồng. Đề cập tới “Hệ giá trị” trong hoàn cảnh này xem ra có vẻ xa xỉ và khó hiểu, tuy nhiên lại rất đời thường: Coi trọng sự công bằng, sức khỏe, hạnh phúc của xã
hội hơn là sự giàu có nhưng đầy độc hại, bất công … “Sự ưu tiên hợp lý” nghĩa là đủ khôn ngoan để biết ưu tiên giá trị nào đặt trước, giá trị nào xếp sau. Một câu hỏi nữa: Cái gì đủ
uy lực và sự thông thái để giúp “Hệ giá trị và sự ưu tiên hợp
lý” kia luôn phục vụ vô tư vì quyền lợi số đông ? 
Câu trả lời đó là Pháp
luật. 

Pháp luật là thước đo của văn minh xã hội

Nếu nói rằng, Pháp luật là yếu tố có đủ uy lực và sự thông thái để bảo đảm “Hệ giá trị và sự ưu tiên hợp lý” được luật hóa và thực thi có thể gây hụt hẫng cho ai đó và ở đâu đó. Nhưng trên thế
giới xưa – nay, Pháp luật (quốc gia và liên quốc
gia) luôn hiện hữu là vỏ bọc hay tấm khiên chắn có sứ mệnh bảo vệ, duy trì các lớp văn minh xã hội, đồng thời bảo
vệ “Hệ giá trị và sự ưu tiên hợp lý phục vụ vì số đông” của các lớp văn minh xã hội đó khỏi sự “xâm lăng” bởi “cái ác” hoặc những yếu tố phản phát triển. Quốc gia, liên quốc gia càng phát triển – văn minh thì
người ta lại càng phải có cơ chế tốt nhất để “gia cố, chau chuốt” cho lớp vỏ (pháp luật) đó
vững chãi và đẹp đẽ thì hẳn đó tuyệt đối không thể là sản phẩm của lối tư duy vị kỷ, ngẫu hứng và tầm thường. 

Đến đây, các Quý vị có thể hiểu vì sao tôi nói “Pháp luật là thước
đo của văn minh xã hội
“.

Related articles 02:

1. https://docluat.vn/archive/3071/

2. https://docluat.vn/archive/2936/

3. https://docluat.vn/archive/1255/

4. https://docluat.vn/archive/2006/

5. https://docluat.vn/archive/2140/

 

Pháp luật là cho cuộc sống của chúng ta

Để thêm chút liên quan thực tế, tôi xin nhắc lại một vài dòng mà tôi đã viết trong bài: Pháp
luật là cho cuộc sống của chúng ta
. Pháp luật Việt Nam ngày
nay đang thay đổi bản chất, không chỉ là “sản phẩm” thuần túy của nhà
nước, là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, điều khiển hành vi của người dân
theo ý chí chủ quan nhà nước; mà quan trọng hơn, người dân đang ảnh hưởng đáng kể
vào việc tạo ra pháp luật, pháp luật đang là chuẩn mực dẫn chiếu cho các quan
hệ – giao dịch, đặc biệt là các quan hệ – giao dịch tư nhân; pháp luật
đóng vai trò là môi trường – định hướng để quan hệ – giao dịch tư nhân phát
triển, bởi vì pháp luật được tạo ra là vì lợi ích của chúng ta.

Share0
Tweet
Share

Related articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

News articles

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Other articles

NĐ 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật 67/2014/QH13 về Đầu tư

TT 06/2017/TT-BTC sửa bổ sung TT 156/2013/TT-BTC về quản lý thuế

NĐ 87/2018/NĐ-CP kinh doanh khí

MỤC LỤC NĐ 06/2017/NĐ-CP VỀ KINH DOANH ĐẶT CƯỢC ĐUA NGỰA, ĐUA CHÓ VÀ BÓNG ĐÁ QUỐC TẾ

NĐ 63/2018/NĐ-CP về hình thức đầu tư đối tác công tư – PPP

Bộ luật 92/2015/QH13 về Tố tụng dân sự

Bài viết mới

TT 02/2015/TT-BTNMT chi tiết NĐ 43/2014/NĐ-CP về đất đai, NĐ 44/2014/NĐ-CP về giá đất

MẪU KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ MỚI NHẤT 2015

MỤC LỤC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 55/2014/QH13

NĐ 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

TT 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Thông tin hữu ích

TT 119/2014/TT-BTC về cải cách, đơn giản thủ tục hành chính thuế

NĐ 83/2013/NĐ-CP chi tiết các luật quản lý thuế

THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Luật 106/2016/QH13 sửa bổ sung các luật thuế

TT 103/2015/TT-BTC về danh mục hàng hóa XNK Việt Nam (Mã HS)

BIỂU MẪU KÈM THEO THÔNG TƯ 21/2007/TT-BLĐTBXH

CV 1520/HTQTCT-CT hướng dẫn xác nhận Sơ yếu Lý lịch

NĐ 11/2018/NĐ-CP về điều lệ Tổng công ty đường sắt Việt Nam

BIỂU MẪU KÈM THEO THÔNG TƯ 03/2014/TT-BKHĐT

NĐ 76/2015/NĐ-CP chi tiết Luật 66/2014/QH13 về kinh doanh Bất động sản

Bài viết nên xem

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO

LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH LÀ GÌ

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bài viết nổi bật

YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ NÀO

Chuyên mục
  • Biểu Mẫu (1,352)
  • Tin Hay (6)
  • Văn Bản Pháp Luật Đất Đai (14)
  • Văn Bản Pháp Luật Đầu Tư Công (9)
  • Văn Bản Pháp Luật Du Lịch (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (7)
  • Văn Bản Pháp Luật Thương Mại (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Tín Dụng Ngân Hàng (3)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Dân Sự (13)
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP (45)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Thuế (10)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân (1)
  • Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng (8)

Copyright © 2024 docluat.vn. All rights reserved.